Tải bản đầy đủ (.pdf) (317 trang)

Liên kết nội dung trong thơ xuân diệu và xuân quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.48 MB, 317 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Nguyên Quỳnh Chi

LIÊN KẾT NỘI DUNG
TRONG THƠ XUÂN DIỆU VÀ XUÂN QUỲNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đỗ Nguyên Quỳnh Chi

LIÊN KẾT NỘI DUNG
TRONG THƠ XUÂN DIỆU VÀ XUÂN QUỲNH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016



LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hướng dẫn khoa học, hỗ trợ
tài liệu cùng những chỉ dạy tận tình của TS. TRẦN HỒNG trong suốt q trình tơi
thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những thầy cô đã dìu dắt, giúp tơi hồn
thành các chun đề trong chương trình cao học. Đặc biệt, xin gửi lời tri ân đến PGS.
TS. DƯ NGỌC NGÂN – người đã chỉ dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau đại học và Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học
Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, xin được gửi đến gia đình và bạn bè – những người đã ln khích lệ,
động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn, lòng biết ơn vơ cùng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2016.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đỗ Nguyên Quỳnh Chi


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng

Danh mục các hình, đồ hình, sơ đồ, biểu đồ

MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu.....................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................7
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................................9
7. Kết cấu luận văn ..............................................................................................................9

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 11
1.1. Liên kết trong văn bản .............................................................................................. 11
1.1.1. Văn bản .............................................................................................................. 11
1.1.1.1. Khái niệm văn bản .................................................................................... 11
1.1.1.2. Đặc trưng của văn bản .............................................................................. 15
1.1.2. Liên kết............................................................................................................... 17
1.1.2.1. Khái niệm liên kết ..................................................................................... 17
1.1.2.2. Phân biệt liên kết hình thức và liên kết nội dung .................................. 18
1.1.2.3. Các phương thức liên kết ......................................................................... 20
1.1.3. Liên kết nội dung trong văn bản ..................................................................... 22
1.1.3.1. Liên kết chủ đề .......................................................................................... 23
1.1.3.2. Liên kết logic ............................................................................................. 27
1.2. Sơ lược về Xuân Diệu và Xuân Quỳnh .................................................................. 34
1.2.1. Xuân Diệu (1916 – 1985) ................................................................................ 34
1.2.2. Xuân Quỳnh (1942 – 1988) ............................................................................. 35


Tiểu kết chương 1:............................................................................................................ 35
Chương 2. LIÊN KẾT CHỦ ĐỀ TRONG THƠ XUÂN DIỆU VÀ XUÂN QUỲNH

.............................................................................................................................. 37
2.1. Sự thể hiện của liên kết chủ đề trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh .............. 37
2.1.1. Các phương thức liên kết duy trì và phát triển chủ đề trong thơ Xuân Diệu
và Xuân Quỳnh................................................................................................. 37
2.1.1.1. Các phương thức liên kết duy trì và phát triển chủ đề trong thơ Xuân
Diệu............................................................................................................. 37
2.1.1.2. Các phương thức liên kết duy trì và phát triển chủ đề trong thơ Xuân
Quỳnh ......................................................................................................... 53
2.1.2. Độ liên kết chủ đề và độ phức tạp chủ đề trong thơ Xuân Diệu và Xuân
Quỳnh ................................................................................................................ 66
2.1.2.1. Độ liên kết chủ đề và độ phức tạp chủ đề trong thơ Xuân Diệu ......... 67
2.1.2.2. Độ liên kết chủ đề và độ phức tạp chủ đề trong thơ Xuân Quỳnh...... 68
2.2. So sánh sự thể hiện của liên kết chủ đề trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh 70
2.2.1. So sánh các phương thức thể hiện liên kết chủ đề trong thơ Xuân Diệu và
Xuân Quỳnh ...................................................................................................... 70
2.2.2. So sánh độ liên kết chủ đề, độ phức tạp chủ đề trong thơ Xuân Diệu và
Xuân Quỳnh ...................................................................................................... 78
Tiểu kết chương 2:............................................................................................................ 81
Chương 3. LIÊN KẾT LOGIC TRONG THƠ XUÂN DIỆU VÀ XUÂN QUỲNH
.............................................................................................................................. 83
3.1. Sự thể hiện của liên kết logic trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh ................. 83
3.1.1. Phép tuyến tính, phép nối trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh ............... 83
3.1.1.1. Phép tuyến tính, phép nối trong thơ Xuân Diệu.................................... 83
3.1.1.2. Phép tuyến tính, phép nối trong thơ Xuân Quỳnh ................................ 94
3.1.2. Lập luận trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh .......................................... 103
3.1.2.1. Bản chất lập luận trong thơ Xn Diệu và Xn Quỳnh ................... 103
3.1.2.2. Mơ hình lập luận trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh .................... 108
3.2. So sánh sự thể hiện của liên kết logic trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh . 116



3.2.1. So sánh các phương thức thể hiện liên kết logic trong thơ Xuân Diệu và
Xuân Quỳnh .................................................................................................... 117
3.2.2. So sánh mơ hình lập luận trong thơ Xn Diệu và Xuân Quỳnh.............. 121
Tiểu kết chương 3:.......................................................................................................... 127

KẾT LUẬN............................................................................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 132


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số

Tên bảng

hiệu
1.1

2.1

Bảng tổng kết, phân loại hệ thống các phương thức liên kết văn bản
của Trần Ngọc Thêm
Bảng thống kê, phân loại các phương thức liên kết duy trì chủ đề trong
thơ Xuân Diệu

Số
trang
21

38


2.2

Bảng thống kê, phân loại phép lặp từ vựng trong thơ Xuân Diệu

39

2.3

Bảng thống kê, phân loại phép thế trong thơ Xuân Diệu

42

2.4

Bảng thống kê, phân loại phép tỉnh lược trong thơ Xuân Diệu

45

2.5

Bảng thống kê, phân loại các phương thức liên kết phát triển chủ đề
trong thơ Xuân Diệu

47

2.6

Bảng thống kê, phân loại phép liên tưởng trong thơ Xuân Diệu


48

2.7

Bảng thống kê, phân loại phép đối trong thơ Xuân Diệu

51

2.8

Bảng thống kê, phân loại các phương thức liên kết duy trì chủ đề trong
thơ Xuân Quỳnh

53

2.9

Bảng thống kê, phân loại phép lặp từ vựng trong thơ Xuân Quỳnh

54

2.10

Bảng thống kê, phân loại phép thế trong thơ Xuân Quỳnh

57

2.11

Bảng thống kê, phân loại phép tỉnh lược trong thơ Xuân Quỳnh


59

2.12

Bảng thống kê, phân loại các phương thức liên kết phát triển chủ đề
trong thơ Xuân Quỳnh

61

2.13

Bảng thống kê, phân loại phép liên tưởng trong thơ Xuân Quỳnh

62

2.14

Bảng thống kê, phân loại phép đối trong thơ Xuân Quỳnh

64

2.15

3.1

Bảng thống kê độ liên kết chủ đề, độ phức tạp chủ đề trong thơ Xuân
Diệu, Xuân Quỳnh
Bảng thống kê, phân loại các phương thức thể hiện liên kết logic trong
thơ Xuân Diệu


79

83

3.2

Bảng thống kê, phân loại phép tuyến tính trong thơ Xuân Diệu

84

3.3

Bảng thống kê, phân loại phép nối trong thơ Xuân Diệu

88


3.4

3.5

Bảng thống kê, phân loại các tiểu loại của phép nối trong thơ Xuân
Diệu
Bảng thống kê, phân loại các phương thức thể hiện liên kết logic trong
thơ Xuân Quỳnh

89

94


3.6

Bảng thống kê, phân loại phép tuyến tính trong thơ Xuân Quỳnh

95

3.7

Bảng thống kê, phân loại phép nối trong thơ Xuân Quỳnh

98

3.8

Bảng thống kê, phân loại các tiểu loại của phép nối trong thơ Xn
Quỳnh

99

3.9

Bảng thống kê, phân loại mơ hình lập luận trong thơ Xuân Diệu

110

3.10

Bảng thống kê, phân loại mô hình lập luận trong thơ Xuân Quỳnh


113


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
HÌNH:

Số

Tên hình

hiệu
1.1
1.2

1.3
1.4

Mối quan hệ giữa “văn bản” và “diễn ngơn” theo cách hiểu thứ nhất
Mối quan hệ giữa “văn bản” và “diễn ngôn” theo cách hiểu thứ hai
(a)
Mối quan hệ giữa “văn bản” và “diễn ngôn” theo cách hiểu thứ hai
(b)
Mối quan hệ giữa “văn bản” và “diễn ngôn” theo cách hiểu thứ ba

Số
trang
14
14

15

15

ĐỒ HÌNH:

Số

Tên đồ hình

hiệu

Số
trang

1.1

Đồ hình thể hiện đặc điểm liên kết chủ đề của đoạn trích “Rẻo cao”

26

2.1

Đồ hình thể hiện liên kết chủ đề của sáng tác “Buồn trăng”

68

2.2

Đồ hình thể hiện liên kết chủ đề của sáng tác “Ru”

69


SƠ ĐỒ:

Số

Tên sơ đồ

hiệu

Số
trang

1.1

Sơ đồ thể hiện các phương thức duy trì và phát triển chủ đề

23

1.2

Sơ đồ thể hiện các phương thức liên kết logic

28

3.1

3.2

Sơ đồ thể hiện các dạng thức của mơ hình lập luận trong thơ Xuân
Diệu

Sơ đồ thể hiện các dạng thức của mô hình lập luận trong thơ Xuân
Quỳnh

110

114


BIỂU ĐỒ:

Số

Tên biểu đồ

hiệu
2.1

2.2
2.3
2.4

2.5

2.6
2.7
2.8

2.9
2.10
2.11


2.12

2.13
2.14
3.1

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các phương thức liên kết duy trì chủ đề trong thơ
Xuân Diệu
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép lặp từ vựng trong thơ
Xuân Diệu
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép thế trong thơ Xuân Diệu
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép tỉnh lược trong thơ Xuân
Diệu
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các phương thức liên kết phát triển chủ đề trong
thơ Xuân Diệu
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép liên tưởng trong thơ Xuân
Diệu
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép đối trong thơ Xuân Diệu
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các phương thức liên kết duy trì chủ đề trong thơ
Xuân Quỳnh
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép lặp từ vựng trong thơ
Xuân Quỳnh
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép thế trong thơ Xuân Quỳnh
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép tỉnh lược trong thơ Xuân
Quỳnh
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các phương thức liên kết phát triển chủ đề trong
thơ Xuân Quỳnh
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép liên tưởng trong thơ
Xuân Quỳnh

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép đối trong thơ Xuân Quỳnh
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các phương thức liên kết logic trong thơ Xuân
Diệu

Số
trang
38

39
43
45

47

48
51
53

54
57
59

61

62
64
84


3.2

3.3
3.4

3.5

3.6

3.7
3.8
3.9

3.10

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép tuyến tính trong thơ Xuân
Diệu
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép nối trong thơ Xuân Diệu
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép nối lỏng trong thơ Xuân
Diệu
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép nối chặt trong thơ Xuân
Diệu
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các phương thức liên kết logic trong thơ Xuân
Quỳnh
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép tuyến tính trong thơ Xuân
Quỳnh
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép nối trong thơ Xuân Quỳnh
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép nối lỏng trong thơ Xuân
Quỳnh
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tiểu loại của phép nối chặt trong thơ Xuân
Quỳnh


85
89
90

90

94

95
98
99

99


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 1953, L. Hjelmslev đã nhận định: “Cái duy nhất đến với người nghiên
cứu ngơn ngữ với tư cách khởi điểm […] đó là văn bản trong tính hồn chỉnh tuyệt đối
và khơng tách rời của nó.” [8, tr.5]. Sau đó, nhiều nhà ngôn ngữ học khác cũng nhận
thấy tầm quan trọng của văn bản cũng như việc nghiên cứu văn bản. Khi ấy, một lĩnh
vực mới của ngơn ngữ học được hình thành: Ngữ pháp văn bản.
Ngữ pháp văn bản nghiên cứu mối liên kết giữa các câu trong một đoạn văn bản
và giữa các đoạn trong một văn bản. So với liên kết hình thức, liên kết nội dung
thường được các nhà ngơn ngữ học chú ý nhiều hơn. Nó cho thấy sự tham gia của tất
cả các yếu tố ngôn ngữ trong việc tạo ra tính hồn chỉnh của một văn bản, quyết định
việc chuỗi các câu có thể hoặc không thể thỏa mãn được các đặc trưng của văn bản.
Cụ thể, liên kết nội dung có nhiệm vụ hồn thành ba mục tiêu: thể hiện được chủ đề

của văn bản; tạo được tính chặt chẽ, logic của văn bản và kết nối được các văn bản,
trong những tình huống giao tiếp nhất định (nếu cần). Vì thế, khi tìm hiểu về liên kết
nội dung, người nghiên cứu sẽ phát hiện được các đặc điểm thuộc tầng sâu, mang
nhiều ý nghĩa của văn bản, giúp nắm bắt và hiểu văn bản chính xác, tinh tế hơn.
Nói về thơ, Phan Ngọc viết: “Thơ là một hình thức tổ chức ngơn ngữ hết sức
quái đản”, “nó cấp cho ta những suy nghĩ ngồi nội dung thơng báo” [50, tr.29 - 30].
Hệ thống liên kết trong những sáng tác thơ, do mang những đặc trưng thể loại, sẽ chứa
đựng nhiều nét đặc thù. Như vậy, rõ ràng, liên kết trong thơ là một hướng nghiên cứu
mang nhiều hứa hẹn.
Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là hai nhà thơ xuất sắc của nền thơ Việt Nam hiện
đại. Ngược dịng thời gian, có thể điểm qua được rất nhiều nghiên cứu về hai tác giả
này. Song, các cơng trình khơng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu độc lập từng tác giả.
Chính sự đối lập về giới tính, sự khác nhau về thời đại; sự giống nhau ở giọng thơ
nồng nàn da diết, ở tâm trạng lo lắng, cuống quýt trong cuộc sống và tình yêu đã khơi
nguồn cảm hứng cho những cơng trình nghiên cứu đối sánh hai tác giả ra đời.
Những vấn đề được đặt ra khi tiếp cận thơ Xuân Diệu, Xuân Quỳnh rõ ràng
khơng ít. Tuy nhiên, vấn đề về liên kết, đặc biệt là liên kết nội dung trong sáng tác của


2

họ đến nay vẫn còn là một mảng trống. Bên cạnh đó, theo chúng tơi, sự khác nhau
trong quan điểm, mục đích, phong cách sáng tác… của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến cách xây dựng kết cấu văn bản. Sự thể hiện liên kết chủ đề
và liên kết logic giữa hai tác giả này, do vậy, chắc hẳn sẽ có rất nhiều tương đồng lẫn
khác biệt.
Nhận thấy điều đó, chúng tơi chọn tiếp cận các sáng tác của Xuân Diệu, Xuân
Quỳnh trên phương diện liên kết nội dung qua đề tài “Liên kết nội dung trong thơ
Xuân Diệu và Xuân Quỳnh” với hy vọng có thể phát hiện thêm những nét tiêu biểu,
đặc trưng của hai tác giả. Đồng thời, từ những kết quả đã khảo sát, phân tích được,

chúng tơi tiến hành so sánh nhằm làm rõ hơn sự giống và khác nhau giữa hai nhà thơ
thông qua hệ thống liên kết nội dung mà họ sử dụng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngữ pháp học truyền thống không bao giờ vượt qua giới hạn câu. Về sau, để
khắc phục nhược điểm, ngữ pháp học đã vượt ra khỏi giới hạn này để đến với những
đơn vị có quy mơ và kích thước lớn hơn. Kết quả là, ngữ pháp văn bản ra đời.
Trong giai đoạn 1947 - 1952, xuất hiện nhiều cơng trình đặt nền móng cho ngữ
pháp văn bản. Đến những năm 70, ngữ pháp văn bản bước vào thời kì phát triển rầm
rộ, thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu.
Một trong những thành tựu lớn nhất của ngữ pháp văn bản là việc mơ hình hóa
mối quan hệ giữa các phát ngôn trong văn bản. Và thành tựu này, được đánh dấu bằng
tác phẩm “Cohesion in English” [82] của Halliday - Hasan, ra đời vào năm 1976.
Năm 1985, Trần Ngọc Thêm công bố chuyên luận “Hệ thống liên kết văn bản
tiếng Việt” [68], mở đầu cho việc nghiên cứu ngữ pháp văn bản ở nước ta. Nhìn chung,
đây là một cơng trình khá đầy đủ và có giá trị, có thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu
các vấn đề thuộc lĩnh vực ngữ pháp văn bản nói chung, những vấn đề có liên quan đến
liên kết nói riêng.
Cũng năm này, Trần Ngọc Thêm cùng Nguyễn Trọng Báu và Nguyễn Quang
Ninh xuất bản quyển “Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn” [12]. Cơng trình này
thiên về ứng dụng, làm rõ tính hiện thực của ngữ pháp văn bản thông qua việc giảng
dạy cách thức soạn thảo văn bản.


3

Thêm vào đó, năm 1996, quyển “Ngữ pháp văn bản” [48] của tác giả O.L.
Moskalskaja do Trần Ngọc Thêm dịch được xuất bản. Tác phẩm đã trình bày một cách
hệ thống những vấn đề cơ bản của ngữ pháp văn bản.
Năm 1987, Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô cho
xuất bản quyển “Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ học” [29] của

tác giả I. Galperin (Hồng Lộc dịch). Cơng trình này đã lần lượt dẫn dắt người đọc tiếp
cận những đặc trưng cơ bản nhất để hình thành văn bản: tính liên kết, tính hồn chỉnh,
tính liên tục… và những mối liên hệ bên trong của văn bản.
Năm 1998, Diệp Quang Ban đóng góp cho lĩnh vực ngữ pháp văn bản chuyên
luận “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” [8]. Trong đó, ngồi việc trình bày những
vấn đề chung của văn bản như văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn…; tác giả còn
giới thiệu hai hệ thống liên kết: một được dùng trong nhà trường Việt Nam và một
được dùng rộng rãi trên thế giới. Sau đó, vào các năm 2002 và 2009, ông lại công bố
thêm hai chuyên luận: “Giao tiếp - văn bản - mạch lạc - liên kết - đoạn văn” [10] và
“Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản” [11]. Đặc biệt, trong “Giao tiếp diễn ngôn
và cấu tạo văn bản”, Diệp Quang Ban khai thác sâu hơn các nội dung như: phân tích
hội thoại, phân biệt liên kết và mạch lạc, gợi ý về phân tích diễn ngơn…
Năm 1999, chun luận “Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt” [64] của Nguyễn
Thị Việt Thanh được công bố. Chuyên luận xác định rõ khái niệm và ranh giới của lời
nói; phân tích sâu các vấn đề liên quan đến các phương thức, phương tiện liên kết lời
nói.
Cũng năm này, Chu Thanh Tâm cơng bố bài viết “Tính liên kết của đề tài diễn
ngơn”, được in trong quyển “Những vấn đề Ngữ dụng học” [61]. Tác giả đã phân tích
rất cụ thể liên kết hình thức, liên kết chủ đề và liên kết lập luận; đồng thời, chỉ rõ cách
thức thể hiện của quan hệ lập luận trong việc đảm bảo liên kết chủ đề.
Từ năm 2000 trở đi, ngữ pháp văn bản trong nước phát triển khá rầm rộ. Có rất
nhiều bài viết thuộc lĩnh vực này được công bố, như “Cấu trúc đề thuyết với thực tiễn
phân tích diễn ngơn” (2003) [53] của Tôn Nữ Mỹ Nhật; “Liên kết hồi quy trong ngôn
ngữ học văn bản. Vài kiến nghị về cách xác định và phân loại.” (2004) [18] của Võ
Văn Chương; “Về phương thức biểu hiện mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân trong


4

một truyện ngắn hiện đại” (2013) [49] của Nguyễn Thị Hồng Nga; “Liên kết văn bản

trong truyện cười hiện đại Việt Nam” (2013) [56] của Trần Kim Phượng và Nguyễn
Thị Minh Hà… Các bài viết này hầu như đều đi sâu vào phân tích nhiều khía cạnh,
nhiều bộ phận khác nhau của ngữ pháp văn bản.
Năm 2002, quyển “Phân tích diễn ngôn” [14] của G. Brown và G. Yule do
Trần Thuần dịch được xuất bản. Cơng trình xoay quanh những vấn đề cơ bản của phân
tích diễn ngơn.
Năm 2003, Nguyễn Hịa cơng bố quyển “Phân tích diễn ngơn – Một số vấn đề
về lý luận và phương pháp” [40]. Tác phẩm ra đời với tư cách là cơng trình chun
sâu, tập trung và hệ thống nhất ở Việt Nam, phân tích chi tiết các vấn đề có liên quan
mật thiết đến phân tích diễn ngơn.
Năm 2005, quyển “Các phương tiện liên kết và tổ chức văn bản” [39] của
Nguyễn Chí Hịa được xuất bản. Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản có tính
chất hệ thống về cấu trúc văn bản tiếng Việt, đồng thời giúp người đọc có khả năng
lĩnh hội và tổ chức một văn bản.
Không chỉ có các bài báo khoa học, chuyên luận, chuyên khảo… các luận văn,
luận án có đề tài thuộc lĩnh vực này cũng xuất hiện nhiều.
Năm 2004, có luận văn thạc sĩ “Mạch lạc trong văn bản và việc dạy học sinh ở
nhà trường phổ thông viết văn mạch lạc” [1] của Phan Thị Ai. Năm 2011, Phan Thị Ai
lại tiếp nối thêm luận án tiến sĩ “Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn
của học sinh phổ thơng” [2]. Hai cơng trình này chủ yếu nghiên cứu những vấn đề về
lỗi mạch lạc và chuẩn mạch lạc được thể hiện trong các văn bản tập làm văn, từ đó góp
phần nâng cao năng lực diễn đạt trong việc tạo lập văn bản cho học sinh phổ thông.
Năm 2009, Nguyễn Thị Thu Hà bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ “Phương
thức liên kết văn bản trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp” [34]. Năm 2010, có
luận văn thạc sĩ “Liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam” [4] của Thái Thị Lan Anh.
Sự thành công của những luận văn này cho thấy, có thể vận dụng kiến thức về liên kết
để chỉ ra đặc trưng riêng trong phong cách sáng tác của từng tác giả cụ thể.
Gần đây nhất, năm 2013, có luận văn thạc sĩ “Liên kết nội dung trong kinh
nguyện Công giáo (dựa trên cứ liệu tiếng Việt)” [78] của Nguyễn Thị Mộng Tuyền.



5

Trong luận văn này, tác giả đã trình bày rất rõ hệ thống liên kết nội dung, bao gồm liên
kết chủ đề và liên kết logic trong các bản kinh nguyện Cơng giáo. Qua đó, luận văn
làm nổi bật được những đặc trưng riêng, mang tính đặc thù về mặt liên kết của thể loại
văn bản này.
Điểm qua một số cơng trình nghiên cứu, đặc biệt chú ý đến những cơng trình
thuộc giai đoạn sau, chúng tơi nhận thấy, ngữ pháp văn bản có đóng góp tích cực
khơng chỉ cho việc nghiên cứu ngơn ngữ mà cịn cho nhiều lĩnh vực khác (có liên quan
đến ngơn ngữ) như: phân tích văn học, nghiên cứu văn học, dạy làm văn... Rõ ràng,
đây là một mảng nghiên cứu mang nhiều tiềm năng và hứa hẹn những kết quả thú vị.
Bên cạnh đó, cũng đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Xuân Diệu và Xuân
Quỳnh. Riêng trong lĩnh vực ngôn ngữ học, về Xn Diệu, có thể điểm qua một số
cơng trình như: luận văn thạc sĩ “Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái
tim” trong thơ Xuân Diệu” (2008) [72] của Đỗ Ngọc Thư; luận văn thạc sĩ “Hiện
tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu” (2011) [19] của Vũ Hoàng Cúc;
luận văn thạc sĩ “Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu” (2013) [71] của Nguyễn Thị
Thùy; luận văn thạc sĩ “Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Xuân Diệu và những cách
tân của ông” (2014) [3] của Vũ Thị Hải Anh... Tương tự như vậy, cũng có một số
cơng trình nghiên cứu về Xuân Quỳnh như: luận văn thạc sĩ “Một số đặc trưng ngôn
ngữ thơ Xuân Quỳnh” (2005) [37] của Trương Thị Hiền; luận án tiến sĩ “Ẩn dụ tri
nhận trong thơ Xuân Quỳnh” (2015) [58] của Phạm Thị Hương Quỳnh... Bên cạnh
việc nghiên cứu độc lập từng tác giả, một số cơng trình cịn đặt Xn Diệu và Xn
Quỳnh trong thế đối sánh nhằm chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hai nhà
thơ. Chẳng hạn, có thể kể đến luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong
tiếng Việt (thể hiện qua ca dao trữ tình, thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh)”
(2007) [59] của Phạm Thị Xuân Rớt; bài viết “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Xuân Diệu và
Xuân Quỳnh” (2014) [85] của hai tác giả Võ Xuân Hào và Huỳnh Lê Chi Hải...
Có thể thấy, đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu về Xuân Diệu và Xuân

Quỳnh, với tư cách độc lập từng tác giả cũng như trong thế đối sánh hai tác giả với
nhau. Song, các cơng trình, bài viết này chủ yếu tìm hiểu về đặc điểm ngơn từ, phong
cách sáng tác, các biện pháp nghệ thuật... được sử dụng trong các sáng tác của hai thi


6

sĩ. Nói cách khác, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ câu và dưới câu, còn
các vấn đề liên quan đến văn bản - phạm vi lớn hơn câu vẫn chưa nhận được nhiều sự
quan tâm, chú ý. Như vậy, vấn đề liên kết, cụ thể là liên kết nội dung, trong sáng tác
của Xuân Diệu và Xn Quỳnh – một thể loại có tính đặc thù là thi ca, rõ ràng vẫn
đang là vấn đề còn bỏ ngõ, hứa hẹn nhiều kết quả khả thi, mới mẻ trong nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đến với đề tài này, mục đích của luận văn là xác định đặc điểm hệ thống liên
kết nội dung trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh.
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Tiến hành nghiên cứu đặc điểm liên kết chủ đề và liên kết logic trong các
sáng tác của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh. Cụ thể:
- Về liên kết chủ đề: Khảo sát, phân tích các phương thức liên kết chủ đề được
Xn Diệu, Xn Quỳnh sử dụng; tính tốn độ liên kết chủ đề và độ phức tạp chủ đề
của các sáng tác.
- Về liên kết logic: Khảo sát, phân tích các phương thức liên kết logic được
Xuân Diệu, Xn Quỳnh sử dụng; xác lập các mơ hình lập luận được sử dụng trong
các sáng tác.
(2) Xác định những nét tương đồng và khác biệt khi xây dựng liên kết chủ đề và
liên kết logic của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh thông qua những sáng tác của họ.
4. Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Với những mục đích, nhiệm vụ nêu ở mục 3, chúng tôi xác định đối tượng
nghiên cứu của luận văn là hệ thống liên kết nội dung, bao gồm liên kết chủ đề và liên
kết logic trong sáng tác thơ của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh.

Để tiến hành nghiên cứu, luận văn sử dụng các nguồn ngữ liệu sau đây:
 Xuân Diệu
Xuân Diệu là một tác gia lớn, có sự nghiệp sáng tác đồ sộ; riêng với thể loại thơ,
ơng đã có hơn 400 sáng tác. Trong giới hạn một luận văn thạc sĩ, chúng tôi lựa chọn


7

chỉ khảo sát hai tập thơ tiêu biểu nhất của ông: “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” 1
(1992, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội). Số lượng cụ thể như sau:
STT

Tuyển tập

Số lượng sáng tác

1.

“Thơ thơ”

46

2.

“Gửi hương cho gió”

51

Tổng


97

 Xn Quỳnh
Chúng tơi chọn khảo sát tồn bộ 104 sáng tác trong tuyển tập “Xuân Quỳnh Thơ tình” 2 (2002, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp:
Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt luận văn. Cụ thể, chúng tôi căn
cứ vào các đặc trưng của liên kết nội dung đã được Trần Ngọc Thêm đề xuất để nhận
diện hệ thống liên kết chủ đề và liên kết logic khi chúng được hiện thực hóa trong các
văn bản thơ cụ thể.
Tiếp theo, chúng tơi trích dẫn một số dẫn chứng tiêu biểu trong các sáng tác của
Xuân Diệu, Xuân Quỳnh; sau đó tiến hành phân tích chi tiết các trích dẫn này nhằm
chỉ rõ sự hiện diện của các phương thức liên kết cũng như vai trị của chúng trong việc
hình thành đặc điểm hệ thống liên kết nội dung của một văn bản, chứng minh cho các
luận điểm đã đưa ra trong quá trình nghiên cứu.
1

Đây được xem là hai tập thơ t iêu biểu nhất, không chỉ t rong giai đoạn trước Cách mạng, mà cho cả sự

nghiệp sáng tác của Xuân Diệu: “Với hai tập thơ “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”, Xuân Diệu đã trở thành
một trong những nhà thơ xuất sắc nhất và điển hình nhất của phong trào Thơ mới.” [77, tr.167]. Những sáng tác
được ra đời ở giai đoạn sau, nếu là thơ thì khơng đặc sắc bằng giai đoạn đầu: “Rõ ràng thơ Xuân Diệu, đặc biệt
với thơ trữ tình trước Cách mạng, là hay hơn hẳn ở giai đoạn sau”; còn lại thường “phát triển chủ yếu theo ngả
tiểu luận nghiên cứu, phê bình chứ khơng phải là thơ” [60, tr.533]. Ch ính vì vậy, kh i nghiên cứu về mảng thơ ca
của tác gia Xuân Diệu, chúng tôi đã quyết định lựa chọn hai tuyển tập này.
2

Chúng tôi lựa chọn “Xuân Quỳnh - Thơ tình” vì đây là tuyển tập có số lượng sáng tác tương đương


với số lượng sáng tác trong hai tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu. Sự cân bằng tương đối
này sẽ giúp chúng tôi dễ dàng hơn khi tiến hành khảo sát, phân tích và so sánh các đặc điểm giữa hai tác giả.


8

- Phương pháp sơ đồ hóa:
Luận văn sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong chương 2 và chương 3.
Trong chương 2, phương pháp này được sử dụng để xác lập đồ hình. Cụ thể,
chúng tơi xây dựng hệ thống liên kết chủ đề trong các sáng tác thơ của Xuân Diệu và
Xuân Quỳnh theo đồ hình, bao gồm các cột và hàng. Thơng qua đồ hình, chúng tơi nêu
lên cách thức liên kết giữa các từ, ngữ trong một văn bản. Đây cũng chính là cơ sở để
tính tốn độ liên kết chủ đề và độ phức tạp chủ đề của các văn bản.
Trong chương 3, phương pháp này được sử dụng để xác lập mơ hình lập luận.
Mơ hình bao gồm các luận cứ và kết luận (sẽ xác định rõ trong quá trình nghiên cứu)
được sắp xếp, kết hợp theo nhiều cách khác nhau. Từ những mô hình này, chúng tơi sẽ
đánh giá, nhận xét về cách thức lập luận trong các sáng tác của hai tác giả.
- Phương pháp miêu tả:
Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả trong chương 2 và chương 3.
Trong chương 2, phương pháp này được sử dụng để miêu tả các đồ hình được
rút ra trong các sáng tác của Xuân Diệu, Xn Quỳnh cùng q trình chúng tơi xác lập
ra chúng.
Trong chương 3, phương pháp này được sử dụng để miêu tả các mơ hình lập
luận được Xn Diệu, Xn Quỳnh sử dụng trong các sáng tác của họ cùng cách thức
chúng tơi xác lập ra những mơ hình ấy.
- Phương pháp so sánh:
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh trong phần cuối của chương 2 và
chương 3. Cụ thể, chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp này để xác định rõ những điểm
tương đồng và khác biệt giữa Xuân Diệu, Xuân Quỳnh trong quá trình xây dựng liên
kết chủ đề và liên kết logic của họ.

- Thủ pháp phân loại và hệ thống hóa:
Luận văn sử dụng thủ pháp phân loại và hệ thống hóa trong chương 2 và
chương 3. Cụ thể, chúng tôi vận dụng thủ pháp này để sắp xếp các phương thức liên
kết được Xuân Diệu, Xuân Quỳnh sử dụng trong các sáng tác thành từng nhóm, dựa
trên đặc điểm của liên kết nội dung. Kết quả của sự phân chia này được dùng làm cơ


9

sở cho việc thống kê, phân tích những đặc trưng của hệ thống liên kết nội dung ở
những phần tiếp theo.
- Thủ pháp thống kê toán học:
Luận văn sử dụng thủ pháp thống kê toán học trong chương 2 và chương 3. Thủ
pháp này giúp chúng tôi thống kê số lần xuất hiện, tính tốn tỷ lệ phần trăm của các
phương thức liên kết tạo nên liên kết chủ đề và liên kết logic trong các sáng tác được
khảo sát. Kết quả này là cơ sở cho các phân tích, so sánh để rút ra những đặc trưng
quan trọng của hai tác giả khi xây dựng liên kết nội dung.
6. Đóng góp của luận văn
Thơng qua các kết quả khảo sát, thống kê, phân tích, luận văn góp phần chứng
minh khả năng ứng dụng của lý thuyết ngữ pháp văn bản nói chung và liên kết văn bản
nói riêng vào tìm hiểu những tác phẩm, tác giả cụ thể (Xuân Diệu, Xuân Quỳnh).
Mặt khác, như đã trình bày, vấn đề về liên kết nội dung cũng như việc so sánh
đặc trưng của chúng nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa Xuân Diệu và
Xuân Quỳnh đến nay vẫn còn là một mảng trống. Do vậy, hy vọng những kết quả của
luận văn sẽ gợi mở hướng nghiên cứu mới, đồng thời góp thêm một phần kiến thức về
phong cách của hai tác giả này.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần “Dẫn nhập”, “Kết luận” và “Tài liệu tham khảo”, luận văn được
triển khai thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung

Trong chương 1, luận văn trình bày sơ lược một số lý thuyết nền tảng về hệ
thống liên kết trong văn bản. Đặc biệt, chúng tôi chú ý làm rõ các yếu tố được sử dụng
để thể hiện liên kết chủ đề và liên kết logic. Bên cạnh đó, luận văn cũng giới thiệu đơi
nét về cuộc đời, quan điểm sáng tác, phong cách sáng tác… của Xuân Diệu và Xuân
Quỳnh. Đây sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để tiến hành nhận xét, đánh giá sự
tương đồng và khác biệt trong việc thiết lập hệ thống liên kết nội dung trong các sáng
tác của hai tác giả.
Tất cả kiến thức được trình bày trong chương 1 sẽ giúp chúng tôi triển khai hiệu
quả hơn chương 2 và 3 của luận văn.


10

Chương 2: Liên kết chủ đề trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh
Trong chương 2, trước hết, chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích các phương
thức liên kết thể hiện liên kết chủ đề trong thơ Xuân Diệu và Xn Quỳnh. Tiếp theo,
chúng tơi vẽ đồ hình và từ đó, tính tốn độ liên kết chủ đề, độ phức tạp chủ đề của các
văn bản được khảo sát. Từ những kết quả đã đạt được, chúng tôi rút ra những đặc
trưng trong cách xây dựng liên kết chủ đề của từng tác giả. Cuối cùng, luận văn sẽ đặt
hai nhà thơ này trong thế đối sánh nhằm chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa
họ khi sử dụng mảng liên kết này.
Chương 3: Liên kết logic trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh
Trong chương 3, trước hết, chúng tơi tiến hành khảo sát, phân tích các phương
thức liên kết thể hiện liên kết logic trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Tiếp theo,
dựa vào lý thuyết lập luận, chúng tôi chỉ ra bản chất lập luận, xác lập các sơ đồ lập
luận của các văn bản được khảo sát; từ đó, khái qt những “khn” lập luận thường
gặp trong các sáng tác của hai nhà thơ. Từ những kết quả đã đạt được, chúng tôi rút ra
những đặc trưng trong cách xây dựng liên kết logic của từng tác giả. Cuối cùng, luận
văn sẽ đặt hai tác giả này trong thế đối sánh nhằm chỉ ra những điểm tương đồng, khác
biệt giữa họ khi sử dụng mảng liên kết này.

Ngồi ra, luận văn cịn có 4 phụ lục:
- Phụ lục 1: Bảng thống kê, phân loại các phương thức liên kết thể hiện liên kết
nội dung trong các sáng tác được khảo sát của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh.
- Phụ lục 2: Bảng thống kê chi tiết độ liên kết chủ đề, độ phức tạp chủ đề trong
các sáng tác được khảo sát của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh.
- Phụ lục 3: Đồ hình liên kết trong các sáng tác được khảo sát của Xuân Diệu và
Xuân Quỳnh.
- Phụ lục 4: Mơ hình lập luận trong các sáng tác được khảo sát của Xuân Diệu
và Xuân Quỳnh.


11

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Liên kết trong văn bản
1.1.1. Văn bản
1.1.1.1. Khái niệm văn bản
“Văn bản” là một trong những thuật ngữ nhận được khá nhiều sự chú ý của
giới nghiên cứu. Do vậy, tồn tại khơng ít quan điểm khác nhau về nó. Dưới đây, chúng
tơi xin dẫn một số cách hiểu tiêu biểu về văn bản và hệ thống hóa chúng thành các
hướng chính như sau:
(1) Hướng thiên về nhấn mạnh hình thức:
- “Văn bản được xét như một lớp phân chia được thành các khúc đoạn. Tiếp
theo, các khúc đoạn đó lại được lấy làm các lớp, và đến lượt mình, chúng được phân
chia thành các khúc đoạn, và cứ thế cho đến chừng nào sự phân chia kết thúc.” (Dẫn
theo [11, tr.195]), (L. Hjelmslev, 1953).
- “Văn bản được hiểu ở bậc điển thể là phát ngơn bất kỳ có kết thúc và có liên
kết, có tính chất độc lập và đúng về ngữ pháp.” (Dẫn theo [11, tr.195]), (W. Koch,
1966).
- “Văn bản là một chuỗi nối tiếp của các đơn vị ngôn ngữ được làm thành bởi

một dây chuyền của các phương tiện thế có hai chiều đo 3.” (Dẫn theo [11, tr.195]), (R.
Haweg, 1968).
(2) Hướng thiên về nhấn mạnh nội dung:
- “Hành vi nói năng hoặc một loại hành vi nói năng mạch lạc do một cá nhân
thực hiện trong những tình huống nhất định, là văn bản (nói hoặc viết).” (Dẫn theo
[29, tr.35], (E. Coseriu, 1955).
- “Văn bản là đơn vị cơ bản (fundamen tal unit) của ngữ nghĩa học và không
nên định nghĩa nó như là một loại trên câu.” (Dẫn theo [29, tr.35]). “Nên xem xét một
văn bản như là một đơn vị nghĩa: một đơn vị không phải của hình thức mà là của ý
nghĩa.” (Dẫn theo [11, tr.196]), (M. Halliday, 1976).

3

“Hai chiều đo (dimensions) được hiểu là sự tính tốn trên trục dọc và sự tính tốn trên trục ngang,

cùng với sự thay thế của các phương tiện ngôn ngữ.” [11, tr.195].


12

- “Văn bản là điều thơng báo viết có đặc trưng là tính hồn chỉnh về ý và cấu
trúc và thái độ nhất định của các tác giả đối với điều được thông báo […]. Về phương
diện cú pháp, văn bản là một hợp thể gồm nhiều câu (ít khi là một câu) liên kết với
nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng – ngữ pháp.” (Dẫn theo [11, tr.197]), (L.
Loseva, 1980).
(3) Hướng tổng hợp:
- “Văn bản – đó là sản phẩm của q trình sáng tạo lời mang tính cách hồn
chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được trau truốt văn chương theo
loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đề) và một loạt đơn vị riêng (những
thể thống nhất trên câu) hợp nhất lại bằng những liên hệ khác nhau về từ vựng, ngữ

pháp, logic, tu từ, có một hướng nhất định và một mục tiêu thực dụng.” (Dẫn theo [29,
tr.38], (I. Galperin, 1981).
- Trong quyển “The encyclopedia of language and linguistics - Vol 10” [83,
tr.5180], (1994), văn bản đã được định nghĩa chi tiết, tương ứng với ba lĩnh vực nghiên
cứu: ngơn ngữ học nói chung, văn học và phân tích diễn ngơn. Chúng tơi tạm dịch như
sau:
“Văn bản 4 là:
1. Một đoạn văn viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài – chủ
đề… của nó, tạo thành một thể thống nhất, chẳng hạn như một câu chuyện, một bài
thơ, một công thức, một biển báo giao thông…
2. Văn học, trước hết xem nó như một tài liệu viết, thường đồng nghĩa với sách,
[…].

4

Trích dẫn nguyên văn từ “The encyclopedia of language and linguistics - Vol 10” [83, tr.5180]:

“Text:
1. A stretch of writing or utterance, large or small, which by reason of its structure, subject matter, etc.
forms a unity, e.g., a story, poem, recipe, road sign, etc.
2. Lit primarily seen as written material, freg. synonymous with book, e.g.
3. In DISCOURSE ANALYSIS, sometimes equated with written language, discourse being reserved for
spoken language, or discourse in used in such a way that is subsumes text.”


13

3. Trong PHÂN TÍCH DIỄN NGƠN, văn bản đơi khi được hiểu tương đương
với ngơn ngữ viết, cịn diễn ngơn thì được dành riêng cho ngơn ngữ nói, hoặc diễn
ngơn được dùng chung để chỉ cả ngơn ngữ nói lẫn ngôn ngữ viết (văn bản).”

- “Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là phần tử. Ngoài các
câu – phần tử, trong hệ thống văn bản cịn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị
trí của mỗi câu và những mối quan hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và
với tồn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ
ấy.” [68, tr.19], (Trần Ngọc Thêm, 2006).
Trong bài “Đọc thêm về định nghĩa văn bản và đặc trưng của văn bản” [10,
tr.57], Diệp Quang Ban cho rằng, quyển “The encyclopedia of language and linguistics
- Vol 10” đã đưa ra định nghĩa “vừa có tính khái qt cao, bao gồm được nhiều quan
niệm về văn bản cho đến nay, [...] vừa có tầm rộng cần thiết, bao gồm cả cách hiểu
văn bản trong văn học và trong bộ mơn phân tích diễn ngơn […]”. Chúng tôi cũng
nhận thấy, đây là một định nghĩa có tính bách khoa cao, giúp nhận diện được văn bản
trong nhiều trường hợp khác nhau. Do vậy, trong quá trình triển khai luận văn, chúng
tơi sẽ sử dụng định nghĩa này.
Bên cạnh thuật thuật ngữ “văn bản” (text), trong giới nghiên cứu ngơn ngữ
hiện nay cịn tồn tại thuật ngữ “diễn ngôn” (discourse). Chúng thường gây nhầm lẫn
trong thực tiễn sử dụng. Do vậy, dưới đây, chúng tôi sẽ đi vào phân biệt rõ sự tương
đồng và khác biệt giữa hai thuật ngữ này.
Trong “Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản” [11], Diệp Quang Ban
chia thành ba hướng phân biệt chính:
(1) Ở hướng thứ nhất, các nhà nghiên cứu phân chia tất cả các sản phẩm ngơn
ngữ thành hai loại hồn tồn đối lập nhau, khơng giao thoa, khơng chồng chéo, tức đã
là cái này thì không thể là cái kia:
- Loại thứ nhất, luôn tồn tại dưới dạng viết, được gọi là văn bản.
- Loại thứ hai, ln tồn tại dưới dạng nói, được gọi là diễn ngôn.


×