Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG THAY đổi HIỆU QUẢ kỹ THUẬT của các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ VIỆT NAM GIAI đoạn 2005 2013 và KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO CHÍNH PHỦ NHẰM PHÁT TRIỂN KHU vực DOANH NGHIỆP vừa và n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.86 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM MƠN PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT HIỆU QUẢ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG THAY ĐỔI HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2013 VÀ
KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO CHÍNH PHỦ NHẰM PHÁT TRIỂN KHU
VỰC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Giảng viên hướng dẫn:
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3-Lớp thứ 3

Hà Nội, tháng 5 năm 2020


Mục lục
Tóm tắt..........................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................3
I. Giới thiệu.................................................................................................................... 3
II. Tổng quan tài liệu......................................................................................................5
III. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.........................................................................8
3.1 Dữ liệu.................................................................................................................8
3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................11
IV. Kết quả thực nghiệm và thảo luận...........................................................................14
4.1 Kết quả ước lượng hàm sản xuất ngẫu nhiên.......................................................14
4.2 Xu hướng thay đổi hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
giai đoạn 2005-2013..................................................................................................16
4.3 So sánh hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa VN tại các thành phố


trực thuộc Trung ương và các thành phố khác trong giai đoạn 2005-2013................22
V. Kiến nghị chính sách cho Chính phủ nhằm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa
...................................................................................................................................... 26
VI. Kết luận.................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................30
Tài liệu tiếng Anh......................................................................................................30
Tài liệu tiếng Việt......................................................................................................30


1

Tóm tắt
Bài viết này đánh giá xu hướng thay đổi hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 đến 2013. Dữ liệu được lấy từ các cuộc khảo
sát về doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trên 10 tỉnh thành trong 18 lĩnh vực cụ
thể, được thu thập hai năm một lần từ năm 2005 đến năm 2013, dựa trên các cuộc
phỏng vấn trực tiếp với chủ sở hữu/người quản lý và nhân viên của công ty và thường
được thu thập trong các tháng 6-8. Năm 2005 với 2821 doanh nghiệp tham gia khảo
sát, năm 2007 là 2635 doanh nghiệp, năm 2009 là 2659 doanh nghiệp, năm 2011là
2552 doanh nghiệp và năm 2013 là 2575 doanh nghiệp. Tổng số quan sát của bộ dữ
liệu là 13242 mẫu.
Hiệu quả kỹ thuật trong bài nghiên cứu được tính theo phương pháp phân tích giới hạn
sản xuất ngẫu nhiên (SFA). Phân tích biên giới ngẫu nhiên (SFA) là một phương pháp
ước tính biên giới giả định một dạng chức năng nhất định cho mối quan hệ giữa đầu
vào và đầu ra [Coelli et al.2005].
Nhìn chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có mức hiệu quả kỹ thuật khá cao,
đạt mức trung bình khoảng 72.05% trong năm cuộc khảo sát năm 2005, 2007, 2009,
2011 và 2013 và có sự tăng giảm qua các năm. Hiệu quả kỹ thuật trung bình từng năm
lần lượt là 70,51%, 71,22%, 74,18%, 74,05% và 70,29%. Qua các năm ta thấy, các hệ
số cho lao động và đầu vào trung gian có ý nghĩa và tích cực cho nhiều trường hợp.

Điều này chỉ ra rằng lao động và nguyên liệu là đầu vào quan trọng trong sản xuất cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Số liệu cũng chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật giữa thành thị và nơng thơn cũng có sự
chênh lệch. Qua mỗi năm hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp ở thành thị đều cao hơn
hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp ở nơng thơn. Hiệu quả kỹ thuật trung bình cả
nước giai đoạn 2005-2013 là ở mức 72,1%, trong đó hiệu quả kỹ thuật trung bình ở
thành phố là 73,97%, ở nơng thơn là 70,228%. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự chênh
lệch này, đó là sự khác nhau về những điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông đường xá, cơ


2

cấu và trình độ lao động, vốn, cơng nghệ cũng như tác động của việc hội nhập nền kinh
tế toàn cầu, đơ thị hóa tác động lên khu vực thành thị của Việt Nam.
Những điều được chỉ ra từ bài viết này cung cấp các khuyến nghị chính sách được
Chính phủ ban hành để nâng cao hiệu quả kỹ thuật và khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong tương lai.
Từ khóa: Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệu quả kỹ thuật, chính sách phát triển, Việt Nam.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
4
5
6
7
8
9
10
11

12

Từ viết tắt
DNNVV
GDP
HQKT
DN
CIEM
DERG
ILSSA
GSO
DEA
SFA

Nghĩa tường minh
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tổng sản phẩm quốc nội
Hiệu quả kỹ thuật
Doanh nghiệp
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
Nhóm Nghiên cứu Kinh tế phát triển
Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Tổng cục Thống kê Việt Nam
Bao bọc dữ liệu
Giới hạn hàm sản xuất ngẫu nhiên

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu...........................11
Bảng 2: So sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp DEA và SFA..............................13
Bảng 3: Kết quả ước lượng hàm sản xuất ngẫu nhiên Cobb-Douglas...........................16



3

Bảng 4: Hiệu quả kỹ thuật bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2005-2013.......17
Bảng 5: Hiệu quả kỹ thuật Te (technical efficiency) bình qn tại thành thị và nơng
thơn qua các năm..........................................................................................................24

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình i: Biểu đồ thể hiện xu hướng thay đổi hiệu quả kỹ thuật trung bình của DNNVV
của Việt Nam từ 2005-2013..........................................................................................18
Hình ii: Những tác động tích cực quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính 2009
tới DN (%).................................................................................................................... 21
Hình iii: Biều đồ hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp ở nông thôn và thành thị giai
đoạn 2005 - 2013..........................................................................................................24

I. Giới thiệu
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay cịn gọi thơng dụng là doanh nghiệp nhỏ và
vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh
nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp
nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn
doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ (Đoàn Luật sư
Thành phố Hà Nội)
Tại Việt Nam, giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới, khu vực tư nhân bắt đầu được công
nhận và hỗ trợ mở rộng từng bước, tuy nhiên chiếm phần lớn vẫn là hộ kinh doanh cá


4


thể. Kể từ năm 2000, sau khi Luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực, đã đánh dấu
một bước phát triển bùng nổ của các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Ngay sau khi
luật được ban hành, số lượng doanh nghiệp đăng ký hàng năm tăng lên đáng kể. Hàng
tỷ đô la Mỹ đã được các doanh nhân Việt Nam đầu tư vào nền kinh tế thông qua các
doanh nghiệp đã được đăng ký theo Luật Doanh nghiệp.
Kể từ đó đến nay, Chính phủ đã hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng
một loạt các cải cách chính sách quan trọng. Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phát
triển rất năng động, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo thông
qua tạo việc làm và thu nhập. Trong nền kinh tế của nước ta thì doanh nghiệp vừa và
nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, nó đảm bảo sự ổn định và bền vững của nền kinh tế nhờ đem
lại khối lượng việc làm lớn, khai thác được những tiềm năng về vốn, tay nghề và
những nguồn lực còn thiếu, tiềm ẩn trong dân cư.
Cụ thể, năm 2014 các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96% tổng số các doanh nghiệp
đang hoạt động tại Việt Nam, và đóng góp 46% cho GDP, đã tạo việc làm cho gần nửa
số lao động trong các doanh nghiệp nói chung và đóng góp đáng kể vào kim ngạch
xuất khẩu của đất nước (Cơ quan ngôn luận Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư – ISSN 0866-7322). Thực tế, các DNVVN đã khẳng định vai trò tích cực của mình
vào q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và làm đa dạng hoá nền kinh tế thị trường
ở nước ta.
Tuy nhiên, hoạt động của các DN này vẫn cịn nhiều khó khăn. Theo Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, tính trung bình trong giai đoạn 2005-2013, tỷ lệ giữa các doanh nghiệp đăng ký
và doanh nghiệp thực sự đi vào hoạt động và vẫn duy trì được hoạt động chỉ đạt 45%.
Trong giai đoạn 2011-2013 quy mô vốn đăng ký bình qn của DN cũng có xu hướng
giảm. Năm 2011 bình quân 1 DN đăng ký thành lập với 6,63 tỷ đồng, nhưng đã giảm
xuống 5,13 tỷ đồng (chưa tính tới yếu tố lạm phát) vào năm 2013. Mặt khác, DN rút lui
khỏi thị trường có xu hướng gia tăng. Số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động trong


5


năm 2013 là 60,7 nghìn DN, tăng 11,9% so với 2012 và tăng 12,5% so với 2011 (Bộ
Kế hoạch và đầu tư).
Điều đó chứng tỏ rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn này vẫn cịn
gặp khơng ít những khó khăn, dẫn đến tình trạng: hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp,
thiếu ổn định, mang nặng tính tự phát, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực
yếu,…
Cho nên, bài viết này sẽ đi tìm hiểu xu hướng thay đổi hiệu quả kỹ thuật của các
DNNVV Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013 như thế nào? Nguyên
nhân dẫn đến những sự thay đổi đó là do đâu? Đồng thời so sánh hiệu quả kỹ thuật của
các doanh nghiệp ở thành thị và nơng thơn. Từ đó giải thích ngun nhân của sự khác
nhau đó là gì và Chính phủ sẽ phải làm gì để có thể phát triển hơn nữa khu vực các
doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.
Bài viết có cấu trúc như sau: phần tiếp theo trình bày tổng quan tài liệu, phần thứ 3
trình bày Cơ sở dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu, Kết quả thực nghiệm và thảo luận
được trình bày ở phần 4, Kiến nghị chính sách ở phần 5 và Kết luận ở phần cuối cùng.
II. Tổng quan tài liệu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp phổ biến và đóng vai trị quan
trọng với kinh tế Việt Nam, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu các vấn đề của loại hình
doanh nghiệp này. Vấn đề hiệu quả kỹ thuật và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Việt Nam được quan tâm và được trình bày trong rất nhiều nghiên cứu bằng
các phương pháp khác nhau như:
Nguyen Khac Minh, Giang Thanh Long, Bach Ngoc Thang (2007) nghiên cứu về hiệu
quả kỹ thuật của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam bằng phương pháp DEA và
SFPF thấy rằng hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ khá thấp (39,9% bằng


6

phương pháp DEA và 49,7% bằng phương pháp SFPF), hiệu quả cũng không đồng

nhất giữa các ngành công nghiệp khác nhau và các khu vực khác nhau. Harvie, C. &
Le, V. (2010) cũng sử dụng phương pháp SFPF và phát hiện thấy hiệu quả kỹ thuật của
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có xu hướng tăng dần từ 2002-2007. Ngoài ra
Yot Amornkitvikai,Charles Harvie,Teerawat Charoenrat (2014) nghiên cứu về hiệu quả
kỹ thuật của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan bằng phương pháp phân tích biên
ngẫu nhiên SFA và phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA cho thấy cả hai phương
pháp đều chỉ ra các doanh nghiệp vừa hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhỏ,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu đơ thị có hiệu quả kỹ thuật cao hơn các khu vực khác
và DEA cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan có hiệu quả giảm theo quy mơ.
Peter Bogetoft, Lars Otto đã nghiên cứu về phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên
SFA bằng cách xem xét hàm sản xuất đơn giản. Các tác giả đã trình bày về nội dung
phương pháp, các nguyên tắc cơ bản và sự khác biệt giữa SFA và DEA. Bezat,
Agnieszka (2011) cũng nghiên cứu về cách ước tính hiệu quả kỹ thuật bằng phương
pháp SFA cho dữ liệu bảng sử dụng các mơ hình như Cobb-Douglas, CES, Translog,
Leontief tổng quát, bậc hai chuẩn hóa. Tuy nhiên hai hàm Cobb-Doglas và Translog
được sử dụng nhiều nhất, với mơ hình Cobb-Douglas:

và hàm Translog:

Nguyễn Văn Thiềng (2004) cho rằng chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
cần đảm bảo: (i) không phân biệt đối xử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng; (ii) huy
động nguồn lực của đất nước và xóa bỏ những rào cản; (iii) nhà nước không can thiệp
quá sâu, chỉ hỗ trợ những điều doanh nghiệp khơng thực hiện được; (iv) chính sách
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đặt trong mối quan hệ giữa các chính sách


7

khác; (v) chính sách ổn định, rõ ràng. Từ những ngun tắc đó đưa ra kiến nghị chính
sách cạnh tranh, chính sách khoa học và cơng nghệ, chính sách thương mại, chính sách

đầu tư, chính sách vốn-tài chính-tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai, chính
sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách về hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phạm
Văn Hồng (2007) xem xét những vấn đề phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
trong hội nhập quốc tế và kinh nghiệm của một số quốc gia như Trung Quốc, Mỹ,
Nhật, Đài Loan, Thái Lan, một số giải pháp, kiến nghị được đưa ra là (i) đẩy mạnh
tuyên truyền về hội nhập và về doanh nghiệp vừa và nhỏ; (ii) đẩy mạnh thực hiện luật
doanh nghiệp; (iii) cải cách hành chính cho doanh nghiệp; (iv) hồn thiện chính sách
tài chính - thuế cho doanh nghiệp; (v) xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực doanh
nghiệp,...
Các nghiên cứu trên đã nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật và chính sách cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã khá cũ, khoảng
thời gian ngắn và có thể khơng cịn phù hợp với nền kinh tế hiện tại của Việt Nam. Vì
vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn chuỗi thời gian dài hơn để thấy được xu hướng thay
đổi hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, các giải pháp cho phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được cập nhật để phù hợp hơn với thời kỳ mới của
nền kinh tế.
III. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Dữ liệu
Về dữ liệu
Dữ liệu của bài nghiên cứu được trích từ kết quả của cuộc Khảo sát về doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Việt Nam, được thu thập hai năm một lần từ năm 2005, được tiến hành
bởi Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Khoa học Lao động và Xã hội


8

(ILSSA) cùng với sự hợp tác của Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) tại Đại
học Copenhagen và UNU-WIDER.
Cuộc khảo sát được thực hiện tại mười tỉnh của đất nước: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phịng,
Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và

Long An . Dữ liệu được dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp với chủ sở hữu/người
quản lý và nhân viên của công ty và thường được thu thập trong các tháng 6-8.
Các doanh nghiệp được khảo sát phân phối trên khoảng 18 lĩnh vực như: chế biến thực
phẩm, sản phẩm kim loại chế tạo và sản xuất các sản phẩm gỗ,... Các doanh nghiệp
được phân loại theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới hiện nay, với các doanh nghiệp
siêu nhỏ có 10 nhân viên trở xuống, doanh nghiệp quy mơ nhỏ có 50 nhân viên trở
xuống, doanh nghiệp cỡ trung bình có 300 nhân viên trở xuống và doanh nghiệp lớn có
hơn 300 nhân viên.
Cơng cụ khảo sát bao gồm ba modules: (i) một bảng câu hỏi doanh nghiệp chính cho
chủ sở hữu hoặc người quản lý; (ii) Bảng câu hỏi của nhân viên được quản lý cho một
tập hợp con ngẫu nhiên của nhân viên trong một phần tư các doanh nghiệp được chọn
ngẫu nhiên; và (iii) một module tài khoản kinh tế. Trong khi khảo sát cấp doanh nghiệp
cung cấp thông tin về hiệu suất của công ty, lịch sử doanh nghiệp, việc làm, môi trường
kinh doanh và đặc điểm nền tảng của chủ sở hữu/người quản lý, khảo sát nhân viên thu
thập dữ liệu về nền tảng giáo dục, kinh nghiệm làm việc và đào tạo, tư cách thành viên
cơng đồn và đặc điểm hộ gia đình của nhân viên. Module tài khoản kinh tế liệt kê
doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả.
Phương pháp lấy mẫu
Các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia khảo sát bao gồm doanh nghiệp tư nhân,
hợp tác xã, công ty hợp danh, trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp cổ phần, được
đăng ký chính thức theo Luật Doanh nghiệp cấp tỉnh từ Khảo sát Công nghiệp, các


9

doanh nghiệp liên doanh, bao gồm cả những doanh nghiệp có sự tham gia của nhà
nước, các doanh nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh ở các tỉnh được lựa chọn dựa trên
hai nguồn dữ liệu là Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), số lượng cơ sở kinh doanh
cá nhân không thỏa mãn các điều kiện được nêu trong Luật Doanh nghiệp của Việt
Nam cũng được gọi là doanh nghiệp hộ gia đình.

Nguồn: UNU-WINDER
Bảng 1: Mơ tả thống kê các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu
Variables
Tổng giá

2005
Mean
SD
11.74856
1.564917

2007
Mean
SD
12.03198
1.60464

2009
Mean
SD
12.38557
1.64621

trị gia tăng
(log) (triệu
đồng)
Lao động

2.089138


1.176731

2.08453

1.170908

2.071759

1.170249

13.07708

1.812372

13.46179

1.836931

13.76823

1.839353

(log)
(số lượng
nhân viên)
Vốn (log)
(triệu
đồng)
Variables
Mean

Tổng giá
trị gia tăng
(log) (triệu
đồng)

2011
SD

12.67572

1.608374

2013
Mean
12.78857

SD
1.599612


10

Lao động

1.965396

1.158021

1.895724


1.131794

14.20912

1.744764

14.13624

1.746407

(log)
(số lượng
nhân viên)
Vốn (log)
(triệu
đồng)

Trong giai đoạn nghiên cứu, lao động trung bình có xu hướng giảm từ 2.089 xuống
1.896, điều này có thể lý giải do sự gia tăng về tỷ lệ công nghệ mới được sử dụng trong
quy trình sản xuất của doanh nghiệp qua các năm, nhờ đó mà số lượng lao động được
thủ cơng được cắt giảm. Trong khi đó, tổng giá trị gia tăng và vốn giữ mức tăng đều
qua các năm 2007, 2009, 2011 và có sự giảm nhẹ vào năm 2013.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
* Thống kê mô tả: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để lập luận
cho các quan điểm mà nhóm tác giả đưa ra. Cụ thể là mơ tả những đặc tính cơ bản của
dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm, cùng với phân tích đồ họa đơn giản,
làm nền tảng cho các phân tích định lượng về số liệu đi kèm.
* Phương pháp ước tính hiệu quả:
Có hai phương pháp thơng dụng thường được sử dụng để ước tính hiệu quả kỹ thuật đó
là phương pháp tiếp cận tham số hay phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên (SFA) và

phương pháp phi tham số hay cịn gọi là phân tích bao bọc dữ liệu (DEA). Mỗi phương


11

pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu ưu nhược điểm
của cả 2 phương pháp
Bảng 2: So sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp DEA và SFA
DEA

SFA

Nhất

Cả hai phương pháp đều phân tích hiệu quả biên, một đường biên sẽ được

quán

xác định và điểm hiệu quả sẽ được xác định dựa trên đường biên đó.

Ưu

- Khơng giả định trước tất cả các

- Không giả định trước tất cả các hộ sản

điểm

hộ sản xuất đều đạt hiệu quả.


xuất đều đạt hiệu quả.

- Không cần thông tin về giá yếu

- Không cần thông tin về giá yếu tố đầu

tố đầu vào và đầu ra.

vào và đầu ra

- Khơng cần ước lượng dạng

- Có thể kiểm định các giả thuyết.

hàm và dạng phân phối của dữ

- Chú trọng đến các sai số thống kê và đo

liệu.

lường các sai số này.

- Phân tích được HQKT trong

- SFA ước lượng mức hiệu quả cao nhất

trường hợp có nhiều đầu vào và

của hộ chứ khơng phải là hiệu quả kỹ


đầu ra.

thuật trung bình của hộ.

- Khi kích cỡ mẫu nhỏ, nó được
so sánh với hiệu quả tương ứng.
Nhược

- Bỏ qua các nhiễu thống kê và

- Cần giả định dạng hàm và dạng phân

điểm

các sai số đo lường.

phối của dữ liệu. - Quy mô mẫu đủ lớn

- Không thể kiểm định giả

nhằm tránh trường hợp thiếu bậc tự do.

thuyết.

- Loại phân phối được giả định nhạy cảm

- Khi bổ sung thêm một mẫu

với điểm đánh giá hiệu quả


quan sát, có thể làm ảnh hưởng
đến kết quả đo lường hiệu quả


12

Nguồn: Coelli [61] và Hà Vũ Sơn[41]
Với bộ số liệu của bài nghiên cứu, nhóm sử dụng phương pháp SFA để tính hiệu quả kỹ
thuật. Thứ nhất là do cỡ mẫu lớn, trên 2600 quan sát đối với mỗi năm, việc sử dụng
SFA sẽ phù hợp hơn. Thứ hai, vì cỡ mẫu lớn nên sẽ không thể tránh khỏi những khuyết
tật như sai số thống kê, biến ngoại lai,... SFA sẽ giúp khắc phục những khuyết tật này.
Phân tích biên giới ngẫu nhiên (SFA) là một phương pháp ước tính biên giới giả định
một dạng chức năng nhất định cho mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra [Coelli et
al.2005]. Mơ hình hàm sản xuất ngẫu nhiên được đề xuất độc lập bởi Aigner,Lovell và
Schmidt [Aigner et al. 1977] cũng như bởi Meeusen và van den Broeck[Meeusen &
van der Broeck 1997].
Trong bài nghiên cứu, đầu ra, đầu vào được xác định như sau: tổng giá trị gia tăng
(total value added) là đầu ra, tổng số lao động của doanh nghiệp và tổng vốn vật
chất+tổng vốn tài chính là hai đầu vào đại diện cho lao động và vốn.
Nghiên cứu sử dụng hàm Cobb-Douglas để phân tích hiệu quả kỹ thuật của doanh
nghiệp. Hàm sản xuất Cobb-Douglas được xác định như sau:
(1)
Trong đó, Trong đó:
VA là tổng giá trị gia tăng (đơn vị: triệu đồng)
K là vốn (đơn vị: triệu đồng)
L là lao động (đơn vị: số lượng nhân viên)


13


Các hệ số α, β là các tham số thể hiện sự đóng góp của các yếu tố sản xuất là vốn và
lao động tới sản lượng và thỏa mãn α + β = 1. Lấy logarithm tự nhiên cho mơ hình (1),
ta được mơ hình ước lượng:
(2)
Trong mơ hình (2), sai số ε được phân rã thành hai bộ phận υ và u. Khi đó mơ hình (2)
có dạng:
(3)
Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng:
(4)
Trong đó:
• là mức sản lượng đầu ra của đơn vị sản xuất thứ i (i = 1,2,…n)
• là các yếu tố đầu vào sản xuất thứ i bao gồm vốn và lao động
• β là hệ số cần được ước lượng
• là sai số ngẫu nhiên được giả định là độc lập, đồng nhất và có phân phối chuẩn

N

(0, σ2 ) và độc lập với . Trong đó, Ui là phần biến ngẫu nhiên khơng âm, liên quan đến
tính phi hiệu quả trong sản xuất và được giả định là có phân phối độc lập, một phía và
có dạng ui ~N+(0, σ2u)
 Nếu như Ui = 0 thì đơn vị sản xuất thứ i đạt hiệu quả kỹ thuật 100% và nằm trên
đường biên giới hạn sản xuất.


14

 Nếu như Ui > 0 thì đơn vị sản xuất thứ i đang sử dụng lãng phí các yếu tố đầu
vào – còn gọi là phi hiệu quả.
Hiệu quả kỹ thuật Te được tính như sau:


Hiệu quả kỹ thuật TE được đo giữa 0 và 1. Hiệu quả tối ưu đạt được khi TE=1.
Kết quả TE cho thấy độ lớn tương đối của đầu ra của đơn vị thứ i so với đầu ra của
đơn vị có hiệu quả cao nhất.
IV. Kết quả thực nghiệm và thảo luận
4.1 Kết quả ước lượng hàm sản xuất ngẫu nhiên
Để ước tính hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp, tiến hành ước lượng hàm sản xuất
ngẫu nhiên Cobb-Douglas có dạng như sau:

Trong đó, là biến đầu ra-tổng giá trị gia tăng; k là đầu vào vốn (bao gồm vốn vật chất
và vốn tài chính); l là số lượng lao động
là sai số hỗn hợp của mơ hình , trong đó là sai số ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn và
là sai số phi hiệu quả.
Bảng 3: Kết quả ước lượng hàm sản xuất ngẫu nhiên Cobb-Douglas

Biến

2005
Hệ số ước

Se

2007
Hệ số ước

độc lập
lnk

lượng
0.251684


0.013781

lượng
0.284543

5

7

7

Se

2009
Hệ số ước

Se

0.012449

lượng
0.297578

0.012270

2

5



15

lnl

0.874226

0.019006

0.856532

0.017737

0.9021127 0.018748

Hằng số

6
7.003445

7
0.150622

6.772953

1
0.149515

6.731824

3

0.147925

Sigma_

0.373800

2
0.040365

0.356906

9
0.029935

0.3111736 0.044016

u
Sigma_

1
0.588059

6
0.022179

5
0.628272

9
0.017734


0.605128

8
0.033540

v

6
2011
Hệ số ước

8

6

6

3

Se

8
2013
Hệ số ước

lnk

lượng
0.255475


0.011604

lượng
0.26533

0.0103914

lnl

5
0.968829

0.017243

0.954976

0.0161192

Hằng số

5
7.45464

5
0.143873

9
7.637828


0.1302732

Sigma_

0.313024

7
0.031487

0.379566

0.0204353

u
Sigma_

8
0.591648

7
0.018892

0.523591

0.0123907

Se

v
6

3
4
Ghi chú: với mức ý nghĩa 5%, các kết quả hồi quy đều cho thấy hàm hồi quy phù hợp
và các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê.
Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố đầu vào vốn và lao động tác động cùng chiều
với biến đầu ra-tổng giá trị gia tăng.
Sai số phi hiệu quả
Từ kết quả ước lượng hàm sản xuất ngẫu nhiên, ta có thể ước tính được mức hiệu quả
kỹ thuật của các doanh nghiệp (được thể hiện ở Bảng 4)


16

4.2 Xu hướng thay đổi hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam giai đoạn 2005-2013
Bảng 4: Hiệu quả kỹ thuật bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2005-2013

2005
Vari

2007

2009

2011

2013

Mean


SD

Mean

SD

Mean

SD

Mean

SD

Mean

SD

.

.

.

.

.

.


.

.

.

.

70515

11591

71221

11129

74178

09688

74057

09969

70295

13030

2


94

38

83

23

62

6

77

91

53

able
s
Te

0.74

0.74

0.71
0.71

2005


0.7

2007

2009

2011

2013

Hình i: Biểu đồ thể hiện xu hướng thay đổi hiệu quả kỹ thuật trung bình của DNNVV
của Việt Nam từ 2005-2013


17

Hiệu suất công nghệ TE (technical efficiency) thể hiện khả năng cao nhất của các
doanh nghiệp trong sản xuất với mức đầu vào nhất định. Kết quả TE cho thấy độ lớn
tương đối của đầu ra của đơn vị thứ i so với đầu ra của đơn vị có hiệu quả cao nhất.
Doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu khi Te=1. Từ biều đồ trên ta thấy:
Nhìn chung, các DNNVV Việt Nam có mức hiệu quả kỹ thuật khá cao, trung bình
~72.05% và có sự tăng lên hoặc giảm xuống của hiệu quả kỹ thuật qua các năm. Theo
đó, hiệu quả kỹ thuật trong giai đoạn 2005-2009 có xu hướng tăng lên. Năm 2007, hiệu
quả kỹ thuật tăng ~0.706% so với năm 2005, năm 2009 tăng ~2.96% lên thành 74.19%
so với năm 2007. Tuy nhiên, từ năm 2011, hiệu quả kỹ thuật đã bắt đầu có xu hướng
giảm xuống, cụ thể, năm 2011, giảm 0.12% còn 74.06% so với năm 2009, đến năm
2013, hiệu quả kỹ thuật giảm xuống còn ~70.3%, thấp hơn 3.76% so với năm 2011, là
mức giảm sâu nhất so với các năm trước đó.
Giải thích

* Năm 2005
- Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của DNNVV ở mức 70.5152%.
+ Thời điểm này, Luật doanh nghiệp cũng như các chính sách khuyến khích đầu tư và
tạo điều kiện cho các DNNVV của Chính phủ đã bắt đầu phát huy tác dụng, đem lại
hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp.
+ Cùng với các chính sách đó là sự sự gia tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới
thành lập đã giúp nền kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng CNH, HĐH. Các
DNNVV với đặc điểm quy mơ nhỏ, cần ít vốn phát triển rộng khắp cả ở thành thị và
nông thôn.
+ Tuy nhiên, ở Việt Nam, lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm đa số
trong cơ cấu lao động, sản xuất mang tính thời vụ nên thời gian nhàn rỗi chiếm hầu hết


18

trong năm. Đây là lực lượng lao động có giá rẻ và phù hợp với những DNNVV bởi địi
hỏi trình độ tay nghệ kỹ thuật khơng cao. Vì vậy tốc độ tăng NSLĐ ở mức 5.51 %/năm
với mức tăng trên năng suất lao động cịn kém hiệu quả, trình độ kỹ thuật chuyên môn
thấp với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lạc hậu. (Theo Bộ kế hoạch và đầu
tư (17/10/2007),Về năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005)
-Các DNNVV hoạt động gặp phải tình trạng thiếu vốn sản xuất và quy mơ vốn bình
quân của một doanh nghiệp là quá nhỏ, vì vậy, việc đầu tư công nghệ và trang thiết bị
hiện đại (hầu hết là phải nhập từ nước ngoài) là rất khó khăn. Nhà nước đã có chính
sách hỗ trợ vay vốn tín dụng nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này gặp nhiều trở ngại do
giá trị thế chấp nhỏ, không có khả năng bảo lãnh tín dụng.
-Q trình hội nhập kinh tế quốc tế với tốc độ nhanh và rộng rãi. Việc ký kết Hiệp định
Thương mại song phương Việt – Mỹ, chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) trong thời gian tới và hàng loạt các cam kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC,
ASEM,… đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV trước nhiều cơ
hội và thách thức mới.

* Năm 2007
- Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của DNNVV ở mức 71,221381%, tăng so với năm
2005, tính năng động của doanh nghiệp được chú trọng .
+Một lời giải thích khả dĩ cho sự gia tăng hiệu quả là tác động của Luật Doanh nghiệp,
mất một thời gian để tạo sự khác biệt và nâng cao hiệu suất doanh nghiệp nhỏ. Tuy
nhiên, tác động của cải cách dường như giảm dần trong một số phân ngành vì hiệu quả
kỹ thuật của chúng trong năm 2007 nhỏ hơn so với mức trong 2005.
+ Trong năm 2005, khoảng 10% doanh nghiệp chỉ sử dụng các dụng cụ cầm tay trong
sản xuất. Tỷ lệ này giảm xuống còn 7,7% vào năm 2007. Các doanh nghiệp sử dụng


19

máy móc và thiết bị sử dụng khá mới, trên 61% công nghệ được mua là mới trong cuộc
điều tra năm 2005 và tăng lên 72% vào năm 2007 công nghệ nhờ đó cũng được nâng
cao. (CIEM, DoE, ILSSA, 2008)
+ Bên cạnh đó, kinh doanh phi chính thức, hệ thống thuế và tham nhũng là những vấn
đề cơ bản được đề cập đến trong bất kỳ cuộc thảo luận về phát triển khu vực tư nhân và
môi trường kinh doanh ở các nước đang phát triển. Chi phí thành lập doanh nghiệp cao,
chi phí thực thi pháp luật lớn và tỷ suất thuế khắc nghiệt có thể khiến các doanh nghiệp
hoạt động một cách khơng chính thức để giảm chi phí hoạt động.
+Một lý do tạo ra gánh nặng hành chính quan liêu theo quan điểm của doanh nghiệp là
thiếu kiến thức nhất định về các luật và quy định của nhà nước. Nhận thức của doanh
nghiệp về sự hiểu biết của họ về các luật và quy định của nhà nước là rất khiêm tốn
* Năm 2009
- Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của DNNVV ở mức74,26263% tăng cao nhất trong
các năm.
+ Khủng hoảng tồn cầu 2008 có tác động tiêu cực đến các điều kiện hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên theo một số chủ sở hữu và người quản lý doanh
nghiệp, khủng hoảng toàn cầu cũng mang lại một số khích lệ tích cực đối với các điều

kiện kinh doanh của doanh nghiệp, nhận thức tích cực về cuộc khủng hoảng này là do
việc có được các đầu vào rẻ hơn, ít cạnh tranh hơn và sự gia tăng hỗ trợ từ Chính phủ.
+ Tuy nhiên, thị trường lao động dường như không điều chỉnh trong điều kiện khủng
hoảng. Phần lớn các doanh nghiệp lựa chọn phương án giảm giờ làm, hoặc chia ca, kíp


20

để đối phó với khủng hoảng thay vì cắt giảm nhân cơng.

Hình iii: Những tác động tích cực quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính
2009 tới DN (%)
Ta thấy rằng, cuộc khủng hoảng tài chính có tác động đến vốn tài chính của doanh
nghiệp, tuy nhiên hiệu quả kỹ thuật doanh nghiệp lại cho mức cao. (CIEM, DoE,
ILSSA, 2010)
* Năm 2011
- Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của DNNVV ở mức 74,0576% giảm 0.205% so với
2009
+ Theo nhận thức của các DNNVV, cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu và mơi trường
kinh doanh dường như ngày càng tồi tệ hơn


21

+ Khoảng 60% số doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm số lượng lao động cố định của mình.
(CIEM, DoE, ILSSA, 2012)
+ Khó khăn trong thị trường tín dụng vẫn được các doanh nghiệp xem như rào cản lớn
nhất đối với sự phát triển của các DNNVV tại Việt Nam. Trong năm 2009, 61% của
2.508 doanh nghiệp có thực hiện đầu tư so với tỷ lệ 56% trong năm 2011, xác suất đầu
tư tăng lên theo quy mô doanh nghiệp. (CIEM, DoE, ILSSA, 2012)

* Năm 2013
- Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của DNNVV ở mức 70,29591% giảm so với năm
2011.
+ Tỷ lệ các DNNVV gặp rào cản lớn với tăng trưởng doanh nghiệp rất cao. Trong năm
2013, 84% doanh nghiệp có khó khăn ( CIEM, DoE, ILSSA, 2014) Tỷ lệ này tăng nhẹ
so với năm 2011.
+ Có 62% doanh nghiệp được phỏng vấn trong năm 2011 cho biết khủng hoảng quốc tế
có tác động xấu đến các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ này tăng lên đến
68,3% trong năm 2013
+Tổng số lao động toàn thời gian giảm so với năm 2011, tương ứng với mức giảm tổng
số việc làm 7,4% trong giai đoạn 2 năm. (CIEM, DoE, ILSSA, 2014)
+Vẫn còn những vấn đề đáng quan tâm liên quan đến các chi phí phi chính thức mà
doanh nghiệp phải đối mặt cũng như gánh nặng hành chính về việc nộp thuế.
+ Số doanh nghiệp thực hiện đầu tư 47% giảm, trong khi tỷ lệ này ở năm 2011 là 56%
(CIEM, DoE, ILSSA, 2012, 2014)
+ Năm 2013 cũng có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì thiếu máy móc hiện đại hơn
so với năm 2011 (CIEM, DoE, ILSSA, 2014)


22

Qua các năm ta thấy, các hệ số cho lao động và đầu vào trung gian có ý nghĩa và tích
cực cho nhiều trường hợp. Điều này chỉ ra rằng lao động và nguyên liệu là đầu vào
quan trọng trong sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất. Do đó, nó gợi ý
rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất tại Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào lao
động và vật liệu để tăng sản lượng của họ. Điều này thật đáng lo ngại vì sự phụ thuộc
quá mức vào lao động có thể dẫn đến một cái bẫy lao động với chi phí thấp, khiến các
cơng ty khó có thể tiến lên chuỗi giá trị và tăng khả năng cạnh tranh của họ.Trong khi
đó, đầu vào vốn là không đáng kể, nhỏ và tiêu cực trong hầu hết các trường hợp.
4.3 So sánh hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại khu

vực nông thôn và thành thị trong giai đoạn 2005-2013
Bảng 5: Hiệu quả kỹ thuật Te (technical efficiency) bình qn tại thành thị và nơng
thơn qua các năm
2005

Te (thành

2007

2009

Mean

Std.Dev

Mean

Std.Dev

Mean

Std.Dev

.7239422

.

.

.1011005


.

.

76485

0807389

thị)

1121952 7323923

64
Te (nông

.6906362

thôn)

.

.

.116151

1166969 6969722

.


.

72387

1043269

86
2011
Mean

Std.Dev

2013
Mean

Std.Dev


23

Te (thành

.7612513

thị)

.

.7266587


.1110064

.6845949

. 14080

0831266

Te (nông

.7245

thôn)

.
1082151

So sánh hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa VN tại các thành phố trực
thuộc Trung ương và các thành phố khác trong giai đoạn 2005-2013
0.78
0.76
0.74
0.72
Thành thị
Nơng thơn

0.7
0.68
0.66
0.64

0.62

2005

2007

2009

2011

2013

Hình iiii: Biều đồ hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp ở nông thôn và thành thị giai
đoạn 2005 - 2013
Nhận xét:
-

Có thể thấy sự chênh lệch hiệu quả kỹ thuật ở nông thôn và thành phố. Nhìn
chung hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp ở thành thị đều cao hơn hiệu quả kỹ


×