Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đặc trưng ngữ nghĩa và cách sử dụng một số trợ từ tình thái tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 105 trang )


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của PGS. Nguyễn Thị
Hai và sự góp ý quý báu của PGS. Đặng Ngọc Lệ, hai người thầy tận tâm đã hết lòng
giúp đỡ để em hoàn thành được luận văn này.
Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Nhung


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Trong luận văn Có sử dụng một số kí hiệu được qui ước như sau
(+)

: kết câu đúng ,tồn tại trong tiếng Việt

(-)

; kết cấu sai , không tồn tại trong thực tế

=

; tương đương, giống nhau về ý nghĩa

/

; hay là

->

: có thể biến đổi thành



A

: người nói

B

: người nghe

A > B : vai xã hội của người nói lớn hơn hoặc ngang hàng với người nghe.
A < B : vai xã hội của người nói nhỏ hơn người nghe .
2. Các lài liệu, sách tham khảo được ghi theo số thứ tự của chúng trong danh mục tài liệu
tham khảo và đặt trong dấu ngoặc vuông, sau dấu phẩy là số trang ( nếu có ).
Ví dụ [10,325 ], đọc là “ lài liệu số 10 trang 325
3. Luận văn đã sử dụng một số ví dụ được trích dẫn từ các sách báo. Cách trích dẫn là :
tên tác giả, tên tác phẩm, số tang ( nếu có) đặt trong dấu ngoặc đơn và ghi ở cuối câu
trích dẫn.
Ví dụ : ( DK - TTIL, 137), đọc là Duy Khán, Tuổi thơ im lặng trang 137 .
Nếu câu ví dụ quá dài chúng tôi lược bớt những chỗ không cần thiết, chỗ lược được thay
bằng dấu (...) .


Mục lục
DẪN LUẬN ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ ......................................................................... 7
1.1. Quan niệm về từ ........................................................................................................ 7
1. 2 . Quan niệm về nghĩa của từ. .................................................................................... 7
2.1.1 Nghĩa sở chỉ ......................................................................................................... 8
2.2.1. Nghĩa sở biểu ...................................................................................................... 8
2.3.1. Nghĩa sở dụng ..................................................................................................... 9

2.4.1. Nghĩa kết cấu ...................................................................................................... 9
1.3. các nhân tố chính tác động và chi phối việc lựa chọn và chi phối việc lực chọn và
sử dụng từ trong giao tiếp .............................................................................................. 10
Chương 2:: TRỢ TỪ TRONG HỆ THỐNG HƯ TỪ TIẾNG VIỆT .......................... 13
2.1. Hư từ tiếng việt ....................................................................................................... 13
2.1.Từ loại trợ từ. ........................................................................................................... 14
2.1.1 Tên gọi ............................................................................................................... 14
2.2.2. Khái niệm:......................................................................................................... 14
2.2.3. Ý nghĩa .............................................................................................................. 14
2.1.4. Chức năng: ........................................................................................................ 15
2.1.5

Vị trí cuả trợ từ trong câu .............................................................................. 16

2.1.6. Phân loại ........................................................................................................... 16
Chương 3: CÁC TRỢ TỪ BỔ SUNG Ý NGHĨA CHO CẤU TRÚC CÂU ............... 19
3.1. Phân loại .................................................................................................................. 19
3.2. Miêu tả các trợ từ bổ sung ý nghĩa cho cấu trúc câu............................................... 19
3.2.1. Các trợ từ dùng để hỏi: ..................................................................................... 19
2.1.2. Các trợ từ dùng để cầu khiến ............................................................................ 36
2.1.3. các trợ từ dùng để biểu thị thái độ, tình cảm .................................................... 43
3.2.4 Các trợ từ dùng để đưa đẩy ................................................................................ 74
3.3 Nhận xét chung ........................................................................................................ 75


3.3.1. Vị trí của các trợ từ tình thái trong câu ............................................................. 75
3.3.2

Đặc trưng ngữ nghĩa ...................................................................................... 76


3.3.3. Cách sử dụng .................................................................................................... 78
3.3.4. Nguồn gốc của các trợ từ .................................................................................. 82
CHƯƠNG IV: TRỢ TỪ TÌNH THÁI TRONG PHƯƠNG NGỮ CÁC VÙNG VÀ
VIỆC DẠY HỌC TỪ LOẠI NÀY TRONG NHÀ TRƯỜNG ..................................... 85
4.1. Trợ từ trong phương ngữ các vùng ......................................................................... 85
4.2.Việc dạy – học từ loai trợ từ trong nhà trường ........................................................ 88
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 90
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 96


1

DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài và muc đích nghiên cứu
Nói năng là một hoạt động: hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp của con người
có mục đích tác động: tác động vào nhận thức, tác động vào tình cảm và tác động vào
hành động. Hiệu quả giao tiếp được đánh giá tùy theo các mục đích trên đạt đưọc nhiều
hay ít . Để giao tiếp và tư duy con người phải sử dụng công cụ ngôn ngữ. Đơn vị cơ bản
của ngơn ngữ đó chính là từ .
Trong kho tàng từ vựng phong phú của tiếng Việt, trợ từ là một trong số các từ loại
hư từ có số lượng khơng nhiều và khi giao tiếp trợ từ chỉ đóng vai trị khiêm tốn là phần
phụ tình thái bổ sung ý nghĩa cho thông báo của câu. Thế nhưng trong hoạt động giao
tiếp, nếu sử dụng từ loại này khơng chính xác cũng sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả
giao tiếp, đến việc biểu hiện thái độ lịch sự, bất lịch sự của người nói.
Với luận văn này. hướng nghiên cứu của người viết là đi vào khảo sát trợ từ dưới
góc độ ngữ pháp chức năng và ngữ dụng học nhằm chỉ ra những đặc trưng bản chất và cơ
chế tác động của trợ từ trong giao tiếp.
Thực hiện đề tài này chúng tôi đặt ra cho mình nhiệm vụ:
1. Khảo sát các sắc thái ý nghĩa của một số trợ từ tình thái tiếng việt .

2. Chỉ ra cách thức sử dụng của các đơn vị ấy trong giao tiếp .
3. Trên cơ sở đó nêu một số nhận xét bước đầu về việc sử dụng một số trợ từ tình
thái trong phương ngữ các vùng và việc dạy học từ loại này trong trường phổ thông hiện
nay.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Là một từ loại thuộc nhóm hư từ, trợ từ đã được nhiều nhà Việt ngữ học khảo sát
khi họ đi vào miêu tả hệ thống từ loại tiếng Việt.
Từ trước đến nay, từ loại này đã được gọi bằng nhiều tên khác như :
1. Ngữ khí hiện từ: cách gọi của Bùi Đức Tinh [ 1]
2. Trợ ngữ từ : cách gọi cuả Trần Trọng Kim [50]
3. Tiểu từ hậu trí: cách gọi của Hồng Tuệ [21]


2

4. Ngữ khí từ: cách gọi của Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê [52], Nguyễn
Kim Thản [44], Nguyễn Anh Quế [40]
5. Phụ từ cảm thán: cách gọi của Lê Văn Lý [30]
6. Trợ từ: cách gọi của Nguyễn Tài Cẩn [31], Hoàng Phê [18], Hồ Lê [52] Hoàng
Văn Thung [20], Nguyễn Hữu Quỳnh [41], các tác giả sách giáo trình tiếng Việt [3]
7 . Từ đệm : Cách gọi của Trịnh Mạnh – Nguyễn Huy Đàn [54] . Đái Xuân Ninh [8]
8. Tình thái từ ( hay tiểu từ tình thái): cách gọi của Diệp Quang Ban [6], Đinh VĂn
Đức [9]. Đinh Trọng Lạc [10], Nguyễn Thị Từơng [39]
………
Số đông các nhà nghiên cứu đều xếp trợ từ vào nhóm các hư từ câu tiếng Việt.
Ngồi ra cịn có quan điểm xếp trợ từ vào nhóm “tình thái từ”. tiêu biểu là ý kiến của
Đinh Văn Đức [9] và Hữu Quỳnh [41] ( các tác giả này phân chia kho từ vựng tiếng việt
thành 3 nhóm : thực từ, hư từ và tình thái từ)
Cách nhìn nhận về phạm vi của từ loại này trong quan niệm của các nhà nghiên cứu
cũng không thật nhất quán :

- Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê xếp chung vào nhóm trợ từ ( hay ngữ khí
từ) cả những đơn vị mà ngữ pháp truyền thống vẫn gọi là thán từ.
- còn “trợ từ” theo quan niệm của Đinh Văn Đức chỉ bao gồm các từ “biểu đạt ý
nghĩa tình thái với mục đích nhấn mạnh, tăng cường” [9,189]. Tác giả xếp vào nhóm tiểu
từ tình thái các từ ngữ khí : à, ư, nhỉ, nhé… và cả các thán từ: ái chà, ôi chao, than ôi, hỡi
ôi…
- Hồ lê gọi chung những từ như : à, ư, nhỉ, nhé, đi, rồi… cùng với các từ chẳng lẽ…
sao, chẳng phải… là gì, có lẽ… đều là “ trợ từ”
- Nguyễn Tài Cẩn, Hồng Phê, và các tác giả sách giáo trình tiếng việt cùng thuật
ngữ “ trợ từ” để gọi chung hai nhóm:
+ Ngay, cả , chính, nhưng, hàng, đích, cũng .... (1 )
+ À, ư, nhỉ, nhé, đi, chứ, thôi,... ( 2 )
- Diệp Quang Ban . Hoàng Văn Thung. Nguyễn Anh Quế” chỉ coi nhóm (1) là trợ
từ, nhóm (2) được các tác giả gọi là “tình thái từ, hoặc : ngữ khí từ”


3

Việc phân loại và miêu tả đặc điểm, chức năng của các đơn vị trợ từ đã được nhiều
nhà nghiên cứu đề cập với mức độ đậm nhạt khác nhau. Trong số đó, đi sâu khảo sát về ý
nghĩa và cách sử dụng của trợ từ phải kể đến của tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Anh
Quế..
Bàn về ý nghĩa của ngự khí từ, Nguyễn Kim Thản cho rằng: “ ngữ khí từ khơng có
ý nghĩa từ vựng. khơng ai định nghĩa được à, nhé,… là gì cả. Nhưng đặt vào trong câu thì
nó có tác dụng làm cho loại hình của câu được xác định [44,411]. Theo ơng, ngữ khí từ “
khơng phục vụ cho một từ nào riêng biệt trong câu mà phục vụ cho cả câu” [44,412] và
chức năng cơ bản của nó là tạo kiểu câu ( nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán) hoặc biểu thị
thái độ tình cảm của người nói.
Nguyễn Anh Quế tách biệt “trợ từ” và “ngữ khí tứ”. ơng quan niệm “trợ từ” là loại
hư từ” phụ trợ cho một yếu tố(một từ) trong đoản ngữ hoặc trong câu” [40,216] Theo

ông, “xét về mặt ý nghĩa, mức độ hư hóa của các ngữ khí từ khơng đồng đều, có từ hư
hóa khá triệt để nhưng cũng có những từ mối liên hệ ngữ nghĩa giữa chúng với các thực
từ vốn là từ xuất phát còn khá rõ” [40, 221]. Đề cập đến chức năng của ngữ khí từ, cũng
như Nguyễn Kim Thản, ơng khẳng định “ có ngữ khí từ dùng để tạo các kiểu câu khác
nhau( nghi vấn, mệnh lệnh, khẳng định, phủ định…) có ngữ khí từ chỉ dùng để biểu thị
một thái độ trong khi nói ( kính trọng, lễ phép, thân mật…) . Do vậy ông phân ngữ khí từ
ra thành hai nhóm: các ngữ khí từ tạo câu và các ngữ khí từ biểu thị thái độ. Điều trùng
hợp giữa Nguyễn Anh Quế và nguyễn Kim Thản là cả hai ông đều miêu tả khá chi tiết
cách dùng của 22 trợ từ, trong số đó có 20/22 trợ từ giống nhau.
Tuy nhiên, cũng như số đông các nhà Việt ngữ học. Nguyễn Kim Thản và Nguyễn
Anh Quế mới chỉ nghiên cứu trợ từ một cách độc lập trong câu mà nó xuất hiện chưa đặt
chúng vào một ngữ cảnh rộng trong mối quan hệ với các thành tố tác động và chi phối
quá trình giao tiếp ( hoàn cảnh giao tiếp, quan hệ vai xã hội và quan hệ tình cảm của
những người tham gia giao tiếp) nên kết quả nghiên cứu vẫn còn hạn chế”.
Trợ từ không chỉ được miêu tả với tư cách là một trong số các từ loại của tiếng Việt
mà còn được khảo sát từ góc độ là phương tiện biểu thị câu nghi vấn. Hoàng trọng
Phiến[19], Diệp Quang Ban [6], Cao Xuân Hạo[4]… đã nêu lên một số nhận xét sơ bộ về
đặc trưng của những câu hỏi kết thúc bẳng các từ nhỉ, nhé, à, ư tu, hả… từ đó chỉ ra vai
trị là cơng cụ biểu đạt tình thái hỏi và ý nghĩa biểu hiện các sắc thái nói năng của các
đơn vị này. Đi theo hướng này, Nguyễn Thị Từơng đã gắn việc khảo sát “ một số tiểu từ
tình thái dứt câu trong tiếng Việt” ( chứ, ạ, nhỉ, nhé) với lý thuyết lịch sự” có thể xem tiểu
tư tình thái dứt câu như là những chỉ một số điều chỉnh tính lịch sự trong giao tiếp bằng
ngơn ngữ, góp phần đáng kể vào việc đạt/ khơng đạt hiệu quả giao tiếp “ [39,68]. Đây là


4

một hướng tiếp cận lý thú, gợi mở nhiều điều mới mẻ về khả năng hoạt động và phạm vi
sử dụng của các trợ từ trên trong giao tiếp.
Trợ từ còn được nghiên cứu theo một hướng khác, giáo sư Nguyễn Đức Dân đã

khảo sát các trợ từ : Cũng, chính, cả, ngay, có những, với dưới góc độ logic ngữ nghĩa
[35] và đã có những kiến giải xác đáng, giàu sức thuyết phục về sắc thái ý nghĩa và vai
trò của các đơn vị ấy trong giao tiếp.
Tuy nhiên, đó chưa phải là nhưng cơng trình nghiên cứu tồn diện về trợ từ, kết quả
nghiên cứu chỉ mới ở mức khái quát hoặc dừng lại ở việc khảo sát một số đơn vị ít ỏi.
Nhìn chung, từ trước đến nay đã có khơng ít các cơng trình nghiên cứu đề cập đến
trợ từ, một số đơn vị của từ loại này đã được khảo sát từ nhiều góc độ khác nhau. Các nhà
nghiên cứu đều thừa nhận rằng: trợ từ tuy là một từ loại cư số tượng rất nhỏ nhưng lại có
vai trị quan trọng giao tiếp và đã nêu đưọc một số nhận xét chính xác, khoa học về vai
trò, ý nghĩa và cách dùng của một số các trợ từ song, hầu như chưa có một cơng trình
chun sâu nào khảo sát một cách tồn diện, hệ thống các đơn vị của từ loại này và đặt
chúng vào một ngữ cảnh rộng trong mối quan hệ với các thành tố tác động và chi phối
quá trình giao tiếp (hoàn cảnh giao tiếp, quan hệ vai xã hội và quan hệ tình cảm của
những người tham gia giao tiếp ( người nói, người nghe ) để xem xét vai trò, ý nghĩa và
phạm vi hoạt động của chúng .
Tiếp thu và kế thừa thành quả của những người đi trước, ở đề tài này người viết sẽ
đi vào khảo sát một số trợ từ tình thái bổ sung ý nghĩa cho cấu trúc câu tiếng Việt .
Nguyên lí làm nền tảng cho cơng việc của chúng tơi là : xem xét các sự kiện ngôn ngữ
dựa trên mối quan hệ chức năng giữa ba bình diện cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng .
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ đi vào khảo sát 42 đơn vị trợ từ tình thái bổ sung ý nghĩa cho cấu trúc câu
. Đây là nhưng trợ từ được sử dụng khá phổ biến, có khả năng đảm nhận nhiều vai trò
khác nhau trong giao tiếp, mang nhiều ý nghĩa tình thái phong phú và có nguồn gốc khác
nhau. Chúng tôi lựa chọn khảo sát danh sách này nhằm mục tiêu thông qua việc nghiên
cứu từng đơn vị cụ thể, khái quát được nhưng đặc điểm chung về ngữ nghĩa, chức năng
và bản chất của nhóm các trợ từ tình thái bổ sung ý nghĩa cho cấu trúc câu tiếng Việt .
Một số nhận xét bước đầu được nêu ra trong đề tài này về sự khác biệt trong việc
sử dung trợ từ ở các vùng phương ngữ giới hạn ở việc so sánh, đối chiếu giữa phương
ngữ Bắc bộ và phương ngữ Nam Bộ dựa trên kết quả khảo sát các đơn vị nêu trên .
4. phương pháp nghiên cứu



5

Thực hiện đề tài này chúng tôi đã phối hợp vận dụng các phương pháp thống kê,
phân loại, miêu tả, so sánh đối chiếu và phân tích ngữ cảnh của ngữ dụng học. Quá trình
nghiên cứu được tiến hành như sau:
- Thống kê tất cả ngữ cảnh mà các trợ từ tình thái được lựa chọn khảo sát có thể
xuất hiện.
- Phân loại các trợ từ tình thái ấy thành một nhóm căn cứ vào ý nghĩa mà chúng
biểu thị và chức năng của chúng trong câu.
- Miêu tả đặc trưng ngữ nghĩa và cách sử dụng của từng trợ từ trong thế so sánh, đối
chiếu với các từ khác trong cùng một nhóm hoặc khác nhóm để chỉ ra nét nghĩa riêng và
khả năng hoạt động của chúng trong giao tiếp. ở bước này người viết cũng đã sử dụng
phương pháp phân tích ngữ cảnh của ngữ dụng học khi đặt các trợ từ vào một ngữ cảnh
rộng trong mối quan hệ với các thành tố tác động và chi phối quá trình giao tiếp để khảo
sát chúng.
Như vây, để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra chúng tôi đã vận dụng hai
phương pháp nghiên cứu chuyên nghành: phương pháp nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ với
các thủ pháp thống kê, phân loại, miêu tả, so sánh, đối chiếu ngơn ngữ và phương pháp
phân tích ngữ cảnh.
Các cứ liệu ngôn ngữ sử dụng trong đề tài này được trích từ các tác phẩm văn học ra
đời ở nhiều miền đất nước và trải ra trong những thời kì khác nhau, ngồi ra người viết
cũng dựa vào cảm nhận của người bản ngữ để nhận xét và chứng minh cho các luận điểm
của mình.
5. Đóng góp của luận văn.
Thực hiện đề tài này, người viết mong muốn góp một tiếng nói khiêm tốn vào việc
miêu tả đặc trưng ngữ nghĩa và chỉ ra cách thức sử dụng của một số trợ từ tình thái tiếng
Việt. Bên cạnh đó, việc thực hiện đề tài này sẽ góp thêm cứ liệu về việc phân biệt ranh
giới giữa các từ loại thuộc nhóm hư từ, chỉ ra sự khác biệt cua vệc sử dụng trợ từ trong

các vùng phương ngữ. Danh sách về các trợ từ tính thái bổ sung ý nghĩa cho cấu trúc câu
sẽ cung cấp tư liệu chi tiết cho việc lập trình của máy vi tính xử lí văn bản tiếng Việt.
Gắn việc nghiên cứu với việc dạy- học tiếng việt trong nhà trường, người thực hiện
đề tài cũng mong được góp thêm những ý kiến cụ thể và thiết thực về việc giảng dạy
tiếng Việt nói chung và từ loại trợ từ nói riêng.
6.Cấu trúc của luận văn


6

Luận văn gồm 103 trang, trong đó có 93 trnag chính văn, một bản phụ lục danh sách
các trợ từ được khảo sát trong luận văn. Luận văn được chia làm ba phần: dẫn luận, đặc
trưng ngữ nghĩa và cách sử dụng một số trợ từ tính thái tiếng Việt và kết luận.
Phần thứ hai là phần chính của luận văn, phần này gồm 4 chương:
Chương I : Từ và nghĩa của từ.
Chương II ; Trợ từ trong hệ thống hư từ tiếng Việt.
Chương III : Các trợ từ bổ sung ý nghĩa cho cấu trúc câu tiếng Việt.
Chương IV : Trợ từ trong phương ngữ các vùng và việc dạy - học từ loại này trong
trường phổ thông.


7

ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ TRỢ TỪ TÌNH THÁI
TIẾNG VIỆT

CHƯƠNG I: TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ
1.1. Quan niệm về từ
Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngơn ngữ. F.De. saussure đã nhấn mạnh :
“ người bản ngữ thấy thế nào thì ngơn ngữ là như vậy”. chính tổng thể vốn từ của một

dân tộc là vật liệu cần yếu để xây dựng ngơi ngơn ngữ của dân tộc ấy, thiếu nó thì khơng
thể kiến tạo được ngơi nhà đó. Do vậy, từ chẳng những là đơn vị cơ bản của từ vựng học
mà cịn là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ nói chúng.
Hiện nay tồn tại trên 300 định nghĩa khác nhau về từ nhưng lại khơng có một định
nghĩa nào làm thỏa mãn tất cả mọi người. sở dĩ có tình trạng này là vì do có sự khác biệt
về cách định hình, về chức năng, về đặc điểm ý nghĩa của từ: “ có từ mang chức năng
định danh, có từ khơng mang chức năng định danh ( số từ, thán từ, phụ từ), có từ biểu thị
khái niệm, có từ chỉ là dấu hiệu của những cảm xúc nào đó ( thán từ), có từ liên hệ với
những sự vật, hiện tượng ngồi thực tế, có từ lại chỉ biểu thị những quan hệ trong nội bộ
ngôn ngữ mà thơi, có từ tồn tại trong nhiều dạng thức ngữ pháp khác nhau, có từ chỉ tồn
tại trong một dạng thức mà thơi, có từ tồn tại trong một dạng thức mà thôi” [44,61]
Từ là đơn vị cơ bản và hiện thực của ngôn ngữ độc lập về ý nghĩa, có kết cấu bền
chặt, cố định, được vận dụng tự do trong lời nói như một chỉnh thể thống nhất về ngữ âm,
ngữ nghĩa, ngữ pháp để trực tiếp cấu tạo ngữ doạn .

1. 2 . Quan niệm về nghĩa của từ.
Trong các ngơn ngữ, khơng có mội từ nào lại khơng mang một ý nghĩa nào đó.
Nghĩa của từ là “ kết quả của một quá trình trừu tượng hóa từ nhưng trường hợp sử dụng
tư ngữ trong ngơn từ, Trong những câu nói cụ thể “ [4 ,54 ] . Bản chất ý nghĩa của từ bộc
lộ qua các chức năng tín hiệu học mà chúng đảm nhiệm, phản ánh mối quan hệ giữa từ
(ngôn ngữ )với thực tại,với tư duy, với người sử dụng và quan hệ giữa các từ với nhau
trong nội hộ ngôn ngữ. Nghĩa của từ do vậy là một phức thể gồm nhiều thành tố tạo thành
. có thể hình dung các thành phần ý nghĩa của từ qua sơ đồ sau :


8

2.1.1 Nghĩa sở chỉ
Thể hiện mối quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị. Đối tượng ấy có thể là
những sự vật, những thuộc tính, hành động, phẩm chất hoặc hiện tượng thực tế nào đó

được gọi là cái sở chỉ của từ.
Cái sở chỉ của từ chỉ lộ ra trong những tình huống nói năng cụ thể. Tuy vậy trong
ngơn ngữ có những từ bao giờ cũng có sở chỉ và ln xác định. Đó là các đại từ nhân
xưng, đại từ trực chỉ ( đây, đó, này ấy, kia, thế…), các danh ngữ được xác định bằng từ
trực chỉ và các danh từ riêng.

2.2.1. Nghĩa sở biểu
Thể hiện mối quan hệ của từ với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện ( khái
niệm hoặc biểu tượng ấy được gọi là cái sở biểu của từ). Nghĩa sở biểu của từ là cái có
tính chất ổn định và lệ thuộc vào hệ thống ngôn ngữ.
“Cái sở biểu và cái sở chỉ của một từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cái sở biểu
chính là sự phản ánh của cái sở chỉ trong nhận thức của con người (…) một cái sở biểu
có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau, và ngược lại một cái sở chỉ có thể thuộc vào
những cái sở biểu khác nhau” [14,79]
Ví dụ: một phụ nữ trong gia đình được các con gọi bằng mẹ, được cụ thân sinh gọi
bằng con, được ông anh gọi bằng cô, được cơ em gọi bằng chị. Đến xí nghiệp người phụ
nữ ấy được công nhân gọi là quản đốc phân xưởng và các cơng đồn viên trong xí nghiệp
gọi là chủ tịch cơng đồn. Các từ ngữ “ mẹ”, “con” “ cô”, “ chị”, “ quản đốc”, “ chủ tịch
công đồn” là đồng sở chỉ vì cùng chỉ một người cụ thể.


9

2.3.1. Nghĩa sở dụng
Thể hiện mối quan hệ của từ với người sử dụng ( người nói, người viết, người nghe,
người đọc ). Trong giao tiếp và tư duy, con người hồn tồn khơng thờ ơ đối với từ ngữ
mình dùng. Người nói bao giờ cũng hàm thêm ý tình thái, người nghe phải rút ra thái độ,
tình cảm của người nói thể hiện trong lời.
Ví dụ: Quyển sách ấy giá có mười nghìn .
Tư “có” trong câu trên chứa đựng hàm ý giá của quyển sách ấy là rẻ .

Bằng từ ngữ và qua từ ngữ, người sử dụng bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình. Ý
nghĩa dụng pháp của từ được đúc kết từ thực tế sử dụng ngôn từ của con người.

2.4.1. Nghĩa kết cấu
Thể hiện mối quan hệ giữa các từ với nhau trong nội bộ ngôn ngữ. Thực tại cho
thấy mỗi từ đều nằm trong một hệ thống từ vựng có quan hệ đa dạng và phức tạp với
những từ khác nhau. Theo F. de. Sausure, mọi cơ chế của ngôn ngữ đều xoay xung quanh
hai trục : trục ngữ đoạn và trục đối vị. Các từ nằm trên trục ngữ đoạn có quan hệ kết hợp
( còn được gọi là quan hệ ngữ đoạn – syntagmatic relation), các từ nằm trên trục đối vị có
quan hệ liên tưởng ( cịn gọi là quan hệ đối vị - paradigmatic relayion). Quan hệ của từ
với các từ khác trên trục ngữ đoạn tạo nên ngữ trị ( nghĩa cú pháp) và quan hệ của từ với
các từ khác trên trục đối vị tạo nên giá trị ( nghĩa khu biệt) của từ.
Ngự trị của từ chính là khả năng kết hợp từ vựng và khả năng kết hợp cú pháp của
từ ( khả năng sử dụng từ trong những cấu trúc nhất định).

Ý nghĩa của từ vừa là cái riêng của từng từ, vừa là cái chung cho những từ cùng
loại. Khảo sát ý nghĩa của từ ta khơng chỉ tìm hiểu để nắm bắt nét nghĩa riêng của từng từ
mà cả cái chung về ý nghĩa từ loại của cả nhóm, có thế mới thật sự hiểu từ, hiểu được
những nét nghĩa tinh tế trong từ.


10

1.3. các nhân tố chính tác động và chi phối việc lựa chọn và chi phối việc lực
chọn và sử dụng từ trong giao tiếp
Theo quan điểm của lí thuyết dụng học giao tiếp là một quá trình tương tác chịu tác
động của nhiều nhân tố. Do vậy khi nghiên cứu một phát ngơn nào đó, người nghiên cứu
cần xem xét phát ngôn ấy mội cách tổng hợp không chỉ ở cấu trúc bên trong của phát
ngôn mà cả với các yếu tố nằm ngồi phát ngơn nhưng lại có quan hệ mật thiết đến giá trị
biểu đạt hoặc khả năng đánh giá về phát ngơn đó .

Theo S. M . Ervin Tripp [49] một quá trình giao tiếp sẽ chịu tác động của các thành
tố:
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Người tham gia giao tiếp
- Đề tài giao tiếp
- Chức năng giao tiếp
- Đặc điểm của hình thức giao tiếp
Trong năm thành tố trên , nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hai thành tố quan trọng
nhất Trong quá trình giao tiếp là hoàn cảnh giao tiếp và người tham gia giao tiếp .
Quá trình giao tiếp bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định . Hoàn cảnh
giao tiếp đóng vai trị quyết định Trong việc tạo ra và tiếp nhận các phát ngơn cả về hình
thức và nội dung . R . Lakoff [ 48 ] đã nêu lên quan niệm về hoàn cảnh giao tiếp gắn với
lý thuyết lịch sự (theory of politeness ). Tác giả chia hoàn cảnh giao tiếp thành hai loại cơ
bản :
1. Bối cảnh nghi lễ chính thức hay Trong ngoại giao, loại này thường mang tính hình
thức, trang trọng .
2. Bối cảnh khơng nghi lễ chính thức
Loại này được tác giả chia thành hai mức độ :
- Bối cảnh giao tiếp bình thường
- Bối cảnh giao tiếp thân mật, gần gũi


11

Giáo sư Như Ý đã có những ý kiến cụ thể và xác đáng khi bàn về nhân tố người
tham gia giao tiếp. Trong bài viết “ Vai xã hội và ứng xử xã hội trong giao tiếp “ [ 46]
của mình. tác giả nhận định; “ Con người trong giao tiếp ngơn ngữ khơng phải là người
nói hoặc người nghe mà là các thành viên của hệ thống xã hội cụ thể và các thành viên đó
bao giờ cũng ở vào một địa vị xã hội nhất định với các quan hệ xã hội nhất định theo các
qui tắc thiết chế và chuẩn mực xã hội của từng hệ thống .“ ông quan niệm vai xã hội của

người tham gia giao tiếp là: “ vị trí hay chức trách và các quan hệ xã hội ấn định cho một
cá nhân nào đó trong một hệ thống xã hội” và phân chia vai xã hội của những người tham
gia giao tiếp thành hai nhóm :
- Vai thường xuyên: được đặc trưng bởi giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp .
- Vai lâm thời gồm có:
+ Vai lâm thời thể chế: giám đốc - công nhân, giáo viên - học sinh . ...
+ Vai lâm thời tình huống: người bán hàng - người mua hàng, chủ - khách, ...
Căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong cặp vai, tác
giả của bài viết trên chia quan hệ vai thành hai nhóm:
1. Vai người nói ngang hàngvới người nghe ( A = B với A; người nói, B : người
nghe
2. Vai người nói khơng ngang hàng với người nghe, bao gồm :
- Vai người nói thấp hơn vai người nghe ( A < B ) :
Ví dụ : con cái - cha mẹ . học sinh - thầy giáo ...
- Vai người nói cao hơn vai người nghe ( A > B ) :
Ví dụ : ơng - cháu , thủ trưỏng - nhân viên ...
Theo tác giả mỗi cá nhân không phải bao giờ cũng chỉ ứng với một vai xã hội .
Trong thực tế “con người luôn luôn ở vào thế quan hệ giao tiếp đa dạng với nhiều lớp
người, loại người khác nhau về địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, uy
tín xã hội “. Do vậy khi “các mối quan hệ của cá nhân càng rộng, càng đa hướng thì số
vai anh ta mang càng phong phú” .
Vai xã hội đã để lại dấu ấn hết sức đậm nét trong hành vi ngôn ngữ của con người.
Trong giao tiếp mỗi cặp vai xã hội có một cách sử dụng ngôn ngữ riêng phù hợp


12

với chuẩn mực ứng xử xã hội và tương ứng với một biến thể ngơn ngữ cá nhân của vai
đó.
Bên cạnh quan hệ vai xã hội, quan hệ tình cảm của những người đối thoại cũng ià

một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ trong giao
tiếp.
Từ thực tế sử dụng ngôn ngữ chúng ta nhận thấy để đánh giá một phát ngơn là lịch
sư hay thiếu lịch sự ( tức có đạt hiệu quả giao tiếp hay không ) ta phải căn cứ vào các
nhân tố nằm ngồi phát ngơn, Cụ thể :
- Hồn cảnh diễn ra cuộc thoại ( có tính chất nghi lẽ hay khơng nghi lễ, trang trọng
hay bình thường).
- Quan hệ vai xã hội của A và B ( A ở cương vị xã hội nào, cao hay thấp)
- Tình cảm của A đối với B ở thời điểm đối thoại ( bực tức, hoài nghi, trung hịa hay
thân mật, kính trọng)
Ví dụ: giả định có hai phát ngôn của A và B
A ( Bà): cháu đến chơi đấy hử? (+)
B( cháu ): Bà đến chơi đây hử ? ( - )

(1)
(2)

Nội dung của hai phát ngôn là như nhau, nhưng do quan hệ vai của A > B nên phát
ngôn ( 1 ) được chấp nhận , cịn phát ngơn ( 2 ) bị xem là vô lễ. để đạt hiệu quả giao tiếp,
thể hiện sự lễ phép, kính trọng đối với A, B phải lựa chọn và sử dụng các từ ngữ phù hợp
vớ vị thế < A của mình ( Bà đến chơi ạ.)
Tóm lại, phép lịch sự Trong giao tiếp đã tác động và chi phối đến việc lựa chọn và
sử dụng ngôn ngữ Trong giao tiếp . Trong đó ba nhân tố chính có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc biểu thị tính lịch sự của các phát ngơn đó là: hồn cảnh giao tiếp, quan hệ vai xã hội
và quan hệ tình cảm của những người tham gia giao tiếp .


13

Chương 2:: TRỢ TỪ TRONG HỆ THỐNG HƯ TỪ TIẾNG VIỆT

2.1. Hư từ tiếng việt
Xuất phát từ quan niệm từ loại là một phổ niệm của mọi ngôn ngữ và dựa vào các
tiêu chí về ngữ nghĩa, vào tổ chức đoản ngữ, vào chức năng cú pháp hoặc dựa vào một
tập hợp các tiêu chí về ngữ nghĩa, về khả năng hoạt động của từ, số đông các nhà việt
ngữ học đã phân chia kho tàng từ vựng tiếng Việt thành hai loại lớn: thực từ và hư từ đối
lập nhau về ý nghĩa và hoạt động cú pháp. Thực từ bao gồm các loại từ ( định từ, phó
từ), quan hệ từ ( kết từ), trợ từ và thán từ ( hay gộp chung là tiểu từ). Đại diện cho khuynh
hướng này là các tên tuổi : Nguyễn Tài Cẩn [31], Nguyễn Kim Thản [44], Nguyễn Anh
Quế [40], Nguyễn Minh Thuyết [45],…
Ngồi ra cịn có quan điểm phân vốn từ tiếng Việt thành ba nhóm: thực từ ( gồm
danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ), hư từ ( gồm phó từ, quan hệ từ) và” tình thái từ” (
gồm trợ từ và thán từ). Tiêu biểu cho quan điểm này là các giáo sư Đinh Văn Đức và Hữu
Quỳnh. Khi đối lập “ hư từ” ( phó tứ, quan hệ từ)và “ tình thái từ” ( trợ từ, thán từ) Đinh
Văn Đức cho rằng: “ bản chất ý nghĩa của hư từ là tính chất ngữ pháp, là phương tiện
biểu đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy theo cách thức phản ánh bằng ngơn
ngữ cảu người bản ngữ” [9,120], trong khi đó “ tình thái từ khơng có ý nghĩa từ vựng và
cũng khơng có ý nghĩa ngữ pháp. Ý nghĩa của các từ tình thái diễn đạt mối quan hệ giữa
người nói với thực tại, nhờ đó góp phần hình thành mục đích phát ngơn” [9,121]
Khơng thể cho rằng “hư từ” có ý nghĩa ngữ pháp, cịn “tình thái từ” khơng có ý
nghĩa ngữ pháp. bất kì một từ nào trong ngơn ngữ cũng đều có ngữ trị của chúng. Đó là
khả năng kết hợp của từ và khả năng sử dụng từ trong những câu trúc nhất định. Trợ từ
và thán từ mang nhiều đặc điểm chung gần gũivới phụ từ và quan hệ từ. Việc tách biệt trợ
từ và thán từ thành nhóm tình thái từ ( trong thế đối lập với thực từ và hư từ ) theo người
viết là không thật cần thiết và thoả đáng. Mặt khác, trong tiếng Việt khơng chỉ có trợ từ
và thán từ biểu lộ tình thái. Khái niệm tình thái ( hiểu theo nghĩa rộng ) không chỉ là
những sắc thái tình cảm, cảm xúc của người nói khi phát ngơn mà cịn là các tình thái của
hành động phát ngơn ( trần thuật, cầu khiến, nghi vấn,phủ định), các tình thái của nội
dung mệnh đề. Khảo sát kho từ vựng tiếng Việt, chúng ta có thể phân biệt 3 loại từ tình
thái : Các động từ tình thái, các phó từ tình thái và các trợ từ tình thái .
Các từ loại phụ từ, quan hệ từ, trợ từ và thán từ được xếp vào nhóm hư từ (hư :

trống rỗng) bởi vì các từ loại này có ý nghĩa vật chất mờ nhạt, không biểu hiện các sự vật,
hiện tượng như thực từ, không thể làm trung tâm của ngữ hay thành phần chính của câu
chúng chỉ có thể hoặc giữ chức năng nối kết các đơn vị hay biểu thị các quan hệ cú pháp.
Tuy nhiên hư từ “ có vai trị quan trọng trong sự hình thành nghĩa của câu, những nghĩa


14

đó độc lập với thực từ”, chúng khơng chỉ có ý nghĩa tình thái và biểu thị các quan hệ khác
nhau, mà còn “ biểu hiện điều kiện cùng của câu, biểu hiện các hành vi ngôn ngữ, biểu
hiện các hàm ý” [35,175]

2.1.Từ loại trợ từ.
2.1.1 Tên gọi
Từ trước đến nay trợ từ được gọi bằng nhiều tên khác nhau: ngữ khí hiện từ, phụ từ
cảm thán, từ đệm, từ ngữ khí, tiểu từ tính thái… các tên gọi phần nào đã nói lên đặc điểm
của từ loại này: là hư từ phụ trợ nằm ngoài cấu trúc của đoản ngữ, trong giao tiếp nó chỉ
đóng vai trị là phần phụ tình thái được đệm thêm vào lời nói.

2.2.2. Khái niệm:
Trợ từ là những hư từ dùng trong câu nhằm thể hiện thái độ của người nói đối với
hiện thực khách quan và quan hệ về nhiều mặt giữa người nói với người nghe ( như quan
hệ vai xã hội, quan hệ tình cảm giữa họ với nhau ... )
Các trợ từ thường dùng : cũng, chính, ngay, cả, những , đích, à, ư, nhỉ, nhé,
chứ, kia, thơi, đấy ...
Ví dụ : - Gớm, cái bà Nghị, giàu thế mà cịn làm điêu . (NTT - TĐ)
- Ơng đến ngay nhé ! (NCH – TNTC)
- Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe ![ TH – TPT ]


2.2.3. Ý nghĩa
Nét nghĩa đặc trưng của trợ từ là biểu thị tình thái nhằm thể hiện thái độ, tình cảm,
hàm ý của người nói đối với hiện thực khách quan và với đối tượng tham dự giao tiếp
Thái độ cảu người nói đối với hiện thực khách quan và với đối tượng tham dự giao
tiếp mang tính chất chủ quan. Chính vì thế ý nghĩa tình thái do trợ từ tạo ra là ý nghĩa bổ
sung cho thơng báo của câu.
Ví dụ 1: - san ăn hai quả chuối (1)
- San ăn những hai quả chuối (2) (NC –TTNC)


15

-

Hai câu trên cùng miêu tả một sự kiện, sự có mặt trợ từ những ở câu (2) khiến
câu mang thêm hàm nghĩa : san ăn (những ) hai quả chuối là nhiều

Ví dụ 2 : - Anh dùng bia ạ ?

(3)

- Anh dùng bia nhé'!

(4)

Về cơ bản hai câu trên là như nhau ( ạ, nhé cùng dánh dấu hành động ngơn trung
hõi (mời)), tuy nhiên sắc thái tình cảm và hàm ý của chung khác nhau. Câu (3) biểu thị
thái độ kính trọng của người nói, nội dung giao tiếp của người hướng đến người nghe chỉ
đơn thuần là hỏi: tơi nghĩa rằng anh dùng bia, có phải không ?. câu (4) không chỉ biểu thị
thái độ thân mật của người nói đối với người nghe mà cịn có hàm ý gợi ý : theo tơi, anh

hùng bia thì hơn, anh hãy dùng bia.

2.1.4. Chức năng:
Trong giao tiếp, từ loại Trợ từ đảm nhận các vai trò sau :
1. Bổ sung ý nghĩa tình thái cho thành tố của ngữ, cho thành phần câu hoặc cho câu.
Ví dụ ; - Ngay như mấy anh Tây đoan không can thiệp gì mà ơng ấy cũng quy lụy
(NCH - HĐC)
- câu nào đến tếu.
2. Phục vụ cho việc cấu tạo các kiểu câu chỉ rõ mục đích phát ngơn ( tạo dạng câu nghi
vấn, cầu khiến, cảm thán )
Ví dụ : - Chị xuông xe ở đây à ?
- Nhớ viết thư nhé
- Đau đón thay phận đàn bà (ND - TK )
Khi thêm một trợ từ vào sau một từ hoặc một cụm từ (đẳng lập, chính phụ), chúng
có tác dụng biến các từ hay cụm từ đó thành phát ngơn.
Ví dụ : - Cà phê ______
- Ăn phở ______

- Cà phê nhé ?
- Ăn phở cơ !

3. Hướng tới người đối thoại, tạo mạch liên kết giao tiếp giữa người nói và người nghe
Ví dụ : - Mai chị đi ư?


16

- Mấy giơ tàu đến anh nhỉ?

2.1.5 Vị trí cuả trợ từ trong câu

Do chức năng bổ sung ý nghĩa tình thái cho thành tố, thành phần hoặc cho câu trợ từ
thường ở hai vị trí
1. khi bổ sung ý nghĩa tình thái cho thành tố hay thành phần nào, trợ từ thường đứng
ở vị trí trước thành tố hay thành phần ấy.
Ví dụ: - Chính tơi trơng thấy nó
- Ngay cả làm con tính cộng nó cũng khơng biết
Đặc điểm này rất giống với đặc điểm của các phụ từ chỉ lượng
2. Khi bổ sung ý nghĩa tình thái cho thông báo của câu, trợ từ thuờng đứng ở cuối
câu hoặc cuối phần câu.
Ví dụ : - Em đứng ở đây anh toàn nhé!
- Anh toàn em đứng ở đây nhé?
- Em đứng ở đây nhé anh tồn?
Chính nhờ sự xuất hiện của trợ từ ở vị trí này mà mục đích thơng báo của câu được
thể hiện.
Khơng phải ngẫu nhiên mà trợ từ còn được gọi là “ ngữ khí từ” khi nói năng các từ
này được phát âm với một giọng điệu đặc biệt thể hiện rõ mục đích phát ngơn ( hỏi, cầu
khiến, cảm thán) hoặc biểu hiện thái độ, tình cảm của người nói ( ngạc nhiên, nhấn mạnh,
phê phán, chê bai…) khi viết sắc thái phát ngôn được thể hiện bằng các dấu câu ren văn
bản. các dấu câu trong trường hợp này đã phát huy tác dụng của nó trong việc biểu thị
nghĩa tình thái của hành động phát ngơn.
Phần lớn trợ từ dùng trong phong cách khẩu ngữ. Dựa vào sự xuất hiện của chúng,
ta có thể khẳng định văn bản được đề cập là văn bản hội thoại.

2.1.6. Phân loại
Căn cứ vào ý nghĩa và chức năng, nhiều nhà Việt ngữ học đã chia trợ từ thành hai
loại:


17


1. trợ từ bổ sung ý nghĩa tình tháicho một yếu tố tong đoản ngữ hoặc trong câu loại
này gồm các từ như : cũng, chính, ngay, cả, những, đích, cái, hàng…
ví dụ: - Gớm, cái bà nghị, giàu thế mà cịm làm điêu. ( Ngơ Tất Tố - Tắt đèn)
- Chính tơi đã mua quyển sách này
- Cả bà cụ cũng ra đình xem hát.
Các trợ từ thuộc loại này ln ln đứng ở vị trí trước thành tố của ngữ hay thành
phần của câu được nó bổ sung ý nghĩa.
2. trợ từ bổ ung ý nghĩa tình thái cho cả cấu trúc câu
Loại này gồm các từ như : à, ư, nhỉ, nhé, đi, chứ, thôi, kia, đấy, phỏng, hở, hử…
Ví dụ: - Anh về rồi ư ?
- Gió mát q nhỉ ?
- Lại cịn thế nữa kia?
Các trợ từ thuộc loại này còn được phân thành các nhóm nhỏ dựa vào tiêu chí chức
năng hoặc vị trí của chúng trong câu.
Căn cứ vào chức năng, các trợ từ bổ sung ý nghĩa tình thái cho câu được phân thành
hai nhóm: các trợ từ tạo câu và các trợ từ biểu thị thái độ. Riêng nhóm các trợ từ tạo câu
lại được chia thành 3 nhóm nhỏ dựa theo chức năng tạo dạng câu mà chúng đảm nhận.
- Các trợ từ tạo câ nghi vấn: à, ư, chứ, chăng, hả…
- Các trợ từ tạo câu mệnh lệnh: đi, đã, thôi, nào…
- Các trợ từ tạo câu cảm thán: thay, sao…
Căn cứ vào vị trí của chúng trong câu, các trợ từ được phân chia thành 3 nhóm:
- Các trợ từ có khuynh hướng đứng đầu các phát ngơn như: à, thế, đấy…
- Các trợ từ có khuynh hướng đứng cuối các phát ngôn : ư, nhỉ, nhé, ấy, vậy, thôi,
mà…
- Các trợ từ đứng được ở cá câu đầu và cấu cuối phát ngơn: ấy, đấy, đó, kia,
vậy…


18


Các trợ tử bổ sung ý nghĩa tình thái cho các cấu trúc câu là đối tượng khảo sát của người
viết ở luận văn này.


19

Chương 3: CÁC TRỢ TỪ BỔ SUNG Ý NGHĨA CHO CẤU TRÚC CÂU
3.1. Phân loại
Dựa vào ý nghĩa và chức năng, người viết chia các trợ từ tình thái bổ sung ý nghĩa
cho cả cấu trúc câu thành 4 tiểu loại:
- Các trợ từ dùng để hỏi .
- Các trợ từ dùng để cầu khiến .
- Các trợ từ dùng để biểu thị thái độ, tình cảm.
- Các trợ từ dùng để đưa đẩy .
Đi vào miêu tả các trợ từ thuộc tiểu loại trên, người viết sẽ lần lượt làm rõ vị trí,
chức năng, ngữ nghĩa và các sử dụng của từng trợ từ cũng như sự khác biệt về các dùng,
cách kết hợp của chúng với những từ khác. Thứ tự các trợ từ được xếp theo mẫu tự
a,b,c,…

3.2. Miêu tả các trợ từ bổ sung ý nghĩa cho cấu trúc câu.
3.2.1. Các trợ từ dùng để hỏi:
Các trợ từ dùng để tạ dạng câu hỏi : a, à, ạ, chăng, chứ, há, hả, hén (hen), không,
lận, nhỉ, nhé, sao, ư ln đứng ở vị trí cuối câu, cuối phần câu ( hoặc đứng liền trước các
từ chỉ ngôi thứ hai).
1.A
Trợ từ a được dùng để biểu thị ý hỏi hơi lấy làm lạ hoặc có ý mỉa mai.
Ví dụ : - áo tía, dai vàng bác đấy a? (1)
- Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
- Đời trước làm quan cũng thế a? (2) (NK- TNK)
Khảo sát các phát ngôn (1) và (2) chúng ta nhận thấy: chính sự có mặt của trợ từ a

đã tạo dạng thức nghi vấn cho phát ngơn, ngồi ra nó cịn biểu thị thái độ của người nó
được bơc lộ ở các hàm ý:
(1): Bác khác trước, tôi không dám chắc đấy là bác.
(2) : Đời này quan lại xấu xa


20

Trợ từ a không chỉ được dùng tring văn viết mà còn được dùng trong giao tiếp hàng
ngày: tạo câu hỏi với sắc thái than mật có pha chút ngặc nhiên.
Ví dụ: - Nó đi rồi a? (3)
- Nó làm vậy a? (4) (HBC – CNG)
Đây là cách nói quen thuộc của phương ngữ nam bộ.
Trợ từ thường được dùng trong bối cảnh giao tiếp thông thường hoặc giao tiếp thân
mật, nó hầu như khơng bị khống chế bởi quan hệ vai xã hội giữa người nói và người nghe
( có thể vai xã hội A = B hoặc Agiữa A và B là gần gũi, thân thiết.
2. À
Trợ từ à có thể bổ sung cho phát ngơn các ý nghĩa tình thái sau:
1.- biểu thị ý hỏi thân mật để hiểu rõ thêm về điều đó
Ví dụ: - bên đó chưa nhặt lá à? (TNHBTN,5)
-

Ơng xã chị cũng công tác như chị à? (TNHBTN, 18)

Người đặt câu hỏi này ở trong tình trạng hồ nghi, chỉ phỏng đốn là thế và đặt câu
hỏi để biết đích xác hơn.
2. – biểu thị ý ngạc nhiên về nội dung hỏi.
Ví dụ: - Chị khóc đấy à? ( tiền giả định: A bắt gặp B đang khóc, điều này là trái với
suy nghĩ của B)

- Mưa à? ( tiền giả định: lúc nãy trời đang nắng)
à không chỉ tạo dạng cho câu hỏi mà còn biểu thị thái độ ngạc nhiên của người nói
trước tình huống đang chứng kiến hoặc được thông báo.
3.- Biểu thị thái độ phản bác ý kiến của người khác
Ví dụ 1: - cậu tưởng dễ lắm à?
Phát ngôn trên chứa đựng tiền giả định trái với hàm ý của người nói
- Tiền giả định : B ( người nghe) cho rằng việc ấy là dễ