.
E
3
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
4.1. Phương pháp thống kê phân loại 6
4.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu 6
4.3. Phương pháp phân tích tu từ học 7
5. Những đóng góp của khóa luận 7
6. Cấu trúc khóa luận 7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 9
1.1 Một số khái niệm cơ bản 9
1.1.1 Màu sắc tu từ 9
1.1.2. Phương tiện tu từ 11
1.1.3. Biện pháp tu từ 11
1.1.4. Sự khác nhau giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ 12
1.1.4.1. Cấp độ từ vựng 12
1.1.4.2. Cấp độ ngữ nghĩa 13
1.1.4.3. Cấp độ cú pháp 14
1.1.4.4. Cấp độ văn bản 15
1.1.5. Phân tích tu từ học 17
1.2. Ẩn dụ tu từ 20
1.2.1. Khái niệm 20
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc nghĩa, kiểu loại 21
1.2.2.1. Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ có thể chia ẩn dụ ra làm ba loại 21
1.2.2.2. Các dạng ẩn dụ 22
1.2.3. Ý nghĩa sử dụng 24
1.2.3.1. Trong sinh hoạt hàng ngày 24
1.2.3.2. Trong văn chính luận 24
1.2.3.3. Trong thơ văn nghệ thuật 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 26
Chương 2: ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH 27
2.1. Thống kê phân loại 27
2.1.1. Tư liệu thống kê 27
2.1.2. Mục đích thống kê 27
2.1.3. Kết quả thống kê. 27
2.1.3.1. Bảng thống kê về ẩn dụ tu từ trong thơ của Xuân Quỳnh 27
2.1.3.2. Nhận xét 29
2. Giá trị ẩn dụ tu từ trong thơ Xuân Quỳnh 30
2.1. Ẩn dụ tu từ biểu thị cho phong cách thơ Xuân Quỳnh 30
2.2. Giá trị biểu cảm của ẩn dụ tu từ trong thơ Xuân Quỳnh 35
2.3 Phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” 45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 49
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
1
1.
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có
phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu
thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di
sản văn học thật đáng quý. Ngòi bút của chị đã được thử thách qua thời gian và
nhiều loại chủ đề khác nhau. Trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh
cao. Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm
riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn
phụ nữ thông minh, sắc sảo, đầy nữ tính. Đọc những tác phẩm của Xuân Quỳnh,
chúng ta gần như hình dung được chị đã sống ra sao, đã yêu thương day dứt
những gì? Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo của mình, các
sáng tác của Xuân Quỳnh chính là đời sống của chị, là những tâm trạng của chị
trong mỗi bước vui buồn của đời sống.
Trên con đường hoạt động văn học nghệ thuật không dài lắm, với tư cách
người phụ nữ - người yêu – người vợ và người mẹ, sáng tác của Xuân Quỳnh đã
đi vào lòng bạn đọc nhiều thế hệ như là tiếng nói tiêu biểu của tình yêu và tình
mẫu tử. Đó là tiếng nói trữ tình dịu dàng, sâu lắng, chứa đựng hơi thở của thời
đại mà vẫn in dấu truyền thống của tâm hồn dân tộc ta tự ngàn xưa.
Trong sự nghiệp văn chương đồ sộ của mình, Xuân Quỳnh đã sử dụng rất nhiều
biện pháp nghệ thuật như: điệp từ, điệp ngữ, so sánh, hoán dụ, từ láy và không thể
không nhắc đến biện pháp ẩn dụ tu từ. Ẩn dụ tu từ là một trong những biện pháp
nghệ thuật tạo nên sự thành công, tạo nên phong cách lãng mạn, trữ tình trong thơ
Xuân Quỳnh. Vì vậy khóa luận này tìm hiểu về: “Sự thể hiện của ẩn dụ tu từ trong
thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh”. Chúng tôi thiết nghĩ, việc nghiên cứu giá trị nghệ
thuật của các phương tiện và biện pháp tu từ nói chung và giá trị của ẩn dụ tu từ
trong thơ của Xuân Quỳnh nói riêng là một việc làm thiết thực để chúng ta có thể
thêm một cách nhìn sâu sắc về phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Ẩn dụ tu từ là
một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng nhiều và có giá trị rất lớn trong việc
diễn đạt tư tưởng, quan điểm và tình cảm của nhà thơ.
Trong chương trình trung học phổ thông từ xưa đến nay, môn Văn vẫn
giữ được vị trí ưu thế, các tác phẩm của nhà văn chân chính vẫn có chỗ đứng
bền vững trong chương trình giảng dạy. Cùng với những tác phẩm của các tác
giả tên tuổi thì thơ Xuân Quỳnh cũng được đưa vào giảng dạy cho học sinh.
Trong chương trình Ngữ Văn 7, tâp 1, Nhà xuất bản Giáo dục có đưa vào giới
thiệu bài thơ Tiếng gà trưa và trong chương trình Ngữ Văn 12, tập 1, Nhà
2
xuất bản Giáo dục có giới thiệu bài thơ Sóng . Đây được coi là hai bài thơ tiêu
biểu của Xuân Quỳnh.
Hiện nay, phương pháp giảng dạy đã được đổi mới khác với lối dạy học
truyền thống, phương pháp dạy tích hợp giữa ba môn tiếng Việt, làm văn, Đọc
văn trong chương trình Ngữ Văn ngày càng được chú trọng, được quan tâm từ
phía giáo viên giảng dạy.
Nhưng thực tế hiện nay trong nhà trường phổ thông cho thấy những
phương tiện , biện pháp tu từ xuất hiện trong tác phẩm ít được giáo viên và học
sinh phân tích kĩ lưỡng, tỉ mỉ. Giáo viên chỉ định hướng khái quát cho học sinh.
Họ chưa coi đây là một phương pháp có hiệu quả rất lớn để đi vào chiều sâu nội
dung, tư tưởng bài thơ. Chính vì vậy mà khi phân tích Xuân Quỳnh, giáo viên
chưa giúp học sinh cảm nhận thật sâu sắc cái hay, cái đẹp của các phương tiện
và biện pháp tu từ, trong đó có ẩn dụ tu từ mang lại. Để góp một phần nhỏ vào
việc khắc phục tình trạng trên, chúng tôi đã lựa chọn tìm hiểu nghiên cứu về “Sự
thể hiện của ẩn dụ tu từ trong thơ Xuân Quỳnh”. Thiết nghĩ đây là việc làm cần
thiết với những ai yêu thích, có mối quan tâm sâu sắc đến thơ của chị.
2.
Việc tìm hiểu phương thức ẩn dụ đã từ lâu được các nhà nghiên cứu quan
tâm. Trong các giáo trình về từ vựng học tiếng Việt: Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu
Châu, Nguyễn Thiện Giáp đều nói đến hiện tượng chuyển nghĩa nói chung và
phương thức ẩn dụ nói riêng
Bên cạnh đó, các tác giả viết về phong cách học như: Đinh Trọng Lạc, Cù
Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Hữu Đạt cho rằng ẩn dụ là một phép tu từ dùng
để trang trí, góp phần làm giàu hình tượng, cảm xúc tiếng Việt. Song ở mỗi tác
giả, ở mỗi thời điểm lại có cách gọi và phân loại khác nhau.
Nguyễn Thái Hòa, gọi ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa, có khả năng gợi
hình, gợi cảm. Về mặt ý nghĩa, tác giả phân ẩn dụ ra làm ba loại: “Từ cụ thể đến
cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể”. Cách phân loại này
dựa vào tính cụ thể của đối tượng chọn làm ẩn dụ. Với cách phân chia này, mối
quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, hai hiện tượng chưa được thể hiện rõ nét và
cũng chưa thấy được tính đa dạng, phong phú của ẩn dụ tu từ.
Cù Đình Tú, xem ẩn dụ “là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối
tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên tưởng về
nét tương đồng của hai đối tượng”. Dựa vào khả năng tương đồng giữa hai đối
tượng, tác giả chia ẩn dụ tiếng Việt ra làm năm loại: “Tương đồng về màu sắc,
3
tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động và
tương đồng về cơ cấu”. Nhìn chung các phân chia này phù hợp với chức năng
biểu cảm của ẩn dụ tu từ. Tuy nhiên cách nhận định về ẩn dụ tu từ này mang
nhiều tính truyền thống, chưa làm rõ các phương tiện và biện pháp tu từ.
Như vậy, vấn đề ẩn dụ được nghiên cứu khá kĩ lưỡng và nhiều nhưng hầu
như ít có công trình nào tìm hiểu ẩn dụ tu từ trong tác phẩm nghệ thuật. Thực tế
này đã để ngỏ một cách hiểu, cách tiếp cận (ẩn dụ tư từ) trong nhiều cách hiểu,
cách tiếp cận khác đối với các văn bản nghệ thuật.
Xuân Quỳnh – Một người phụ nữ đa sầu, đa cảm; một người vợ, người mẹ
dịu hiền, đặc biệt hơn chị còn là một người nghệ sĩ đa tài. Sự nghiệp văn học của
chị được xây dựng trên nhiều lĩnh vực như: thơ trữ tình, truyên ngắn viết cho
thiếu nhi ở mảng nào chị cũng gặt hái được nhiều thành công đáng kể nhưng
khi nhắc tới Xuân Quỳnh người ta thường biết đến chị với tư cách là một nhà
thơ thực thụ.
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biêu của thế hệ nhà thơ sinh ở thập kỉ 40.
Cũng giống như hầu hết các nữ sĩ đông tây kim cổ, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để
diễn tả cuộc sống của chính mình về tất cả mọi phương diện: những khát khao,
những tình cảm, những suy nghĩ, và "sự sống" của một người phụ nữ. Có lẽ vì
vậy mà những sáng tác của Xuân Quỳnh cũng luôn chân thành, đằm thắm và da
diết. Chị đã yêu với tất cả chiều sâu thăm thẳm của trái tim mình. Với Xuân
Quỳnh, thơ của chị sáng tác khá nhiều song số lượng bài viết, nghiên cứu về chị
còn phần nào hạn chế, khiêm tốn.
Trong số nghiên cứu về Xuân Quỳnh phải kể đến:
- Nữ sĩ Xuân Quỳnh – cuộc đời để lại (Ngân Hà tuyển chọn và biên soạn,
nhà xuất bản văn hóa thông tin – Hà Nội 2001)
- Xuân Quỳnh – cuộc đời và tác phẩm (Lưu Khánh Thơ, Đông Mai tuyển
chọn, nhà xuất bản phụ nữ)
- Bài viết Con người và nhà thơ của Lại Nguyên Ân (Hội nhà văn Việt
Nam – Báo văn học tuổi trẻ, tháng 6 năm 1995)
Nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh chưa nhiều song phần lớn các ý kiến đều
đánh giá khá cao thơ chị.
Trong: Nữ sĩ Xuân Quỳnh – cuộc đời để lại bài viết “ Cảm nhận về thơ
Xuân Quỳnh” Lưu Khánh Thơ có viết: Từ lúc xuất hiện cho đến khi vĩnh biệt
cuộc đời, quá trình sáng tác thơ của Xuân Quỳnh là một chặng đường đi lên
không hề đứt đoạn. Hồn thơ của chị ngày càng đa dạng và không ngừng được
4
mở ra. Ngòi bút của Xuân Quỳnh đã được thử thách qua thời gian, với nhiều
loại chủ đề khác nhau [8].
Bên cạnh đó, Lại Nguyên Ân thì cho rằng: Xuân Quỳnh là hiện tượng rất
quan trọng của nền thơ chúng ta. Có lẽ là từ Hồ Xuân Hương, qua các chặng
phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới thấy lại một nữ thi sĩ mà tài
năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi
dào phong phú như vậy[8].
Hay như Mai Quốc Liên đã có lần nhận xét: Chưa có ai đã biểu hiện sự
thương yêu sâu xa, đằm thắm đến thế trong thơ tình Việt Nam như Xuân Quỳnh.
Chu Văn Nga trong bài viết: Xuân Quỳnh – một chồi thơ sắc biếc cũng đã
nhận xét rất chân thật dòng cảm xúc của mình về thơ Xuân Quỳnh: Tôi yêu thơ
Xuân Quỳnh trước tiên vì nét trẻ trung, tươi tắn cái vẻ hồn nhiên cởi mở của
người làm thơ, yêu cách viết nghịch ngợm, dí dỏm, không cần làm duyên nhưng
vẫn có cái duyên của người cầm bút[8].
Khi nhận xét về nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, đặc biệt là về giọng thơ,
Nguyễn Thị Minh Thái đã nói: Những câu thơ ấy giống hệt những giọt nước sau
cơn mưa còn đọng lại trên lá cây. Chỉ cần một làn cảm xúc chợt đến khi chạm
vào lá, là những câu thơ ấy sẽ rơi rụng ngay xuống một vùng tâm thức mồn một
hiện lên giữa lòng ta[8].
Xuân Quỳnh là một nhà thơ có nghệ thuật và kĩ thuật biểu hiện tương đối
vững vàng, có bản lĩnh. Cấu tứ thơ Xuân Quỳnh thường rất tự nhiên nhưng lại
chắc chắn, gọn ghẽ, sắc sảo. Một giọng điệu không kiểu cách, khiên cưỡng mà
luôn tự nhiên phóng khoáng. Câu thơ đi về rộng dài theo những liên tưởng nhiều
khi đột xuất mà vẫn tự nhiên, hợp lí, câu thơ chao liệng giữa hi vọng, mơ ước
với những trăn trở xót xa, những niềm vui nỗi buồn.
Để có những tác phẩm thơ hay, đặc sắc và dễ đi vào lòng người, Xuân
Quỳnh cũng giống như bao nhà thơ khác cũng vượt qua những thang bậc của sự
tìm tòi, trăn trở.
Tóm lại, nhìn một cách tổng thể, các học giả, các công trình nghiên cứu,
bài viết có những nhận xét khá thống nhất, chính xác về phong cách sử dụng
ngôn ngữ của Xuân Quỳnh. Tuy nhiên, do mục đích khác nhau mà các bài viết,
công trình nghiên cứu ấy chưa đi sâu tìm hiểu về biện pháp nghệ thuật “Ẩn dụ tu
từ” trong thơ của Xuân Quỳnh. Vậy nên, trong khuôn khổ của khóa luận này
chúng tôi sẽ nỗ lực tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu về biện pháp ẩn dụ tu từ
trong thơ của Xuân Quỳnh với mong muốn kế thừa và phát huy những thành tựu
5
đã nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh. Qua đó, hi vọng chúng tôi có thể góp thêm
chút ít ý kiến vào việc nghiên cứu, tìm hiểu về bộ phận sáng tác có giá trị nhiều
mặt này của nhà thơ.
3.
Mục đích của khóa luận này là tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa mà cụ thể
là phương thức ẩn dụ tu từ. Đặc biệt là tìm hiểu giá trị ẩn dụ trong thơ của Xuân
Quỳnh. Từ đó thấy được vai trò, tác dụng của phương tiện này trong việc góp
phần tạo nên sự thành công trong thơ của Xuân Quỳnh.
Bên cạnh đó, khóa luận này đóng góp tiếng nói của mình vào việc tìm hiểu
thơ Xuân Quỳnh nhất là phương diện nghệ thuật. Nâng cao sự hiểu biết, năng lực
khám phá, cách tiếp cận, thêm một cách phân tích khác về thơ Xuân Quỳnh.
Khóa luận nghiên cứu thành công chính là tài liệu tham khảo cho những ai
yêu mến, thích thú, quan tâm tới thơ Xuân Quỳnh nói chung và các bạn sinh
viên ngành Ngữ Văn nói riêng trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy.
Khi nghiên cứu khóa luận này, chúng tôi tiến hành các bước sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu chung về phương tiện tu từ, biện pháp tu từ và phương
tiện tu từ ngữ nghĩa: Ẩn dụ tu từ, làm cơ sở vững chắc để soi rọi vào trong thơ
ca Xuân Quỳnh nhằm tìm ra những biện pháp, phương tiện tu từ này một cách
khoa học, chính xác và khách quan.
Thứ hai: Tiến hành khảo sát thơ ca Xuân Quỳnh, tìm ra những bài thơ, câu thơ
có sử dụng ẩn dụ tu từ để từ đó rút ra nhận xét, đánh giá khái quát về phong cách sử
dụng các phương tiện và biện pháp tu từ trong thơ của Xuân Quỳnh.
Thứ ba: Phân tích giá trị nghệ thuật của phương tiện và biện pháp tu từ ẩn
dụ trong việc biểu đạt nội dung, ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của tác phẩm thơ
Xuân Quỳnh. Liền với đó là đi sâu vào phân tích giá trị cụ thể của ẩn dụ tu từ
trong bài thơ “Tiếng gà trưa” được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa của
chương trình trung học cơ sở (lớp 7).
Thông qua đó, đề xuất một số cách cảm thụ, phân tích, tiếp cận khác khi
giảng dạy và học tập thơ Xuân Quỳnh, thấy được bút pháp miêu tả, sử dụng
ngôn ngữ tinh tế của tác giả.
Xuân quỳnh sử dụng nhiều phương tiện và biện pháp tu từ trong các tác
phẩm thơ của mình. Trong tập thơ “ Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ”,
6
các sáng tác của Xuân Quỳnh đã sử dụng những phương tiện và biện pháp tu từ
như: Dùng từ láy, phép điệp cấu trúc, ẩn dụ để thể hiện sự tinh tế, sắc sảo trong
nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh đã sự dụng nhiều phương tiện và biện pháp tu từ nhưng ở
khóa luận này chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu sự thể hiện của ẩn dụ tu từ
trong những bài thơ của tác giả trong tập thơ “Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu
Quang Vũ”.
Chúng tôi nghiên cứu “Ẩn dụ tu từ” ở ba phạm vi, góc nhìn: Phong cách
học, tu từ học và điểm nhìn thẩm mĩ để thấy được cái độc đáo, mới lạ trong sử
dụng ngôn từ của nhà thơ Xuân Quỳnh.
4.
Khóa luận nghiên cứu theo các phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp thống kê phân loại sẽ giúp người làm khóa luận có kết quả cụ
thể, khách quan và đảm bảo độ chính xác cao. Qua đó, ta thấy được phương tiện
nào, biện pháp nào được sử dụng nhiều hay ít, tỉ lệ cao hay thấp. Từ đó, ta sẽ
nhận thấy giá trị của phương tiện, biện pháp tu từ nào chiếm ưu thế.
Có thể khẳng định: Đây là một phương pháp rất quan trọng và cần thiết cho
việc nghiên cứu khóa luận. Nó không chỉ giúp cho khóa luận được lôgic, rõ
ràng, sâu sắc, mang tính khoa học và khách quan cao mà nó còn giúp người đọc
nghiên cứu có cái nhìn tổng quan hơn, cụ thể hơn về biện pháp nghệ thuật trong
thơ Xuân Quỳnh. Từ đó, việc nghiên cứu kĩ các văn bản nghệ thuật để rồi tìm ra
các dạng kết cấu thường gặp của các phương tiện, biện pháp tu từ mà tác giả hay
sử dụng.
Trên cơ sở của phương pháp này ta có thể khắc phục được một phần những
thiếu sót thường gặp và lựa chọn phương hướng thích hợp để khắc phục khi đi
vào tìm hiểu, phân tích giá trị của ẩn dụ tu từ trong các bài thơ của Xuân Quỳnh.
Phương pháp so sánh – đối chiếu với các công trình nghiên cứu khác về
Xuân Quỳnh là một việc cần làm để thấy sự giống nhau, khác nhau, khía cạnh
nào các tác giả đề cập tới hay có đề cập tới thì cũng mới tản mạn, rải rác ở một
số công trình mà chưa thành hệ thống. Lấy đó làm cơ sở làm nền tảng khách
quan hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu.
7
Phương pháp phân tích tu từ học là phương pháp quan trọng và chính yếu
bởi nó có thể giúp ta giải mã một cách đầy đủ hơn sự độc đáo trong sử dụng
ngôn ngữ lựa chọn hình ảnh, tư duy nghệ thuật độc đáo của tác giả trong việc
làm nên sự biến đổi phong cách thể loại trong văn học.
Khi sử dụng phương pháp này vào phân tích các phương tiện, biện pháp nghệ
thuật trong thơ Xuân Quỳnh cần chú ý tới các thao tác phân tích tu từ học sau:
- Xác định thành phần thông tin cơ bản của văn bản ngôn từ.
- Tìm ra những hình thức biểu đạt gần nghĩa hoặc đồng nghĩa của biểu đạt
lựa chọn. Tiến hành so sánh, đối chiếu dựa trên những mối quan hệ của ngữ
cảnh tư từ để thấy được những đặc điểm đồng nhất và đối lập của từng yếu tố.
- Đưa ra những phán đoán về giá trị, hiệu quả của hình thức nghệ thuật
được lựa chọn trong việc biểu đạt nội dung.
Tuy nhiên, sự phân tích tu từ học chỉ là chất xúc tác cho tác động của nghệ
thuật về tư tưởng và cảm xúc thẩm mĩ. Sự phân tích này không thể tách rời quá
trình tổng hợp để khôi phục tính chỉnh thể của tác phẩm văn học, nhằm xác định
rõ giá trị của mỗi yếu tố, mỗi phương tiện, biện pháp tu từ trong cái toàn thể đó
là tác phẩm.
Ngoài bao phương pháp trên, chúng tôi còn nghiên cứu các tài liệu khoa
học để bổ sung kiến thức, hoàn thiện khóa luận một cách đầy đủ hơn.
5.
Xuân quỳnh là một nhà thơ lớn, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt
Nam. Đặc biệt tác phẩm của bà được chọn giảng dạy trong nhà trường trung học
cơ sở, trung học phổ thông đã chứng tỏ bà là một nhà thơ lớn và có vị trí quan
trọng trong nền văn học của nước nhà.
Vì vậy, sự thành công của khóa luận sẽ là một trong những tài liệu tham
khảo tìm hiểu về thơ Xuân Quỳnh, về sự thể hiện “sức sống” của ẩn dụ tu từ
trong tác phẩm nghệ thuật.
6.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương này dành cho việc điểm lại những vấn đề lí thuyết có liên quan đến
đề tài như:
8
1. Lí do chọn khóa luận.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Cấu trúc chung và nội dung cơ bản của khóa luận.
Để từ đó lấy làm căn cứ lí giải các hiện tượng cụ thể mà khóa luận đặt ra.
Chương 2: Ẩn dụ tu từ trong thơ Xuân Quỳnh.
9
“Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau
một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có
nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy” (Belinxki). Một ý kiến khác
cho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ
cũng là một phát minh về hình thức và một khám về nội dung” (Leonop). Vậy
tác phẩm văn học là sự hội tụ, sự gặp gỡ và giao thoa, mối quan hệ hữu cơ
khăng khít giữa hình thức con chữ, ngôn ngữ, nội dung và nghệ thuật.
Nhà lí luận chính trị Lênin cũng cho rằng: “Tác phẩm văn học dù muốn hay
không muốn đều phải khoác lên cho nó chiếc áo diêm dúa của ngôn từ”.
Giới nghiên cứu ngôn ngữ học tiếng Việt cũng đưa ra ý kiến về hình thức
và nội dung trong tác phẩm văn học. Trong đó, có ý kiến của giáo sư Đinh
Trọng Lạc: “Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ là phương tiện và biện pháp
tu từ”.
Như vây, hình thức và nội dung có quan hệ hữu cơ, quan hệ biện chứng với
nhau. Vì vậy, khi đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi chú
trọng nhiều đến hình thức diễn đạt, đặc biệt là phương tiện ẩn dụ tu từ trong thơ
của Xuân Quỳnh.
Chương này chúng tôi sẽ tìm hiểu cơ sở lí thuyết của phương tiện tu từ,
biện pháp tu từ để làm tiền đề cho chương sau (Chương 2).
1.1.
1.1.1.
Đinh Trọng Lạc [16] khẳng định rằng “phương tiện ngôn ngữ ngoài ý nghĩa
cơ bản (ý nghĩa sự vật – lôgic) ra còn có ý nghĩa bổ sung” mà tu từ học còn gọi
là màu sắc tu từ.
Màu sắc tu từ là khái niệm phong cách học chỉ phần thông tin có tính chất
bổ sung bên cạnh phần thông tin cơ bản của một thực từ. Nói cách khác, màu
sắc tu từ là khía cạnh biểu cảm – cảm xúc của ý nghĩa thuộc từ (diễn đạt những
tình cảm, những đánh giá, những ý định …) bên cạnh sự vật – logic của ý nghĩa.
Ví dụ: Các từ: Ăn, nhậu, tọng, hốc, đớp, xơi… là những từ đồng nghĩa
nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm.
10
Cụ thể:
Ăn là dùng tay, thìa, đũa đưa thức ăn vào miệng, miệng kết hợp các cử
động nhai, đảo, nuốt… mang màu sắc trung hòa.
Tọng, hốc, đớp là nói đến cách dùng bữa của những người bất lịch sự, hạn
chế về văn hóa ẩm thực, văn hóa sinh hoạt của người Việt, mang màu sắc khinh
thường, rẻ rúm.
Xơi là nói đến cách dùng thức ăn của người có văn hóa, lịch sự, điềm đạm,
mang màu sắc tôn trọng, lịch sự.
Chẳng hạn khi nói:
- Cháu mời bác xơi cơm ạ!
Thái độ của người nói mang màu sắc tôn trọng, lịch sự.
- Hốc cho nhanh rồi cút đi!
Thái độ của người nói mang màu sắc coi thường, khinh bỉ.
Phần lớn các từ trong ngôn ngữ chỉ có phần thông tin cơ bản (còn gọi là ý
nghĩa chỉ xuất) như: nhà, cửa, cột, kèo, xấu, chạy, đến… Nhưng trong ngôn ngữ
cũng có nhiều từ, ngoài phần thông tin cơ bản ra, còn có phần thông tin bổ sung
(còn gọi là ý nghĩa hàm chỉ) như: Người ngọc, quốc sắc, thiên hương, quân tử…
Màu sắc tu từ chính là ý nghĩa hàm chỉ. IV. Acnon xác định ý nghĩa hàm chỉ
như sau: “Khi xem xét thông tin được chứa đựng một cách tương ứng trong
thông báo trên cấp đôi các từ, có thể thấy rằng các từ bên cạnh ý nghĩa chỉ xuất
nêu rõ đối tượng của lời nói còn có ý nghĩa hàm chỉ vốn được hình thành từ
những thành tố cảm xúc, biểu cảm, bình giá và tu từ học chức năng” [15].
Màu sắc tu từ là phần ý nghĩa bổ sung, là yếu tố nhỏ bé, tinh tế làm nên sự
đối lập giữa các phương tiện trung hòa của ngôn ngữ với các phương tiện tu từ
của ngôn ngữ. Còn trong các biện pháp tu từ, thì cách sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ có trung hòa lẫn tu từ cùng đi đến một tác dụng, một hiệu quả là làm
nảy sinh những màu sắc tu từ.
Các tác phẩm văn chương mẫu mực đều chứng tỏ rằng các nhà văn lớn
luôn luôn là những người nắm bắt được một cách tinh tế những màu sắc tu từ
trong sự diễn đạt vừa chính xác, vừa sinh động của sự vật, của thực tế khách
quan lẫn tình cảm, thái độ chủ quan của mình.
Vì vậy, có thể nói rằng, các phương tiện ngôn ngữ dùng để giao tiếp trong
xã hội không thể không có màu sắc tu từ.
11
Những phương tiện tu từ thường được gọi là những phương tiện diễn cảm,
nhưng gọi như vậy dễ gây hiểu lầm là chúng chỉ diễn đạt cảm xúc. Thực ra
những phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ, mà ngoài ý nghĩa cơ bản
(ý nghĩa sự vật – lôgic) ra, chúng còn mang ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ.
Màu sắc tu từ nhiều khi được gọi là sắc thái tu từ (cốt để nhấn mạnh sự đối lập giữa
phần nghĩa cơ bản và phần nghĩa bổ sung) nhưng, từ “sắc thái” nên dùng để chỉ
những sắc thái nhỏ bé, tinh tế, đậm nhạt khác nhau của màu sắc. Ví như màu sắc
cảm xúc có những sắc thái: hống hách, hách dịch, quan liêu, gia trưởng…
Các phương tiện tu từ cần được định nghĩa một cách khái quát và nhất quán
ở mọi cấp độ. Phương tiện tu từ gồm có:
- Phương tiện tu từ từ vựng.
- Phương tiện tu từ ngữ nghĩa.
- Phương tiện tu từ cú pháp.
- Phương tiện tu từ văn bản.
Phương tiện tu từ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, ở mỗi cấp độ
phương tiện tu từ có những đặc điểm, đặc trưng và nét khu biệt riêng.
1
Theo Đinh Trọng Lạc [17], biện pháp tu từ, định nghĩa một cách khái quát
nhất, đó là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói. Đó là những
cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ (không
kể là trung hòa hay diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tác dụng gợi hình gợi
cảm, nhấn mạnh làm nổi bật…) do sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong ngữ
cảnh rộng.
Biện pháp tu từ còn là những cách diễn đạt mới mẻ trong những ngữ cảnh
cụ thể bên cạnh những cạnh những cách diễn đạt bình thường quen thuộc mọi
ngữ cảnh.
Ví dụ: Trong câu thơ: Anh yêu em như yêu đất nước của Nguyễn Đình Thi
đã so sánh “yêu em” như “yêu đất nước” trở thành một biện pháp tu từ, nhờ việc
so sánh đó mà diễn đạt được tình yêu đôi lứa đặt sóng đôi, ngang bằng với tình
yêu đất nước.
Chính các biện pháp tu từ đã làm nên những câu văn hay, những câu thơ
đẹp, những tác phẩm đặc sắc. Bởi cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc không chỉ do nội
dung hay mà còn do hình thức hay, hình thức diễn đạt ngôn ngữ mới mẻ, độc
12
đáo. Vì vậy, khi ta nắm chắc về biện pháp tu từ ta sẽ nhận thấy được một “cơ
thể” (tác phẩm văn chương) hoàn chỉnh, viên mãn, sáng tạo ngôn từ của người
nghệ sĩ – nữ thi sĩ Xuân Quỳnh.
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ, các phương tiện được phối hợp sử dụng, các
biện pháp tu từ được chia ra thành các cấp độ sau:
- Biện pháp tu từ từ vựng.
- Biện pháp tu từ ngữ nghĩa.
- Biện pháp tu từ cú pháp.
- Biện pháp tu từ văn bản.
- Biện pháp tu từ ngữ âm – văn tự.
Chúng ta đều biết, đọc một câu thơ, câu văn thấy rất hay nhưng không biết
hay ở chỗ nào (nghĩa là không biết tác dụng ra sao của biện pháp tu từ nào) thì
có nghĩa là mới thấy hay một nửa. Phong cách học chính là nhằm giúp người sử
dụng biết cái hay đó. Hơn nữa, phạm vi nghiên cứu của đề tài là phương tiện tu
từ ẩn dụ - một trong những phương tiện, mang lại giá trị biểu cảm cho tác phẩm
văn chương, đặc biệt trong thơ của Xuân Quỳnh.
Phương tiện tu từ với biện pháp tu từ có sự khác nhau được thể hiện rất
rõ ở các cấp độ như: Cấp độ từ vựng, cấp độ ngữ nghĩa, cấp độ cú pháp, cấp
độ văn bản.
1.1.4.1. Cấp độ từ vựng
Tác giả Đinh Trọng Lạc [16] quan niệm: Các phương tiện tu từ từ vựng
được xác định là những đơn vị từ vựng đồng nghĩa mà ngoài ý nghĩa cơ bản ra
(ý nghĩa sự vật – lôgic) chúng còn có ý nghĩa bổ sung (gọi là màu sắc tu từ)
được hình thành từ bốn yếu tố: Biểu cảm (chứa đựng yếu tố hình tượng), cảm
xúc (diễn đạt những tình cảm, cảm xúc), bình giá (khen, chê, tốt,xấu ) và phong
cách chức năng (chỉ rõ phạm vi sử dụng: Thường xuyên cố định).
Ta kháo sát ví dụ sau:
Từ “đứa trẻ” là phương tiện từ vựng trung hòa thì các từ sau đây là những
phương tiện tu từ:
“Cún con”, “em bé” là cách gọi âu yếm, yêu thương.
“Đồ trẻ con”, “đồ con nít” tỏ thái độ khinh thường, ghét bỏ.
13
Căn cứ vào phạm vi được sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa tu từ được
chia ra như sau:
Những từ ngữ có điệu tính tu từ cao: Là những từ gọt giũa được ưu tiên sử
dụng trong lời nói sách vở, văn hóa. Đó là những từ ngữ mang màu sắc cao quý,
bác học và thường bắt nguồn từ các lớp từ như: Từ thi ca, từ cũ, từ Hán – Việt.
Những từ ngữ có điệu tính tu từ thấp: Là những từ ngữ được ưu tiên sử
dụng trong lời nói đối thoại, tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là những từ
mộc mạc, bình dị, bắt nguồn từ các lớp từ như: Khẩu ngữ, từ lóng, từ nghề
nghiệp, từ địa phương. Còn những từ ngữ không có nghĩa tương liên, từ không
nằm trong dãy đồng nghĩa, không đi vào hệ hình từ vựng tu từ. Tuy không phải
là những phương tiện tu từ ở cấp độ thấp từ vựng, nhưng chúng ta có thể sử
dụng để tạo ra các biện pháp tu từ ở các lớp như: Thuật ngữ từ trong danh mục,
từ lịch sự, từ ngoại lai.
Các biện pháp tu từ từ vựng là một cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ
vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong câu, trong
chỉnh thể câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ giữa các đơn
vị trong ngữ cảnh. Mối quan hệ có tính chất cú đoạn này đứng ở góc độ tu từ
học thì rất phong phú và đa dạng. Song nếu sử dụng cách phân loại chức năng
do L.Hjelms Lev đưa ra thì có thể tách ra làm ba dạng chính: Quan hệ quy định,
quan hệ hòa hợp và quan hệ tương phản.
Trong quan hệ quy định: Yếu tố được đánh dấu về tu từ học ở điệu tính cao
hay điệu tính thấp được sử dụng trên cái nền của các đơn vị trung hòa về tu từ
học đã quy định màu sắc tu từ của toàn bộ phát ngôn.
Trong quan hệ hòa hợp: Những đơn vị được đánh dấu về tu từ học trong
cùng một lớp tu từ học thuộc một hay nhiều cấp độ ngôn ngữ kết hợp với nhau
dẫn được hiện tượng liên tưởng có sức biểu hiện mạnh mẽ.
Trong quan hệ tương phản: Những yếu tố được đánh dấu về tu từ học thuộc
các lớp tu từ học khác nhau bề ngoài tưởng đối chọi, mâu thuẫn với nhau nhưng
thật ra lại thống nhất với nhau một cách biện chứng, có khả năng gợi liên tưởng
đến bảm chất của những hình tượng, sự vật, hiện tượng phức tạp.
1.1.4.2. Cấp độ ngữ nghĩa
Theo Đinh Trọng Lạc [16] thì: Các phương tiện tu từ ngữ nghĩa là những
định danh thứ hai mang màu sắc tu từ của sự vật, hiện tượng.
14
Ví dụ:
Nhan đề tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” và tên nhan đề truyện ngắn
“Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được coi là phương tiện tu từ ngữ nghĩa,
tức là tên gọi thứ hai bằng hình tượng: Những nho sĩ cuối mùa, những con người
tài hoa, bất đắc chí, những nét văn hóa tốt đẹp ngày xưa và nay chỉ còn vang
bóng – vang bóng một thời và những con người không chịu a dua theo thời,
chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn”
(Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù).
Căn cứ vào loại hình ảnh được sử dụng phương tiện tu từ ngữ nghĩa được
chia ra như sau:
- Phương tiên tu từ được dùng hình ảnh về lượng gồm: Phóng đại, thu nhỏ,
nói giảm
- Phương tiện tu từ dùng hình ảnh về chất gồm: Ẩn dụ, cải danh, nhân hóa,
phúng dụ, hoán dụ, tượng trưng
Còn biện pháp tu từ ngữ nghĩa là toàn bộ những cách kết hợp có hiệu quả
tu từ theo trình tự tiếp nối của các đơn vị từ vựng (kể cả các phương tiện tu từ)
thuộc một cấp độ trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn như: So
sánh, đồng nghĩa kép, thế đồng nghĩa, phản ngữ, nghịch ngữ tiệm thế.
Ví dụ:
Tố Hữu đã sử dụng lối so sánh trong câu thơ sau:
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời
[12]
Trong hai câu thơ trên, Tố Hữu đã sử dụng lối so sánh giữa “trái tim” (cái
so sánh) với tính chất “sáng ngời” (cơ sở so sánh) qua (từ so sánh) là “như”. Do
đó, ta thấy được trái tim – tình yêu thương của người mẹ bao la biển trời được ví
như ngọc sáng ngời.
1.1.4.3. Cấp độ cú pháp
Các phương tiện tu từ cú pháp là những kiểu câu mang màu sắc tu từ do
được cải biến từ những kiểu câu cơ bản (chủ - vị) như kiểu câu rút gọn, mở rộng
thành phần hay đảo trật tự.
Ví dụ: Kiểu câu đảo trật tự.
Đó là một con dao nhỏ nhưng rất sắc
[26]
15
Nếu đảo trật tự thành: Đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ thì giá trị biểu
cảm về con dao sắc sẽ giảm đi.
Các biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu
để được hiệu quả tu từ trong phạm vi của một đơn vị thuộc bậc cao hơn (trong
chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn, trong cả văn bản) như sóng đôi, đảo, đối, lặp
đầu, lặp cuối, câu hỏi tu từ, tách biệt liên kết tu từ học.
Ví dụ: Phép điệp ngữ được dùng để cấu tạo những câu thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
[14]
1.1.4.4. Cấp độ văn bản
Các phương tiện tu từ văn bản là các mô hình văn bản đem lại hiệu quả tu
từ do được cải biến từ mô hình văn bản trung hòa (mở đầu, phần chính, kết thúc)
như các mô hình mở rộng hay rút gọn hay đảo trật tự thành tố.
Còn các biện pháp tu từ văn bản là cách phối hợp sử dụng các mảnh đoạn
của văn bản có khả năng đem lại hiệu quả tu từ. Do sự tác động qua lại của các
mảnh đoạn này với nhau trên cơ sở ba kiểu quan hệ sau đây:
* Quan hệ quy định mảnh đoạn được đánh dấu về tu từ học của văn bản xác
định điệu tính tu từ của toàn văn bản.
* Quan hệ hòa hợp: Các mảnh đoạn văn bản đồng nhất về màu sắc và
phong cách cũng thuộc vào một kiếu mô hình văn bản.
* Quan hệ tương phản: Các mảnh đoạn của văn bản có sự khác nhau về đặc
trưng tu từ hoặc đặc trưng phong cách.
Như vậy ở các cấp độ nào của ngôn ngữ, các biện pháp tu từ cũng cần được
phân biệt với phương tiện tu từ ở những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị lời
nói trong giới hạn của một đơn vị cao hơn. Còn phương tiện tu từ là những yếu
16
tố ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau được đánh dấu về tu từ học trong giới
hạn của một cấp độ nào đó của ngôn ngữ.
Thứ hai: Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ nảy sinh trong ngữ cảnh của
một đơn vị lời nói nào đó. Còn ý nghĩa tu từ học của phương tiện tu từ được
củng cố ở ngay phương tiện đó.
Thứ ba: Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ được quy định bởi những
quan hệ cú đoạn giữa các đơn vị của một bậc hay của một bậc khác nhau. Còn ý
nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ được quy định bởi những hệ hình của các
yếu tố cùng bậc.
Mặc dù giữa các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ có những đặc điểm
khác nhau như vậy nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện chứng. Một mặt,
việc sử dụng các phương tiện tu từ sẽ tạo ra biện pháp tu từ. Mặt khác, việc sử
dụng một số biện pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng có thể chuyển hóa nó
thành một phương tiện tu từ. Đây chính là trường hợp của những cái gọi là so
sánh phóng đại đã mòn đi trong thời gian. Hơn nữa cùng một phương tiện tu từ
có thể được dùng để xây dựng nên những biện pháp tu từ rất khác nhau. Và
ngược lại, những phương tiện tu từ khác nhau có thể cũng tham gia vào việc xây
dựng một biện pháp tu từ duy nhất.
Việc xác định, phân loại và miêu tả các phương tiện tu từ, cũng như các
biện pháp tu từ đạt được những hệ thống nhất quán trong tất cả các hệ thống
ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta ý thức được sự tồn tại của những phương tiện tu từ
trong thể đối lập (tu từ học) với những phương tiện trung hòa, đồng thời còn
giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng nổi bật của sự đối lập, quen thuộc, mới
mẻ của những biện pháp thông thường và biện pháp đặc biệt (tức biện pháp tu
từ). Lẽ tất nhiên, sự lựa chọn sử dụng các phương tiện tu từ và các biện pháp tu
từ ở người sử dụng ngôn ngữ (nhất là các nhà thơ, nhà văn) luôn luôn là sự sáng
tạo không ngừng. Song, cũng không nên nghĩ rằng phải luôn luôn dùng những
hình thức bóng bẩy, gợi cảm mới hay, là độc đáo, là ấn tượng… Bởi vì, trình độ
cao trong việc sử dụng ngôn ngữ không phải chỉ biểu hiện ở chỗ biết nhiều,
dùng nhiều phương tiện tu từ, biện pháp tu từ chủ yếu là tỏ rõ khả năng sử dụng
lựa chọn các phương tiện tu từ, biện pháp tu từ, phương tiện ngôn ngữ phù hợp
với đặc trưng của từng phong cách chức năng. Dễ thấy điều này trong các tác
phẩm văn chương của các nhà thơ, nhà văn. Có những tác giả sử dụng nhiều các
phương tiện tu từ, biện pháp tu từ trong tác phẩm để làm tăng giá trị cho tác
phẩm cả về mặt nội dung cũng như hình thức như: Nguyễn Tuân, Hồ Xuân
Hương, Xuân Quỳnh, Huy Cận, Xuân Diệu…
17
Bên cạnh đó, có những tác phẩm chỉ sử dụng phương tiện tu từ như “đòn
bẩy”, như một thủ pháp “vẽ mây nảy trăng” đúng lúc, đúng chỗ và lựa chọn phù
hợp với từng phong cách cũng dem lại những giá trị biểu đạt, biểu cảm, gợi liên
tưởng sâu sắc, độc đáo. Mặc dù giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ có
những đặc điểm khác nhau như vậy nhưng chúng lại có những yếu tố vô cùng có
ý nghĩa góp phần làm cho tác phẩm văn chương đa sắc màu và có được chỗ
đứng vững trãi trong sự sàng lọc của thời gian.
Phong cách học, như đã biết, là khoa học về các nguyên tắc, các quy luật
nói và quy luật viết có quy luật cao. Muốn chỉ ra được nguyên tắc và quy luật
như thế, phong cách học phải bắt đầu từ việc phân tích mức độ hiệu lực của từng
sự biểu đạt cụ thể. Sự phân tích này thực chất là sự phân tích ngôn ngữ trong
khía cạnh tu từ học.
Nét khu biệt của văn bản nghệ thuật là ở chỗ nó không chỉ chứa đựng nghĩa
đen, sự vật lôgic mà còn bao hàm nghĩa nghệ thuật thẩm mĩ. Nghĩa nghệ thuật
thẩm mĩ này không thể quan niệm được về mặt ngữ nghĩa độc lập với hình thức
ngôn ngữ đã cho. Bởi sự thay đổi hình thức ngôn ngữ bao giờ cũng kéo theo sự
phá hủy cái nghĩa nghệ thuật cụ thể hoặc tạo lập ra một nghĩa nghệ thuật mới.
Quan niệm như trên về nghĩa nghệ thuật – thẩm mĩ của văn bản nghệ thuật
có thể đi đến một cách hiểu về sự phân tích tu từ học như sau:
Phân tích tu từ học là phân tích quá trình lựa chọn và kết hợp và các
phương tiện ngôn ngữ, chỉ ra ý nghĩa tu từ học của sự lựa chọn và kết hợp với sự
biểu đạt. Song, sự phân tích tu từ của các phương tiện tu từ, mà còn tiến lên tìm
hiểu sự tác động của các giá trị ngôn ngữ lên giá trị văn học. Chỉ ra được mối
liên quan giữa hệ thống tu từ và hệ thống hình tượng phân tích được giá trị nghệ
thuật thẩm mĩ của các sự kiện tu từ.
Phương pháp cơ bản trong phân tích tu từ học là phép đối chiếu, so sánh thay
thế những phương pháp đồng nghĩa khác nhau tương đương với sự biểu đạt trong
văn bản (nghệ thuật chính luận), trên cơ sở đó rút ra sự giống nhau giữa chúng để
xác định đúng đắn nghĩa tu từ, giá trị thẩm mĩ cho mỗi hình thức đồng nghĩa.
Ví dụ: Trong văn bản chính luận
Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính
phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và
Chính phủ có lỗi.
18
Có thể khẳng định chính kiểu lặp (điệp) cú pháp toàn phần (lặp kiểu câu
ghép, chỉ quan hệ giả thiết – kết quả) kết hợp với lặp từ vựng đã có tác dụng làm
nổi bật từng điểm chính của nội dung thông tin (đói, rét, dốt, ốm) giúp cho ý
nghĩa khẳng định thêm dứt khoát, mạnh mẽ, nói lên một cách cảm động, sâu sắc,
tấm lòng cao cả, mênh mông của Bác, trách nhiệm to lớn của Đảng và Chính
phủ là hết sức chăm lo, chăm sóc đến đời sống của nhân dân. Nội dung cảm xúc
này sẽ mất đi và chỉ còn nội dung thông tin lôgic bình thường nếu nói vắn tắt:
“Nếu dân đói, rét, dốt, ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.
Còn đối với một đoạn văn, một khổ thơ của ngôn ngữ nghệ thuật thì sự
phân tích tu từ học lại đòi hỏi ở mức sâu, tinh tế hơn nhiều. Lúc này, sự phân tích
đó không phải là sự so sánh, đối chiếu với bất kì hình thức nào (nếu làm như vậy
tất sẽ không tránh khỏi sự thô kệch và giả tạo), mà đã trở thành một sự liên tưởng
sâu xa tới những hình tượng ngôn từ tương đồng vốn gợi ra nội dung bình giá
cảm xúc phong phú trong một hình thức diễn đạt văn học có điệu tính phù hợp.
Ví dụ: Khi đọc câu thơ:
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
[14]
Ta thấy hiện lên câu hỏi vì sao Nguyễn Du lại dùng hình ảnh “hoa” và
“liễu” chứ không phải hình ảnh khác. Nếu đặt câu hỏi này trong quan niệm về
giá trị thẩm mĩ của thời kì trung đại thì ta sẽ hiểu những quy chuẩn về cái đẹp
của người xưa. Thúy Kiều xinh đẹp, tài sắc được ví như hoa đỏ thắm, như liễu
xanh bên hồ. Cái vẻ thắm của hoa, cái màu xanh của liễu như là một chọn lọc tự
nhiên, như biểu tượng về cái đẹp. Vậy mà hoa và liễu cũng phải “hờn” phải
“ghen” với vẻ đẹp lộng lẫy của Kiều. Hai hình ảnh ấy, không chỉ làm tăng vẻ
đẹp của Kiều mà còn báo hiệu một con người có sắc đẹp như vậy trong cuộc
sống sẽ không yên ổn (hồng nhan bạc phận). Hoa và liễu là những vật vô chi vô
giác còn phải hờn ghen về sắc đẹp với nàng huống chi là những tham quan hủ
hoại, những quân vô loài trong xã hội đương thời. Ta thấy ở đây có sự thống
nhất hài hòa giữa tầng tả thực và tầng tượng trưng khái quát là những đồng cảm
hứng của nhà thơ.
Phương pháp tu từ học còn là một phương pháp rất cần thiết và giúp ích
cho việc phân tích, cảm thụ văn học. Nó góp phần tái tạo lại thao tác ngôn ngữ
của tác giả để từ đó lí giải về giá trị ngôn ngữ đã được tuyển chọn. Trong ngôn
ngữ nghệ thuật, yếu tố nào cũng có khả năng thay thế thì càng có giá trị về mặt
phong cách.
19
Ví dụ: Trong câu thơ đầu tiên trong bài “Tống biệt hành”
Đưa người ta không đưa qua sông
Thâm Tâm đã sử dụng toàn thanh bằng. Tại sao lại có sự gặp gỡ thú vị đến
vậy? Tại sao không thấy xuất hiện thanh trắc – gân guốc, mạnh mẽ? Những
thanh bằng ấy ẩn chứa thông tin, ý nghĩa biểu cảm tinh vi như thế nào?
Bản chất của những thanh bằng là những từ có âm đọc nhẹ nhàng, thanh
thoát (ta, mình, yêu, thương…). Chúng có tác dụng làm nhẹ đi, mềm đi, làm cho
ý nghĩa sử dụng tăng thêm giá trị và tác dụng, mang lại hiệu quả cao. Trong
trường hợp này, những thanh bằng nối tiếp nhau tạo ra sự trùng điệp mênh
mang của nõi buồn đưa tiễn. Nỗi buồn ấy cứ nói tiếp nhau không có điểm dừng
để bay vút lên, đó là tình người sâu đậm chứa chan.
Nếu dùng một từ khác có thanh trắc thay vào ví dụ từ “tiễn” (Tiễn người ta
không tiễn qua sông) thay cho từ “đưa”… thì giá trị của câu thơ khác hoàn toàn.
Nó bị gẫy gập trong mạch cảm xúc chia li của người đưa bạn và người ra đi.
Quá trình phân tích tu từ học còn có ý nghĩa quan trọng, giúp người phân
tích tìm được giá trị đích thực, tìm đến các đặc điểm phong cách riêng biệt của
một tác phẩm văn học. Trong quá trình phân tích, nếu đi tìm hiểu, nghiền ngẫm
một cách thấu đáo sẽ giúp người phân tích tránh được lối cảm nhận hoàn toàn
cảm tính, chủ quan thiếu cơ sở.
Mặt khác, ở mỗi đơn vị ngôn ngữ ngoài phần thông tin cơ bản làm nên ý
nghĩa sự vật còn chứa đựng các thông tin bổ sung làm cho nó khác đơn vị có
cùng ý nghĩa sự vật. Khi hoạt động, phần thông tin bổ sung có ý nghĩa quyết
định đối với từ ngữ nào (tương đương về thông tin cơ bản) lựa chọn để sử dụng
cho văn bản chính xác nhất, có hiệu quả thẩm mĩ cao nhất. Do đó việc phân tích
tu từ học cần được căn cứ trên cả mối quan hệ giữa thành phần thông tin cơ bản
và thành phần thông tin bổ sung của một ngôn từ. Muốn xác định giá trị một yếu
tố ngôn từ trước hết phải đặt đơn vị đó trong một chỉnh thể mối quan hệ với tác
phẩm để xác định rõ nội dung biểu đạt tương tự để tìm ra phần thông tin bổ
sung, thông tin hình tượng của hình thức biểu đạt thích hợp nhất trong trường
hợp có nhiều dị bản khác nhau.
Tóm lại: Phương pháp phân tích tu từ học là một công cụ quan trọng bước
đầu tiên trong quá trình giải mã ngôn ngữ nghệ thuật. Nó là chất lên men, là chất
dẫn, là ngòi nổ cho chất nổ, cho phản ứng của nghệ thuật về tư tưởng và cảm
xúc thẩm mĩ trong quá trình tiếp cận tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, nó còn góp
phần khôi phục tính chỉnh thể của tác phẩm văn học, nhằm xác định rõ giá trị
20
của mỗi yếu tố trong cái toàn thể. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, phương
tiện tu từ và biện pháp tu từ có vai trò, tác dụng rất quan trọng trong quá trình
tìm hiểu, phân tích, cảm thụ tác phẩm văn chương – nghệ thuật.
Lênin khẳng định “Không có tư tưởng nào trần trụi cả, tác phẩm văn học
dù muốn hay không muốn đều phải khoác lên mình chiếc áo diêm dúa ngôn từ”.
Khẳng định trên đã cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa phương diện nội dung và
phương diện nghệ thuật.
Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương
đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hay tưởng tượng ra) giữa khách thể
(hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc
hiện tượng, hoạt động, tính chất) B và có tên gọi được chuyển sang dùng cho A.
Tác giả Đinh Trọng Lạc khi nghiên cứu về phong cách kết hợp những thành tựu
mới của ngôn ngữ học hiện đại đã khẳng định như vậy.
Căn cứ vào từ loại và chức năng của ẩn dụ, tác giả đã chia ẩn dụ làm ba
loại: Ẩn dụ định danh, ẩn dụ nhận thức, ẩn dụ hình tượng. Trong ba loại ẩn dụ
này, ẩn dụ nhận thức và ẩn dụ định danh thuộc ẩn dụ từ vựng, hiệu quả tu từ
được tạo nên không lớn lắm. Mang lại hiệu quả cao hơn đó là ẩn dụ hình tượng,
tác động vào trực giác của người nhận và đem lại khả năng sáng tạo cao.
Cùng bàn về ẩn dụ, Nguyễn Thái Hòa nói: “Ẩn dụ thực chất là sự so sánh
ngầm, trong đó vế so sánh giảm lược đi chỉ còn lại vế được so sánh”. Như vậy,
phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một đói tượng này thay cho đối
tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tượng đồng nào đó.
Ví dụ:
Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa
[14]
Hình ảnh “hoa tàn” và “trăng tàn” cũng chính là hình ảnh mang nhiều ý
nghĩa tượng trưng cho cả quãng đường đời đau khổ của Kiều. Nhưng cái hay ở
đây là tuy “hoa tàn” giờ đây lại thêm tươi, tuy “trăng tàn” giờ đây lại sáng hơn
“mười rằm xưa”. Ý nói tuy quãng đời của kiều trước kia có đau khổ thì giờ đây
sống trong cảnh đoàn viên thì hạnh phúc tình yêu thương của thân tình lại thắp
sáng cho cuộc đời Kiều những niềm vui mới.
21
1.2.2.1. Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ có thể chia ẩn dụ ra
làm ba loại
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc thì có:
* Ẩn dụ định danh: “Là một thủ pháp có tính chất thuần túy kĩ thuật dùng
để cung cấp những tên gọi mới bằng vốn từ vựng cũ”.
Ví dụ: Chạy thận, chạy phần mềm, chân trong, chân ngoài…
* Ẩn dụ nhận thức: “Nảy sinh ra do việc làm biến chuyển khả năng kết hợp
của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến trừu
tượng”.
Ví dụ: Những tính từ: “Nóng bỏng”, “thổn thức” vốn có ý nghĩa cụ thể và
có khả năng kết hợp với những danh từ: “Hòn than”, “người tình” để tạo thành:
- Hòn than nóng bỏng
- Người tình thổn thức
Nhưng khi kết hợp với những từ: “Tình yêu”, “suối nguồn” lại tạo thành:
Tình yêu + Nóng bỏng = Tình yêu nóng bỏng.
Suối nguồn + Thổn thức = Suối nguồn thổn thức.
Tức nó được ẩn dụ hóa, được dùng với ý nghĩa trừu tượng.
* Ẩn dụ hình tượng: Là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa.
Ví dụ 1: Từ “xuân” chỉ người con gái đương tuổi thanh xuân.
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh
(Hồ Xuân Hương)
Ví dụ 2: từ “xuân” chỉ người con gái tình xuân hay xuân tình.
Chơi xuân có biết xuân chăng tá
Ví dụ 3: Từ “xuân” chỉ người con gái tuổi xuân đang đi qua.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Ẩn dụ hình tượng là phương thức bình giá riêng của tác giả. Bằng những
sắc thái, bằng ý nghĩa hình tượng tìm kiếm được, ẩn dụ hình tượng tác động vào
trực giác của người nhận thức đem lại khả năng cảm thụ sáng tạo.
22
1.2.2.2. Các dạng ẩn dụ
Cũng theo Đinh Trọng Lạc thì có:
* Ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): “Là sự kết hợp của hai hay
nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ các trung khu cảm giác khác nhau”.
Ví dụ: Lời nói nghe nhạt thếch (thính giác = vị giác), hay: Một mùi mằn
mặn (khứu giác + vị giác).
*Ẩn dụ tượng trưng: “Là sự kết hợp của một khái niệm trừu tượng với một
khái niệm về cảm giác”.
Ví dụ:
Niềm vui hân hoan; những cảm xúc ngọt ngào
(1) (2) (1’) (2’)
(1) và (1’): Khái niệm trừu tượng
(2) và (2’): Khái niệm cụ thể
Ẩn dụ tu từ là đặc điểm của ngôn ngữ thơ. Nó là một phương tiện tu từ đắc
lực trong việc bộc lộ tâm hồn sâu kín qua cảm quan kì diệu.
Ví dụ:
Nghe lạc ngựa rung chân bên giếng lạnh
[12]
Tố Hữu không chỉ lắng nghe tiếng ngựa bằng đôi tai thơ tinh nhạy bén của
mình, thi sĩ còn nghe, thấy cảm thấy cái “rùng” chân của ngựa bên giếng lạnh
(thính giác + xúc giác).
* Cải danh: “Là một biến thể của lối nói chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ,
trong đó người ta dùng tên riêng thay cho tên chung và ngược lại” (theo Đinh
Trọng Lạc).
Ví dụ:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
[12]
Trong câu thơ trên, Tố Hữu đã dung tên “em”, “cô gái”, tên chung để chỉ
những người con gái Việt Nam đang từng ngày từng giờ đóng góp sức lực của
mình, hi sinh bản thân cho Tổ quốc thân yêu.