Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Thanh Hiền

KẾT CẤU
VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Thanh Hiền

KẾT CẤU
VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. PHÙNG QUÝ NHÂM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học với đề
tài Kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết Mạc Ngôn, tôi đã
nhận được sự quan tâm của Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, của quý thầy cơ giảng dạy
chun ngành Lí luận văn học (Cao học khóa 23- Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh).
Đặc biệt, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, hướng dẫn tận tâm của PGS. TS.
Phùng Quý Nhâm, người trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn.
Xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, tơi xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TS.
Phùng Quý Nhâm, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, q thầy cơ, các phịng ban của
trường Đai học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Phịng Sau đại học, Thư viện trường) cũng
như gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập và nghiên
cứu trong suốt thời gian quan.
Xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 09 năm 2014.
Người thực hiện

Bùi Thanh Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ
giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Phùng Quý Nhâm. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài Kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết Mạc
Ngôn là trung thực và chưa từng cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào trước
đây.

Nếu phát hiện có bất kì sự gian dối nào, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng bảo vệ luận văn Thạc sĩ, cũng như kết quả luận văn của mình.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 09 năm 2014.
Người cam đoan

Bùi Thanh Hiền


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... ..1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 10
4. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 11
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 11
6. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 12
7. Đóng góp luận văn .................................................................................................. 13
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ KẾT CẤU, NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT TRONG VĂN HỌC VÀ VĂN NGHIỆP CỦA MẠC NGÔN ............... 14
1.1. Kết cấu trong tác phẩm văn học ...................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm kết cấu.......................................................................................... 14
1.1.2. Yêu cầu trong việc xây dựng kết cấu ............................................................ 16
1.1.2.1. Hoàn chỉnh, thống nhất, thẩm mĩ ........................................................... 16
1.1.2.2. Biểu đạt tư tưởng của tác phẩm ............................................................. 18
1.1.2.3. Xây dựng hình tượng nhân vật ............................................................... 19

1.1.3. Các dạng thức của kết cấu ............................................................................ 21
1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học ............................... 22
1.2.1. Khái niệm nhân vật ....................................................................................... 22
1.2.2. Chức năng của nhân vật ................................................................................ 25
1.2.2.1. Miêu tả và khái quát tính cách xã hội .................................................... 25
1.2.2.2. “Chìa khóa” để nhà văn khám phá và lý giải hiện thực ........................ 26
1.2.2.3. Biểu hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn về con người ....................... 28
1.2.3. Phân loại nhân vật văn học ........................................................................... 29


1.2.4. Các phương tiện và biện pháp xây dựng, khắc họa tính cách nhân vật ....... 30
1.2.4.1. Phương tiện để xây dựng nhân vật ......................................................... 31
1.2.4.2. Biện pháp khắc họa tính cách nhân vật.................................................. 32
1.3. Cuộc đời, văn nghiệp và quan niệm nghệ thuật của Mạc Ngôn ................... 35
1.3.1. Cuộc đời và văn nghiệp ................................................................................ 35
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật ................................................................................... 36
Chƣơng 2. KẾT CẤU TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN ............ 42
2.1. Kết cấu lồng ghép ............................................................................................... 42
2.1.1. Lồng ghép từ đặc trưng “hiếu kỳ” của tiểu thuyết Trung Quốc................... 46
2.1.2. Lồng ghép từ phương thức dẫn chuyện của tiểu thuyết chương hồi ............ 52
2.1.3. Lồng ghép từ đặc trưng liên văn bản của tiểu thuyết hậu hiện đại .............. 58
2.2. Kết cấu lắp ghép ................................................................................................. 64
2.2.1. Lắp ghép bằng cách đảo lộn.......................................................................... 65
2.2.1.1. Đảo lộn biến cố, sự kiện ......................................................................... 66
2.2.1.2. Đảo lộn không gian, thời gian ................................................................ 69
2.2.2. Lắp ghép bằng cách đồng hiện ..................................................................... 79
2.2.2.1. Đồng hiện tuyến truyện .......................................................................... 79
2.2.2.2. Đồng hiện sự kiện................................................................................... 86
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TIỂU
THUYẾT MẠC NGÔN ...................................................................................... 89

3.1. Thế giới nhân vật ............................................................................................... 89
3.1.1. Nhân vật người hùng - thổ phỉ, ăn mày, kép hát .......................................... 91
3.1.2. Nhân vật tham quan “không vì dân, vì cá nhân” .......................................... 93
3.1.3. Nhân vật “người đẹp mệnh bạc”, “người đẹp chân to” ............................... 96
3.1.4. Nhân vật “dở dở, ương ương”....................................................................... 99
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ....................................................................... 104
3.2.1. Nghệ thuật tương phản - đối lập ................................................................. 104
3.2.2. Nghệ thuật kỳ ảo - lạ hóa ............................................................................ 110
3.2.3. Nghệ thuật hồi tưởng - giấc mơ .................................................................. 117
3.2.4. Nghệ thuật dính kết - gộp lại ...................................................................... 122


KẾT LUẬN ................................................................................................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 132
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền văn học Trung Quốc sau khi thoát khỏi “địa ngục trần gian” của Cách mạng
văn hóa (1966 -1976) có nhiều tìm tịi, thử nghiệm, đột phá, cách tân và “dần dần trở
lại đúng quỹ đạo của nó, phát triển hợp quy luật của văn nghệ” [68, tr.13]. Nhà văn
Vương Mông cho rằng: “Văn học Trung Quốc sau khi trải qua giai đoạn bộc lộ, gào
thét, sẽ đi vào giai đoạn khái quát, hồi cố suy ngẫm lại” [68, tr.15]. “Mười năm động
loạn” với biết bao biến động, để lại nhiều “vết thương” cho nền văn học Trung Quốc
đã khép lại. Thời kì Cải cách mở cửa đang mở ra, với môi trường sáng tác thoải mái,
các nhà văn, nhà thơ có điều kiện bộc lộ hết sở trường của mình. Đặc biệt, họ dám
“nhìn thẳng, nói thật”, thẳng thừng phanh phui những “ung nhọt” của bộ máy xã hội

đương thời. Bên cạnh đó, làn gió tươi mát của văn học hiện đại phương Tây thổi vào
cùng với những dưỡng chất tích tụ từ xưa của văn học truyền thống bồi đắp đã làm hồi
sinh mảnh đất cằn khô, sỏi đá do Cách mạng văn hóa để lại. Trên mảnh đất ấy giờ đây
đang nở hoa kết quả mang lại một mùa bội thu cho khu vườn văn học Trung Quốc với
hàng loạt các nhà văn có tên tuổi như: Vương Mơng- người đi tiên phong trong việc
cách tân thể loại tiểu thuyết của văn học Trung Quốc Thời kỳ mới; Giả Bình Ao- nhà
văn viết “Liêu trai hiện đại”, Kim Dung- nhà tiểu thuyết võ hiệp; Phùng Ký Tài- tiểu
thuyết gia phản tư văn hóa truyền thống; Lưu Chấn Vân- một cây bút xuất sắc của phái
tả chân; Trương Khiết- nhà văn nữ tiêu biểu cho văn học nữ tính; Tưởng Tử Long- nhà
văn đi đầu trong việc phản ánh cải cách mở cửa ở Trung Quốc, Cao Hiểu Thanh- nhà
tiểu thuyết đồng q phê phán “quốc dân tính”; Mạc Ngơn- “Những nhân vật khai phá
của thế kỉ XXI”, chủ nhân giải Nobel Văn học năm 2012,…
Bước vào Thời kì mới (năm 1978) bên cạnh những thuận lợi vẫn có những thách
thức, khó khăn. Một bộ phận không nhỏ các nhà văn Trung Quốc đương thời dường
như choáng ngợp trước “nàng thơ đến từ phương xa”. Họ đọc ngấu nghiến, đọc say
sưa các tác phẩm của các nhà văn hiện đại phương Tây và bắt chước sáng tác theo một
cách ngô nghê. Sau đó, họ mới chiêm nghiệm được rằng: “Chỉ có thể đứng trên mảnh
đất của mình, trên cơ sở tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân loại, mới viết ra


2

được các tác phẩm có giá trị, được người đọc đón nhận” [68, tr.43]. Mặc dù Mạc
Ngơn cũng thừa nhận mình chịu ảnh hưởng bởi các nhà văn phương Tây nhưng nhà
văn họ Quản này biết gạn đục khơi trong để tạo ra “vùng đất, tiếng nói, cách viết
riêng” của mình: “Tơi muốn viết ra những thứ thuộc về tơi, nó khác với mọi người và
khác với các nhà văn phương Tây và khác với các nhà văn Trung Quốc khác” [74,
tr.108]. Chính ý thức được điều đó cho nên các sáng tác của Mạc Ngôn đều mang đậm
dấu ấn rất riêng, “trộn không lẫn” so với các nhà văn Trung Quốc đương thời.
Mạc Ngôn là một nhà văn lớn khơng chỉ của Trung Quốc mà cịn của cả nhân

loại. Ông sáng tác và thành công ở nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, tạp văn,
kịch bản phim truyền hình,… nhưng có lẽ tiểu thuyết mới chính là lĩnh vực thành công
nhất trong sự nghiệp viết văn của ông. Chính thể loại này đã đưa Mạc Ngơn bước lên
đỉnh vinh quang nghệ thuật. Viện Hàn lâm Thụy Điển đã hết lời ca ngợi những tác
phẩm của nhà văn: “với thứ chủ nghĩa hiện thực đầy ảo giác pha trộn giữa truyện kể
dân gian, lịch sử và văn chương hiện đại làm rung động lòng người” [99]. Sức hấp
dẫn của tiểu thuyết Mạc Ngôn đối với người đọc trên thế giới nói chung và tạo ra “cơn
sốt” ở Việt Nam nói riêng chính là sự hịa quyện giữa yếu tố truyền thống với yếu tố
hiện đại: “Bằng lối viết mới lạ pha chút kỳ ảo, tượng trưng mang đậm sắc thái phương
Đơng, song ẩn tàng trong đó là những triết lý nhân sinh đầy tính nhân bản, các tác
phẩm của ông đã thực sự cuốn hút độc giả, tạo nên “Cơn sốt Mạc Ngôn” tại Việt
Nam” [68, tr.42]. Mặt khác, Mạc Ngôn đã tạo dựng được thế giới nghệ thuật cho riêng
mình. Trần Minh Sơn khẳng định rằng: “Hơn 10 năm qua, các tác phẩm của Mạc
Ngôn, bộ này nối tiếp bộ kia, phương thức tự thuật không hề lặp lại mình, hơn thế
trong văn học Trung Quốc thập kỷ 80, 90 thế kỷ XX, anh ấy luôn là ngọn cờ sinh mạng
giàu sức sống nhất, anh đã giương cao ngọn cờ và bó đuốc tự do sinh mạng, gây chấn
động hàng ngàn vạn độc giả Trung Quốc” [68, tr.433].
Tiểu thuyết Mạc Ngơn có nhiều yếu tố tạo nên giá trị không thể pha lẫn so với
các nhà văn Trung Quốc đương thời. Mặc dù không thể khẳng định tuyệt đối nhưng
nhiều nhà nghiên cứu cũng như bản thân chúng tôi nhận ra rằng kết cấu và nghệ thuật
xây dựng nhân vật là một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên sức sống và tầm vóc
cho hầu hết các tiểu thuyết của ông. Nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu có nhận xét: “Tiểu


3

thuyết của ông là một kết cấu phức hợp, tuần hồn, phi tuyến tính, phi logic, rất “hỗn
độn”, vơ thủy vô chung” [87, tr.205] và nhân vật được nhà văn xây dựng: “Người nào
người nấy đều có ý chí sinh tồn, có cá tính mạnh mẽ, phóng túng khí phách. Họ sống
rất buông thả, cuồng nhiệt và chết cũng rất anh hùng” [87, tr.205-206]. Chính kết cấu

“hỗn độn” và nhân vật có cá tính và anh hùng tạo nên sức hấp dẫn, lơi cuốn người đọc.
u thích tiểu thuyết Mạc ngôn, ngưỡng vọng một tài năng lớn, người mở đường,
bứt phá trong văn học đương đại Trung Quốc, niềm đam mê khám phá tiếp bước các
nhà nghiên cứu để có cái nhìn sâu rộng hơn vào những yếu tố cốt lõi làm nên sức cuốn
hút của tiểu thuyết Mạc Ngôn, tất cả những điều này cộng hưởng lại là nguyên nhân để
chúng tôi lựa chọn đề tài “Kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số
tiểu thuyết Mạc Ngôn”.

2. Lịch sử vấn đề
Mặc dù đã nhận giải Nobel năm 2012 nhưng đến nay Mạc Ngơn vẫn cịn là một
“hiện tượng nóng” trên văn đàn văn học Trung Quốc và thế giới. Sáng tác của ông khá
đồ sộ và phong phú trên nhiều thể loại. Trong đó, tiểu thuyết là mảng chính được các
nhà phê bình “ưu ái” bàn bạc nhiều nhất. Qua quá trình khảo cứu tài liệu, chúng tôi đã
tập hợp được một số bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết Mạc Ngơn nói chung, kết cấu
và nghệ thuật xây dựng nhân vật nói riêng.
* Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Về kết cấu trong tiểu thuyết Mạc Ngơn, chúng tơi đã tìm hiểu qua các cơng trình
nghiên cứu của Trần Minh Sơn trong quyển Phê bình văn học Trung Quốc đương đại
với bài viết Mấy vấn đề văn học Trung Quốc Thời kỳ mới và Hồ Sĩ Vịnh với cơng trình
nghiên cứu Một số vấn đề văn học Trung Quốc Thời kỳ mới. Hai cơng trình trên chủ
yếu bàn về sự “hồi sinh” của nền văn học Trung Quốc sau Cách mạng văn hóa, chỉ có
một vài nhận định khái quát về đóng góp của Mạc Ngơn đối với văn học Trung Quốc
Thời kì cải cách.
Ngồi ra, chúng tơi cịn khảo sát qua hai cơng trình của Lê Huy Tiêu và Nguyễn
Thị Tịnh Thy. Hai nhà nghiên cứu này có khá nhiều bài viết về Mạc Ngôn.
Trong quyển Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ Cải cách mở cửa, nhà nghiên cứu
Lê Huy Tiêu có ba bài viết bàn về Mạc Ngôn: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết


4


của Mạc Ngôn; Mạc Ngôn và tiểu thuyết Đàn hương hình; Xu hướng mỹ học trong
tiểu thuyết Mạc Ngơn. Ở bài thứ nhất, nhà nghiên cứu đi tìm hiểu những phương diện
đề tài, cốt truyện, nghệ thuật tự sự, điểm nhìn trần thuật, ngơn ngữ, thủ pháp lạ hóa
trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Theo nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu, thế giới cảm giác
trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết “cảm giác mới” và thế
giới nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn chịu ảnh hưởng của học thuyết phân tâm
học của Freud, thuyết dân tộc học, nhân loại học của Fraze. Tuy có đề cập đến kết cấu
trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nhưng chỉ là nhận định, đánh giá chung, khái quát: “Tiểu
thuyết của ông là một loại kết cấu phức hợp, tuần hoàn, phi tuyến tính, phi logic, rất
“hỗn độn”, vơ thủy vơ chung” [87, tr.205]. Trong bài viết thứ hai, nhà nghiên cứu Lê
Huy Tiêu chủ yếu viết về đề tài, điểm nhìn trần thuật, ngơn ngữ trần thuật, thủ pháp lạ
hóa, vấn đề miêu tả “cái xấu” trong tiểu thuyết Đàn hương hình và chỉ có một nhận
định thiên về khía cạnh nhỏ của kết cấu: “Nhờ tưởng tượng phong phú, Mạc Ngôn
dùng phương pháp đồng hiện để tái hiện quá khứ và hiện tại, lịch sử và tương lai của
nhân vật, làm cho người sống giao lưu với người chết, nhờ đó tác phẩm trở thành một
kết cấu lập thể, đa tầng” [87, tr.211]. Trong bài viết thứ ba, nhà nghiên cứu khơng bàn
gì về kết cấu trong tiểu thuyết Mạc Ngơn mà đi vào tìm hiểu “xu hướng mỹ học” trong
tiểu thuyết của nhà văn Mạc Ngôn.
Cho đến nay, theo Lê Huy Tiêu đánh giá cơng trình nghiên cứu về Mạc Ngơn “có
giá trị khoa học rất cao” đó là chuyên luận Tự sự kiểu Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh
Thy. Trên các tạp chí, chúng tơi cũng tìm thấy những bài viết của tác giả như: Kết cấu
dán ghép điện ảnh trong Cao lương đỏ- Tạp chí Nghiên cứu văn học số 3-2007; Hình
thức trần thuật kiểu tác giả trong tiểu thuyết của Mạc Ngơn- Tạp chí Sơng Hương số
268/06-11; Lời kể đảo thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngơn, Tạp chí Khoa học, Đại học
Huế, (66); Nobel văn chương2012: Mạc Ngôn- người vinh danh làng quê Cao Mật
bằng bút pháp hậu hiện đại kiểu Trung Quốc- Tạp chí Sông Hương số 285/11-12; Kết
cấu lồng ghép trong bút pháp tự sự của Mạc Ngơn- Tạp chí Nghiên cứu văn học số 42013. Trong chuyên luận Tự sự kiểu Mạc Ngơn, tác giả nghiên cứu về người kể
chuyện, điểm nhìn, nghệ thuật tổ chức thời gian, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu trong
11 cuốn tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Bàn về kết cấu, tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy phân



5

tích, lý giải khá sâu sắc. Đó là kết cấu tự sự từ sự gắn kết với người kể chuyện, điểm
nhìn và phương thức dẫn chuyện. Cụ thể, trong tiểu thuyết của Mạc Ngơn có hai dạng
kết cấu. Thứ nhất, kết cấu lồng ghép từ các tầng bậc của người kể chuyện. Thứ hai, kết
cấu dán ghép điện ảnh từ dòng hồi ức của người kể chuyện. Tuy nhiên, tác giả chưa
minh định trong cách sử dụng thuật ngữ, chưa thống nhất trong cách dùng khái niệm.
Có chỗ tác giả đồng nhất kết cấu với thủ pháp, dán ghép với lắp ghép. Chẳng hạn như:
“Với thủ pháp này, nhà văn có thể xáo trộn các biến cố và lắp ghép chúng khơng theo
trình tự thời gian…”[83, tr.182]; “Thủ pháp kết cấu này được Mạc Ngơn thể hiện ở
hai hình thức dán ghép xáo trộn và dán ghép song hành” [83, tr.183].
Trên các tạp chí, ở các trang mạng, chúng tơi cũng tìm thấy nhiều bài viết nghiên
cứu về Mạc Ngơn. Trong bài Nghệ thuật trần thuật gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu
thuyết Mạc Ngơn, Hồng Thị Bích Hồng bàn về thủ pháp lạ hóa trong việc miêu tả, kể
chuyện, xây dựng cái kỳ ảo, phóng đại cái chết chóc. Cũng như Hồng Thị Bích Hồng,
Nguyễn Khắc Phê với bài viết Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết
Báu vật của đời và Đàn hương hình, chủ yếu đi vào làm rõ “phép lạ hóa” trong việc
“bày đặt chuyện lạ” trong tiểu thuyết Mạc Ngơn. Cịn Ngọc Bi với bài Người dịch
sách Mạc Ngôn cho rằng: “Trong Ếch, Mạc Ngơn sử dụng hình thức kết cấu liên văn
bản, tức lồng ghép các thể loại trong cùng một văn bản” [96] và bài viết Mạc Ngôn nợ
Việt Nam một lời xin lỗi- Trần Lê Hoa Tranh bàn về Mạc Ngơn trong cái nhìn đối sánh
với nhà văn Nhật Bản H.Murakami để đi đến kết luận: “Nếu muốn xứng tầm là một
nhà văn Nobel, rõ ràng, Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi” [101]. Nhìn chung
các bài viết trên hoàn toàn chỉ nhắc qua kết cấu trong tiểu thuyết Mạc Ngơn mà khơng
bàn kĩ. Ngồi ra, chúng tơi cịn tìm thấy bài nghiên cứu khá cơng phu về kết cấu nhưng
tác giả khảo sát trong phạm vi tạp văn của Mạc Ngơn. Đó là bài viết Kết cấu tạp văn
Mạc Ngôn của Phan Thị Nga. Trong bài viết, tác giả chỉ ra các dạng kết cấu trong tạp
văn Mạc Ngôn như kết cấu xâu chuỗi, kết cấu liên tưởng, kết cấu theo dịng ý thức của

“tơi”. Qua đó, tác giả khẳng định rằng: “Tạp văn Mạc Ngơn là những sáng tác văn học
có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và sức truyền cảm mạnh mẽ, kết cấu đa dạng và độc đáo.
Bài viết này đã chỉ ra các kiểu kết cấu trong tạp văn Mạc Ngôn, khẳng định đóng góp
của ơng cho một thể loại văn học trên văn đàn Trung Quốc đương đại” [52, tr.66].


6

Chúng tôi cũng khảo sát qua các luận văn cao học, cụ thể như luận văn thạc sĩ
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (Đại học KHXH và NV, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2008) của Bùi Hải Hà; Nguyễn Thị Hà với luận văn thạc sĩ Dấu ấn
hậu hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn (Đại học KHXH và NV, Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2009); luận văn của Nguyễn Thị Huệ với đề tài Sự đổi mới trong quan niệm
nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn (Đại học KHXH và NV, Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2009) và luận văn Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
(Đại học KHXH và NV T.p Hồ Chí Minh, 2010) của Bùi Thị Thanh Hương. Nhìn
chung, các luận văn trên khơng đề cập đến kết cấu trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn.
Các luận văn sau đây có đề cấp đến kết cấu trong tiểu thuyết Mạc Ngơn nhưng
tìm hiểu, trình bày chưa cụ thể, hệ thống. Ở luận văn Nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa
thác đày của Mạc Ngôn (Đại học KHXH và NV Hà Nội, 2007), Phạm Thị Nhung tập
trung khai thác tiểu thuyết Sống đọa thác đày dưới ba cấp độ: tổ chức kết cấu tác
phẩm, nhân vật, không thời gian để chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết của
Mạc Ngơn. Từ đó, tác giả kết luận rằng: “Mạc Ngôn là nhà văn tiêu biểu xuất sắc cho
văn học Trung Quốc hiện đại”. Trong luận văn thạc sĩ Văn hóa dân gian trong tiểu
thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngơn (Đại học Sư phạm T.p Hồ Chí Minh, 2012),
Trần Văn Tuân có đề cập đến kết cấu của Đàn hương hình nhưng gắn liền với làn điệu
hý kịch Miêu Xoang, ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong việc xây dựng kết cấu tác
phẩm. Cụ thể, tác giả đã chỉ ra được hai kết cấu trong Đàn hương hình: kết cấu đối lập
về âm thanh (âm thanh hý kịch Miêu Xoang- âm thanh của tàu lửa), kết cấu đứt - nối
và đảo lộn sự kiện.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, chúng tôi chỉ tìm
thấy vài bài viết liên quan. Những bài viết này chỉ dừng lại ở những nhận định mang
tính chất khái quát, sơ lược. Nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu trong quyển Tiểu thuyết
Trung Quốc thời kì Cải cách mở cửa cho rằng: “Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, thường
xuất hiện ba thế hệ nhân vật: ông bà, bố mẹ, “tôi” và bạn bè cùng trang lứa với “tôi”.
Dựa vào ba thế hệ đó, tác giả tạo ra một thế giới ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng, một
bức tranh nhân sinh biến ảo đa sắc màu. Đó là đặc điểm nổi bật trong sáng tạo nhân
vật của ông” [87, tr.205].


7

Ngoài ra trong bài viết Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình của
Mạc Ngơn, Nguyễn Thị Cẩm Anh chỉ tập trung làm rõ hai tuyến nhân vật đối lập: nhân
vật với tư cách là công cụ của triều đình phong kiến Trung Quốc và nhân vật đại diện
cho tư tưởng của nhân dân. Thông qua sự khắc họa hai tuyến nhân vật này, Mạc Ngôn
muốn tái hiện những mâu thuẫn trong xã hội Trung Quốc. Cuối cùng tác giả kết luận
rằng: “Thế giới nhân vật có vai trò to lớn trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác
phẩm, đem lại cho tác phẩm sức hấp dẫn riêng” [1, tr.122]. Bên cạnh đó, trong luận
văn thạc sĩ Hình tượng Cao Mật trong tiểu thuyết Mạc Ngơn (Đại học Sư phạm T.p Hồ
Chí Minh, 2013), Cao Thị Giang Hương tập trung nghiên cứu hình tượng ở vùng Đông
Bắc Cao Mật được Mạc Ngôn đưa vào trong tiểu thuyết. Tác giả chỉ làm rõ hai hình
tượng chủ yếu: hình tượng thiên nhiên và hình tượng con người. Trong hình tượng con
người, tác giả đi vào tìm hiểu con người dưới ba góc độ: con người bản năng, con
người bi kịch, con người anh hùng để làm bật rõ vị trí, vai trị của Cao Mật trong tiểu
thuyết của Mạc Ngôn. Tác giả không bàn đến nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Trong luận văn thạc sĩ Cái kỳ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn (Đại học Sư phạm T.p Hồ
Chí Minh, 2011), Võ Nguyễn Bích Dun có đề cập đến nhân vật trong tiểu thuyết
Mạc Ngơn nhưng nhìn từ “cái kỳ”, tìm hiểu nhân vật dưới góc độ “kỳ nhân”: nhân vật
siêu nhiên, nhân vật kỳ tài- dị dạng, nhân vật trẻ thơ - người lớn. Luận văn Đặc điểm

truyền kỳ và sự cách tân trong tiểu thuyết Mạc Ngơn (Đại học KHXH và NV T.p Hồ
Chí Minh, 2011), cũng như Võ Nguyễn Mỹ Duyên, Lê Xuân Hùng có nhắc đến nhân
vật trong tiểu thuyết của nhà văn Mạc Ngơn nhưng được tìm hiểu dưới góc độ truyền
kỳ, cụ thể: người anh hùng Từ Chiếm Ngao, Tơn Bính; “Trạng nguyên đao phủ” Triệu
Giáp, “Thần thịt” La Tiểu Thông, “Thần rượu” Khoan Kim Cương.
* Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ở Trung Quốc, tất cả những bài phát biểu của Mạc Ngơn được báo chí phỏng
vấn cũng như nhiều bài nói chuyện của nhà văn ở các trường đại học trong nước và
ngoài nước được Nguyễn Thị Thại tập hợp và dịch sang tiếng Việt ở hai quyển Mạc
Ngôn và những lời tự bạch và Mạc Ngôn- chuyện văn chuyện đời. Hai quyển sách trên,
tác giả không nhắc đến kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mạc
Ngơn. Ngồi ra, những ý kiến phản biện Mạc Ngôn ở Trung Quốc do Dương Dương


8

tập hợp và biên soạn trong quyển Mạc Ngôn - nghiên cứu và tư liệu, Nxb Nhân dân
Thiên Tân ấn hành năm 2005 được nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu dịch trong cuốn Tiểu
thuyết Trung Quốc thời kỳ Cải cách mở cửa với bài viết “Xu hướng mỹ học trong tiểu
thuyết Mạc Ngơn”. Cụ thể hơn, nhà phê bình Vương Cán phê phán Mạc Ngơn “có tư
tưởng chống lại quy phạm truyền thống” ở việc nhà văn phô bày những cảnh “xấu xa,
bỉ ổi mà từ khi con người sinh ra đã nhìn thấy” [87, tr.217]. Cịn Lý Kiến Qn cho
rằng: “Khuynh hướng thưởng thức hành vi tàn ác của truyền thống đã ảnh hưởng tới
ngịi bút Mạc Ngơn” [87, tr.220]. Họ cũng chỉ ra những “hạt sạn”, “văn chương thô
hiển, sai ngữ pháp” trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Nhà phê bình Lý Kiến Qn cịn
chỉ ra những khuyết điểm của Mạc Ngôn: miêu tả quá khoa trương, không mực thước,
nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình chỉ là “giả tạo”- “đã là giả tạo, khơng chân
thực cịn gì đẹp nữa” [87, tr.221]. Cịn nhà phê bình Vương Kim Thành đặt ra vấn đề
và giải thích nhiều “cái dở” của Mạc Ngơn. Ơng cho rằng: “Chúng tơi khơng chịu
được phải hỏi, toàn bộ cuốn tiểu thuyết này (Báu vật của đời) của Mạc Ngôn về mặt

khuynh hướng mỹ học, thổ lộ tình ái, bàn về mẫu tử, kết cấu văn bản, tại sao xuất hiện
nhiều sai lầm và mù quáng phi lý đến thế” [87, tr.223]. Sau đó, Vương Kim Thành trả
lời những “cái sai lầm”, “mù quáng phi lý” của Mạc Ngơn do những ngun nhân sau:
hồn cảnh xuất thân từ một gia đình nơng dân nghèo, quan niệm sáng tác “thiên mã
hành khơng” (phóng túng tùy tiện) tác oai tác ối, giới phê bình q “tâng bốc” nên
làm tăng thêm tính tự cao tự đại của Mạc Ngôn. Như vậy, ở Trung Quốc, các nhà
nghiên cứu chỉ phê phán Mạc Ngôn. Họ cũng nhắc đến kết cấu và nhân vật nhưng ở
những nhận định mang tính chất sơ lược. Các nhà phê bình cho rằng: nhân vật trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn chỉ là “giả tạo”, “miêu tả thiếu chân thực”; kết cấu văn bản có
nhiều “sai lầm và mù quáng phi lý”.
Ngoài ra trên hai trang mạng nổi tiếng 辽沈晚报 (Liao Shen Evening), 新民晚报
(Xinmin Evening News) và tạp chí của Trung Quốc “环球人物” 杂志社 (“Universal
dân” tạp chí), chúng tơi tìm thấy khá nhiều bài viết bình luận về Mạc Ngôn. Trong bài
“军艺莫言:从部队业余作者到诺贝尔文学奖得主” (Jun Yi Mo Yan: tác giả nghiệp


9

dư từ quân đội đến giải Nobel Văn học đoạt giải)

của 张晓然

có viết:

“莫言的小说虽然是写中国农村,但深刻的人性刻画,生动的语言描绘, 超越国界”
[112] (tạm dịch “cuốn tiểu thuyết Mạc Ngôn, mặc dù được viết ở vùng nông thôn
Trung Quốc, nhưng đặc tính sâu xa của con người, ngơn ngữ sống động để mơ tả, bên
ngồi biên giới”). Cịn 方念豫 với bài “莫言诺贝尔得奖呼声看涨” (Mạc Ngôn đoạt
giải Nobel cuộc gọi thoại) nhận xét rằng: “文体从寓言到写实,悲剧情调与黑色幽默的
讽刺兼容并蓄,全难不倒「好谈鬼怪神魔, 天下地开讲乡野传奇的山东汉子” [110] (tạm


dịch “Phong cách từ truyền thuyết đến hiện thực, bi kịch và tâm trạng hài hước đen
châm biếm, bao gồm, tất cả “để nói về bóng ma huyền thoại” trên thế giới để thuyết
trình về người đàn ông huyền thoại Sơn Đông nông thôn”). Và 许陈静 trong bài
viết“从“沉默少年”到“军旅作家”:家在“高密东北乡”(“cậu bé im lặng” để “Writer qn
sự”:

nhà



“mật

độ

cao

thành

phố

phía

đơng

bắc”)

cho

rằng:


“纽约时报》也开始注意到这个中国作家,还给《红高粱》写了书评,称“莫言那些“土
匪种” 的角色和入了神话架构的高密东北乡,从此上了世界文学的版图”[111] (tạm dịch

“The New York Times và phương tiện truyền thông phương Tây khác đã bắt đầu nhận
thấy các nhà văn Trung Quốc, Cao lương đỏ đã viết một cuốn sách xem xét, gọi là
“Mạc Ngơn những vai trị” kẻ cướp loài và cấu trúc của mật độ cao vào huyền thoại
của các thị trấn vùng Đông Bắc, từ thế giới lãnh thổ văn học”).Nhìn chung các bài báo
trên khơng bàn về kết cấu cũng như nghệ thuật xây dựng trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Trên các trang mạng và tạp chí của nước Mỹ, Anh,… cũng có nhiều bài viết bình
luận về văn chương của Mạc Ngơn. Trong bài viết Mo Yan, the Nobel prize-winner:
his writing explained, giảng viên Margaret Hillenbrand ở trường Đại học Oxford nhận
xét: “Either way, it is perhaps Mo Yan’s success at domesticating the magical realist
mode that has allowed him, almost uniquely among contemporary Chinese writers, to
command a solid readership at home whilst garnering some sort of bookshelf space


10

internationally” [107]. Còn trong bài viết A Westerner’s Reflection on Mo Yan của
giám đốc điều hành tạp chí Thế giới văn học hôm nay (World Literature Today) Robert
Con Davis Undiano đánh giá Mạc Ngôn là “an influential voice in China’s postCultural Revolution period that started in 1976. He is frequently praised by
international critics as the writer of his generation most likely to reach the first rank as
“a truly great writer” [106] và “Mo Yan” as a character within the novel who
discusses novel writing with this novel’s reputed author, Li Yidou. This is
experimentation with character, plot, and the fourth wall of aesthetic distance that is
reminiscent of postmodern writers such as Donald Barthelme and John Barth” [106].
Nhìn nhận một cách tổng quát, các bài viết trên có một vài ý kiến liên quan đến kết cấu
và nhân vật trong sáng tác của mạc Ngơn. Tất cả những nhà nghiên cứu đều có chung
quan điểm: những câu chuyện nhân gian mà nhà văn được nghe kể khi thời thơ ấu

“which helps to explain the episodic structure of many of his narratives” và tiểu thuyết
Mạc Ngơn “has a postmodern look”. Từ đó, các sáng tác của nhà văn tạo được sự chú
ý rất lớn đối với độc giả trong và ngoài nước.
Qua khảo sát các cơng trình nghiên cứu trên chúng tơi nhận thấy rằng: Ở Việt
Nam, về kết cấu, trong các bài viết trên chỉ có chuyên luận của Nguyễn Thị Tịnh Thy
viết khá sâu sắc nhưng tác giả không thống nhất trong cách dùng tên gọi (dán ghép và
lắp ghép), đồng nhất giữa kết cấu và thủ pháp, xem kết cấu như một thủ pháp. Về nhân
vật, đến thời điểm này, hầu như chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống
về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngơn. Ở Trung Quốc nói riêng
và trên thế giới nói chung, chúng tơi chưa tìm thấy các bài viết về kết cấu và nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngơn một cách cụ thể. Vì thế, trong
luận văn này, kế thừa những gì người khác đã và chưa nghiên cứu chúng tơi sẽ tiếp tục
tìm hiểu, bổ sung và đi sâu bàn kĩ, làm sáng tỏ hơn.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong tiểu thuyết của Mạc Ngơn có nhiều vấn đề cho chúng ta tìm hiểu nhưng
chúng tơi chỉ chọn kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật để nghiên cứu. Cụ thể
chúng tơi sẽ đi vào trình bày kết cấu trong một số tiểu thuyết Mạc Ngôn ở hai phương
diện: kết cấu lồng ghép và kết cấu lắp ghép. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, chúng


11

tơi đi vào tìm hiểu thế giới nhân vật và các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Tiểu thuyết Mạc Ngôn, đến thời điểm này, nước ta đã dịch được 11 quyển tiểu
thuyết. Người viết khơng tìm hiểu hết mà chỉ khảo sát 6 tiểu thuyết, cụ thể như sau:
- Cây tỏi nổi giận (Trần Đình Hiến dịch, 2003), Nxb Văn học.
- Đàn hương hình (Trần Đình Hiến dịch, 2004), Nxb Phụ Nữ.
- Tửu quốc (Trần Đình Hiến dịch, 2004), Nxb Hội Nhà văn.

- Báu vật của đời (Trần Đình Hiến dịch, 2007), Nxb Văn nghệ.
- Thập tam bộ (Trần Trung Hỷ dịch, 2007), Nxb Văn nghệ.
- Ếch (Nguyên Trần dịch, 2010), Nxb Văn học.
Ngoài các tiểu thuyết trên, chúng tơi cịn chọn trích dẫn ở một số tiểu thuyết còn
lại và các truyện ngắn, truyện vừa, tạp văn của Mạc Ngôn nhằm mở rộng và làm sáng
tỏ thêm cho luận văn.

4. Mục đích nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tơi sẽ đi sâu tìm hiểu kết cấu và nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong một số tác phẩm mà người viết liệt kê ở phần đối tượng và phạm vi
nghiên cứu để thấy được sự kế thừa và cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và
kết cấu trong tiểu thuyết của Mạc ngơn, đồng thời khẳng định vị trí, tiếng nói riêng của
nhà văn trong dòng chảy của tiểu thuyết đương đại Trung Quốc: “Mạc ngôn là niềm
kiêu hãnh của Cao Mật, địa vị của ông trên văn đàn Trung Quốc ngày càng một nâng
cao, ảnh hưởng trên văn đàn thế giới ngày càng lớn” [83, tr.11].

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng những phương pháp sau đây:
Phương pháp hệ thống: đặt tiểu thuyết của Mạc Ngôn trong tương quan với các
sáng tác của nhà văn Trung Quốc đương thời cũng như trong dòng chảy của tiểu
thuyết đương đại Trung Quốc, tiểu thuyết hậu hiện đại thế giới, từ đó, chúng tơi có cái
nhìn khái qt về vị trí của nhà văn trên văn đàn trong và ngoài nước.
Phương pháp thống kê: thống kê các truyền kỳ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn để
thấy được sự tiếp thu truyền thống “hiếu kỳ” trong việc tổ chức kết cấu của tác phẩm;
thống kê các sáng tác cũng như các giải thưởng văn học của Mạc Ngôn trong nước và


12

thế giới để thấy được đóng góp của nhà văn cho nền văn học nước nhà nói riêng và thế

giới nói chung.
Phương pháp tổng hợp- phân tích: phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ kết cấu và
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn và tổng hợp lại để có
cái nhìn khái qt, những nhận định toàn diện, khoa học và xác đáng.
Phương pháp liên ngành: vận dụng những hiểu biết về điện ảnh, văn hóa học,
tâm lý học, văn bản học, phân tâm học… để thấy được đặc trưng liên văn bản trong kết
cấu lồng ghép và kết cấu lắp ghép trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Phương pháp thi pháp học- tự sự học: để làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng nhân
vật và kết cấu trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Phương pháp tiểu sử học: nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng của cuộc đời Mạc
Ngơn đến các sáng tác của nhà văn, đặc biệt ngôn ngữ mà ông sử dụng sáng tác tiểu
thuyết và các thể loại khác.
Phương pháp so sánh: để mở rộng và làm sâu sắc vấn đề, chúng tôi so sánh
những đặc điểm về kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Mạc
Ngôn với các nhà văn Trung Quốc và nước ngoài.

6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3
chương, cụ thể:
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ KẾT CẤU, NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC VÀ VĂN NGHIỆP CỦA MẠC NGƠN
Chúng tơi trình bày những vấn đề lý luận chung về kết cấu và nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tác phẩm văn học, đồng thời giới thiệu vài nét về cuộc đời, sự
nghiệp văn chương và quan niệm sáng tác của nhà văn “thẳng thừng và dấn thân”Mạc Ngôn.
Chƣơng 2. KẾT CẤU TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT MẠC NGƠN
Trong chương này, chúng tơi lần lượt triển khai kết cấu trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn ở hai phương diện: kết cấu lồng ghép (lồng ghép từ đặc trưng “hiếu kỳ” của tiểu
thuyết Trung Quốc; lồng ghép từ phương thức dẫn chuyện của tiểu thuyết chương hồi;



13

lồng ghép từ đặc trưng liên văn bản của tiểu thuyết hậu hiện đại), kết cấu lắp ghép (lắp
ghép đảo lộn, lắp ghép đồng hiện).
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ
TIỂU THUYẾT MẠC NGƠN
Chúng tơi lần lượt trình bày thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật:
nghệ thuật tương phản - đối lập; nghệ thuật kỳ ảo - lạ hóa, nghệ thuật hồi tưởng - giấc
mơ, nghệ thuật dính kết - gộp lại.

7. Đóng góp luận văn
Luận văn của chúng tơi kế thừa và bổ sung thêm những vấn đề mà người trước đã
nghiên cứu. Cho nên, chúng tôi chỉ mong luận văn sau khi được hồn chỉnh có thể trở
thành một nguồn tư liệu để những người nghiên cứu sau tìm hiểu và tham khảo về nhà
văn Mạc Ngôn. Đồng thời, người viết cũng hi vọng rằng luận văn này sẽ là nguồn tài
liệu phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và tìm hiểu nền văn học đương đại Trung
Quốc nói chung và Mạc Ngơn nói riêng ở các trường phổ thông, đại học, cao đẳng.


14

Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ KẾT CẤU, NGHỆ THUẬT XÂY
DỰNG NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC VÀ VĂN NGHIỆP CỦA
MẠC NGÔN
Kết cấu và nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thể hiện nội
dung tư tưởng và bật nổi giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Vì vậy, việc nghiên cứu về
kết cấu và nhân vật trong tác phẩm văn học là một trong những yêu cầu cần thiết trước
khi đi vào khám phá, khẳng định tính nghệ thuật của loại hình nghệ thuật tổng hợp đặc
biệt này.


1.1. Kết cấu trong tác phẩm văn học
1.1.1. Khái niệm kết cấu
Kết cấu (tiếng Pháp Composition) là một trong những yếu tố quan trọng cấu
thành nên tác phẩm văn học. Tùy theo góc độ nhìn nhận mà các nhà lý luận văn học có
nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau về kết cấu.
Xem xét kết cấu như một phương diện hình thức của tác phẩm, trong quyển Tinh
hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Kim Thánh Thán cho rằng; “Kết cấu là hình
thức, nhưng trong tác phẩm nghệ thuật đích thực, hình thức phải mang tính nội dung.
Do đó, bất cứ sự tổ chức sắp xếp nào trong tiểu thuyết cũng là góp phần làm sáng tỏ
một quan niệm, hay nói hẹp hơn, một cách nhìn, một sự lý giải nào đó của tác giả”
[48, tr.130]. Cũng từ việc xem xét đó, Trần Đình Sử (chủ biên) trong cuốn Giáo trình
lý luận văn học (tập II)- Tác phẩm và thể loại tác phẩm, cũng cho rằng: “Kết cấu là
phương diện cơ bản của hình thức tác phẩm văn học, là sự tổ chức, sắp xếp, biểu hiện
của nội dung văn học” [70, tr.101].
Xét kết cấu trong mối quan hệ với cốt truyện, N.A. Gulaiep, trong quyển Lý luận
văn học, có viết: “Tính nhất qn trong sự phát triển cốt truyện là kết cấu, tức là sự
cấu tạo của nó để phản ánh quan điểm tư tưởng của tác giả, sự vận động trong tư
tưởng thơ của anh ta” [24, tr.140]. Ngồi ra, ơng cịn khẳng định rằng: “Kết cấu
khơng phải bao giờ cũng lắp lại tính chất tuần tự về thời gian của các sự kiện làm cơ
sở cho tác phẩm. Trong nghệ thuật có thể có sự xáo trộn về thời gian” [24, tr.141].
Cịn L.I. Timơfêép nhìn nhận kết cấu trong mối tương quan với tính cách, trong cuốn


15

sách Nguyên lý lý luận văn học ông viết: “Kết cấu là phương tiện nghệ thuật để sáng
tạo, phát hiện, mơ tả tính cách bằng con đường thể hiện theo một trật tự nhất định mọi
thuộc tính và dấu hiệu của tính cách đó, bằng cách vạch ra mối tương quan của nó với
các tình tiết khác”[89, tr.270] và “kết cấu là điều kiện tất yếu của việc phản ánh cuộc
sống trong tác phẩm nghệ thuật” [89, tr.269].

Trong cuốn Lý luận văn học- vấn đề và suy nghĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Hạnh và Huỳnh Như Phương xem xét kết cấu trong việc biểu đạt nội dung và hình
thức tác phẩm, cho rằng: “Kết cấu là lơgích của nội dung và lơgích mối quan hệ giữa
nội dung và hình thức. Tìm hiểu kết cấu của tác phẩm chính là tìm hiểu bước đi của
nội dung và đồng thời bước đi của chính hình thức” [31, tr.192] và “Kết cấu là một
trong những nhân tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm” [31, tr.193].
Ngoài ra trong các quyển từ điển thuật ngữ văn học, các nhà lý luận cũng có
nhiều định nghĩa về kết cấu. Cụ thể trong quyển Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn
học Trung Quốc, Phạm Thị Hảo cho rằng: “Kết cấu chỉ hình thức sắp xếp và cấu tạo
bên trong tác phẩm văn nghệ. Nhà văn căn cứ vào những hiểu biết của mình về cuộc
sống, rồi theo nhu cầu của sự xây dựng hình tượng và biểu hiện chủ đề, vận dụng các
loại thủ pháp nghệ thuật để sắp xếp những nhân vật, sự kiện, cái chính, cái phụ, cho
thật hợp lý, cho phù hợp với logic cuộc sống, thích ứng với yêu cầu của một thể tài
nhất định, đạt được sự hồn chỉnh, hài hịa nghệ thuật” [32, tr.43]. Cịn trong quyển
Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ
biên) định nghĩa rằng: “Kết cấu là một tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm...
Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở sự tương quan bên ngoài
giữa các bộ phận, chương đoạn mà bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến
trúc nội dung cụ thể của tác phẩm” [29, tr.156]. Ngoài ra, Từ điển văn học (bộ mới)
cho rằng: “Kết cấu là thuật ngữ chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức
nghệ thuật - tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài gọi là kết cấu. Kết
cấu gắn kết với các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng” [35,
tr.715]. Các nhà biên soạn còn chỉ ra kết cấu của tác phẩm bao gồm: phân bố các nhân
vật (hệ thống hình tượng), các sự kiện và hành động (kết cấu cốt truyện), các phương
thức trần thuật (kết cấu trần thuật), chi tiết hóa các khung cảnh, hành vi, cảm xúc (kết


16

cấu chi tiết), các thủ pháp văn phong (kết cấu ngôn từ), các truyện kể xen kẽ hoặc các

đoạn ngoại đề trữ tình (kết cấu các yếu tố ngồi cốt truyện).
Từ những quan niệm khác nhau về kết cấu, chúng tơi có thể hiểu kết cấu là tồn
bộ tổ chức nghệ thuật sinh động và phức tạp được tạo nên bằng những mối liên hệ và
quan hệ giữa các yếu tố, nhiều bộ phận (các yếu tố, bộ phận thuộc về nội dung và các
yếu tố, bộ phận thuộc về hình thức) tạo thành một tổ chức nhất định, một chỉnh thể
thống nhất nhằm thể hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời kết cấu còn là
phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật và biểu đạt ý nghĩa tác phẩm.
Khi tìm hiểu về kết cấu, chúng ta cần lưu ý phân biệt với khái niệm bố cục. Trong
cuốn sách Lý luận văn học- vấn đề và suy nghĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh và
Huỳnh Như Phương đã phân biệt khá rạch ròi, rõ ràng về bố cục và kết cấu: “Bố cục là
sự tổ chức hình thức bên ngồi của tác phẩm, gồm các phần, các chương, các đoạn,
các khổ thơ. Bố cục chẳng qua là phần kết cấu hiện lên trên bề mặt của tác phẩm. Còn
kết cấu lại bao trùm và xuyên thấm vào từng mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố thuộc
về nội dung với các yếu tố thuộc về hình thức, trong đó có cả các yếu tố bố cục” [31,
tr.192-193]. Như vậy, bố cục là một phương diện, một bộ phận và biểu hiện bề mặt
của kết cấu, “là cái hình thù có thể trơng thấy được của một cơng trình nghệ thuật”
[78, tr.218].
1.1.2. u cầu trong việc xây dựng kết cấu
Văn bản văn học là một chỉnh thể thống nhất bởi giữa các yếu tố, bộ phận có mối
quan hệ hữu cơ với nhau làm cho tác phẩm có “hình, hồn, thần”. Để tạo nên điều đó,
kết cấu tác phẩm văn học phải thực hiện một số yêu cầu sau đây:
1.1.2.1. Hoàn chỉnh, thống nhất, thẩm mĩ
Hoàn chỉnh, thống nhất, thẩm mĩ là yêu cầu đầu tiên và bắt buộc của kết cấu.
Theo Platon, kết cấu của mỗi bài văn phải là một yếu tố có sức sống, có cái thân thể
vốn có của nó, có đầu, có đi, có phần thân, có tứ chi, có bộ phận này, bộ phận khác,
có quan hệ bộ phận và tồn thể, tất cả đều phải có vị trí của nó. u cầu này chỉ có thể
đạt được khi việc tổ chức các yếu tố, bộ phận của tác phẩm thống nhất với mục đích
sáng tạo của nhà văn, gây được sự chú ý đối với người đọc. Bởi vì “mục tiêu kết cấu
văn học là phải tác động đến cảm xúc của người đọc, phải gây được hồi hộp, chờ đợi,



17

gây được nụ cười hay cảm xúc thanh thản, siêu thoát, tùy theo yêu cầu của nội dung”
[70, tr.109].
Bên cạnh mục tiêu tác động đến cảm xúc của người đọc, kết cấu văn học phải
làm sao cho các biến cố, sự kiện trong tác phẩm có mối quan hệ, liên hệ chặt chẽ,
thống nhất, trọn vẹn như một dòng chảy thơng suốt, liên tục khơng bị đứt qng, gián
đoạn. Vì thế, tác phẩm như một sinh thể có hồn, có thần, đúng như cuộc sống vốn có.
Aristote cho rằng: “các phần của sự kiện (chi tiết) cần phải sắp xếp như thế nào để khi
thay đổi hay bỏ đi một phần thì cái chỉnh thể cũng biến động theo; bởi vì cái gì mà có
hoặc thiếu nó cũng được, thì cái đó khơng phải là bộ phận hữu cơ của thể thống nhất
ấy” [5, tr.44].
Tuy nhiên, nói đến tính hồn chỉnh, thống nhất của tác phẩm, không nên hiểu
giản đơn, máy móc. Lý luận mỹ học hiện đại cịn chú ý đến kết cấu mở (để ngỏ)- tính
chất mở của văn học. Nghĩa là kết cấu khơng hồn chỉnh (non- finito). Chính kết cấu
mở này như “một đề án”, “sơ đồ vẫy gọi” người đọc “đầu tư”, đồng sáng tạo với tác
giả. Trong Sổ tay thơ Chế Lan Viên từng viết:
Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thơi,
Cịn một nửa cho mùa thu làm lấy…
Vì vậy, sự hài hịa, cân đối, hồn chỉnh, thống nhất “có khởi ra kết lại, có gọi đến
thưa ngay, có mở ra lại đóng vào” là đẹp nhưng những cái khơng hài hịa, mất cân đối,
dang dở đôi khi cũng tạo thành những cái đẹp.
Ngoài ra, một phương diện quan trọng của kết cấu là phải tạo ra được nhịp điệu
cho tác phẩm. Vũ trụ vốn dĩ vận thành theo quy luật của tự nhiên với chu kỳ ngày đêm, nóng - lạnh, nắng - mưa,… Cuộc sống của con người là một chuỗi liên tục các
biến cố thăng trầm: vui - buồn, hạnh phúc - bất hạnh, phú quý - bần hàn,… Ngay cả
bản thân con người luôn sống, vận động theo nhịp điệu riêng: nhịp đập của con tim,
nhịp điệu của hơi thở,… Tác phẩm văn học cũng vận hành theo một nhịp điệu nhất
định. Nếu tác phẩm nào có nhịp điệu sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với độc giả.
Như vậy, kết cấu tác phẩm phải đáp ứng yêu cầu hoàn chỉnh, thống nhất và thẩm

mỹ: “Cái hoàn chỉnh là cái có phần đầu, phần giữa và phần cuối. Phần đầu là cái
không tiếp thu cái khác, trái lại, theo quy luật tự nhiên, phải có cái gì tồn tại hoặc tiếp


18

theo nó; phần cuối là cái mà theo tính tất yếu hay theo lẽ thường đều phải theo sau cái
gì đó, và sau nó khơng cịn cái khác tiếp theo; còn phần giữa là cái phải tiếp sau cái
khác và cái khác nữa lại đi theo sau nó. Vậy, những cốt truyện được xây dựng một
cách khéo léo phải theo những định nghĩa đó chứ khơng được tùy tiện bắt đầu và kết
thúc chỗ nào cũng được” [5, tr.40]. Nhưng một kết cấu quá trọn vẹn, đầy đủ đôi khi sẽ
làm hạn chế trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của người đọc thì kết cấu đó cũng
khơng phải là kết cấu hay, lý tưởng.
1.1.2.2. Biểu đạt tƣ tƣởng của tác phẩm
Kết cấu là phương tiện khái quát nghệ thuật của nhà văn. Kết cấu ra đời đồng thời
khi nhà văn nảy sinh ý đồ ban đầu, “quá trình thai nghén” cho đến lúc cụ thể hóa và
hồn chỉnh hình tượng nhân vật, tác phẩm: “Trong quá trình quan sát đời sống, tích
lũy tài liệu, hình thành ý đồ sáng tác, nhà văn đã bắt đầu vận dụng các nguyên tắc kết
cấu để tổ chức nên văn bản tác phẩm” [70, tr.101]. Do đó, trong q trình sáng tác tác
phẩm, khơng phải nhà văn sáng tạo ra hình tượng trước rồi sau đó mới suy nghĩ để tìm
ra kết cấu thích hợp mà kết cấu và hình tượng nghệ thuật là hai mặt khơng thể tách rời
trong q trình sáng tác: “Là phương tiện khái quát, kết cấu ra đời cùng một lúc với ý
đồ nghệ thuật của tác phẩm, cụ thể hóa cùng với sự phát triển của hình tượng. Khơng
phải là sáng tạo ra hình tượng rồi, sau đó mới tạo ra kết cấu, mà kết cấu xuất hiện
như một mặt của bản thân hình tượng nghệ thuật được sáng tạo” [70, tr.104]. Nhà văn
Nguyên Ngọc tâm sự khi viết về truyện ngắn Rừng xà nu:
…Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ diễn biến cụ thể ra sao,
nhưng tôi đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu…
và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần
và bất tận, nghĩa là bố cục cơ bản đã thấy được rồi. Sau đấy, mọi sự bỗng trở

nên rõ ràng, dễ dàng đến kỳ lạ. Chị Dít đến… Và ơng cụ Mết của tôi cũng tất yếu
phải đến… Các chi tiết tự nó đến… Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện,
xen xẽ, đan quyện, những mạch nối… cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất cả
nó phải có vậy [21, tr.102-103].
Như vậy, kết cấu của truyện ngắn Rừng xà nu ra đời cùng với quá trình hình
thành ý tưởng của nhà văn Nguyên Ngọc.


×