Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật họ dầu (dipterocarpaceae blume, 1825) ở vườn quốc gia cát tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.64 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

VŨ THỊ HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA
THỰC VẬT HỌ DẦU (Dipterocarpaceae Blume, 1825) Ở
VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH – 2011



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình,
chân thành và q giá của thầy cơ, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác,
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS. Trần Hợp là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi tận tình trong suốt
q trình thực hiện luận văn này.
- Thầy Tơ Hoài Thắng - trường Đại học Nguyễn Tất Thành, người bạn đời cũng là người
đã chia sẻ, động viên, ủng hộ, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
- Anh K'Hoai, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong những chuyến đi thực địa tại VQG Cát
Tiên.
- Phịng Khoa học cơng nghệ và Sau Đại học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
- Q thầy cơ giảng dạy lớp Cao học Sinh Thái Mơi Trường khố 19 Trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
- Ban lãnh đạo, các kiểm lâm viên và nhân viên Vườn quốc gia Cát Tiên đã cho phép và
tạo điều kiện cho tôi khảo sát và thực hiện nghiên cứu tại Vườn.


Kỹ sư Vũ Văn Biền, Kỹ sư Trương Công Khanhvà Trung Tâm Sinh Thái - Phân viện Điều
tra quy hoạch rừng Nam Bộ; Ths. Đặng Văn Sơn và Phòng Tài Nguyên Sinh Vật - Viện Sinh
Học Nhiệt Đới; anh Lâm Đạo Nguyên - Trung Tâm Viễn Thám đã giúp đỡ tôi về mặt chun
mơn và cung cấp những tài liệu có giá trị.
Ban Giám Hiệu và các thầy cô đồng nghiệp Trường THCS Trần Bội Cơ là đơn vị tôi đang
công tác đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ về vật chất
lẫn tinh thần và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 201
Vũ Thị Huyền Trang

3


NGHIÊN CỨU THÀNH PHÀN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA THỰC
VẬT HỌ DẦU (DIPTEROCARPACEAE BLUME, 1825) Ở VƯỜN
QƯÓC GIA CÁT TIÊN
Vũ Thị Huyền Trang
Tóm tắt
Luận văn nghiên cứu về họ Dầu (Dipterocarpaceae Blume) được tiến hành ở VQG (Vườn
quốc gia) Cát Tiên, nằm trên địa phận ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng, với tổng
diện tích tự nhiên là 37.900 ha. Đây là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn, chuyển tiếp xuống địa
hình đồng bằng Nam bộ nên có cả địa hình vùng núi thấp và địa hình vùng đồi với các hồ đầm
xen kẽ, được bao bọc và giới hạn bởi sông Đồng Nai. Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào điều
tra thành phân loài, sinh thái và phân bố của các loài thuộc họ Dầu ở Cát Tiên. Kết qủa nghiên
cứu đã ghi nhận dược 15 taxon gồm 13 lồi chính, 1 lồi phụ và 1 thứ dưới lồi, trong đó có 1
lồi là Hopea recopei Pierre và 1 thứ là Dipterocarpus tuberculatus Roxb. var. grandifolius
(Teijsm. ex Miq.) Craib dược ghi nhận mới; 14 trên tơng sơ 15 taxon tìm được có giá trị bảo tồn
theo thang đánh giá của lUCN 2009 và 2 taxon trong Sách đỏ Việt Nam (SĐVN) 2007. Các loài
thuộc họ Dầu trong VQG phân bố ở ba kiểu sinh cảnh chính là kiểu rừng kín thường xanh nhiệt

đới am gió mùa với ưu thế là các lồi cây gỗ thuộc họ Dầu mọc cùng với cây họ Đậu; kiểu rìrng
kín nửa rụng lá nhiệt đới gió mùa trong đó cây họ Dầu mọc xen với loài Bang lăng im thê và các
họ khác và kiểu sinh cảnh đất ngập nước mùa mưa ngẩn nông. Các cây họ Dầu phân bố ở vùng
có độ cao thấp đến trung bình, ưa dất ẳm, dày, tuy nhiên nhiều lồi có khả năng chịu hạn tốt. Ở
Cát Tiên, thực vật họ Dầu tập trung nhiều ở khu vực Nam Cát tiên, chủ yếu ở phía Đơng và Đơng
Nam; cịn ở phía Bắc Cát Lộc họ Dâu phân bố ít và rải rác.

4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................3
NGHIÊN CỨU THÀNH PHÀN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA THỰC
VẬT HỌ DẦU (DIPTEROCARPACEAE BLUME, 1825) Ở VƯỜN
QƯÓC GIA CÁT TIÊN.................................................................................4
MỤC LỤC.......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................8
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 8
1.2. Mục đích của đề tài ................................................................................................ 8
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 9
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... 9

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TƯ LIỆU .....................................................10
2.1. Lược sử nghiên cứu họ Dầu (Dipterocarpaceae Blume) ................................... 10
2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ............................................................................. 17
2.2.1. Sơ lược quá trình phát triển của VQG Cát Tiên ...................................................... 17
2.2.2. Điều kiện tự nhiên - xã hội ....................................................................................... 18

2.3. Đặc điểm họ Dầu (Dipterocarpaceae Blume) ..................................................... 24
2.3.1. Vị trí phân loại và danh pháp ................................................................................... 24

2.3.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................................... 24
2.3.3. Đặc điểm sinh học - sinh thái ................................................................................... 26
2.3.4. Phân bố ..................................................................................................................... 26
2.3.5. Công dụng................................................................................................................. 28

CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........29
3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 29
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 29
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ................................................................. 29

5


3.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ................................................... 29
3.2.3. Phưong pháp điều tra phỏng vấn dân địa phương................................................... 30
3.2.4. Phương pháp thu thập tài liệu .................................................................................. 30
3.2.5. Phưong pháp xử lí số liệu ......................................................................................... 30

4.1. Thành phần lồi ................................................................................................... 31
4.1.1. Chi Anisoptera Korth. - Vên vên .............................................................................. 31
4.1.2. Chi Dipterocarpus Gaertn. f. - Dầu ......................................................................... 34
4.1.3. Chi Hopea Roxb. - Sao ............................................................................................. 51
4.1.4. Chi Shorea Roxb. ex Gaertn. f. - Chai...................................................................... 58
4.1.5. Chi Vatica L. - Táu ................................................................................................... 68

4.2. Sinh thái và phân bố ............................................................................................ 75
4.2.1. Loài Anisoptera costata Korth. - Vên vên ................................................................ 75
4.2.2. Loài Dipterocarpus alatus Roxb. - Dầu rái ............................................................. 76
4.2.3. Loài Dipterocarpus baudii Korth. - Dầu bau........................................................... 78
4.2.4. Loài Dipterocarpus costatus Gaertn. f. - Dầu mít ................................................... 80

4.2.5. Lồi Dipterocarpus intricatus Dyer - Dầu lơng ....................................................... 81
4.2.6. Lồi Dipterocarpus tuberculatus Roxb. var grandifolius (Teijsm. ex Miq.) Craib Dầu đồng ............................................................................................................................ 83
4.2.7. Loài Dipterocarpus turhinatus Gaertn. f. - Dầu lá bóng ......................................... 84
4.2.8. Lồi Hopea odorata Roxb. - Sao đen ....................................................................... 86
4.2.9. Loài Hopea recopei Pierre - So chai........................................................................ 88
4.2.10. Loài Shorea guiso (Blco.) Blume - Chai chị.......................................................... 89
4.2.11. Lồi Shorea thorelii Pierre - Chai Thorel.............................................................. 90
4.2.12. Loài Shorea roxburghii G. Don - sến mủ ............................................................... 92
4.2.13. Loài Shorea hypochra Hance - Vên vên bộp .......................................................... 93
4.2.14. Loài Vatica odorata (Griff.) Sym. subsp. odorata - Làu táu trắng ........................ 94
4.2.15. Loài Vatica cinerea King - Táu mật ....................................................................... 96

4.3. Thảo luận .............................................................................................................. 97

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................100
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 100
6


5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................101
Tài liệu tiếng Việt ...................................................................................................... 101
Tài liệu tiếng nước ngoài .......................................................................................... 104

PHỤ LỤC....................................................................................................105

7



CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
VQG Cát Tiên trước đây là khu rừng già gỗ lớn, che phủ hầu hết trên diện tích khu vườn
với nhiều chủng loại cây gỗ quý, có giá trị kinh tế cao của các họ chiếm ưu thế như : Dầu
(Dipterocarpus Gaertn. f.), Sao (Hopea Roxb.), Chai (Shorea Roxb. ex Gaertn. f.), Vên Vên
(Anisopíera Korth.), Làu táu (Vatica L.) thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae Blume); Gõ Đỏ
(Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib), cẩm lai (Dalbergia), Căm xe (Xylia xylocarpa (Roxb.) Taubert)
thuộc họ Đậu (Fabaceae); Bằng lăng (Lagerstroemia L.) thuộc họ Tử vi (Lythraceae); Gội
(Aglaia Lour.), Huỳnh đường (Dysoxylum Bl.) thuộc họ Xoan (Meliaceae); họ Re (Lauraceae);
họ Dẻ (Fagaceae)... Nhưng trải qua hàng chục năm trở lại đây (nhất là nhùng năm 1976 đến
1995) rừng VQG Cát Tiên chịu nhiều tác động tàn phá rừng khá nghiêm trọng, mất đi nhiều cây
gỗ quý, nhiều diện tích rừng, làm biến đổi hệ sinh thái rừng.
VQG Cát Tiên có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, đặc biệt là hệ thực vật. Trong đó, thực
vật họ Dầu là họ lớn ở Cát Tiên. Thực vật họ Dầu hầu hết có giá trị kinh tế cao, như cho sản
lượng, công dụng về gỗ cao và các chất nhựa dầu để sản xuất các sản phẩm khác nhau. Cây họ
Dầu cũng dễ gieo ươm, trồng thành rừng thuần loài hoặc trồng hỗn giao, xen dặm với các rừng
tự nhiên, góp phần giải quyết vấn đề khơi phục rừng.
Từ trước đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học về họ Dầu trên
thế giới và ở Việt Nam, nhưng ở Cát Tiên chỉ có các điều tra chung về hệ thực vật, trong đó có
danh lục cây họ Dầu. Đặc biệt, vẫn chưa có tài liệu nào điều tra cụ thể về phân bố của thực vật
họ Dầu ở Cát Tiên. Đề tài nghiên cứu này nhằm định danh lại chính xác các lồi thực vật họ Dầu
(Dipterocarpaceae Blume) ở VQG Cát Tiên hiện nay, bổ sung phát hiện lồi cịn thiếu, đồng
thời xác định vị trí phân bố cây họ Dầu ở khu vực này, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển
bền vừng VQG.
1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định thành phần loài, đặc điểm sinh thái và phân bố của thực vật họ Dầu tại các địa
điểm nghiên cứu ở VQG Cát Tiên.

8



- Hồn thành việc phân loại, mơ tả đặc điểm, vẽ hình và chụp ảnh minh họa các taxon họ
Dầu (Dipterocarpaceae Blume) ở VQG Cát Tiên.
- Xác định phân bố điểm các loài thực vật họ Dầu ở khu vực nghiên cứu.
- Nhận xét đặc điểm sinh thái phân bố của từng loài trong họ Dầu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các taxon thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae Blume, 1825) trong
tự nhiên ở VQG Cát Tiên, thông qua việc thu thập mẫu, chụp ảnh, thu thập dữ liệu, phân tích,
định danh và tham khảo tài liệu.
- Phạm vi nghiên cứu là Vườn quốc gia Cát Tiên - Việt Nam.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Góp phần điều tra cơ bản, cung cấp cơ sở dữ liệu, bổ sung xây dựng tài liệu khoa học về
tài nguyên cây họ Dầu ở VQG Cát Tiên; làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, khai thác, phát
triển nguồn tài nguyên.
- Góp phần phục vụ công tác học tập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng sản xuất, tham quan,
du lịch của VQG Cát Tiên.

9


CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TƯ LIỆU

2.1. Lược sử nghiên cứu họ Dầu (Dipterocarpaceae Blume)
Năm 1825, Blume đã đặt tên cho họ Dầu (Dipterocarpaceae) trên cơ sở lấy từ tên chi
Dipterocapus mang nghĩa là “quả hai cánh”.
Vị trí phân loại của họ Dầu đã thay đổi theo nhiều tác giả, chẳng hạn như họ này đã được
đề nghị xếp vào bộ Hoàng mai Ochnales (Hutchinson 1959), bộ Chè Theales (Cronquist 1968;
Takhtajan 1969) và bộ Bông Malvales (Dalgren 1975; Takhtajan 1997). Tuy nhiên, nhừng nghiên
cứu gần đây chứng tỏ họ Dầu thuộc bộ Bông Malvales (Marguire and Ashton 1977; APG 1993;

Chase et al. 1993; Alverson et al. 1998; Bayer et al. 1999; Dayanandan et al. 1999) [47].
Phân loại, phân bố và các đặc điểm của các loài thực vật họ Dầu được nghiên cứu rõ hơn
bởi Symington (1943) trong tác phẩm “Malayan Forest Records” No. 16, “Forester’s Manual of
Dipterocarps”. Theo Symington, họ Dau (Dipterocarpaceae) gồm hai họ phụ là Monotoideae và
Dipterocarpoideae. Monotoideae chỉ tìm thấy ở châu Phi, gồm hai chi là Marquesia và Monotes.
Thời điểm này Symington chưa nhận biết sự phân bố của họ Dầu ở Madagascar [57]. Tuy nhiên,
đây là cơng trình đầu tiên phân tích chi tiết về họ Dầu trên thế giới và có giá trị vơ cùng to lớn
cho những nghiên cứu sau đó về họ Dầu. Tác phẩm này đã được tái bản năm 1974, được chỉnh
sửa bổ sung bởi P. S. Ashton và S. Appanah năm 2004 và tái bản gần nhất năm 2007.
Năm 1954, Humbert H. trong tác phẩm “Flore de Madagascar et des Comores” chỉ mô tả
các đặc điểm của họ phụ Monotoideae gồm hai chi là Monotes A. D. C. và Marquesia Gilg. có
phân bố ở khu vực này [50].
Sau đó, một chi mới là Pakaraimaeae được phát hiện ở cao nguyên Guiana - Nam Mỹ với
1 loài duy nhất là Pakaraimaea roraimae [47].
Vào năm 1995 Londonõ và các cộng sự đã ghi nhận thêm chi khác gồm một loài duy nhất
Pseudomonotes tropenhosii, cũng được tìm thấy ở Nam Mỹ và nó đã được bổ sung vào họ phụ
Monotoideae [47].
Năm 1953, tác phẩm “The “Philippine Mahogany” and other Dipterocarp woods” chủ yếu
mô tả các đặc điểm về gỗ của một số loài thực vật họ Dầu của Philippine [59].

10


Cơng trình “Flore in China” (2007) mơ tả đặc điểm chung của họ Dầu và 5 chi thuộc họ
Dầu trong hệ thực vật Trung Quốc, thành lập khóa phân loại và mơ tả đặc điểm hình thái, nêu
đặc điểm sinh thái của 14 lồi. Chi Dipterocarpus có 2 lồi chính và 2 thứ dưới loài là D.retusus,
D. retusus var. retusus, D. retusus var. macrocarpus và D. turbinnatus; chi Hopea có 4 loài là
H. chinensis, H. hainanensis, H. reticulata và H. Shingkeng; chi Parasnorea có 1 lồi là P.
Chinensis; chi Shorea có 2 lồi là S. assamica và S. Robusta; chi Vatica có 3 lồi là V.
guangxiensis, K lanceifoliavk V. mangachapoi[52].

Cơng trình tổng hợp 60 năm khoa học của nhà thực vật học Armen Takhtajan “Flowering
plants” 2009 thong kê họ Dầu trên thế giới có khoảng 500 lồi thuộc 13 chi như sau: Hopea,
Shorea, Neobalanocarpus, Upuna (nhóm Shoreae); Parashorea (nhóm Parashoeae);
Dryobalanops

(nhóm

Dryobalaneae);

Cotylelobium,

Vateria,

Vateriopsis,

Vatica,

Stemonoporus, Dipterocarpus, Anisoptera (nhóm Dipterocarpeae). Tác giả cho rằng họ Dầu
Dipterocarpaceae gần với họ Tiliaceae và đặc biệt là với họ Monotaceae. Như vậy, khác với
Symington, Takhtajan tách riêng họ Monolaceae chứ không phải là một họ phụ Monotoideae
trong họ Dipterocarpaceae [58]. Như vậy, tùy theo tác giả mà hệ thống phân loại của họ Dầu có
thay đổi.
Ở Việt Nam, họ Dầu cũng được nghiên cứu từ khá sớm. Đáng kể phải nhắc đến cơng trình
“Thực vật chí rừng Nam bộ” (Flore Forestiere de la Cochinchine) là một đóng góp lớn của Pieưe
Louis trong việc thống kê và mô tả các lồi họ Dầu ở miền Nam Việt Nam, gồm có 11 loài thuộc
chi Dipterocarpus, 1 loài thuộc chi Parasnorea, 1 loài thuộc chi Pentacme, 9 loài thuộc chi
Shorea, 3 loài thuộc chi Anisoptera, 3 loài thuộc chi Vatica, 3 loài thuộc chi Synaptea, 4 loài
thuộc chi Hopea và 1 loài thuộc chi Hancea. Trong tác phẩm này, Pierre còn nêu đặc điểm nơi
sống và một số đặc điểm chính để phân biệt mỗi lồi với một số lồi khác có những đặc điểm
gần giống, kèm hình vẽ minh họa. Tuy nhiên tên khoa học của một số lồi cịn chưa chính xác

hoặc chưa định được chắc chắn nên tác giả cịn để nhiều dấu chấm hỏi [54].
Năm 1927, cơng trình “Thực vật chí đại cương Đơng Dương” (Flore Générale de
L’indochine) đã thống kê họ Dầu ở khu vực Indo - China (gồm 3 quốc gia Campuchia, Lào và
Việt Nam) với 7 chi, trong đó 14 lồi thuộc chi Dipterocarpus; 4 loài thuộc chi Anisotera; 12
loài và một thứ dưới loài thuộc chi Hopea; 13 loài thuộc chi Shorea; 2 loài thuộc chi Pentacme;
5 loài thuộc chi Parashorea và 8 loài thuộc chi Vatica. Tác giả đã lập khóa phân loại cho các

11


loài trong từng chi khá chi tiết (trừ hai chi Anisoptera và Pentacme), mơ tả hình thái, nêu đặc
điểm phân bố và có hình vè minh họa. Đây cũng là một cơng trình có giá trị to lớn và có thể dựa
vào đê tra cứu. Tuy nhiên, nhiều loài vẫn cịn thiếu thơng tin mơ tả và tác giả chỉ trích dẫn tài
liệu tham khảo, một số lồi viết sai tên khoa học và khá nhiều loài trùng nhau [51].
Năm 1990, Smitinand, Vidal và Phạm Hồng Hộ trong cơng trình “Thực vật chí
Campuchia, Lào và Việt Nam” (Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam) đà mô tả50 taxon
gồm 42 lồi chính, 3 lồi phụ và 5 thứ dưới lồi thuộc 6 chi trong họ Dầu phân bố ở 3 quốc gia
này, trong đó ở Việt Nam đã có đến 43 taxon gồm 37 lồi chính, 3 lồi phụ và 3 thứ dưới loài là
Anisoptera costa ta; Dipterocarpus alatiis, D. baudii, D. costatus, D. dyeri, D. grandiflorus, D.
hasseltii, D. intricatus, D. ohtusifolius var. obtusifolius, D. obtusifolius var. subnudus, D.
retusus, D. tuberculatus var. grandifolius, D. turbinatus; Hopea chinensis, H. cordata, H. ferrea,
H. hainanensis, H. helferi, H. monissima, H. odorata, H. pierrei, H. recopei, H. reticulata, H.
siamenisis; Shorea falcata, S. guiso, S. hemyana, s. hyphochra, S. obtusa, S. roxburghii, S.
siamensis, S. thorelii; Parashorea chinensis, p. stelỉata; Vatica chevalieri, V. cinerea, V.
diospyroides, V. mangachapoi subsp. obtusifolia, V. odor at a subsp. odorata, V. odorata subsp.
brevipetiolata, V. pauciflora, V. philastreana và V. subglahra chiếm 86% tổng số lồi có ở Đơng
Dương. Cơng trình trình bày khá đầy đủ các đặc điểm hình thái, sinh thái và phân bố của các
lồi, kèm theo hình vẽ minh họa chi tiết. Đây là một cơng trình có giá trị trong việc tra cứu và
phân loại thực vật ở Việt Nam và Đông Dương [56].
Năm 1971, trong công trình “Cây gỗ rừng miền Bắc Việt Nam”, Trần Hợp và cộng sự đã

mơ tả đặc điểm hình thái, phân bố địa lý, sinh thái và nêu sơ lược về giá trị kinh tế của 4 loài
trong họ Dầu (Dipterocarpaceae), trong đó có 2 lồi thuộc chi Dầu (Dipterocarpus) và 2 lồi
thuộc chi Táu (Vatica) [15].
Quyển “1900 lồi cây có ích ở Việt Nam” (1993) do Trần Đình Lý và các cộng sự đà thống
kê sơ lược 25 loài thuộc 7 chi trong họ Dầu (Dipterocarpaceae). Tuy nhiên, nhiều tên khoa học
của các lồi trong tài liệu chưa chính xác [30].
Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (1993) đã mô tả, nêu đặc điểm sinh thái, phân bố, đặc
điểm gỗ của 33 loài họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở Việt Nam [22].
Năm 1997, Trần Hợp và Hoàng Quảng Hà [21] trong tác phẩm “100 lồi cây bản địa” đà
cung cấp những thơng tin ban đầu về phân bố, sinh thái và giá trị gỗ để định hướng chọn loài cây

12


trồng cho các dự án thuộc chương trình 327 (trồng rừng phòng hộ, phục hồi hệ sinh thái trong
các khu rừng đặc dụng). Các loài cây trong tác phẩm này được điều tra khảo sát trong phạm vi
vùng Tây Nguyên, tuy nhiên cũng dễ dàng tìm thấy tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ và nhiều lồi cũng có phân bố tự nhiên ở miền Bắc. Họ Dầu
(Dipterocarpaceae) là một trong những họ có nhiều loài cây cho gồ nhất (23 loài) với các lồi
có trữ lượng gỗ lớn đóng vai trị quyết định như: Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Dầu mít (D.
costatus), Dầu chai (D. intricatus), Sao đen (Hopea odorata), sến cát (Shorea roxburghii), Vên
vên (Anisoptera costata). Theo các tiêu chuẩn đã quy định của 8 nhóm gỗ do Nhà nước ban hành
từ năm 1977, các cây họ Dầu được xếp vào các nhóm gỗ như sau:
Nhóm I gồm các lồi cây gỗ q, đẹp, có hương thơm, bền, có giá trị cao: cẩm liên (Shorea
siamensis).
Nhóm II: Kiền kiền (Hopea pierrei), Sao tía (H. ferrea), sến mủ (Shorea roxhurghii).
Nhóm III: Cà chắc (Shorea obtusa), Chai (S. guiso), Vên vên nghệ (S. hypochra). Chò đen
(Parashorea stellata), Sao đen (Hopea odorata).
Nhóm IV: Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus), Dầu mít (D. costatus), Dầu song nàng
(D. dyeri), Dầu trà beng (D. obtusifolius), Vên vên (Anisoptera costata).

Nhóm V: Dầu chai (Dipterocarpus intricatus), Dầu rái (D. alatus).
Phạm Hồng Hộ trong cơng trình “Cây cỏ Việt Nam” tái bản năm 2000 đã lập bảng khoá
ừa chi ở họ Dầu chủ yếu dựa vào đặc điểm của quả và đài mang quả, với nhừng đặc điềm phân
loại trọng tâm và đorn giản. Đồng thời, tác giả cũng mô tả họ Dầu ở Việt Nam có 41 lồi chính,
3 phân lồi và 2 thứ dưới lồi thuộc 6 chi, gồm: chi Dipterocarpus có 12 loài và 2 thứ dưới loài
là Dipterocarpus alatus, D. costatus, D. dyeri, D. grandiflorus, D. inthcatus, D. baudii, D.
hasseltii, D. kerrii, D. obtusifolius, D. retusus, D. gracilis, D. tuberculatus var. tomentosus, D.
tuberculatus var. grandifolius, D. Turbinatus; chi Anisoptera chỉ có 1 lồi là Anisoptera costata;
chi Hopea có 12 lồi là Hopea cordata, H. ferrea, H. hainanensis, H. helferi, H. chinensis, H.
mollissima, H. odorata, H. pierrei, H. siamensis, H. recopei, H. reticulata, H. Thorelii; chi
Shorea có 8 lồi là Shorea obtusa, S. roxburghii,S.siamensis, S. falcata, S. farinosa, S. guiso, S
heuryana, S. thorelii; chi Parashorea có 2 lồi là Parashorea chinensis, P. stellata; chi Vatica
có 6 lồi và 3 phân lồi là Vatica clievalieri, V. cinerea, V. mangachapoisubsp. obtusifolia, V.
diospyroides, V. odorata subsp. odorata và V. odor at a subsp. brevipetiolata, V. subglabra, V.
13


pauciflora, V. philastreana. Nhiều tên gọi đầy đủ của các lồi chưa chính xác. Các mơ tả hình
thái và sinh thái của lồi cịn sơ sài, vắn tắt; hình vè đơn giản, chưa chi tiết nên khó so sánh định
danh cho mẫu thực tế. Ngoài ra, theo tài liệu “Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam” mà
tác giả có đồng tham gia biên soạn thì lồi Dipterocarpus gracilis Blume khơng có ở Việt Nam.
Tuy nhiên, cơng trình này của tác giả vẫn là một đóng góp to lớn cho ngành phân loại học thực
vật ở Việt Nam và vẫn thường được sử dụng trong tra cứu, định danh, mô tả thực vật [18].
Năm 1999, Võ Văn Chi cùng với Trần Hợp trong “ Cây cỏ có ích ở Việt Nam” đã mô tả,
nêu đặc điểm sinh thái, phân bố và cơng dụng của 43 lồi họ Dầu, kèm theo hình vẽ minh họa
[11].
Từ cơng trình này, năm 2003 Võ Văn Chi biên soạn lại và xuất bản cơng trình “Từ điển
thực vật thơng dụng”. Đây có thể xem là một tài liệu tổng hợp có giá trị trong việc tra cứu và mơ
tả các lồi thực vật ở Việt Nam. Tác giả đà mô tả khá chi tiết và đầy đủ về hình thái, sinh thái,
cơng dụng và phân bố, kèm theo hình vè minh họa các lồi, xếp theo thứ tự vần các họ, trong đó

có 37 lồi, 3 loài phụ và 3 thứ dưới loài thuộc 6 chi trong họ Dầu. Tuy nhiên, tài liệu vẫn còn có
những thiếu sót cần bổ sung thêm [9].
Trần Hợp (2002) trong quyển “Tài nguyên cây gỗ Việt nam” đã mô tả hình thái, nêu đặc
điểm sinh thái, phân bố và cơng dụng về gỗ của 42 lồi họ Dầu [20].
Năm 2003 “Bản danh lục các loài thực vật Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên
và Môi trường và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật phối hợp biên soạn thì chi Vên vên
(Anisoptera Korth., 1841) tại Việt Nam có tới hai lồi chứ khơng phải một, là Vên vên (A.
costata) và Kiền kiền nhẵn (A. scaphula), chi Dipterocmpus có 11 lồi và 2 thứ, chi Hopea có 11
lồi, chi Parashorea có 2 lồi, chi Shorea có 8 lồi, chi Vatica có 8 lồi và một lồi phụ. Tài liệu
nêu tóm tắt phân bố của lồi tại Việt Nam và dạng sống, sinh thái, công dụng [43].
Để đánh giá mức độ nguy cấp của các loài họ Dầu (Dipterocarpaceae Blume), “Danh lục
đỏ Việt Nam năm 2007” ghi nhận 14 loài thuộc họ Dầu ở các mức độ đánh giá: các loài
Anisoptera costata, Dipterocarpus costatus, Hopea ferrea, H. hainanensis, H. pierrei và Vatica
subglabra ở mức độ nguy cấp do bị suy giảm quần thê mạnh (EN); các loài Dipterocapus dyeri,
D. grandiflorus, D. retusus, Hopea mollissima, Parashorea chinensis và P. stellata đang đứng
trước nguy co tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong tương lai gần (VU); loài Wopea cordata vẫn

14


chưa có dần liệu đầy đủ (DD); riêng lồi Shorea falcata thì trong tình trạng rất nguy cấp (CR)
[6].
Trong khi đó, “Sách đỏ Việt Nam 2007” cũng thống kê và mơ tả 11 lồi họ Dầu tưong tự
trong Danh lục đỏ Việt Nam 2007, nhưng khơng nhắc đến các lồi Dipterocarpus costatus,
Hopea cordata và Parashorea chinensis [5].
IUCN (09) đánh giá họ Dầu trên thế giới có 38 lồi nằm trong thang bảo tồn, trong đó có
20 lồi ở mức độ rất nguy cấp, 11 loài ở mức độ nguy cấp, 2 loài ở mức độ sẽ nguy cấp, 4 loài ở
mức độ ít nguy cấp và 1 lồi chưa đủ dẫn liệu. Có điều đáng lưu ý ở đây là IUCN (09) vẫn xếp
họ Dầu Dipterocarpaceae vào bộ Chè (Theales) chứ khơng phải bộ Bơng (Malvales).
Ngồi cơng dụng làm gỗ và lấy nhựa dầu là chủ yếu, họ Dầu cũng được nhắc dên trong

nhiều tác phẩm với tính năng làm thuốc. Năm 1997, Võ Văn Chi trong tài liệu “Từ điên cây thuốc
Việt Nam” đã kê đến công dụng làm thuốc của nhiều lồi trong họ Dầu, gồm có : Dầu rái đỏ
(Dipterocarpus turbinatus), Dầu đồng (D. tuherculatus), Dầu rái (D. alatus), Dầu trà beng (D.
obtusifolius), Sao đen (Hopea odorata), sến đỏ (Shorea roxburghii), Cà chắc (S. obtusa) và Chai
(S. guiso) [8].
Lê Trần Đức (1997) có nhắc đến lồi Dầu rái (Dipterocarpus alatus) với công dụng khác
là chữa bị thương khi trúng tên độc [16].
Đỗ Tất Lợi (2005) cũng chỉ nhắc đến một lồi Dầu rái trắng (Dipterocarpus alatus), nhưng
có nêu rõ nhiều đặc điềm như hình thái, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, cơng
dụng và liều dùng với tính năng làm thuốc [29].
Năm 2006, tài liệu “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” của Phạm Hồng Hộ có nhắc đến bốn
lồi sau trong họ Dầu được dùng làm thuôc: Dipterocarpus alatiis, Dipterocarpus gracilis,
Dipterocarpus turbinatus và Hopea odorata [19].
Cũng năm 2006, tài liệu “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” do Viện Dược liệu
biên soạn đã kể đến các loài Shorea guiso, Dipterocarpus alatus và Hopea odorata [4].
Về điều tra thành phần loài họ Dầu phân bố ở Cát Tiên, bản “Danh lục thực vật khu rừng
cấm Nam Cát Tiên” năm 1990 của Võ Văn Chi, Vũ Nguyên Tự, Trương Quang Tâm, Vũ Ngọc
Long, Zdenek Soldan, Cherevchenko T.M., Bogatyr V., Jan Leps năm 1990 đã xác định được
632 loài thực vật ở Nam Cát Tiên, thuộc 395 chi, 127 họ trên diện tích 37.900 ha rừng. Những
loài cây chủ yếu thường gặp tập trung ở một số họ như : họ Dầu, họ Đậu, họ Tử vi, họ Cà phê.

15


Trong đó, họ Sao Dầu Dipterocarpaceae bắt gặp có 14 loài, phần lớn là các cây gỗ lớn, tạo nên
tầng nhô (tầng vượt tán và tầng sinh thái) trong rừng. Loài Dầu đèo chuối (Dipterocarpus baudii
Korth.) là một trong những loài đặc hữu của khu hệ thực vật Nam Cát Tiên này [12].
Năm 1999-2000, Phân viện điều tra quy hoạch rừng II đã điều tra thống kê ở Vườn quốc
gia Cát Tiên có 14 lồi thực vật họ Dầu thuộc 5 chi [33].
Đen năm 2010, để chuẩn bị cho công trình Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vừng Vườn

quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2011-2020, Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ đã điều tra
thống kê danh lục thực vật họ Dầu ở VQG Cát Tiên gồm 16 loài thuộc 5 chi [34].

16


STT
1
2
3
4
5

(1)
Vên vên
Dầu rái
Dầu bau
Dầu mít
Dầu song nàng
6 Dầu lơng

(2)
Anisoptera costata Korth.
Dipterocarpus alatus Roxb.
Dipterocarpus baudii Korth.
Dipterocarpus costatiis Gaertn. f.
Dipterocarpus dyeri Pierre
Dipterocarpus iìĩtricatus Dyer

(3)

X
X
X
X
X
X

(4)
X
X
X
X
X
X

(5)
X
X
X
X
X
X

7 Dầu trà beng

X X

X

8 Dầu lá bóng

9 Sao đen
10 Chai chò
11 Sến mủ
12 Cà chẳc
13 Chai thorel

Dipterocarpus obtusifoHus Teijsm. ex Miq. var.
obtusifolius
Dipterocarpus turbinatus Gaertn. f.
Hopea odorata Roxb.
Shorea guiso (Blco.) Blume
Shorea roxburghii G. Don
Shorea obtusa Wall, ex Bl.
Shoreathorelii Pieưe

X
X
X
X
X
X

X
X
X
X
X
X

X

X
X
X
X
X

14 Vên vên bộp
15 Làu táu trắng
16 Làu táu

Shoreahypochra Hance
Vatica odorata (Griff.) Sym. subsp. odor at a
Vatica thorelli Pierre (V. phiỉastreana Pieưe)

X

X
X

X

17 Táu mật

Vatica cinerea King
X
Tổng số loài
14 14 16
Bảng 2.1: Thống kê danh lục các loài thực vật ở Vườn quốc gia Cát Tiên qua các giai đoạn
điều tra do Phân viện điêu tra quy hoạch rừng thực hiện.
(1)


Tên loài.

(2)

Tên khoa học.

(3)

Các loài họ Dầu trong Danh lục thực vật khu rừng cấm Nam Cát Tiên (1990).

(4)

Các loài họ Dầu trong Danh lục thực vật Vườn quốc gia Cát Tiên (2000).

(5)

Các loài họ Dầu trong Danh lục thực vật rừng Vườn quốc gia Cát Tiên (2010).

2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.2.1. Sơ lược quá trình phát triển của VQG Cát Tiên
VQG Cát Tiên được thành lập ngày 13/1/1992 theo Quyết định số 08/CT của Thủ Tướng
Chính Phủ, trên cơ sở diện tích của khu rừng cấm Nam Bãi Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai được
bảo vệ từ năm 1978, khu Cát Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và khu Tây Cát Tiên thuộc tỉnh Bình
Phước được bảo vệ từ năm 1992.

17


Từ năm 1998, VQG Cát Tiên hợp nhất 3 khu vực nói trên và trực thuộc Bộ Nơng nghiệp

và Phát triển Nông thôn.
Ủy Ban UNESCO/MAB công nhận VQG Cát Tiên là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới
(ngày 10/11/2001).
Ngày 4/8/2005, ban thư ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu.
2007, Cát Tiên hoàn thành hồ sơ và đang hy vọng sẽ sớm được công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên - xã hội
2.2.2.1. Vị trí địa lý - địa hình
Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên 5 huyện của 3 tỉnh :
 Huyện Tân Phú, Định Quán của tỉnh Đồng Nai.
 Huyện Cát Tiên, Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng.
 Huyện Bù Đăng của tỉnh Bình Phước.
Có tọa độ địa lý :
Từ 11020’50” đến 11032’13” vĩ độ Bắc.
Từ 107011’13” đến 107028’20” kinh độ Đơng.
Và tiếp giáp giới hạn ;
 Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đaklak và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước, giới hạn
bởi sơng Đồng Nai.
 Phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp La Ngà huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai, giới
hạn bởi đường lộ 323.
 Phía Đông giáp huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng và huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai,
giới hạn bởi sông Đồng Nai.
 Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (tỉnh Đồng Nai) và Lâm trường Nghĩa Trung
(tỉnh Bình Phước).
Diện tích tự nhiên là 37.900 ha.
Đặc điểm nổi bật về địa hình của VQG Cát Tiên là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn
chuyển tiếp xuống địa hình đồng bằng Nam bộ nên có cả địa hình vùng núi và địa hình vùng đồi
với độ cao tuyệt đối (độ cao so với mặt nước biển) từ lOOm - 670m chạy thấp dần theo hướng
Bắc  Tây Bắc  Tây  Nam  Đông Nam với các độ cao trung bình như sau :
18



Ở phía Bắc và Đơng Bắc thuộc khu vực Bù Sa xã Tiên Hồng tỉnh Lâm Đồng thường có
độ cao tuyệt đối từ 500 - 600m với các núi : Dang Kla (675m), Dang Pốt (669m), Danpreum
(600m), núi Sân Bay (630m) ...
Phía Tây Bắc gồm các xã : Phước Cát II, Tiên Hoàng, Phước Cát I, Gia Viền thuộc huyện
Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng thường có độ cao trung bình 350m với các đỉnh 414, 376, 353, 345m ...
Ở phía Tây và Tây Nam gồm các xã : Đăng Hà (tỉnh Bình Phước), xà Daklua (tỉnh Đồng
Nai) thường có độ cao trung bình 300m với các đỉnh 336, 284, 250, 200, 150m ...
Ở phía Nam và Đơng Nam thường có độ cao trung bình dưới 150m.
Do đặc điểm về địa hình của VQG Cát Tiên nói trên đã hình thành 4 kiểu địa hình cơ bản
(theo quy trình điều tra lập địa năm 1984 của sở Lâm nghiệp cũ) :
Địa hình vùng núi thấp : Là phần cuối cùng của cao nguyên Trung bộ có dạng bậc thềm
khá rõ rệt, thường có độ cao tuyệt đối từ 300 - 670m, có độ dốc từ 20 – 300, có nơi trên 300. Địa
hình thường là các dạng sườn dốc lớn phân bố giữa thung lũng sơng suối và dạng địa hình bằng
phẳng, mức độ chia cắt khá phức tạp và cũng là đầu nguồn của các suối. Kiểu địa hình này bao
gồm hầu hết khu Cát Lộc (phía Bắc VQG), và một phần nhỏ của Lâm trường Nghĩa Trung (khu
Tây Cát Tiên) và khu vực Lâm trường Vĩnh An (khu Tây của Nam Cát Tiên).
Địa hình vùng đồi cao : Có độ cao tuyệt đối từ 200 - 300m, là vùng thượng nguồn của nhiều
con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Dak Lua, Dabao, Dabit, Samach ... Chủ yếu nằm
ở phía Tây và Tây Bắc giáp Làm trường Vĩnh An tỉnh Đồng Nai và huyện Bù Đăng tỉnh Bình
Phước, có độ dốc bình qn từ 15 – 200 và địa hình chia cắt mạnh.
Địa hình vùng đồi trung bình : Thường tập trung ở phía Đồng Bắc và Đơng Nam của khu
Nam Cát Tiên, có độ cao tuyệt đối từ 150 - 200m, địa hình tuy có bị chia cắt khá mạnh nhưng ít
hơn so với vùng đồi cao, cũng hình thành các đỉnh đồi và hệ thống suối rõ rệt, có độ dốc trung
bình từ 5 – 100.
Địa hình vùng đồi thấp : Tập trung phân bố ở phía Đơng và Đơng Nam của khu Nam Cát
Tiên và phía Nam của khu Bắc Cát Tiên, có độ cao tuyệt đối dưới 150m, thường có độ dốc dưới
50 với 2 dạng địa hình : vùng địa hình bậc thềm sơng Đồng Nai và dạng địa hình bậc thềm suối
xen kẽ với hồ, đầm.


19


20


2.2.2.2. Thổ nhưỡng
Nền địa chất của khu vực VQG Cát Tiên ở thời kì trước Kỷ Đệ Tứ được phủ bởi một lớp
trầm tích biển đặc trưng bởi đá phiến thạch sét. Sau Kỷ Đệ Tứ lại được phủ một lớp phù sa cổ
do sông Cửu Long bồi đắp và sau đó do hoạt động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những
vùng thấp của khu vực bị phủ lấp bởi lớp đá bọt núi lửa. Cùng với sự phun trào phủ lấp, q trình
phong hố bào mịn, rửa trôi, bồi tụ đã tạo nên một bề mặt địa hình như hiện nay.
Từ nền địa chất với 3 cấu tạo chính là : Trầm tích, Bazal và Sa phiến thạch đã phát triển
hình thành 4 loại đất chính của VQG Cát Tiên như sau :
- Đất phát triển trên đất Bazal (Fk): loại đất này có diện tích lớn nhất chiếm gần 60% diện
tích tự nhiên của VQG và chủ yếu phân bố ở khu phía Nam của VQG, là một loại đất giàu chất
dinh dưỡng, phân huỷ cho loại đất tốt, sâu, dầy, màu đò hoặc nâu đỏ và nâu đen có nhiều đá lộ
đầu do đá tuff núi lửa chưa bị phong hoá hết. Ở trên đất này rừng phát triển tốt, có nhiều lồi cây
gỗ q và khả năng phục hồi của rừng cũng nhanh.
- Đất phát triển trên đá cát (đá Sa phiến thạch) (Fq): chiếm diện tích lớn thứ hai của VQG
Cát Tiên vào khoảng 20%, phân bố chủ yếu ở khu phía Bắc của VQG (khu Cát Lộc). Một số tài
liệu gọi đất này là đất xám bạc màu trên đá axit hoặc đá cát. Độ phì của đất này kém đất phát
triển trên đất Bazal. Nhưng do rừng chưa bị tàn phá mấy nên nói chung đất vẫn cịn tốt.
- Đất phát triển trên đá sét (Fs): có diện tích khơng lớn, tập trung chủ yếu ở khu vực phía
Nam xen kẽ các vạt đất Bazal. Loại đất này tuy có độ phì khá, nhưng nhược điểm là thành phần
cơ giới nặng nên khi mất rừng thì đất dễ bị thối hố một cách nhanh chóng.
- Đất phát triển trên phù sa cổ (Đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo): gồm các loại đất
được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai cũng chiếm một diện tích khơng nhỏ ở khu phía Bắc
và phía Đơng Nam của VQG Cát Tiên, thường phân bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng

và những vùng bị ngập nước vào mùa mưa. Loại đất này tuy xấu, nghèo chất dinh dưỡng nhưng
thường có mực nước ngầm nông nên khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng
trong mùa khô.
2.2.2.3. Khí hậu - thủy văn
VQG Cát Tiên cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa mưa
và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô thường từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.

21


Do địa hình của VQG Cát Tiên nằm trên 2 vùng địa hình vùng núi và vùng đồi có độ cao
tuyệt đối rất khác nhau nên khí hậu giữa 2 vùng cũng có sự khác nhau rõ rệt giữa khu Bắc và khu
Nam VQG Cát Tiên. Khu Bắc VQG Cát Tiên có nhiệt độ trung bình năm thấp; có lượng mưa
bình quân năm và độ ẩm tương đối bình quân năm cao hơn ở khu Nam và Tây VQG nên về thực
vật cũng có sự phân bố khác nhau về thành phần cũng như số lượng loài.
VQG Cát Tiên nằm trên lưu vực hồ Trị An, có một hệ thống sông, suối, đầm, bàu rất phong
phú và đa dạng bao gồm:
- Sơng Đồng Nai bao bọc phía Bắc, phía Tây và phía Đơng VQG với chiều dài khoảng gần
90 km, chạy từ thôn Năm (trạm Bù Sa) của xã Tiên Hoàng huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng đến
ấp Tà Lài thuộc huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai, có lưu lượng nước bình qn là 405 m2/ngày.
- Có nhiều hệ thống suối lớn phân bố tương đối đều trong VQG như:
+ Suối Leh, Dar’soni, Dam’bri, Đa Thai, ĐaceNac, Đa Nhor (khu vực Bắc Cát Tiên tỉnh
Lâm Đồng).
+ Suối ĐaLouha, Đabitt, Đa Bao, Đa Tapoh, Đasemath (khu vực Nam Cát Tiên tỉnh Đồng
Nai).
Hầu hết các hệ suối này đều đổ ra sông Đồng Nai và cịn nước trong mùa khơ.
- Có nhiều Đầm và Bàu nước với diện tích khá lớn như: Bầu sấu, Bầu Chim, Bầu Cá, Bầu
rau muống (khu Nam Cát Tiên); đầm Nà Ngao, đầm Lươn (khu Tây Cát Tiên); và các đầm 1, 2,
3, 4 (khu Bắc Cát Tiên) có mực nước từ 1,5 - 2,5 m trong mùa mưa và 0,5 - 1,0 m trong mùa

khô.
Khu vực quanh các đầm, bàu và suối lớn thường xuyên ngập nước và âm ướt trong mùa
mưa nên có nhiều cây bụi, cây cỏ, song mây, tre, lồ ô và dây leo phát triển mạnh hình thành nhiều
thảm thực vật vùng ngập nước phong phú và đa dạng [33], [34],
2.2.2.4. Đa dạng sinh học
VQG Cát Tiên có 5 kiểu thảm thực vật chính : rừng lá rộng thường xanh, rừng thường xanh
nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ tre, rừng tre nứa thuần loại và thảm thực vật đất ngập nước.
Tính đa dạng thực vật:
Với tổng số loài đã xác định được là 1.610 lồi thực vật bậc cao có mạch, thuộc 75 bộ, 162
họ, 724 chi khác nhau, cho thấy VQG Cát Tiên là vùng có thành phần thực vật phong phú và đa
dạng nhất trong các VQG và các khu Bảo tồn Thiên nhiên của các tỉnh miền Nam Việt Nam.

22


Các loài đặc hữu và quý hiếm : 38 loài, thuộc 13 họ nằm trong các cấp đánh giá về mức độ
quý hiếm của Sách Đỏ Việt Nam và Hiệp Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN).
Nguồn gen bản địa đặc hữu và cận đặc hữu bản địa : 20 loài trong 11 họ, như Thiên thiên
Đồng Nai, Vệ tuyền ngọt thuộc họ Thiên lý.
Nhóm thực vật cổ á nhiệt đới có 74 lồi thuộc 6 họ; thực vật cổ nhiệt đới có đại diện của
một số chi của 34 họ.
Thành phần các loài ưu thế thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) và họ Đậu (Fabaceae).
Đa dạng hệ động vật:
Khu hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình
ngun Đơng Trường Sơn , có quan hệ chặt chẽ với Tây nguyên, nổi bật là thành phần của Bộ
Móng guốc với 6 loài chiếm ưu thế là Heo rừng, Cheo cheo, Hoẵng, Bò Gaur, Bò Banten và Nai
và là một trong những vùng của Việt Nam có thể quan sát được nhiều đại diện của họ Bò.
VQG Cát Tiên còn tồn tại một quần thể loài Tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus
annamiticus), là phân lồi của Tê giác Java, cịn 7-8 con đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
rất gần.

Đa dạng cảnh quan thiên nhiên:
VQG Cát Tiên có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có con sơng Đồng Nai là ranh giới tự
nhiên chảy qua nhiều địa hình tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như Thác Trời, Thác
Dựng, Thác Ben Cự, Thác Mỏ Vẹt... ; các khu đất ngập nước rất đẹp như Bàu sấu, Bàu Chim...
; các tuyến sinh thái xuyên rừng với các loài cây phong phú như Tuyến Bằng lăng, Tuyến Bàu
sấu... luôn hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
2.2.2.5. Đặc điểm xã hội
Vùng đệm VQG Cát Tiên có 32 xã, thị trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước,
Lâm Đồng, Đắc Lắc. Thành phần cư dân vùng đệm rất đa dạng, có ảnh hưởng nhiều đến Vườn,
gồm : 9 cụm, 11 đồng bào dân tộc khác nhau, có thể chia làm 3 nhóm ;
1. Người Kinh : ở các xã Gia Viễn và xã Phước Cát 2 (huyện Cát Tiên), xã Đắc Lua (huyện
Tân Phú)
2. Các nhóm đồng bào dân tộc bản địa như STiêng, Châu Mạ, ở khu Cát Lộc (huyện Cát
Tiên) và khu Nam Cát Tiên ở Tà Lài (huyện Tân Phú).

23


3. Các nhóm đồng bào dân tộc di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn,
Bắc Cạn gồm đồng bào Tày, Nùng, Dao, Hoa, H’Mông,... đến lấn sâu vào VQG Cát Tiên ở khu
vực Đa Bông Cua, Tây Cát Tiên, thuộc xà Đăng Hà (huyện Bù Đăng, Bình Phước).
2.3. Đặc điểm họ Dầu (Dipterocarpaceae Blume)
2.3.1. Vị trí phân loại và danh pháp
Ngành Ngọc lan:

Magnoliophyta

Lớp Ngọc lan:

Magnoliopsida


Phân lớp Sổ:

Dilleniidae

Bộ Bơng:

Malvales

Họ Dầu:

DipterocarpaceaeBlumc, 1825

2.3.2. Đặc điểm hình thái
Họ Dầu còn gọi là Họ Quả Hai cánh, hay Họ Sao Dầu. Tên gọi khoa học của họ xuất phát
từ chi điển hình là Dipterocarpus, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (di = hai, pteron = cánh và
karpos = quả, nghĩa là quả có hai cánh).
Các taxon trong họ Dầu thường là các cây gỗ lớn, thân hình trụ thẳng. Nhiều loài nằm ở
tầng vượt tán trong các cánh rừng, thơng thường có thể cao tới 40-70 m, đơi khi cao trên 80 m
(trong các chi Dryobalanops, Hopea và Shorea). Các lồi trong họ này có tầm quan trọng lớn
trong việc sản xuất gỗ và sản xuất các sản phâm từ nhựa dầu trong thân.
Lá mọc so le, đơn, ngun hay lượn sóng, khơng có khía. Cuống lá thường cong phình. Mặt
lá thường có các đốm tuyển nằm ở nách gân phụ và gân chính hay dọc theo gân chính. Gân bậc
ba hình mạng hay hình thang, có khi dạng như gân lá sồi. Lá kèm thường sớm rụng để lại những
vết sẹo trên cành.
Cụm hoa hình chùy, thường phủ lơng hình sao hay lơng tơ mịn. Hoa thơm, đều, lưỡng tính.
Đài có 5 thùy xếp van hay lợp, hợp ở gốc và hay dính thành ống đài, thường dính với bầu hoặc
có khi khơng. Cánh hoa 5, xếp vặn. Nhị thường nhiều hơn 15, đôi khi 5, thường rời nhau hoặc
chỉ dính ở gốc. Bầu thượng, ít khi bán hạ, thường có 3 ơ, mỗi ơ chứa 2 nỗn.
Qủa khơ khơng mở hoặc mở chậm bởi 3 van, bao bởi đài hoa đồng trưởng thành 2,3 hay 5

cánh có thể bay xa trong gió, giúp cho khả năng phát tán và phân bố rộng khắp; có khi đài khơng
đồng trường. Hạt thường đơn độc khơng có phơi nhũ, lá mầm thường gấp nếp.

24


25


×