Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ truyện cực ngắn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.92 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________________

Tơn Thị Tuyết Oanh

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ
TRUYỆN CỰC NGẮN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
________________________

Tơn Thị Tuyết Oanh

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ
TRUYỆN CỰC NGẮN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGOÀI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. DƯ NGỌC NGÂN


Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cơ đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi
trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là PGS. TS. Dư Ngọc Ngân, người trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô phản biện đã cho chúng tôi nhiều ý
kiến quý báu.
Do hạn chế về thời gian và khả năng còn có hạn, luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được đóng góp q báu của q Thầy Cơ.

TP. Hồ Chí Minh – 2015
Tác giả luận văn

Tôn Thị Tuyết Oanh


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng
trình khoa học nào khác.

TP. Hồ Chí Minh - 2015
Tác giả luận văn

Tơn Thị Tuyết Oanh



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Mục lục các biểu bảng thống kê
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................................... 11
1.1. Đặc điểm ngơn ngữ nghệ thuật ................................................................................. 11
1.1.1. Đặc điểm về từ ngữ ...................................................................................... 11
1.1.2. Đặc điểm về cú pháp .................................................................................... 13
1.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ........................................................................................ 15
1.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện .......................................................................... 15
1.2.2. Ngôn ngữ nhân vật ....................................................................................... 17
1.3. Truyện cực ngắn ......................................................................................................... 19
1.3.1. Vấn đề tên gọi .............................................................................................. 21
1.3.2. Khái niệm truyện cực ngắn .......................................................................... 22
1.3.3. Độ dài truyện cực ngắn ................................................................................ 23
1.3.4. Đặc điểm thi pháp ........................................................................................ 25
1.4. Tiểu kết ........................................................................................................................ 26
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ VÀ CÂU VĂN TRONG
TRUYỆN CỰC NGẮN VIỆT NAM .................................................... 28
2.1. Đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ trong truyện cực ngắn ...................................... 28
2.1.1. Cách sử dụng từ ngữ khẩu ngữ .................................................................... 28
2.1.2. Cách sử dụng từ ngữ vay mượn ................................................................... 33
2.1.3. Cách sử dụng từ ngữ được dùng trong dấu ngoặc kép “” ............................ 38
Bảng 2.1. Số lượt từ được dùng trong dấu “” trong một đơn vị truyện ............. 39
2.2. Đặc điểm sử dụng câu văn trong truyện cực ngắn ................................................. 44
2.2.1. Khảo sát về độ dài câu văn trong truyện cực ngắn ...................................... 44
2.2.2. Các kiểu câu được sử dụng phổ biến trong truyện cực ngắn ....................... 49



2.3. Tiểu kết ........................................................................................................................ 63
Chương 3.

ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN
CỰC NGẮN VIỆT NAM .................................................................... 65

3.1. Sự phân đoạn trong diễn ngôn trần thuật truyện cực ngắn .................................... 65
3.2. Hình thức hội thoại trong truyện cực ngắn .............................................................. 73
3.2.1. Đoạn thoại khơng có câu chứa lời dẫn thoại ................................................ 74
3.2.2. Đoạn thoại có câu chứa lời dẫn thoại ........................................................... 77
3.3. Sự tương tác giữa diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngơn nhân vật ................ 79
3.4. Tính triết lý trong diễn ngôn trần thuật truyện cực ngắn ....................................... 92
3.5. Tiểu kết ........................................................................................................................ 96
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 101
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN ........................................................................................... 106
PHẦN PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Theo M. Gorki thì “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngơn ngữ, cơng cụ chủ
yếu của nó và – cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – nó là chất liệu
của văn học” [28, tr.206]. Từ đó, nghiên cứu văn học nhất thiết không thể bỏ qua bình
diện ngơn ngữ bởi lẽ sáng tạo ngơn ngữ là một trong những mục đích quan trọng, cũng
là một phần khơng nhỏ trong sự đóng góp vào những giá trị độc đáo, riêng biệt của văn

chương.
1.2. Vào những thập niên cuối của thế kỉ XX, lịch sử văn học đã chứng kiến sự
nở rộ của một thể loại mới với dung lượng khá ngắn gọn (từ 3 trang sách trở xuống).
Nó mang trong mình sự lí giải cuộc sống từ một góc nhìn riêng, với những cách xử lí
ngơn ngữ riêng thông qua sự dồn nén số lượng câu chữ trong một số trang hạn định.
Các học giả quen gọi thể truyện “sinh sau đẻ muộn” này là “truyện cực ngắn”. Ở
những mức độ đậm nhạt khác nhau, chúng đều là những nỗ lực khám phá, những cách
tân trên nhiều phương diện nghệ thuật như cách viết, cốt truyện, giọng điệu… trong đó
cách tân trên phương diện ngơn ngữ được xem là yếu tố quan trọng nhất. Từ thực tế
này đặt ra vấn đề cần thiết phải có những cơng trình nghiên cứu mang tính hệ thống
vừa để khẳng định giá trị của thể loại, vừa giúp người đọc có cái nhìn tồn diện và sâu
sắc hơn về một loại hình mới trong văn học – truyện cực ngắn.
1.3. Cho đến nay, truyện cực ngắn đã được giới nghiên cứu trong và ngồi nước
lưu tâm. Các bài báo, cơng trình nghiên cứu về truyện cực ngắn được đăng tải ngày
càng nhiều trên các báo và tạp chí. Các đặc trưng của thể truyện đã lần lượt được các
học giả đề cập đến như mảng đề tài, nội dung tư tưởng, đặc trưng thi pháp truyện… và
đương nhiên những vấn đề cịn bỏ ngõ cũng khơng phải là ít, trong đó phải kể đến
chính là vấn đề đặc điểm ngơn ngữ của thể loại. Thiết nghĩ việc cần đến một cơng
trình nghiên cứu hoàn chỉnh và hệ thống về các đặc trưng ngôn ngữ của thể loại truyện
cực ngắn ở Việt Nam, trên cơ sở phân tích cụ thể nguồn ngữ liệu là một cơng việc cần
thiết và cấp bách. Vì những lí do trên luận văn đi vào tìm hiểu “Đặc điểm ngôn ngữ
truyện cực ngắn Việt Nam” nhằm đưa ra những diện mạo cơ bản của truyện cực ngắn


2

về phương diện ngôn ngữ, đồng thời vận dụng vào việc nghiên cứu, giảng dạy văn học
và tiếng Việt.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu truyện cực ngắn trên thế giới

Trên thế giới, truyện cực ngắn từ lâu đã xuất hiện ở nhiều nước. Trong tuyển
tập “100 truyện cực ngắn thế giới” của Nxb Hội Nhà văn năm 2000 đã tập hợp khá
nhiều truyện của các tác giả ở nhiều nước như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Hungari,
Trung Quốc, Pháp, Séc, Rumani, Đan Mạch, Nam Phi, Thụy Sĩ… Điều này chứng tỏ
truyện cực ngắn đã được đón nhận nồng nhiệt trên nhiều phương diện.
Trên phương diện lí luận và phê bình văn học, khơng phải ai cũng khẳng định
giá trị của truyện cực ngắn. Nhiều người cho rằng nó căn bản khơng xứng đáng là một
thể loại văn học có thể sánh ngang hàng cùng với truyện ngắn hay tiểu thuyết. Điển
hình là ý kiến của nhà văn Trung Quốc Dương Hiểu Mẫn. Ông cho rằng “Truyện cực
ngắn nên được coi là một loại nghệ thuật bình dân”, nghĩa là ai cũng có thể tham gia
viết, đọc, khơng thể coi nó là loại hình văn học kinh viện [72]. Nhận định này có thể
đúng một phần nhưng vẫn còn khiếm khuyết, chưa thể hiện được cái nhìn tổng quan
về truyện cực ngắn.
Bất kì loại hình văn học nào cũng đều có những “điểm yếu” của nó, và truyện
cực ngắn cũng khơng ngoại lệ. Ở góc độ nghiên cứu, truyện cực ngắn xứng đáng là
một thể loại văn học có đặc tính riêng, cần được nhìn nhận thấu đáo. Nhà văn Julio
Cotazar (1914 – 1984) qua “Algunos aspectos del cuento” (Về truyện ngắn và cực
ngắn) và “Del cuento breve y sus alrededores” (Truyện cực ngắn và những dạng tương
cận) đặc biệt nhấn mạnh đặc tính phản ánh nhanh và mạnh của truyện cực ngắn [67].
Đó cũng là quan điểm của nhà nghiên cứu Trung Quốc Thang Cát Phu trong “Mấy ý
kiến về truyện cực ngắn – truyện mini” [74].
Trong cách viết, Pamelyn Casto trong “Flash fiction: The short to Ultrta – short
story” (tạm dịch: Truyện chớp: Từ thật ngắn đến cực ngắn) cho rằng truyện cực ngắn
rất hay sử dụng những lối viết có tính thí nghiệm cao độ nhằm nới rộng tầm chờ đợi
của độc giả, vì vậy truyện cực ngắn rất hay sử dụng những điểm thắt gút trong suốt câu
chuyện hoặc tạo nên một đoạn kết thật bất ngờ [66].


3


Đứng trên phương diện lí luận và phê bình văn học, các học giả đặc biệt nhấn
mạnh rất nhiều đến những cách tân về mặt thi pháp truyện, những mảng đề tài mới lạ
mà truyện đề cập đến. Tuy nhiên, ở góc độ ngơn ngữ, dường như các ý kiến về đặc
điểm ngôn ngữ trong truyện chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức.
Nhà văn, nhà thơ Robert Fox trong bài viết “Who writes short – shorts?” in
trong “Sudden Fiction: American Short-Short Stories” [58, tr.252], và nhà văn nữ
người Mỹ, bà Joyce Carol Oates trong bài viết “The very Short Story” in trong
“Crafting the Very Short Story: An Anthology of 100 Masterpieces” cùng ý kiến cho
rằng truyện cực ngắn có hình thức gần giống với một bài thơ, tức có sự chỉnh thể, hài
hịa trong hình thức và đặc biệt ngắn gọn trong cấu trúc ngôn từ [62, tr. 297].
Cùng quan điểm trên, Pamelyn Casto cho rằng ngôn từ trong truyện cực ngắn
thường có tính chất rất gọn, bị nén lại và gây cảm xúc thật mạnh. Chính vì vậy mà
truyện cực ngắn phải lược bỏ nhiều lời nói và sự vật, khơng thể dung nạp tất cả những
chiêu thức cũng như tất cả những thủ pháp nghệ thuật [65].
Dương Hiểu Mẫn, nhà nghiên cứu Thang Cát Phu và nhiều học giả khác thống
nhất cho rằng truyện cực ngắn có sự hạn định trong số lượng câu chữ. Vì vậy, tác giả
truyện cực ngắn khơng thể tự do phóng bút, khơng có thời gian nghiền ngẫm triền
miên về dòng chảy rộng lớn của cuộc đời. Sự tiết kiệm về mặt ngôn từ của truyện cực
ngắn là điều tất yếu, phù hợp với nhịp sống của con người hiện đại [72], [74].
Như vậy, có thể thấy rằng tuy cịn một vài ý kiến chưa thật sự thống nhất về giá
trị của thể loại truyện cực ngắn, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu trên đều nhất loạt
khẳng định những cách tân trên nhiều phương diện mà truyện cực ngắn mang lại, một
trong những cách tân đó chính là cách tân về mặt hình thức, cụ thể là về mặt ngôn ngữ
truyện. Các đặc điểm về ngôn ngữ của truyện cực ngắn cũng được các nhà nghiên cứu
nhắc đến nhưng chủ yếu là những nhận định mang tính khái quát, chưa đi sâu phân
tích cụ thể.
2.2. Tình hình nghiên cứu truyện cực ngắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vào khoảng những năm 90 của thế kỷ XX, truyện cực ngắn đã bắt
đầu được quan tâm. Thể truyện này đã được nhà văn Võ Phiến đi tiên phong giới thiệu
trong tập “Truyện thật ngắn” do Văn nghệ xuất bản lần đầu tại Hoa Kì năm 1991 [75].



4

Ở trong nước, các nhà văn tên tuổi và các nhà văn trẻ cũng “thử sức” mình với thể loại
mới này bằng hàng loạt các sáng tác dùng thể loại cực ngắn. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu truyện cực ngắn ở góc độ lý luận và ngơn ngữ khơng nhiều. Lúc đầu, các nhà
nghiên cứu không tách thể loại này ra khỏi phạm vi truyện ngắn và truyện cực ngắn
được coi là một biến thể của truyện ngắn, nó chưa được nhìn nhận là một thể loại riêng
biệt. Điển hình là ý kiến của Lê Huy Bắc trong “Truyện ngắn, lý luận tác giả và tác
phẩm”. Theo đó, tác giả đã xếp truyện cực ngắn của F.Kafka, J.L.Borges,
E.Hemingway, O.Henry vào thành tựu truyện ngắn [9].
Gần đây, sự nở rộ của thể loại này trên các tạp chí, các trang web đã gây sự chú
ý của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận phê bình cũng như các nhà ngơn ngữ học.
Trên phương diện lí luận và phê bình văn học, truyện cực ngắn đã được các học
giả đưa ra khá nhiều ý kiến, nhiều bình luận về thể loại này.
Đáng lưu ý có thể nhắc đến ý kiến của Nguyễn Thị Diệu Linh trong bài viết
“Vài suy nghĩ về truyện cực ngắn Trung Quốc và Việt Nam từ nền văn hóa đương đại”
[70]; Lê Dục Tú trong bài nghiên cứu “Thể loại truyện rất ngắn trong đời sống văn
học đương đại” [53]; Nguyễn Thanh Tâm trong “Một số đặc trưng của truyện cực
ngắn” [78]. Các bài viết, các cơng trình nghiên cứu trên đã đi vào phân tích khá sâu
sắc các vấn đề về nội dung tư tưởng, mảng đề tài, những cách tân trên phương diện thi
pháp… của truyện cực ngắn. Nhiều vấn đề đã được mổ xẻ từ góc nhìn khá mới mẻ của
các nhà nghiên cứu. Sự dồn nén đến mức điển hình trong một lát cắt, một khoảnh khắc
của cuộc sống đã được soi ngắm từ những hệ thống lý thuyết mới đem đến một sự hình
dung mới mẻ về truyện cực ngắn đương đại Việt Nam.
Về đặc trưng thi pháp thể truyện cực ngắn, các tác giả Lê Tấn Tài qua “Thiền
và truyện thật ngắn” [77]; Phùng Ngọc Kiếm trong bài viết “Trần thuật trong truyện
rất ngắn” [44]; Hoàng Long trong “Thi pháp truyện cực ngắn” [71]; Nguyễn Hưng
Quốc trong “Vài ý kiến ngắn, thật ngắn, về truyện cực ngắn” [75]; Bùi Như Hải trong

“Truyện cực ngắn – Một hướng tiếp cận hiện thực mới” [68]… đều khẳng định tính
chất nhanh, mạnh và hàm súc của truyện thật ngắn. Nhanh là loại bỏ đi những yếu tố
thừa. Mạnh là truyện phải cuốn hút trong khi đọc và nỗi ám ảnh không nguôi sau khi
đọc xong. Hàm súc là truyện khơng mơ tả mà chỉ gợi ra. Ngồi ra, bút pháp của truyện


5

thật ngắn cần phải giản dị không hành văn cầu kỳ, khó hiểu. Hình ảnh trong truyện thì
phải nhiều ẩn dụ. Kết thúc truyện phải bất ngờ khiến cho người đọc phải đọc đi đọc lại
nhiều lần và có cảm giác như đang xem một bức tranh thủy mặc Đông phương.
Trong bài viết “Truyện cực ngắn”, in trong “Việt Nam và phương Tây, tiếp
nhận và giao thoa trong văn học”, Đặng Anh Đào cho rằng: “kịch tính chính là chất
liệu cần thiết cho truyện cực ngắn” [22, tr.376].
Từ góc nhìn ngôn ngữ học, truyện cực ngắn đã được các học giả đưa ra nhiều
nhận xét, đáng ghi nhận có ý kiến của nhà văn Võ Phiến trong thư gởi nhà nghiên cứu
Nguyễn Hưng Quốc năm 1992, trong đó tác giả đã đề cập đến những suy nghĩ của
chính mình về hình thức truyện cực ngắn nói chung. Theo nhà văn, cái ngắn của
truyện cực ngắn là một cái ngắn cố tình, có chủ ý, cái ngắn phản đối cái dài [75]. Bởi
lẽ theo như Phùng Ngọc Kiếm thì truyện cực ngắn có những giới hạn ngơn từ nhất
định, tác giả truyện cực ngắn chỉ có dưới 1000 từ, vì thế câu chữ phải gọt giũa và
khơng được có yếu tố thừa, thậm chí càng ngắn về lời kể càng phù hợp và chứng tỏ
mức độ “rất ngắn” về câu chữ của truyện, mà vẫn phải tạo nên một tác phẩm nghệ
thuật thực sự. Ngôn ngữ trong truyện thường đa nghĩa, giàu sức gợi, gia tăng khả năng
phản ánh và tác động của ngôn từ; câu văn giàu khả năng miêu tả, trần thuật… [44].
Đồng tình với những ý kiến trên, Lê Tấn Tài cho rằng sự tiết kiệm về mặt ngơn
từ là một trong những đặc tính nổi bật của thể truyện hiện đại. Tác giả cho rằng truyện
cực ngắn có số chữ được giới hạn, thường truyện phải dưới 2000 từ. Do giới hạn về số
từ, nên sáng tác truyện cực ngắn giống như sáng tác thơ, và từng từ một phải thật cơ
đọng, có khi là cả một đoạn văn hoặc cả một câu chuyện. Và cũng do sự giới hạn về

dung lượng từ ngữ nên khơng ít người cịn hồi nghi về giá trị của truyện cực ngắn,
xem nó chỉ là những trị chơi xếp chữ mang tính thời trang nhiều hơn là cảm thức sáng
tạo chân chính. Từ đó, họ nhìn nhận truyện rất ngắn gần hơn với cuộc chơi chữ hơn là
hoạt động sáng tác [77].
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Hoàng Tùng trong bài viết “Truyện rất ngắn ấn tượng dài” thì việc dụng từ một cách tối giản trong truyện cực ngắn không làm hẹp
đi không gian sáng tạo của nhà văn bởi truyện cực ngắn có tư duy sáng tạo khá gần với
thơ. Nó khơng giải thích ngọn ngành câu chuyện mà thiên về cảm giác, gợi nên ấn


6

tượng mạnh mẽ từ người đọc. Và giới hạn số lượng từ ngữ không nên được coi là rào
cản sáng tạo [81].
Ý kiến trên của nhà nghiên cứu Hoàng Tùng rất gần với những gì mà nhà
nghiên cứu Đặng Anh Đào đã viết trong “Truyện cực ngắn”. Theo tác giả thì ngơn ngữ
truyện cực ngắn rất gần với ngơn ngữ thơ ở nghệ thuật trùng điệp, ở một lượng tối
thiểu từ ngữ nhưng có sức gợi cực hạn, đó là ngôn ngữ “ý tại ngôn ngoại” của thơ
Đường luật [22, tr.375].
Lê Minh Kha trong bài nghiên cứu “Truyện cực ngắn phương Tây và những
tương giao thể loại” cũng đưa ra những ý kiến tương tự. Cũng theo tác giả, truyện cực
ngắn mang trong mình “độ căng” và sự tối giản của dung lượng từ ngữ. Về cú pháp,
truyện giản lược câu văn tối đa, dung lượng câu chữ tạo nên sự tích tụ, dồn nén trong
khơng – thời gian nghệ thuật và một ấn tượng duy nhất tỏa ra từ truyện, chi phối cảm
quan người đọc [69].
Đó cũng là ý kiến của các tác giả như Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Thanh
Tâm, Nguyễn Thị Diệu Linh… Theo các học giả này thì chính cái dung lượng ngắn
gọn của thể truyện cực ngắn đã quán xuyến ngòi bút các nhà văn trong từng câu chữ.
Rất ít khi tác giả truyện cực ngắn để câu văn “trải đi như một dịng sơng rộng” như đặc
trưng của loại hình văn xi, tức câu văn trong truyện thường ngắn, đơn giản và rất
thường không sử dụng các phương tiện liên kết câu [70], [75], [78]. Lê Dục Tú bổ

sung thêm, cho rằng ngôn ngữ truyện thường cơ đọng, hàm súc, mang tính khái qt
và tính triết lý cao. Đó là thứ ngơn ngữ vừa mang tính đúc kết vừa mang tính gợi mở
làm cho người đọc hiểu sâu thêm về cuộc sống và con người [53].
Thơng qua những nghiên cứu tỉ mỉ của mình, Bùi Như Hải trong “Truyện cực
ngắn – Một hướng tiếp cận hiện thực mới” mạnh dạn khẳng định: ngôn ngữ truyện
mang nhiều dấu hiệu đổi mới, táo bạo đáng ghi nhận. Ngôn ngữ được “chưng cất”, gọt
giũa đến mức tối đa, mang ý nghĩa hàm súc cao độ, tức là khả năng siêu ngơn ngữ “ý
tại ngơn ngoại”. Chính vì thế, cấu trúc câu thường là cấu trúc ngữ pháp đơn giản, giảm
thiểu các thành phần phụ, triệt tiêu các thành phần chuyển tiếp, những từ liên kết [68].
Nhà văn, dịch giả Hồng Long cũng có ý kiến tương tự. Tác giả cho rằng một
trong những cái hay của truyện cực ngắn chính là tính chất kiệm lời, bởi lẽ chính vì


7

tính chất này mà nó dạy cho tác giả biết chọn lọc ngôn từ và suy tư một cách nghiêm
chỉnh [71].
Cũng theo tác giả, ngôn ngữ trong truyện cực ngắn phát huy tối đa khả năng
thông tin, khả năng biểu hiện ý nghĩa. Tính chất “kiệm lời” là một trong những cách
tân đổi mới có giá trị hữu hiệu, bởi lẽ tính chất “kiệm lời” đã tơ đậm thêm đặc điểm
thể loại truyện cực ngắn, xây dựng bức tường sừng sững phân biệt rạch ròi ranh giới
truyện ngắn và truyện cực ngắn. Và cũng do sức nén về ngôn từ mà truyện cực ngắn
luôn để lại nhiều khoảng trống, khoảng trắng, và vì ngơn từ nén đến cực hạn mà ý
nghĩa truyện mới mở rộng ra vơ cùng.
Nguyễn Thị Bình trong bài viết “Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu – một thành
công đáng chú ý của văn xuôi sau 1975” in trong “Tự sự học – một số vấn đề lí luận và
lịch sử” nhấn mạnh: “ngơn ngữ truyện cực ngắn là thứ ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, vì
thế truyện dồn nén chi tiết và đề cao trải nghiệm, câu chữ phải đạt độ “chưng cất”
tinh túy mới có thể hấp dẫn độc giả” [44, tr.360].
Khi đề cập đến đặc trưng về ngôn ngữ của thể truyện, hầu hết các nhà nghiên

cứu đều thống nhất ở tính chất “kiệm lời” của thể truyện. Và vì “kiệm lời” nên ngôn
ngữ truyện phải được “chưng cất”, được “gọt giũa” đến mức tối đa từng từ, từng câu.
Và cùng với những tính chất “rất riêng” khác về phương diện ngơn ngữ, thể truyện cực
ngắn ngày càng khẳng định vị trí đặc biệt của mình bên cạnh các thể loại “đàn anh”
khác trên con đường phản ánh hiện thực.
Với nhiều góc nhìn khác nhau, các cơng trình nghiên cứu trên đã giúp người
đọc hình dung một diện mạo khá đầy đủ về thể truyện cực ngắn, từ hình thức đến nội
dung; từ thi pháp truyện đến đặc trưng ngôn ngữ… Tuy nhiên, đây mới chỉ là những
đề cập mang tính khái quát, chưa mang tính cụ thể; nhiều vấn đề liên quan đến thể
truyện cần được tiếp tục quan tâm tìm hiểu, nhất là từ góc độ ngơn ngữ học. Vì vậy, kế
thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, với việc phân tích chi tiết những đặc
điểm ngơn ngữ được thể hiện trong các truyện cực ngắn đương đại Việt Nam, luận văn
hy vọng bước đầu góp phần làm rõ những đặc điểm nhận diện thể loại truyện cực ngắn
về phương diện ngôn ngữ, cũng như cung cấp một tài liệu tham khảo liên ngành văn
học – ngôn ngữ.


8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đặc điểm ngôn ngữ trong truyện cực
ngắn đương đại Việt Nam.
Phạm vi khảo sát của luận văn chỉ dừng lại ở những truyện cực ngắn đương đại
Việt Nam, nhằm phân biệt với những truyện đã từng xuất hiện trước đó có hình thức
giống truyện cực ngắn đương đại và được xem như là những truyện cực ngắn đầu tiên.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn nhằm làm sáng tỏ một số đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ truyện
cực ngắn đương đại Việt Nam trên phương diện từ ngữ, câu văn và diễn ngôn trần
thuật.

- Qua những kết quả phân tích và tổng hợp, luận văn bước đầu góp phần làm rõ
một số đặc điểm phong cách ngôn ngữ truyện cực ngắn Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn được xác
định là:
- Tổng hợp những vấn đề lí luận chung liên quan đến luận văn như: đặc điểm
ngôn ngữ nghệ thuật; đặc điểm ngôn ngữ truyện và các vấn đề xung quanh truyện cực
ngắn như tên gọi, độ dài, đặc trưng thi pháp…
- Thu thập, khảo sát, thống kê nguồn ngữ liệu liên quan đến từ ngữ, câu văn,
các diễn ngôn trần thuật theo từng tiêu chí cụ thể.
- Dựa vào kết quả thống kê, luận văn tiến hành miêu tả, phân tích, nêu vai trò
của các lớp từ ngữ, câu văn và các diễn ngơn trần thuật tiêu biểu trong việc góp phần
tạo nên đặc điểm riêng trong ngôn ngữ truyện cực ngắn.
- Tổng hợp, rút ra những đặc điểm nổi trội về sự hành chức của các lớp từ ngữ,
câu văn và các diễn ngôn trần thuật trong ngôn ngữ truyện cực ngắn đối với các tác
phẩm được khảo sát, từ đó bước đầu góp phần làm rõ một số đặc điểm phong cách
ngôn ngữ truyện cực ngắn Việt Nam.


9

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
Trên cơ sở thống kê ngôn ngữ học, chúng tôi lựa chọn phân tích cụ thể đặc
điểm sử dụng từ ngữ, cú pháp, diễn ngơn trần thuật… từ đó tổng hợp để phác thảo
những nét đặc sắc về đặc điểm ngôn ngữ trong các tuyển tập truyện cực ngắn.
- Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp này được sử dụng nhằm hỗ trợ cho những kết luận khoa học trên
cơ sở cung cấp các số liệu làm minh chứng cho các luận điểm trong từng chương của

luận văn. Các đối tượng được thống kê, phân loại là các đơn vị từ, câu, đoạn văn…
Các đối tượng thống kê được phân loại theo nhóm, các số liệu được phân tích theo tỉ
lệ, tần suất nhằm tìm ra sự nổi trội của một yếu tố và mối quan hệ giữa các đối tượng.
- Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn.
Phương pháp miêu tả được dùng trong luận văn nhằm mục đích làm nổi rõ các vấn đề
về cách sử dụng từ ngữ, câu văn và các diễn ngôn trần thuật trong ngôn ngữ truyện cực
ngắn. Các kết quả của phương pháp miêu tả trong luận văn là cơ sở để phân tích, tổng
hợp, đưa ra các kết luận về đặc điểm ngôn ngữ trong truyện cực ngắn.
5.2. Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu khảo sát chính của luận văn là 206 truyện cực ngắn Việt Nam,
tập trung trong 3 quyển:
- “40 truyện rất ngắn” – Tác phẩm chung khảo cuộc thi truyện Thế giới mới
1993 – 1994 do Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 1994.
- Tuyển tập “100 truyện hay cực ngắn” do Nxb Văn nghệ TP. HCM ấn hành
năm 2003.
- Tuyển tập “Truyện cực ngắn đương đại Việt Nam” của Nxb Văn học năm
2014.
Có một số truyện cực ngắn được in trong nhiều ấn phẩm khác nhau, đối tượng
này, chúng tôi chỉ khảo sát một lần.


10

Ngồi ra, luận văn cịn tham khảo các tập truyện cực ngắn của các tác giả Việt
Nam như Phan Thị Vàng Anh, Hoàng Long, Trần Hoàng Trúc, Vũ Đức Nghĩa, Đỗ
Doãn Phương… và các tuyển tập truyện cực ngắn của các tác giả khác trên thế giới
nhằm làm cơ sở so sánh với các tập truyện cực ngắn trên.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về ngơn ngữ học nói chung và đặc điểm ngơn

ngữ văn chương nói riêng, dựa vào kết quả khảo sát nguồn ngữ liệu cũng như những
thành tựu về nghiên cứu thể loại truyện cực ngắn, luận văn góp phần xác định đặc
điểm ngơn ngữ truyện nói chung, đặc điểm ngơn ngữ thể loại truyện cực ngắn nói
riêng, từ đó vận dụng vào việc nghiên cứu, giảng dạy văn học và tiếng Việt.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Ở chương này, chúng tơi trình bày những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
để làm cơ sở nền có tính định hướng cho phần nghiên cứu ở những chương sau.
Chương 2: Đặc điểm sử dụng từ ngữ và câu văn trong truyện cực ngắn Việt
Nam
Trong phần này, chúng tơi sẽ trình bày kết quả khảo sát những từ ngữ và câu
văn được thu thập từ nguồn ngữ liệu tác phẩm, sau khi tiến hành thống kê và phân loại
dựa vào những tiêu chí cụ thể.
Chương 3: Đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện cực ngắn Việt Nam
Ngoài từ ngữ và câu văn thì việc khảo sát các phát ngơn trong văn bản truyện sẽ
giúp chúng ta có thể nhận diện được những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trong
truyện cực ngắn.


11

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Đặc điểm ngơn ngữ nghệ thuật
Ngơn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của
văn học. Khơng có ngơn ngữ thì khơng thể có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngơn
ngữ chứ khơng phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề
và tư tưởng, tính cách và cốt truyện…
Ngôn ngữ của tác phẩm văn học cũng là ngôn ngữ của đời sống, ngơn ngữ của

tồn dân, nhưng đã được nâng lên đến trình độ nghệ thuật; nói cách khác, đó chính là
lời ăn tiếng nói của nhân dân, là thứ của cải lâu đời và quý giá do con người tạo ra
trong q trình lịch sử. Nó vừa là tài sản riêng của người nghệ sĩ nhưng đồng thời cũng
là ngôn ngữ chung của nhân dân, thứ ngôn ngữ đã được tinh luyện mang tính chuẩn
mực điển hình.
Ngơn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được phân chia thành nhiều loại: ngôn
ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút ký, phóng sự; ngơn ngữ trong ca dao, vè, thơ
hay ngôn ngữ sân khấu kịch, chèo, tuồng… Dưới đây luận văn chỉ đề cập đến những
đặc điểm chung về hình thức của ngơn từ nghệ thuật trong văn bản tự sự làm cơ sở cho
sự phân tích ở những chương sau.
1.1.1. Đặc điểm về từ ngữ
Do ngôn ngữ văn chương là cơng cụ xây dựng và thể hiện hình tượng văn học,
cho nên về cơ bản, ngôn ngữ văn chương phải là thứ ngơn ngữ tạo hình, ngơn ngữ
mang tính biểu cảm. Điều này địi hỏi từ ngữ trong tác phẩm văn chương phải gợi ra
được những ý tưởng, những tình cảm… góp phần xây dựng hình tượng văn học, tạo
nên bức tranh sinh động về cuộc sống, đồng thời khơi dậy trong độc giả những rung
động thẩm mỹ.
Xét trên bình diện ngữ nghĩa - ngữ pháp, vốn từ được sử dụng trong tác phẩm
bao gồm hai loại chính là thực từ và hư từ.
Thực từ biểu thị khái niệm về sự vật, trạng thái, tính chất của hiện thực, có khả
năng đảm nhiệm chức năng thành phần chính của câu, bao gồm: danh từ, động từ, tính
từ, đại từ và số từ. Cịn hư từ có nghĩa ngữ pháp, nó đóng vai trị tổ chức, liên kết các


12

bộ phận trong câu, bao gồm: liên từ, giới từ. Bên cạnh đó cịn có các lớp từ có ý nghĩa
tình thái.
Xét trên bình diện ngữ nghĩa – từ vựng, các từ có thể tập hợp trong các lớp từ
có quan hệ nghĩa như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, hoặc các lớp từ phân loại dựa vào

nguồn gốc, tần số sử dụng, phạm vi sử dụng như từ Hán – Việt, từ cổ, từ mới, từ tôn
giáo, từ địa phương, từ lóng, từ nghề nghiệp… tất cả đều là các phương tiện tạo hình
và biểu hiện vơ cùng quan trọng trong tác phẩm nghệ thuật.
Xét theo phong cách chức năng, bên cạnh việc sử dụng vốn từ ngữ đa phong
cách thì tác phẩm văn chương cịn sử dụng nhiều lớp từ ngữ khác như: thuật ngữ khoa
học, từ ngữ hành chính, từ ngữ chính trị… gọi chung là những từ ngữ đơn phong cách.
Về bản chất, đây là những từ ngữ biểu thị những khái niệm trừu tượng trong đời sống
tinh thần của con người. Nhóm từ này được sử dụng một cách có ý thức trong các văn
bản nghệ thuật, tùy theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Bởi hình tượng văn chương bắt đầu từ những chi tiết sống thực nên ngôn ngữ
văn chương phải triệt để khai thác các phương tiện ngơn ngữ tạo hình biểu cảm nhằm
biểu hiện chính xác những chi tiết sống, thực, vơ cùng thiết yếu cho tác phẩm văn
chương. Chính vì điều này mà ta thấy trong ngôn ngữ văn chương cũng sử dụng có
chọn lọc cả một số phương tiện ngơn ngữ khơng hợp chuẩn mực như tiếng bồi, tiếng
lóng, hoặc dùng trong phạm vi hạn chế như từ ngữ địa phương. Trong các lớp từ dùng
trong ngôn ngữ văn chương, từ ngữ khẩu ngữ có thể coi là cần thiết nhất cho nhà văn
trong việc miêu tả, tái tạo chân thực cuộc sống.
Các lớp từ ngữ tiếng Việt như từ thuần Việt, từ Hán Việt… luôn giữ một vị trí
quan trọng đặc biệt trong ngơn ngữ văn chương. Tùy vào sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu
cảm mà chúng đều có thể được sử dụng ở các mức độ khác nhau theo từng thể loại và
từng truyền thống văn học của mỗi dân tộc. Chẳng hạn mức độ sử dụng từ Hán Việt
trong văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại không giống nhau.
Trong khi ca dao, tục ngữ chủ yếu sử dụng từ thuần Việt thì thơ Đường luật, tiểu
thuyết chương hồi sử dụng rất nhiều từ Hán Việt. Sự khác nhau này là do đặc trưng thể
loại chi phối.


13

Với nhiệm vụ tái tạo và thể hiện bức tranh sinh động, tồn vẹn của đời sống xã

hội, ngơn ngữ văn chương đã huy động tất cả các lớp từ ngữ thuộc các phong cách
chức năng của tiếng Việt như lớp từ ngữ khẩu ngữ, từ ngữ thuộc phong cách khoa học,
chính luận, hành chính… Tuy nhiên, tùy vào những dụng ý nghệ thuật khác nhau của
người sáng tác mà mức độ sử dụng các lớp từ ngữ này cũng sẽ khác nhau trong từng
tác phẩm cụ thể.
Ngoài ra, người sáng tác cũng có thể sử dụng các thủ pháp tu từ để tăng cường
hiệu quả diễn đạt cho từ ngữ mình lựa chọn. Khi đó, một từ thuộc lớp từ ngữ đa phong
cách vẫn có thể phát huy sức mạnh để có được phẩm chất của ngơn ngữ tạo hình, gây
được những hiệu ứng bất ngờ.
Chẳng hạn, trong văn xi của Nguyễn Tn ta có thể bắt gặp những cụm từ
như: rừng tị nạn, rượu giang hồ, mùi hoài cựu, tím bạch nhật hoặc buổi tịch dương,
lịng cư tang, ngày vô liêu, rừng chim, huyệt rượu… Các cụm từ ấy diễn tả không phải
giản đơn sự vật, mà là sự vật trong cảm nhận, thể nghiệm của con người. Đó là những
từ ngữ được cấu tạo một cách đặc thù trong các phương thức kết hợp, tổ chức, cắt tỉa.
Người ta gọi đó là thứ ngơn từ được “lạ hóa”.
Bằng tài năng sáng tạo của nhà văn, các từ ngữ thuộc các phong cách khác nhau
đi vào ngôn ngữ văn chương không phải như một tập hợp hỗn độn mà như là các thành
tố của một chỉnh thể có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, và tất cả đều hướng về
một chức năng: chức năng thẩm mỹ. Chính điều này làm cho ngơn ngữ văn chương –
cách riêng là hệ thống từ ngữ - luôn luôn chuyển đổi, biến động, đa dạng, mới mẻ,
không đơn điệu rập khuôn theo bất kỳ một phong cách nào.
Như vậy, việc sử dụng từ ngữ trong văn bản nghệ thuật có thể nói là rất tự do
nhưng lại chịu sự chi phối bởi quy luật thẩm mỹ. Chính điều này làm nên nét khác biệt
giữa từ ngữ văn chương với vốn từ chung.
1.1.2. Đặc điểm về cú pháp
Cũng như từ ngữ, câu trong văn bản nghệ thuật mang những đặc trưng riêng
biệt làm cho nó có nhiều điểm khác biệt với hình thức câu trong các văn bản khác.
Dưới góc độ mục đích phát ngơn, ngơn ngữ nghệ thuật có thể sử dụng tất cả các
kiểu câu thuộc các mục đích phát ngơn khác nhau như câu trần thuật, câu nghi vấn, câu



14

cầu khiến… Tùy theo ngữ cảnh và dụng ý nghệ thuật, các kiểu câu này được sử dụng
với các mức độ khác nhau, góp phần làm cho ngơn ngữ tác phẩm giàu sắc thái biểu
cảm và miêu tả chính xác đối tượng cần thể hiện.
Dưới góc độ phong cách học, các kết cấu cú pháp khi được sử dụng để tạo
thành các phát ngôn trong giao tiếp bao giờ cũng tồn tại trong những phong cách chức
năng ngôn ngữ nhất định. Ngôn ngữ văn chương sử dụng tất cả các kiểu kết cấu cú
pháp nhằm đạt được sự chính xác, tinh tế trong diễn đạt.
Nếu xem câu có kết cấu chủ-vị mang màu sắc đa phong cách là câu chuẩn thì
văn bản nghệ thuật sử dụng rất nhiều những biến thể của nó. Biến thể của kết cấu chủvị trong ngôn ngữ nghệ thuật rất đa dạng và mỗi biến thể có thể được sử dụng trong
mỗi ngữ cảnh khác nhau nhằm đạt đến hiệu quả diễn đạt nào đó, bao gồm:
- Biến thể trật tự sắp xếp của kết cấu chủ vị, chẳng hạn trường hợp:
+ Toàn bộ vị ngữ đặt trước chủ ngữ theo mơ hình “V-C”. Mơ hình cấu trúc
này được dùng khi cần phải nhấn mạnh vào vị ngữ.
+ Một bộ phận của vị ngữ đặt trước chủ ngữ theo mơ hình “bộ phận của V-Cbộ phận của V”. Biến thể này được dùng khi cần gây sự chú ý đến bộ phận đặt trước.
- Biến thể lược bớt thành tố của kết cấu “chủ vị”, chẳng hạn trường hợp:
+ Chỉ còn vị ngữ.
+ Chỉ còn chủ ngữ.
+ Chỉ còn thành tố phụ của vị ngữ.
+ Khơng có chủ ngữ, vị ngữ, chỉ cịn thành tố biểu thị sự đánh giá, hoặc trạng
thái, hoặc lời thưa gửi, trả lời.
Biến thể tỉnh lược được dùng trong phong cách ngôn ngữ văn chương khi cần
miêu tả nhiều trạng thái, nhiều hành động của một đối tượng diễn ra liên tiếp. Việc sử
dụng này cịn có tác dụng nhấn mạnh nội dung thông báo.
- Biến thể xen thành tố của kết cấu “chủ vị”, chẳng hạn:
+ Biến thể phong cách có mơ hình “x CV”.
+ Biến thể phong cách có mơ hình “CV x”.
+ Biến thể của C trong kết cấu “chủ vị”.

+ Biến thể của V trong kết cấu “chủ vị”.


15

Nhằm đảm bảo tính mạch lạc của văn bản, câu văn trong văn bản nghệ thuật
được liên kết chặt chẽ với nhau nhờ các biện pháp tu từ cú pháp như phép song hành
cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen… Các biện pháp tu từ này xuất hiện thường
xuyên trong các văn bản nghệ thuật nhằm tăng cường khả năng khơi gợi hình tượng và
tăng sức biểu cảm cho câu văn.
Trong ngôn ngữ văn chương, việc các kiểu câu với nhiều dạng thức cú pháp
khác nhau cùng tồn tại đều hướng vào mục đích gia tăng sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu
cảm, đem đến hiệu quả diễn đạt cao nhất cho ngôn ngữ văn chương. Tuy nhiên, mức
độ sử dụng các kiểu dạng câu này phù thuộc rất lớn vào phong cách tác giả, và một
phần phụ thuộc vào đặc trưng thể loại.
1.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện
Ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là một thứ ngơn ngữ ln mang
trong bản thân nó, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, một định hướng biểu cảm.
Riêng đối với văn bản truyện, do nhà văn phải xây dựng nhân vật điển hình
trong những hồn cảnh điển hình nên ngôn ngữ được thể hiện trong truyện là một thứ
ngôn ngữ gián tiếp cùng với những tình huống hiện thực khơng sẵn có, một sự tái tạo
nhiều cơng phu nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong việc miêu tả ngoại hình, nội tâm
nhân vật, bối cảnh xã hội… Số lượng câu chữ có thể “giãn ra” hay “co lại” theo ý đồ
tác giả, nhưng nhìn chung là nó khơng có sự cơ đúc như từ ngữ thơ ca.
Ngơn ngữ truyện bao gồm hai thành tố chính đó là ngơn ngữ người kể chuyện
và ngôn ngữ nhân vật.
1.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện
Ngơn ngữ người kể chuyện cịn gọi là ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ dẫn
truyện, ngôn ngữ thuyết minh. Đây là ngơn ngữ của người đóng vai kể chuyện, giới
thiệu, miêu tả, dẫn dắt nhân vật vào tình huống cụ thể nhằm cụ thể hóa sự vật, sự kiện

ở mức độ cao nhất.
Trong truyện, người kể có thể khơng xuất hiện nhưng bắt buộc phải có ngơn
ngữ kể, làm thành một bình diện đối lập với ngơn ngữ nhân vật. Ngơn ngữ của người
kể gắn với cái nhìn bao trùm cả truyện kể. Người kể có thể rất ít lời nhưng lại là giọng


16

chủ đạo trong truyện kể, do vậy, có khả năng lựa chọn và chi phối nhân vật, dù giọng
nhân vật trái ngược với giọng của người kể [36].
Theo Nguyễn Thái Hịa [35], ngơn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm tự sự,
cách riêng là các thể loại truyện kể, mang các đặc điểm và chức năng sau:
- Ngôn ngữ người kể chuyện là loại ngôn ngữ hàm chứa thông tin. Dưới hình
thức lời trực tiếp hoặc hàm ngơn, truyện kể phải thông tin đến với người đọc những
hiểu biết, nhu cầu về cuộc sống, về con người (quá khứ, hiện tại, tương lai, con người
xã hội và con người trong thế giới riêng).
- Ngôn ngữ người kể chuyện phải hướng vào tình huống của truyện và khơng
được xa rời tình huống đó.
Chẳng hạn, kể về số phận nhân vật trong chiến tranh thì phải dựng tình huống
đích thực của nhân vật, từ bối cảnh không gian, thời gian, sự việc và con người trong
chiến tranh. Có thể đi xa hơn, vẽ lại khơng khí trước đó, hoặc sau này trong thời bình,
nhưng đó cũng là những mặt tương phản (hoặc tương đồng) để làm nổi bật khơng khí
chiến tranh…
- Ngơn ngữ người kể chuyện phải báo hiệu khung cảnh của truyện, những sự
kiện xảy ra.
- Ngôn ngữ người kể chuyện có chức năng liên kết văn bản thơng qua các kiểu
liên kết như dẫn dắt, lí giải, miêu tả… nhằm vào mạch diễn biến của các sự kiện được
kể và mạch ngầm dưới văn bản, làm nên cái mạch lạc hướng dẫn người đọc. Đó có thể
là cách liên kết bằng việc dẫn từ hiển ngôn đến hàm ngôn, từ nghĩa bề mặt đến tầng
nghĩa bề sâu.

Chẳng hạn, đoạn mở đầu trong “Chí Phèo” của Nam Cao, ta thấy ngơn ngữ của
người kể rất “có lớp lang” thu hẹp dần, 1- chửi trời, 2- chửi làng Vũ Đại, 3- chửi “đứa
nào đã đẻ ra Chí Phèo”… nhưng có Trời mà biết… Tiếp đến đoạn 2: “Một anh đi thả
ống lươn, một buổi sáng tinh mơ…”. Sự gián đoạn về thời gian của truyện và thời gian
kể được liên kết trong mạch ngầm nhằm giải thích nguồn gốc của Chí Phèo và cũng là
cách giới thiệu nhân vật không bằng con đường trực tiếp theo lối thơng thường.
- Ngồi ra, ngơn ngữ người kể chuyện còn thể hiện chức năng tiếp xúc giữa
người kể với người đọc, nhất là trong những truyện mà chính người kể ở ngơi thứ nhất


17

xưng “tơi”. Chính nhờ cách kể chuyện theo lối này mà ta nhận ra được có một người
kể cụ thể, có thể tách mình ra khi kể chuyện mà đối thoại với người đọc cụ thể. Đồng
thời cũng có một người kể hàm ẩn sắp xếp câu chuyện, dẫn dắt câu chuyện diễn biến
theo trình tự thời gian…
- Đặt biệt, ngôn ngữ người kể chuyện phải gợi ra ở người đọc cảm hứng về cái
hay, cái đẹp… Chính điều này làm nên nét khác biệt trong ngôn ngữ của từng tác giả.
Tuy có xu hướng sử dụng ngơn từ theo những phương thức khác nhau, nhưng mỗi tác
giả đều phải chú ý đến việc tạo nên tính hấp dẫn, lơi cuốn trong ngôn ngữ kể.
Chẳng hạn, sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc trong ngôn ngữ kể chuyện của
Nguyễn Khải thể hiện ở việc dụng đắc những ngôn từ rất đỗi bình dân của các chú,
bác, cơ, dì, những bạn bè vốn sống xung quanh hằng ngày của nhà văn…
1.2.2. Ngơn ngữ nhân vật
Ngơn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm, là phương tiện bộc lộ
cá tính, tính cách và hành vi tâm lí của nhân vật trong tình huống cụ thể [36].
Cũng theo Nguyễn Thái Hịa [35], ngơn ngữ nhân vật trong truyện kể mang các
đặc điểm và chức năng sau:
- Ngôn ngữ nhân vật là loại ngơn ngữ được cá thể hóa, tức có bao nhiêu nhân
vật là có bấy nhiêu giọng nói, cách nói khác nhau. Thực chất ngơn ngữ nhân vật đã có

sẵn ở trong đời sống, hầu như nhà văn chỉ làm công việc ghi chép lại, không phải bịa
ra, nhưng sáng tạo là ở chỗ đặt vào miệng nhân vật nào, trong tình huống nào lại tùy
thuộc rất lớn vào tài năng nhà văn.
Tùy vào từng giai đoạn, thể loại truyện đặc thù mà ngôn ngữ nhân vật mang
những đặc trưng khác nhau. Chẳng hạn, ngôn ngữ nhân vật trong các truyện cổ dân
gian mang tính quy ước, tính ma thuật, như: “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng
cơm bạc nhà ta…” (Truyện Tấm Cám); “Khắc nhập, khắc nhập…” (Truyện Cây tre
trăm đốt); “Vừng ơi! Mở cửa ra” (Truyện Nghìn lẻ một đêm)… Cịn ngơn ngữ nhân
vật trong truyện kể hiện đại (tiểu thuyết, truyện ngắn) gắn liền với tính cách, số
phận… của từng nhân vật. Thơng qua ngơn ngữ nhân vật, người đọc hình dung được
diện mạo nhân vật, phân biệt giọng người này với giọng người khác, và giọng các
nhân vật khác với giọng kể của người kể. Điều này khiến ngôn ngữ nhân vật trong


18

truyện kể hiện đại không giống với thể loại truyện lịch sử hay truyện kể cổ tích dân
gian ở trên.
- Ngơn ngữ nhân vật ln được đặt trong những hồn cảnh tâm lí, những sự
kiện, mơi trường sống cụ thể của nhân vật và đặc biệt là trong những tình huống đối
thoại nhất định, từ đó mà nhân vật bộc lộ tình cảm, ý nghĩ, tính cách bản chất của mình
thơng qua ngơn ngữ. Qua đó, người đọc phần nào thấy được cái chung, cái khái quát
của con người và xã hội trong đó có thể thấy cả chính mình.
- Ngơn ngữ nhân vật cũng giữ vai trị thúc đẩy sự kiện trong truyện vận động và
phát triển. Một lời nói của nhân vật có thể tạo diễn tiến tiếp theo dẫn đến nhiều tình
huống khác. Đó là khi nhà văn không thể phát biểu trực tiếp ý kiến của mình nên đã
cho nhân vật nói thay mình, như là một sự vô can.
Đối với các văn bản tự sự, độc thoại đều có thể chuyển hóa thành đối thoại,
hoặc ngược lại. Những đoạn đối thoại trong truyện có thể chuyển thành ngôn ngữ kể
mà nội dung không thay đổi.

Chẳng hạn, đoạn đối thoại “bán con và chó để nộp sưu” trong “Tắt đèn” của
Ngơ Tất Tố có thể kể lại bằng ngơn ngữ độc thoại, nhưng dù có kể bằng cách gì cũng
khơng thể diễn tả được tâm lí, tính cách tàn bạo thơ lỗ, dốt nát của ơng Nghị, cái giả
dối bất nhân của bà Nghị và nỗi đau xé ruột của người mẹ phải bán con mình và mẹ
con con chó nhà mình để đủ tiền nộp sưu, cứu lấy chồng. Cũng thật khó mà nói cho
hết được cái thế của người nông dân trước bọn địa chủ khi bị dồn vào tình huống quẫn
bách. Nhưng quan trọng hơn, tất cả những điều nói trên được bộc lộ bằng chính ngơn
ngữ của các nhân vật, thứ ngơn ngữ gắn cuộc sống vào tính cách và cá tính của họ.
Nhân vật và ngôn ngữ của các nhân vật trong tình huống của mình có thể phát
biểu bằng lời những ý nghĩ mà người kể không thể phát biểu ra được. Quả nhiên, trong
những tình huống cụ thể ấy, với tính cách nhân vật như thế ấy thì ngơn ngữ phải phù
hợp như thế mới có thể thay tác giả phát biểu ý kiến.
- Thông qua ngôn ngữ nhân vật, ta biết được mối quan hệ liên cá nhân giữa các
nhân vật trong truyện mà không phải miêu tả tự sự dài dịng, đồng thời nói lên những
tình cảm, cách đánh giá, hành vi, mong ước… của một nhân vật đối với những nhân


19

vật khác. Đây là thế mạnh của thể loại truyện so với các thể loại khác, dùng một lời
thoại có thể phản ánh quan hệ của hai hay nhiều người trong một thời điểm nhất định.
- Cũng như ngôn ngữ người kể chuyện, ngơn ngữ nhân vật có thể tham gia vào
nhiều vai trò khác nhau trong truyện, như tham gia vào bố cục, như là một nguyên
nhân, một lời dẫn cho truyện, nó có thể khiến cho bố cục phải thay đổi vì trong đó có
những định hướng hay đánh lạc hướng phát triển của truyện; hay tham gia vào sự liên
kết của truyện. Sự tham gia của ngôn ngữ nhân vật vào kết cấu của ngôn ngữ kể và bố
cục truyện rất có ý nghĩa đối với nghệ thuật xây dựng truyện.
Trong số những lời thoại của nhân vật, có một hình thức là lời độc thoại nội tâm
của nhân vật. Nó là một hình thức đối thoại của nhân vật, trong đó người đối thoại
cũng chính là mình, nói cách khác đó là một sự phân thân: mình nói chuyện với chính

mình, một mình đóng cả hai vai người nói và người nghe và nói lại bằng một giọng
khác, một cách suy nghĩ khác.
Ranh giới khó phân biệt là lúc nhân vật chính đóng vai người kể chuyện, vừa kể
lại truyện mình vừa suy nghĩ về những gì đã kể. Chính điều này đã rút ngắn khoảng
cách nhân vật với người kể.
Tóm lại, ngơn ngữ của người kể và ngơn ngữ của nhân vật có sự khác nhau ở
điểm nhìn, chức năng, giọng kể. Sự hài hịa giữa các màu sắc ngôn ngữ nhân vật và
ngôn ngữ người kể chuyện tạo nên vẻ đẹp của bức tranh rộng lớn của truyện kể.
1.3. Truyện cực ngắn
Trên thế giới, truyện cực ngắn khơng cịn là một thể loại mới mẻ. Nhà nghiên
cứu Đặng Anh Đào cho rằng ở Phương Tây, tiền thân của truyện cực ngắn là những
mẩu “tin vặt” trên báo chí xuất hiện từ thế kỉ XVIII. Ngồi ra, truyện cực ngắn cịn có
nguồn gốc từ trong các truyện dân gian, như những câu chuyện của chàng nơ lệ Aesop.
Chính những tình tiết truyện ngắn gọn, bất ngờ và mang nhiều bài học về triết lý nhân
sinh cũng như lẽ sống trong “Ngụ ngôn Aesop” được coi là nền móng của truyện cực
ngắn [22, tr.373].
Cũng theo R. Shapard, truyện cực ngắn đã được viết bởi các học giả vĩ đại từ
rất lâu trước khi tiểu thuyết xuất hiện. Ngay từ thời La Mã cổ đại đã có những truyện
ngắn – ngắn của Petronious. Còn đến thời trung cổ phải kể đến Marie de France. Đến


×