Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN THUẬN

NHỮNG PHƯƠNG TIỆN NGƠN NGỮ
CHỈ LƯỢNG TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 5. 12.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI MẠNH HÙNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2002


Mục lục
DẪN NHẬP ......................................................................................................................... 1
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA - NGỮ PHÁP CỦA NHỮNG PHƯƠNG TIỆN
NGÔN NGỮ CHỈ LƯỢNG TRONG TIẾNG VIỆT........................................................... 8
1.1. Khái quát về những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong tiếng Việt .................... 8
1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong tiếng Việt 10
1.2. 1. Đối lập giữa các phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng theo tiêu chí ngữ nghĩa [
chính xác] .................................................................................................................... 10
1.3. Đặc điểm ngữ pháp của những phựơng tiện ngôn ngữ chỉ lượng ........................... 27
1.3.1. Lượng từ (quantifiers)....................................................................................... 27
1.3.2. Phân lượng từ / ngữ (quotifiers) ....................................................................... 31
1.3.3. Danh từ chỉ lượng ............................................................................................. 33
1.2.3. Đại từ chỉ lượng ................................................................................................ 37
1.2.5. Vị từ .................................................................................................................. 38


CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ CHỈ LƯỢNG ...... 40
2.1. Sự vận dụng các phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong thành ngữ ....................... 40
2.1.1. Thống kê các thành ngữ có phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng” ........................ 40
2.1.2. Ý nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong thành ngữ ................. 42
2. 2. Sự vận dụng các phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong giao tiếp hàng ngày ...... 45
2. 3. Sự vận dụng các phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong văn chương ................... 49
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 66
PHỌ LỤC 1 ....................................................................................................................... 71
CÁC THÀNH NGỮ CĨ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN NGƠN NGỮ CHỈ LƯỢNG ....... 71
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................................... 74
NHỮNG CÂU THƠ KlỀU CĨ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN NGƠN NGỮ CHỈ LƯỢNG
........................................................................................................................................... 74


1

DẪN NHẬP
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Lượng là một phạm trù lơgích có tính phổ qt đối với tư duy của nhân loại. Vì vậy,
trong tất cả các ngơn ngữ trên thế giới đều có những phương tiện ngơn ngữ biểu thị phạm
trù này. Những phương tiện đó chúng tơi gọi chung là phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng.
Tùy thuộc vào loại hình ngơn ngữ mà những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng có những
biểu hiện đặc tbà. Trong luận văn này, chúng tơi thử tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ
pháp của những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong tiếng Việt và sự vận dụng những
phương tiện này trong thành ngữ, trong giao tiếp hàng ngày và trong văn chương.
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng là một bộ phận quan trọng trong ngôn ngữ nói
chung và trong tiếng Việt nói riêng, nhưng cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên
cứu những phương tiện này trong tiếng Việt một cách có hệ thống. Với mong muốn tìm

hiểu đầy đủ phạm trù này, chúng tôi chọn đề tài những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng
trong tiếng Việt để nghiên cứu.
Về mặt lý thuyết, luận văn này nghiên cứu phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng nhằm
góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm của hệ thống tiếng Việt, đặc biệt là góp phần phân
biệt ranh giới về ngữ nghĩa và ngữ pháp giữa các phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong
ngôn ngữ này. Qua việc tìm hiểu cách dùng các phương tiện chỉ lượng trong tiếng Việt,
luận văn cũng sẽ làm rõ phần nào đặc điểm tri nhận của người Việt về những con số nói
riêng và phạm trù lượng nói chung.
Về mặt thực tiễn, gắn việc nghiên cứu với việc dạy và học tiếng Việt trong nhà
trường, chúng tơi muốn góp thêm những phân tích và kiến giải cụ thể, thiết thực cho việc
dạy học tiếng Việt nói chung và phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng nói riêng.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng đã được nhiều nhà Việt ngữ học khảo sát, miêu tả
trong nhiều cơng trình ngữ pháp, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tỉ
mỉ và hệ thống. Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu ngữ nghĩa - ngữ pháp của các phương tiện
ngôn ngữ này vẫn còn bỏ ngỏ và rất cần quan tâm.
Trong số những cơng trình đề cập đến vấn đề này, có cơng trình của Lê Văn Lý,
Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Pban Khơi. Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê,


2

Nguyền Tài cẩn, Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban - Hoàng Văn
Thung, Cao Xuân Hạo, v.v.. ở mỗi cơng trình, các tác giả có cách xử lí và miêu tả
phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng khác nhau.
Lê Văn Lý (1948, 1972) là một trong những tác giả đầu tiên viết về những phương
tiện ngôn ngữ chỉ lượng. Nhưng ơng khơng miêu tả, phân tích hết tất cả các phương tiện
ngôn ngữ chỉ lượng mà chỉ bàn đến vấn đề này trong phạm vi của “hạng mục số", trong
tương quan với “danh tự". Hơn nữa, tác giả không phân tích cấu trúc ngữ pháp - ngữ
nghĩa của những “từ ngữ" do “danh tự" làm trung tâm có phương tiện ngôn ngữ chỉ

lượng tbam gia cấu tạo, mà chỉ cho biết “danh tự có thể đứng sau từ chỉ số lương những,
các, mấy, mỗi, nhiều, đông, cả, đầy, mọi, v.v." bay “tất cả những ngữ vị này (ngữ vị chỉ
số nhiều; những, mấy, lắm, nhiều, V.V; ngữ vị chỉ số tập hợp: đông, đầy, các, mọi, cả,
V.V.), đều đứng trước các danh tự” (1972: 65), rồi cho biết số của chúng nhiều bay ít.
Trần Trọng Kim (1950), trong mục bàn về “mạo từ”, nói đến những đơn vị “những,
các, một" có chức năng ngử pháp là bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm về mặt lượng.
Theo ông, “tiếng ... các cũng dùng về số nhiều như tiếng những. Song tiếng ấy thường
đứng trước tiếng danh từ chỉ những người bay những vật mà người ta biết rồi và đã chỉ
định trong trí não rồi, khơng cần phải chỉ rõ ở câu nói nữa” (1950; 46). Tác giả này chưa
giải thích cụ thể về vai trị và ý nghĩa của phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong câu trúc
ngữ pháp tiếng Việt. Cụ thể là tác giả chỉ đề cập đến phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng qua
một số yếu tố" được gọi là “mạo từ” trong quan hệ với danh từ (1950: 57).
Bùi Đức Tịnh (1952, 1996) ở phần “số mục chỉ định từ" có bàn đến phương tiện
ngôn ngữ chỉ lượng. Tác giả viết: “số mục chỉ định từ là những tiếng chỉ rõ hoàn cảnh
của người và vật bằng một ý nghĩa về số mục" (1996: 261), “bốn có một ý nghĩa về số
lượng, thứ nhất có một ý nghĩa về thứ bậc, những có một ý nghĩa về số lượng nhưng
không rõ rệt” (1996: 261). Hơn nữa, phần “số mục chỉ định từ” được tác giả chia làm bốn
thứ loại như “lượng số chỉ dịnh từ”, “thứ tự chỉ định từ", “lượng số chỉ định từ bất định”,
“lượng số chỉ định từ chỉ phân số và bội số" (1996: 261 - 263). Nhưng tác giả chỉ làm
công việc miêu tả ý nghĩa, xác định thể thức cấu tạo và cách sử dụng một số yếu tố trong
phạm vi các “số mục” này chứ không xét chức năng ngữ pháp của chúng trong các ngữ
đoạn. Ngồi ra, tác giả cịn viết “có những phó từ dùng để chỉ chừng mực của một tính
cách bay một hành động, bằng một ý niệm về số lượng. Dĩ nhiên, đây không phải là
những số đếm mà chỉ là một ý niệm để làm rõ thêm ý nghĩa của các động từ và tĩnh từ”,
"lắm, hơi, nhiều là những phó từ chỉ lượng số, hạn định ý nghĩa các tình từ, v.v. Những
phó từ chỉ lượng .số thường dùng là: ít, nhiều, cực kỳ, vơ kể, biết bao nhiêu, hiết ngần
nào, v.v.” (1996: 298). Mặc dù, tác giả có trình bày nghĩa của một số phương tiện ngơn


3


ngữ chỉ lượng nhưng chưa đầy đủ, đặc biệt là ông không nói đến chức năng ngữ pháp của
những đơn vị này.
Pban Khơi (1955, 1997) cũng đã phân tích về vai trị, ý nghĩa và cơng dụng của
những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng "các, những, mỗi, mấy, mọi, một, V.V.”. Cụ thể,
“chữ những và chữ các đều chỉ số nhiều và đều đặt trên danh tự, lại đặt cả trên tiền danh
tự, như; những người, những vật, các nước, các ngôi sao, v.v.” (1997; 106), “chữ những
dùng chỉ số nhiều mình khơng thấy, khơng đếm được, số nhiều vơ định... Chữ các dùng
chỉ số nhiều có trước mặt mình, nếu khơng thì mình cũng có thể kể ra được, số nhiều hữu
định, v.v.. Riêng chữ mấy, thấy nó có cơng dụng chẳng khác gì chữ những. Nó đặt trên
danh tự được, như mấy trăm, mấy lời; lại đặt được trên tiền danh tự, như mấy nóc nhà,
mấy con trâu”
(1997: 106 - 107). Nhưng ở đây, tác giả chưa đưa ra được một lời quả quyết nào mà chỉ
gợi ra một hướng giải quyết.
Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê đã dành hẳn một chương (1963: 307 - 351)
để nói về lượng từ - những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng. Tuy nhiên hai tác giả này
xem cả những danh từ chỉ đơn vị đo lường tính tốn (đội, đám, đàn, lũ, đồn, buồng, mớ,
bó, xâu, cục, thoi, miếng, mảnh, trang, v.v.) đều là lượng từ! Mặc dù, hai ông phân tích
khá tỉ mỉ về ý nghĩa của các lượng từ nhưng chưa nếu lên được các đặc trưng ngữ pháp
của chúng, như: khả năng kết hợp, khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong ngữ
đoạn, trong câu, v.v.
Đặc biệt, Nguyễn Tài Cẩn (1975) là người đã miêu tả rất chi tiết về ngữ nghĩa - ngữ
pháp của những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong cương vị là quán từ (1975: 240 281), “công dụng ngữ pháp đầu tiên của hệ thống quán từ... là công dụng diễn đạt phạm
trù số” (1975: 258). Ngoài ra, tác giả cịn phân tích rõ ràng vai trị, nhiệm vụ của các
phương tiện ngơn ngữ trong nhóm số từ chỉ lượng xác định, phiếm định và các đơn vị
“mọi, mỗi, từng" trong câu trúc của một danh ngữ (1975: 44 - 46).
Nguyễn Kim Thản (1981, 1996) trong phần miêu tả từ loại có nói đến các đơn vị
“những, các, mọi, mỗi, từng, hàng, tồn" (1996: 59). Những phương tiện ngơn ngữ này
được tác giả gọi là “từ kèm”, tức là một loại từ chuyên làm chức năng bổ nghĩa cho một
từ loại khác về ý nghĩa lượng. Ngoài ra, tác giả cịn trình bày những đơn vị có chức năng

làm định ngữ cho danh từ nhằm “hạn chế danh từ về số bay lượng ... như số từ (một, hai,
ba, v.v.), từ kèm chỉ lượng (những, các, mọi, mỗi, từng, hàng, tồn, v.v.), danh từ chỉ số
lượng (trăm, nghìn, vạn, triệu, tỉ, v.v.), đại từ trỏ lượng (bấy nhiêu, bao nhiêu, mấy)-, một
trong những từ đặc biệt chỉ tính chất nhiều, đơng đúc như ít, nhiều, lắm, khắp, khối, chán,


4

đông đảo, đông đủ, vô số, v.v.” (1996: 67). Nhưng tác giả miêu tả chưa rõ ràng về ý
nghĩa và chức năng ngữ pháp của các phương tiện ngôn ngữ vừa nêu.
Ngữ pháp tiếng Việt (1983) khi phân tích câu trúc danh ngữ có chỉ ra “phụ tố chỉ
số lượng do danh từ số lượng đảm nhiệm nhưng có những danh từ chỉ số lượng gộp thành
khối lượng đảm nhiệm vai trò phụ tố loại thể - đơn vị, v.v.” (1983: 108). Tuy nhiên, các
tác giả của cơng trình này đã có một .sự nhầm lẫn đáng tiếc khi gọi những phương tiện
ngôn ngữ "một, hai... mười, mười một, mười hai... hai mươi, hai mươi mốt, ba mươi
mốt... một trăm, một nghìn, một vạn, một triệu, một tí... những, các, vài, mấy, v.v. ” là
danh từ chỉ số lượng (1983: 108). Đúng ra, những yếu tố vừa dẫn là lượng từ/ ngữ chứ
không phải là “danh từ chỉ số lượng” như cơng trình này (1983) đã xác định.
Đinh Văn Đức (1986) cũng có nói đến phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng với cương
vị là các thành tố phụ trước của cụm danh từ và ý nghĩa của chúng. Tiêu biểu như ý kiến
cho rằng “hệ hình của ý nghĩa số lượng được biểu đạt bằng những nhóm từ khác nhau
bao gồm cả thực từ và hư từ; các từ chỉ số đếm (một, hai, mười, trăm, nghìn, v.v.), các từ
chỉ số ước lượng (vài, dăm, mươi, vài ba, mươi lăm, v.v.), các từ với ý nghĩa phân phối
(một, mỗi, từng), các hư từ chỉ số (những, các, một)" (1986: 67). Dù cơng trình này có
nhiều đóng góp đáng ghi nhận nhưng vấn đề phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng cũng khơng
khác gì các cơng trình trước đó, nhất là cơng trình của Nguyễn Tài cẩn (1975).
Diệp Quang Ban - Hồng Văn Thung (1998), những tác giả khá quen thuộc trong
nhà trường, đã có nhiều cơng trình viết về ngữ pháp tiếng Việt, nhưng đối với những
phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng thì các ơng chỉ nói thống qua, khi xác định vị trí của
các thành phần phọ của cụm danh từ. Theo hai tác giả này, các phương tiện ngôn ngữ chỉ

lượng được chia thành những hạng sau; “số từ xác định (số đếm); một, hai, ba, bốn, v,v. ;
số từ phỏng định: vài, ba, dăm, dăm ba, mươi, mươi lăm, vài ba chọc, v,v.; từ hàm ý phân
phối: mỗi, từng, mọi, quán từ: những, các, một: và từ mấy” (1998: 47). Cịn lại, trong suốt
cơng trình khơng hề có điểm / mục nào phân tích, lí giải cụ thể về đặc trưng ngữ nghĩa ngữ pháp của những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng.
Cao Xuân Hạo (1998) đã dành nhiều trang để viết về danh từ và danh ngữ trong đó
có miêu tả, phân tích rất chi tiết về những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong câu trúc
của danh ngữ. Các phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng được tác giả xem như là những “từ
chứng” để phân biệt hai loại danh từ [± đếm được]. Theo ông “một trong những kiểu
danh ngữ thống dụng nhất là kiểu gồm có một danh từ làm trung tâm được lượng hóa
bằng một lượng từ (mấy, từng, một, mỗi, vài, đôi, dăm, những bay số đếm). Dĩ nhiên,
danh từ làm trung tâm cho một danh ngữ kiểu này chỉ có thể là một danh từ đếm được.
Các danh từ không đếm được không thể làm trung tâm cho một danh ngữ kiểu này (cũng


5

như bất cứ danh ngữ nào mở đầu bằng một số từ) trừ khi nó được dùng như một danh từ
đếm được" (1998: 275). ở đoạn khác, tác giả viết “khả năng bay bất khả năng kết hợp với
các lượng từ những, các, mấy, một, mỗi và bằng các số đếm như đã nói ở phần trên, cịn
khu biệt với nhau trên bình diện ngữ pháp bằng khả năng, bất khả năng kết hợp với các từ
ngữ phân lượng (quotifiers) như cả, tất cả, nửa, một phần, một phần ba, một phần n, ba
phẩn tư, m phần n, toàn phần, toàn bộ. v,v. ” (1998: 306 - 310).
Gần đây, Nguyễn Tbanh Nga (1999), Bùi Mạnh Bàng (2000), Nguyễn Thị Ly Kba
(2001), Nguyễn Thuý Kbanh (2001), v.v. có những bài viết đi sâu miêu tả, phân tích câu
trúc ngữ pháp - ngữ nghĩa của một số phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong tiếng Việt
hiện đại. Tiêu biểu Nguyễn Tbanh Nga (1999) đã nêu lên cách dùng cụ thể của con số 3
và con số 9 trong dân gian, trong văn học.Bùi Mạnh Bàng (2000) đã phân tích rất cụ thể
về đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của các phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng "những, các''
và xét những từ "những, các, một" trong hệ thống các quán từ tiếng Việt. Nguyễn Thị Ly
Kba (2001) đã khái quát chức năng ngữ nghĩa của những phương tiện chỉ lượng “nhất"

và “một” trong lời nói hàng ngày, trong thành ngữ. Ngồi ra, tác giả còn miêu tả cụ thể
ngữ nghĩa và chức năng ngữ pháp của “nhóm danh từ chỉ số” trong tiếng Việt, v.v.
Thành quả nghiên cứu của các lác giả đi trước là nguồn tư liệu phong phú giúp
chúng tôi có điều kiện thuận lợi để đi sâu tìm hiểu những vấn đề cụ thể về phương tiện
ngôn ngữ chỉ lượng trong tiếng Việt.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
4. 1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau. Các phương pháp này được sử dụng linh hoạt để hỗ trợ lẫn nhau, trong đó có
thể nêu lên mấy phương pháp chủ yếu được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu như
sau.
4. 1. 1. Phương pháp miêu tả
Dùng để khảo sát, miêu tả đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa và cách sử dụng của
những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng kết hợp với so sánh, đối chiếu giữa các phương
tiện ngôn ngữ chỉ lượng khác nhau trong cùng một nhóm hoặc khác nhóm để chỉ ra nét
nghĩa chung và riêng, cũng như khả năng hoạt động của chúng trong giao tiếp.
4. 1.2. Phương pháp thống kê


6

Chúng tơi dùng phương pháp này để phân tích đặc điểm của những phương tiện
ngôn ngữ chỉ lượng trong tiếng Việt (chủ yếu trong thành ngữ và trong tác phẩm văn học)
xét từ bình diện định lượng.
4. 2. Nguồn ngữ liệu
Các cứ liệu ngôn ngữ sử dụng trong luận văn này được thu thập từ;
- Lời nói hàng ngày;
- Từ điển;
- Các sáng tác dân gian;
- Truyện Kiều và một số tác phẩm văn học viết từ năm 1930 đến nay.

Ngồi ra, người viết cịn dựa vào cảm nhận của bản thân (người bản ngữ) để nhận
xét và chứng minh cho các luận điểm nêu ra.
5.CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận văn gồm có hai chương:
Chương 1 dành miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của phương tiện ngôn ngữ chỉ
lượng, trên cơ sở đối lập những phương tiện này theo:
- Tiêu chí ý nghĩa [ chính xác], [ tồn bộ;  chủ quan].
- Bản chất từ lọai và khả năng đảm nhiệm các chức năng cú pháp
trong câu.
Chương 2 tiến hành tìm hiểu sự vận dụng những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng
trong thành ngữ, trong giao tiếp hàng ngày và trong văn chương. Nếu chương 1 có nhiệm
vụ miêu tả các phương tiện chỉ lượng trong hệ thống tiếng Việt thì chương 2 khảo sát
những phương tiện này trong hoat đông. Qua đó làm sáng tỏ những ý nghĩa đa dạng, độc
đáo và vai trò đặc biệt của các phương tiện chỉ lượng trong giao tiếp.
Ngồi 100 trang chính văn, luận văn dành 37 trang cho hai phọ lục: (1) các thành
ngữ có sử dụng phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng, (2) các câu thơ Kiều có sử dụng phương
tiện ngơn ngữ chỉ lượng.
Cuối cùng là danh mục 70 tài liệu tham khảo.


7


8

Chương 1: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA - NGỮ PHÁP CỦA NHỮNG
PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ CHỈ LƯỢNG TRONG TIẾNG VIỆT
1.1. Khái quát về những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong tiếng Việt
Mặc dù những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng có số lượng khơng nhiều so với vốn
từ vựng chung, nhưng nó có vui trị hết sức quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ và trong

sử dụng. Những phương tiện này đã cùng với một số phương tiện ngôn ngữ khác tạo nên
một cái trục mà quay quanh nó là các vấn đề ý nghĩa của từ, từ loại, câu trúc ngữ đoạn,
phạm trù ngữ pháp, chức năng cú pháp, v.v.
Trong tiếng Việt, phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng không chỉ là những đơn vị ở câp
độ từ và những kết hợp lớn hơn từ mà còn là những đơn vị từ vựng nhỏ hơn từ. Nghĩa là
những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng có thể là từ, ngữ và có thể cả hình vị.
Ở cấp độ hình vị, những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng bao gồm các tiếng Hán
Việt như; bán, nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, bách, v.v. Việc xem các phương tiện ngơn ngữ
này là hình vị chủ yếu là dựa vào chỗ khả năng hoạt động độc lập của chúng bị hạn chế,
dù các phương tiện ngôn ngữ này thỏa mãn nhiều tiêu chuẩn của từ: có nghĩa, hồn chỉnh
về ngữ âm, hồn chỉnh về chữ viết và hồn chỉnh về cấu tạo.
Ví dụ; bán tự: bán kết: nhất ngôn; nhất tự: tam giác: bách niên; v.v.
Trong ví dụ trên, ''bán, nhất, tam, bách" có khả năng hoạt động độc lập rất hạn chế
so với các đơn vị có nghĩa tương đương, như: nửa, một, ba, trăm11.
Trong các ngôn ngữ Ấn – Âu, tiêu biểu là tiếng Anh cũng có những hình vị có ý
nghĩa chỉ lượng.
Ví dụ: bi- (hài); tri- (ba); hexa- (sáu); hepta- (bảy); - s (chỉ số nhiều), v.v.
Nhưng các hình vị này không bao giờ đứng tách ra khỏi từ mà nó nằm ngay trong
từ, như: bisect (chia đơi), hexagon (hình sáu cạnh), megaton (triệu tân), v.v.
Ý nghĩa lượng trong tiếng Việt được thể hiện chủ yếu bằng các đơn vị ở cấp độ từ,
chẳng hạn: một, hai, ba, nửa, đôi, những, các, vài, v.v.
Để biểu thị ý nghĩa lượng, tiếng Việt cịn sử dụng hình thức từ ngữ lặp, láy. Chẳng
hạn, muốn chỉ số lượng nhiều sự vật hoặc hoạt động, trạng thái lặp đi lặp lại nhiều lần,
người Việt thường dùng hình thức lặp, láy để thể hiện, như;
Luận văn tạm chấp nhận khái niệm từ tiếng Việt theo cách hiểu truyền thống. chẳng hạn coi tam giác, bách niên,
gật gù, v.v. là từ.
1


9


người

…………..> người người

ngày

……………> ngày ngày

nhà

…………. > nhà nhà

gật ………………> gật gật, gật gù. v.v.
Lưu ý là tiếng Việt có cách cấu tạo phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng như:
- Hai từ đơn có nghĩa chỉ lượng chính xác kết hợp lại để tạo nên một tổ hợp chỉ
lượng khơng chính xác.
Ví dụ; hai + ba --> hai ba; ba + bảy --> ba bảy: bốn + năm --> bốn năm.
- Một từ đơn có nghĩa chỉ lượng chính xác kết hợp với một từ đơn chỉ lượng khơng
chính xác để tạo nên một tổ hợp có nghĩa chỉ lượng khơng chính xác.
Ví dụ: vài ba. dăm ba. mười mấy, v,v.
Trong tiếng Việt khơng thấy trường hợp hai từ đơn có nghĩa chỉ lượng khơng chính
xác kết hợp với nhau để tạo nên một tổ hợp chỉ lượng2.
Ví dụ: *3vài ba, dăm ba, mười mấy, v.v.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập khơng biến hình từ. Do đó, các đặc điểm ngữ
pháp của những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong tiếng Việt được biểu hiện chủ yếu
bằng con đường cú pháp. Đặc biệt là đối với phạm trù số: sự đối lập giữa số đơn và số
phức của danh từ tiếng Việt không thể hiện trong nội bộ từ mà thể hiện ở ngoài từ trong
tương quan với những từ ngữ khác.
Ví dụ: Sự đối lập số đơn và số phức của “cái (nhà)4”và “những cái (nhà)” là do yếu

tố “những” qui định chứ bản thân yếu tố “cái” khơng có sự biến đổi hình thái để tạo ra
nghĩa số nhiều và tạo nên sự đối lập giữa số đơn và số phức như trong tiếng Anh5
Ngược lại trong tiếng Anh, sự đối lập giữa số đơn và số phức được thể hiện ngay
trong nội bộ từ theo các hình thức thêm hậu tố (suffix) bay biến đổi hình thái của chính tố
(đối với các danh từ bất qui tắc).
Trường hợp “ vài mươi” vốn là vài mươi. Tương tự như: hai mươi, ba mươi, bốn mươi, v.v vốn là hai mươi, ba
mươi, bốn mươi, v.v.
3
Những biểu thức ( hình thức biểu đạt- expression) có dấu(*) là những biểu thức không thể chấp nhận được.
4
Những từ ngữ trong ngoặc đơn() là những từ ngữ có thể lược bỏ.
2

5

Cịn Nhà và những danh từ khối tương tự khơng có sự đối lập về số.


10

Ví dụ:
Số đơn

Số phức

house

houses

foot


feet

man

men

Như đã trình bày ở trên, các phương tiện chỉ lượng trong tiếng Việt có thể là hình
vị, từ, ngữ hoặc hình thức láy. Tuy nhiên luận văn này chủ yếu xem xét các phương tiện
chỉ lượng ở cấp độ từ và tương đương với từ mà đôi khi chúng tôi gọi chung là từ ngữ.

1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng trong
tiếng Việt
1.2. 1. Đối lập giữa các phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng theo tiêu chí ngữ
nghĩa [ chính xác]
1.2.1.1. Những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng [+ chính xác]
Những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng [+ chính xác] gắn liền với việc biểu thị một
ý niệm về lượng chính xác (về số lượng, phân lượng, v.v.). Thuộc những phương tiện
ngơn ngữ chỉ lượng [+ chính xác] trước hết phải kể đến những phương tiện ngôn ngữ sau:
- Những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng số [+ chính xác]; một, hai, ba, bốn, năm,
mười. v.v.
- Những phương tiện ngôn ngữ chỉ phân lượng [+ chính xác]: rưỡi, một phần hai,
hai phần tư, ba phần tư, v.v.
- Những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng có tính thực thể [+ chính xác]: nửa, đơi,
cặp, chọc, tá, trăm, nghìn, vạn, triệu, v.v.
1.2.1.1.1. Những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng số [+ chính xác]; một, hai, ba, bốn,
năm, mười, v,v.
Tất cả những phương tiện ngơn ngữ thuộc nhóm này đều có nội dung biểu hiện số
lượng [+ chính xác] dùng để đếm, để tính tốn về các sự vật khác nhau.
Ví dụ: một con én, hai qua na, năm mét vải, mười hòn bi, v.v.



11

Trong các ví dụ trên, "một, hai, năm. mười" có chức năng định lượng số cá thể sự
vật được nói đến một cách chính xác.
Tuy nhiên, khi dùng trong một số ngữ cảnh nhất định hầu như toàn bộ những
phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng số [+ chính xác] đều có thể mang nghĩa chỉ lượng số [chính xác].
Ví dụ: xong từ tám đời: ba hồn chín vía: năm cba ba mẹ, v.v.
Trong ví dụ trên, các phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng "tám, ba, năm, chín" chỉ
lượng khơng chính xác (xin xem thêm 2. 2.).
1.2.1.1.2. Những phương tiện ngôn ngữ chỉ phân lượng [+ chính xác]: nửa, rưỡi, rưởi,
một phần hai, hai phần tư, ba phần tư, năm phần tư, bảy phần tám, chín phần mười, v.v.
Đây là nhóm các phương tiện ngơn ngữ có ý nghĩa chỉ phân lượng [+ chính xác]. ở
đây có một điều thú vị là ngay trước khi dùng các từ ngữ chỉ phân lượng - phân số (một
phần hai, hai phần ba, ba phần tư, bốn phần năm, hai phần tư, năm phần mười, hai phần
mười, v,v.), người nói (viết) đã ngầm phân chia (định lượng) cái đơn vị mà người nói
(viết) dùng miêu tả ra làm nhiều phần bằng nhau, rồi mới xác định số phần hiện hữu của
đối tượng cần miêu tả. Nếu như số phần hiện hữu của đối tượng cần miêu tả ít hơn số
phần được ngầm phân chia trước đó thì người nói (viết) dùng một từ ngữ chỉ phân lượng
- phân số để biểu hiện.
Chẳng hạn, khi nói “cịn ba phần tư chai dầu” thì trước đó người nói (viết) đã ngầm
chia cái đơn vị đo lường (chai) ra làm bốn phần, rồi sau đó xác định số phần dầu hiện có
trong cái đơn vị đo lường ấy. Như vậy các phương tiện ngôn ngữ chỉ phân lượng không
cho biết số lượng của vật như các phương tiện chỉ lượng số.
Những phương tiện ngôn ngữ chỉ phân lượng (một phần hai, hai phần ba, ba phần
tư, bốn phần năm, hai phần tư, năm phần mười, hai phần mười, v.v.) chỉ dùng để định
lượng cho các đối tượng được xem là một thể thống nhất (số đơn). Chẳng hạn, ly cà phê,
chai bia, quả dưa, thúng đậu, v.v. phải được xem là một thể duy nhất khi dùng phương
tiện ngôn ngữ chỉ phân lượng (một phần hai, hai phần ba, ba phần tư, bốn phần năm, hai

phần tư, năm phần mười, hai phần mười, v.v.) trước những từ ngữ chỉ những đối tượng
này.
Cần chú ý đến các phương tiện ngơn ngữ chỉ phân lượng có ý nghĩa tương đồng
nhau, như: nửa, một phần hai, hai phần tư, năm phần mười, ba phần sáu, v.v. để tri nhận
và phân tích có hiệu quả. Một phần hai, hai phần tư, năm phần mười đều có ý nghĩa chỉ
một nửa số phần trong tổng thể của một sự vật được nói đến và bao giờ cũng đứng trước


12

danh từ đơn vị như "nửa” nhưng khi sử dụng chúng bao giờ cũng có những nét nghĩa
khác nhau. "Nửa" chỉ một nửa của một tổng thể, còn một phần hai, hai phần tư, năm
phần mười chỉ một nửa của một tập hợp nhiều đơn vị và tất cả những đơn vị đó mới được
xem là một tổng thể. Chẳng hạn, trước khi nói (viết): "nửa quả cam, nửa chén cơm, nửa
thúng thóc" người nói (viết) xem “quả cam, chén cơm, thúng thóc” là một đơn vị, một
tổng thể nhưng khi nói "một phần hai quả cam: hai phần tư cái bánh: năm phần mười
chai dầu, v.v. ” người nói (viết) đă phân chia “quả cam, cái bánh, chai dầu” thành nhiều
đơn vị (phần) trong một tổng thể.
Có một đặc trưng nữa (tuy không thật rõ ràng lắm) để phân biệt cách sử dụng giữa
nửa và một phần hai, hai phần tư, năm phần mười, v.v.
Một phần hai, hai phần tư, năm phần mười, v,v. dùng để diễn đạt ý nghĩa phân
lượng có tính chính xác cao và có tính “bác học”! Trong khi đó nữa chỉ có thể dùng miêu
tả số lượng sự vật có tính chính xác tương đối và có tính “bình dân”!
Riêng phương tiện ngơn ngữ chỉ phân lượng rưỡi (rưỡi)6 thì có khác đơi chút. Rưỡi
dùng để chỉ lượng bằng một nửa của số một (số lượng chỉ một đơn vị). Tức là khi tbam
gia bổ sung ý nghĩa cho một danh từ đơn vị nào đó, rưỡi chỉ bổ sung một lượng đúng
bằng một nửa của một đơn vị, chứ không phải là một nửa số lượng các đơn vị sự vật được
biểu thị trong danh ngữ mà rưỡi là một thành phần.
Ví dụ: ba quả (cau) rưỡi, bốn chiếc (bánh) rưỡi, mười lít (rượu) rưỡi.v,v.
Rưỡi trong các ví dụ trên chỉ số lượng sự vật được thêm vào bằng một nửa của một

đơn vị trong tổng thể các đơn vị mà đối tượng đề cập.
Chẳng hạn, “ba quả rưỡi" có nghĩa là ba quả cộng thêm một nửa của một quả thành
ba quả rưỡi, “mười lít rưỡi” có nghĩa là mười lít cộng thêm một nửa của một lít thành
mười lít rưỡi. Chứ khơng phải là mười lít cộng thêm một nửa của mười lít là năm lít.
Trường hợp rưởi (rưởi với tbanh hỏi) cũng được dùng để chỉ một phân lượng đúng
bằng một nửa nhưng “một phân lượng đúng bằng một nửa” của một trăm, một nghìn
(ngàn), một vạn, một triệu, một tỉ, v.v. chứ không phải của (số) một như dùng ở rưỡi Như
vậy, rưỡi chỉ được phép dùng ở số hàng trăm trở lên trong hệ thống số đếm (trăm rưởi,
hai trăm rưởi, ba trăm rưởi, triệu rưởi, vạn rưởi, v,v.).
Chẳng hạn, khi nói: một trăm rưởi con (bị), có nghĩa là một trăm con cộng thêm
một nửa của một trăm con (năm mươi con), cịn khi nói: hai trăm rưởi con (bị), có nghĩa
6

Rưởi chỉ dùng ở số hàng trăm


13

là hai trăm con cộng thêm một nửa của một trăm con (năm mươi con) chứ không phải là
một nửa của hai trăm con (một trăm con) và cũng không phải là một nửa của một con
(nửa con).
Trong giao tiếp hàng ngày người ta thường đếm: một rưỡi, hai rưỡi, ba rưỡi, bốn
rưỡi, v,v. đây chỉ là cách nói tỉnh lược. Thật ra ở dạng đầy đủ phải là một cái (con, chiếc,
đồng, lít, chai, thúng, v.v.) rưỡi; hai cái (con, chiếc, đồng, lít, chai, thúng, v.v.) rưỡi; ba
cái (con, chiếc, đồng, lít, chai, thúng, v.v.) rưỡi, v.v.
Nửa cùng với rưỡi bổ sung ý nghĩa phân lượng cho đối tượng miêu tả nhưng nửa có
đặc điểm ngữ nghĩa khác với rưỡi. Nửa là một phương tiện ngơn ngữ có nghĩa phân
lượng, dùng để chỉ một trong hai phần bằng nhau của một thực thể nào đó. Cịn rưỡi chỉ
có thể bổ sung một lượng đúng bằng một nửa của một đơn vị dùng để đo đếm sự vật chứ
không phải là một nửa của một tổng thể sự vât.

Ví dụ:
“Hơm nay có một nửa trăng thơi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi ...
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột,
Gió làm nên tội buổi chia phôi!"
(Một nửa trăng - Hàn Mặc Tử)
Nửa trong ví dụ vừa dẫn có chức năng miêu tả một nửa của một tổng thể sự vật
được nói đến (trăng, bãi), nó có tính chia ra, phân lập ra, v.v. Cịn rưỡi trong các ví dụ
sau: ba quả (cau) rưỡi, bốn chiếc (bánh) rưỡi, mười lít (xăng) rưỡi, v.v. thì chỉ lượng sự
vật được thêm vào bằng một nửa của một đơn vị mà thôi chứ không phải bằng một nửa
của cả đối tượng cần bổ nghĩa.
Như vậy, dù cùng một nhóm các phương tiện ngơn ngữ chỉ phân lượng nhưng ngữ
nghĩa của các đơn vị này không hồn tồn giống nhau.
1.2.1.1.3. Những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng [+ chính xác] có tính thực thể: đơi,
cặp, chọc, tá, trăm, nghìn, vạn, triệu, v.v.
Đây là những phương tiện ngơn ngữ hàm nghĩa chỉ lượng [+ chính xác) có sự vật
tính. Khi nói (viết) chúng xác định số lượng sự vật một cách chính xác.
Ví dụ: đơi giầy da; cặp mắt cú vọ; cặp đùi; chọc cam: chọc bưởi; tá bút, trăm người, v.v.


14

Trong nhóm này có một số đơn vị chỉ lượng giông nhau và tạo nên những cặp tương
đương về ngữ nghĩa với một số phương tiện ngôn ngữ chỉ số [+ chính xác]. Tiêu biểu
như: đơi / cặp = hai, chọc = mười/, tá / lố = mười hai, v.v.
a.Đôi, cặp và hai
Trong tự nhiên, có những tập hợp gồm hai yếu tố được con người tri nhận như một
tổng thể bay là một nhất thể mà không cần phái tính đếm để nhận biết được số lượng
chính xác. Tính chất nhất thể này được cô định lại bằng đôi và cặp. Chẳng hạn, đôi tay,
đôi mắt, đôi chân, đôi tay, đôi môi, v.v. Mỗi tập hợp này được con người tri nhận như

một tổng thể bay một nhất thể tồn tại sóng đơi với nhau. Điều này tạo nên sự khác biệt
giữa một bên là một tập hợp gồm hai yếu tố tồn tại bên nhau và một bên là tập hợp gồm
những yếu tố riêng lẻ.
Ví dụ: hai con gà, hai cái bàn, hai chiếc thuyền: đôi chân, đôi tay; cặp đùi, cặp
mắt, v.v.
Sự khác biệt giữa hai nhóm trên khơng chỉ giữa hai và đơi / cặp mà còn ở ý nghĩa
các từ ngữ biểu thị các sự vật tương ứng, “con gà, cái bàn, chiếc thuyền” khác với “chân,
tay, đùi, mắt” vì “chân, tay, đùi, mắt” trong thực tế tồn tại theo tập hợp gồm hai thành tố
gắn bó và bổ sung cho nhau (chân trái, chân phải; tay trái, tay phái; mắt trái, mắt phải,
v.v.) cịn “gà, bàn, thuyền” khơng tồn tại theo từng hai thành tố gắn bó và bổ sung cho
nhau như vậy.
Mặc dù, đôi /cặp và hai đều chỉ một lượng cá thể như nhau – tập hợp gồm hai sự vật
[+ số phức, + chính xác] nhưng hai là một phương tiện ngơn ngữ chỉ số lượng dùng để
tính đếm, nghĩa của nó khơng có liên quan gì đến các sự vật mà nó biểu thị, cịn đơi / cặp
dùng để chỉ đơn vị sự vật, đơn vị này biểu hiện lượng của một chỉnh thể trọn vẹn và
nghĩa của chúng bao giờ cũng có liên quan đến sự vật - chỉ ra bản thân sự vật. Bản thân
sự vật phải được gắn kết với nhau như một thể thống nhất. Chẳng hạn như: môi, mắt,
mày, chân, vợ chồng,v,v. bao giờ cũng bao gồm hai bộ phận đi sóng đơi với nhau, nên ta
có thể dùng: đơi /cặp mơi, đơi /cặp mắt, đôi /cặp chân, đôi /cặp mày, đôi/cặp vợ chồng,
v.v. Cịn khi dùng hai (hai mơi, hai mắt, hai mày, hai chân, hai vợ chồng, v.v.) thì ta chỉ
miêu tả sự vật một cách thuần tuý mà không hàm ý tính nhất thể của đối tượng.
Tuy nhiên, giữa đơi và cặp vẫn có những khác biệt khá lý thú. Dù bề ngồi ta thấy
đơi, cặp cùng thể hiện tính sóng đôi của hai cá thể tồn tại bên nhau, được mọi người xem
là một chỉnh thể, nhưng thường đôi được dùng để định lượng cho những sự vật cùng loại
có chức năng hoạt động và công dụng như nhau rõ hơn cặp.


15

Ví dụ: đơi dũa/ *cặp đũa, đơi giày/ *cặp giày, đôi dép/ *cặp dép, đôi tất/ *cặp tất

(vớ), đôi chân/ ?7 cặp chân, đôi tay/ *cặp tay, đôi hoa (bông) lai/ *cặp hoa (bơng) tai,
đơi nhẫn cưới/?cặp nhẫn cưới, v.v.
Ngồi ra, đơi cịn thể hiện tính đối kháng (đơi bên dành nhau / * cặp bên đánh
nhau, đôi bên tương quan lực lượng / *cặp bên tương quan lực lượng, nói tay đơi / *nói
tay cặp, đánh tay đơi / *đánh tay cặp, v.v.) hoặc chỉ lượng là số phần được phân chia bay
được nhân lên (chia đôi / *chia cặp, nhân đôi / *nhân cặp, xẻ đôi / *xẻ cặp, chặt đôi /*
chặt cặp, chắp đôi / *chắp cặp, v,v.). Hơn nữa, đơi cịn có thể biểu thị lượng khơng chính
xác: rất ít, trên một; khoảng hai, ba, v.v.
Ví dụ:
a. Khi nào anh về quê cho tôi nhắn đôi lời vài gia dinh.
a'. *Khi nào anh về quê cho tơi nhắn cặp lời vài gia đình.
b. Hơm qua, tơi gặp Trang, hai đứa (chỉ) nói đơi câu rồi chia tay.
b'. * Hâm qua, tỏi gặp Trang, hai đứa (chỉ) nói cặp câu rồi chia tay.
c. Đơi lúc tơi cũng cảm thấy chán ngán công việc,
c’. * Cặp lúc rồi cũng cảm thấy chán ngán cơng việc.
Trong khi đó, cặp bao giờ cũng được dùng để chỉ những sự vật gắn kết với nhau, ép
buộc vào nhau một cách hữu hình bay vơ hình rõ hơn đơi.
Ví dụ: cặp đùi, cặp kính, cặp bánh (chưng), cặp dưa (hấu), cặp ngà (voi), cặp cựa
(gà), cặp rượu, v.v.?đơi kính, ?đơi bánh (chứng), ?đơi dưa (hấu), v.v.
Do có chức năng định lượng cho những sự vật có đặc điểm gắn kết với nhau thành
một thể thống nhât, nên nhiều trường hợp đôi và cặp có thể tbay thế cho nhau: đơi mắt cặp mắt, đôi môi - cặp môi. đôi vợ chồng – cặp vợ chồng, đơi tình nhân - cặp tình nhân,
v.v. nhưng trong trường hợp người nói tỏ thái độ khinh thị bay để biểu thị sắc thái khẩu
ngữ thì phải dùng cặp thích hợp hơn đơi (Nguyễn Th Kbanh 2001: 80).
Ví dụ: cặp mắt láo liên, cặp mắt cú vọ, cặp mắt hí, cặp mơi chì, cặp chân q, đơi
chân khuyết tật; ?cặp chân khuyết tật, ?đơi mắt hí, ?đơi mắt cú vọ, v,v.
b. Chọc và mười
7

Những biểu thức có dấu hỏi ? là những biểu thức thiếu tự nhiên hay khó nghe



16

Chọc và mười đều là phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng [+ chính xác] hàm nghĩa 10
đơn vị như nhau, nhưng chọc là phương tiện ngôn ngữ chỉ đơn vị đo lường, đơn vị tính
tốn cịn mười dùng để đếm số lượng các sự vật. Hơn nữa, chọc là một khái niệm mang
tính tập hợp. tính chỉnh thể cịn mười khơng mang tính tập hợp, tính chỉnh thể.
Khi nói chọc là hàm ý 10 đơn vị nằm trong một tập hợp có tính chỉnh thể.
Ví dụ: một chọc là một tập hợp gồm mười đơn vị, hai chọc là hai tập hợp kết hợp
lại, mỗi tập hợp có 10 đơn vị v,v.
Khi nói mười là thể hiện số lượng 10 đơn vị riêng lẻ khơng tạo thành tập hợp.
Ví dụ: chín quả (cà), mười quả (cà), mười một quả (cà), v.v. mười trong mười quả
(cà) nêu lên số lượng quả (cà) đếm được chứ không hề gợi lên một khái niệm nào mang
tính tập hợp.
Tuy nhiên, trong thực tế chọc không đơn thuần chỉ là một đơn vị đo lường, tính tốn
chính xác (bằng mười đơn vị). Chọc cịn mang tính phỏng định, khơng chính xác.
Ví dụ: Chị Tâm có một chọc bưởi.
Chọc trong trường hợp này không phải là một đơn vị chỉ lượng chính xác (chọc =
mười) mà là một đơn vị chỉ lượng khơng chính xác có tính phỏng chừng, và lúc này chọc
chỉ lượng lớn hơn mười đơn vị có thể tương đương với mười hai, mười bốn, mười sáu,
v.v. (xin xem thêm 2. 2).
c. Tá (lô) và mười hai
Cũng tương tự như chọc và mười, tá (lố) và mười hai đều là phương tiện ngôn ngữ
chỉ lượng [+ chính xác], nhưng tá (lố) là phương tiện ngơn ngữ chỉ đơn vị đo lường, tính
tốn, cịn mười hai chỉ là phương tiện ngôn ngữ dùng để đếm. Hơn nữa, tá (lố) dùng để
gọi tên cho một tập hợp chỉ lượng, trong khi đó mười hai chỉ đơn thuần là một phương
tiện dùng để đếm mà không có tính tập hợp, tính nhất thể.
Ví dụ: một tá bút chì thể hiện một tâp hợp gồm mười hai cái bút chì; hai tá (lố) ly
thể hiện hai tập hợp, mỗi tập hợp gồm có mười hai cái ly,v.v.
d. Trăm8, nghìn, vạn, triệu, tỷ, v.v. là những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng chính xác

nhưng đồng thời cũng có thể là những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng không chính xác
Trong phương ngữ nam bộ, người ta cịn dùng trăm để chỉ đơn vị đo lường tính tốn mang tính ước chừng: trăm
cau, trăm dừa, trăm xồi, trăm dưa( hấu), v.v. trong trường hợp này trăm có thể tương đương với 120/140/160…
quả (trái).
8


17

(khi được dùng trong ngữ cảnh thích hợp) giống như đơi, chọc, tá (lố), nhưng trăm,
nghìn, vạn, triệu, tỷ. v.v. khác đơi, chọc, tá (lố) ở chỗ chúng khơng có tính tập hợp, tính
nhất thể. Ngồi ra, nghìn, vạn, triệu, tỷ, v,v. cịn mang nghĩa chỉ lượng tồn thể, biểu đạt ý
“khẳng định tổng quát”.
Ví dụ: trăm người bán vạn người mua, trăm người như một: mn miệng một lời:
nghìn ông sao sáng, v.v. (xin xem thêm 2. 2)
1.1.1.2. Những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng [- chính xác]
Những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng [- chính xác] khơng hề gợi lên cái ý niệm
về lượng chính xác bay những giới hạn chính xác, mà chỉ biểu thị một lượng khơng có
giới hạn cụ thể. Thuộc những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng khơng chính xác gồm
những phương tiện ngơn ngữ sau:
- Những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng [+ toàn bộ]: cả, tất, tất cả, cả thảy, tất
thảy, toàn9, toàn bộ, toàn thể, hết, hết thảy, khắp, khắp cả, suốt, suốt cả, mọi, các, v.v
- Những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng [- toàn bộ]: vài, dăm, mươi, mấy, v.v,
những, ít, lắm, nhiều, dâng, thưa, vắng, chút, v.v.
1. 2. 1. 2. 1. Những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng [+ toàn bộ ]: cả. tất, tất cả, cả thảy,
tất thảy, toàn, toàn bộ, toàn thể, hết, khắp, suốt, mọi, các, v.v.
Đây là nhóm các phương tiện ngơn ngữ có nghĩa chỉ lượng toàn bộ. Khi muốn hàm
định ý nghĩa chỉ lượng toàn bộ, toàn khối cho đối tượng miêu tả người nói (viết) sẽ dùng
các phương tiện ngơn ngữ thuộc nhóm này.
Ví dụ:

a. Cả nhà đều đi vắng.
a’. Cả mười nhà đều đi vắng.
b. Sau cơn bão, tất cả vườn cây ăn trái đều hị hư hại.
c. Tháng chín, khắp nơi đều vào mùa.
d. Tồn bộ gia đình có năm người.
Trong các ví dụ trên, các đối tượng như “nhà, vườn cây ăn trái, nơi, gia đình” là một
chỉnh thể trọn vẹn bao chứa nhiều sư vật.
9

Cần phân biệt với tồn có nghĩa là cùng một thứ, cùng một loại. Ví dụ: tồn rau là rau.


18

Khi nói "cả nhà” (a) là nói tồn thể một sự vật - gia đình, cịn nói "cả mười nhà”
(a’) là nói nhiều sự vật hợp lại thành một chỉnh thể - mười gia đình được xem là một
chỉnh thể.
Mặt khác, dù thuộc cùng một nhóm những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng [+ toàn
bộ] nhưng mỗi phương tiện đều có những nét nghĩa khu biệt rất rõ.
a. Cả và tất cả đều chỉ lượng toàn bộ nhưng cả chỉ toàn bộ một chỉnh thể bay là một
tập hợp (sự vật) có tính chỉnh thể hàm ý khái qt.
Ví dụ: cả người nóng ran, cả làng xơn xao, cả nước vui mừng, v.v.
"Cả người" là một chỉnh thể, "cả làng, cả nước" là một tập hợp (sự vật) có tính
chỉnh thể.
Tất cả chỉ toàn bộ của nhiều chỉnh thể, mỗi chỉnh thể là một bay một tập hợp sự vật.
Ví dụ:
a. Tất cả những cái bánh này đều ngon.
b. Tất cả những tá bút vừa mới mua đều đủ.
Trong (a), (b) “cái bánh”, “tá bút” đều là một chỉnh thể, nhưng “cái bánh” chỉ do
một sự vật tạo thành, còn “tá bút” do nhiều (mười hai) sự vật tạo thành. "Những cái

bánh", "những tá bút" là biểu hiện nhiều chỉnh thể nên dùng tất cả.
b. Toàn, toàn bộ, toàn thể đều là phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng tồn bộ.
Tồn chỉ lượng tồn bộ có tính khái qt, chung. Tồn bộ, toàn thể cũng chỉ lượng
toàn bộ nhưng chỉ lượng tồn bộ trong một đơn vị nào đó có hạn định và hàm ý “tất cả, ai
cũng” (xin xem l. 2. 2.).
Ví dụ: a. Tồn dân đưa trẻ đến trường.
b. Tồn qn thi đua lập thành tích tốt.
c. Tồn bộ gia đình tơi có mươi hai người.
d. Tồn thể học sình trong trường phải chấp hành nội qui.
Trong (a) và (b) chỉ lượng tồn bộ nhưng có tính khái qt, chung chung khơng có
giới hạn cụ thể và cũng khơng có ý nói ai cũng “đưa trẻ đến trường”, “thi đua lập thành
tích tốt”, cịn ở (c), (d) có ý nói tồn bộ trong một đơn vị cụ thể là “gia đình”, “trường”.


19

c. Hết cũng là phương tiện ngôn ngữ mang nghĩa tồn bộ tuyệt đối, khơng bỏ sót điều gì.
Ví dụ: a. Dù bài (tập) khó bay dễ Tâm cũng làm hết.
b. Sách mâi, sách cũ đều mua hết.
d. Khắp thì mang nét nghĩa “len lỏi”, “bao phủ” chỗ nào cũng có mặt trong tồn bộ đối
tượng được nói đến.
Ví dụ: a. Khắp nơi đang đón giao thừa.
b. Hoa ban nở khắp rừng.
e. Suốt chỉ toàn bộ về mặt thời gian, khơng gian, trải dài.
Ví dụ: a. Suốt ba năm nay hắn khơng làm được gì.
b. Suốt chuyến đi hắn khơng nói lời nào.
c.Anh Tư đi suốt làng để vận động bà con phịng cbống ma túy.
f. Riêng mọi thì lại khác, tuy có tính tồn thể nhưng tính tồn thể này hồn tồn khác với
tính tồn thể trong ca.
Ví dụ: a. Mọi nhà vui vẻ.

b. Cả nhà vui vẻ.
Hai câu (a), (b) hồn tồn khác nhau, (a) nói "mọi nhà” là xem “nhà” là một đơn vị
bậc nhỏ, một yếu tố trong hệ thống các đơn vị cùng loại so với đơn vị lớn hơn, cịn (b)
nói "cci nhà” là xem “nhà” là một đơn vị bậc lớn, trong đó bao chứa các cá thể có trong
đơn vị lớn ấy. Tóm lại, mọi gợi lên sự giống nhau giữa các cá thể cùng cấp độ, tồn bộ
chúng cùng có chung đặc điểm, tính chất.
Ví dụ: Ta nói: “mọi người vui vẻ" có nghĩa là “ai cũng vui vẻ". Tức là ai cũng giống ai,
đều vui vẻ.
g. Các có ý nghĩa chỉ lượng toàn bộ. Trong ngữ cảnh cụ thể, các nêu lên tồn bộ những
cá thể cùng loại.
Ví dụ:
a. Tại lễ hội, các cô thôn nữ trông lộng lẫy.
b. Các sinh viên ở nơng thơn ln chịu nhiều thiệt thịi.


20

c. Ở vùng sâu, các giáo viên gặp nhiều khó khăn.
Qua những ví dụ trên ta thấy cức chỉ lượng tồn thể cho những sự vật có sở chỉ rõ
ràng. Các sở chỉ ấy (tập hợp “các cô thôn nữ”, “các giáo viên”, “các sinh viên”) được hạn
định bởi ngữ cảnh. Đó khơng phải là tất cả các cơ thơn nữ, toàn thể các sinh viên, tất cả
các giáo viên trên đất nước Việt Nam này, mà là các cô thôn nữ trong ngày hội. các sinh
viên ở nông thôn, các giáo viên ở vùng sâu. Các từ ngữ đứng trước danh từ trung tâm,
định ngữ hạn định và ngữ cảnh cho ta biết phạm vi của sở chỉ.
Cũng chính vì có nghĩa tồn bộ, cho nên các được sử dụng khi người nói mn trở
vào vai thứ hai trong hành động giao tiếp (khi sau từ ngữ chỉ vai thứ hai khơng có định
ngữ hạn định).
Ví dụ: a. Thưa các bạn!
a' *Thưa những hạn!
b. Thưa các anh, các chị !

b’ *Thưa những anh, những chị!
Trong những trường hợp này, các danh ngữ có tính xác định cao. Đồng thời, đối
tượng trực chỉ trong trường hợp này bao quát toàn bộ một tập thể mà người nói nhắm đến
trong hành động giao tiếp. Cho nên phải dùng các chứ không thể dùng bất cứ phương tiện
chỉ lượng nào để tbay thế được. (Nguyễn Tài cẩn 1975: 241, Bùi Mạnh Bàng 2000: 1822)
1. 2. 1. 2. 2. Những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng [- toàn bộ]: vài, dăm, mươi, mấy, vài
ba, đơi ba, năm bảy, những10 một, từng, mỗi, ít, lắm, nhiều, đơng, thưa, vắng, chút, v.v.
Trong nhóm những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng [- tồn bộ] này có một số
phương tiện chỉ lượng theo cảm nhận, đánh giá chủ quan của người nói (viết). Vì trong
thực tế khơng có một tiêu chuẩn chính xác nào để nói rằng đây là nhiều, đơng cịn kia là
ít, vắng,v,v. Tuy nhiên, cũng có một số phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng khơng có sự
đánh giá như vậy như: vài, dăm. đơi ba, vài ba, v.v. Cho nên, chúng ta có thể dựa vào tính
chủ quan bay khơng chủ quan, có đánh giá bay khơng có đánh giá của người nói để chia
các phương tiện chỉ lượng [- toàn bộ] ra làm hai loại sau.

10

Cần phân biệt với những có nghĩa “ chỉ tồn là”. Ví dụ: chị Ba ma những cam là cam


21

1. 2. 1. 2. 2. 1. Những phương tiện ngôn ngữ chỉ lượng [- tồn bộ; + chủ quan]: ít, nhiều,
đơng, thưa, dày11, vắng, lắm12, chút, v.v.
Ít, nhiều, dâng, thưa, dày, vắng, lắm, chút, v,v.là những phương tiện ngôn ngữ chỉ
lượng [- tồn bộ] có sự đánh giá chủ quan của người nói (viết). Chúng khơng cho biết
chính xác số lượng sự vật mà chỉ cho biết số lượng phỏng chừng, theo cảm nhận riêng
của người nói (viết). Cùng một số lượng nhưng người này cho là "ít, chút” hoặc "thưa,
vắng" người kia cho là "nhiều" hoặc "đông, lắm". Chẳng hạn, thư viện có khoảng một
ngàn đầu sách, A cho là ít nhưng B cho là nhiều. Điều này đo sự đánh giá chủ quan của

người nói (viết), sự chủ quan đó cịn phọ thuộc vào rất nhiều vấn đề như ngữ cảnh giao
tiếp, tình huống xảy ra vấn đề, vốn sống, cách nhìn nhận, v.v. ở người giao tiếp. Khi đó
mỗi người tự chọn cho mình một “tiêu chuẩn” và lấy đó làm căn cứ để đánh giá.
Cùng chỉ lượng nhiều [- toàn bộ; + chủ quan] nhưng giữa "nhiều, đơng, lắm, dày,
v,v. ” có ý nghĩa và cách dùng khơng hồn tồn giống nhau.
1. Nhiều / đơng
Khi nói nhiều chúng ta chỉ quan tâm đến số lượng cá thể hiện hữu chứ không quan
tâm đến không gian chứa đựng hoặc những sự tác động qua lại giữa các cá thể ấy. Dù
khơng gian ấy có rộng lớn bao nhiêu đi nữa thì cũng khơng quan trọng mà quan trọng
nhất là số lượng cá thể hiện hữu là bao nhiêu (trong cái phạm vi ước lượng cho là nhiều).
Còn khi nói đơng thì chúng ta phải quan tâm đến cả số lượng cá thể hiện hữu, không gian
tồn tại và cả sự “tiếp xúc” giữa những cá thể ấy. Tức là khi nói đơng thì phải xem số
lượng cá thể đó là bao nhiêu (có nằm trong "cái ngưỡng” cho phép gọi là đơng bay
khơng), chúng có nằm trong cái không gian xác định bay không. Đông chỉ dùng để nói về
sự vật [+ người], khơng dùng cho sự vật [- người], cịn nhiều thì dùng cho cả sự vật [ 
người].
Ví dụ: ta khơng nói:

mà phải nói:

*a. Trong ống có đơng đũa

a’. Trong ống có nhiều đũa

?.Ở đây đơng nhà q

b’. Ở đây nhiều nhà q

*c. Tơi có đơng quần áo


c’. Tơi có nhiều quần áo

Dày ở đây chỉ lượng chứ khơng phải chỉ kích thước.
Lắm ở đây chí lượng( lắm = nhiều), ví dụ: lắm tiền nhiều của, chứ không phải “ lắm” chỉ mức độ ( lắm= rất), ví
dụ: tác phẩm này hay lắm.
11
12


22

Tuy nhiên ta có thể nói: gia đình ấy có đông con: chợ phiên đông người qua lại:
quán A đông khách, v,v. mà cũng có thể nói; gia đình ấy có nhiều con: chợ phiên nhiều
người qua lại: quán A nhiều khách, v.v.
2. Nhiều / lắm
Lắm cũng có nghĩa chỉ lượng tương tự như nhiều (khác đông) tức là khi nói lắm
chúng ta khơng quan tâm đến khơng gian chứa đựng sự vật hoặc những sự tác động qua
lại giữa các cá thể sự vật mà chỉ quan tâm đến số lượng cá thể tồn tại. Lắm được dùng
cho cá .sự vật [+ người] lẫn [- người] như nhiều.
Ví dụ: a. Nhà này lắm con.
b. Nhà nó lắm của.
Tuy nhiên khi dùng khi dùng lắm thì người nói (viết) ngầm thể hiện thái độ khơng
hài lịng về đối tượng đang đề cập, như: lắm mồm, lắm miệng, lắm điều, lắm vợ, lắm
mối, v,v. cịn khi dùng nhiều thì người nói (viết) thể hiện thái độ trung hồ. Vì vậy, lắm
mồm, lắm miệng, lắm điều, lắm vợ, lắm mối, v.v. hoàn toàn khác nghĩa với nhiều mồm,
nhiều miệng, nhiều điều, nhiều mối, v,v.
3. Nhiều / dày
Khác với những phương tiện chỉ lượng cùng nhóm, khi muốn nói một hiện tượng
nào đó là dày chúng ta không phải quan tâm đến số lượng cá thể hiện hữu mà quan tâm
đến sự phân bố các cá thế trong một khơng gian nhất định.

Ví dụ: rau trồng dày; mạ gieo dày; đứng dày quá, v.v.
Trong nhiều trường hợp, dày chỉ tần số lặp đi lặp lại cao của một sự việc, sự cố nào
đó (có được nghĩa này là do sự chuyển nghĩa ẩn dụ - từ chỉ khơng gian sang thời gian)
Ví dụ: đẻ dày: tiếng súng mỗi lúc một dày hơn, v.v.
Dày cũng dùng được cho cả sự vật [+ người] lẫn [- người] như trường hợp nhiều.
V í dụ: trồng dày; sạ dày, đẻ dày, đứng dày, V. V.
Vì vậy, vấn đề khác biệt giữa nhiều, lắm, đông, dày không phải ở ý nghĩa chỉ lượng mà là
ở đối tượng và khơng gian.
4. Thưa cũng như ít, vắng, v.v. có ý nghĩa chỉ lượng ngược lại với đông, lắm, nhiều, v,v.
Tức là chúng thể hiện số lượng “khơng nhiều”. Nhưng ngồi nét nghĩa chung ấy, giữa


23

thưa, ít, vắng, v.v. cịn có nét nghĩa riêng, nét nghĩa tiêu biểu cho mỗi phương tiện ngơn
ngữ.
Khi nói thưa là người nói đã quan tâm đến sự phân bố của đối tượng trong một
không gian nhất định. Cùng một số lượng cá thể nếu được phân bố trên một bề mặt khơng
gian rộng thì gọi là thưa, nếu phân bố trên một bề mặt khơng gian hẹp hơn thì gọi là dày
(tất nhiên số lượng các cá thể dùng để xác định thưa bay dày phải nhiều hơn hai cá thể).
Ví dụ: a. Ngồi sân, học sinh đứng tập thể dục thưa quá!
b. Ngoài sân, học sinh dứng tập thể dục dày q!
Câu (a) nói thưa là vì sự phân bố giữa học sinh này với những học sinh kế cận có
khoảng cách xa nhau (trong điều kiện học sinh ít mà phạm vi sân trường rộng). Cịn ở (b)
nói dày là vì sự phân bố giữa học sinh này với những học sinh kế cận có khoảng cách gần
nhau (trong điều kiện học sinh nhiều mà phạm vi sân trường hẹp).
Ngồi ra, thưa cịn dùng để chỉ tần số lặp đi lặp lại thấp của một sự việc, sự cố nào
đó (có được nghĩa này là do sự chuyển nghĩa ẩn dụ từ chí khơng gian sang thời gian).
Ví dụ; đẻ thưa; tiếng súng thưa dần: tiếng nói thưa dần, v.v.
5. ít, vắng

Khi nói ít, vắng chúng ta không quan tâm đến sự phân bố của sự vật trên một phạm
vi không gian rộng bay hẹp, mà chỉ quan tâm đến sự hiện hữu của các sự vật ngay lúc nói
là bao nhiêu so với một cái chuẩn nào đó bay sự [ tồn tại].sự vật.
Ví dụ: a. Ngồi đường ít người qua lại.
b. Qn hâm nay vắng khách,
c. Hơm nay, chị Ba đi vắng.
Rõ ràng, khi nói những câu trên người nói chỉ quan tâm đến sự vật hiện hữu (người,
khách) trong lúc nói là nhiều bay ít, chứ không quan tâm đến không gian hẹp bay rộng và
sự phân bố các, sự vật trong không gian ấy.
1.2.1.2.2.2. Những phương tiện ngơn ngữ chỉ lượng [- tồn bộ; - chủ quan]: vài, dăm,
mười, mấy, vài ba, dăm ba, đôi ba, năm hủy, mỗi, từng, những, một, v.v.


×