Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHUYÊN ĐỀ MÔI TRUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.18 KB, 12 trang )

GV: ĐẶNG THỊ HẰNG CHUYÊN ĐỀ GD-BVMT THÔNG QUA MÔN NGỮ VĂN
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA MÔN NGỮ
VĂN Ở THCS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng
các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy
các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất;…Moi trường có
vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh
trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét
đẹp văn hóa, thẩm mĩ…Nhưng hiện nay tình trạng môi trường đang ô nhiểm trầm trọng,
cuộc sống tốt đẹp của con người trên trái đất đang bị đe dọa. Vì thế bảo vệ môi trường là
một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng
đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc.
- Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu
tích hợp giáo dục môi trường vào các môn: Lí, Hóa, Sinh, Ngữ văn…Vì thế thời gian gần
qua một số giáo viên của các mộn học được cử dự lớp tập huấn “ Tích hợp môi trường
vào trong giảng dạy” trong đó có môn Ngữ văn, tôi được tham gia dự lớp tập huấn trên,
nên hôm nay tôi xây dựng đề tài này cho tổ tham khảo cùng nhau đóng góp ý kiến để thực
hiện tốt chủ trương của Đảng và nhà nước “tích hợp giáo dục môi trường vào trong giảng
dạy”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Những vấn đề chung:
a.Định nghĩa môi trường:
- MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất bao quanh con người, có quan hệ
mật thiết với nhau; nó cung cấp mọi điều kiện cần thiết cho con người và các hệ sinh thái
tồn tại và phát triển; nó tiếp nhận và làm sạch các chất thải sản sinh ra từ mọi hoạt động
của con người và muôn loài sinh vật
- MT là tất cả những yếu tố tự nhiên, xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con
người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã
hội


b.Chức năng môi trường
- Là không gian sống của con người và thế giới sinh vật
- Là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần cho đời sống và sản xuất của con người
+ Rừng tự nhiên
+ Nguồn nước
+ Động, thực vật
+ Khí hậu
+ Các loại khoáng sản
- Là nơi chứa các chất thải của đời sống và sản xuất
- Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin
+ Thông tin về lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật …
+ Lưu trữ và cung cấp sự đa dạng về nguồn gen, động thực vật, các hệ sinh thái tự
nhiên, các cảnh quan thiên nhiên…
2.Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ, cải thiện môi trường:
TRƯỜNG THCS DTNT SƠN TÂY-QUẢNG NGÃI TỔ XÃ HỘI1
GV: ĐẶNG THỊ HẰNG CHUYÊN ĐỀ GD-BVMT THÔNG QUA MÔN NGỮ VĂN
a. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ
môi trường :
+ Bằng nhiều hình thức, phương tiện.
+ Trong cộng đồng và trong nhà trường.
b. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tạo cơ chế, chính sách:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về MT ( luật MT, pháp lệnh bảo vệ rừng…)
+ Tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra.
+ Thực hiện các chương trình quốc gia về MT ( “CD làm cho thế giới sạch
hơn”, “Công ước của LHQ về biến đổi khí hậu”…)
c. Đẩy mạnh XHH bảo vệ MT :
d. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong bảo vệ MT :
- Đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ sạch, đầu tư thiết bị xử lý chất
thải
+ CN sử dụng nguồn năng lượng sạch, giảm bớt khí gây “Nhà kinh”

+ Nông nghiệp : sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh…
+ Khuyến khich sử dụng nguồn năng lượng tái tạo: mặt trời, thủy điện, gió
+ Tăng cường các biện pháp tái chế, tái sử dụng chất thải
+ Công nghệ xử lý chất thải độc hại
- Thay đổi cách tiêu dùng có lợi cho MT :
+ KHông dùng xăng pha chì, than tổ ông…
+ Thực hiện tiết kiệm năng lượng để giảm khí thải.
- Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng:
+ Trồng và bảo vệ rừng. Thành lập các Vườn quốc gia và khu bảo tồn
e. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực về MT, mở rộng
hợp tác trong BVMT
3. Một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường
a. Sự cần thiết của việc GDMT trong trường học
- Một lực lượng gần 1/5 dân số đóng vai trò xung kích trong BVMT và tuyên
truyền về BVMT
- GD nhân cách con người mới
- Được qui định trong luật BVMT : GDMT là một nội dung GD chương trình chính
khóa của các cấp học PT ( điều 107 luật BVMT )
b. Mục tiêu GD BVMT.
- Về kiến thức: hiểu biết về MT, nguồn tài nguyễn, sự ô nhiễm và suy thoái MT,
vấn đề DS-MT, các biện pháp BVMT…
- Thái độ - tình cảm: yêu quí, tôn trọng thên nhiên, có thái độ thân thiện với MT,
có ý thức quan tâm đến MT, BVMT, BV rừng, BV nguồn nước …
- Kỹ năng – hành vi: phát hiện những vấn đề MT, có hành động cụ thể BVMT, biết
tuyên truyền, vận động mọi người BVMT
c. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp GDMT
- GD liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động, tiếp cận xuyên bộ
môn
- ND giáo dục phải khai thác tình hình thực tế MT địa phương
- Chú trọng thực hành, rèn luyện kỷ năng

- Phải đảm bảo kiến thức cơ bản, đặc trưng bộ môn và không làm quá tải
d. Phương pháp GDMT :
TRƯỜNG THCS DTNT SƠN TÂY-QUẢNG NGÃI TỔ XÃ HỘI2
GV: ĐẶNG THỊ HẰNG CHUYÊN ĐỀ GD-BVMT THÔNG QUA MÔN NGỮ VĂN
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp thí nghiệm.
- Phương pháp khai thác thực tến để giáo dục
- Phương pháp hoạt động thực tiển
- Phương pháp nêu gương…
III. MỤC TIÊU GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA MÔN
NGỮ VĂN THCS.
- Nâng cao nhận thức cho HS về vấn đề BVMT từ phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật.
Môi trường không chỉ là mối quan tâm của các môn khoa học mà môi trường còn trở
thành đối tượng phản ánh và thể hiện cảu ngôn ngữ và văn học nghệ thuật. Từ phương
diện ngôn ngữ, nghệ thuật các vấn đề môi trường sẽ được nhận thức cụ thể, sâu sắc mà
cũng rất nhẹ nhàng, tinh tế.
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, thân thiện với thiên nhiên
và môi trường xung quanh.
- Định hướng thái độ, cách ứng xử nhân văn trước các vấn đề môi trường, có ý thức và
trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường, quan tâm thường đến môi trường sống của cá
nhân, gai đình cộng đồng. Biết vận dụn những kinh nghiệm, bài học quý của các dân
tộc trong bảo vệ môi trường để thực hiện hiệu quả việc bảo vệ môi trường vùng dân
tộc thiểu số.
- Góp phần nâng cao năng lực cho học sinh tham gia vào việc bảo vệ môi trường.
1.Cách tích hợp giáo dục BVMT trong môn Ngữ văn.
a. Các nguyên tắc tích hợp :
- Chỉ tích hợp với những bài có ND liên quan đén MT, không gượng ép, không tràn
lan.
- Đảm bảo đặc trưng môn học. Không biến giờ học thành giờ trình bày về GDMT.
Việc khai thác nội dung GD-BVMT được thực hiện một cách tự nhiên, hợp lí để giờ học

văn vẫn thể hiện được đúng tính chất của nó.
- Không làm tăng ND học tập dẫn đến quá tải. Các vấn đề BVMT ccaanf được đưa
vào trong bài dạy một cách hợp lí, phù hợp về kiến thức, phát huy tác dụng GD cho HS.
- Chia nhỏ, rãi đều vấn đề môi trường vào trong bài dạy của các lớp.
- Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiển về MT. Tổ chức nhiều hoạt
động để lôi cuốn HS tham gia và nắm bắt các vấn đề môi trường xung quanh.
- Khai thác kinh nghiệm của nhân dân trong việc BVMT. Tích cực sưu tầm kinh
nghiệm của các dân tộc và lựa chọn các kinh nghiệm phù hợp để xây dựng nội dung GD-
BVMT cho HS.
b. Cách thức tích hợp :
* Tích hợp trong phân môn TLV:
- Trong phân môn TLV, cách tích hợp tốt nhất là ra đề về vấn đề BVMT. Trên cơ sở
đề bài, GV gợi ý cho HS về những nội dung cần giải quyết, hướng HS những vấn đề liên
hệ, so sánh…để HS bàn luận và bộc lộ thái độ về BVMT.
- Cách ra đề:
+ Vấn đề môi trường được đặt ra một cách trực tiếp, yêu cầu HS giải quyết trọn
vẹn về một vấn đề môi trường nào đó.
Ví dụ:
TRƯỜNG THCS DTNT SƠN TÂY-QUẢNG NGÃI TỔ XÃ HỘI3
GV: ĐẶNG THỊ HẰNG CHUYÊN ĐỀ GD-BVMT THÔNG QUA MÔN NGỮ VĂN
(1)Hiện tượng ô nhiễm môi trường đang diễn ra tại nơi sống của em. Em hãy
phát biểu ý kiến về hiện tượng đó.
(2)Rừng đang bị chặt phá. Em hãy nói về hiện tượng đó và kêu gọi mọi người hãy
ngăn chặn việc phá rừng.
+ Vấn đề môi trường đưa ra một cách gián tiếp, yêu cầu HS giải quyết vấn đề theo
từng góc độ nhận thức và cảm nhận.
Ví dụ:
Nơi em đang sống có nhiều thay đổi...Em có những cảm nhận gì về những thay
đổi đó...
- Cho HS tiếp cận với các văn bản viết về môi trường hoàn chỉnh: Tuyển chọn các

bài viết hay về môi trường làm dẫn liệu học tập để Hs vừa nắm được các kiến thức lí
thuyết vừa nâng cao nhận thức về vấn đề BVMT.
* Tích hợp trong phân môn Tiếng Việt:
- Tích hợp vấn đề BVMT trong phân môn tiếng Việt có thể được thực hiện trong
các bài học về trường từ vựng, từ mượn...Trong nội dung bài dạy có thể chọn các từ, câu
nói về môi trường. Có một số bài có thể đưa kiến thức về môi trường sâu hơn.
Ví dụ:
Tìm các từ có cùng trường nghĩa: rừng, động vật, rác...
* Tích hợp trong phân môn Văn học:
- Tích hợp vấn đề BVMT trong phân môn Văn học được thực hiện đa dạng, phong
phú. Việc tích hợp có thể được thực hiện từ phân tích từ, câu đến liên hệ, so sánh, liên
tưởng về vấn đề môi trường. Có bài chỉ có thể đưa kiến thức về môi trường theo hình
thức liên hệ để HS khắc sâu và mở rộng nhận thức, có bài phân tích một hình ảnh nào đó
về môi trường, lại có những bài tập trung cho việc nhận thức một cách hoàn thiện về một
lĩnh vực nào đó của môi trường. Cụ thể có các mức độ sau:
+ Mức độ liên hệ: vấn đề môi trường không được đặt ra một cách trực tiếp mà nội
dung phản ánh chỉ là những hiện tượng thiên nhiên, XH được nhận thức và cảm xúc về
những giá trị và lợi ích của chúng đem lại cho cuộc sống con người. Trên cơ sở đó mà tạo
điều kiện để liên tưởng, so sánh, đối chiếu về một vấn đề môi trường đang quan tâm. Các
bài tích hợp theo mức độ này như: Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm, Đọng Phong
Nha...
+ Mức độ nhận thức bộ phận: Vấn đề môi trường đặt ra cụ thể hơn dưới dạng một
hình ảnh, một vấn đề môi trường nào đó được phản ánh, đề cập, bàn luận. Các bài tích
hợp theo mức độ này như: Sông nước Cà Mau, Cây tre Việt Nam, Côn Sơn ca, Sống chết
mặc bay, Hai cây phong, Bến quê, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang...
+ Mức độ nhận thức hoàn chỉnh: Vấn đề môi trường đặt ra và giải quyết hoàn
chỉnh trong một văn bản. Các bài tích hợp theo mức độ này như: Bức thư của thủ lĩnh da
đỏ, Thông tin về ngày tái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá...
2. Bảng tích hợp nội dung GD-BVNT qua môn Ngữ văn ở các lớp 6,7,8,9 trong
nhà trường THCS.

LỚP 6
T
T
TÊN BÀI
PHÂN MÔN
MỨC ĐỘ TÍCH HỢP
VĂN TIẾNG
VIỆT
TẬP
LÀM
TRƯỜNG THCS DTNT SƠN TÂY-QUẢNG NGÃI TỔ XÃ HỘI4
GV: ĐẶNG THỊ HẰNG CHUYÊN ĐỀ GD-BVMT THÔNG QUA MÔN NGỮ VĂN
VĂN
TẬP MỘT
1
Giao tiếp văn bản và
phương thức biểu đạt x
Tiếp cận văn bản hoàn
chỉnh có nội dung về tích
hợp môi trường
2
Sơn Tinh, Thủy Tinh
x
Liên hệ về quy luật của tự
nhiên và cách ứng xử
không làm tổn hại đến
thiên nhiên
3
Sự tích Hồ Gươm
x

Liên hệ về cách ứng xử
không làm tổn hại đến môi
trường, bảo vệ môi trường
4
Luyện tập kể chuyện
tưởng tượng
x
Giải quyết hoàn chỉnh một
vấn đề môi trường
5
Chương trình địa
phương x
Tổ chức sưu tầm luật tục
của các dân tộc về bảo vệ
đất đai, rừng
TẬP HAI
1
Phương pháp tả cảnh
x
Giải quyết theo từng góc
độ nhận thức và cảm nhận
về một vấn đề môi trường.
2
Sông nước Cà Mau
x
Phân tích một số chi tiết và
liên hệ môi trường tự nhiên
trong hoang dã.
3
Viết bài số 5

x
Giải quyết theo từng góc
độ nhận thức và cảm nhận
về một vấn đề môi trường.
4
Cây tre Việt Nam
x
Liên hệ về môi trường làng
quê Việt Nam.
5
Lao xao
x
Liên hệ về việc bảo vệ các
loài chim trong thiên
nhiên, giữ cân bằng sinh
thái.
6
Bức thư của thủ lĩnh
da đỏ
x
Phân tích hoàn chỉnh quan
niệm của thủ lĩnh da đỏ về
bảo vệ môi trường. (Đất,
Nước)
7
Động Phong Nha
x
Liên hệ về giữ gìn, bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên đẹp.
8

Chương trình địa
phương x
Tổ chức sưu tầm luật tục
của các dân tộc về bảo vệ
nguồn nước.
TRƯỜNG THCS DTNT SƠN TÂY-QUẢNG NGÃI TỔ XÃ HỘI5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×