Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Chính sách new deal và sự hồi phục của hoa kỳ (1933 1941)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đào Văn Khái

CHÍNH SÁCH NEW DEAL VÀ SỰ HỒI PHỤC
CỦA HOA KỲ (1933 – 1941)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đào Văn Khái

CHÍNH SÁCH NEW DEAL VÀ SỰ HỒI PHỤC
CỦA HOA KỲ (1933 – 1941)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới.
Mã số: 60 22 03 11.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SĨ LÊ PHỤNG HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Những nội dung trong luận văn này đã được tơi thực hiện và hồn thành tại
trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Lê
Phụng Hồng. Tơi xin cam đoan, mọi vấn đề được trình bày đều là của riêng tơi. Mọi
sự tham khảo đều được tơi trích dẫn một cách đầy đủ cả tên cơng trình, tác giả, thời
gian và địa điểm cơng bố. Vì vậy mà tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có những
sai phạm quy chế đào tạo, gian lận được phát hiện và đầy đủ cơ sở để khẳng định.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015.
Tác giả luận văn

.


LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn được thực hiện và hồn thành tại trường Đại học Sư phạm TP.
Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Phụng Hoàng – Giảng viên Khoa Lịch
sử - trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu bản thân tác giả đã nhận được rất
nhiều sự động viên, giúp đỡ và chỉ bảo tận tâm của TS Lê Phụng Hoàng. Nhân dịp
này, xin được gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của bản thân tác giả tới Thầy
về những tình cảm lớn lao và những hướng dẫn, góp ý vơ cùng quý báu của Thầy
trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn tới các Thầy – Cô của khoa Lịch sử, của Phòng
Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và động viên trong
suốt quá trình học tập tại trường. Cảm ơn Thư viện Khoa học Tổng hợp; Thư viện
Khoa học – Xã hội chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Thư viện trường Đại học Sư Phạm
TP. Hồ Chí Minh.... đã tạo điều kiện hỗ trợ về mặt tài liệu trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn. Tác giả cũng bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã liên tục có những hỗ trợ về mặt tinh thần cho tác giả hoàn thành luận văn

này.
Do thời gian và khả năng còn phần nào hạn chế nên chắc chắn quá trình thực
hiện luận văn vẫn cịn những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những góp ý q
báu của q Thầy – Cơ giáo và quý độc giả để luận văn càng được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015.
Tác giả.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................8
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10
6. Đóng góp của luận văn.........................................................................................10
7. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................11
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................12
CHƯƠNG 1: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (1929 – 1933) VÀ HẬU QUẢ CỦA
NÓ ĐỐI VỚI HOA KỲ............................................................................................12
1.1. Đại suy thoái kinh tế (1929 – 1933) ................................................................12
1.1.1. Sự thịnh vượng của Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ I ......................12
1.1.2. Diễn biến và hậu quả của cuộc Đại suy thoái (1929 – 1933) ....................18
1.1.3. Nguyên nhân của cuộc Đại suy thoái ........................................................31
1.2. Tổng thống Franklin D. Roosevelt và cam kết khắc phục khủng hoảng .........37

1.2.1. Tiểu sử Franklin D. Roosevelt ..................................................................38
1.2.2. Trở thành Tổng thống và cam kết khắc phục khủng hoảng ......................41
CHƯƠNG 2: MỘT TRĂM NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA TÂN TỔNG THỐNG ....50
2.1. Đạo luật cứu trợ khẩn cấp ngân hàng ..............................................................52
2.2. Đạo luật kinh tế ................................................................................................58
2.3. Đạo luật về thuế bia – rượu .............................................................................61
2.4. Đạo luật thành lập Tập đoàn bảo tồn dân sự ...................................................65
2.5. Đạo luật cứu trợ khẩn cấp Liên bang ...............................................................68


2.6. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp .....................................................................72
2.7. Đạo luật thành lập Ban điều hành thung lũng Tennessee ................................76
2.8. Đạo luật Chứng khoán Liên bang ....................................................................80
2.9. Đạo luật phục hồi công nghiệp quốc gia .........................................................83
CHƯƠNG 3: SỰ TIẾP TỤC CỦA NEW DEAL VÀ QUÁ TRÌNH HỒI PHỤC
CỦA HOA KỲ (1933 – 1941) ..................................................................................87
3.1. Tài chính - ngân hàng .....................................................................................88
3.2. Nơng nghiệp .....................................................................................................93
3.3. Công nghiệp ...................................................................................................101
3.4. Vấn đề người lao động và các nghiệp đoàn ...................................................107
3.5. Vấn đề an sinh xã hội.....................................................................................113
3.5.1. Tập đoàn bảo tồn dân sự..........................................................................113
3.5.2. Trợ cấp xã hội ..........................................................................................115
3.5.3. Đối với lĩnh vực văn hoá - giáo dục .......................................................119
3.5.4. Chương trình cải tạo và khai thác vùng thung lũng sông Tennesse ........122
3.5.5. Cơ quan xúc tiến việc làm .......................................................................126
3.6. Đối ngoại........................................................................................................130
KẾT LUẬN ................................................................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................142



DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
AAA

Agricultural Adjustment Administration - Cục điều chỉnh nơng nghiệp.

AFL

Federation of Labor – Liên đồn Lao động Hoa Kỳ.

CCC

Civilian Conservation Corps - Tập đoàn bảo tồn dân sự.

CIO

Congress of Industrial Organizations – Đại hội các tổ chức Công nghiệp.

CWA

Civil Works Administration – Cơ quan quản lý công việc dân sự.

ECW

Emergency Conservation Work Corps Act - Đạo luật Bảo tồn việc làm khẩn
cấp.

EHFA

Electric Home and Farm Authority - lập Cơ quan quản lý thiết bị điện gia

đình và trang trại.

FCS

Farm Credit System – Hệ thống tín dụng nông nghiệp.

FDIC

Federal Deposit Insurance Corporation - Công ty Bảo hiểm tiền gởi Liên
bang.

FEPC

Fair Employment Practices Committee - Ủy ban thực thi quyền làm việc
bình đẳng.

FERA

Federal Emergency Relief Administration- Cục quản lý cứu trợ khẩn cấp
Liên bang.

GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội.

GNP

Gross National Product – Tổng sản phẩm quốc gia.

NLRA


National Labor Relation Act – Đạo luật Quan hệ lao động quốc gia.

NLRB

National Labor Relations Board - Ủy ban Quan hệ lao động quốc gia.

NIRA

National Industrial Recovery Act - Đạo luật phục hồi công nghiệp quốc gia.


NRA

National Recovery Administration - Cơ quan phục hồi công nghiệp quốc
gia.

NYA

National Youths Administration – Cục quản lý thanh niên quốc gia.

PWA

Public Work Administration – Ban quản lý cơng trình cơng cộng.

SEC

Securities and Exchange Commission - Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái.

TVA


Tennessee Valley Authority - Ban điều hành thung lũng Tennessee.

WPA

Works Progress Administration – Cơ quan xúc tiến việc làm.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diễn biến chỉ số Dow Jones (1928 – 1934). ................................................. 18
Bảng 1.2: Ngân hàng của Hoa Kỳ trước và trong Đại suy thoái. .................................. 19
Bảng 1.3. Số ngân hàng Hoa Kỳ đóng cửa tạm thời và vĩnh viễn từ (1929 – 1933) .... 20
Bảng 1.4: Tỷ lệ suy giảm của công nghiệp trong tổng thu nhập quốc gia giai đoạn
(1929 – 1932). .............................................................................................. 22
Bảng 1.5: GDP và Chi tiêu chính phủ của Hoa Kỳ (1929 – 1941). ............................. 24
Bảng 3.1: Trợ cấp của Liên bang cho các chương trình nơng nghiệp và nơng thơn. .... 99
Bảng 3.2: Tỷ lệ thay đổi GNP thực tế (1927 – 1942). ................................................ 105
Bảng 3.3: Số lượng hội viên công đoàn (1929 – 1941)............................................... 111
Bảng 3.4: Số người hưởng phúc lợi từ 1936 – 1940. .................................................. 117
Bảng 3.5: Chi tiêu Liên bang cho phúc lợi xã hội (1933 – 1939). .............................. 117


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nửa đầu thế kỷ XX, lịch sử thế giới đã chứng kiến những chuyển biến hết sức
sơi động, đó là sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), cuộc
khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) và cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 –
1945). Trong đó có cuộc Đại suy thối kinh tế – tài chính (1929 – 1933), một cuộc

khủng hoảng được coi là khủng khiếp nhất và gây nên những hậu quả nặng nề nhất đối
với các nước tư bản được xem là sự kiện trung tâm. Cuộc đại suy thối này khơng
những tàn phá nặng nề nền kinh tế, ảnh hưởng một cách sâu sắc đến tình hình chính
trị, gây nên những tổn hại nghiêm trọng tới tình trạng xã hội của các quốc gia tư bản
mà nó cịn là một trong những hệ quả của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đến lượt
mình, nó cũng đồng thời là ngun nhân chủ yếu đưa Chủ nghĩa tư bản đứng trước bờ
vực của sự phá sản và đưa nhân loại tới sự bùng nổ của một cuộc Đại chiến trên quy
mơ tồn thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính (1929 – 1933) bùng nổ và diễn ra ở hầu
khắp thế giới tư bản, nhưng diễn ra ở mức độ khác nhau ở mỗi quốc gia. Hoa Kỳ là
quốc gia đầu tiên diễn ra khủng hoảng và cũng là quốc gia phải gánh chịu những hậu
quả vô cùng nặng nề với những con số suy giảm nhanh chóng và vơ cùng sửng sốt, nó
làm cho tất cả những người đi qua cơn khủng hoảng này đều vô cùng hoảng sợ.
Bắt đầu từ sự tụt dốc của thị trường chứng khoán, cuộc khủng hoảng đã nhanh
chóng lan sang các lĩnh vực khác và gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối
với Hoa Kỳ. Khơng những thế, nó cịn nhanh chóng lan rộng sang các nước tư bản
châu Âu và Bắc Mỹ. Những hậu quả khủng khiếp của cuộc Đại suy thoái buộc chính
quyền của các quốc gia phải đưa ra những biện pháp để khắc phục khủng hoảng, đưa
nền kinh tế nói riêng và tồn bộ đất nước nói chung quay trở lại với quỹ đạo của sự
phát triển. Tuy nhiên, trong q trình đó, khơng phải quốc gia nào cũng đưa ra được
những biện pháp mang tính tích cực để đưa đất nước vượt qua cơn bão táp kinh tế một
cách hiệu quả lúc bấy giờ. Hoa Kỳ cũng như vậy.


2

Là quốc gia khởi đầu cho cuộc khủng hoảng tồi tệ trong lịch sử này, nền kinh tế
hàng đầu thế giới cũng trở thành nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng,
chính phủ Hoa Kỳ đương thời cũng đã tìm mọi cách nhằm chấn chỉnh và ngăn chặn
dịng suy thối khơng ngừng của nền kinh tế. Tuy nhiên, những biện pháp thơng thường

của chính quyền Hoover đều khơng thể khắc phục được và khủng hoảng ngày càng nặng
nề. Cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 năm 1932 là một cuộc bầu cử mang tính định
mệnh của lịch sử Hoa Kỳ, khi cuộc bầu cử này đã đưa ứng cử viên của Đảng Dân chủ là
Franklin Delano Roosevelt – một nhân vật có tư tưởng kiên định và cấp tiến trở thành
Tổng thống thứ 32 của quốc gia này với một cam kết sẽ mang tới cho đất nước này Vận
hội mới – Chính sách mới ( New Deal).
Như đã cam kết với cử tri, sau khi trở thành Tổng thống, F.D. Roosevelt đã ngay
lập tức đưa ra hàng loạt những biện pháp thể hiện "Chính sách mới" của mình. Nhất là
những đạo luật khẩn cấp được ban hành trong 100 ngày đầu tiên sau buổi lễ nhậm chức
của Tân Tổng thống. Những biện pháp đó có thể được xem là phương thuốc hữu hiệu để
đặc trị căn bệnh khủng hoảng mà Hoa Kỳ đang mắc phải. Trọng tâm của New Deal
chính là sự tăng cường vai trị của Nhà nước đối với nền kinh tế và các chính sách xã
hội. Đây cũng chính là một sự thử nghiệm táo bạo mang tính đột phá. Kết quả của nó để
lại những hệ quả lâu dài và từng bước tạo nền tảng vững chắc cho Hoa Kỳ trở thành
cường quốc số một thế giới.
Bằng New Deal, thế giới đã chứng kiến sự hồi phục và thay đổi to lớn của Hoa
Kỳ, trước hết đó là sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ đối với nền kinh tế của
đất nước này. Nếu trước Roosevelt, khẩu hiệu của nhà cầm quyền Hoa Kỳ đối với nền
kinh tế đó là "Hãy để mặc nó", coi tự do kinh doanh đó là nguyên nhân của sự phồn
vinh của nền kinh tế, thì trước những tác động nặng nề của cuộc Đại suy thối, địi hỏi
Hoa Kỳ phải có sự thay đổi, từ tự do cạnh tranh hồn tồn phó mặc cho thị trường điều
tiết chuyển sang nền kinh tế có sự can thiệp của Nhà nước, nhằm từng bước đưa nền
kinh tế quay trở lại với nhịp độ tăng trưởng và góp phần dần dần ổn định tình hình xã
hội. Một sự thay đổi to lớn tiếp theo của Hoa Kỳ, đó là trong chính sách đối ngoại,
quốc gia này đã chấm dứt hoàn toàn chủ nghĩa biệt lập để tham dự một cách tích cực


3

hơn vào đời sống chính trị thế giới. Đồng thời Hoa Kỳ cũng có những chính sách đối

ngoại mềm dẻo hơn, nhất là đối với Liên Xơ...
Như vậy, có thể nói rằng Đại suy thối (1929 – 1933) đã tàn phá quốc gia này
nhưng đồng thời cũng tạo ra một cơ hội cho nó thay đổi, vươn mình trỗi dậy một cách
mạnh mẽ và làm thay đổi hẳn bộ mặt của một cường quốc hàng đầu thế giới. Đương
nhiên công lao tạo nên sự thay đổi này, đầu tiên phải nhắc tới cá nhân của vị Tổng
thống được coi là đặc biệt nhất trong các đời Tổng thống Hoa Kỳ, Franklin D.
Roosevelt – tác giả của kịch bản "New Deal" với những biện pháp can thiệp mạnh mẽ
vào nền kinh tế đã đưa Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc Đại suy thoái, tạo cơ sở vật chất
vững chắc để nước Mỹ ổn định và phát triển mạnh mẽ sau đó.
Tìm hiểu cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 ở Hoa Kỳ cùng với những biện pháp
hữu hiệu để đưa nước này thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên giúp chúng ta giải thích
được những nguyên nhân cho sự hồi sinh sau những năm tồi tệ của Đại suy thoái, cũng
như sự phát triển mạnh mẽ của Hoa Kỳ những năm sau đó. Chúng ta cũng sẽ có được
những nhìn nhận một cách khách quan về những thành tựu mà Hoa Kỳ đã đạt được
trong thời gian này, cũng như những biện pháp sáng suốt của Tổng thống Roosevelt
cùng với Chính phủ của ơng. Thực tế cho thấy, trong q trình phát triển của mình, đất
nước này ln ln vấp phải những khó khăn lớn, nhưng cũng là quốc gia tìm được
những giải pháp tốt nhất để thốt khỏi những khó khăn đó và vươn lên. Hơn nữa, cuộc
khủng hoảng tài chính những năm (2008 – 2009) cũng bắt đầu từ Hoa Kỳ và sau đó
bao trùm thế giới, đến nay cả thế giới vẫn đang tìm mọi biện pháp để thốt ra khỏi nó,
nhất là châu Âu. Riêng với Việt Nam, từ sau khi gia nhập WTO và hội nhập một cách
sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế thì chúng ta cũng không thể tránh khỏi được những
tác động không mong muốn của nền kinh tế thế giới. Công cuộc đổi mới theo nền kinh
tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa của nước ta vẫn còn ở giai đoạn đầu, ắt hẳn
sẽ không thể tránh khỏi những bước đi thiếu sót. Chúng ta cần phải học hỏi nhiều hơn
nữa những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Do vậy,
nghiên cứu chính sách New Deal của Roosevelt và sự hồi phục của Hoa Kỳ trong
những năm (1933 – 1941) càng có ý nghĩa quan trọng.



4

Với những ý nghĩa thực tiễn và khoa học to lớn như vậy, chúng tơi đã chọn vấn
đề "Chính sách New Deal và sự hồi phục của Hoa Kỳ (1933 – 1941)" làm đề tài cho
Luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói rằng, trong lịch sử tồn tại và phát triển của Chủ nghĩa tư bản cho đến
giữa thế kỷ XX thì khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) được xem là cuộc khủng hoảng
tồi tệ nhất, có sức ảnh hưởng nặng nề nhất. Từ cuộc khủng hoảng này thực tế nó đã
làm đảo lộn rất nhiều giá trị vốn có của các quốc gia tư bản, từ nhận thức về mặt lý
thuyết kinh tế, nhận thức xã hội, thói quen hành động và tư duy kinh tế của các chính
phủ và giới chính trị cũng như con đường phát triển của các nhà tư bản .... tất cả đều
thay đổi. Vì những ảnh hưởng sâu rộng và nặng nề của nó, nên người ta thường gọi
cuộc khủng hoảng này là Đại khủng hoảng và Đại suy thối để nói lên mức độ khủng
khiếp của nó.
Đứng trước những thảm họa của Đại suy thối gây ra, các quốc gia tư bản thật
sự khơng cịn một sự lựa chọn nào khác là tìm ra con đường nhanh nhất, ngắn nhất và
hiệu quả nhất nhằm khắc phục những hậu quả của khủng hoảng và đưa đất nước thốt
khỏi tình trạng hiểm nghèo. Cuộc Đại suy thoái cho các nước tư bản nhận thấy rõ
những hạn chế, yếu kém trong tư duy cũng như cơ cấu kinh tế của mình, và vì vậy mà
việc cần nhất của chính phủ các quốc gia là ngay lập tức thay đổi những sai lầm đã
mắc phải. Tuy nhiên, do mức độ khủng hoảng ở mỗi quốc gia khác nhau và cũng do
đặc điểm kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia cũng khác nhau nên con đường hoạch
định chính sách khắc phục hậu quả của khủng hoảng cũng khác nhau. Tựu chung lại,
có thế thấy được hai xu hướng tiêu biểu là: xu hướng khắc phục hậu quả của nhóm
"nước giàu", tiêu biểu là Hoa Kỳ và xu hướng khắc phục của nhóm "nước nghèo", tiêu
biểu như nước Đức.
Kết quả của những chính sách khơi phục kinh tế và khắc phục hậu quả của cuộc
khủng hoảng ở hai quốc gia tiêu biểu này đã được chứng minh tính đúng đắn hoặc sai
lầm của nó qua thực tiễn lịch sử. Những chính sách tiến bộ, kịp thời của Hoa Kỳ nhằm

thay đổi tư duy quản lý, tư duy kinh tế của chính phủ thơng qua New Deal của Tổng


5

thống Roosevelt đã đưa đất nước này không những vững bước ra khỏi khủng hoảng
mà còn tạo ra nền tảng vững chắc đưa Hoa Kỳ trở thành một siêu cường thế giới sau
Chiến tranh thế giới thứ hai.
Những thành tựu mà New Deal đem lại cho quốc gia này là điều không thể phủ
nhận được, cho đến hiện nay một số chính sách của New Deal vẫn cịn ngun giá trị
thực tế của nó và vẫn tiếp tục được thực hiện ở Hoa Kỳ. Vì những thành quả mà New
Deal đem lại cho Hoa Kỳ, nên linh hồn của nó – Tổng thống F.D. Roosevelt vẫn được
coi là vị Tổng thống đặc biệt, chính quyền dưới thời kỳ cầm quyền của ơng cũng được
đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, những biện pháp của New Deal cũng gặp phải rất nhiều
những ý kiến đa chiều cũng như sự phản đối vì tính tiên phong cũng như hiệu quả của
nó. Vì thế mà bản thân thời kỳ này cũng được sự quan tâm rất lớn từ phía các nhà
nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, chính trị và xã hội học cùng với số lượng các cơng trình
nghiên cứu đề cập tới thời kỳ lịch sử này cũng không nhỏ. Tiêu biểu có thể kể đến là
cuốn The new age of Franklin Roosevelt 1932 – 1945 của tác giả Daniel Brock được
xuất bản năm 1957; cuốn Franklin D. Roosevelt and the Age of action của tác giả
Alfred B. Rollins, xuất bản năm 1960; cuốn Franklin D. Roosevelt and the New Deal
của tác giả William Leuchtenburg, xuất bản năm 1963; cuốn The New Deal and the
American people của tác giả Frank Freidel, xuất bản năm 1964... Trong số đó, cơng
trình nghiên cứu được coi là đầu tiên và khá nổi tiếng về thời kỳ này là tác phẩm The
history of the New Deal 1933 – 1938 được hồn thành và cơng bố từ trong những năm
đang diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, của tác giả Basil Rauch. Như vậy có thể
thấy là New Deal nhận được sự quan tâm từ rất sớm của các nhà nghiên cứu nói
chung. Nhiều học giả đều cho rằng, khẩu hiệu "New Deal" nó khơng chỉ là tập hợp của
những chính sách cụ thể, mà nó cịn là khẩu hiệu của một thời đại, và người ta vẫn
thường gọi thời kỳ này là "Thời đại Roosevelt" hay "Thời đại New Deal". Ngay kể cả

những học giả cịn nghi ngờ về tính trung tâm của lịch sử chính trị nói chung – cũng
phải thừa nhận New deal là một "hiện tượng" có tầm quan trọng lịch sử đặc biệt. Một
số nhà nghiên cứu khác, nhìn chung cũng có thiện cảm với những biện pháp của New
Deal. Nhưng ở góc độ cá nhân khi đánh giá về thành tựu của New Deal họ lại cho rằng
kết quả của chính sách này khơng hơn gì một cuộc cách mạng "nửa vời". Những hiệu


6

quả của New Deal là rất ít và đơi khi là sự can thiệp thô bạo vào đời sống của xã hội
Hoa Kỳ. Đồng thời New Deal cũng để lại rất nhiều vấn đề mới được đặt ra cho chính
nó, sự thiếu vắng những cải cách chuyển dịch cơ cấu quan trọng trong nền kinh tế
công nghiệp, những giới hạn của một Nhà nước phúc lợi mới,…
Nhiều nghiên cứu được xuất bản trong những năm 1990 trở lại đây đã có những
cách nhìn nhận mới hơn, tương đối khách quan hơn về New Deal. Tiêu biểu như cuốn
Franklin D. Roosevelt and the New Deal 1932 – 1940 của tác giả W. E. Leuchrenburg;
cuốn Designs Within Disorder: Franklin D. Roosevelt, the Economists, and the
Shaping of American Economic Policy 1933-1945 của tác giả W. J. Barber; hay cuốn
Franklin D. Roosevelt – the New deal and War của tác giả M.J. Heale... Bất chấp sự
chỉ trích của các học giả được đưa ra từ trước đó, các tác giả đã chấp nhận những quan
điểm về ca ngợi Chính sách mới. Tuy nhiên, cũng như rất nhiều nhà nghiên cứu trước
đó, họ dường như chỉ dừng lại ở việc lý giải chính sách này ra thực hiện là tốt hay xấu,
và kết quả ra sao. Họ rất ít quan tâm đến việc giải thích vì sao lại phải có những chính
sách như vậy, hệ quả của nó ra sao và tác động như thế nào đến những thay đổi lớn
trong tình hình kinh tế - chính trị ở thế kỷ XX.
Ở những cơng trình nghiên cứu đã được dịch sang tiếng Việt, các nhà nghiên
cứu đều đánh giá cao những thành tựu của Tổng thống Roosevelt đối với cách khắc
phục cuộc suy thối, ví dụ như trong cuốn Bốn mươi ba đời Tổng thống Hoa Kỳ của
William A. Degregorio; cuốn Lịch sử mới của nước Mỹ của Eric Foner (chủ biên),
hay cuốn Khái quát lịch sử Hoa Kỳ" và "Khái quát về kinh tế Mỹ của Chương trình

Thơng tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vào năm 2005.... đều đánh giá
Roosevelt bằng New Deal đã làm thay đổi lịch sử nước Mỹ, họ đều coi New Deal là
tập hợp những chính sách cấp tiến được tiến hành từ khi ông làm Tổng thống cho đến
năm 1941 khi Mỹ chính thức bước chân vào tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai
cùng với lực lượng đồng minh và rất nhiều những nội dung của New Deal còn tiếp tục
được sử dụng cho đến nay. Tuy nhiên, đó vẫn khơng phải là những cơng trình nghiên
cứu một cách thấu đáo về thời kỳ này mà chỉ dừng lại ở tính chung chung.
Tại Việt Nam, trong một số cuốn giáo trình thơng sử, kể cả giáo trình dành cho
chương trình Đại học thì Chính sách mới (New Deal) ít khi được nhắc tới như Lịch sử


7

thế giới hiện đại của Nhà xuất bản Giáo dục năm 2003; hoặc nếu được nhắc đến cũng
không đề cập nhiều, ngay cả khi đó là cuốn sách viết về Lịch sử của nước Mỹ như
cuốn Lịch sử nước Mỹ: từ lập quốc đến thời hiện đại của tác giả Lê Minh Đức và
Nguyễn Nghị... Chỉ đến gần đây, có nhiều cuốn sách mới xuất bản có đề cập nhiều hơn
đến một thời kỳ quan trọng này trong lịch sử nước Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết những vấn
đề về New Deal và thời kỳ lịch sử này chỉ dừng lại ở mức độ khái qt mang tính đại
cương. Trong đó nổi bật vẫn là cuốn Chính sách cơng của Hoa Kỳ của Tiến sĩ Lê
Vinh Danh có đề cập khá nhiều về nội dung của New Deal, nhưng chỉ dừng lại ở việc
giới thiệu một cách chung chung về chính sách cơng; nhiều hơn và có mức độ đánh giá
khá toàn diện là cuốn Franklin D. Roosevelt – tiểu sử chính trị của Tiến sĩ Lê Phụng
Hồng, nhưng lại chủ yếu là giới thiệu những biện pháp trong vòng 100 ngày đầu tiên
của Tổng thống... Có tình trạng này, một phần có lẽ ở những năm đầu của thế kỷ XX
thế giới có quá nhiều những sự kiện lớn và thu hút sự quan tâm quá lớn của những nhà
nghiên cứu cũng như mọi người nên vấn đề này ít được quan tâm, nhất là ở Việt Nam.
Kể cả ở những tài liệu xuất bản ở Việt Nam cũng như nước ngoài đến hiện nay
hầu như chưa đi sâu để phân tích một cách cụ thể và tồn diện về suốt thời kỳ của New
Deal (1933 – 1941). Nếu có phân tích sâu thì chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực hay vấn đề

riêng biệt. Vì vậy mà nó thiếu tính nhất qn để có một cách nhìn tổng thể về thời kỳ
này. Trong khi đó, đến hiện nay một số chính sách của New Deal vẫn cịn gây khá
nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu lịch sử cũng như nghiên cứu chính trị.
Về cách đánh giá và nhận định thì tùy vào từng giai đoạn và cách xem xét mà
cũng có nhiều cách nhận định khác nhau. Nhiều tác giả cho rằng, những cải cách của
Chính sách mới cũng chẳng có gì được coi là "Cách mạng", chẳng qua chỉ là sự tiếp
nối của những thay đổi từ các thời Tổng thống trước như Theodore Roosevelt hay
Woodrow Wilson mà thơi. Thậm chí, trước đây một số người có ý kiến cho rằng nó ít
nhiều mang tính "mị dân". Có lẽ chính vì vậy mà những thành tựu của những năm khôi
phục kinh tế sau khủng hoảng cho đến trước khi Hoa Kỳ bước vào cuộc Thế chiến thứ
hai hầu như rất ít được nói đến, và hầu như không cụ thể, nhất là trong các tài liệu của
các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng như những tài liệu được dịch sang tiếng Việt.


8

Tóm lại, Chính sách mới (New Deal) là một vấn đề có tầm quan trọng trong
việc đưa Hoa Kỳ vững bước thốt ra khỏi cuộc khủng hoảng vơ cùng tồi tệ bằng
những con số ấn tượng và những thành tựu từ những năm đầu đó đã khẳng định tính
đúng đắn của nó cũng như đặt nền móng vững chắc cho lịch sử hiện đại của quốc gia
này. New Deal và những thành quả của nó được các học giả nước ngồi nghiên cứu và
tìm hiểu ngay từ khi nó mới ra đời cho đến nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại chưa có
một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ tồn diện về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ bắt đầu từ những vấn đề của cuộc Đại suy thoái (1929 – 1933) ở
Hoa Kỳ. Từ những nguyên nhân bùng nổ, hậu quả khủng khiếp của suy thoái đối với
nước này và những biện pháp khắc phục khi cuộc suy thoái vừa mới diễn ra và đang
tiếp diễn. Thơng qua đó người viết sẽ chỉ ra tính cần thiết phải có sự thay đổi mạnh
mẽ, những thay đổi mang tính "cách mạng" trong tư duy kinh tế của chính phủ Hoa
Kỳ. Trong bối cảnh cấp thiết đó, sẽ cho thấy những biện pháp mạnh mẽ mà Chính sách

mới của Tổng thống F.D. Roosevelt đưa ra đã đáp ứng được những yêu cầu và địi hỏi
lúc bấy giờ. Tính đúng đắn trong từng quyết sách của ông đã để lại những dấu ấn
mạnh mẽ trong lịng người dân cũng như trong tiến trình phát triển của lịch sử Hoa Kỳ.
Ngoài ra, bằng những dẫn chứng và số liệu cụ thể, người nghiên cứu sẽ chứng
minh sự hợp lý trong từng biện pháp cụ thể mà New Deal đã đưa ra trong việc đưa nền
kinh tế hàng đầu thế giới này quay về với nhịp điệu và quỹ đạo của sự phát triển, cũng
như đặt nền móng cho nhiều quốc sách an ninh kinh tế và xã hội hiện nay. Đó chính là
sự minh chứng đầy đủ cho những đánh giá khách quan về vai trò của New Deal cũng
như cá nhân Tổng thống F.D. Roosevet đối với lịch sử của Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ.
Như vậy, trong việc nghiên cứu đề tài này, luận văn sẽ tiến hành giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất: Luận văn sẽ tìm hiểu hồn cảnh ra đời của Chính sách mới – New
Deal, những biện pháp được đưa ra xuất phát từ yêu cầu của những tổn thất nặng nề do
Đại suy thoái để lại và yêu cầu của việc nhanh chóng ngăn chặn ngay lập tức đà suy
thối đến chóng mặt của khủng hoảng.


9

Thứ hai: Tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung cụ thể của Chính sách
mới, với những chính sách về kinh tế, xã hội được tiến hành trong thời kỳ từ năm 1933
đến năm 1941 nhằm ổn định đời sống kinh tế - xã hội và ổn định tăng trưởng kinh tế.
Ở nhiệm vụ này, để thuận lợi cho việc tìm hiểu, phân tích và cũng để làm rõ sự bức
thiết cần phải thực hiện "sự thay đổi", người nghiên cứu sẽ chia thời kỳ (1933 – 1941)
làm hai giai đoạn: Thứ nhất là những biện pháp trong 100 ngày đầu tiên của Tân Tổng
thống; thứ hai là những biện pháp cụ thể trong suốt thời gian còn lại cho đến năm
1941.
Thứ ba: Song song với đó, Luận văn sẽ tổng hợp và thống kê lại những thành
tựu về mặt kinh tế – xã hội mà Hoa Kỳ đã đạt được trong những năm (1933 – 1941),
cũng như sẽ chỉ ra những ảnh hưởng lâu dài từ những biện pháp mà Chính sách mới đã

đưa ra. Qua đó, tác giả sẽ đưa ra những đánh giá của mình về những thành cơng của
Chính sách mới cũng như với linh hồn của New Deal – Tổng thống F.D. Roosevelt.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu trong giới hạn thời gian từ năm 1929 đến 1941 là
thời gian đầy xáo động trong lịch sử: Cuộc Đại suy thoái lớn nhất và con đường khắc
phục khủng hoảng của nước Hoa Kỳ. Năm 1929 là năm bắt đầu cuộc Đại suy thối,
bắt đầu từ Hoa Kỳ và cũng chính Hoa Kỳ là nước đầu tiên tìm ra hướng khắc phục đại diện cho những nước tư bản giàu có, nhiều tài nguyên thiên nhiên. Cuộc Đại suy
thoái để lại hậu quả nặng nề nhất trong những năm 1930, nó đó chấm dứt những ảo
tưởng của các nước tư bản về sự phồn vinh vĩnh viễn và chủ nghĩa tư bản đứng trước
nguy cơ sụp đổ. Năm 1939 được nhiều tác giả coi là mốc kết thúc của Chính sách mới,
bởi vì Chiến tranh thế giới II bùng nổ, một phần nào đó cuộc Đại suy thối đã được
khắc phục; mặt khác, mối quan tâm của nhân loại lúc đó hướng về cuộc chiến tranh
thế giới. Tuy nhiên, theo bản thân của người nghiên cứu thì mặc dù mối quan tâm của
thế giới lúc bấy giờ chủ yếu hướng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng với
chính phủ và người dân Hoa Kỳ thì họ vẫn cịn đang theo đuổi cái gọi là "Chủ nghĩa
biệt lập". Chỉ đến khi, người dân và chính phủ Hoa Kỳ phải gánh chịu một "cú đấm" từ
phía Nhật Bản khi quân đội nước này tấn cơng vào Trân Châu Cảng thì họ đã buộc


10

phải lên tiếng và bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Do vậy, tác giả sẽ lấy
mốc kết thúc cho chương trình New Deal mà chúng tơi nghiên cứu là năm 1941.
Về mặt không gian và lĩnh vực nghiên cứu: Có thể nói rằng, Chính sách mới là
tổng thể những biện pháp từ kinh tế, chính trị, xã hội tới văn hóa giáo dục và ngoại
giao nhằm ứng phó với Đại suy thối. Tuy nhiên, trong khn khổ của luận văn, tác
giả khơng có tham vọng sẽ lý giải tồn bộ nội dung tổng thể của Chính sách mới mà
chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp về kinh tế – xã hội và những vấn đề liên
quan nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế – xã hội cũng như những thành tựu về mặt
kinh tế cũng như ổn định xã hội trong giai đoạn này mà thôi.

5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic đây là hai
phương pháp chủ yếu giúp nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác về các vấn đề
lịch sử cũng như New Deal và sự hồi phục của Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng phương pháp thống kê, lập bảng biểu, tổng
hợp hoá, khái quát hoá từ đó đưa ra những số liệu chính xác nhằm cụ thể hoá những
hậu quả của cuộc Đại suy thoái, những thành tựu trong từng biện pháp của New Deal,
những số liệu về số người thất nghiệp, chỉ số công nghiệp, nơng nghiệp, tài chính,
chứng khốn,…
Tóm lại, để nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác về Chính sách mới đòi
hỏi người viết phải vận dụng một cách tổng hợp nhiều biện pháp, nhưng trong đó quan
trọng nhất là phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ đạo
của khoa học lịch sử. Đồng thời phải quán triệt nguyên tắc phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
Thơng qua q trình thực hiện đề tài nghiên cứu, luận văn sẽ hướng tới việc
đem đến những đóng góp sau đây về giá trị khoa học và thực tiễn:
Một là: Luận văn góp phần làm rõ hơn những tác động khủng khiếp của Đại
suy thoái đối với Hoa Kỳ. Qua đó, nhấn mạnh đến yêu cầu bức thiết phải ngay lập tức
có những phương thuốc hữu hiệu đặc trị cho căn bệnh suy thoái trầm kha lúc bấy giờ ở


11

quốc gia này. Như vậy nhằm khẳng định những phản ứng tức thời của Roosevelt và
chính phủ của ơng trong thời điểm lúc bấy giờ là hoàn toàn cần thiết.
Hai là: Thông qua việc tập hợp, thống kê và lý giải cho những vấn đề trong quá
trình hồi phục của Hoa Kỳ để góp phần bổ sung cho một khoảng trống lịch sử về sự
hồi phục của nền kinh tế hàng đầu thế giới mà các tài liệu ở Việt Nam hiện nay cịn ít
quan tâm tới.

Ba là: Dựa trên nguồn tư liệu của các nhà nghiên cứu kinh tế và lịch sử của
nước ngồi đã cơng bố, tác giả muốn đưa ra một cách tiếp cận và đánh giá trên cơ sở
Lý luận biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhất là những biện pháp của New
Deal đang còn gây nhiều tranh cãi.
Bốn là: Luận văn sẽ nỗ lực phục dựng lại toàn cảnh những nỗ lực của chính
phủ và người dân Hoa Kỳ trong q trình đưa đất nước quay trở lại của sự phát triển
tích cực và lành mạnh, đặt nền móng vững chắc cho quá trình bứt phá ở giai đoạn sau.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba
chương:
Chương 1: Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và hậu quả của nó đối với Hoa Kỳ.
Chương 2: Một trăm ngày đầu tiên của tân Tổng thống.
Chương 3: Sự tiếp tục của New Deal và quá trình hồi phục của Hoa Kỳ (1933 – 1941).


12

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (1929 – 1933) VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ
ĐỐI VỚI HOA KỲ
1.1. Đại suy thoái kinh tế (1929 – 1933)
1.1.1. Sự thịnh vượng của Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ I
Thế kỷ XX bắt đầu với một Hoa Kỳ đầy lạc quan và tự tin bởi những thành
công vang dội mà những thế hệ trước đó đã nỗ lực xây dựng nên một nền tảng khá
vững chắc bao gồm một lãnh thổ rộng lớn từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương;
một nền kinh tế năng động và phát triển vào loại bậc nhất thế giới; một xã hội dân
chủ....Nhất là trong thế kỷ XIX, xét trên nhiều phương diện thì Hoa Kỳ là một quốc
gia thành công trên nhiều lĩnh vực. Năm 1886, Andrew Carnegie đã từng tuyên bố

rằng nước Mỹ được sinh ra là để trở thành một nước công nghệ tiên tiến nhất và dân
chủ nhất trong lịch sử thế giới [18, tr.769]. Chính vì thế mà giới cầm quyền cũng như
mỗi người dân đều luôn đề cao những gì thuộc về "giá trị Mỹ".
Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc chiến
tranh này với chủ nghĩa biệt lập đã được xác lập và ăn sâu vào trong tiềm thức của họ.
Tuy nhiên tàu ngầm của Đức đã không để cho họ được tự do trên con đường thương
mại. Hoa Kỳ bước vào cuộc chiến với những tổn thất nhẹ nhàng so với các nước châu
Âu lúc bây giờ, 320.000 nhân mạng trong khi Pháp mất gần 6,2 triệu, Đức 7,2 triệu và
Anh hơn 3 triệu [6, tr.406]. Nhưng Hoa Kỳ lại thu được những khoản lợi rất lớn từ
cuộc chiến tranh này, trước hết là những khoản lợi nhuận kếch xù từ việc bn bán vũ
khí và lương thực; thứ hai là việc Hoa Kỳ cho các nước châu Âu vay những khoản tín
dụng khơng nhỏ để trang trải cho chiến tranh, ước tính Anh, Pháp và một số nước nữa
đã nợ Hoa Kỳ khoảng 10 tỷ USD, Đức cũng phải vay một khoản khơng nhỏ để trả
chiến phí... Sau chiến tranh Hoa Kỳ yêu cầu các nước này phải thanh toán bằng tiền


13

mặt; thứ ba là với lợi thế của mình sau chiến tranh, Hoa Kỳ đã giành được rất nhiều
quyền lợi trong các Hiệp ước của Hệ thống Hòa ước Versailles – Washington... Tất cả
những điều đó cùng với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và lao động đã tạo ra
Hoa Kỳ có những nền tảng và động lực rất tốt trong những năm sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất.
Quả thật là đối với rất nhiều người dân của đất nước này thì những năm 1920
được xem như là một khoảng thời gian sung sức, sống động, đầy tính sáng tạo và sự
thịnh vượng, ít nhất là đối với những người dân thành thị. Họ cho rằng đây chính là
thời kỳ của những điều kỳ diệu, thời kỳ của nghệ thuật, là một cuộc dạo chơi cầu kỳ
nhất... Nhiều học giả lỗi lạc lúc bấy giờ cũng cho rằng "chúng tơi đang tiến đến gần
trạng thái bình đẳng về sự thịnh vượng nhanh chóng hơn so với nhận thức của nhiều
người" [21, tr.877]. Bởi lẽ, tính đến năm 1929, tổng thu nhập quốc dân (GNP) đạt

được ở mức cao chưa từng thấy. Tổng sản lượng của năm 1929 đã vượt trên 75% so
với năm 1909; Hoa Kỳ là nước sản xuất ra hơn 40% tổng số lượng hàng hóa của thế
giới, gấp hai lần so với số lượng hàng hóa của Anh và Đức cộng lại; ở khắp nơi, những
ngôi nhà chọc trời mọc lên như nấm; hơn một triệu lễ khởi cơng xây dựng nhà cửa
trong vịng chỉ một năm ở các thành thị; chính quyền đã xây dựng thêm khoảng
600.000 dặm đường xá để phục vụ cho số lượng xe hơi tăng nhanh với tốc độ chóng
mặt, trong đó ước tính có khoảng 275.000 dặm đường xá được trải nhựa hoặc bê tơng
để có thể dùng trong mọi điều kiện thời tiết.... Những con số đó đã làm giàu cho những
nhà xây dựng và cả những ngành liên quan đến nó. Mặt khác nó cũng minh chứng cho
sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Hoa Kỳ những năm 1920, nhất là từ thời của
Tổng thống Calvin Coolidge.
Dưới thời của Tổng thống Calvin Coolidge – một người tôn thờ chủ nghĩa tự do
kinh doanh, ông cho rằng "Sự nghiệp của nước Mỹ là các doanh nghiệp", ông cũng
ghét cay ghét đắng sự can thiệp của nhà nước vào trong nền kinh tế, và cũng cho rằng
nhiệm vụ của chính phủ là làm sao thu nhỏ quy mơ hoạt động và chi tiêu của nó đến
trình độ nhỏ nhất. Ơng là người tơn sùng chủ nghĩa vật chất một cách thực dụng, vì với
ơng một người xây dựng một nhà máy cũng chính là xây dựng một ngôi nhà thờ...


14

Chính vì những quan điểm như vậy nên dưới thời kỳ cầm quyền của ông, tư tưởng tự
do kinh doanh của Hoa Kỳ được đẩy lên cao độ. Kết quả của nó là sự phát triển nhanh
chưa từng có của nền kinh tế.
Trong lĩnh vực công nghiệp, công cuộc cơ khí hóa trong sản xuất mang lại lợi
nhuận cao đã có sức kích thích rất lớn đối với các doanh nghiệp. Chính sách cắt giảm
thuế để kích thích đầu tư theo chủ trương của Bộ trưởng Tài chính Andrew Mellon đã
trút đi một gánh nặng rất lớn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Đương nhiên,
người ủng hộ nhiệt thành cho kế hoạch giảm thuế không ai khác chính là Coolidge,
trong lễ nhậm chức Tổng thống vào ngày 4/3/1925 ông cũng nhấn mạnh "Tôi phản đối

việc đánh thuế thật cao, vì việc này chỉ mang lại rất ít mà có khi là khơng mang lại thu
nhập, vì thuế cao là không tốt cho đất nước này và cuối cùng là vì việc đánh thuế cao
là sai lầm..." [7, tr.729]. Ngồi ra sự ra đời của mơ hình sản xuất T của Henry Ford bắt
đầu được thử nghiệm tại nhà máy sản xuất xe hơi của ông tại Detroit góp phần làm
tăng năng xuất lao động và khởi đầu cho công nghệ sản xuất theo dây chuyền hàng
loạt ra đời; những nguyên lý của Fredrick W. Taylor, biến đổi khả năng quản lý thành
một mơn khoa học chính xác đã góp phần tăng thêm năng xuất lao động lên một cách
đầy ấn tượng. Người ta ước tính rằng, lượng thời gian lao động cần thiết của một sản
lượng cho trước đối với hàng công nghiệp đã rút ngắn lại 21% giữa năm 1920 và 1929
[21, tr.885]. Chính vì vậy, trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Hoa Kỳ đã có
bước nhảy vọt trong thời kỳ này. Nếu như năm 1919, cả nước chỉ có khoảng 5,79 triệu
chiếc, đến năm 1929 đã tăng vọt lên 26,5 triệu chiếc, riêng trong năm 1929 Hoa Kỳ đã
sản xuất được khoảng 4,5 triệu chiếc. Kéo theo đó là sự mọc lên của các trạm xăng
dầu, các cơ sở dịch vụ ô tô và các ngành công nghiệp sản xuất linh kiện cho ơ tơ cũng
có dịp trỗi dậy. Và đương nhiên, người được coi là tiên phong trong ngành sản xuất ô
tô của Mỹ không ai khác chính là Henry Ford – người được xem là người đã làm việc
nhiều hơn bất cứ người nào khác để tạo ra cuộc cách mạng hàng tiêu dùng lâu bền.
Trong một số ngành công nghiệp hàng tiêu dùng và sản xuất đồ gia dụng cũng
như công nghiệp sợi tổng hợp, vô tuyến điện, điện thoại và ngay cả ngành điện ảnh
cũng phát triển khá phồn vinh. Nguyên nhân trước hết là do sự liên kết của các ngân


15

hàng với những khoản tín dụng tiêu dùng lãi suất thấp để tạo điều kiện cho người tiêu
dùng có khả năng mua sắm những đồ dùng này, kể cả xe hơi hay nhà ở theo phương
thức trả dần. Sự tham gia của ngân hàng trong việc liên kết với ngành công nghiệp đã
thực sự làm một cuộc cách mạng trong tiêu dùng ở Hoa Kỳ trong những năm (1925 –
1929). Đồng thời nó cũng tác động trở lại các ngành sản xuất trong việc kích thích
năng suất lao động ngày một tăng lên.

Tháng 3 năm 1920 có một sự kiện rất quan trọng làm thay đổi tình hình kinh tế
của Hoa Kỳ khi Tập đoàn thép Hoa Kỳ đã thắng kiện trước cáo buộc của Chính phủ về
việc mở rộng quy mơ của tập đồn này. Trong vụ kiện đình đám này, Toà án Liên
Bang đã phán quyết rằng, một công ty phát triển rộng lớn không phải là sự độc quyền
phi pháp. Sự kiện này nó đánh dấu sự chấm dứt của các đạo luật độc quyền và chống
các Trust ở quốc gia này, ngay cả các hoạt động luật pháp nhằm tăng cường sự can
thiệp của chính phủ trong lĩnh vực này cũng hầu như khơng có. Chính vì thế đã có
nhiều doanh nghiệp tiến hành hợp nhất với nhau trở thành các tập đồn và các cơng ty
độc quyền. Tính từ năm (1923 – 1929), trong ngành chế tạo và khai khoáng đã xuất
hiện khoảng 1.268 tổ hợp doanh nghiệp, trong đó có khoảng 4000 cơng ty tiến hành
hợp nhất, ngồi ra có khoảng 6000 cơng ty khơng tồn tại nữa.... Đến năm 1933, 594
cơng ty có số vốn từ 50 triệu USD trở lên đã chiếm khoảng 50% của cải pháp nhân
trong cả nước, số 47% cịn lại là do 387.970 cơng ty sở hữu [11, tr.392]. Q trình hợp
nhất trong cơng nghiệp thực sự đã tăng sức mạnh cho các tập đồn trong q trình đổi
mới công nghệ, tăng năng suất lao động cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị
trường.
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khốn thì Hoa Kỳ được xem là
thị trường phát triển vô cùng năng động.
Về tài chính, ưu thế của Hoa Kỳ nổi lên rõ rệt. Hoa Kỳ đã đầu tư ra nước
ngoài là 8,5 tỷ USD (một nửa trong số đó là đầu tư vào châu Âu). Hoa Kỳ nắm 60%
dự trữ vàng thế giới. Phố Wall trở thành trung tâm tài chính số 1 của thế giới tư
bản. Với lợi thế về mặt tài chính, số lượng ngân hàng của Hoa Kỳ cũng rất lớn với
con số khoảng 30.139 vào năm 1920. Nhưng trong quá trình tồn tại và phát triển,


16

các ngân hàng đã tìm cách hợp nhất với nhau. Đến năm 1929 thì số lượng ngân
hàng của nước này còn khoảng 16.053 ngân hàng. Cùng với sự phát triển về mặt
kinh tế, các ngân hàng đẩy mạnh việc liên kết với các tư bản công nghiệp để tăng

cường sức mạnh về tài chính và sản xuất. Đồng thời họ đưa ra những gói tín dụng
với lãi xuất thấp cho vay kinh doanh cũng như tiêu dùng. Sự dễ dàng trong việc sử
dụng tín dụng đã giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng có một số vốn để mở mang nhà
xưởng và đổi mới công nghệ, ngay cả các nhà đầu tư nước ngồi.
Thị trường chứng khốn của Hoa Kỳ trong những năm (1925 – 1929) diễn ra
hết sức sơi động, nó bắt đầu từ hoạt động mua bán trái phiếu tự do đem lại những
khoản lợi nhuận tốt đã gieo cho nhiều người niềm hy vọng dựa vào chứng khốn để
có thể phát tài. Do đó, người người đã đổ xô vào việc mua bán và đầu tư cho chứng
khoán. Lợi nhuận của chứng khoán đem lại đã kích thích mong muốn giàu có của
người dân, họ sẵn sàng bỏ hết những khoản tiền tiết kiệm cả đời của mình để mua
chứng khốn với hy vọng đổi đời. Thêm vào đó là những gói tín dụng dễ dàng của
các ngân hàng càng làm cho người dân dễ dàng có cơ hội để đầu tư vào lĩnh vực
này. Từ hoạt động mua bán, đầu tư, đầu cơ đến môi giới chứng khoán đều phát
triển một cách rầm rộ chưa bao giờ thấy trong lịch sử của nó. Ước tính chỉ trong
tháng 1 năm 1929 số cổ phiếu mới phát hành và tung ra thị trường đã đạt khoảng 1
tỷ USD. Giá trung bình một cổ phiếu phổ thơng vào tháng 12 năm 1928 là 117 thì
đến tháng 9 năm 1929 đã tăng lên 225. Thị trường chứng khoán phố Wall trở nên
nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Trong khoảng thời gian 8 tháng này cổ phiếu của công ty
Mongomery – Ward đã tăng từ 132 lên đến 466, cổ phiếu của Công ty
General Motors đã tăng từ 128 lên 396, cổ phiếu của Công ty Vô tuyến
điện đã từ 94 tăng lên 505. Giá cổ phiếu của mấy công ty này đã cao đến
mức làm cho người ta choáng váng đầu óc. Trong tình hình đó, người
người đều chìm đắm say sưa trong giấc mộng đẹp dựa vào mua cổ phiếu
để phát tài [16, tr.414].
Sự phát triển về mặt kinh tế đã làm cho mức sống của người lao động cũng
được nâng lên một cách rõ rệt. Ước tính thu nhập bằng tiền của công nhân sản



×