Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Phong cách nghệ thuật thơ huy cận qua lửa thiêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.05 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM ỬNG

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
THƠ HUY CẬN QUA LỬA THIÊNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số
: 62 22 34 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. MAI QUỐC LIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
được trình bày trong luân án này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Kim ÖÛng


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3


1T

T
1

DẪN LUẬN .......................................................................................................................... 5
1T

T
1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................................. 5
1T

1T

2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................................ 6
1T

1T

3. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................................... 6
1T

1T

4. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 14
1T

T

1

4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................................. 14
T
1

1T

4.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................. 14
T
1

1T

5. Phạm vi khảo sát ................................................................................................................................ 14
1T

1T

6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................... 14
1T

1T

7. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................................................... 16
1T

1T

7.1 Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................................... 16

T
1

1T

7.2 Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................................... 16
T
1

1T

8. Cấu trúc luận án ................................................................................................................................. 17
1T

1T

Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ
HUY CẬN .......................................................................................................................... 18
1T

T
1

1.1. Khái niệm “phong cách” .................................................................................................................. 18
1T

1T

1.1.1.Phong cách theo quan niệm lý luận văn học phương Tây .......................................................... 19
T

1

T
1

1.1.2. Phong cách theo quan niệm lý luận văn học phương Đông ....................................................... 21
T
1

T
1

1.1.3. Phong cách theo quan niệm lý luận văn học Việt Nam ............................................................. 22
T
1

T
1

1.1.4. Phong cách theo cách hiểu và lựa chọn của người viết luận án: ................................................ 25
T
1

T
1

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành phong cách thơ Huy Cận ................................................ 26
1T

T

1

1.2.1. Gia đình và quê hương ............................................................................................................. 26
T
1

1T

1.2.2. Truyền thống văn hóa của một vùng đất (thơ ca bác học, thơ ca dân gian, văn hóa, văn nghệ dân
gian…) .............................................................................................................................................. 28
T
1

T
1

1.2.3. Những vùng đất học của Huy Cận ............................................................................................ 31
T
1

T
1

1.2.4.“Tình bạn trái đơi” Huy Cận- Xuân Diệu .................................................................................. 32
T
1

T
1


1.3. Những dấu ấn đổi mới của Việt Nam đầu thế kỷ XX ....................................................................... 34
1T

T
1

1.3.1. Một tổng thể văn hóa mới ra đời .............................................................................................. 34
T
1

1T

1.3.2. Thơ mới khẳng định vị trí trên thi đàn ...................................................................................... 39
T
1

T
1

1.4. Tiểu kết chương 1:........................................................................................................................... 40
1T

1T

Chương 2: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN THỂ HIỆN QUA VŨ
TRỤ THƠ LỬA THIÊNG .................................................................................................. 41
1T

1T


2.1. Cảm hứng sáng tạo và giọng điệu thơ của Huy Cận ......................................................................... 41
1T

T
1

2.2. Sự thể hiện vũ trụ thơ qua Lửa thiêng .............................................................................................. 45
1T

1T

2.2.1. Tủ mới đóng và lòng trai thơm ngát – Cảm hứng Tuổi trẻ với nhiều mộng mơ ......................... 47
T
1

T
1

2.2.2. Than ôi, trời đẹp nhưng trời buồn – Cảm hứng Cái Đẹp: Đẹp là buồn. ..................................... 50
T
1

T
1


2.2.3. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả - Cảm hứng Nước- Nỗi buồn và Tình yêu ............................. 54
T
1


T
1

2.2.4. Tai dưới đất để nghe chừng tiếng sóng- Cảm hứng Đất- sự suy tưởng về lẽ sống, chết ............. 58
T
1

T
1

2.2.5. Vì đã nâng bình lửa ấp lên mơi – Cảm hứng Lửa – sự hoài niệm về sứ mệnh thắp sáng chưa trịn
của nhà thơ ........................................................................................................................................ 61
T
1

T
1

2.2.6. Hình ảnh lung linh vũ trụ tàn – Cảm hứng Không gian vũ trụ và nỗi cô đơn ............................. 65
T
1

T
1

2.2.7. Đời mất về đâu hỡi tháng năm – Cảm hứng cuộc Đời - Khát vọng lý tưởng của nhà thơ .......... 71
T
1

1T


2.3. Ảnh hưởng của văn chương trong thơ Huy Cận ............................................................................... 76
1T

T
1

2.3.1 Ảnh hưởng văn chương Việt Nam cổ điển, thơ ca dân gian trong thơ Huy Cận ......................... 76
T
1

T
1

2.3.1.1 Ảnh hưởng văn chương Việt Nam cổ điển ......................................................................... 76
T
1

T
1

2.3.1.2 Ảnh hưởng thơ ca dân gian ................................................................................................ 79
T
1

1T

2.3.2. Ảnh hưởng thơ Đường và thơ Pháp trong thơ Huy Cận ............................................................ 80
T
1


T
1

2.3.2.1 Ảnh hưởng thơ Đường ...................................................................................................... 80
T
1

1T

2.3.2.2.Ảnh hưởng thơ Pháp .......................................................................................................... 84
T
1

1T

2.4. Tiểu kết chương 2:........................................................................................................................... 86
1T

1T

Chương 3: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN THỂ HIỆN QUA NGÔN
NGỮ THƠ LỬA THIÊNG ................................................................................................. 88
1T

1T

3.1. Phong cách thơ Huy Cận qua nghệ thuật ngôn từ Lửa thiêng ........................................................... 88
1T


T
1

3.1.1. Từ ............................................................................................................................................ 90
T
1

T
1

3.1.1.1.Thao tác lựa chọn từ .......................................................................................................... 90
T
1

1T

3.1.1.2. Thao tác kết hợp từ ........................................................................................................... 95
T
1

1T

3.1.2. Từ láy ...................................................................................................................................... 99
T
1

T
1

3.2. Phong cách thơ Huy Cận qua nhạc tính trong Lửa thiêng ............................................................... 101

1T

T
1

3.2.1. Nhạc tính thể hiện trong thể loại thơ 7 chữ, 8 chữ của Huy Cận ............................................. 101
T
1

T
1

3.2.1.1. Vần ................................................................................................................................ 101
T
1

1T

3.2.1.2. Nhịp ............................................................................................................................... 104
T
1

1T

3.2.1.3. Thanh điệu ..................................................................................................................... 106
T
1

1T


3.2.2. Nhạc tính trong thể loại thơ lục bát của Huy Cận ................................................................... 112
T
1

T
1

3.3. Phong cách thơ Huy Cận qua ngữ pháp thơ Lửa thiêng.................................................................. 115
1T

T
1

3.4. Ảnh hưởng của Lửa thiêng qua “một thời đại thi ca” ..................................................................... 120
1T

T
1

3.5. Tiểu kết chương 3.......................................................................................................................... 123
1T

1T

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 125
1T

T
1


KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............................................. 130
1T

T
1

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CƠNG BỐ .................... 131
1T

T
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 132
1T

1T

PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................................. 144
1T

1T


DẪN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Nghiên cứu thơ Huy Cận tức là nghiên cứu một trong những gương mặt thơ lớn
của thời đại, một trong những nhà văn hóa có đóng góp đáng kể cho sự nghiệp văn học, văn
hóa dân tộc Việt Nam thế kỷ XX.

Trên thi đàn Việt Nam vào những năm 1930-1945, từ phong trào Thơ mới đã xuất
hiện những tài năng thơ, trong đó có Huy Cận, Xn Diệu… Nhà phê bình văn học Hoài
Thanh qua quyển Thi nhân Việt Nam đã nhận xét bước đầu về phong cách của các nhà thơ
trẻ: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú
như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở
như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như
Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan
Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” [128, tr. 37]
Dấu ấn phong cách thơ Huy Cận đã bắt đầu từ tập Lửa thiêng (ra đời năm 1940). Âm
hưởng của tập thơ đã lan tỏa “một thời đại trong thi ca” (*tên tiểu luận của nhà phê bình
Hồi Thanh, đăng trong Thi nhân Việt Nam) từ giữa thế kỷ XX đến nay.
Ngày nay, từ thế kỷ XXI, với cái nhìn mới, rộng mở chúng ta càng có cơ hội nghiên
cứu thấu đáo hơn phong cách thơ đặc sắc của Huy Cận trong giai đoạn sáng tác trước Cách
Mạng Tháng Tám (đặc biệt, nghiên cứu dày công về tập Lửa thiêng).
1.2. Xã hội Việt Nam đang đổi mới, chuyển biến, hội nhập thế giới. Hoạt động văn
hóa nói chung đang được rộng mở. Các hoạt động lý luận, phê bình văn học nghệ thuật mới
của thế giới cũng được chúng ta nghiên cứu, gạn lọc, tiếp thu trên tinh thần “học xưa vì nay”,
“học ngồi vì trong”. Trong đó, có thể kể đến sự gạn lọc, tiếp thu, vận dụng ở lĩnh vực
nghiên cứu văn học.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phong cách thơ Huy Cận trên cơ sở lý luận tổng hợp mới có
ý nghĩa cấp thiết trong việc góp phần phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển văn hóa, khoa
học, giáo dục nước nhà.
Từ lịng ngưỡng mộ, yêu quý thơ ca Huy Cận, đặc biệt là tập thơ Lửa thiêng (với
những câu thơ từ lâu ám ảnh sâu sắc trong tâm thức người viết: Một chiếc linh hồn nhỏ:
Mang mang thiên cổ sầu); thêm nữa, từ những vấn đề thú vị đặt ra ở trên trong bối cảnh mới,


đã tạo động lực cho người viết suy nghĩ, xác định và chọn lựa đề tài nghiên cứu Phong cách
nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng.
2. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở vận dụng một số đặc điểm lý luận văn học phương Đông truyền thống và lý
luận văn học phương Tây hiện đại quen thuộc, luận án cụ thể hóa cơng việc tìm hiểu, khám
phá thêm một số khía cạnh thi pháp thơ, ngơn ngữ thơ đầy tính sáng tạo độc đáo của nhà thơ
Huy Cận. Và, cũng nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu phong cách nghệ thuật đặc sắc của
nhà thơ trong quá trình từ khi tập thơ ra đời, luận án tìm hiểu những ảnh hưởng và âm hưởng
của Lửa thiêng trong thời đại, so sánh đôi nét biểu hiện giống, khác nhau giữa thơ Huy Cận
và thơ Xuân Diệu với một số nhà thơ cùng thời hoặc xuất hiện ở giai đoạn sau không lâu.
3. Lịch sử vấn đề

Tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận ra mắt bạn đọc vào tháng 11, năm 1940 (nhà xuất
bản Đời Nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn in ấn và phát hành, khoảng 3.000 cuốn). Tập thơ
do họa sĩ Tơ Ngọc Vân trình bày bìa với lời đề tựa của Xuân Diệu. Nhìn lại chặng đường dài
70 năm từ lúc Lửa thiêng ra đời đến nay, qua khảo sát nhiều bài viết về tập thơ, người viết
nhận thấy Xuân Diệu có thể được xếp là người đầu tiên có bài nhận xét, đánh giá, giới thiệu
thơ Huy Cận với công chúng một cách bao quát và sớm nhất.
Xuân Diệu cảm nhận tinh tế Lửa thiêng - “nỗi thê thiết của ngàn đời”, “lớp sầu dưới
đáy hồn nhân thế”. Lửa thiêng mang “hồn xưa” xôn xao, đượm “một tấm lịng thương u
khơng biết có tự đời nào, và đoạn thảm, hồi vui cùng nhuốm một màu vĩnh viễn”. Là bạn tri
kỷ, tri âm của Huy Cận, ngay từ buổi đầu Lửa thiêng ra đời, ông đã “nghe”, đã “cảm” được
“cảm giác không gian” và “cái sầu của vũ trụ” của Huy Cận: “…ta nghe xa vắng quanh
mình; ta đứng trên thiên văn đài của linh hồn, nhìn cõi bát ngát; một cái buồn vời vợi dàn ra
cho đến hư vơ…”
Sau Xn Diệu, hai nhà phê bình văn học Hồi Thanh- Hồi Chân có bài nhận xét
Lửa thiêng: “…Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường, nhưng người ln lắng
nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong…”, “Người đã gọi
dậy cái hồn buồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm
ngầm trong cõi đất này”. Hai nhà phê bình cũng cho rằng hồn thơ Huy Cận “trong cuộc viễn



du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của thời gian và không gian…”, với “con đường về quá
khứ đi càng xa, càng cô tịch, tứ bề càng vắng lặng, mênh mơng…” [128, tr. 164-165]
Tâm trạng này, chính Chế Lan Viên qua một tứ thơ tương tự cũng đã bộc bạch một cách
đau đáu về sự cô đơn trên nẻo đường riêng của thơ ông:
Đường về thu trước xa lắm lắm
Mà kẻ đi về chỉ một tôi.
Theo dõi những diễn biến thơ ca trên thi đàn lúc bấy giờ, Lương An viết trên báo Tràng
An, số 12, tháng 3 năm 1941, tỏ ra khá ưu ái khi nhận xét Lửa thiêng:
“Tập thơ Lửa thiêng là một tập thơ rất đáng chú ý về tình cảm cũng như về văn pháp.
Khơng cần so sánh cũng đủ nhận thấy đó là một tập thơ hay và tác giả là một thi nhân có đặc
tài. Trong cuộc xây đắp thi giới nước nhà, một tập thơ như thế là tất cả sự gắng cơng, và có
lẽ là một cơng trình văn nghệ đáng chú ý nữa.
Lửa thiêng ra đời, được hoan nghênh nhiệt liệt, cái đó khơng phải nghi ngờ gì nữa.
Nhưng phần thưởng đích đáng nhất cho Huy Cận là tác phẩm của chàng sẽ được sống lâu.”
Trái với sự ngợi ca của nhiều người dành cho thơ Huy Cận, nhà phê bình Vũ Ngọc
Phan trong Nhà văn hiện đại đánh giá Lửa thiêng có phần khe khắt hơn. Ơng nhận xét thơ tả
cảnh của Huy Cận vẫn còn mang nét chung “cái cảm giác của loài người từ thiên cổ mà thi
nhân bao lần ca ngợi”, “...Huy Cận nghệ sĩ ở chỗ đó và cũng thiếu cái đặc sắc của nhà thơ ở
chỗ đó: ơng đã khơng đem cái tâm hồn của riêng ơng để hịa cùng vũ trụ…” Vũ Ngọc Phan
cũng cho rằng thơ tả tình của Huy Cận khơng có những câu “nồng nàn, tha thiết, nóng nảy
như thơ Xuân Diệu”, “không nhớ nhung, đắm đuối như thơ Lưu Trọng Lư”. Lời tình tự của
Huy Cận “rất đẹp, rất êm đềm, nhưng thật không phải những lời tha thiết tự tâm can…”
[101, tr. 417-419]
Trong những thập niên 60, 70, và đặc biệt vào giữa đến cuối thập niên 80 của thế kỷ
XX, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam bắt đầu có những cơng trình nghiên cứu mới
dành cho trào lưu văn học lãng mạn 1930-1945. Phong trào Thơ mới với tác phẩm của
những nhà thơ tên tuổi như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn
Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Tế Hanh… được phân tích, đánh giá cởi mở hơn.
Ngồi những bài viết hoặc tiểu luận nghiên cứu về Huy Cận của Nguyễn Xuân Nam,
Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Mã Giang Lân…, một số chuyên luận của các

tác giả Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ… nghiên cứu sâu về Thơ mới đều đề cập và
phân tích tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận.


Lửa thiêng không tách khỏi quỹ đạo chung của thơ ca lãng mạn giai đoạn này nhưng
vẫn có những điểm riêng qua cảm nhận thời đại và quan niệm thẩm mỹ của Huy Cận. Nhà
nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận xét: “Quan điểm thẩm mỹ của các nhà thơ mới có nhiều điểm
gặp gỡ với quan điểm nghệ thuật của các nhà văn lãng mạn phương Tây thế kỷ XIX. Nói
chung đó là quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Và, tuy quan điểm mỹ học của các nhà
lãng mạn ở nước ta thực ra cũng chẳng có gì mới so với các nhà lãng mạn phương Tây
nhưng nó vẫn có những nét riêng, mới, lạ của thơ ca lãng mạn Việt Nam giai đoạn này. Nét
riêng này được thể hiện từ quan niệm thẩm mỹ của thơ Thế Lữ với cái tôi nghệ sĩ là “cây đàn
muôn điệu”; Xuân Diệu với quan niệm thẩm mỹ hồn thơ là “những khúc nhạc thơm”, “khúc
nhạc hường”; Huy Thơng đi tìm giấc mộng anh hùng trong lịch sử; Lưu Trọng Lư “hướng
cái nhìn vào một thế giới mơ màng”; cịn “chàng Huy Cận ngày xưa hay sầu lắm”, lại đi vào
vũ trụ trăng sao…” [25, tr. 53]
Khảo sát phong trào Thơ mới như hệ quy chiếu từ thực tại xã hội đến quan niệm sáng
tác, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nêu lên một số nội dung, một số đề tài được tìm thấy trong
thơ mới: “cái tơi” cơ đơn; tình u mộng tưởng; cảnh đẹp của thiên nhiên, sông núi, làng
quê; tình u q hương, đất nước… Và, bóc tách ra lớp vỏ bên ngoài của thơ ca lãng mạn,
Hà Minh Đức nhận định cái “mạch ngầm” ý nghĩa trong Thơ mới: “Thơ mới chứa đựng
nhiều nỗi niềm, niềm vui gắn bó với từng cuộc đời đến những nỗi buồn riêng thấm thía cơ
đơn và đau khổ. Trào lưu thi ca này như một tâm hồn trĩu nặng ưu tư và xao động trong tình
cảm buồn vui, xót xa. Những tình cảm này gắn liền với từng cuộc đời thơ, nhưng cũng mang
theo hơi thở chung của thời đại. Đó là tiếng nói, tâm tình của các tầng lớp tiểu tư sản thành
thị trước một thực tại khơng như mình mong muốn. Chế độ thực dân phong kiến ngày càng
xiết chặt xiềng gông lên số phận mỗi con người.” [32, tr. 665-669]
“Cái tơi” vốn bé nhỏ và bị gị bó trong cuộc sống hằng ngày, nên luôn cảm thấy thiếu
một tầm vóc, thiếu một tiềm lực. Các nhà thơ mới Huy Cận, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tế
Hanh… ít nhiều đều có những tứ thơ nói lên sự khát khao được giải phóng khỏi sự ngột ngạt,

bế tắc của xã hội. Cái tôi trong thơ mới là cái tôi bộc lộ, cái tôi cảm xúc đang mở hết các giác
quan để nhận biết thế giới xung quanh. Vũ trụ bao la, trời cao, biển rộng vẫn là những đối
tượng mà cảm hứng thi ca muốn vươn tới để hòa nhập. Phải chăng vì thế, nói riêng trong
Lửa thiêng, Huy Cận đã tìm đến vũ trụ bao la để tạo ra sự cảm hóa, để giải tỏa tâm tình, bộc
lộ “cái tơi” riêng biệt của thi nhân?


Phân tích riêng thơ Huy Cận với ý nghĩa “ngọn Lửa thiêng trong đời và trong thơ”, Hà
Minh Đức mô tả khá rõ nét cuộc hành trình tâm tư của một nhà thơ trong tình yêu, nỗi sầu
đời lẫn yêu đời, những khát vọng vũ trụ thanh cao. Và, Hà Minh Đức giải thích nỗi buồn
trong thơ Huy Cận: “Thơ Huy Cận buồn, căn bệnh tinh thần của một thế hệ không dễ đổi
thay; nhưng nỗi buồn của Lửa thiêng khơng mang nhiều tính riêng tư, khơng gắn với dục
vọng, đam mê để rồi chán chường, tuyệt vọng. Vẫn có một mạch tình cảm trong trẻo, thiết
tha gắn bó ân cần với cuộc sống và nói như cách nói của tác giả sau này, đó là tâm trạng
“yêu đời nên đau đời”.”
Viết về “Thơ mới - những bước thăng trầm”, nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ cũng dành
khơng ít trang cho phần phân tích tập Lửa thiêng của Huy Cận. Về cái nền chung, Thơ mới
nằm trong thời kỳ văn học lãng mạn 1930-1945 bộc lộ sự đổi mới về mặt thi pháp và tư duy
thơ một cách tất yếu. Cụ thể qua sáng tác thơ ca, “những đổi mới ấy đã bộc lộ qua tư duy
bằng liên tưởng, bằng ấn tượng, cảm giác, bằng âm thanh, nhịp điệu, biến cái trừu tượng
thành cụ thể, nối dài cái cụ thể bằng cái trừu tượng, nội tâm hóa ngoại giới, ngoại giới hóa
nội tâm… do ảnh hưởng trực tiếp của tư duy thơ thời hiện đại…” [62, tr. 458-461]
Trong chuyên luận mang tính lý luận, phê bình này, Lê Đình Kỵ nhận xét “cái màu
riêng của hồn thơ Huy Cận là sự “đơn chiếc”, “cô độc” cho đến “chăn chiếu cũng mục cũng
nở màu vĩnh viễn”. Huy Cận nói đến thời gian “vạn kỷ”, “vĩnh viễn” tưởng như không phải
là nỗi niềm riêng tư của một ai đó, mà chính cuộc sống xã hội bấy giờ đã biến thiên như vậy.
Với sự hiểu biết uyên bác về thơ ca của một nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học,
Lê Đình Kỵ nêu ý kiến M. Gorky nhận xét thơ Verlaine như một cách so sánh sâu sắc
“trường hợp Lửa thiêng” của Huy Cận. Đó là: “những bài thơ ln ln buồn bã và thấm
thía một nỗi phiền muộn sâu xa của thi sĩ, ta nghe rất rõ tiếng kêu gào của sự thất vọng, nỗi

đau đớn của một tâm hồn tinh tế và dịu dàng, tâm hồn đó ln khao khát ánh sáng, khao khát
trong sạch, đi tìm Thượng đế nhưng không thấy, muốn yêu thương con người nhưng không
thể được.” [62, tr. 468]
Cùng trong thập niên 60, 70, ở Sài Gịn, khơng kể những quan điểm xun tạc “nhà thơ
tiền chiến” của một vài tác giả vùng văn học đô thị tạm chiếm, phần nhiều, các tác phẩm như
Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ hay Đi vào cõi thơ của Bùi
Giáng, Dư vang nghệ thuật của Trần Nhựt Tân… đã luận bàn, phân tích nhiều vấn đề liên
quan đến tập Lửa thiêng của Huy Cận.


Viết về hồn thơ Huy Cận qua Lửa thiêng, Phạm Thế Ngũ nêu một số nhận xét tương
đối bao quát những vấn đề cốt lõi trong thơ Huy Cận: tình yêu thiên nhiên, sự mơ mộng
trong tình yêu, nỗi buồn, tính suy tưởng về cuộc đời… Phạm Thế Ngũ nhận xét thơ Huy Cận
chất chứa nhiều “tình yêu mãnh liệt nhưng hay giấu”; cùng đem thiên nhiên vào thơ nhưng ở
thơ Xuân Diệu “thiên nhiên thường sực nức hương vị tình u và ngơn ngữ ái tình”, cịn Huy
Cận thích nói đến “núi sơng, cây cỏ bình thản, lặng lẽ, hàm súc, như tâm hồn tác giả”. Phạm
Thế Ngũ nhận định thơ Huy Cận “hay sầu rồi trốn về đường thơ triết, ngẫm nghĩ về sự tẻ
nhạt của cuộc đời và suy tưởng về cái chết…”. Điểm đáng chú ý ở đây, Phạm Thế Ngũ nhận
xét nỗi buồn của Huy Cận là sự phản ứng của thời đại: “…Thơ Huy Cận đào sâu cái buồn
mênh mang ấy đã góp phần bổ túc cho một đề tài muôn thuở, làm phong phú thơ mới, ở một
giai đoạn chuyên về đạo tình. Song ta có thể nói, qua năm 1938, ở xã hội Việt Nam, cái vui
vẻ trẻ trung người ta, kể cả thanh niên uống đã tới chỗ cạn đắng. cái buồn của Huy Cận đây
phải chăng là một phản ứng của thời đại. Người ta nghĩ đến những lời rầu rĩ, bâng khuâng
của Á Nam và Tản Đà. Chiếc linh hồn nhỏ là tác giả Lửa thiêng, phải chăng như một cánh
chim đầu đàn tiên cảm cơn bão tố sắp tới” [99, tr. 575-579]
Có thể nói, những năm này, khơng khí “triết học hiện đại”, “triết học hiện sinh”… nói
chung được giới thiệu tương đối rộng rãi ở các trường đại học vùng đơ thị tạm chiếm. Đó là
điều dễ hiểu khi một số lý thuyết, triết học của Kant, Bergson, Nietzsche, Heidegger,
Husserl, Sartre, Merleau Ponty…, ít nhiều đã được Trần Nhựt Tân vận dụng vào việc nghiên
cứu thơ ca theo cách tiếp nhận “đa hệ” của ông. Qua các chương trong tiểu luận Dư vang

nghệ thuật [126], ông phân tích quan niệm: “thơ là cái Đẹp”; “mơ về cái Đẹp”; “vũ trụ thi
ảnh”; “âm điệu, nhạc tính trong thơ” v.v… Đáng chú ý, trong việc chọn lựa một số tác phẩm
thơ ca làm đối tượng nghiên cứu, Trần Nhựt Tân đã đề cập và trích chọn khá nhiều câu thơ
trong tập Lửa thiêng của Huy Cận. Lửa thiêng được coi như một tác phẩm thơ ca Việt Nam
tiêu biểu nhất, bao trùm được những vấn đề nhà nghiên cứu đã phân tích, gửi gắm.
Riêng, trường hợp Bùi Giáng đối với Huy Cận cũng là một “hiện tượng văn học” khá
đặc biệt. Nhà thơ Bùi Giáng tự nhận ông chịu ảnh hưởng hồn thơ Huy Cận từ năm 16 tuổi
khi học trung học ở Huế. Cách đánh giá của Bùi Giáng về thơ ca nói chung thường thiên về
trực cảm, có phần “lập dị” nhưng ln để lộ kiến thức thật un bác về văn học Đơng, Tây
kim cổ. Ơng say mê đọc thơ, thuộc thơ và bộc lộ cảm nhận thơ Huy Cận theo suy nghĩ rất
riêng, đầy cảm hứng mênh mang, sâu sắc, mạnh mẽ. Chẳng hạn, với sự thụ cảm, suy luận về


thơ Huy Cận, Bùi Giáng “tuyên bố” quả quyết “…Tình u và lữ thứ, lữ thứ và khơng gian,
đó là những gì quyết định hết nguồn thơ Lửa thiêng” [34]
Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, sự đổi mới nhiều
mặt của đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam đã tác động đến tình hình văn chương, học thuật
Việt Nam đương đại. Sự vận dụng phương pháp nghiên cứu văn học dựa vào thi pháp học,
ngôn ngữ học, phân tâm học… được tìm thấy qua nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu
phong phú có liên quan đến Thơ mới nói chung, hay có “chạm” ít nhiều đến thơ Huy Cận nói
riêng. Đội ngũ các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ này, khơng phân biệt thế hệ tuổi tác, có
thể kể tên: Đỗ Đức Hiểu, Trần Đình Sử, Mã Giang Lân, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu,
Lý Toàn Thắng, Đỗ Lai Thúy, Lê Tiến Dũng, Ngô Văn Phú, Vũ Quần Phương, Trần Mạnh
Hảo, Nguyễn Đăng Điệp, Vu Gia, Chu Văn Sơn, Trần Huyền Sâm, Bùi Quang Tuyến, Trần
Thiện Khanh, Lê Thị Anh v.v…
Tham khảo chuyên luận Thi pháp thơ Huy Cận, người viết tìm thấy cơng trình nghiên
cứu cơng phu của Trần Khánh Thành về thơ Huy Cận (cơng trình nghiên cứu này bao quát
những tác phẩm từ tập Lửa thiêng đến những tập thơ sáng tác sau Cách Mạng Tháng Tám).
Dưới góc độ thi pháp học, ơng phân tích quan niệm nghệ thuật, không gian nghệ thuật, thời
gian nghệ thuật, các phương thức biểu hiện và cái tôi trữ tình với nhiều đối cực trong thơ

Huy Cận. Nhận định Huy Cận khơng tách rời hình tượng con người cơ đơn với nỗi buồn sầu,
tình yêu mộng mơ… qua Lửa thiêng, Trần Khánh Thành mô tả và chứng minh “cái tơi trữ
tình hài hịa ln vận động giữa nhiều đối cực xuyên suốt, so sánh với giai đoạn sáng tác thơ
của Huy Cận sau này”… Đó là sự thể hiện “niềm khát vọng của nhà thơ là tìm đến cái đẹp
hài hòa giữa cuộc đời và vũ trụ, giữa cuộc đời riêng và cuộc đời chung, giữa cảm hứng lãng
mạn và cảm hứng hiện thực, giữa cảm xúc tươi tắn và tầm cao trí tuệ…” [132, tr. 56-57]
Người nghiên cứu sâu về tiến trình thơ ca Việt Nam hiện đại, ngoài những chuyên đề về
các nhà thơ, gần đây nhất, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân đã trở lại chuyên đề Cấu trúc câu
thơ Lửa thiêng của Huy Cận, đăng trên Tạp chí Văn Học. Qua bài viết, Mã Giang Lân bộc lộ
rõ sự chú trọng của ông về ngôn ngữ nghệ thuật thơ. Với hướng phân tích này, ơng đã phát
hiện thêm một số chi tiết nghệ thuật mới mẻ của câu thơ Lửa thiêng và góp thêm một vệt
nghiên cứu mới về thơ Huy Cận. [66]
Ngoài ra, người viết cịn ghi nhận nhiều thơng tin từ mảng bài nghiên cứu, đánh giá
cuộc đời, sự nghiệp hay hồi ức và kỷ niệm về Huy Cận - một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của
Việt Nam, sau khi ơng qua đời (19-2-2005). Đó là những bài báo, bài nghiên cứu đăng tải


trên các báo in, báo điện tử: Nhân Dân, Sài Gịn Giải Phóng, Văn Nghệ, tạp chí Hồn Việt,
Sơng Hương, Hà Tĩnh, Bình Định… của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ: Phan Cự Đệ,
Hà Minh Đức, Mai Quốc Liên, Hữu Thỉnh, Giang Nam, Trần Phương Trà, Nguyễn Trọng
Tạo, Mai Hồng, Trần Đăng Khoa, Trần Mạnh Hảo, Lê Thị Hồng Minh, Ngô Văn Phú,
Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Sỹ Đại, Vương Trí Nhàn, Lê Minh Quốc, Nguyễn Thanh
Mừng…
Mặt khác, người viết cũng tìm hiểu, chọn lọc, tham khảo một số bài viết về thơ Huy
Cận của các nhà nghiên cứu Việt Nam ở hải ngoại như Đặng Tiến, Thụy Khuê… Thực tế
cho thấy các bài viết này khá chú trọng đến tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận (nhất là Đặng
Tiến với chun đề Huy Cận trong tơi). Nhìn chung, những bài viết của các tác giả ở hải
ngoại ít nhiều đều vận dụng lý thuyết thi pháp cấu trúc luận của Roman Jakobson; điều đó
cho thấy “dấu vết” nghiên cứu ngữ học bao trùm ảnh hưởng một thời trong giới nghiên cứu
văn học ở phương Tây.

Phần nghiên cứu giới thiệu thơ Huy Cận trong văn chương Việt Nam ở mảng tiếng
Pháp có tập “Marées de la Mer Orientale” (Nước triều Đông), Orphée La Différence xuất
bản năm 1994 với lời giới thiệu của nhà Việt Nam học nổi tiếng, Paul Schneider (Pháp).
Ngoài phần mở đầu nhận xét chung về thơ ca Việt Nam, Paul Schneider đã giới thiệu phần
viết riêng về thơ Huy Cận. Nước triều Đông gồm nhiều bài thơ trong những chặng đường
sáng tác của Huy Cận, trong đó có phần trích dịch các bài thơ từ tập Lửa thiêng: Ngậm ngùi
(Mélancolie), Đi giữa đường thơm (La route parfumée), Thu rừng (Automne dans la forêt),
Tình tự (Confidence d’amante), Áo trắng (La robe blanche), Gánh xiếc (Le cirque), Tràng
giang (Fleuve immense). Đặc biệt, lời nhận xét khái quát thơ Huy Cận trong văn học Việt
Nam, Paul Schneider đã nêu lên một khía cạnh tương đồng giữa Nguyễn Trãi và Huy Cận:
hai nhà thơ đều sáng tác thơ ca trước khi hoạt động kháng chiến. Nguyễn Trãi từng ở Côn
Sơn trong thời gian ngắn trước khi đi theo cuộc kháng chiến của Lê Lợi. Ơng đã có bài thơ
hay Quy Côn Sơn trùng cửu ngẫu tác. Bài thơ biểu hiện sự gặp gỡ giữa con người thơ ca và
con người dấn thân, yêu nước. Huy Cận cũng bộc lộ hai khía cạnh thơ ca và hoạt động cách
mạng: tập thơ đầu tay Lửa thiêng của ông đã gặt hái thành cơng vào năm 1940; sau đó, ơng
đã tham gia phong trào Việt Minh… [190, tr. 7-10]
Về bản tiếng Anh, quyển “Vietnamese Literature” (Văn chương Việt Nam), Red River,
Nhà xuất bản Ngoại văn xuất bản năm 1979, do Nguyễn Khắc Viện và Hữu Ngọc chủ biên
cùng đội ngũ dịch thuật: Mary Cowan, Carolyn Swetland, Đặng Thế Bính, Paddy Parrington,


Elizabeth Hodgkin, đã giới thiệu khái quát lịch sử văn chương Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế
kỷ XX. Trong phần dịch sang bản tiếng Anh, tập Lửa thiêng (Sacred Fire) được giới thiệu
hai bài: Nhạc sầu (Music for the dead) và Tràng giang (Vast river).
Tóm lại, về lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ Huy Cận qua tập Lửa thiêng có thể tính đến
hàng trăm bài báo và nhiều chuyên luận dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau theo thời
gian và bối cảnh không gian khác nhau. Nhưng, tựu trung, những vấn đề về cảm hứng thời
đại, cảm hứng cô đơn của con người với nỗi sầu vũ trụ, nỗi buồn thế kỷ, tình yêu thiên nhiên,
tình yêu quê hương, đất nước, yêu tiếng nói của dân tộc, những suy tư về cuộc đời… của
Huy Cận, được các tác giả nhận định, phân tích, bàn luận tương đối có nhiều điểm gặp gỡ,

trùng hợp. Riêng về vấn đề phong cách thơ Huy Cận có đặt ra trong một số bài viết của
Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Văn Long, Hà Minh Đức, Trần Khánh Thành, Mã Giang
Lân…, nhưng phần lớn, các tác giả chỉ nêu một cách khái quát hoặc nhận xét rải rác những
khía cạnh chung khi khảo sát thơ Huy Cận qua nhiều thời kỳ sáng tác; hoặc có cơng trình chỉ
đề cập vài nét phong cách thơ Huy Cận, chủ yếu qua những tác phẩm đươc nhà thơ sáng tác
từ những năm 1960 trở về sau…
Cho nên, xét trên góc độ nghiên cứu tổng hợp mới, tương thích cho việc tìm hiểu
phong cách thơ Huy Cận nổi bật qua tập thơ Lửa thiêng, người viết nhận thấy vẫn chưa có
tác giả nào đề cập chuyên biệt. Tuy vậy, xuất phát từ sự gợi mở của một số cơng trình nghiên
cứu đi trước này, đã tạo tiền đề quý báu, giúp người viết suy nghĩ sâu hơn việc nghiên cứu
phong cách thơ Huy Cận. Đó là việc nghiên cứu phong cách thơ với cách nhìn tồn diện
hơn trên cơ sở tìm hiểu tư tưởng, triết học, tâm lý học sáng tạo, tư duy nghệ thuật và
ngôn ngữ nghệ thuật thơ ông. Với hướng nghiên cứu tổng hợp mới, khi chọn lọc, tiếp thu
các phương pháp nghiên cứu văn học từ truyền thống đến hiện đại, người viết mong tìm
thêm một cách tiếp cận mới, hỗ trợ cách lý giải đề tài, nhằm mang lại hiệu quả thích ứng,
phù hợp vấn đề nghiên cứu.
Những cố gắng thực hiện đề tài luận án, ngoài niềm say mê của người viết về thơ ca
Huy Cận, còn là ước vọng mong muốn đóng góp thêm một vài ý nghĩa hữu ích cho việc
nghiên cứu, cảm thụ, thưởng thức văn chương một cách đa dạng, đa chiều kích trong đời
sống văn học hiện nay.


4. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án không chứng minh lại kết luận của các cơng trình nghiên cứu trước về phong
cách thơ Huy Cận đang tham khảo. Dựa trên cách thức tổng hợp mới các phương pháp
nghiên cứu về tác giả, tác phẩm, nhiệm vụ luận án lần lượt trình bày trong ba chương, nhằm
chứng minh phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng. (Và, phong cách đó vẫn là
cơ sở cho chặng đường sáng tác sau này của nhà thơ).

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Luận án chủ yếu nghiên cứu thơ Huy Cận, đồng thời so sánh với thơ Xuân Diệu cùng
một số nhà thơ khác của phong trào Thơ mới.
5. Phạm vi khảo sát

Luận án dựa vào thơ Huy Cận (tập Lửa thiêng), thơ Xuân Diệu (tập Thơ thơ, Gửi
hương cho gió) và thơ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Tố Hữu, Nguyễn Xuân Sanh, Chế Lan Viên,
Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh, cùng một số nhà thơ khác sáng tác trong
giai đoạn Thơ mới 1930-1945…; đối chiếu khi cần thiết (nhưng có giới hạn) thơ ca của vài
tác giả thuộc nhóm Sáng Tạo.
6. Phương pháp nghiên cứu

Đi tìm phương pháp nghiên cứu trong rừng lý thuyết mênh mơng, người viết cũng cần
nói rõ: chỉ tham khảo, vận dụng vài lý thuyết nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ thêm đề tài luận
án, dưới góc độ nghiên cứu lịch sử văn học, hơn là đi sâu vào lý luận văn học.
Tuy nhiên, một điều hiển nhiên và khách quan cho thấy: sự vận động không ngừng của
ngôn ngữ văn học, của các lý thuyết văn học trong đời sống hiện nay vẫn đang diễn biến và
luôn chịu sự tương tác qua lại của xã hội. Nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh đã nhận định trong
lời giới thiệu cơng trình dịch Chủ nghĩa cấu trúc và văn học [28] và gần đây nhất là bài đăng
báo Văn Nghệ Về khuynh hướng duy ngữ trong văn học hiện nay đều phân tích những diễn
biến văn học trên bình diện lý thuyết. Trịnh Bá Đĩnh phân định: “…hiện nay xu hướng phê
bình ngữ học hầu như đang chiếm ưu thế, nhất là trong khu vực phê bình học viện.” Ơng mơ
tả tiến trình của xu hướng được mệnh danh “chủ nghĩa đế quốc ngơn ngữ học”, thế nhưng,
xem ra tình hình của xu hướng này ở phương Tây vào cuối thế kỷ XX đã và đang “lắng
đọng”! Điều đó cho thấy quy luật vận động của tư duy văn học không bao giờ đứng yên. Ở


đoạn kết bài viết, Trịnh Bá Đĩnh nhận định sâu sắc vấn đề: “văn học là một hiện tượng rất
phức tạp, một hiện tượng mang tính tổng hợp văn hóa rất cao, một bộ phận không thể tách

rời khỏi văn hóa thời đại. Làm nên nó khơng chỉ có những thành phần của riêng nó như cách
tự sự, cách cấu tạo, mà cịn có những thành phần khác của văn hóa như tâm lý thời đại, hệ tư
tưởng, các nghệ thuật khác. Mà mỗi thời đại lại không tách rời khỏi tồn bộ truyền thống văn
hóa q khứ (trong mỗi thành tố nhỏ nhất của văn học cần nghe được tiếng vọng nhiều thế
kỷ đã qua) và cả những mơ ước, dự phóng về tương lai. Văn học phải là sự tổng hợp của mỹ
học của lời nói và mỹ học của cái được nói tới. Khơng phải ngẫu nhiên mà văn học ngay từ
khởi thủy cho đến ngày nay vẫn kiên nhẫn kể về tình dục và quyền lực, về cái thiện, cái ác
đích thực và giả trang… Điều đó có nghĩa là văn học của chúng ta vẫn rất cần phải tiếp tục
kể về những điều trông thấy mà đau đớn lịng, về tình u, số phận con người.” [29]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân qua bài Góp phần tìm hiểu phương pháp cấu trúc
[19] cho thấy ý nghĩa “gạn lọc”, tìm cách vận dụng ưu điểm của lý thuyết. Xuất phát từ góc
độ ngơn ngữ học- lý luận văn học, ơng phân tích những hạn chế của chủ nghĩa cấu trúc và
hậu cấu trúc (hay còn gọi giải cấu trúc). Đại thể: chủ nghĩa cấu trúc không chú trọng đến chủ
thể sáng tác; quan niệm cực đoan chỉ tập trung phân tích cái cấu trúc khép kín của văn bản
tác phẩm… Nhưng đồng thời, ông cũng cho rằng “việc phân tích cấu trúc của tác phẩm văn
học là hồn tồn cần thiết và có ích. Nếu gạt bỏ những điều bất hợp lý trong phương pháp
luận của chủ nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc thì chúng ta vẫn có thể vận dụng, phát huy được
những thao tác hữu ích trong nghiên cứu văn học.”
Một mặt, tìm hiểu tình hình thực tế của hoạt động lý luận phê bình duy ngữ ở phương
Tây hiện nay như thế nào là một cách tiếp cận cập nhật của người viết. Có lẽ, cũng khơng
phải là điều ngạc nhiên khi giới nghiên cứu đã bắt gặp những quan niệm “khá phản tỉnh” của
các nhà lý luận văn học nổi tiếng như Antoine Compagnon qua quyển Le Démon de la
théorie- Con quỷ của lý thuyết (Lê Hồng Sâm dịch là Bản mệnh của lý thuyết), Tzvetan
Todorov qua quyển La Littérature en péril (Nền văn chương đang lâm nguy). Đó là những
vấn đề “thời sự văn học” được giới nghiên cứu phương Tây quan tâm. Trường hợp tự phản
biện và hoài nghi lý thuyết nghiên cứu văn học cấu trúc luận do chính mình giới thiệu và lập
nên hệ thống, Todorov đã trình bày mối quan ngại về tình hình tiếp cận và nghiên cứu văn
chương hiện tại ở Pháp, nhất là trong phạm vi giảng dạy văn học ở nhà trường. Sau q trình
“trải nghiệm” và “kiểm nghiệm”, ơng nhận xét lối phân tích cấu trúc mang lại sự mới mẻ cho
văn học nhưng chỉ nên xem là phương tiện hơn là cứu cánh. Todorov cho rằng nếu chỉ dùng



một phương pháp thôi, chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa của tác phẩm một cách sai lầm. Ông
cũng nhấn mạnh ý nghĩa giữa tác phẩm văn học và bối cảnh ln có mối quan hệ liên quan,
đối thoại. [159]
Lược thuật sơ nét diễn biến tình hình hoạt động gần đây nhất của các lý thuyết nghiên
cứu văn học ở phương Tây, người viết nhằm rút ra kinh nghiệm quý báu: không sa đà vào
một lý thuyết nghiên cứu nào một cách cực đoan. “Gạn đục, khơi trong” các lý thuyết được
coi như là phương châm vận dụng nghiên cứu của luận án. Chính vì vậy, về phương pháp
người viết lựa chọn phương pháp nghiên cứu hợp lý, dung hòa, tổng hợp mới, tìm hiểu
các mối liên quan đến sáng tác và cuộc đời tác giả, trên cơ sở thống kê, hệ thống, so
sánh và đi sâu vào phân tích văn bản tác phẩm thơ ca. Đó là việc chọn lựa một số
phương pháp thích hợp như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích theo thi pháp học,
phong cách học, khảo sát, thống kê, so sánh… Về lý thuyết, luận án tham khảo, vận dụng
một số ý kiến bàn luận văn chương trong di sản văn học Việt Nam; tham khảo lý luận văn
học trong Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp; tham khảo lý thuyết tưởng tượng, hình thành thi
ảnh của nhà triết học kiêm phê bình văn học Pháp, Gaston Bachelard; tham khảo các phương
thức cơ bản của thi pháp học- chủ nghĩa cấu trúc của Roman Jakobson, cấu trúc văn bản
nghệ thuật của IU. M. Lotman…
7. Những đóng góp mới của luận án
7.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua việc tổng hợp mới, luận án nhằm:
(1) góp thêm vài ý kiến chứng minh phong cách thơ độc đáo qua ngôn ngữ thơ và thi ảnh
mang tính văn chương - văn hóa - triết học của Huy Cận; (2) góp thêm một hướng tiếp cận
mới về nghiên cứu thơ ông trong dịng chảy của đời sống văn học, văn hóa, xã hội đương
đại; (3) bổ sung tư liệu qua một số văn bản thơ, đối chiếu những tư liệu bản thảo ban đầu
trong tập Lửa thiêng đã được nhà thơ sử dụng qua thao tác chọn lựa hoặc kết hợp trong quá
trình sáng tác, đầy ý nghĩa thể hiện tình cảm yêu tiếng Việt của nhà thơ.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn


Qua nghiên cứu phong cách thơ Huy Cận, luận án mong muốn bổ sung thêm tư liệu cho
việc nghiên cứu, giảng dạy thơ Huy Cận ở nhà trường và việc cảm thụ văn chương đa chiều
kích trong đời sống văn học hiện nay..


8. Cấu trúc luận án

Ngoài phần dẫn luận, phần kết luận và phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố hình thành phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận
Chương 2: Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận thể hiện qua vũ trụ thơ Lửa thiêng
Chương 3: Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận thể hiện qua ngôn ngữ thơ Lửa thiêng


Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ
HUY CẬN

1.1. Khái niệm “phong cách”

Khái niệm phong cách Le style, c’ est l’ homme (văn chính là người) theo một bài
nghiên cứu của Phan Huy Đường đã trích từ bài diễn văn của Buffon bàn về văn phong thế
kỷ XVIII của Pháp. Buffon quan niệm phong cách là sự biểu hiện hoàn mỹ vào tác phẩm cái
nhân cách, tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo. [169]
Theo quan niệm của Hégel, phong cách bao hàm tính chất độc đáo và cả tính võ đốn
mang ý nghĩa cảm hứng chủ quan của nghệ sĩ. Khái niệm phong cách được ơng khái qt là
phương thức biểu hiện, hay có khi là quy luật nghệ thuật của một loại hình nghệ thuật nào đó
như phong cách thơ, phong cách nhạc kịch. [42, tập 1, tr. 472-473]
Phong cách được hiểu rộng rãi dành cho mọi sáng tác về tư tưởng như khoa học, triết
học, lịch sử. Đại thi hào Đức, Goethe, khi bàn đến khái niệm phong cách cũng cho rằng đó là

sự thống nhất chủ quan và khách quan trong sáng tác, khi nhà văn vừa vượt lên trên mọi sự
mô phỏng đối với tự nhiên vừa vượt lên trên cái tác phong, kiểu cách chủ quan của chính
người sáng tác. Ý kiến của Nguyễn Khắc Sính khi viết về phong cách đã liên hệ về trường
hợp chính Marx cũng sử dụng khái niệm phong cách- style để đánh giá tác phẩm kinh tế học
của Proudhon. Tư tưởng này được Diderot, Flaubert (Pháp), Rauli (Anh) tán thành… [119]
Vào những năm đầu thế kỷ XX, Roland Barthes, nhà ngôn ngữ học- phê bình văn học
Pháp, một trong những người đại diện lỗi lạc của chủ nghĩa cấu trúc, không dùng khái niệm
style khi bàn luận những vấn đề liên quan phong cách. Ông sử dụng khái niệm écriture- lối
viết và cho rằng phong cách nhà văn này khác nhà văn kia chính nhờ lối viết. Cách gọi
écriture là lối viết riêng của mỗi nhà văn được Barthes diễn giải trong công trình Độ khơng
của lối viết. Ơng cho rằng lối viết là cái trung gian giữa ngôn ngữ và văn phong. “…Văn
phong là niềm đơn độc khép kín của nhà văn: một cách nói, một từ vựng nảy sinh từ cá thể
và quá khứ của anh ta là chiều thẳng đứng cắm vào huyền thoại riêng biệt và bí ẩn của tác
giả”. [28, 54]
Cũng trong cuốn Độ không của lối viết, Barthes phân biệt trong một tác phẩm văn
chương: “ngôn ngữ” chung cho tất cả các nhà văn và “lối viết” do sự suy nghĩ của nhà văn
khi sử dụng hình thức mà họ chọn…” [88, tập 2, tr. 57]


Tuy vậy, đồng thời với R. Barthes, nhà bác ngữ học Đức, Léo Spitzer định nghĩa văn
phong là style. Ông cho rằng mỗi khơng khí văn hóa sản sinh ra một văn phong khác nhau.
Một ý kiến khác của J. Derrida được tìm thấy trong quyển “Các khái niệm và thuật ngữ
các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX” . J. Derrida, người đại
diện khuynh hướng giải cấu trúc luận, đã sử dụng khái niệm thuật ngữ écriture “là ngọn
nguồn, khởi đầu của ngôn ngữ, tuyệt nhiên không phải là cái tiếng nói đã chuyển tải ngơn từ
nói ra”. Ơng phê phán những vấn đề còn bất cập của chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học.
[54,19]
Thực tế, theo cách hiểu thông thường, người ta cho rằng style – phong cách - ngồi
ngơn ngữ cịn bao hàm cá tính độc đáo và quan niệm sáng tác của nghệ sĩ trong cách thức
diễn đạt; còn écriture – lối viết, thường chú trọng về ngôn ngữ.

Phong cách theo nghĩa rộng nhất là lối sống, cách sống, kiểu sống của một con người, là
sự phản ảnh của nhân cách của một con người thể hiện thành hành vi, ứng xử của người đó
đối với người khác, đối với cộng đồng. Phong cách là nét riêng của nhân cách, do cá tính con
người quy định. Mỗi con người là một cá nhân của một cộng đồng, mỗi cá nhân là một thực
thể duy nhất, độc nhất, khơng có bản thứ hai, khơng có sự lặp lại…
Một con người ra đi, không thể nào gặp lại
Một vũ trụ riêng tư khơng lặp lại bao giờ
(E. Evtusenko)
Tóm lại, thuật ngữ hay khái niệm phong cách được hiểu và sử dụng một cách quen
thuộc nhất, rộng rãi và vẫn sử dụng cho đến hiện nay, được chọn từ khái niệm style của
Buffon.
1.1.1.Phong cách theo quan niệm lý luận văn học phương Tây

Nói đến vấn đề lý luận văn học phương Tây, chủ yếu người viết tham khảo một bộ phận
lý luận văn học Liên Xô tương đối được đề cập nhiều trong thời gian trước đây và vài khía
cạnh lý thuyết văn học của châu Âu quen thuộc trong thế kỷ XX.
Những năm 60, 70 của thế kỷ XX, khảo sát nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ học, lý luận văn học, nghệ thuật học, nhà lý luận văn học Liên Xô
Khrápchenkô trong quyển Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học đã
trình bày khá cơng phu của nhiều người định nghĩa tiêu biểu về phong cách. [83]


Chẳng hạn, theo Đ. Likhachev, phong cách là sự kết hợp trong bản thân nó sự thụ cảm
chung về hiện thực vốn có ở nhà văn và phương pháp nghệ thuật được quy định bởi những
nhiệm vụ mà nhà văn đặt ra cho mình. Với ý nghĩa đó, khái niệm phong cách có thể được áp
dụng vào những loại nghệ thuật khác nhau và giữa chúng có thể có những sự tương ứng
đồng đại. Hoặc, theo Ar. Grigorian: Phong cách nghệ thuật không thể vô can với phương
pháp, với thế giới quan, với bút pháp, với cá nhân nhà nghệ sĩ, với cách hiểu của nghệ sĩ về
thời đại, với vẻ đặc thù dân tộc trong sáng tác của anh ta… Phong cách là sự thống nhất cao
nhất tất cả những phạm trù đó. Ya. Elxberg phát triển ý phong cách với tư cách là hình thức

mang tính nội dung. Phong cách biểu hiện sự tồn vẹn của hình thức có tính nội dung. Phong
cách - đó là sự thống trị của hình thức nghệ thuật, là sức mạnh của tổ chức của nó… Ngồi
ra, cịn nhiều ý kiến khác về phong cách tương đối có sự bổ sung qua lại của các nhà lý luận
văn học như V. Turbin, B. Tômashevski. V. Jirmunxky, Xtêpanôp, Pacpêlop, V. Kôvalev, L.
Nôvichenkô, V. Đneprov, A. Xôcôlôv…
Sau khi mô tả một cách khái quát, Khrápchenkơ có cách cắt nghĩa riêng và nhấn mạnh
tính cá biệt trong sáng tác nghệ thuật thể hiện ở phong cách. Ông cho rằng phong cách là
cách thể hiện nét độc đáo của sự sáng tạo văn học, là toàn bộ sự cảm thụ cuộc sống của nhà
văn, quan điểm của nhà văn về thế giới. Nhân cách, cá tính của nhà văn được thể hiện trong
tác phẩm văn học rất đa dạng. Mỗi sự biến đổi trong phương pháp sáng tác, trong cảm thụ,
đều dẫn đến sự thay đổi phong cách. Phong cách là khả năng thể hiện sự chiếm lĩnh cuộc
sống bằng hình tượng, khả năng chinh phục bạn đọc của nhà văn, phong cách thực hiện vai
trò trong sự hình thành cấu trúc bên trong của các hiện tượng văn học. Phong cách cá nhân
của nhà văn là hạt nhân của quá trình văn học. Phong cách thể hiện trong ngữ điệu, giọng
điệu, cảm hứng sáng tạo, tính độc đáo trong sự miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, thể hiện
trong cấu trúc tác phẩm, trong kết cấu, trong ngôn ngữ, trong thể loại, trong trường phái.
Bàn về phong cách chẳng bao giờ dứt theo thời gian với nhiều lý thuyết của các nhà lý
luận, phê bình và cả giới sáng tác văn học! Đơi khi, khái niệm này được hiểu khá đơn giản.
Chẳng hạn, ở những năm đầu thế kỷ XXI, Louise Gluck, một gương mặt thơ nữ người Mỹ
trong một bài viết giới thiệu Những bài thơ hay nhất nước Mỹ chỉ nhấn mạnh ý: giọng điệu
là yếu tố thể hiện rõ nét nhất làm nên trong phong cách. Louise Gluck nêu: “Thơ là giọng,
phong cách của tư tưởng”; và, bà cắt nghĩa: “…văn chương, một từ khủng khiếp. Nó thiếu
hồn tồn cảm giác về sự sống quyết liệt của giọng. Như một sự trừu tượng hóa, nó biến bài
thơ thành cái gì đó hồn lìa khỏi xác, một điều đã giải quyết xong, trơ ì và xa cách. Trong khi


đó giọng cất lên từ trang giấy lại năng động diệu kỳ: nó quyến rũ, địi hỏi, cay đắng, thơng
tuệ. Nó khơng cất lên từ q khứ mà ngay hiện tại… Thật thú vị khi biết được đôi điều về
phẩm chất ấy, bởi vì bài thơ, bất kể nội dung nói gì, nó sống sót khơng nhờ nội dung mà nhờ
giọng. Khi nói giọng, tơi muốn chỉ cái phong cách (style)…” [175]

1.1.2. Phong cách theo quan niệm lý luận văn học phương Đông

Thuật ngữ phong cách trong lý luận văn học phương Đông quen thuộc vẫn hay dùng
Văn như kỳ nhân (Văn tức là người). Nhưng, có thể đây chỉ là cách dịch từ thuật ngữ phương
Tây Le style, c’ est l’homme?
Ở Trung Quốc, cách thời đại chúng ta gần 1.500 năm, Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu
long đã có hai chương bàn luận rộng rãi những vấn đề liên quan đến sáng tác văn chương và
tác giả: trong 49 chương trình bày lý luận cơ bản về sáng tác, phê bình, phần thứ 3 bao gồm
24 chương cuối, tác giả bàn về phong cốt, tình thái…
Lưu Hiệp cho rằng, tình cảm xúc động hình thành ngơn từ, đem diễn đạt ra, sẽ thành
văn chương… Do đó, tình và chí sẽ xác định ngôn từ, những tác phẩm anh hoa ra đời khơng
cái nào tách rời khỏi tính cách, tình cảm của tác giả.
“Văn cần có cốt cũng như thân thể cần có bộ xương. Tình cảm con người mang sẵn cái
phong cũng giống như thân hình mang sẵn cái sinh khí. Tạo lời văn đoan trang chính trực thì
văn cốt hình thành. Ý chí và khí chất mạnh mẽ trong sáng thì văn phong thanh tân (khí chất ở
đây người đọc có thể hiểu như bút lực của nhà văn, nhà thơ)… Phong cốt tác dụng cho văn
chương cũng giống như chim bay phải dùng đến đôi cánh vậy.
Phong cách của tác phẩm thay đổi theo cá tính của tác giả. Cá tính khác nhau thì phong
cách cũng khác nhau. Mà cá tính của nhà văn là bao gồm đủ cả các mặt: tài năng, khí chất,
học vấn, tập quán… Chúng chủ yếu là do hậu thiên (hình thành do rèn luyện trong cuộc
sống, trái với tiên thiên là do di truyền phú bẩm) tùy theo sự thay đổi của hiện thực mà thay
đổi. Phong cách của tác phẩm thể hiện cá tính, đương nhiên cũng thay đổi, cũng phát triển.
Điều đó hồn tồn phù hợp với thực tế khách quan.
Tóm tắt quan niệm của Lưu Hiệp trong hai chương này, cho thấy thể tính bao gồm: thể
là hình trạng, là bản thân tác phẩm văn chương; tính là tính cách của tác giả. Phong cốt được
hiểu với tình, khí song đơi, từ, thể phối hợp. Văn sáng, khí mạnh, ngọc quý người cầu. Dựng
thêm phong cốt, tạo thành phong lực tài hoa nổi bật, rực rỡ đẹp sao! Phong cốt tức phong
thái và cốt cách của văn chương. [44, 338]



Sức lan tỏa của lý luận văn học của Lưu Hiệp rất lớn theo thời gian. Phạm trù văn học
phong cốt đã nhiều lần được các nhà ngữ văn học Trung Quốc hết sức chú ý. Hồng Khản
(học trị của Chương Thái Diễm- một nhà cải cách chính trị và là một học giả nổi tiếng Trung
Quốc đầu thế kỷ XX) đã ráp cái khái niệm phong và cốt vào các khái niệm hình thức và nội
dung. Ơng cho rằng: “Phong là tư tưởng của văn, cịn cốt là ngơn từ của văn”.
Theo cách nhận định của nhiều nhà nghiên cứu thời đại sau này đã “gạn lọc” nhiều vấn
đề lý luận văn học của Lưu Hiệp về hình tượng riêng lẻ, các thủ pháp nghệ thuật, những chỗ
gợi nhắc, liên tưởng, là những cái cố kết với nhau thành một khối trong ý đồ tác giả… Ví dụ,
họ nhắc lại ý kiến Lưu Hiệp khi cho rằng cái cốt vẫn có thể là chết nếu thiếu ngơn từ. Và,
ngược lại, ngơn từ cũng chỉ nhờ cốt mới có thể trở thành tác phẩm văn học được. [55, 124134]
Thật thú vị, ngày nay, khuynh hướng xem các phạm trù hình thức và nội dung như các
hiện tượng nhiều cấp được nhìn nhận là lẽ đương nhiên, trong đó có vấn đề phong cốt, thể
tính. Vấn đề này có sự gặp gỡ với lý luận văn học phương Tây quen thuộc về ý nghĩa khái
niệm phong cách. Điều đó chứng tỏ Lưu Hiệp đã đi trước thời đại của ông.
1.1.3. Phong cách theo quan niệm lý luận văn học Việt Nam

Trong văn chương Việt Nam cổ khơng có những khái niệm hay thuật ngữ về lý luận văn
học một cách rõ ràng về phong cách. Tuy nhiên, sách bàn về thơ, “sách nói chuyện làm thơ”,
dưới tên gọi “thi thoại”, đã được Nguyễn Dữ đề cập từ thế kỷ XVI qua Kim Hoa thi thoại ký,
một trong những truyện hư cấu trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. Cuộc nói chuyện thơ giả
tưởng giữa ba nhà thơ đương thời Ngô Chi Lan, Phù Thúc Hoành, Thái Thuận, mang dáng
dấp bàn về “phong cách các nhà thơ”, tưởng như thật hoang đường nhưng khá thực tế trong
lịch sử văn học: “…Thơ của ông Chuyết Am kỳ lạ mà tiêu tao; thơ ông Vu Liêu mạnh mẽ
mà khích động; thơ ơng Tùng Xun như chàng trai xơng trận, có vẻ sấn sổ; thơ ông Cúc
Pha như cô gái chơi xuân, có vẻ mềm yếu. Đến như ông Đỗ ở Kim Hoa, ông Trần ở Ngọc
Tái, ơng Đàm ở Ơng Mặc, ơng Vũ ở Đường An, khơng phải khơng ngang dọc tung hồnh;
nhưng cầu lấy lời chín lẽ đạt, khiến cho làng phong nhã phải phục thì chỉ duy những bài đầy
lời trung ái của ơng Nguyễn Ức Trai, lịng lúc nào cũng chẳng qn vua, có thể chen vào
mơn hộ của Đỗ Thiếu Lăng được. Cịn đến giọng thơ biến hóa được khói mây, lời thơ quan
hệ đến phong giáo, thì lão phu đây cũng chẳng chịu kém thua mấy”. [22, 219]



Khi viết thể lệ biên soạn Toàn Việt thi tập, Lê Q Đơn có nhận xét sở trường riêng của
mỗi tác giả như các yếu tố liên quan đến phong cách thơ: “Văn chương của mỗi nhà đều có
thể cách riêng. Nói về việc theo hầu nơi đài các thì ơn hịa, nhuần nhị và phong phú; nói về
việc đóng quân, đồn thú thì lạnh lùng, hùng tráng. Miêu tả thời tiết, cảnh vật quý ở chỗ thanh
cao, đẹp đẽ; miêu tả núi rừng, ẩn dật quý ở chỗ nhàn nhã, phóng khống. Tỏ bày ý chí cần
phải trang trọng: viếng cổ cần phải cảm khái; tặng nhau nên mềm mỏng, lưu luyến. Ý tứ lập
trước, từ điệu theo sau, đem loại thơ này dùng cho các loại thơ khác mà khơng được, thế mới
là tinh xảo, sít sao.” [141, tập 1, 87] Nguyễn Đức Đạt luận bàn về văn chương trong Nam
Sơn tùng thoại cũng nêu ý tương tự: “Văn như con người của nó. Văn thâm hậu thì con
người của nó trầm mà tĩnh; văn ơn nhu thì con người của nó khiêm mà hịa; văn cao khiết thì
con người của nó đạm mà giản; văn hùng hồn thì con người của nó thuần túy mà đúng đắn”
[141, tập 1, 276]. Hoặc, trong bài viết cuối Tập thơ Rừng Chuối, Cao Bá Qt cho rằng:
“Thơ khơng có phẩm chất nhất định, phẩm chất của người là phẩm chất của thơ. Phẩm chất
của người cao thì phẩm chất của thơ cao…” Cao Bá Quát nhận xét ý nghĩa này khơng khác
với ý nghĩa “văn chính là người” của Buffon. Nhưng lời nhận định ở đây có dạng “định lý
đảo” khi ơng cho rằng “xem người thì có thể biết được thơ”. [141, tập 1, 246]
Nghiên cứu những vấn đề lý luận văn học qua nhiều thời đại, thuật ngữ phong cách
được nhà lý luận văn học Phương Lựu cắt nghĩa trong Từ điển Văn học, tập 2 như sau:
“Phong cách là chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mỹ cao được kết tinh trong sự sáng tạo
của nhà văn… Phong cách có thể biểu hiện ở cảm hứng, thể loại, ngôn ngữ nghệ thuật…
Phong cách liên quan cả về tư tưởng và nghệ thuật… Phong cách bắt nguồn sâu xa từ hiện
thực khách quan, bằng thực tiễn sống của nhà văn, nhà thơ…” [158]
Giải thích cặn kẽ hơn, Phương Lựu bổ sung: “… mỗi nhà văn có một nét riêng, nhưng
chỉ có những cái riêng nào hay, sắc, sâu, tinh… thì mới đáng gọi là phong cách… Tất nhiên,
cái hay, cái sắc, cái sâu, cái tinh trong từng phong cách là khác nhau. Phong cách dứt khốt
phải mn màu, mn vẻ…”[75, tập 1, 63]. Phương Lựu cũng phân tích sự khác nhau giữa
phong cách và phương pháp sáng tác. Phương pháp sáng tác là hệ thống hữu cơ những
nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật được xác định bởi một thế giới quan nhất định trong những

điều kiện phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Khi thế giới quan thay đổi, chỉ có những nét
phong cách nào khơng phù hợp, sẽ chuyển đổi; cái còn lại sẽ tiếp tục tồn tại. Chính vì thế,
hai nhà văn khác nhau về thế giới quan và phương pháp sáng tác vẫn có thể giống nhau có
mức độ ở phong cách.


Ngoài ra, qua nhiều cách lý giải của những nhà nghiên cứu văn học, nhà văn Việt Nam
hiện đại, phong cách được cắt nghĩa qua những góc độ cảm nhận khác nhau như sau.
Ở góc độ nghiên cứu loại thể, Bùi Cơng Hùng trong Tìm hiểu nghệ thuật thơ ca [49]
cũng cho rằng phong cách là kết quả của trình độ nghệ thuật cao, có dấu ấn tác động đến thời
đại, người đọc, mở ra một cách viết, một cách thể hiện mới, được mọi người thừa nhận. Phần
lớn các nhà văn, nhà thơ khi sáng tạo đều thể hiện cá tính sáng tạo, ra sức đi tìm cái mới, thể
hiện cái không lặp lại bên cạnh cái lặp lại có tính kế thừa truyền thống. Tuy nhiên, chỉ khi
nào nhà văn, nhà thơ đó đạt trình độ nghệ thuật cao trong nghệ thuật, mở ra được một cách
nhìn mới, cách nghĩ mới, cách cảm thụ mới, được mọi người thừa nhận, người đó mới thực
sự có phong cách, được chấp nhận là có phong cách.
Bàn luận về phong cách, nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân cũng nêu: “Phong
cách là những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức
biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một
khuynh hướng văn học, một nền văn học nào đó”. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc, từng viết
riêng một quyển sách Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, cắt nghĩa: “Phong
cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch
sử và chứa đựng một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại
hay một tác giả”. Nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, Đỗ Lai Thúy, chọn kiểu phân
tích phân tâm học trong văn học (như kiểu Bút pháp của ham muốn) cũng nêu phong cách là
cá tính chủ thể sáng tạo và sự tự do lựa chọn các phương thức ngôn ngữ để thể hiện nó trong
tác phẩm. Ơng nhấn mạnh đến cá tính và cho rằng cái chút riêng biệt nhỏ nhoi ấy là tất cả…
Nguyễn Đăng Mạnh cũng cho rằng phong cách là một phạm trù thẩm mỹ. Nhà văn phải có
tài năng thật sự, sáng tạo ra những tác phẩm có nghệ thuật cao mới được xem là nhà văn có
phong cách. Nhà văn có phong cách sẽ tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng…, có

nhỡn quan về thế giới, có tư tưởng nghệ thuật (idée poétique) riêng của nhà văn… [80, tr. 8,
9]
Nói về kinh nghiệm sáng tác liên quan đến phong cách, nhà văn Nguyễn Tuân nêu:
“Văn học có cái rất vui là phong cách. Cách nói, cách viết khác nhau…Mỗi người viết có
một cái vision (nhỡn quan) riêng. Nó đẻ ra phong cách. Do thế mà anh thì thích tả gió, tả
nắng, anh thì thích tả mây, tả mưa… anh thì có sở trường này, sở trường nọ. Rồi cách đưa
vấn đề nhiều vấn đề cũng khác nhau…” [155, 715].


Nhìn chung, từ quan niệm phong cách của phương Tây, phương Đông đến quan niệm
phong cách của Việt Nam, đều cho thấy ln có mối liên quan qua lại giữa tác giả - tác
phẩm và ngược lại. Mối quan hệ qua lại và thống nhất giữa phong cách và phương pháp
sáng tác, bút pháp, thi pháp… ít nhiều đều được các nhà lý luận nêu lên; trong đó, phong
cách vẫn có ý nghĩa bao trùm. Nhà văn, nhà thơ thể hiện, mơ tả cuộc sống, bộc lộ tình cảm,
suy nghĩ của mình, của nhân vật… qua bút pháp đã chọn lựa (tả thực, tượng trưng, ước
lệ…); điều đó góp phần tạo nên phong cách tác giả, phong cách tác phẩm. Bút pháp được
chọn sử dụng trong quá trình sáng tác, có thể thay đổi cho phù hợp tâm trạng tác giả hay đối
tượng sáng tác nhưng phong cách vẫn không mất đi.
1.1.4. Phong cách theo cách hiểu và lựa chọn của người viết luận án:

Như vậy, khái quát lại nhiều quan niệm về phong cách, người viết luận án đã bắt gặp
khá nhiều điểm tương đồng về nhiều mặt, không tách rời giữa nội dung, hình thức, bên cạnh
sự khác biệt không lớn lắm giữa các ý kiến phương Đông và phương Tây.
Trên những cơ sở này, người viết chọn lựa một cách hợp lý các ý kiến để lý giải phong
cách. Đó là: (1) tổng hợp cách hiểu phong cách của một nhà văn, nhà thơ trên hai xu hướng
nghiên cứu lý luận văn học phương Đông và phương Tây; (2) định nghĩa phong cách theo
Khrápchenkô gần như tổng hợp được những điểm chung của các quan niệm về phong cách,
về cả hai phương diện: tác giả và tác phẩm; (3) phong cách thể hiện trong giọng điệu, cảm
hứng sáng tạo, tính độc đáo trong sự miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, thể hiện trong cấu
trúc tác phẩm… (4) Tìm hiểu phong cách thơ, luận án cịn dựa vào lý thuyết thi ảnh của

Gaston Bachelard; lý thuyết ngôn ngữ thơ của Roman Jakobson. (Mặc dù, theo quan niệm
của chủ nghĩa cấu trúc, Jakobson không chú ý đến chủ thể tác giả, nhưng trong thực tế sáng
tác, nhà văn, nhà thơ chính là chủ thể sử dụng sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ để làm nên
tác phẩm). Hơn nữa, “phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn từ ngữ
tiêu biểu, có một giá trị đặc thù, giúp cho ta nhận diện một thể loại, một tác phẩm hay một
tác giả” như cách nói của Bùi Vĩnh Phúc, một nhà nghiên cứu văn học Việt Nam ở hải ngoại
đã nêu suy nghĩ và kinh nghiệm khi vận dụng chủ nghĩa cấu trúc trong nghiên cứu văn học
của ông [105]. (5) Ngoài ra, qua bài Cấu trúc câu thơ Lửa thiêng, người viết còn bắt gặp một
chi tiết đề xuất khá thú vị của nhà nghiên cứu Mã Giang Lân: “…Với kiến thức liên ngành,
như bộ ba công cụ: lý luận văn học, ngôn ngữ học, tâm lý học soi vào hệ từ ngữ ấy sẽ làm
hiện lên phong cách thơ Huy Cận ở Lửa thiêng”. [66]


×