Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đặc điểm hội đồng quản trị tác động đến công bố thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


BÙI THỊ MINH NGỌC

ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CÔNG BỐ THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


BÙI THỊ MINH NGỌC

ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CÔNG BỐ THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Kế tốn
Hướng đào tạo: Hướng nghiên cứu
Mã ngành: 8340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH

TP. Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn thạc sĩ với đề tài “Đặc điểm hội đồng quản trị tác đồng
đến cơng bố thơng tin phi tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoản tại thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu của tôi. Những nghiên cứu
trước đây được tác giả tổng hợp và có trích dẫn nguồn cụ thể. Những dữ liệu thứ cấp
được chính tác giả tự thu thập và chạy trên phần mềm Stata, chưa từng được bất kỳ ai
công bố.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 08 năm 2020
Tác giả

Bùi Thị Minh Ngọc


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT

ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 4
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................... 6
1.1 Các nghiên cứu về công bố thông tin PTC ........................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 8
1.2 Các nghiên cứu về đặc điểm HĐQT tác động đến CBTT PTC.......................... 11
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 11
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................ 15
1.3 Khe hổng nghiên cứu .......................................................................................... 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 20
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 21
2.1 Tổng quan về Hội đồng quản trị ......................................................................... 21


2.1.1. Những đặc điểm của Hội đồng quản trị ..................................................... 21
2.1.1. Vai trò của Hội đồng quản trị .................................................................... 22
2.2 Tổng quan về CBTT phi tài chính ...................................................................... 25
2.2.1. Khái niệm về CBTT ................................................................................... 25
2.2.2. Những quan điểm về thông tin phi tài chính ............................................. 25
2.2.3. Vai trị của thơng tin phi tài chính ............................................................. 26

2.3 Các hướng dẫn về cách thức CBTT phi tài chính .............................................. 27
2.3.1. Hướng dẫn về cách thức CBTT PTC của Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn
cầu (GRI) .............................................................................................................. 27
2.3.2. Hướng dẫn về CBTT PTC theo quy định của Việt Nam ........................... 28
2.3.2.1 Quy định về CBTT PTC trong chế độ Kế toán DN và Chuẩn mực
Kế toán Việt Nam ........................................................................................28
2.3.2.2 Quy định về CBTT PTC theo Hướng dẫn CBTT trên TTCK Việt
Nam

.........................................................................................................31

2.4 Phương pháp đo lường CBTT PTC .................................................................... 33
2.5 Lý thuyết nền ...................................................................................................... 34
2.5.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ........................................................... 34
2.5.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) ....... 36
2.5.3. Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory) ................................................... 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 40
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 41
3.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 41
3.2 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 42
3.3 Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................ 43
3.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu......................................................................... 46
3.5 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 49
3.5.1. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 49
3.5.2. Thu thập dữ liệu ......................................................................................... 49
3.5.3. Xử lý dữ liệu .............................................................................................. 50
3.5.4. Phân tích dữ liệu ........................................................................................ 50


3.5.4.1 Thống kê mơ tả dữ liệu ...................................................................50

3.5.4.2 Phân tích tương quan ......................................................................51
3.5.4.3 Phân tích hồi quy đa biến ................................................................51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 53
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................... 54
4.1 Thống kê mô tả mẫu ........................................................................................... 54
4.2 Phân tích thực trạng CBTT của các DNNY trên sàn GDCK tại TP HCM ........ 55
4.2.1. Phân tích thực trạng CBTT PTC................................................................ 55
4.2.2. Phân tích thực trạng CBTT PTC về nhóm thơng tin chung ..................... 57
4.2.3. Phân tích thực trạng CBTT PTC về môi trường ........................................ 58
4.2.4. Phân tích thực trạng CBTT PTC về xã hội ................................................ 59
4.2.5. Phân tích thực trạng CBTT PTC về QT cơng ty........................................ 60
4.2.6. Phân tích thực trạng CBTT PTC khác ....................................................... 61
4.3 Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình ................................................ 62
4.4 Phân tích tương quan .......................................................................................... 63
4.5 Phân tích mơ hình hồi quy .................................................................................. 64
4.5.1. Lựa chọn ước lượng hồi quy phù hợp........................................................ 64
4.5.1.1 Ước lượng hồi quy với Pooled OLS ...............................................64
4.5.1.2 Ước lượng hồi quy với FEM...........................................................65
4.5.1.3 Ước lượng hồi quy với REM ..........................................................66
4.5.1.4 Kiểm định Hausman .......................................................................67
4.5.2. Kiểm định khuyết tật của mơ hình do vi phạm các giả định ..................... 68
4.5.2.1 Giả định khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ..
.........................................................................................................68
4.5.2.2 Giả định phần dư có phân phối chuẩn ............................................68
4.5.2.3 Giả định phương sai của sai số không đổi ......................................69
4.5.2.4 Giả định về tự tương quan ..............................................................70
4.5.2.5 Kết quả nghiên cứu .........................................................................71
4.6 Bàn luận về kết quả nghiên cứu.......................................................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 76



CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 77
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 77
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 78
5.3 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ......................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 81
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BC

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Báo cáo

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên


CBTT

Cơng bố thơng tin

CSR

Báo cáo trách nhiệm xã hội của
Corporate social responsibility
doanh nghiệp

DN

Doanh nghiệp

DNNY

Doanh nghiệp niêm yết

ESG

Tổ chức môi trường, xã hội và báo Environmental,
cáo quản trị
Governance

G250

Nhóm các nền kinh tế lớn - 250
Global Fortune 250
quốc gia


GRI

Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn
cầu

HĐQT

Social

and

Hội đồng quản trị

HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở Giao dịch Chứng khốn TP Hồ
Chí Minh
International
Corporation

IFC

Tổ chức Tài Chính Quốc tế

IFRS


Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc International
tế
Reporting Standards

KQNC

Kết quả nghiên cứu

MQH

Mối quan hệ

NGO

Tổ chức phi chính phủ

Non-governmental
organizations

Finance
Financial


Từ viết tắt
OECD

Tiếng Việt

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh The Organisation for Economic
tế

Co-operation and Development

PP

Phương pháp

PTC

Phi tài chính

QT

Quản trị

TGĐ
TT
TTCK
TV
VAS

Tiếng Anh

Tổng Giám Đốc
Thơng tin
Thị trường chứng khốn
Thành viên
Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Vietnamese
Standards


Accounting


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2-1 Danh mục CBTT PTC theo hướng dẫn của Chế độ kế toán DN và Chuẩn
mực Kế toán Việt Nam ..................................................................................................28
Bảng 2-2 Tổng hợp danh mục CBTT PTC theo hướng dẫn của Thông tư 155/2015/TTBTC ...............................................................................................................................31
Bảng 3-1 Tổng hợp đo lường biến trong mơ hình nghiên cứu ......................................45
Bảng 3-2 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ..............................................................48
Bảng 4-1 Thống kê mẫu nghiên cứu .............................................................................54
Bảng 4-2 Phân loại mẫu nghiên cứu..............................................................................54
Bảng 4-3 Thực trạng CBTT PTC giai đoạn 2016-2018 ................................................55
Bảng 4-4 Thực trạng cơng bố các nhóm thông tin PTC ................................................56
Bảng 4-5 Tổng hợp tần suất điểm CBTT PTC giai đoạn 2016 - 2018..........................57
Bảng 4-6 Thực trạng CBTT PTC về nhóm thơng tin chung của DN ............................58
Bảng 4-7 Tổng hợp tần suất điểm CBTT PTC về nhóm thông tin chung giai đoạn 2016
- 2018 .............................................................................................................................58
Bảng 4-8 Thực trạng CBTT PTC về môi trường ..........................................................59
Bảng 4-9 Tổng hợp tần suất điểm CBTT PTC về môi trường ......................................59
Bảng 4-10 Tổng hợp điểm CBTT PTC về xã hội .........................................................60
Bảng 4-11 Tổng hợp tần suất điểm CBTT PTC về xã hội ............................................60
Bảng 4-12 Thực trạng CBTT PTC về QT công ty ........................................................61
Bảng 4-13 Tổng hợp tần suất điểm CBTT PTC về QT công ty ....................................61
Bảng 4-14 Thực trạng CBTT PTC khác........................................................................62
Bảng 4-15 Tổng hợp tần suất điểm CBTT PTC khác ...................................................62
Bảng 4-16 Thống kê mô tả các biến độc lập .................................................................62
Bảng 4-17 Tổng hợp tần suất DN có sự độc lập của Chủ tịch HĐQT và TGĐ ............63
Bảng 4-18 Ma trận tương quan mơ hình nghiên cứu ....................................................63
Bảng 4-19 Kết quả ước lượng hồi quy với Pooled OLS ...............................................64

Bảng 4-20 Kết quả ước lượng hồi quy với FEM ...........................................................65
Bảng 4-21 Kết quả ước lượng hồi quy với REM ..........................................................66
Bảng 4-22 Bảng kết quả so sánh giữa FEM và REM ...................................................67


Bảng 4-23 Tổng hợp các kiểm định để lựa chọn mơ hình ............................................67
Bảng 4-24 Giá trị VIF của mơ hình nghiên cứu ............................................................68
Bảng 4-25 Kết quả kiểm định phương sai của sai số không đổi ...................................69
Bảng 4-26 Kết quả kiểm định tự tương quan ................................................................70
Bảng 4-27 Kết quả ước lượng hồi quy mơ hình FGLS .................................................71
Bảng 4-28 Tổng hợp kết quả nghiên cứu ......................................................................72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3-1 Mơ hình nghiên cứu .......................................................................................44


Đặc điểm Hội đồng quản trị tác động đến công bố thơng tin phi tài chính tại
các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn tại TP Hồ Chí Minh.
TĨM TẮT
Trong bối cảnh những thơng tin PTC được TTCK Việt Nam ngày càng quan
tâm thì nhóm đề tài về lĩnh vực CBTT cũng được các nhiều tác giả nghiên cứu, chính
vì thế, tác giả lựa chọn đề tài này nhằm kiểm định lại sự tác động của nhóm nhân tố
đặc điểm HĐQT đến công bố thông tin PTC của các DNNY trên sàn chứng khốn tại
TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016-2018. Tác giả sử dụng PP chỉ số công bố thông
tin không trọng số của Hassan và Marston (2010) để đo lường CBTT phi tài chính dựa
trên bảng chỉ số được xây dựng dựa trên các đề mục trích dẫn từ phụ lục của thơng tư
155 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Nghiên cứu đưa ra mơ hình hồi quy và
chạy dữ liệu trên phần mềm STATA 15 với nhân tố sự độc lập của Chủ tịch HĐQT và
TGĐ, số lượng TV độc lập của HĐQT và nhân tố số lượng cuộc họp HĐQT cho kết

quả tác động thuận chiều, còn nhân tố tỷ lệ sở hữu cổ phần của các TV HĐQT có tác
động ngược chiều với biến CBTT phi tài chính. Hai nhân tố khơng có ý nghĩa thống kê
với biến phụ thuộc CBTT phi tài chính là nhân tố quy mơ HĐQT và số lượng TV nữ
trong HĐQT.
Từ khóa: Hội đồng quản trị, cơng bố thơng tin, phi tài chính.


The Board Characteristics impact on non-financial information disclosure
in listed companies on Ho Chi Minh Stock Exchange.
ABSTRACT
In the context of non-financial information is increasingly concerned by the
Vietnamese stock market, the topic of the information disclosure field is also studied
by many authors, so the author chooses this topic to examine the impact of board
characteristics on non-financial information disclosure - Empirical evidence in listed
companies on Ho Chi Minh Stock Exchange in the period of 2016-2018. The author
uses the unweighted disclosure index method of Hassan and Marston (2010) to
measure non-financial information based on the index list based on the items cited
from the appendix of Circular 155 effected from January 1, 2016. The study provides a
regression model and runs data on STATA 15 with the results indicating the dual
leadership structure, independent board members and the number of BOD meetings
have a positive effect, while the ownership ratio of the BOD members has the opposite
effect with the non-financial information disclosure variable. The two factors that are
not statistically significant with the non-financial information disclosure dependent
variable are the size of the Board of Directors and the number of female members in
the Board of Directors.
Keywords: Board characteristics, disclosure, non-financial information.


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Báo cáo của các DN phát triển bền vững được xây dựng dựa trên những thông tin
liên quan đến các hoạt động về lĩnh vực môi trường, các vấn đề của xã hội và QT trách
nhiệm DN (ESG). Đây là nhóm thơng tin mang tính xu thế đối với những nhà đầu tư
tiềm năng. Khi các DN phát triển bền vững theo đúng những hoạt động đã được đề ra,
nó đem lại nền tảng cho sự tăng trưởng của DN một cách ổn định về mặt tài chính, từ
đó, lĩnh vực kinh tế của DN cũng được phát triển.
Như vậy, BC phát triển bền vững là tự nguyện, tuy nhiên hiện nay nhiều quốc gia
đang dần yêu cầu chuyển đổi thành bắt buộc. Họ nhận ra rằng hệ thống nền kinh tế
thích ứng cao có sự giải thích rõ ràng các rủi ro dài hạn, bao gồm những tác động về
môi trường, kinh tế và xã hội. BC phát triển bền vững là một trong những thước đo
mới để các DN thiết lập và phát triển giá trị của chính mình.
Hiện nay, đã có hơn 600 doanh nghiệp đến từ 65 quốc gia trên thế giới thực hiện
BC phát triển bền vững, điển hình là một số quốc gia sau đây như Úc, Trung Quốc,
Brazil, Ấn Độ, Nam Phi và Mỹ. Cụ thể, việc tham gia thực hiện BC phát triển bền
vững tại các châu lục được phân bổ như sau: Châu Âu là quốc gia chiếm tỷ trọng nhiều
nhất với 45%, tiếp đến là Châu Á với 18%, rồi đến Bắc Mỹ là 14%, Mỹ Latinh với
14% và cuối cùng là Châu Phi: 5%.
Đến nay đã có hơn 30 quốc gia trên thế giới đưa ra 142 các quy định pháp lý cho
BC phát triển bền vững, trong đó trên 50% là những quy định bắt buộc phải tuân thủ,
chẳng hạn như bộ quy định “KING CODE III” của Nam Phi, Trung quốc ban hành
“Hướng dẫn các Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện trách nhiệm xã hội”, các DN thuộc
lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên tại Ấn Độ bị chi phối bởi Điều 47 Luật công ty Trách
nhiệm hữu hạn bắt buộc các DN phải đưa ra những hoạt động về trách nhiệm xã hội và
Chỉ số Bền vững Doanh nghiệp được Bồ Đào Nha thực hiện một cách bắt buộc.
Các DNNY trên TTCK tại Việt Nam chưa cung cấp đủ thông tin cho các nhà đầu
tư để đảm bảo về việc phát triển bền vững của các DN. Một số thông tin nên bổ sung
như các vấn đề liên quan đến khí thải, cách sử dụng các nguồn năng lượng như nước,
điện,…, những hoạt động hướng đến cộng đồng, những phúc lợi cho nhân viên, đào



2

tạo nguồn nhân lực và thông tin hoạt động của các ủy ban trực thuộc. Việc thiếu những
thông tin bền vững này có thể khiến cho các DN mất điểm trong mắt những nhà đầu tư
có sự quan tâm đặc biệt đến xã hội cũng như tầm nhìn xa đối môi trường. Để phù hợp
với sự phát triển của thị trường, Bộ Tài chính đã ban hành thơng tư hướng dẫn cho các
DNNY trên TTCK về những quy định liên quan đến CBTT, đó là thơng tư
155/2015/TT-BTC, thơng tư được ban hành vào cuối năm 2015 và áp dụng từ năm
2016, một trong những điểm mới của thông tư là những hướng dẫn và quy định về
những cách thức lẫn nội dung mà các DN cần công bố liên quan đến thông tin về môi
trường và trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Đây là bước đi đầu tiên góp phần nâng
cao hiệu quả QT DN, nâng tầm quản lý và đưa DN Việt xứng tầm quốc tế.
Chính vì vậy, những vấn đề liên quan đến CBTT PTC ngày càng được quan tâm
và trở thành dòng nghiên cứu trong xu thế hiện nay. Trên thế giới, tới thời điểm hiện
tại đã có rất nhiều tác giả đã thực hiện nghiên cứu về khía cạnh CBTT của các DN từ
những thơng tin tài chính đến phi tài chính, từ bắt buộc cho đến tự nguyện. Trong đó,
các nghiên cứu về thơng tin PTC như Barako và Izan (2006), Mohd Ghazali (2007),
Alotaibi and Hussainey (2016),…. Tại Việt Nam, hướng nghiên cứu này cũng dần
được phát triển qua các nghiên cứu của các tác giả điển hình như Tạ Quang Bình
(2012, 2014), Phạm Đức Hiếu và Đỗ Thị Hương Lan (2015), Hà Xuân Thạch và
Dương Hoàng Ngọc Khuê (2017) hay Dương Hoàng Ngọc Khuê (2019),.... Dựa trên
căn bản về CBTT PTC, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra mơ hình những nhân tố tác
động đến CBTT PTC để giúp cho những người sử dụng có cái nhìn tồn diện hơn, từ
đó, có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Theo IFC - Tổ chức Tài Chính Quốc tế, năm 2020, đã phát hành ấn phẩm với chủ
đề về “Đối mặt với đại dịch Covid 19” trong chuyên mục “QT công ty- Những lời
khuyên cho lãnh đạo cơng ty khi ứng phó với khủng hoảng” có đề cập đến việc Hội
đồng quản trị cần CBTT và minh bạch nhằm tạo dựng niềm tin thông qua truyền

thông, đặc biệt những thông tin trọng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong bài báo của Thu Hiền (2019) trên Đặc san Doanh nghiệp niêm yết với
chuyên đề về QT công ty tiến bộ rõ rệt có khẳng định những DN đạt điểm QT cao thì
có sự tăng cường cải thiện về CBTT. Như vậy, HĐQT cũng là một trong những nhân


3

tố tác động đến CBTT PTC.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu và tìm thấy MQH giữa
đặc điểm HĐQT và CBTT PTC, ví dụ như Alfraih, M. M. (2016), Madhani, P. M.
(2015), Akbas, H. E. (2016), Martikainen và cộng sự (2019),.... Tuy nhiên, từ khi có
thơng tư 155 đến năm, các nghiên cứu trong nước vẫn còn hạn chế với đề tài về sự tác
động của nhóm nhân tố thuộc đặc điểm HĐQT với CBTT PTC. Chính vì thế, tác giả
lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm hội đồng quản trị tác động đến CBTT phi tài
chính của các DNNY trên thị trường chứng khốn tại TP Hồ Chí Minh” trong giai
đoạn gần đây làm đề tài nghiên cứu là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xác định các đặc điểm HĐQT và phân tích
tác động của những đặc điểm này đến CBTT PTC của các DNNY trên TTCK tại TP
Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu gồm:
(1) Xác định các đặc điểm HĐQT tác động đến CBTT PTC của các DNNY trên
TTCK tại TP Hồ Chí Minh.
(2) Phân tích các đặc điểm HĐQT tác động đến CBTT PTC của các DNNY trên
TTCK tại TP Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sẽ trả lời những câu hỏi sau để đạt được những mục tiêu
nghiên cứu đã đề ra:
(1) Có tồn tại tác động của các đặc điểm HĐQT đến CBTT PTC tại các DNNY trên

TTCK tại TP Hồ Chí Minh?
(2) Các đặc điểm HĐQT tác động đến CBTT PTC tại các DNNY trên TTCK tại TP
Hồ Chí Minh như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thông tin PTC được công bố trên BCTN của
các DNNY trên TTCK tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016-2018.


4

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: dữ liệu được thu thập và nghiên cứu trong giai đoạn 2016
đến 2018.
Phạm vi về không gian: dữ liệu CBTT PTC trên BCTN của các DNNY tại TP Hồ
Chí Minh trên sàn giao dịch HOSE. Đề tài không nghiên cứu về các DN tài chính như
các DN chứng khốn, các ngân hàng, …. Đồng thời, đề tài không nghiên cứu về những
DN có vốn Nhà nước với tổng số phiếu biểu quyết được Nhà nước nắm giữ trên 50%.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được hai mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả vận dụng PP định lượng
để kiểm định và đo lường tác động của mơ hình nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu thứ nhất, tác giả tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước
về các đặc điểm HĐQT tác động đến CBTT PTC. Ngoài ra, tác giả kết hợp với những
lý thuyết liên quan đến đề tài để đưa ra mơ hình NC, từ đó, đưa ra các giả thuyết liên
quan.
Để đạt được mục tiêu thứ hai, tác giả sử dụng PP NC định lượng. Tác giả thu
thập dữ liệu thứ cấp là những thông tin PTC trên BCTN của các DNNY trong giai
đoạn 2016 – 2018 để đo lường các biến độc lập là 6 đặc điểm của HĐQT và biến phụ
thuộc là CBTT PTC trong mơ hình. Từ đó, tác giả chạy mơ hình hồi quy đa biến để
kiểm định sự tác động của các đặc điểm HĐQT đến CBTT PTC bằng ứng dụng phần

mềm Stata 15 để xử lý với dạng dữ liệu bảng.
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận:
Kết quả nghiên cứu kiểm định giả thuyết mơ hình về sự tác động của các đặc
điểm HĐQT đến CBTT PTC tại các DNNY trên TTCK tại TP. Hồ Chí Minh.
Về mặt thực tiễn:
Luận văn đã thực hiện đo lường và đánh giá thực trạng CBTT của các DNNY
trên TTCK tại TP HCM trong giai đoạn 2016-2018. Ngoài ra, KQNC kiểm định cho
thấy sự ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm HĐQT đến CBTT
PTC tại các DNNY trong nghiên cứu. Từ những kết quả của đề tài, tác giả đã đưa ra
một số những hàm ý QT nhằm giúp nâng cao việc CBTT PTC được đầy đủ và cụ thể


5

hơn. Vì vậy, kết quả của nghiên cứu này là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đối
tượng thực hiện việc công bố những thông tin PTC cũng như những đối tượng xem xét
và sử dụng nguồn thông tin PTC này.
7. Kết cấu luận văn
Đề tài gồm 5 chương được thiết kế như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Nội dung chương này trình bày các nghiên cứu trước trên thế giới và ở Việt Nam
có chủ đề về CBTT PTC và các đặc điểm HĐQT tác động đến CBTT PTC theo thời
gian. Từ đó, tác giả đã xác định được khe hổng trong dòng nghiên cứu về PTC, từ đó
đưa ra đề tài nghiên cứu cho chính mình.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Nội dung chính của chương này tác giả trình bày những vấn đề về: Các khái
niệm, thuật ngữ, vai trò và những quy định về CBTT PTC tại Việt Nam cũng như của
tổ chức nước ngồi. Đồng thời, tác giả trình bày các lý thuyết như lý thuyết đại diện, lý
thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết hợp pháp, những lý thuyết này được tác giả

làm cơ sở để phát triển các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu cho đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chương này trình bày quy trình nghiên cứu, PP nghiên cứu, PP chọn
mẫu, các kỹ thuật thống kê mô tả, kiểm định và định lượng các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Nội dung chương trình bày về các kết quả sau khi tác giả chạy dữ liệu từ phần
mềm STATA 15, từ đó, tác giả đưa ra những phân tích cũng như bàn luận về các kết
quả định lượng này.
Chương 5: Kết luận và đề xuất kiến nghị
Chương này trình bày kết luận về KQNC và đề xuất một số kiến nghị cho nhiều
đối tượng trong việc lập và sử dụng các thông tin PTC nhằm nâng cao CBTT PTC của
các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK tại TP Hồ Chí Minh.


6

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

1.1 Các nghiên cứu về công bố thông tin PTC
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Barako và Izan (2006) về những nhân tố tác động đến CBTT
PTC của những DNNY trên sàn chứng khốn Nairobi khu vực Đơng Phi với nguồn dữ
liệu được khảo sát liên tục từ năm 1992 đến 2001. Các nhân tố được chia thành 3
nhóm chính là nhóm về sự quản lý trong DN (tỷ lệ giám đốc không điều hành trong
HĐQT, lãnh đạo kép và nhân tố ủy ban kiểm toán), cấu trúc sở hữu (tỷ lệ cổ phần do
20 cổ đông hàng đầu nắm giữ, số lượng cổ phần do người nước ngoài nắm giữ trên
tổng số cổ phần của DN, tỷ lệ cổ phần do cổ đơng tổ chức nắm giữ) và nhóm về những
đặc điểm của DN bao gồm quy mô DN, chỉ số địn bẩy tài chính, nhân tố về cơng ty

kiểm tốn big 4, lợi nhuận và tính thanh khoản. Nghiên cứu sử dụng cả hai PP chỉ số
CBTT trọng số và không trọng số để đo lường CBTT PTC. Kết quả tương đối giống
nhau giữa cả hai PP đo lường trọng số và PP không trọng số cho biến CBTT PTC.
KQNC cho rằng mức độ các DN công bố các thơng tin tự nguyện bị ảnh hưởng bởi
các thuộc tính liên quan đến việc QT DN, về cơ cấu sở hữu và những đặc điểm công
ty. Cụ thể, mức độ của quyền sở hữu thể chế và mức độ về sự sở hữu nước ngồi có sự
ảnh hưởng cùng chiều đến CBTT tự nguyện một cách đáng kể. Các công ty lớn và các
cơng ty có nợ cao tự nguyện tiết lộ thêm thông tin và nhân tố ủy ban kiểm toán cũng là
một nhân tố quan trọng liên quan đến mức độ CBTT tự nguyện.
Mohd Ghazali (2007) nghiên cứu về nhóm nhân tố cấu trúc sở hữu (cơng ty do
chủ sở hữu, giám đốc sở hữu và sở hữu Nhà nước) và đặc điểm công ty (quy mô DN,
lợi nhuận và đặc điểm ngành nghề) tác động đến CBTT PTC tại những DNNY PTC
trên thị trường Malaysia. Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu của năm 2001 để đo
lường với 87 DN PTC được lựa chọn. Tác giả sử dụng PP chỉ số CBTT không trọng số
với 22 chỉ mục được thiết kế để đo lường CBTT PTC. KQNC cho thấy phần lớn điểm
CBTT PTC dưới điểm trung bình (50%), giá trị thấp nhất của mức điểm CBTT là
4.6% và giá trị cao nhất tương đương là 77.3%. Đồng thời, tác giả cũng phân loại mức
điểm CBTT dựa trên các nhóm thơng tin PTC, cụ thể, các thơng tin về sản phẩm và
các dịch vụ chính đạt 86.2% trên tổng điểm cần cơng bố, các chính sách về đào tạo


7

được cơng bố ở mức 50.6%, các chương trình cộng đồng đạt 39.1% và các chương
trình qun góp từ thiện đạt 36.8%.
Monteiro và Aibar (2010) nghiên cứu về những nhân tố quyết định đến việc
CBTT trên BCTN của những công ty lớn tại Bồ Đào Nha, đặc biệt là về khía cạnh mơi
trường. Nghiên cứu đã quan sát 109 DNNY trong giai đoạn từ 2002 đến 2004. PP chỉ
số CBTT không trọng số được tác giả sử dụng để đo lường CBTT và các nhân tố được
tác giả đánh giá sự tác động bao gồm quy mô DN, đặc điểm ngành nghề, nhân tố về lợi

nhuận, có niêm yết hay khơng, sở hữu nước ngồi và giấy chứng nhận mơi trường. Sau
khi kiểm định phương trình hồi quy, KQNC đưa ra kết luận rằng quy mô DN và nhân
tố DNNY trên TTCK có tác động cùng chiều đến CBTT mơi trường.
Nghiên cứu của Veronica (2010) về những nhân tố tác động đến CBTT PTC của
những DNNY tại Indonesia. Các biến độc lập được lựa chọn để nghiên cứu bao gồm
quy mơ HĐQT, sở hữu nước ngồi, quy mơ doanh nghiệp, lợi nhuận và nhân tố địn
bẩy tài chính. Tác giả thu thập dữ liệu của 87 DNNY trên sàn giao dịch chứng khoán
Indonesia vào năm 2003. PP đánh giá nội dung bao gồm bộ chỉ số và độ dài của nội
dung được sử dụng là hai thang đo để đo lường CBTT PTC và mơ hình hồi quy cho
từng PP đánh giá để kiểm chứng các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. KQNC cho
thấy quy mơ HĐQT và quy mơ DN có tác động tích cực đến CBTT PTC. Nghiên cứu
cũng kiểm nghiệm được BC về TT PTC có tác động một ít đến hiệu suất của DN trong
tương lai. Từ đó, khuyến khích các DN cơng bố nhiều thơng tin PTC hơn trên BCTN
để có thể có những tác động tốt đến hiệu suất của DN.
Yanesari và cộng sự (2012) nghiên cứu về đặc điểm HĐQT tác động đến CBTT
PTC tự nguyện tại Iran. Mẫu nghiên cứu gồm 570 quan sát trong giai đoạn 2005-2010.
Tác giả xây dựng bộ chỉ số gồm 46 mục được chia thành 3 phân nhóm dựa trên những
đối tượng sử dụng BCTN khác nhau gồm thông tin về phương hướng, chiến lược của
DN, thơng tin tài chính và PTC. Như vậy, tác giả sử dụng PP chỉ số không trọng số để
đo lượng CBTT PTC. Kết quả bao gồm mức độ CBTT PTC thấp nhất là 8.12% và cao
nhất là 59.23%. Và giá trị trung bình bằng giá trị trung vị đạt mức 42%, điều này có
nghĩa là 50% DN có điểm CBTT PTC dưới 42% và ngược lại.
Muhammad và cộng sự (2015) nghiên cứu về ảnh hưởng của những đặc điểm


8

HĐQT đến công bố trách nhiệm xã hội tại các DN sản xuất thực phẩm ở Nigeria trong
giai đoạn từ 2005 – 2014. PP chỉ số đo lường không trọng số được tác giả sử dụng để
đo lượng CBTT PTC với bộ chỉ số gồm 15 mục đã được tác giả điều chỉnh sao cho

phù hợp với các thông tư, quy định mới nhất. KQNC cho thấy khơng có bất kỳ doanh
nghiệp khơng CBTT PTC, DN cơng bố ít nhất chỉ đạt 13% và cao nhất chiếm 73%,
như vậy, mức độ trung bình của các DN CBTT PTC trong mẫu nghiên cứu là 48%.
Nghiên cứu Alotaibi, K. O., & Hussainey, K. (2016) về các nhân tố quyết định
đến mức độ và chất lượng của CBTT trách nhiệm xã hội (CSR) tại các DNNY PTC ở
Ả Rập Saudi trong giai đoạn 2013-2014. Tác giả sử dụng PP chỉ số không trọng số để
đo lượng CBTT PTC theo 7 nhóm thơng tin bao gồm thông tin về nhân sự, cộng đồng,
vấn đề mơi trường, sản phẩm và dịch vụ chính, nguồn năng lượng, khách hàng và
những thông tin PTC khác. KQNC cho thầy có những DN khơng cơng bố bất kỳ thơng
tin PTC nào đến những DN công bố đạt mức trên trung bình 51%, và mức độ trung
bình của CBTT là 33.4%. Tác giả đã nhận thấy mức độ CBTT PTC tại nước này vẫn
đạt mức trung bình nhưng chất lượng của những thông tin được công bố vẫn chưa cao,
đạt mức dưới trung bình.
Alfraih, M. M. (2016) nghiên cứu về những đặc điểm HĐQT tác động đến việc
tuân thủ CBTT PTC bắt buộc tại DNNY trên sàn chứng khoán tại Kuwait năm 2010.
Nghiên cứu đã sử dụng PP chỉ số công bố không trọng số để đo lượng CBTT PTC cho
mẫu nghiên cứu, danh sách chỉ số được thiết kế dựa trên bộ chuẩn mực BCTC quốc tế
(IFRS). KQNC nhấn mạnh có sự tồn tại khác biệt trong việc tuân thủ CBTT PTC bắt
buộc, với mức độ CBTT PTC thấp nhất là 41% và cao nhất là 91%. Đồng thời, mức độ
CBTT trung bình trong nghiên cứu đạt mức khá cao là 70%.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Tạ Quang Bình (2012) nghiên cứu về mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của
các DNNY PTC tại Việt Nam. Những thông tin PTC trong nghiên cứu được chia thành
6 nhóm chính: thơng tin chung của công ty, thông tin về số liệu tài chính, các kế hoạch
của DN về định hướng phát triển tương lai, thơng tin về ủy ban kiểm tốn, các công bố
về cấu trúc HĐQT và những thông tin liên quan đến người lao động, hoạt động về
trách nhiệm đối với xã hội và sự tuân thủ các chính sách môi trường. Nghiên cứu đã


9


quan sát 199 DNNY trên hai sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) và Hồ Chí Minh
(HOSE) với PP chỉ số CBTT không trọng số để đo lường mức độ CBTT PTC. Kết quả
cho thấy, CBTT PTC có mức độ cao nhất thuộc về nhóm thơng tin chung của DN
70,17% và nhóm thơng tin về các định hướng tương lai là 61,64%. Tiếp theo đó là các
nhóm thơng tin về cấu trúc HĐQT 42,45%, dữ liệu tài chính 23,98%, những thơng tin
liên quan đến người lao động, xã hội và môi trường là 18,77% và 10.84% cho biến ủy
ban kiểm toán.
Nghiên cứu của Tạ Quang Bình (2014) về các nhân tố tác động đến mức độ công
bố tự nguyện thông tin PTC của các DNNY tại Viêt Nam. Các nhân tố được chia thành
3 nhóm chính: đặc tính cơng ty bao gồm lợi nhuận DN, quy mơ và địn bẩy tài chính,
nhóm cấu trúc sở hữu bao gồm nhân tố sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu
tổ chức, đặc tính QT cơng ty bao gồm ủy ban kiểm tốn nội bộ, nhân tố cơng ty kiểm
tốn Big4 và nhân tố về cấu trúc lãnh đạo kép. Mẫu nghiên cứu gồm 196 DNNY PTC
trên hai sàn giao dịch HNX và HOSE. Nghiên cứu sử dụng PP chỉ số công bố không
trọng số để chấm điểm CBTT PTC qua 6 nhóm chính và 72 tiểu mục. Từ đó, tác giả
đo lường được mức độ trung bình CBTT PTC trong mẫu nghiên cứu là 43.4%, cụ thể,
mức độ CBTT dao động từ 2.7% đến 82.7%.
Phạm Đức Hiếu và Đỗ Thị Hương Lan (2015) với nghiên cứu về MQH giữa các
đặc điểm của công ty (quy mô DN, lợi nhuận và đòn bẩy), cơ cấu sở hữu (sở hữu Nhà
nước, sở hữu quản lý và sở hữu nước ngoài) và QT doanh nghiệp (HĐQT độc lập,
quản trị kép và kiểm toán viên độc lập) với mức độ tự nguyện CBTT của 205 công ty
sản xuất và công nghiệp niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh và Hà
Nội trong năm 2012. Nghiên cứu sử dụng PP chỉ số công bố không trọng số để chấm
điểm mức độ CBTT theo bảng kê các chỉ mục gồm 4 nhóm chính về thơng tin chiến
lược của DN (11 tiêu chí), thơng tin vốn và thị trường tài chính (14 tiêu chí), kế hoạch
phát triển DN trong tương lai (8 tiêu chí) và thông tin về các hoạt động gắn liền với
tinh thần trách nhiệm với xã hội (9 tiêu chí). Kết quả của nghiên cứu cho thấy mức độ
trung bình của CBTT PTC tại Việt Nam là 32.16%, trong đó, trong đó nhóm thơng tin
về trách nhiệm đối với xã hội được cơng bố nhiều nhất đạt mức trung bình là 42.55%,

kế đến là thông tin chiến lược của doanh nghiệp đạt trung bình 41.06% và hai nhóm


10

thấp nhất với mức công bố lần lượt là 25.44% và 20%, tương ứng với nhóm thơng tin
vốn và thị trường tài chính và kế hoạch phát triển tương lai.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2015) về các nhân tố tác động đến mức độ
CBTT tự nguyện của 106 DNNY trên HOSE trong năm 2013. Tác giả sử dụng PP chỉ
số CBTT khơng trọng số với bộ tiêu chí gồm 43 mục thông tin tự nguyện cần công
bố. Bộ chỉ tiêu được xây dựng dựa trên thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012
“Hướng dẫn về việc CBTT trên thị trường chứng khốn”. Sau đó, nghiên cứu sử dụng
phương trình hồi quy để xác định các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tự nguyện.
Cụ thể có 3 nhân tố tác động bao gồm quy mơ DN, loại hình sở hữu có yếu tố nước
ngồi và lợi nhuận DN.
Phạm Ngọc Tồn & Hoàng Thị Thu Hoài (2015) nghiên cứu về ảnh hưởng của
đặc điểm DN đến mức độ CBTT trên TTCK TP Hồ Chí Minh năm 2013 với 100
BCTN được thu thập và khảo sát. Tác giả lựa chọn PP đo lường CBTT bằng PP chỉ số
CBTT không trọng số nhằm giảm tính chủ quan của PP chỉ số CBTT có trọng số. Kết
quả cho thấy, mức độ CBTT của các DNNY đều đạt mức trên trung bình, mức độ
CBTT thấp nhất đạt 52% và cao nhất đạt 94%.
Nghiên cứu của Hà Xuân Thạch và Dương Hoàng Ngọc Khuê (2017) đã khảo sát
trên mẫu nghiên cứu gồm 93 DNNY trên sàn giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí Minh
năm 2015. Nghiên cứu sử dụng PP chỉ số CBTT không trọng số với bộ chỉ số được
xây dựng gồm 114 chỉ mục dựa trên bộ tiêu chuẩn quốc tế GRI. KQNC cho thấy
khoảng cách lớn giữa các DNNY về CBTT PTC, cụ thể, mức độ CBTT PTC cao nhất
đạt 95% và mức thấp nhất chỉ đạt 25%.
Trương Đông Lộc và Nguyễn Xuân Thuận (2018) với nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của đặc điểm HĐQT tác động đến mức độ CBTT của các DNNY trên TTCK tại
TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã lấy thông tin từ BCTC và BCTN của 207 DNNY

trong năm 2015. Dựa trên bộ tiêu chí của Standard and Poor (S&P), kết hợp với những
quy định về pháp luật của Việt Nam về CBTT, tác giả đã xây dựng bộ chỉ mục gồm 72
tiêu chí. Từ đây, tác giả vận dụng PP chỉ số CBTT không trọng số để đo lường mức độ
CBTT của các DNNY trong mẫu nghiên cứu. KQNC cho thấy 73.1% là mức độ trung
bình CBTT của các DNNY được khảo sát, trong đó, mức độ CBTT thấp nhất đạt


11

59.7% và cao nhất đạt 90.3%.
Nghiên cứu của Dương Hoàng Ngọc Khuê (2019) đã khảo sát BCTN năm 2016
của 577 DNNY tại hai sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam để nghiên cứu về “Đo
lường mức độ CBTT và các nhân tố tác động đến mức độ CBTT PTC”. Nghiên cứu sử
dụng PP chỉ số CBTT khơng có trọng số để chấm điểm CBTT PTC theo hai mơ hình
chỉ tiêu được lập từ thông tư 155/BTC và theo hướng dẫn G4 của GRI quốc tế. Kết
quả cho thấy, theo quy định hiện hành tại Việt Nam, CBTT PTC đạt mức trung bình
58,5% và chỉ đạt mức thấp là 29,4% theo tiêu chuẩn quốc tế GRI.
Trương Đông Lộc và Lê Xuân Thái (2019) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các
nhân tố QT cơng ty và tài chính đến mức độ minh bạch và CBTT của DN trên TTCK
Việt Nam. PP chỉ số minh bạch và CBTT được tác giả sử dụng để đo lường biến phụ
thuộc mức độ minh bạch và CBTT với bộ tiêu chí được thiết kế và xây dựng thành 3
nhóm chính bao gồm CBTT cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư (18 điểm);
CBTT tài chính (50 điểm) và CBTT cơ cấu HĐQT và điều hành công ty (30 điểm).
Với 506 DNNY trên sàn chứng khốn Hồ Chí Minh và sàn giao dịch Hà Nội trong giai
đoạn 2014-2016, nghiên cứu cho thấy chỉ số minh bạch và CBTT của các DNNY
trung bình là 79.59 điểm. Giá trị thấp nhất là mức điểm dưới trung bình, chỉ đạt 36.7
điểm và mức điểm cao nhất cũng khá cao với 79.59 điểm.
1.2 Các nghiên cứu về đặc điểm HĐQT tác động đến CBTT PTC
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Ho và Wong (2001) nghiên cứu về MQH giữa cấu trúc QT doanh nghiệp và mức

độ CBTT tự nguyện tại Hong Kong với bộ dữ liệu năm 1997 và 1998. Cấu trúc QT
DN bao gồm các biến độc lập như biến tỷ lệ TV độc lập trong HĐQT, tỷ lệ TV gia
đình trong HĐQT, sự tồn tại của ủy ban kiểm toán độc lập của DN và nhân tố về sự
kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty. Nghiên cứu sử dụng PP chỉ số công
bố trọng số để đo lường CBTT tự nguyện và PP hồi quy để kiểm định mơ hình. Kết
quả cho thấy nhân tố tỷ lệ TV độc lập trong HĐQT và nhân tố về sự kiêm nhiệm của
chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty không tác động đến CBTT tự nguyện, biến ủy ban
kiểm tốn độc lập của DN có tương quan thuận và biến tỷ lệ TV gia đình trong HĐQT
có tương quan nghịch với CBTT tự nguyện.


×