Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Một số giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học bán công tôn đức thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Thủy

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2003



LỜI CẢM ƠN
Với sự trân trọng và chân thành nhất, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến.
Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học, Phịng Khoa học Cơng nghệ sau Đại học, Khoa Tâm
lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Quý Giáo sư, Giảng viên, Cán
bộ công nhân viên đã trực tiếp giảng dạy và tư vấn cho chúng tôi trong quá trình học tập.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Tơn Đức Thắng, Phịng Tổ chức – Hành chính, Phịng Đào
tạo, Thư viện nhà trường.
Các Giáo sư, Tiến sĩ đã tham gia chương trình 5.07.03 Cao học khóa 11.
Các bạn học viên đồng khóa và đồng nghiệp đã chăm lo, giúp đỡ động viên chúng tơi trong
q trình học tập và tiến hành làm luận văn.
Đặc biệt chúng tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Trương Văn Sinh, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn,
góp ý kiến, cung cấp tư liệu và tạo nhiều thuận lợi giúp chúng tôi thực hiện luận văn này. Luận
văn này khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong sự chỉ dẫn góp ý của q Thầy,
Cô và của mọi người.
Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh


Ngày 20 tháng 11 năm 2003
Tác giả

3


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCH

bán cơ hữu

BGH

Ban Giám hiệu

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CH

Cơ hữu

CLB

Câu lạc bộ




Cao dẳng

CNH

Công nghiệp hoả

CNKT

Công nhân kỹ ứiuật

CNTH & TUD

Công nghệ thông tin và tốn ứng dụng

CNV

Cơng nhân viên

ĐH

Đại học

ĐHBC

Đại học bán cơng

ĐHCNDL

Đại học công nghệ dân lập


ĐHDL

Đại học dân lập

Đ-ĐT

Điện-điện tử

GD-ĐT

Giáo dục-đào tạo

GDQD

Giáo dục quốc dân

GDTC

Giáo dục thể chất

GS

Giáo sư

GV

Giảng viên

GVBCH


Giảng viên bán cơ hữu

GVCH

Giảng viên cơ hữu

GVKN

Giảng viên kiêm nhiệm

GVTG

Giảng viên thỉnh giảng

HĐH

Hiện đại hóa
4


HĐQT

Hội đồng quản trị

HS

Học sinh

KCN


Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KHBHLĐ & MT

Khoa học bảo hộ lao động vả môi trường

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KHKT & CN

Khoa học kỷ thuật và công nghệ

KHUD

Khoa học ứng dụng

KHXH & NV

Khoa học xã hội và nhân văn

KT

Kinh tế


KTCT

Kỹ thuật cơng trình

KT-XH

Kinh tế-xã hội

LĐLĐ TP.HCM

Liên đồn lao động Thành phố Hồ Chí Minh

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NN

Ngoại ngữ

PCS

Phó giáo sư

QLGD

Quản lý giáo dục

SV


Sinh viên

Th.s

Thạc sĩ

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCN & DN

Trung học chuyên nghiệp và dạy nghẻ

TĐT

Tôn Đức Thắng

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến sĩ

TSKH

Tiến sĩ khoa học


UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

5


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................. 3
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................................................................... 4
MỤC LỤC .................................................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 9
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ...................................................................................................... 9
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: ........................................................................................... 10
3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: ............................................................................................... 11
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ......................................................... 11
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: ................................................................................................. 12
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: ....................................................................................... 12
6.1. Cái mới của luận văn: ................................................................................................ 12
6.2. Đóng góp của luận văn: ............................................................................................. 13
7. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ....................................................... 13
7.1. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................................ 13
7.2. Phương pháp và phướng pháp luận nghiên cứu:..................................................... 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 15
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................... 15
1.1.1. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng: ................................................................................. 15

1.1.2. Hệ thống giáo dục quốc dân: .................................................................................. 16
1.1.3. Giáo dục đại học: ..................................................................................................... 18
1.1.4. Giáo viên, giảng viên: .............................................................................................. 18
1.2. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
VÀ ĐẤT NƯỚC: ................................................................................................................... 19
1.2.1. Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp “trồng người”: .................................................. 19
1.2.2. Giáo dục - đào tạo là động lực, là mục tiêu của sự phát triển: ............................. 19
1.2.3. Giáo dục - Đào tạo là thước đo sự phát triển của một đất nước, một địa phương:
............................................................................................................................................ 20
1.2.4. Vai trò của GD-ĐT đối với cơng nghiệp hóa, hiện đại hố nước ta: .................... 21
6


1.3. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN: ........................................................................................ 22
1.3.1. Giáo dục- đào tạo và giáo viên trong nhận thức của xã hội: ................................ 22
1.3.2. Vai trò của người giáo viên: ................................................................................... 23
1.4. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN:...................................... 29
1.4.1. Một là: Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đối với việc phát triển sư nghiệp
GD-ĐT: .............................................................................................................................. 29
1.4.2. Hai là: Để đội ngũ giáo viên làm trịn sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của mình.
Đảng và Nhà nước phái ‘‘xây dựng và triển khai chương trình xây dựng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quán lý giáo dục một cách toàn diện" [TL.14]. ...................................... 29
1.4.3. Ba là: Bổ sung, hồn thiện các chính sách đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ
QLGD. ................................................................................................................................ 30
1.4.4. Bốn là: có chính sách thu hút cán bộ khoa hoc có trình độ cao của các viện nghiên
cứu trong nước và các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa hoc quốc tế
tham gia giảng dạy ở các trường Cao đẳng, Đại học [TL. 14] ........................................ 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG
TÔN ĐỨC THẮNG ................................................................................................................... 31
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG (ĐHBC) TÔN ĐỨC THẮNG:

................................................................................................................................................. 31
2.1.1. Q trình thành lập trường ĐHBC Tơn Đức Thắng: ........................................... 31
2.1.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự của trường ĐHBC Tôn Đức Thắng: ....................... 32
2.1.3. Hoạt động của trường ĐHBC Tơn Đức Thắng: .................................................... 36
2.2. TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐHBC TƠN ĐỨC THẮNG: ..... 44
2.2.1. Tình hình đội ngũ giảng viên: ................................................................................ 44
2.2.2. Hoạt động của đội ngũ giảng viên:......................................................................... 49
2.2.3. Một số vấn đề đặt ra xung quanh việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên:
............................................................................................................................................ 51
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGỦ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG ĐẾN NĂM
2010 ............................................................................................................................................. 52
3.1. NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP: ................................................ 52
7


3.1.1. Cơ sở lý luận: ........................................................................................................... 52
3.1.2. Cơ sở pháp lý: .......................................................................................................... 52
3.1.3. Cơ sở thực tiễn bao gồm: ........................................................................................ 53
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC
THẮNG ĐẾN NĂM 2015: .................................................................................................... 54
3.2.1. Phương hướng chung: ............................................................................................ 54
3.2.2. Một số chương trình hoạt động cụ thể: .................................................................. 54
3.3. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN: ....................................................................................................................... 55
3.3.1. Một số yêu cầu chung: ............................................................................................ 56
3.3.2. Một số yêu cầu riêng: .............................................................................................. 57
3.4. GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐHĐC TÔN ĐỨC
THẮNG ĐẾN NĂM 2010: .................................................................................................... 59
3.4.1. Dự báo đội ngũ GVCH toàn trường đến năm 2010: ............................................. 59

3.4.2. Dự báo về đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và bán cơ hữu đến năm 2010. ........... 66
3.4.3. Một số giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên: ..................................................... 67
3.4.4. Giải pháp xây dựng đội ngủ giảng viên cơ hữu: ................................................... 68
3.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN: ...................... 72
3.5.1. Chuẩn hoá đội ngũ giảng viên: .............................................................................. 72
3.5.2. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học: .......................................................... 75
3.5.3. Một số kiến nghị ...................................................................................................... 77
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 81

8


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Lý luận đã khẳng định và thực tế đã chứng minh: Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) có vai
trị vơ cùng to lớn đối với sự phát triển xã hội nói chung, của một đất nước nói riêng: GD-ĐT là
địn bẩy, là động lực, là mục tiêu của mọi sự phát triển.
Đối với một nước đang trên con đường phát triển, đang tiến hành cơng cuộc cơng nghiệp
hố (CNH), hiện đại hố (HĐH) nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh như Việt Nam chúng ta thì vai trị của GD-ĐT càng to lớn, nó là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện phát huy nguồn
lực con người - Yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trường kinh tế nhanh và bền vững"
[TL.13, Tr. 108-109].
1.2. Chất lượng và hiệu quả của một nền giáo dục nói chung, của một trường học nói riêng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản:
- Người học (lực lượng học sinh, sinh viên).
- Người dạy (đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục).
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học.
Trong ba yếu tố cơ bản trên đây, yếu tố thứ hai (đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo

dục, dưới đây chúng tôi gọi gộp là đội ngũ giáo viên) là yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết
định. Vì thế ông cha ta từ ngàn xưa đã nêu: “Không thầy đố mày làm nên" hay:
Muốn sang phải bắc cầu Kiều ,
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.
(Ca dao)
1.3. Hơn 50 nảm qua ngành GD-ĐT nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, đạt nhiều
thành tựu quan trọng trên nhiều mặt: mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả
đào tạo, góp phần đắc lực vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dường nhân tài, phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH)
Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành GD-ĐT nói chung, giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng vẫn
cịn nhiều yếu kém, khiếm khuyết, “chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi to lớn và ngày càng cao

9


nhân lực của công cuộc đổi mới KT-XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện CNH, HĐH
theo định hướng xã hội chủ nghĩa" [TL. 12, Tr.5].
Có nhiều nguyên nhân đưa đến những yếu kém đó: định hướng phát triển GD-ĐT chưa phù
hợp, mạng lướỉ các trường cao dẳng (CĐ) và đại học (ĐH) phân bố bất hợp lý. cơng tác quản lý
giáo dục cịn nhiều bất cập, cơ chế và phương thức quản lý không thống nhất, không nhất quán,...
Đặc biệt, có một nguyên nhân quan ưọng, cần được chú ý đúng mức, đó là đội ngũ giáo viên vừa
thừa, vừa thiếu, vừa yếu.
Có thể khẳng định rằng, một trong những vấn đề bức xúc của nền giáo dục nước ta hiện
nay là vấn đề đội ngũ giáo viên. Tình trạng đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu không
chỉ ở bậc giáo dục phổ thông, mà cịn ở bậc GDĐH.
Ở bậc GDĐH, tình trạng đội ngũ giáo viên như vừa nêu thể hiện rõ nhất ở các trường CĐ,
ĐH dân lập, bán công. Với một trường đại học tuổi đời cịn ít như trường Đại học Công nghệ
Dân lập (ĐHCNDL) Tôn Đức Thắng, vấn đề đội ngũ giáo viên càng trở nên nan giải.
Công cuộc CNH, HĐH đất nước đang đòi hỏi nền giáo dục quốc dân (GDQD) nói chung,
GDĐH nói riêng phải nhanh chóng khắc phục những mặt còn yếu kém, khiếm khuyết, phải "thực

hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá giáo dục" [TL. 13, Tr. 109], nhanh chóng củng cố,
“phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm" [TL.13, Tr.l09].
Trên tinh thần ấy, để góp phần nhỏ bé của mình vào q trình đưa trường ĐHCN Tôn Đức
Tháng phát triển, xứng đáng với niềm tin cậy của xã hội - một địa chỉ trí thức hóa cơng nhân - ở
luận văn này, chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu "Một số giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ giảng viên trường ĐHCN Tơn Đức Thắng".
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
2.1. Từ lâu, các nhà quản lý giáo dục (QLGD), các nhà khoa học và nhiều nhà giáo tâm
huyết đã nhận ra những bất cập trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội
ngũ GV các trường CĐ, ĐH. Và hầu như cũng nhận thấy, đội ngũ GV bậc đại học không chỉ
thiếu về số lượng mà còn (và điều quan trọng hơn) yếu về chất lượng. Có thể khẳng định khá
đơng đội ngũ GV đại học hoặc non kém về trình độ chun mơn, hoặc khơng có phương pháp
giảng dạy phù hợp. Đã có khá nhiều hội nghị, hội thảo ở những cấp khác nhau đề cập đến vấn đề
đào tạo đại học, trong đó có vấn đề đội ngủ GV [xin xem TL. 2, TL. 19].

10


Tại các hội nghị, hội thảo này, các nhà QLGD, các nhà khoa học và nhiều nhà giáo tâm
huyết đề ra nhiều giải pháp, trong đó vấn đề chuẩn hố (kiến thức và phương pháp) GV và tăng
ngân sách Nhà nước đưa những sinh viên và GV trẻ giỏi đi đào tạo ở nước ngoài là những giải
pháp được nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên, hình như do việc quy hoạch hệ thống các trường CĐ,
ĐH chưa tiến hành xong nên vấn đề xây dựng đội ngũ GV ở các trường CĐ, ĐH như thế nào
chưa được đề cập đầy đủ. Hình như các cấp QLGD để cho các trường CĐ, ĐH tiến hành theo kế
hoạch của mỗi trường.
2.2. Trong bối cảnh chung ấy, các trường CĐ, ĐH dân lập, bán cơng đành "bươn chải" theo
cách riêng của mình khi xây dựng đội ngũ GV.
Trường ĐHCNDL Tôn Đức Thắng là một trường ĐH dân lập mới chuyển sang bán cơng,
có tuổi đời hơn 5 năm. Do đó, các nhà QLGD, các nhà khoa học chưa biết nhiều về trường, theo
đó, chưa có cơng trình khoa học nào bàn về vấn đề xây dựng đội ngũ GV cho trường. Có chăng

chỉ là chủ trương của Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban giám hiệu (BGH) của trường ĐHCNDL
Tôn Đức Thắng. Ngay chủ trương của HĐQT và BGH trường ĐHCNDL Tôn Đức Thắng trở nên
rõ ràng hơn, cụ thể hơn khi trường chuyển từ loại hình dân lập sang loại hình bán công1. Dù sao
vấn đề xây dựng đội ngũ GV - một vấn đề tiên quyết - mà bất kỳ trường CĐ, ĐH nào cũng phải
làm. Đề cập đến điều này chúng tơi vừa một lần nữa khẳng định tính cấp thiết của đề tài vừa
nhấn mạnh những khó khăn khi triển khai luận văn.
3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Thơng qua việc phân tích, đánh gỉá một cách khách quan vả tồn diện thực trạng đội ngũ
GV của trương ĐHCNDL Tơn Đức Thắng trong thời gian qua (1997 - 2002) và trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ mà trương đảm nhiệm trong giai đoạn mới, chúng tôi cố gắng đề xuất một số giải
pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV của trường trong thời kỳ tới, đến năm
2010.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
4.1. Khách thể nghiên cứu: Là những ngươi làm công tác giảng dạy ở trương ĐHCNDL
Tôn Đức Thắng (bao gồm các loại hình GV, song trước hết là GV cơ hữu) và đội ngũ cán bộ
quản lý của trường.

1
Xin xem ý kiến của TS. Lê Vinh Danh, Phó hiệu trưởng trường ĐHCNDL Tôn Đức Thắng, trong bàl báo: “Đại học
Công nghệ Tôn Đức Thắng. Bước khởi đầu hứa hẹn" của tác giả Quang Trương, Báo Sài gịn giải phóng. 11/04/2002, tr.2.

11


4.2. Đối tượng nghiên cứu: là đội ngũ GV trước hết là GV cơ hữu. Đối tượng nghiên cứu
được đặt trong cơ cấu tổ chức của trường.
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV của một trường CĐ, ĐH luôn là một vấn đề
phức tạp, đặc biệt đối với các trường CĐ, ĐH loại hình dân lập, bán cơng, bởi vấn đề này liên
quan đến một số vấn đề khác:

- Nội dung, chương trình, hệ, bậc, cấp đào tạo mà trường đảm nhiệm.
- Cơ sở, vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính nói chung ln là tiềm lực vật chất của
trường.
- “Đầu vào” của đội ngũ GV.
- V...V...
Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ và với thời gian hạn chế, chúng tơỉ khơng có điều
kiện và cũng khơng có tham vọng giải quyết mọi khía cạnh có liên quan đến đề tài. Chúng tôi
tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Xây dựng đội ngũ GV trường ĐHCNDL Tơn Đức Thắng theo hướng nào khi trường thuộc
loại hình bán công? Cơ cấu nhân lực đội ngũ GV theo các loại hình, các bậc, các khoa như thế
nào cho hợp lý? Làm gì để tạo nguồn đội ngũ GV cho trường ĐHBC Tơn Đức Thắng ?
- Để có một đội ngủ GV có chất lượng cao cần tiến hành đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
Theo phương thức nào? Cần trang bị những loại kiến thức ? Đánh giá chất lượng đội ngũ GV
theo hệ tiêu chí ?
- Quản lý đội ngũ GV theo phương thức nào? Cơ chế phối hợp điều hành hoạt động và quản
lý giữa các cấp, giữa các tổ chức đoàn thể xã hội, giữa nhà trường với các tổ chức, đơn vị xã hội
ra sao?
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:
6.1. Cái mới của luận văn:
Cái mới của luận văn chủ yếu nằm ở hướng tiếp cận nội dung do đề tài đặt ra. Để giải quyết
những nội dung do đề tài đặt ra, chúng tỏi tiếp cận theo một số hướng sau đây:
- Bám sát vào chức năng, nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của trường mà phân tích,
đánh giá thực trạng một cách chi tiết và đưa ra những giải pháp có tính khả thi, sát với thực tiển.

12


- Những nội dung do đề tài đặt ra đều được xem xét trong tính hệ thống và dựa trên cơ sở
của những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về phát triển sự nghiệp giáo dục và chiến
lược phát triển của trường ĐHBC Tơn Đức Thắng.

6.2. Đóng góp của luận văn:
Theo thiển ý của chúng tơi, luận văn này có hai đóng góp:
Một là: Nêu lên một cách khách quan thực trạng đội ngũ GV của trường ĐHBC Tôn Đức
Thắng qua 5 năm ra đời và trường thành. Từ đây cho chúng ta nhận thức một cách chính xác
những đóng góp cũng như những tồn tại của đội ngũ GV nói riêng, của trường ĐHBC Tơn Đức
Thắng nói chung. Từ đó cung cấp cho trường những cơ sở khách quan khi xây dựng chiến lược
phát triển của trường trong giai đoạn sắp tới.
Hai là: Đưa ra một số biện pháp có tính khả thi góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ GV của trường ĐHBC Tôn Đức Thắng trong thời gian sắp tới.
7. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
7.1. Nội dung nghiên cứu:
Ở đề tài này, chúng tôi tập trung vào ba nội dung chủ yếu:
Mơt là: Trình bày một số vấn đề chung về GD-ĐT, vai trò của đội ngũ GV và việc xây dựng
đội ngũ GV.
Hai là: Phân tích, đánh giá một cách khách quan, chính xác về trường ĐHBC Tơn Đức
Thắng và thực trạng đội ngũ GV của trường sau 5 năm hoạt động (1997 - 2002).
Ba là: Đề xuất một số giải pháp xoay quanh hai nội dung:
- Xây dựng đội ngũ GV.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
7.2. Phương pháp và phướng pháp luận nghiên cứu:
7.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu:
Xuất phát từ lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chi Minh, chúng tôi nghên cứu vấn đề xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV của Trường ĐHBC Tôn Đức Thắng trong mối quan hệ
giữa cơ cấu giáo dục - cơ cấu nhân lực - cơ cấu kinh tế và trong sự phát triển biện chứng theo
tiến trình lịch sử.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tơi sử dụng một số phương pháp sau:
13



Phương pháp thống kê; Phương pháp này nhằm nắm bắt một cách chính xác về tổ chức bộ
máy, về hoạt động đào tạo bồi dưỡng của trường ĐHBC Tôn Đức Thắng thời gian qua, về mọi
khía cạnh liên quan đến đội ngũ GV của trường (số lượng, giới tính, trình độ văn hố, ...). Chính
phương pháp thống kê đảm bảo độ tin cậy cho những vấn đề định giải quyết trong luận văn.
Phương pháp đối chiếu so sánh: Với phương pháp này, chúng ta có thể thấy được sự phát
triển của trường ĐHBC Tôn Đức Thắng 5 năm qua và những vấn đề khác gắn với đội ngũ GV.
Tùy từng chương, từng phần, mà những phương pháp này được dùng riêng biệt hoặc kết
hợp với nhau.
8. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài khoa học được triển khai
thành ba chương, mỗi chương có nhiều phần khác nhau.
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài;
1.1. Một số khái niệm lỉên quan đến đề tải.
1.2. Vai trò của giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) đối với sự phát triển của xã hội và đất nước.
1.3. Vai trò của đội ngũ GV đối với GD-ĐT.
1.4. Quan điểm của Đảng ta về đội ngũ GV.
Chương 2. Thực trạng đội ngũ GV Trường ĐHBC Tôn Đức Thắng thời gian qua (1997 2002):
1.1. Tổng quan về Trường ĐHBC Tôn Đức Thăng.
1.2. Thực trạng về đội ngũ GV.
1.3. Một số vấn đề đặt ra.
Chương 3. Một số giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV Trường ĐHBC
Tôn Đức Thắng thời gian tới (1997-2002).
3.1. Cơ sở để đề xuất các giải pháp.
3.2. Định hướng phát triển của Trường ĐHBC Tôn Đức Thắng thời gian tới (2001 - 2010).
3.3. Một số giải pháp về xây dựng đội ngũ GV.
3.4. Một số giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ GV.

14



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Có nhiều khái niệm liên quan đến đề tài. ở đây, chúng tôi chỉ đé cập đến một số khái niệm
cơ bản.
1.1.1. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng:
1.1.1.1. Giáo dục:
Thuật ngữ “giáo dục” được hiểu theo hai mức độ rộng, hẹp khác nhau và tuỳ nhận thức của
mỗi lĩnh vực khoa học.
Theo nghĩa chung nhất, rộng nhất, “giáo dục” là dạy dỗ, bảo ban, ni nấng, chăm sóc con
người để con người khơn lớn, trường thành. Theo nghĩa này, giáo dục diễn ra trong suốt đời
người và diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau: gia đình, nhà trường, xã hội.
Cũng theo nghĩa rộng, trong khi xã hội học coi giáo dục là quá trình truyền thụ kinh nghiệm
lịch sử, xã hội cho các thế hệ mới nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống xã hội, lao động
sản xuất, thì giáo dục học lại coi giáo dục là quá trình hình thành con người dưới ảnh hưởng của
những tác động bởi nhà giáo dục học trong hệ thống các cơ quan giáo dục chuyên biệt nhằm hình
thành con người phát triển tồn diện (có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp, ...)
Theo nghĩa hẹp, giáo dục học quan niệm, giáo dục là hoạt động chuyên biệt của nhà giáo
dục nhằm bồi dưỡng cho người được giáo dục (học sinh, học viên, sinh viên) những quan niệm,
phẩm chất, tri thức, hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội loài người.
Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa, thì giáo dục là một quá trình trang bị và nâng cao hiểu
biết, tri thức cho người học về thế giới khách quan, khoa học kỹ thuật, về xã hội loài người và về
kỷ năng trong hoạt động lao động, sản xuất. Giáo dục là một quá trình diễn ra liên tục trong đời
sống con người, trong mọi môi trường hoạt động của con người, trong đó mơi trường học đường
đóng vai trò quyết định.
Trong mối quan hệ với đào tạo, theo nghĩa rộng, giáo dục bao gồm giáo dục phổ thông và
đào tạo chuyên môn sau phổ thông (tức đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp, đào tạo cao đẳng,
đại học, trên đại học); theo nghĩa hẹp, giáo dục chỉ bó hẹp ở giáo dục phổ thông.

15



1.2.1.2. Đào tạo:
Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng kỹ xảo để hình thành chun mơn, nghề
nghiệp cho người lao động. Đào tạo có nhiều mức độ, nhiều cấp khác nhau tuỳ theo trình độ tri
thức được trang bị cho người học; đào tạo công nhân kỹ thuật (CNKT), đào tạo trung học chuyên
nghiệp (THCN), đào tạo cao đẳng, đại học (CĐ, ĐH), đào tạo trên đại học.
1.1.1.3. Bồi dưỡng:
Gắn liền với giáo dục, đào tạo là bồi dưỡng. Bồi dưỡng là quá trình cung cấp kiến thức bổ
sung trên cơ sở của nền tảng kiến thức đã có. Khi hồn tất q trình đào tạo, người học được cấp
bằng tốt nghiệp, cịn hồn tất q trình bồi dưỡng, người học được cấp giấy chứng nhận (chứng
chỉ) về phần kiến thức bổ sung.
Việc bồi dưỡng không mang tính đồng loạt mà chỉ giới hạn ở một số đối tượng nào đó.
1.1.2. Hệ thống giáo dục quốc dân:
1.1.2.1. Khái niệm:
Hệ thống giáo dục quốc dân (GDQD) là một dạng cấu trúc vĩ mô bao gồm một loạt các
thành tố của quá trình giáo dục tổng thể, là nền tảng và điều kiện về mặt tổ chức của quá trình
giáo dục tổng thể.
Hệ thống GDQD của mỗi nước có khác nhau. Thơng qua hệ thống GDQD có thể thấy được
quan điểm giáo dục của mỗi quốc gia và sự phát triển của nền giáo dục quốc gia ấy.
1.1.2.2. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam:
Theo Luật giáo dục [TL. 22], hệ thống GDQD Việt Nam được tổ chức theo bốn bậc, mỗi
bậc bao gồm một số cấp như sau:
1. Bậc giáo dục mầm non: có hai cấp: nhà trẻ và mẫu giáo.
2. Bậc giáo dục phổ thông: có ba cấp và qua 12 năm học: cấp tiểu học (5 năm), cấp trung
học cơ sở (4 năm) và cấp trung học phổ thông (3 năm).
3. Bậc giáo dục chun nghiệp: có hai cấp; cơng nhân kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp.
4. Bậc giáo dục đại học và sau đại học vớỉ hai trình độ; cao đẳng (3 năm), đại học (4-6 năm)
và bậc sau đạỉ học với hai trình độ: cao học, cấp bằng thạc sĩ (2 năm) và nghiên cứu sinh, cấp
bằng tiến sĩ (4 năm).
Có thể hình dung hệ thống GDQD Việt Nam qua bảng tổng hợp sau (xin xem bảng):


16


17


1.1.3. Giáo dục đại học:
1.1.3.1. Xét về cấu trúc, giáo dục đại học là một bậc, một bộ phận của hệ thống GDQD.
Xét vẻ thời gian, giáo dục đại học (GDĐH) là loại giáo dục sau phổ thông, là mức tiếp theo
cao hơn của giáo dục phổ thơng.
Xét về tính chất, GDĐH là loại hình giáo dục chuyên sâu, bậc cao. Do đó, khơng phải mọi
học sinh phổ thơng đều vào được đại học. GDĐH chỉ tuyển chọn với một tỉ lệ nhất định (do Nhà
nước qui định) trong số học sinh tốt nghiệp phổ thông và qua một kỳ thi cử. Theo đó, đội ngũ
GV của hệ thống GDĐH là những người có trình độ cao và chun sâu.
1.1.3.2. GDĐH có vai trị đặc biệt quan trọng: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun
mơn cao phục vụ cho nhu cầu của các lĩnh vực KT-XH và bồi dưỡng nhân tài. Nhìn vào hệ thống
GDĐH, ngươi ta có thể nhận thấy được một phần chất lượng của nguồn nhân lực và trĩnh độ phát
triển của KT-XH của một quốc gia.
1.1.4. Giáo viên, giảng viên:
1.1.4.1. Giáo viên, giảng viên là những ngươi đã qua một quá trình đào tạo và bồi dưỡng
nhất định, đủ điều kiện (tiêu chuẩn) và được giao nhiệm vụ giảng dạy một lĩnh vực khoa học nào
tương ứng với trình độ được đào tạo. Những ngươi giảng dạy ở bậc giáo dục mầm non và giáo
dục phổ thông thường được gọi là giáo viên. Những người giảng dạy ở các bậc giáo dục còn lại
thường được gọi là giảng viên.
1.1.4.2. Do chức năng và nhiệm vụ của GDĐH (xem 1.1.3.2), tiêu chuẩn của đội ngũ GV
của các trường CĐ, ĐH rất cao: phải tốt nghiệp đại học loại khá giỏi trở lên và phải qua quá trình
đào tạo ở bậc cao hơn (cao học, nghiên cứu sinh), có năng lực giảng dạy và phải có phẩm chất
đạo đức tốt. Bất kỳ GV nào khơng có đầy đủ những phẩm chất ấy, trước sau gì cũng sẽ bị loại
khỏi đội ngũ giảng dạy đại học. Có thể nói, q trình giảng dạy CĐ, ĐH là q trình sàng lọc

khách quan nhưng nghiêm nhất đội ngũ GV.
1.1.4.3. Đội ngũ GV có vai trị cực kỳ to lớn đối với sự sống còn của một trường CĐ hay
ĐH. Một trường CĐ, ĐH chỉ thực hiện được nhiệm vụ chính trị của mình là đào tạo một đội ngũ
cán bộ khoa học có trình độ cao, phục vụ kịp thời cho nhu cầu của các lĩnh vực KT - XH khi nào
có một đội ngũ GV đủ về số lượng, cao về chất lượng. Theo đó, GDĐH chỉ làm trịn sứ mệnh
của mình (như đã nêu ở 1.1.3) khi nào có được một đội ngũ GV đạt được những phẩm chất nêu
trên đây.
18


1.2. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
VÀ ĐẤT NƯỚC:
1.2.1. Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp “trồng người”:
1.2.1.1. Con người là chủ nhân của xã hội. Thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên là chủ
nhân tương lai của đất nước. Để gánh vác được trách nhỉệm là những chủ nhân của đất nước
trong tương lai thì ngay từ hơm nay họ phải được trang bị đầy đủ mọi mặt cho hành trang vào
đời trong tương lai; phải được đào tạo tồn diện cả đức, trí, thể, mỹ, dục: phải nhận thức sâu sắc
trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của mình.Tất cả những nội dung ấy chỉ có được nhờ
có giáo dục đào tạo. Nói khác đi, chung hơn, GD-ĐT là sự nghiệp “trồng người”. Con người
ngày mai, con người tương lai có nên người hay khơng, có phẩm chất cao hay khơng, có đủ điều
kiện để gánh vác sứ mệnh cao cả hay không đều tuỳ thuộc vào GD-ĐT hôm nay “trồng" như thế
nào?
1.2.1.2. Sự nghiệp "trồng người" xưa cũng như nay, đặc biệt trong điều kiện cụ thể của đất
nước ta hiện nay, là một sự nghiệp vô cùng gian khổ, phức tạp, nhưng đầy vinh quang. Bởi lẽ:
Sự nghiệp GD-ĐT gắn liền và chịu sự chi phối mạnh mẽ của KT - XH, với đời sống vật
chất và tinh thần của người dân.
Sự nghiệp GD-ĐT cùng lúc phải tiến hành giáo dục cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh
viên về nhiều mặt (đức, trí, thể, mỹ, dục), trách nhiệm cơng dân,... Những mặt này có quan hệ
chặt chẽ với nhau nhưng có những khía cạnh khác nhau, sự nghiệp GD-ĐT là một sự nghiệp to
lớn, phức tạp và phải tiến hành liên tục, kéo dài, song là sự nghiệp vinh quang, cao cả; đào tạo

con người phục vụ lâu dài cho đất nước, cho xã hội.
1.2.2. Giáo dục - đào tạo là động lực, là mục tiêu của sự phát triển:
Xã hội ngày càng phát triển, đất nước ngày càng thịnh vượng, sự phát triển của xã hội, sự
thịnh vượng của đất nước chịu sự chi phối của nhiều yếu tố mà người ta thường gọi là nguồn lực.
Có ba nguồn lực cơ bản tác động đến sự phát triển của xã hội, của đất nước, đó là: tài lực, vật lực
và nhân lực. Trong ba nguồn lực cơ bản này, nhân lực là nguồn lực có vai trị quyết định. Vai trị
to lớn của nhân lực xuất phát từ hai cơ sở:
Môt là: từ thuộc tính của tài lực và vật lực. Tài lực và vật lực luôn luôn chỉ tồn tại ở dạng
tiềm năng, tài lực, vật lực chỉ trở thành sức mạnh, thành hiện thực khi nào có sự can thiệp của
con người. Con ngươi can thiệp như thế nào? Cách can thiệp ra sao? Đúng hay sai? Đúng hay
19


sai với mức độ nào? Sẽ làm cho tài lực, vật lực trở nên hữu ích hay khơng? Hữu ích nhiều hay
ít? Sự can thiệp thơ bạo mang tính chất huỷ diệt đã làm cho rừng nước ta bị tàn phá khốc liệt vả
hậu quả sự tàn phá này như thế nào thì ai cũng đã rõ.
Hai là: vai trị của con ngươi (nhân lực) trong xâ hội. Trong đời sống xã hội, con người vừa
là chủ thể vừa là khách thể xã hội. Với tư cách là chủ thể, chính con người chứ khơng có bất cứ
yếu tố nào khác quyết định sự phát triển của xã hội. Với tư cách này, con người là động lực của
mọi sự phát triển. Với tư cách là khách thể thì con người là cái đích, là mục tiêu của mọi sự phát
triển. Nói cách khác, khi con người phát triển tự nhiên hay xã hội đều hướng đến phục vụ con
người, nhằm phát triển con người.
Vai trò của nguồn nhản lực đối với sự phát triển to lớn là vậy. Song như thế khơng có nghĩa
là chỉ cần có nhiều người, có nguồn nhân lực đơng đảo là có thể phát triển xã hội. Nhân lực đông
đảo là cần thiết, là quan trọng, nhưng chưa đủ. Quan trọng hơn, có tính chất quyết định hơn đấy
chính là chất lượng của nguồn nhân lực. Thực tiễn của nhiều nước như Thụy Sĩ, Singapore, Nhật
Bản,... cho thấy chỉ khi nào nguồn nhân lực có dược chất lượng cao thì mới thật sự có điều kiện
phát triển xã hội, đất nước bền vững.
Chất lượng cao của nguồn nhân lực được đánh giá qua bốn phẩm chất như Nghị quyết 4
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố VII đã nêu: phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể

chất, phong phú về tâm hồn và trong sáng về đạo đức [TL. 10].
Có nhiều lĩnh vực xã hội như văn hố, y tế... góp phần tạo nên bốn phẩm chất ấy, nhưng
lĩnh vực đóng vai trị chủ đạo là GD-ĐT.
Trên tinh thần ấy, có thể khẳng định rằng, GD-ĐT trực tiếp đào tạo nên nguồn nhân lực có
chất lượng cao phục vụ cho việc phát triển KT-XH của đất nước.
1.2.3. Giáo dục - Đào tạo là thước đo sự phát triển của một đất nước, một địa phương:
Ngoài những điểm đâ nêu trên đây, đối với công cuộc CNH, HĐH đất nước ta hiện nay, vai
trị của GD-ĐT, có thể nói cịn lớn hơn nhiều bởi bối cảnh lịch sử và xã hội việt Nam hiện nay
có những khía cạnh riêng.
1.2.3.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội tác động đến vai trò của GD-ĐT:
Đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá,...
với nhiều nước trên thế giới. Tiến trình ấy diễn ra trong bối cảnh:

20


a. Việt Nam phải đối mặt với những thách thức gay gắt giữa một bên là yêu cầu cao của
CNH, HĐH một cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật (KHKT), công nghệ tiên tiến hiện đại và
tốc độ phát triển của KHKT cực kỳ nhanh, tốc độ vũ bão và một bên Việt Nam đi vào CNH,
HĐH từ một nền nông nghiệp đang trên con đường phát triển, đời sống của người dân cịn nghèo
nàn, khó khăn, mặt bằng dân trí thấp. KHKT lạc hậu, yếu kém, thu nhập kinh tế quốc dân còn
quá thấp.
b. Việt Nam tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, xu
hướng tồn cầu hố, hội nhập đang diễn ra. Một thực tế mà ai cũng có thể nhận ra: hố ngăn cách
giữa các nước công nghỉệp phát triển với các nước lạc hậu đang trên con đường phát triển ngày
càng lớn, sự chênh lệch giữa giàu - nghèo càng trở nên rõ ràng, sâu sắc.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần có những bước đột phá, tạo ra sự chuyển biến, phát triển
mạnh mẽ. Những bước đột phá này có được dựa trên cơ sở:
Một là: Bên cạnh việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ, tài trợ của các nước, các tổ chức xã hội
trên thế giới, cần phải phát huy cao độ mọi nội lực của Việt Nam, trước hết là nội lực con người.

Hai là: Phải bắt đầu từ việc đầu tư, phát triển mạnh mẽ GD-ĐT và KHKT, công nghệ: phải
tạo ra sự chuyển biến một cách căn bản chất lượng của giáo dục, làm cho GD-ĐT đáp ứng đầy
đủ những đòi hỏi của các lĩnh vực KT-XH cũng như tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định điều này: "Muốn tiến hành CNH,
HĐH thắng lợi phải phát triển GD-ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản phát triển
nhanh và bền vững" [TL. 11, Tr. 19].
1.2.4. Vai trị của GD-ĐT đối với cơng nghiệp hóa, hiện đại hố nước ta:
Từ những bối cảnh đâ nêu, vai trị của GD-ĐT dối với công cuộc CNH. HĐH đất nước ta
có thể nói đến:
a. Trước hết, GD-ĐT trực tiếp góp phần nâng cao dân trí cho nhân dân. Dân trí thấp sẽ dẫn
đến thiếu việc làm, hoặc có việc làm nhưng sản phẩm ít, chất lượng thấp. Từ đây đời sống vật
chất và tinh thần của người dân khó lịng nâng cao, cải thiện. Kéo theo đó, KT-XH cũng khó
lịng phát triển. Vì thế thờỉ gian qua, Đảng và Nhà Nước ta đã đẩy mạnh chương trình xố mù
chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và đến tháng 11/2000 chương trình này đã hồn thành. Một số
tỉnh thành, quận huyện đang phấn đấu phổ cập giáo dục THCS. Từ đây làm cơ sở nâng cao trình
độ KHKT, cơng nghệ, tay nghề kỹ thuật cho người lao động.
21


b. GD-ĐT thơng qua các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nhanh chóng trang bị và nâng cao
trình độ KHKT, công nghệ,... cho lực lượng lao động phục vụ trực tiếp cho lao động sản xuất.
Chỉ cần khảo sát qua kết quả hoạt động của một số lĩnh vực KT-XH như nơng nghiệp, y tế,... có
thể thấy rỗ vai trị của GD-ĐT đối với việc phát triển CNH, HĐH. Như ngành nơng nghiệp chẳng
hạn, nhờ có GD-ĐT đã đào tạo nên một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, kỹ sư, THCN,... nên
chúng ta đã tạo ra được một bộ giống lúa mang thương hiệu Việt Nam và Việt Nam từ một nước
nghèo đói thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới,
Hiến pháp 1992, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, nghị quyết 2 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá VIII và nhiều văn kiện khác khẳng đinh "Giáo dục - đào tạo là quốc sách
hành đầu" đã nhấn mạnh vai trị trên đây của GD-ĐT.
1.3. VAI TRỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1.3.1. Giáo dục- đào tạo và giáo viên trong nhận thức của xã hội:
1.3.1.1. Dù lịch sử có thăng trầm, thế sự có đổi thay, từ xưa đến nay trong nhận thức của
xã hội; GD-ĐT có sứ mệnh cao cả, thiêng liêng: Trồng Người. Sứ mệnh cao cả thiêng liêng của
sự nghiệp "trồng người" là ở chỗ đào tạo nên những con người, những chủ nhân tương lai của
đất nước, của dân tộc vừa có đạo đức trong sáng vừa có trình độ văn hóa, KHKT cao để phụng
sự cho công cuộc bảo vệ Tổ Quốc, xây dựng đất nước.
Khác với sự nghiệp "trồng cây", sự nghiệp "trồng người" khơng chỉ đáp ứng lợi ích trước
mắt mà cịn đáp ứng lợi ich lâu dài, do đó khơng thể tiến hành trong ngày một ngày hai, mà phải
tiến hành liên tục trong một thời gian dài. Chính Chủ tịch Hồ Chí Mỉnh sinh thời đã khẳng định:
Vĩ lợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người.
1.3.1.2. Chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp "trồng người" phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
nhiều tác nhân. Có một yếu tố ln ln được đặt lên hàng đầu, đóng vai trị quyết định sự thành
bại của sự nghiệp "trồng người": đó chính là người thầy (giáo viên).
Phương Đơng nói chung, Việt Nam nói riêng vốn có truyền thống "tơn sư trọng đạo". Nghề
dạy học và vị thế của người thầy được xã hội tôn vinh và đề cao. Trong chế độ phong kiến, vị
thế của người thầy được đặt lên hàng thứ hai, sau vua (quân - sư - phụ), Đã là thầy thì “nhất tự
vi sư, bán tự vi sư” và "Không thầy đố mày làm nên". Ngày nay, trong sự biến đổi của xã hội.
dưới tác động của nhiều nhân tố, nhất là nhân tố thương mại thị trường, có nơi có lúc, vị thế của
22


người thầy bị hạ thấp. Tuy nhiên, nhận thức chung của xã hội, người thầy chính là những "kỹ sư
tâm hồn", là ngươi mang ánh sáng văn minh, tri thức đến cho mọi ngươi. Đảng và Nhà nước ta
luôn luôn coi trọng, đề cao và đặt niềm tin vào đội ngũ các nhà giáo; đồng thời bằng nhiều chủ
trương, chính sách và biện pháp tìm mọi cách nâng cao mọi mặt về đời sống tinh thần, vật chất
cho giáo viên; và đưa giáo dục cũng như giáo viên về đúng vai trị và vị thế vốn có trong truyền
thống dân tộc xã hội tôn vinh và đề cao người thầy.
1.3.2. Vai trò của người giáo viên:
1.3.2.1. Phương châm giáo dục:

Trong chế độ phong kiến, phương châm giáo dục là “Tien học lễ, hậu học văn” phương
châm này được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình mới, để
GD-ĐT có thể đào tạo được một nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng kịp thời, đầy đủ
những đòi hỏi của các lĩnh vực KT-XH trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà
nước ta đưa ra phương châm mới trên cơ sở mở rộng phương châm vốn có: "Dạy người, dạy chữ
và dạy nghề".
Qua phương châm này có thể nhận thức rõ ràng:
- Nội dung, nhiệm vụ của GD-ĐT.
- Trình tự và tầm quan trọng của mỗi nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ và vai trò của người thầy.
1.3.2.2. Vai trò của người giáo viên nói chung:
a. Giáo viên là người góp phần tích cực, trực tiếp vào vliệ hình thành và phát triển nhân
cách cho học sinh sinh viên.
"Dạy người" hay "học lễ" là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất, có tính tiên quyết của GDĐT Việt Nam đối với học sinh sinh viên (HS- SV) - những chủ nhân tương lai của đất nước. Dù
HS-SV có học gỉỏi, có kiến thức chuyên môn KH-KT cao, sâu sắc mà nhân cách, đạo đức kém,
động cơ học tập và lao động mơ hồ, khơng đúng đắn,... thì khó trở thành những con người hữu
ích cho xã hội. Điều này phù hợp với một nét đẹp mang tính truyền thống của nhân dân ta: coi
trọng đạo đức, nhân cách con người: “cái nết đánh chết cái đẹp". Đảng và Nhà nước ta cũng địi
hỏi đội ngũ cán bộ cơng chức phải "vừa hồng vừa chuyên".
Thứ nhất, nhân cách, đạo đức của HS-SV hình thành và phát triển như thế nào, tốt hay xấu,
chịu sự chi phối, tác động của nhiều nhân tố, nhiều lực lượng, nhiều tổ chức xã hội: gia đình,
23


làng xóm, đồn thể, bạn bè, mơi trường sống,... và nhà trường. Từ khi sinh ra cho đến khi con
người đi vào thế giới vĩnh hằng, con người chịu sự tác động chi phối của giáo dục gia đình, giáo
dục nhà trường và giáo dục xã hội. Mỗi loại giáo dục này chủ yếu chi phối, tác động đến một
phần của cuộc đời con người: giáo dục gia đình chi phối giai đoạn con người thơ ấu và đi học;
giáo dục nhà trường gắn với giai đoạn con người đi học; giáo dục xã hội gắn vớỉ con người
trường thành. Vai trị của ba loại giáo dục này có vai trị khác nhau trong q trình hình thành và

phát triển nhân cách của người học. Nếu như giáo dục gia đình đóng vai trị to lớn đối với người
học ở giai đoạn tiền học đường (từ 1 đến 5 tuổi) và giai đoạn đầu của học đường (giai đoạn tiểu
học và THCS), còn giáo dục xã hội chủ yếu củng cố hồn thiện nhân cách đã hình thành và phát
triển nhân cách ấy trong môi trường xã hội (lao động sản xuất), thì giáo dục học đường tác động
suốt cả thời gian người học vừa bước vào tuổi mầm non, mẫu giáo đến hết THPT (>12 năm) và
suốt thời gian học tập sau phổ thông (giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học) kéo
dài 4-6 năm, Với một khoảng thời gian dài như vậy, nhân cách của người học mới dần dần hình
thành, hồn thiện và phát triển để chuẩn bị bước vào cuộc sống trở thành cơng dân hữu ích cho
xã hội.
Trong suốt thời gian ấy, tri thức và nhân cách của người học gắn chặt VỚI nhà trường với
bạn bè và đặc biệt với thầy cô giáo. Người thầy không chỉ là người trang bị kiến thửc khoa học
(tự nhiên và xã hội) mà còn là người xây dựng nẻn móng cho nhân cách của HS-SV vả ni
dưỡng ước mơ. hồi bão, lý tưởng cho người học, hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức,
đạo lý làm người, đạo lý xã hội cho người học. Nếu như người thẩy với tất cả lương tâm nghề
nghiệp của mình, với tư cách là một "kỹ sư tâm hồn" xây dựng được, hình thành được và hồn
thiện được những nhân cách cao dẹp, trong sáng ở người học. thì có nghĩa lả người thầy đã ươm
được mật ngọt cho đời, đã "trổng" được nhửng con người hữu ích cho xã hội tương lai.
Có nhiều cách thức, nhiều con dường khác nhau dể người thầy hình thành, hồn thiện và
phát triển nhân cách của người học. Trước hết là thông qua việc "tự làm gương", "tự nêu gương"
của chinh người thầy. Nếu như người thầy tự ý thức được rằng bản thân nhân cách, đạo đức của
người thầy có tác dụng rất to lởn làm gương cho người học, thì người thầy cũng phải thường
xuyên rèn luyện, giữ gìn dạo dức, nhân cách của người thầy. Nhân dân ta có câu "cha nào con
nấy". Vận dụng tinh thần của câu ấy vào trong giáo dục, có thể nói "thầy nào trị nấy". Người
thầy có nhân cách có đạo đức. trọng nghề nghiệp, không coi nghề dạy là nghề kiếm cơm nuôi
24


thân, mà là sự nghiệp cao cả. sự nghiệp "trồng người" thì người thầy trở thành tấm gương sáng
cho học sinh - sinh viên noi theo. Người thầy sẽ được học sinh kính trọng, nghề dạy sẽ trở nên
cao qúi. Lịch sử giáo dục Việt Nam đã ghi nhận biết bao nhiêu người thầy mẫu mực: Chu Văn

An, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tất Thành. GS-NGND Nguyễn Lân, GS-NGND Lê Trí Viễn
Thứ hai, người thầy giáo dục nhân cách đạo đức cho người học bằng chính trình độ chun
mơn của mình. Nhiệm vụ chính trị của người thầy là truyền thụ, trang bị kiến thức khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội cho người học. Dù người thầy có nhân cách, đạo đức mà khơng đủ trình
độ, khơng có khả năng truyền thụ tri thức cho người học thì khơng những người thầy khơng làm
trịn nhiệm vụ (giáo dục) của mình, đồng thời làm giảm niềm tin và sự kính trọng của người học.
Như vậy hai mặt nhân cách, đạo đức và trình độ, năng lực chun mơn ở người thầy phải gắn bó
chặt chẽ với nhau đưa đến sự hồn hảo của một người thầy, trong đó mặt nhân cách đạo đức
được đưa lên hàng đầu và mặt trình độ, năng lực chuyên môn là quan trọng.
Thứ ba, gắn chặt với điều vừa nêu, người thầy bằng năng lực của mình làm sao cho người
học biết cách chuyển tất cả những kiến thức đã được truyền thụ thành tri thức của mình, biết vận
dụng một cách sáng tạo và đưa những gì được truyền thụ vào cuộc sống, vào lao động và sản
xuất, thành những thành quả kinh tế - xã hội. Nói khác đi, chung hơn, người thầy phải làm sao
cho người học tiếp nhận một cách đầy đủ, sâu sắc tri thức khoa học, công nghệ trên cơ sở một
quan niệm, động cơ, nhân sinh quan đúng đắn từ đó sáng tạo nên những sản phẩm, của cải, ...
phục vụ cho xã hội. Đấy chính là ba nội dung của nền giáo dục XHCN mà Đảng ta đề ra: dạy
người, dạy chữ và dạy nghề.
b. Giáo viên là ngươi trực tiếp trang bị tri thức KHKT cho HS, SV, từ đó góp phần đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Mỗi loại lao động xã hội đều tạo ra những sản phẩm với những công dụng khác nhau. Lao
động của người nông dân tạo ra lúa gạo. Lao động của người công nhân tạo ra vải vóc, máy móc.
Lao động của nhà văn, nhà thơ tạo ra các tác phẩm văn học. Lao động của người thầy tạo ra
những con người mới - chủ nhân tương lai của đất nước.
Nếu như lao dộng của người nông dân và công nhân nhằm nuôi sống con người (giải quyết
mặt vật chất), lao động của nhà văn nhà thơ nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của xã hội, thì lao
động của người thầy tạo ra sản phẩm là con người với một trình độ KHKT cao.

25



×