Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tìm hiểu cơ chế ngữ nghĩa tâm lý trong tổ hợp song tiết chính phụ trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ PHƯƠNG MAI

TÌM HIỂU CƠ CHẾ NGỮ NGHĨA – TÂM LÝ
TRONG TỔ HỢP SONG TIẾT CHÍNH – PHỤ
TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2007



LỜI CẢM ƠN

Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với giáo sư hướng dẫn, PGS. TS. Trịnh Sâm
vì những gì tơi đã được kế thừa và vì thầy đã dành nhiều thời gian, cơng sức chỉ bảo cho tơi từ
những bước ban đầu khó khăn cũng như đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện để
toi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đối với các giáo sư, các giảng viên ở
Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn thành phố Hồ Chí Minh, những người thầy học trong những năm qua đã tận tình chỉ dẫn,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Và tơi cũng xin được cảm ơn lãnh đạo Phịng Khoa học cơng nghệ - Sau đại học đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập.

Xin trân trọng cảm ơn.

Lê Thị Phương Mai



3


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................. 3
MỤC LỤC .................................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 6
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 6
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 7
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 7
2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 7
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 7
3.1. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................... 7
3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 8
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................................................................... 8
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐE TÀI ................................................. 11
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ............................................................................................... 11
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỮU QUAN....................................................................... 12
1.1. Cơ chế ngữ nghĩa -tâm lý trong sự định danh .............................................................. 12
1.2. Các kiểu định danh ......................................................................................................... 13
1.2.1. Định danh trực tiếp................................................................................................... 13
1.2.2. Định danh gián tiếp .................................................................................................. 14
1.3. Kích thước của ngữ định danh trực tiếp........................................................................ 15
1.4. Phân loại ngữ định danh trực tiếp song tiết .................................................................. 16
1.5. Các kiểu định danh của ngữ định danh trực tiếp song tiết .......................................... 19
1.5.1. Định danh không thông qua liên tưởng: là cách gọi tên một đối tượng chỉ căn cứ
vào bản thân đối tượng đó mà thơi..................................................................................... 19
4



1.5.2. Định danh thơng qua liên tưởng............................................................................... 20
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CƠ CHẾ NGỮ NGHĨA - TÂM LÝ TRONG Tổ HỢP SONG
TIẾT CHÍNH PHỤ ................................................................................................................... 22
2.1. TỔ HỢP SONG TIẾT CHÍNH PHỤ LÀ DANH NGỮ ................................................ 22
2.1.1. Tổ hợp danh - danh .................................................................................................. 22
2.1.2. Tổ hợp danh- động ................................................................................................... 28
2.1.3. Tổ hợp danh- tính ..................................................................................................... 33
2.2. Tổ hợp song tiết chính phụ là động ngữ ........................................................................ 36
2.2.1. Tổ hợp động - danh .................................................................................................. 37
2.2.2. Tổ hợp động- động ................................................................................................... 44
2.2.3. Tổ hợp động - tính .................................................................................................... 49
2.3. TỔ HỢP SONG TIẾT CHÍNH PHỤ LÀ TÍNH NGỮ .................................................. 53
2.3.1. Tổ hợp tính- danh ..................................................................................................... 54
2.3.2. Tổ hợp tính-động ...................................................................................................... 57
2.3.3. Tổ hợp tính-tính ........................................................................................................ 59
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 62
PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 65

5


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Con người đã tạo ra ngôn ngữ bằng hai thao tác: gọi tên hiện thực và ghép những tên gọi
ấy thành câu, thành lời. Cơ chế của thao tác thứ nhất là cơ chế định danh. Cơ chế định danh tạo
ra các đơn vị từ vựng của ngơn ngữ.
Cơ chế định danh gồm có hai phương diện: cơ chế ngữ pháp và cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý.

Cơ chế ngữ pháp tồn tại trong quan hệ về chức phận của căn tố, giữa những từ tố trong nội bộ
từ hoặc giữa các từ trong tổ hợp định danh. Cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý tồn tại trong cách tạo
nghĩa cho căn tố, cách cấu thành nghĩa và dung hợp nghĩa giữa những từ tố trong nội bộ từ
hoặc giữa các từ trong tổ hợp định danh.
Tìm hiểu cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong sự định danh của một ngôn ngữ chúng ta sẽ thấy
cách nhìn nhận, cách phản ánh thực tế của dân tộc nói ngơn ngữ ấy. Trong đó cơ chế ngữ nghĩa
- tâm lý trong định danh hiện thực bằng cách ghép các từ lại với nhau là có khả năng phản ánh
nhiều nhất và sinh động nhất đặc điểm tâm lý của người bản ngữ trong quá trình chia cắt hiện
thực để gọi tên nó.Vì vậy việc tìm hiểu cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong định danh hiện thực để
qua đó tìm hiểu cách nhìn nhận, cách phản ánh, cách chia cắt hiện thực của dân tộc là mục tiêu
ban đầu để chúng tôi lựa chọn đề tài "TÌM HIỂU CƠ CHẾ NGỮ NGHĨA - TÂM LÝ TRONG
Tổ HỘP SONG TIẾT CHÍNH -PHỤ TIẾNG VIỆT".
Theo tìm hiểu của chúng tơi, về cơ chế định danh với tư cách là một nội dung quan trọng
của bộ mơn cấu tạo từ, nhiều cơng trình đã đề cập đến. Riêng về phương diện cơ chế ngữ nghĩa
-tâm lý trong sự định danh, chỉ có một số ít cơng trình đề cập khi bàn đến những vấn đề bao
quát hơn. Vậy có thể nói là chưa có cơng trình nào dành riêng cho cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý
trong tổ hợp song tiết chính - phụ tiếng Việt. Đi vào tìm hiểu cụ thể cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý
trong tổ hợp song tiết chính - phụ tiếng Việt để tìm hiểu cách định danh hiện thực được người
Việt ưa dùng là một mục tiêu nữa của chúng tôi khi lựa chọn đề tài này.

6


2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các tổ hợp định danh trong tiếng Việt có thể có kích thước hai hoặc nhiều hơn hai âm tiết,
có thể có cơ chế định danh trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng
nghiên cứu là những ngữ định danh song tiết chính - phụ được hình thành theo cách định danh
trực tiếp. Vì những đơn vị định danh loại này thể hiện rõ nét và sinh động hơn tâm lý của người
bản ngữ qua việc chia cắt hiện thực để gọi tên. Chúng tôi sử dụng cứ liệu ở Từ điển tiếng Việt,

2004, Viện ngơn ngữ học, Hồng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nấng và Từ điển từ mới tiếng
Việt, 2002, Chu Bích Thu chủ biên, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
về ngữ định danh song tiết chính - phụ tiếng Việt, có nhiều phương diện đã và đang được
nghiên cứu. Trong phạm vi có thể, luận văn chủ yếu đề cập đến phương diện cơ chế ngữ nghĩa
-tâm lý trong tổ hợp song tiết chính - phụ tiếng Việt: định danh khơng thơng qua liên tưởng, so
sánh; định danh thông qua liên tưởng, định danh thông qua so sánh; khả năng hạn định về
nghĩa của thành tố phụ với thành tố chính; mối quan hệ về nghĩa giữa thành tố phụ và thành tố
chính.
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Phần đầu luận văn trình bày các vấn đề hữu quan của cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong tổ
hợp song tiết chính - phụ tiếng Việt: cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong định danh, các kiểu định
danh và các loại ngữ định danh, kích thước của ngữ định danh, các cách định danh của ngữ
định danh song tiết chính - phụ. Chúng tơi kế thừa những quan điểm đã được thừa nhận để nêu
lên những vấn đề khái quát này.
Trên cơ sở những vấn đề khái quát đó, luận văn đi vào nghiên cứu cơ chế ngữ nghĩa - tâm
lý của các tổ hợp song tiết chính ¬phụ. Chúng tơi căn cứ vào tiêu chí từ loại để phân chia các
cứ liệu thành các mô thức kết hợp và ở mỗi mô thức kết hợp chúng tơi lại phân chia theo tiêu
chí ngữ nghĩa thành những nhóm ngữ định danh nhỏ hơn. ở đây chúng tơi chủ yếu dựa vào
thành tố đi sau (là thành tố phụ về ngữ pháp nhưng lại là thành tố trung tâm về ngữ nghĩa) để
7


phân chia, phân tích. Ở các mơ thức kết hợp chúng tơi có bảng khái qt những cứ liệu phân
tích. Trong q trình phân tích cứ liệu, luận văn nêu ra một số nhận xét về phương diện tâm lý
trong quá trình tạo ra các ngữ định danh song tiết chính - phụ.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngồi một số thủ pháp quen thuộc của ngôn ngữ học như: quan sát, SƯU tập, phân tích,
miêu tả, ... luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp thống kê: luận văn thống kê tất cả các tổ hợp song tiết chính-phụ định
danh theo lối trực tiếp trong Từ điển tiếng Việt, 2004, Viện ngơn ngữ học, Hồng Phê chủ biên,
Nhà xuất bản Đà Nang và Từ điển từ mới tiếng Việt, 2002, Chu Bích Thu chủ biên, Nhà xuất
bản Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp phân loại: luận văn đã căn cứ vào tiêu chí từ loại và tiêu chí ngữ nghĩa để
phân chia các cứ liệu
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: luận văn so sánh, đối chiếu về số lượng giữa các mô
thức kết hợp của ngữ định danh; so sánh về các xu hướng định danh, cơ chế hình thành các tổ
hợp định danh.
- Phương pháp mơ hình hóa: luận văn sử dụng phương pháp này để mơ hình hóa các cứ
liệu được phân tích thành các bảng một cách có hệ thống.
Trong q trình nghiên cứu, các phương pháp, thủ pháp được vận dụng đơn lẻ hay kết
hợp với nhau tuy vào đối tượng, mục đích hay nội dung nghiên cứu.
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
về cơ chế định danh với tư cách là một nội dung quan trọng của bộ môn cấu tạo từ, nhiều
tác giả đã đề cập đến trong các cơng trình của mình.
- Hồ Lê, 1976, Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH.
- Nguyễn Văn Tu, 1976, Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục
-Lê Cận - Phan Thiều, 1983, Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập I Nxb Giáo dục.
-Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, 1983, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH.
8


-Nguyễn Thiện Giáp, 1985, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
-Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung, 1991, Ngữ pháp tiếng Việt, tập I, Nxb Giáo dục.
Nhìn chung các tác giả ở các cơng trình nói trên đều đề cập đến cơ chế ngữ pháp trong sự
định danh của tổ hợp song tiết chính - phụ tiếng Việt mà họ gọi là từ ghép chính phụ (ngoại trừ
Nguyễn Thiện Giáp).
Tác giả Hồ Lê [18, tr.392-429] gọi những đơn vị này là "từ ghép chính phụ" theo mẫu
"nguyên vị thực + nguyên vị thực". Ông chia chúng thành từ ghép chính phụ là danh từ với các

mẫu: danh từ + tính từ, danh từ + danh từ, danh từ + động từ; từ ghép chính phụ là động từ với
các mẫu: động từ + danh từ, động từ + động từ, động từ + tính từ; từ ghép chính phụ là tính từ
với các mẫu: tính từ + danh từ, tính từ + tính từ, tính từ + động từ. Dành đến 37 trang sách để
khảo sát những từ ghép này, ông chủ yếu nghiên cứu về mức độ biến nghĩa của từng thành tố
cấu tạo nên từ ghép và của từ ghép.
Tác giả Nguyễn Văn Tu [39, tr.56-68] gọi đây là những từ ghép bổ nghĩa để phân biệt với
những từ ghép hợp nghĩa "những từ ghép bổ nghĩa là những từ ghép được tạo ra bằng hai từ tố
theo quan hệ không ngang nhau về kết cấu và về nghĩa. Có một từ tố chính mang nghĩa chính
và một từ tố mang nghĩa bổ sung. Cái nghĩa bổ sung này có thể làm rõ nghĩa cho tồn bộ từ".
Ông chia từ ghép bổ nghĩa thành 09 kiểu ứng với 09 mô thức như tác giả Hồ Lê nhưng ơng chỉ
chú tâm phân tích tính cố định hố, tính thành ngữ để phân biệt với cụm từ mà gần như khơng
phân tích về ngữ nghĩa.
Tác giả Phan Thiều [5, tr.82-88] xác định: trong từ ghép chính phụ, về mặt nội dung,
thành tố chính biểu thị ý nghĩa nịng cốt cịn thành tố phụ thì bổ sung thêm chi tiết để làm cho ý
nghĩa của toàn cấu trúc rõ thêm. Ông chia từ ghép chính phụ thành từ ghép cú pháp tính và từ
ghép phi cú pháp. Từ ghép cú pháp tính là từ ghép được tổ chức theo dùng quan hệ cú pháp
trong ngơn ngữ cịn từ ghép phi cú pháp được cấu tạo theo một quan hệ không có cái tương ứng
trong cú pháp. Với tính chất của một giáo trình ngữ pháp, Phan Thiều cũng chủ yếu đi vào
phân biệt giữa từ ghép và cụm từ.
Các tác giả trong Ngữ pháp tiếng Việt [40, tr.59-64] quan tâm nhiều hơn về ngữ nghĩa của
từ ghép chính phụ như chỉ ra ý nghĩa khái quát hoa và hình tượng hóa của tiếng chính cũng như
9


tiếng phụ, sự gắn bó về nghĩa giữa tiếng chính và tiếng phụ. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những
nhận xét hết sức khái quát.
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp [li, tr.70-76] đã đề cập tương đối rõ nét đến phương diện cơ
chế ngữ nghĩa - tâm lý trong sự định danh. Ơng phân chia thành ngữ định danh hịa kết và ngữ
định danh hợp kết dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa và chỉ rõ "Chính đi sâu vào cách đặt tên gọi, sẽ
khám phá ra quy luật vận động của tư duy mỗi dân tộc trong từng thời kì lịch sử khác nhau.

Nghiên cứu cơ chế tạo nghĩa của một đơn vị từ vựng chính là khám phá quy luật vận động
đó."[ÌÌ, tr.71]. Nguyễn Thiện Giáp trong cơng trình của mình đã chỉ ra những nét chung nhất về
cơ chế tạo nghĩa của các ngữ định danh trong tiếng Việt.
Tác giả Diệp Quang Ban [2, tr.47-51] căn cứ vào vai trò của các từ tố trong việc tạo nghĩa
của từ ghép đã chia từ ghép chính phụ thành hai kiểu chính là từ ghép chính phụ dị biệt và từ
ghép chính phụ sắc thái hoa. Như vậy ở đây tác giả đã quan tâm nhiều đến cơ chế ngữ nghĩa
của từ ghép chính phụ.
Tác giả Trịnh Sâm [28, tr.42-49] đã đề cập vấn đề một cách công phu hơn. Tác giả chỉ ra
những khả năng hạn định nghĩa của thành tố phụ với thành tố chính là danh từ một cách chi
tiết. Còn khả năng hạn định nghĩa của thành tố phụ với thành tố chính là động từ, tính từ chưa
được tác giả khảo sát cụ thể.
Tác giả Nguyễn Ngọc Trâm nhận xét: Với từ ghép chính phụ tình hình phức tạp hơn
nhiều.Có thể phân chia thành: từ hoặc tổ hợp từ chỉ tiểu loại, từ hoặc tổ hợp từ chỉ kiểu thức, từ
hoặc tổ hợp từ chỉ mức độ cao của thuộc tính đã nêu, từ hoặc tổ hợp từ hình thành bằng con
đường ẩn dụ hay hốn dụ tên gọi. Trong đó hai loại đầu có sức sản sinh rất cao. [38, tr.231232]
Với một số tác giả khác, cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý có được bàn đến trong khi đề cập đến
một vấn đề rộng hơn hay chỉ là một vài nhận xét bước đầu như: Nguyễn Văn Chiến [7], Hà
Quang Năng - Vũ Thị Thu Huyền [19], Lý Toàn Thắng [31], Hoàng Tuệ [40], Nguyễn Đức
Tồn [37], Nguyễn Kim Thản [29], Nguyễn Thị Quy [23], Đại Nghĩa [20], Nguyễn Văn Khang
[17], Hoàng Văn Hành [14].

10


5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐE TÀI
5.1. về phương diện lí luận, luận văn sẽ đúc kết lại những ý kiến nghiên cứu về cơ chế
ngữ nghĩa - tâm lý của tổ hợp song tiết chính - phụ tiếng Việt. Trong q trình khảo sát, chúng
tơi cố gắng đưa ra những kiến giải riêng về khả năng hạn định về nghĩa của thành tố phụ đối
với thành tố chính trong tổ hợp song tiết chính - phụ và về xu hướng phát triển của các cơ chế
tạo nghĩa cho tổ hợp.

5.2. về phương diện thực tiễn, những tìm tịi, kiến giải của chúng tơi có thể là những cứ
liệu giúp ích cho những người muốn tìm hiểu cơ chế tâm lý trong cách định danh của người
Việt nhằm qua đó có thêm một chút hiểu biết về tâm lý và văn hoa người Việt. Luận văn cũng
có thể giúp ích trong việc phân chia các tổ hợp song tiết chính - phụ tiếng Việt theo tiêu chí
ngữ nghĩa.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, phần chính
của luận văn bao gồm 02 chương:
Chương một trình bày các vấn đề hữu quan của cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong tổ hợp
song tiết chính - phụ tiếng Việt: cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong định danh, các kiểu định danh
và các loại ngữ định danh, kích thước của ngữ định danh, các cách định danh của ngữ định
danh song tiết chính - phụ.
Chương hai luận văn trình bày cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý của các tổ hợp song tiết chính phụ. Chúng tơi phân chia các cứ liệu thành các mô thức kết hợp và phân chia các mô thức kết
hợp đó thành những nhóm ngữ định danh nhỏ hơn. Ở mỗi nhóm ngữ định danh đó, chúng tơi
thống kê, phân tích một số cứ liệu cụ thể và nêu những nhận xét, phát hiện của mình.

11


CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỮU QUAN
1.1. Cơ chế ngữ nghĩa -tâm lý trong sự định danh
"Định danh chính là sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm biểu
niệm (signifikat) phản ánh các đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính
phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và qua trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ
đó các đơn vị ngơn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ" (G.V.Kan-sanski- dẫn theo [34, tr.29]). Nói giản dị hơn, "định danh là gọi tên sự vật, hiện tượng" [22, tr.325].
Đây là chức năng cơ bản của từ. Tuy nhiên vốn từ trong mỗi ngôn ngữ là hữu hạn. Trong khi
thế giới khái niệm cần được gọi tên lại mở rộng một cách khơng ngừng trong qua trình phát
triển của đời sống, của nhận thức và của chính ngơn ngữ nữa. Vì vậy để làm trịn chức năng
định danh, từ đã có những qua trình phát triển ý nghĩa cơ bản như mở rộng và thu hẹp ý nghĩa,
ẩn dụ và hoán dụ. Và một nhu cầu tất yếu nữa là phải tạo thêm những đơn vị từ vựng trên cơ sở

những từ đã có. Đó là những tổ hợp định danh, có giá trị tương đương với từ. Theo Nguyễn
Thiện Giáp, "cụm từ, thậm chí câu cũng có chức năng định danh" [lo, tr.61]. Chẳng hạn để gọi
trang phục nói chung của con người chúng ta có tổ hợp áo quần, để nói về người thường dễ đạt
được kết qua tốt, dễ thành công trong công việc làm cụ thể ta có tổ hợp mát tay,... Các tổ hợp
nói trên đều được hình thành trên cơ sở ghép các từ đã có. Đây là các tổ hợp định danh hay còn
gọi là các ngữ định danh.
Ngữ định danh là những cụm từ biểu thị các sự vật, hiện tượng hay khái niệm nào đó của
thực tế. Nó bao gồm những cụm từ thường được gọi là từ ghép và những cụm từ thường được
gọi là ngữ cố định.
Các ngôn ngữ khác nhau về loại hình sẽ có cơ chế định danh khác nhau, tức là có cách gọi
tên sự vật theo xu hướng khác nhau. Nếu các ngôn ngữ biến hình và chắp dính vốn thiên về
cách đặt tên tổng hợp tính thì các ngơn ngữ đơn lập trong đó có tiếng Việt, cách gọi tên có xu
hướng phân tích tính mạnh mẽ. Cơ chế định danh hiện thực bằng cách ghép các từ lại với nhau
là có khả năng phản ánh nhiều nhất và sinh động nhất đặc điểm tâm lý của người bản ngữ thuộc
những dân tộc khác nhau trong qua trình chia cắt hiện thực để gọi tên nó một cơ chế (cơ chế
cấu tạo nên những từ ghép _ người viết) bên ngồi của nó là cái thao tác ghép một từ này với
một từ khác theo một trình tự nhất định, lại có mặt bên trong của nó là tác dụng của những biểu
12


tượng với tính năng động ngữ nghĩa của chúng. Cơ chế đó, thực chất là một cơ chế tâm lý" [40,
tr.1103]. "Như vậy nói một cách khái quát, đằng sau các cách định danh từ vựng cịn có cả
bóng dáng của tâm lý dân tộc và phần nào thể hiện được nét riêng của một ngơn ngữ"
[28,tr.36].
Ví dụ: Để chỉ "cái bộ phận của cây bút tiếp xúc với mặt giấy khi viết" thì tiếng Tày Nùng
dùng từ pác bút (nghĩa đen từng thành tố là mồm bút), tiếng Mèo dùng bleỉmễ ( nghĩa đen :
lưỡi mực), tiếng Gia-rai dùng gaicỉh (nghĩa đen : gậy bút), tiếng Hán dùng bỉjiăn (âm Hán Việt
là bút tiêm, tức mũi nhọn của bút), cịn tiếng Việt thì dùng ngịi bút hoặc ngịi viết (với hình
tượng mực chảy ra như cái ngịi dẫn nước)... [27, tr.42]. Theo Lý Toàn Thắng, cùng một sự vật,
tiếng Việt gọi chân răng nhưng ở tiếng Nga là một cách nhìn thế giới khác: korerì zuba (rễ của

răng) [32, tr.94]. Việc mượn những hình tượng đa dạng như thế để chỉ cùng một sự vật rõ ràng
có phản ánh đặc điểm tâm lý của người bản ngữ thuộc những dân tộc khác nhau trong qua trình
nhận thức và định danh hiện thực. Đây chính là cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong sự định danh.
1.2. Các kiểu định danh
1.2.1. Định danh trực tiếp
Mỗi sự vật, hiện tượng hay khái niệm có nhiều thuộc tính khác nhau. Khi đặt tên cho
những sự vật, hiện tượng hay khái niệm đó người ta thường dựa vào một hoặc một số thuộc
tính nào đó của chúng, làm căn cứ để hiểu tồn bộ sự vật, hiện tượng, khái niệm. Đổ là cách
định danh trực tiếp. Cách định danh này tạo ra những ngữ định danh trực tiếp. Có người gọi đó
là ngữ định danh hợp kết [li, tr.70]. Ngữ định danh trực tiếp trực tiếp phản ánh những thuộc
tính của đối tượng trong cấu trúc ý nghĩa của mình. Vì vậy ý nghĩa của các ngữ định danh trực
tiếp có thể phân tích thành những yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của từng bộ phận tạo
thành.
Ví dụ:
- quần áo có nghĩa là "đồ mặc, như quần, áo". Ý nghĩa của quần áo mặc dù khái quát hơn
ý nghĩa của quần + ý nghĩa của áo nhưng cũng xuất phát từ ý nghĩa của 2 đơn vị quần, áo.
- đèn chùm có nghĩa là đèn gồm nhiều bóng nhỏ, được kết nối thành chùm, dùng để chiếu
sáng và trang trí. Ý nghĩa này có thể phân tích thành hai yếu tố nghĩa: ý nghĩa "đồ dùng để soi
13


sáng" do từ đèn biểu thị và ý nghĩa "tập hợp nhiều vật cùng loại chụm lại quanh một điểm" do
từ chùm biểu thị.
Thuộc tính trên của ngữ định danh trực tiếp cịn có thể gọi là tính phân tích về nghĩa của
nó.
1.2.2. Định danh gián tiếp
Là cách gọi tên một đối tượng nào đó bằng cách mượn tên gọi của đối tượng khác. Cách
định danh này tạo ra những ngữ định danh gián tiếp, Nguyễn Thiện Giáp gọi là ngữ định danh
hòa kết [li, tr.73] . Ngữ định danh gián tiếp khơng trực tiếp phản ánh những thuộc tính của đối
tượng trong cấu trúc ý nghĩa của mình. Tức là trong cách định danh gián tiếp, đối tượng cần

được gọi tên đã nhận tên gọi của một đối tượng khác. Do đó, những nét nghĩa dùng làm cơ sở
của tên gọi khơng phản ánh những thuộc tính của đối tượng mới này. Ý nghĩa của những ngữ
định danh gián tiếp khơng thể phân tích thành các yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của các
bộ phận tạo thành. Nói cách khác, ý nghĩa của các bộ phận tạo thành ngữ định danh gián tiếp
mất tính độc lập, hịa lẫn vào nhau để cùng biểu thị một khái niệm.
Ví dụ:
- càng cua với nghĩa "viêm tấy, sưng to ở kẽ ngón tay" là một ngữ định danh gián tiếp bởi
vì khơng thể phân tích ý nghĩa của càng cua thành ý nghĩa của càng + ý nghĩa của cua.
- tai hồng với nghĩa "đai ốc có hai cánh để vặn" là một ngữ định danh gián tiếp bởi vì
khơng thể phân tích ý nghĩa của tai hồng thành ý nghĩa của tai + ý nghĩa của hồng.
- mực thước với nghĩa " khuôn phép hay theo đúng khuôn phép; mẫu mực" là một ngữ
định danh gián tiếp bởi vì khơng thể phân tích ý nghĩa của mực thước thành ý nghĩa của mực +
ý nghĩa của thước.
Thuộc tính này của ngữ định danh gián tiếp được gọi là tính tổng hợp về nghĩa, hay tính
nhất thể về nghĩa.
Cơ chế ngữ nghĩa- tâm lý của ngữ định danh gián tiếp thường dựa trên sự tương đồng
giữa đối tượng cần được gọi tên và đối tượng mà nó nhận (hay mượn) tên gọi hay dựa trên lối
nói biểu trưng:
14


- "viêm tấy, sưng to ở kẽ ngón tay" được gọi là càng cua vì tay khi bị bệnh này thì sưng
lên trơng như càng của con cua.
- "đai ốc có hai cánh để vặn" được gọi là tai hồng vì nó có hình dạng giống với tai của trái
hồng.
- " khuôn phép hay theo đúng khuôn phép; mẫu mực" được gọi là mực thước là gọi theo
lối biểu trưng.
- "có tinh thần khơng lùi bước trước nguy hiểm" được gọi là gan dạ là gọi theo lối biểu
trưng.
Như vậy có thể nói ẩn dụ và biểu trưng là hai cách thức chính để hình thành ngữ định

danh gián tiếp.
Thực tế cho thấy trong tiếng Việt, phổ biến hơn là ngữ định danh trực tiếp. Có nhiều cách
thức để hình thành ngữ định danh trực tiếp (chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ trong chương li). Vì
vậy, đặc điểm tâm lý của người bản ngữ được thể hiện nhiều hơn và rõ nét hơn trong các ngữ
định danh trực tiếp. Do vậy, trong luận văn này chúng tôi chỉ giới hạn phần nghiên cứu của
mình trong việc tìm hiểu cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý của một bộ phận ngữ định danh trực tiếp.
1.3. Kích thước của ngữ định danh trực tiếp
Về kích thước, những tổ hợp định danh này có thể gồm hai hay hơn hai từ ghép lại với
nhau. Nhưng trong tiếng Việt, những tổ hợp định danh chủ yếu là tổ hợp song tiết. về cơ chế
hình thành, những tổ hợp định danh có hơn hai âm tiết cũng có cùng các cơ chế với những tổ
hợp định danh song tiết. Có khác là, ở một tổ hợp định danh song tiết cụ thể chỉ có một cơ chế
định danh thì ở một tổ hợp định danh có hơn hai âm tiết lại là sự cộng lại của hai hoặc hơn hai
cơ chế định danh mà thơi.
Ví dụ:
- bánh đa: định danh trực tiếp, thơng qua so sánh với một sự vật khác (bánh giống lá đa).
- bánh phở : định danh trực tiếp, thông qua sự liên tưởng tới một yếu tố gần gũi là công
dụng của sự vật (bánh để làm phở).

15


Thì "bánh đa nem" lại định danh trực tiếp, vừa thông qua so sánh với một sự vật khác
(bánh giống lá đa) lại vừa thông qua sự liên tưởng tới một yếu tố gần gũi là công dụng của sự
vật (bánh để cuốn nem).
Vì vậy trong luận văn này chúng tôi sẽ khảo sát những tổ hợp định danh song tiết.
1.4. Phân loại ngữ định danh trực tiếp song tiết
Về tính chất, những thành tố cấu tạo của tổ hợp song tiết định danh đại bộ phận là những
thành tố thuộc về các từ loại: danh từ, động từ và tính từ. Vì, có thể nói về chức năng định danh
của những đơn vị như: áo, quần, ăn, uổng, xấu, tốt,... Nhưng khơng thể nói rằng những đơn vị
như: và, tuy, dù, với, đã, sẽ, đang; à, ôi, ối, ái; tơi, nó, đấy, nọ, kia,... có chức năng định danh,

bởi những đơn vị này không gọi tên sự vật hiện tượng nào cả. Những đơn vị có chức năng định
danh đã được liệt kê trên đây đều là thực từ. Định danh là chức năng của thực từ. "Một thực từ
miêu tả chuyển thành một từ hư thì đồng thời mất ln chức năng định danh" [6, tr.165]. Tuy
có thể có trường hợp một trong hai thành tố của tổ hợp song tiết định danh khơng phải là thực
tứ (ví dụ trong tổ hợp ăn liền thì liền là phụ từ) nhưng trường hợp này rất hãn hữu. Vì vậy trong
luận văn của mình chúng tơi chỉ khảo sát những tổ hợp song tiết định danh có các yếu tố trong
tổ hợp là danh từ, động từ, tính từ.
Trong tiếng Việt chúng tôi chia các tổ hợp song tiết định danh thành hai dạng lớn:
Dạng thứ nhất là các tổ hợp Hán Việt như: giáo viên, phi cơng, đồn viên,... Dạng này
nằm ngoài sự khảo sát của luận văn chúng tơi. Việc nhận diện từ Hán Việt cũng rất khó khăn.
Trong một bài viết, tác giả Lê Anh Hiền đã nêu ý kiến mang tính tổng kết: Cho đến nay, gần
như chưa có một tiêu chí nào có thể giúp phân biệt từ Hán Việt với từ thuần Việt [16, tr. 42].
Chúng tôi nhận diện từ Hán Việt qua Hán - Việt Từ điển của Đào Duy Anh [1].
Dạng thứ hai là những tổ hợp thuần Việt như: áo quần, đi lại, ăn uống, ăn đong, làm
duyên,.. Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp giữa hai thành tố, các nhà nghiên cứu thường chia ra từ
ghép đẳng lập ( áo quần, ăn uống, đi lại, cưới hỏi, xinh đẹp,...) và từ ghép chính phụ ( áo dài, cà
chua, dưa hấu, xanh ngắt,...).
Trên những nét chung nhất có thể thấy cơ chế tạo nghĩa của các tổ hợp định danh nói trên
như sau:
16


1.4.1. Dựa vào những thuộc tính riêng có quan hệ tương đồng, tương phản hay cùng cáp
để biểu đạt những khái niệm chung hơn, trừu tượng hơn, khái quát hơn [11, tr.72]. Cơ chế tạo
nghĩa này tạo ra những tổ hợp định danh đẳng lập (từ ghép đẳng lập)
Ví dụ:
- tranh giành, thay đổi, to lớn, tươi tốt,...
(quan hệ tương đồng)
- mua bán, được mất, khó dễ, đêm ngày,...
(quan hệ tương phản)

- nhà cửa, hoa qua, chùa chiền, thóc lúa,...
(quan hệ cùng cấp)
1.4.2. Dựa vào một thuộc tính chung, chỉ ra tổng loại của đối tượng và một hoặc một số
thuộc tính riêng có giá trị phân biệt đối tượng ấy với các đối tượng khác trong cùng một tổng
loại [11, tr.72]. Cơ chế tạo nghĩa này tạo ra những tổ hợp định danh chính - phụ (từ ghép chính
phụ)
Trong phạm vi khảo sát của luận văn này chúng tôi dừng lại ở những tổ hợp định danh
song tiết chính - phụ. Đó là những tổ hợp định danh như đã nói trên: áo dài, cà chua, dưa hấu,
nai lưng, è cổ, mát tay, ăn đong,...
Gọi những tổ hợp này là tổ hợp có mơ hình AB thì xét theo quan hệ cú pháp thành tố A
bao giờ cũng là thành tố chính và thành tốB bao giờ cũng là thành tố phụ nghĩa cho thành tố A.
Trong ngữ định danh AB, nếu A là đơn vị từ vựng biểu thị sự vật thì B là đơn vị từ vựng
biểu thị thuộc tính của sự vật đó (kiểu: cà chua, thuốc tím, xe đạp...); nếu A là đơn vị từ vựng
biểu thị hoạt động, trạng thái thì B là đơn vị từ vựng miêu tả thuộc tính của hoạt động, trạng
thái đó (kiểu: cười mát, bay hơi, nói dóc, trả lời..); nếu A là đơn vị từ vựng biểu thị tính chất thì
B là đơn vị từ vựng miêu tả thuộc tính của tính chất đó (kiểu: vui tính, mát tay, đỏ au, xanh
ngắt,...).
Trong những tổ hợp này lại có những tổ hợp trong đó có một yếu tố khơng được dùng độc
lập, những yếu tố mà có nhà nghiên cứu gọi là "những hình thái ràng buộc tuyệt đối" [15,
17


tr.l96]. Ví dụ như nai chỉ duy nhất đi với lưng, è chỉ đi với cổ, hấu chỉ đi với dưa, ngắt chỉ đi
với một vài từ như tím, xanh. Có yếu tố như hấu cố người cịn cho là khơng có nghĩa [35,
tr.54]. Một số yếu tố lai được cho là vốn nằm trong tổ hợp song tiết đẳng lập, về sau một yếu tố
bị quên nghĩa cũ và trở thành yếu tố bổ sung nghĩa cho yếu tố kia. Tức là nó biến thành yếu tố
phụ bổ sung cho yếu tố chính (như nghịt trong đơng nghịt, lẻm trong sắc lẻm, phau trong trắng
phau, ngầu trong đỏ ngầu, ngắt trong vắng ngắt, au trong đỏ au, lè trong xanh lè, phay trong
dao phay, kềnh trong nằm kềnh, nghịt trong đen nghịt), tức là nó trở thành yếu tố mất nghĩa.
[25, tr.196-199]. Như vậy, về mặt đồng đại, các tổ hợp nói trên là những tổ hợp song tiết chính

- phụ, khơng khác gì những trái lè, chơi khăm, trong veo, cúi rạp, sâu huếch.
Chúng tôi không phủ nhận tư cách từ cũng như khơng phủ nhận tính có nghĩa của những
thành tố đi sau này. Nhưng rõ ràng, những thành tố này chỉ có một nghĩa là nghĩa gốc của nó.
Từ được dùng với nghĩa gốc thì mối quan hệ giữa khái niệm mà từ biểu thị với vỏ ngữ âm là
khơng có lí do. Điều này Perdinand de Saussure đã khẳng định trong nguyên lý nổi tiếng "dấu
hiệu ngơn ngữ là võ đốn" [18, tr.142]. Nhưng khi những từ đó được mượn để tạo ra những tổ
hợp định danh thì nó lại được mượn vì một lý do nào đó. Nói cách khác, ở đây từ lại được dùng
một cách "có lý do". Vì vậy gần như khơng giải thích được vì sao con vật đó được gọi là ngựa
nhưng lại giải thích được vì sao giống gấu đó lại được gọi là gấu ngựa. Như vậy những từ chỉ
được dùng theo một nghĩa là nghĩa gốc của nó như nai, è, hấu, nành, ngắt, veo, khăm, ... gần
như khơng có sức sản sinh, trong khi những từ như: áo, cà, mát, ăn,... có thể kết hợp với những
từ khác để tạo nên những tổ hợp định danh khác nhau như: áo rét, áo bay, áo ấm; cà chua, cà
bát, cà tím; mát tay, mát tính; ăn đong, ăn hàng, ăn chực,... ở những tổ hợp mà cả hai thành tố
đều có nghĩa rõ ràng này, cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong sự định danh mới được thể hiện.
Chẳng hạn tại sao cùng chỉ một loại áo mặc trong mùa rét mà được gọi bằng các tên khác nhau:
áo rét, áo lạnh, áo ấm, ...ở đây có thể giải thích rét, lạnh hay ấm là gì. Trong khi trong các tổ
hợp như xanh ngắt, dưa hấu ... thì khơng thể nói rõ ngắt hay hấu có nghĩa là gì, chỉ có thể nói
được ngắt gia thêm một sắc thái về mức độ cho xanh, hấu là tên một chủng loại dưa để phân
biệt với dưa bở, dưa chuột, dưa gang,... Hay có thể giải thích đượcrgọi là đậu đũa vì giống đậu
này ra từng cặp trái giống đơi đũa thì khơng thể giải thích vì sao lại gọi là đậu nành (vì nành chỉ
có một nghĩa).
18


Do vậy, luận văn của chúng tôi chỉ đề cập đến tổ hợp song tiết chính - phụ định danh
trong đó cả hai thành tố đều có nghĩa rõ ràng (khơng phải là "những hình thái ràng buộc tuyệt
đối", cũng khơng phải là những yếu tố mất nghĩa). Nói cách khác, chúng tôi chỉ khảo sát những
tổ hợp song tiết chính - phụ định danh trong đó cả hai yếu tố được dùng một cách có lý do.
1.5. Các kiểu định danh của ngữ định danh trực tiếp song tiết
1.5.1. Định danh không thông qua liên tưởng: là cách gọi tên một đối tượng chỉ căn cứ

vào bản thân đối tượng đó mà thơi.
Ví dụ: đèn chùm, dế dũi, mở rộng, to tiếng, sắc ngọt,...
Như vậy, trong ngữ định danh chính - phụ loại này, thành tố phụ đi sau chỉd9 của đối
tượng do thành tố chính biểu thị mà không cần thông qua một sự so sánh hay liên tưởng với bất
cứ đối tượng nào khác. Định danh không thông qua liên tưởng bao gồm 2 kiểu nhỏ hơn:
1.5.1.1. Khơng dùng lối nói biểu trưng, ước lệ: Thành tố phụ chỉ thuộc tính của sự vật hay
chỉ thuộc tính, phạm vi của hoạt động hay thuộc tính được dùng theo nghĩa gốc ( nghĩa đen):
đèn chùm, bánh trôi, lương khố, bó chiếu, to tiếng).
Ví dụ: - đèn chùm', đèn gồm nhiều bóng nhỏ, được kết nối thành chùm, dùng để chiếu
sáng và trang trí.
- bánh trơi, bánh làm bằng bột gạo nếp, viên trịn, có nhân đường, bỏ vào nước sơi, chín
thì nổi lên.
- lương khố. thức ăn làm sẩn, ở dạng khơ, dùng để dự trữ.
- bó chiếu: bó xác vào chiếu để chơn.
- to tiếng: lớn tiếng cãi cọ nhau.
1.5.1.2. Dùng lối nói biểu trưng, ưởc lệ: thành tố phụ khơng cịn được dùng theo nghĩa
gốc nữa, mà được hiểu một cách biểu trưng, ước lệ: làng bẹp, bồ nhí, cấm cung, bán non, nhạc
vàng, ...
- làng bẹp: những người nghiện thuốc phiện ( nằm bẹp cạnh bàn đèn).
- bồ nhí: nhân tình cịn rất trẻ tuổi của một người đã đứng tuổi.
19


- cấm cung: cấm không được phép ra khỏi nhà, khơng được phép tự do tiếp xúc với người
ngồi.
- bán non: bán rẻ trước mùa thu hoạch để nhận tiền trước.
- nhạc vàng: nhạc bi lụy {vàng có nghĩa là phản động [12, 40]).
1.5.2. Định danh thông qua liên tưởng
Là cách gọi tên một đối tượng có liên tưởng đến đối tượng khác.
Ví dụ: áo mưa, bánh cày, biển hể, bơi ếch, chín sữa,...

Trong ngữ định danh chính phụ loại này, thành tố phụ đi sau chỉ thuộc tính của đối tượng
do thành tố chính biểu thị thơng qua sự liên tưởng tới một đối tượng khác. Định danh thông qua
liên tưởng bao gồm 2 kiểu nhỏ hơn:
1.5.2.1. Định danh thông qua liên tưởng tương đổng: thành tố phụ chỉ thuộc tính của đối
tượng do thành tố chính biểu thị, thông qua sự liên tưởng với một đối tượng khác, dựa trên sự
tương đồng giữa hai đối tượng này.
Ví dụ: bánh cày, biển hồ,...
- bánh cày: bánh làm bằng bỏng gạo nếp xay nhỏ trộn với lạc, vừng, mật, mỡ, gừng,... có
nhuộm màu giơng màu trứng con cày và đóng thành bánh.
- biển hồ: biển không được nối liền với các biển khác, tựa như một hồ rất lớn.
Có thể gọi đây là cách định danh thông qua so sánh, trong đó thành tố chính gọi tên hình
ảnh được so sánh, thành tố phụ gọi tên hình ảnh so sánh.
1.5.2.2. Định danh thông qua liên tưởng gần gũi: thành tố phụ chỉ thuộc tính của đối
tượng do thành tố chính biểu thị, thông qua sự liên tưởng với một đối tượng khác, dựa trên mối
quan hệ gần gũi giữa hai đối tượng này.
Ví dụ: áo mưa, bánh khúc, của chìm, gấu trúc, buồn tình, dạo mát, chín ép,...
- áo mưa', áo bằng loại vải không thấm nước để đi mưa (liên tưởng tới mục đích, cơng
dụng của sự vật được thành tố chính gọi tên).

20


- bánh khúc: bánh làm bằng bột gạo nếp trộn với lá rau khúc giã nhỏ, có nhân đậu xanh và
mỡ, đồ lẫn với gạo nếp (liên tưởng tới chất liệu của sự vật được thành tố chính gọi tên).
- của chìm: của cải tư hữu cất giấu kín, người ngồi khơng thể trơng thấy; phân biệt với
cửa nổi (liên tưởng tới sự vật đối lập).
- buồn tình: buồn Vỉ ở trong tình trạng khơng có việc gì làm, khơng biết làm gì (liên
tưởng tới nguyên nhân của tình trạng được thành tố chính gọi tên).
- dạo mát: đi dạo để hóng mát (liên tưởng tới mục đích của hành động được thành tố
chính gọi tên).

- chín ép: qua cây được râm cho chín một cách khơng được tự nhiên, trong khi điều kiện
chưa đủ (ép) (liên tưởng tới nguyên nhân của tình trạng được thành tố chính gọi tên).
- gấu trúc: thú thuộc họ gấu mèo, hình dạng giống gấu, có thân hình nhỏ, lơng màu trắng,
có vá đen ở chân, vai tai,... thường hay ăn lá trúc, măng tre,... (liên tưởng tới sự vật đặc trưng
gắn liền với sự vật được thành tố chính gọi tên).
Chúng tơi chia các tổ hợp song tiết chính - phụ định danh này theo tiêu chí từ loại, thành
những tổ hợp Danh ngữ, Động ngữ và Tính ngữ. Những tổ hợp Danh ngữ là những tổ hợp có
yếu tố chính là Danh từ, như: cà chua, xe đạp, gấu ngựa,... Những tổ hợp Động ngữ là những tổ
hợp có yếu tố chính là Động từ như: bay hơi, cai nghiện, làm đẹp, ...Và những tổ hợp Tính ngữ
là những tổ hợp có yếu tố chính là Tính từ như: đẹp mắt, khó coi, dễ gần,... Chúng tôi sẽ lần
lượt khảo sát chúng theo tiêu chí từ loại như trên. Những trường hợp có sự lưỡng lự giữa hai
khả năng quy từ loại, thường là động từ hay tính từ, trong từ điển chú là: "đg. hay t." thì chúng
tơi sẽ thống nhất chọn động từ hoặc tính từ ở tất cả những ngữ định danh mà từ này xuất hiện.
Ví dụ: chín đg. hay t. chúng tơi chọn chín là động từ trong tất cả các ngữ: chín bói, chín cây,
chín rục, chín sáp, chín sữa,...

21


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CƠ CHẾ NGỮ NGHĨA - TÂM LÝ TRONG
Tổ HỢP SONG TIẾT CHÍNH PHỤ
2.1. TỔ HỢP SONG TIẾT CHÍNH PHỤ LÀ DANH NGỮ
Ngữ định danh song tiết có thành tố chính là danh từ chiếm số lượng lớn nhất trong các
ngữ định danh song tiết với 1.056 tổ hợp theo thống kê của chúng tôi. Chúng tối gọi những ngữ
định danh này là danh ngữ.
Ngữ định danh song tiết có tính chất danh ngữ được cấu tạo theo ba mô thức: 1) những tổ
hợp song tiết danh - danh có thành tố chính và thành tố phụ đều là danh từ như : áo sô, chè tàu,
gấu ngựa, ốc hương,...
2) những tổ hợp song tiết danh - động có thành tố chính là danh từ và thành tố phụ là
động từ như : áo lặn, con chạy, giây lọc, máy bay, ...

3) những tổ hợp song tiết danh -tính có thành tố chính là danh từ và thành tố phụ là tính từ
như : áo lạnh, bí đỏ, hết nhẵn, sữa chua,...
Trong các tổ hợp danh ngữ, mô thức danh - danh chiếm số lượng lớn nhất, đến 591/ 1056
tổ hợp; mơ thức danh - động có 268 tổ hợp; mơ thức danh - tính chỉ có 197 tổ hợp.
Trong tổ hợp song tiết chính phụ là danh ngữ , thành tố chính biểu thị tổng loại về sự vật,
hiện tượng và thành tố phụ thể hiện những ý nghĩa sau:
2.1.1. Tổ hợp danh - danh
2.1.1.1. Thành tố phụ chỉ đặc điểm, hình thức bên ngồi của sự vật được thành tố
chính gọi tên
Đây là cách định danh không thông qua liên tưởng. Ở những tổ hợp này, thành tố chính
chỉ ra tổng loại sự vật cịn thành tố phụ tố phụ nêu hình thức bên ngồi của sự vật đó. Có 34 tổ
hợp danh - danh được định danh theo cơ chế này, xin xem danh sách ở Phụ lục.
Ví dụ: cơm hộp (cơm bán theo suất, đựng trong hộp, được chuyển đến theo yêu cầu của
khách hàng), đèn chùm (đèn gồm nhiều bóng nhỏ, được kết nối thành chùm, dùng để chiếu
sáng và trang trí), vôi bột (vôi ở dạng tơi ra thành bột),...
22


Chúng ta có thể thấy hình thức bên ngồi của những đối tượng trên được coi là những
thuộc tính khu biệt làm cơ sở cho sự định danh, đó là những đặc điểm không bản chất nhưng lại
quan trọng trong sự tri nhận.
2.1.1.2. Thành tố phụ chỉ xuất xứ, môi trường sinh sống hay xuất hiện của sự vật
được thành tố chính gọi tên
Đây cũng là cách định danh thơng qua liên tưởng gần gũi: liên tưởng giữa sự vật do thành
tố chính biểu thị với cái xuất xứ, mơi trường sinh sống hay xuất hiện của nó được thành tố phụ
gọi tên:
Ví dụ: chè tàu (nguyên sản xuất ở Trung Quốc), cua đá (với nghĩa: một số loài cua sống ở
hốc đá ven biển hoặc ở núi đá, gần khe suối), thuốc bắc ( thuốc chữa bệnh chế biến từ thảo mộc
nhập khẩu từ Trung Quốc).
Xét những tổ hợp song tiết có thành tố phụ biểu thị xuất xứ (nguồn gốc), nhưáơ khách,

chè tàu, bài tây, cân ta, cân tây, táo tàu, táo tây, tỏi tây,... chúng tôi thấy:
Ngoại trừ một số tổ hợp hãn hữu như áo khách, chè tàu các thành tố nghĩa bao gồm các
nét nghĩa tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của tên gọi là có đặc trưng xuất xứ {áo khách: chỉ áo cánh
của phụ nữ, vốn kiểu của người Hoa, cổ cao, xẻ giữa và có khuy tết; chè tàu: hiện nay chỉ loại
chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm, nguyên sản
xuất ở Trung Quốc) còn ở các tổ hợp còn lại, đặe trưng xuất xứ dùng để gọi tên khơng có trong
cấu trúc ngữ nghĩa của nó. Và cũng xét những tổ hợp song tiết có thành tố phụ biểu thị xuất xứ
(nguồn gốc) này, chúng tôi thấy trong cách lựa chọn thuộc tính khu biệt về nguồn gốc làm cơ
sở cho sự định danh, người Việt trong qua khứ có xu hướng phân chia một cách khái quát
thành những cặp đối lập: bắc - nam, ta - tàu, ta - tây, tàu - tây.
Hiện nay, những tô hợp dinh danh như thế này ngày càng có xu hướng ít được sử dụng,
nhất là các tổ hợp A+ta, A+tây (như: bài tây, bánh tây, cân ta, cân tây, dầu ta, dầu tây, giày ta,
giày tây, mẫu ta, mẫu tây).
Khảo sát những tổ hợp có thành tố chính biểu thị tổng loại sự vật cịn thành tố phụ biểu
thị xuất xứ nói trên, chúng tôi thấy thành tố phụ phần lớn được hiểu theo nghĩa gốc, song cũng

23


có một số ít trường hợp được dùng một cách biểu trưng, ước lệ: cải trời, giá chợ, hàng chợ,
hàng thùng, lang vườn, lúa trời, ngỗng trời, tiền túi, vua bếp.
Ví dụ: "trời" trong cải trời, lúa trời, ngỗng trời biểu trưng cho đặc điểm mọc hay sống
hoang dại; "chợ" trong giá chợ biểu trưng cho thị trường tự do, trong hàng chợ biểu trưng cho
chất lượng thấp, giá rẻ; "vườn" trong lang vườn biểu trưng cho sự làm nghề khơng chun
nghiệp, thường ở thơn q. Nhờ tính biểu trứng của các thành tố phụ mà nghĩa của cả tổ hợp
trở nên sinh động, có sắc thái đánh giá.
Đây là cách thức gọi tên sự vật rất được người Việt ưa chuộng, có tới 91 đơn vị định danh
mơ thức danh - danh hình thành theo cách này (xin xem Phụ lục).
2.1.1.3. Thành tố phụ chỉ sự vật hoặc hiện tượng đặc trứng gắn vổi sự vật được
thành tố chính gọi tên

Đây cũng là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi: liên tưởng giữa sự vật do thành
tố chính biểu thị với sự vật hoặc hiện tượng đặc trứng gắn với sự vật đó được thành tố phụ biểu
thị.
Ví dụ: chuối hột, ốc hương, gấu trúc, nhà vườn,...
Sự vật hoặc hiện tượng đặc trưng đó có thể là bộ phận hoặc hiện tượng đặc trưng nằm bên
trong sự vật được thành tố chính gọi tên. Đó là các trường hợp như: chuối hột (chuối qua có
nhiều hạt, ăn hơi chát), ốc hương (ốc biển tròn và nhỏ bằng qua táo, vỏ trắng có vệt nâu, thịt
thơm). Có 62 tổ hợp loại này đã được chúng tôi thống kê ở Phụ lục.
Hoặc có thể là sự vật hoặc hiện tượng đặc trưng gắn liền với sự vật được thành tố chính
gọi tên. Đó là các trường hợp như: gấu trúc (thú thuộc họ gấu mèo, hình dạng giống gấu, có
thân hình nhỏ, lơng màu trắng, có vá đen ở chân, vai, tai,... thường hay ăn lá trúc, măng tre,...),
nhà vườn (nhà có vườn hoặc người chủ có vườn chuyên trồng các loại cây để bán cây giống,
hoa qua). Có 18 đơn vị định danh theo quan hệ liên tưởng này, xin xem danh sách ở Phụ lục.
2.1.1.4. Thành tố phụ chỉ mục đích cơng dụng của sự vật được thành tố chính gọi tên
Đây là cách định danh thơng qua liên tưởng gần gũi, đây là sự liên tưởng giữa sự vật do
thành tố chính biểu thị với mục đích mà con người hướng tới từ sự vật ấy. Như vậy, ở đây
24


thành tố chính biểu thị tổng loại về sự vật cịn thành tố phụ chỉ ra thuộc tính riêng về mục đích
sử dụng.
Ví dụ: áo mưa (áo bằng loại vải không thấm nước để đi mưa), bánh phở (bánh để làm
phở), bát hương (bát dùng để cắm hương ở bàn thờ), chợ người (nơi tụ họp những người lao
động chân tay để chờ bán sức lao động), tủ đá (tủ lạnh có khả năng tạo nhiệt độ thấp, chuyên
dùng để làm nước đá),... Những tổ hợp còn lại xin xem ở Phụ lục.
2.1.1.5. Thành tố phụ chỉ chất liệu của sự vật được thành tố chính gọi tên
Đây là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi, ở đây là sự liên tưởng giữa sự vật do
thành tố chính biểu thị với chất liệu làm ra sự vật ấy. Chất liệu của sự vật được dựa vào để gọi
tên có thể là chất liệu chính hoặc chất liệu đặc trưng.
Ví dụ: áo gai (áo thường dệt bằng sợi gai thưa), bánh khúc (trong thành phần của bánh có

nguyên liệu đặc trưng là lá khúc), hoa giấy (với nghĩa: hoa giả bằng giấy),... (Xin xem danh
sách ở phụ lục).
2.1.1.6. Thành tố phụ biểu thị sự vật mà thành tố chính biểu thị một bộ phận nằm
trong sự vật đó
Đây cũng là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi: liên tưởng giữa một bộ phận
của sự vật do thành tơ" chính biểu thị

với tồn thể sự vật được thành tố phụ biểu thị. Có 26 đơn vị định danh kiểu này chúng tơi
đã liệt kê ở Phụ lục.
Ví dụ: bánh xe (bộ phận của xe hoặc máy,...), dăm kèn (bộ phận lắp trong kèn,...), vòm
miệng (thành trên của khoang miệng,...),...
2.1.1.7. Thành tố phụ chỉ phương tiện làm cho sự vật được thành tố chính gọi tên
hoạt động được
Đây cũng là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi: liên tưởng giữa sự vật do thành
tố chính biểu thị với phương tiện làm cho sự vật đó hoạt động được được thành tố phụ biểu thị:

25


×