Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THANH NHƯ

HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THANH NHƯ

HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG


TP Hồ Chí Minh – năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tơi kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Quý thầy cô
trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức
quý báu trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người bạn, những đồng nghiệp đã hỗ trợ,
góp ý và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS.Trầm Thị Xuân
Hương, người trực tiếp hướng dẫn khoa học của luận văn, đã tận tình hướng dẫn tơi
hồn thành luận văn này.
Trân trọng!
Tác giả: Phan Thị Thanh Như


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn này là do tôi nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương. Các
nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu trong thực
tiễn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tuy Hịa, ngày

tháng

năm 2018

Người thực hiện

Phan Thị Thanh Như



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài. ...............................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát. ................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể. ........................................................................................................ 2
3. Nguyên nhân phát sinh vấn đề. ............................................................................2
4. Giải pháp thực hiện. ..............................................................................................3
5. Kết cấu luận văn. ...................................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH PHÚ YÊN ................................................5
1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Phú Yên. ................................................................................................................. 5
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. ..............................................................5
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và các phòng chuyên môn nghiệp vụ. ................................5
1.2. Các vấn đề cần quan tâm tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Phú Yên. .......................................................................................................... 6
1.2.1. Huy động vốn. ..............................................................................................6
1.2.2. Hoạt động tín dụng. .....................................................................................8
1.2.3. Lợi nhuận. ..................................................................................................15

1.2.4. Vấn đề kiểm sốt nội bộ. ...........................................................................16
1.3 Những biểu hiện vấn đề liên quan đến kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên. .............. 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ N ................................................................21
2.1. Kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ...............21


2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ và kiểm soát nội bộ ngân hàng. .....................21
2.1.2. Sự cần thiết của kiểm sốt nội bộ tại các NHTM. ......................................25
2.1.3. Vai trị, nhiệm vụ của kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng. ......................26
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ngân hàng 27
2.2. Thực trạng kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên ........................................................ 30
2.2.1. Cơ sở pháp lý và quy định nội bộ về kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng30
2.2.2. Thực trạng kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên. ........................................................31
2.2.2.1. Mục tiêu kiểm soát. ...........................................................................31
2.2.2.2. Phương pháp kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng. ..........................31
2.2.2.3. Quy trình kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng ................................... 32
2.2.2.4. Nội dung kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng. ................................35
2.2.2.5. Hệ thống công nghệ thông tin. ..........................................................37
2.2.2.6. Kết quả kiểm tra của KSNB ..............................................................38
2.2.3. Khảo sát về kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên. .......................................................41
2.2.3.1. Mục tiêu khảo sát. .............................................................................41
2.2.3.2. Phương pháp khảo sát. ......................................................................41
2.2.3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát. ...............................................................42

2.3. Đánh giá kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên. .................................................................. 48
2.3.1. Những kết quả đạt được. .............................................................................48
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................49
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. ...............................................................54
2.4. Kinh nghiệm về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ của một số ngân hàng
thương mại và bài học rút ra .................................................................................57
2.4.1 Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại .........................................57
2.4.2 Bài học rút ra................................................................................................61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH PHÚ YÊN .....................................................................................63
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng và kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên. ................... 63


3.1.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên đến năm 2020. ..........................................63
3.1.2 Định hướng hoàn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên. ...........................................64
3.2. Giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam –Chi nhánh Phú Yên. ................................ 65
3.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện mơi trường kiểm sốt. ....................................65
3.2.2. Nhóm giải pháp nhận dạng rủi ro. ..............................................................66
3.2.3. Hoàn thiện hoạt động kiểm sốt trong quy trình tín dụng. .........................67
3.2.4. Nhóm giải pháp hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin. ........................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................70
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN .............................................................71
4.1. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch.................................................................. 71

4.2 Kế hoạch thực hiện. .................................................................................................. 71
4.2.1. Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp hồn thiện mơi trường kiểm sốt. .....71
4.2.2. Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp nhận dạng rủi ro. ...............................74
4.2.3. Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp Hồn thiện hoạt động kiểm sốt. ......75
4.2.4. Kế hoạch thực hiện nhóm giải pháp hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng
tin.
....................................................................................................................79
4.3. Đánh giá hiệu quả của các phương án thực hiện. ............................................. 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................80
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................81
5.1. Kết luận. ..................................................................................................................... 81
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................... 81
5.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Phú Yên. .............................................81
5.2.2. Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. .................................83
5.2.3. Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Phú Yên ...
....................................................................................................................83
5.3. Hạn chế của đề tài.................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Agribank Phú Yên

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh Phú Yên

Basel

: Ủy ban về hoạt động giám sát ngân hàng


BCTC

: Báo cáo tài chính

BIDV Phú Yên

: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Phú Yên

CB HTTD

: Cán bộ hỗ trợ tín dụng

CB QHKH

: Cán bộ Quan hệ khách hàng

CBTD

: Cán bộ tín dụng

CBTĐ

: Cán bộ thẩm định

CIC

: Credit Information Center (Trung tâm thơng tin tín
dụng)


COSO

: Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc
chống gian lận về báo cáo tài chính

Đơn vị

: Chi nhánh, phòng giao dịch

KHDN

: Khách hàng doanh nghiệp

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

PHTTD

: Phịng hỗ trợ tín dụng

RRTD

: Rủi ro tín dụng

TCTD

: Tổ chức tín dụng


TMCP

: Thương mại cổ phần

Vietinbank

: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Vietinbank Phú Yên

: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi
nhánh Phú Yên

XHTD

: Xếp hạng tín dụng

XLRR

: Xử lý rủi ro


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức tín dụng tại Vieitnbank Phú YênError!
not defined.

Bookmark

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn .............. Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu cho vay theo loại hình khách hàngError! Bookmark not

defined.
Bảng 1.3: Dư nợ cho vay của một số KHDN lớn tại Vietinbank Phú Yên
Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu cho vay theo theo ngành kinh tếError!
defined.

Bookmark

not


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016 ..........7
Bảng 1.2: Dư nợ cho vay của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016 .....................8
Bảng 1.3: Dư nợ cho vay của một số KHDN lớn tại Vietinbank Phú Yên ........12
Bảng 1.4: Các chỉ tiêu phản ánh nợ của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016 .14
Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016 .........15
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả KSNB hoạt động tín dụng năm 2015-2016 ..39
Bảng 2.2: Thống kê nhận xét về môi trường kiểm soát .......................................43
Bảng 2.3: Thống kê nhận xét về nguồn nhân lực thực hiện KSNB ....................44
Bảng 2.4: Thống kê nhận xét về quy trình kiểm sốt ..........................................46
Bảng 2.5: Thống kê nhận xét về nội dung kiểm soát ...........................................46
Bảng 2.6: Thống kê nhận xét về hệ thống công nghệ thông tin ..........................47



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên (Vietinbank
Phú Yên) cũng như các NHTM khác tại Việt Nam, hoạt động tín dụng ln đóng góp
phần lớn doanh thu cũng như thu nhập của Ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt
động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro với những ngun nhân như mơi trường kinh tế khơng
ổn định, trình độ quản lý yếu kém ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, bất cân xứng thông tin hoặc trình độ quản lý của cán bộ nghiệp vụ khơng đáp
ứng u cầu. Chính vì vậy, Vietinbank Phú n cũng như các NHTM khác luôn quan
tâm đến vấn đề hạn chế rủi ro đặc biệt là rủi ro của nghiệp vụ tín dụng để đảm bảo an
tồn trong hoạt động kinh doanh, hướng đến các chuẩn mực quốc tế.
Trong những năm 2014, 2015, Vietinbank Phú Yên đã đạt được những thành
tích vượt trội về tất cả các mặt nghiệp vụ. Số lượng khách hàng mới ngày càng gia
tăng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tốc độ tăng trưởng dư nợ và huy động vốn cao hơn
các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên và cao hơn tốc độ tăng trưởng bình
qn trên tồn hệ thống Vietinbank. Tuy nhiên, đi kèm với tăng trưởng tín dụng ở mức
cao là vấn đề kiểm sốt rủi ro tín dụng ở mức an toàn, đảm bảo quy định của Ngân
hàng nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Mặc dù chỉ số nợ
xấu tại Vietinbank Phú Yên đạt mức an toàn theo quy định, nhưng vẫn tiềm ẩn rất
nhiều rủi ro, khi mức độ tập trung ngành, tập trung dư nợ vào một số KHDN lớn, lãi dự
thu đối với các khoản nợ nhóm đủ tiêu chuẩn cao. Hơn nữa, qua các đợt kiểm tra của
KSNB năm 2015, 2016 tại Vietinbank Phú Yên, đoàn KSNB phát hiện nhiều lỗi tuân
thủ ở tất cả các nghiệp vụ, nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là lỗi liên quan đến nghiệp vụ tín
dụng.


2

Những thách thức nói trên, yêu cầu Vietinbank Phú Yên phải khơng ngừng hồn
thiện kiểm sốt nội bộ trong hoạt động tín dụng nhằm mục tiêu tăng trưởng quy mơ
đồng thời bảo đảm chất lượng tín dụng.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tơi chọn đề tài “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt

động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên”
để làm luận văn Thạc sỹ kinh tế.
2. Mục tiêu của đề tài.
2.1. Mục tiêu tổng quát.
Luận văn nghiên cứu phát hiện vấn đề KSNB trong hoạt động tín dụng tại
Vietinbank Phú Yên. Phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề
nhằm hoàn thiện KSNB trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank Phú Yên.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung vào việc thực hiện các
mục tiêu cụ thể sau:
Phân tích thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Phú Yên, xác
định các vấn đề khó khăn, vướng mắc của KSNB trong hoạt động tín dụng tại đơn vị.
Đề xuất các giải pháp, kế hoạch thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện KSNB trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank Phú Yên.
3. Nguyên nhân phát sinh vấn đề.
Trong thời gian qua KSNB trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank Phú Yên đã
có những thay đổi đáng kể nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, do nguyên nhân khách
quan lẫn chủ quan như: cấp quản lý và cán bộ tại Vietinbank Phú Yên chưa đánh giá
cao tầm quan trọng của KSNB, số lượng, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ,
lãnh đạo KSNB cũng như cán bộ tín dụng chưa đáp ứng u cầu. Quy trình, nội dung
KSNB chưa thật sự gắn với hoạt động tín dụng hàng ngày tại chi nhánh. Bên cạnh đó,
một số hạn chế trong cơng tác tín dụng ảnh hưởng đến hiệu quả của KSNB như: CBTD


3

hạn chế nguồn thông tin đáng tin cập phục vụ thẩm định và quyết định tín dụng, cơng
tác chấm điểm và XHTD nội bộ không thể đo lường và cảnh báo rủi ro trong hoạt động
tín dụng, mơ hình tín dụng chưa hồn thiện làm cho hồ sơ tín dụng không phản ánh
đúng thực tế khách hàng. Hệ thống văn bản tại Vietinbank rất lớn và được cập nhật

thường xuyên nhưng việc truyền tải đến cán bộ nghiệp vụ còn nhiều bất cập làm cho
CBTD chưa cập nhật kịp thời quy định, chính sách tín dụng. Ngồi ra, có một số
nguyên nhân đến từ phía các khách hàng như sử dụng vốn sai mục đích, chưa xây dựng
được chiến lược quản trị kinh doanh hiệu quả cũng như tình hình tài chính yếu kém,
thiếu minh bạch.
4. Giải pháp thực hiện.
Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng KSNB trong hoạt động tín dụng tại
Vietinbank Phú Yên, tác giả đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện KSNB trong hoạt
động tín dụng tại đơn vị. Bao gồm giải pháp hồn thiện mơi trường kiểm sốt như
nâng cao văn hóa kiểm soát cũng như chất lượng nguồn nhân lực đồng thời nhận dạng
và đánh giá rủi ro tín dụng tại Vietinbank Phú Yên. Tăng cường các hoạt động kiểm
soát trong quy trình cấp tín dụng bao gồm thực hiện đầy đủ nguyên tắc bất kiêm
nhiệm, kiểm soát chất lượng thẩm định tín dụng, kiểm sốt q trình giải ngân và
giám sát sau cho vay. Bên cạnh đó, tác giả gợi ý các giải pháp cụ thể để hệ thống
thông tin và truyền thơng được hồn thiện và góp phần mang lại hiệu quả KSNB.
5. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, luận văn
được kết cấu gồm năm chương:
Chương 1: Giới thiệu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh
Phú Yên và vấn đề kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh Phú Yên.
Chương 2: Thực trạng kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Phú Yên.


4

Chương 3: Giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – chi nhánh Phú Yên.
Chương 4: Kế hoạch thực hiện các giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – chi nhánh Phú Yên.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH PHÚ YÊN
1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Phú Yên.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Vietinbank Phú Yên được thành lập từ chi nhánh NHNN Thị xã Tuy Hòa thuộc
chi nhánh NHNN tỉnh Phú Khánh, vừa thực hiện chức năng quản lý và kinh doanh (mơ
hình một cấp).
Tháng 9/1988, NHNN Thị xã Tuy Hịa chuyển thành chi nhánh Ngân hàng
Cơng Thương thị xã Tuy hịa trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Cơng Thương Phú
Khánh và chỉ thực hiện chức năng kinh doanh.
Đến tháng 7/1989, tỉnh Phú Khánh được tách thành 2 tỉnh là Phú n và Khánh
Hịa. Trên cơ sở đó, chi nhánh Ngân hàng Cơng Thương thị xã Tuy Hịa chuyển thành
Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phú Yên.
Với hơn 29 năm hoạt động và không ngừng phát triển, Vietinbank Phú Yên đã
đạt được những thành cơng nhất định, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên và luôn đồng hành cùng các chi nhánh khác trên hệ
thống Vietinbank đi đúng chỉ đạo của NHNN cũng như định hướng của hội sở chính,
giúp Vietinbank hoàn thành kế hoạch đề ra.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và các phịng chun mơn nghiệp vụ.
Hiện nay, Vietinbank Phú n có trụ sở chính tại địa chỉ 236 Hùng Vương, TP
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bao gồm 06 phòng nghiệp vụ và 06 PGD trực thuộc đều thực
hiện hoạt động cho vay. Đến thời điểm 31/12/2016, Vietinbank Phú Yên có tổng cộng
106 cán bộ nhân viên. Bao gồm các phịng ban chính như sau: Phịng KHDN, Phịng

Bán lẻ, Phịng Kế tốn, Phịng Tiền tệ kho quỹ, Phịng Giao dịch, Phịng Tổng hợp,
Phịng Tổ chức hành chính, Phịng HTTD của hội sở chính tại Chi nhánh.


6

 Cơ cấu tổ chức nghiệp vụ tín dụng tại Vietinbank Phú n:
GIÁM
ĐỐC
PHĨ GIÁM ĐỐC
BÁN LẺ

PGD
truyền
thống

Phịng
bán lẻ

QHKH

CBTĐ

CBTD

Phịng
KHDN

PGD
độc lập


QHKH

CBTĐ

QHKH

CBTĐ

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức tín dụng tại Vieitnbank Phú Yên
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Yên)
Giám đốc chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức triển khai nghiệp vụ thuộc phân
khúc KHDN tại Chi nhánh; phụ trách trực tiếp Phịng KHDN.
Phó giám đốc bán lẻ chịu trách nhiệm chính, tồn diện trong việc triển khai hoạt
động bán lẻ tại Chi nhánh, trực tiếp phụ trách ban xử lý nợ, phòng bán lẻ; các phòng
giao dịch.
Phòng KHDN, phịng bán lẻ, PGD độc lập có 2 bộ phận nghiệp vụ độc lập: CB
QHKH, CBTĐ. Phòng giao dịch truyền thống CBTD thực hiện hai chức năng là tìm
kiếm và thẩm định khách hàng.
1.2. Các vấn đề cần quan tâm tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Phú Yên.
1.2.1. Huy động vốn.
Trong tổng nguồn vốn hoạt động của Vietinbank Phú Yên, vốn huy động chiếm
tỷ trọng cao nhất giúp cho Chi nhánh nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời khẳng
định uy tín, hình ảnh trên địa bàn. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh được thể


7

hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.1: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Năm 2014

Năm 2015

Tăng giảm
tương đối (%)

Năm 2016

Chỉ Tiêu
Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
15/14
trọng

16/15


1. Theo hình
thức huy động

2.139.994

100 2.887.406

100 3.557.128

100

35

23

- VNĐ

2.084.010

97 2.815.720

98 3.516.210

99

35

25

40.918


1

28

-43

100

35

23

44%

29%

- Ngoại tệ (đã quy
đổi)

55.984

2. Theo thời hạn

2.139.994

100 2.887.406

100 3.557.128


- Có kỳ hạn

1.794.268

84 2.591.625

90 3.332.425

16

10

- Khơng kỳ hạn

345.725

3

71.686

345.725

2

94

224.703

6


-14%

-24%

3. Theo loại hình
khách hàng

2.139.994

100 2.887.406

100 3.557.128

100

35

23

- Cá nhân

1.456.345

68 1.942.309

67 2.549.760

72

33


31

- Tổ chức

683.649

32

33 1.007.368

28

38

7

945.097

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016)
Qua bảng 1.1 cho thấy, công tác huy động vốn của Vietinbank Phú Yên có sự
tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2015, 2016 đạt 35% và
23%. Đây là mức cao tăng trưởng tương đối cao trên địa bàn tỉnh Phú Yên, năm 2016
Vietinbank Phú Yên chỉ xếp sau BIDV Phú Yên (31%) và Ngân hàng TMCP Hàng hải
Việt Nam – chi nhánh Phú Yên (77%), và mức tăng trưởng này cũng cao hơn mức tăng
trưởng chung của toàn hệ thống Vietinbank (21%). Tính đến thời điểm 31/12/2016, thị
phần huy động vốn của Vietinbank Phú Yên trên địa bàn tỉnh đạt 20%, đứng thứ 2 sau


8


Agribank Phú Yên (Báo cáo hoạt động các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Yên của
NHNN, năm 2016).
Hoạt động huy động vốn của Vietinbank Phú Yên đã đạt được những thành tích
đáng kể, chiếm ưu thế trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng năm
2016 giảm so với năm 2015 và cơ cấu nguồn vốn không kỳ hạn thấp, chưa đáp ứng yêu
cầu của Vietinbank.
1.2.2. Hoạt động tín dụng.
Bảng 1.2: Dư nợ cho vay của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Năm 2014

Năm 2015

Tăng giảm
tương đối (%)

Năm 2016

Chỉ Tiêu
Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng


Số tiền

Tổng dư nợ

2.103.785

100

2.836.203

100

3.241.766

100

34,81

1. Theo kỳ hạn

2.103.785

100

2.836.203

100

3.241.766


100

34,81

14,30

- Ngắn hạn

1.210.434

58

1.584.002

56

1.983.536

61

31

25

893.351

42

1.252.201


44

1.258.230

39

40

0,48

2.103.785

100

2.836.203

100

3.241.766

100

34,81

14,30

- Cá nhân

894.161


43

1.421.988

50

1.830.700

56

59

29

- Tổ chức

1.209.623

57

1.414.214

50

1.411.066

44

17


-0,22

3. Theo ngành
kinh tế

2.103.785

100

2.836.203

100

3.241.766

100

35

14

- Trung, dài hạn
2. Theo loại hình
khách hàng

Tỷ
15/14
trọng

16/15

14,30

Cơng nghiệp

513.598

24

668.177

24

639.770

20

30

-4

Dịch vụ

239.641

11

244.057

9


201.086

6

2

-18

Nông nghiệp
nông thôn

244.306

12

400.080

14

702.586

22

64

76

Thương mại

729.949


35

844.808

30

954.747

29

16

13


9

Năm 2014

Năm 2015

Tăng giảm
tương đối (%)

Năm 2016

Chỉ Tiêu
Số tiền
Tiêu dùng

Cho vay khác

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
15/14
trọng

16/15

337.506

16

639.235

22

678.815

21


89

6

38.784

2

39.846

1

64.762

2

3

63

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016)
Năm 2015 với sự tăng trưởng vượt bậc trong cơng tác tín dụng (35%) thì đến
năm 2016 tỷ lệ này gần như giảm sâu xuống mức 14%, đây là mức gần như thấp nhất
trên địa bàn tỉnh và thấp hơn mức bình quân của cả hệ thống (18%). Tuy nhiên, về thị
phần Vietinbank Phú Yên vẫn giữ vị trí thứ 2 sau Agribank Phú Yên (Báo cáo hoạt
động các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Yên của NHNN, năm 2016).
 Về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn:
Tỷ trọng cho vay trung dài hạn tại Vietinbank Phú Yên từ năm 2014 đến năm
2016 là: 42%, 44%, 39%, đây là con số khá cao so với bình quân các chi nhánh trong
khu vực (30%), do chi nhánh tập trung cho vay các dự án đầu tư như cho vay hợp vốn

Dự án đầu tư Hầm Đèo Cả của Công ty Cổ phần Đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa
(tổng dư nợ 97 tỷ đồng), dự án đầu tư Thủy điện La Hiêng của Công ty Cổ phần VRG
Phú Yên (tổng dư nợ 396 tỷ đồng), và cho vay tiêu dùng trung dài hạn. Điều này làm
cho hoạt động của chi nhánh tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh. Tỷ trọng cho vay theo kỳ hạn được thể hiện chi tiết tại biểu đồ 1.2 dưới đây:


10

100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

42%

44%

39%

Trung dài hạn
Ngắn hạn
58%


56%

61%

2014

2015

2016

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016)
Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng về cả tỷ trọng và dư nợ trong năm 2016, cho thấy
Vietinbank Phú Yên đã đi đúng chỉ đạo của hội sở chính, tăng cường cấp tín dụng để
bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Về cơ cấu dư nợ theo loại hình khách hàng:
Năm 2016 dư nợ đối với khách hàng là tổ chức hầu như khơng có biến động
nhiều, tỷ trọng giảm nhẹ so với năm 2015. Về dư nợ cấp tín dụng cho khách hàng cá
nhân tăng đều qua các năm từ tỷ trọng đến dư nợ. Tỷ trọng dư nợ của khách hàng cá
nhân năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 43%, 50%, 56%. Cơ cấu tín dụng theo loại hình
khách hàng từ năm 2014 đến năm 2016 được thể hiện qua biểu đồ 1.3 sau:


11

100%
90%
80%
70%

60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

57%

50%

44%
Tổ chức
Cá nhân

43%

2014

50%

56%

2015

2016

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu cho vay theo loại hình khách hàng
(Nguồn: Báo cáo hoạt đợng kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016)

Cơ cấu tín dụng tại Vietinbank Phú Yên theo đúng định hướng của hội sở chính
trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu, đặc biệt cơ cấu này phù hợp với tình hình kinh tế
xã hội của tỉnh Phú Yên, với đặc trưng là các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ,
ngành nghề phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Hơn nữa, các khoản cho vay
khách hàng cá nhân hầu hết được đảm bảo đầy đủ bằng tài sản, và một phần nhỏ cho
vay tín chấp cán bộ nhân viên đang làm việc tại các đơn vị trả lương qua Vietinbank
hoặc sở ban ngành. Cho vay khách hàng cá nhân giúp chi nhánh phân tán được rủi ro
khi số lượng khách hàng lớn và dư nợ của mỗi khách hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng dư nợ của chi nhánh, dư nợ không tập trung quá lớn vào một khách hàng cá nhân.
Hơn nữa, lãi suất cho vay đối tượng này cũng cao hơn so với cho vay khách hàng
doanh nghiệp nên lợi nhuận biên cũng cao hơn. Như vậy, việc phát triển cho vay khách
hàng bán lẻ đặc biệt là khách hàng cá nhân giúp Vietinbank Phú Yên phát triển an toàn
và hiệu quả.
Tuy nhiên, trong cơ cấu cho vay KHDN, Vietinbank Phú Yên tập trung dư nợ
lớn vào một số khách hàng, trong đó dư nợ của 05 khách hàng chiếm trên 50% so với
tổng dư nợ KHDN của chi nhánh, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu các khách hàng này gặp vấn
đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các KHDN có dư nợ lớn như sau:


12

Bảng 1.3: Dư nợ cho vay của một số KHDN lớn tại Vietinbank Phú Yên
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Tên công ty

Dư nợ đến

Tỷ trọng so

Tỷ trọng so


31/12/2016

với dư nợ tồn

với dư nợ

chi nhánh

KHDN

Cơng ty Cổ phần VRG Phú n

456.986

13,61%

33,22%

Cơng ty Cổ phần đầu tư BOT Đèo cả

111.000

3,43%

8,36%

Tổng công ty cơng nghiệp hóa chất mỏ

111.389


3,32%

8,10%

Cơng ty TNHH TM Dũng Tiến

100.598

3,0%

7,31%

53.134

1,58%

3,86%

Khánh Hịa

Cơng ty CP An Hưng

(Nguồn: Báo cáo hoạt đợng kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2016)
 Về cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế:
120%
100%

1%


2%

23%

21%

30%

29%

12%

14%

11%

22%

9%

24%

24%

20%

2014

2015


2016

2%
16%

80%
60%
40%

35%

20%

6%

0%
Công nghiệp

Dịch vụ

Nông nghiệp nông thôn

Thương mại

Tiêu dùng

Cho vay khác

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu cho vay theo theo ngành kinh tế
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016)



13

Cho vay thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ cho vay theo
ngành kinh tế, đây là thế mạnh và cũng là lĩnh vực cho vay truyền thống tại Vietinbank
Phú Yên với tỷ trọng trong năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 35%, 30%, 29%. Các
khách hàng vay vốn trong lĩnh vực này kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng nên hoạt
động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định, có vịng quay vốn nhanh, chủ yếu vay bổ
sung lưu động nên kỳ hạn vay là ngắn hạn. Vì vậy, ngân hàng cho vay các khách hàng
trong lĩnh vực thương mại sẽ hạn chế rủi ro, an tồn và hiệu quả.
Tiếp đến là cho vay nơng nghiệp nông thôn, đây là một trong những lĩnh vực ưu
tiên theo chủ trương của Chính Phủ (nơng nghiệp, nơng thôn, xuất khẩu, công nghiệp
hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Tỷ trọng này
chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của Vietinbank Phú Yên và có xu hướng mở rộng.
Năm 2016 dư nợ trong lĩnh vực này tăng 76% so với năm 2015, chủ yếu là cho vay
nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và mua bán nông sản. Đây là ngành nghề có nhiều rủi ro,
chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, thường không đủ chứng từ chứng
minh mục đích sử dụng vốn vay hoặc sử dụng giấy tờ viết tay không đầy đủ thông tin
bên bán nên rất khó xác thực, và phương thức giải ngân chủ yếu bằng tiền mặt và nhóm
khách hàng này có thói quen trả lãi chậm dưới 10 ngày. Hơn nữa, hoạt động sản xuất
kinh doanh ngành nghề nông nghiệp nông thôn trải rộng trên địa bàn cả tỉnh Phú Yên,
khó khăn trong công tác quản lý, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như
đôn đốc thu hồi nợ.
Cho vay công nghiệp, tỷ trọng cũng như dư nợ tăng mạnh trong năm 2015 nhờ
vào dự án đầu tư Thủy điện La Hiêng, dự án đầu tư Hầm Đèo Cả như đã phân tích.
Đến năm 2016, dư nợ cho vay cơng nghiệp giảm xuống khi nền kinh tế gặp nhiều khó
khăn, hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đối mặt với nhiều thách
thức. Vì vậy, Vietinbank Phú Yên hạn chế cho vay các doanh nghiệp trong lĩnh vực
xây dựng cũng như cho vay đầu tư xây dựng các dự án mới.



14

 Đánh giá về chất lượng tín dụng của Chi nhánh:
Bảng 1.4: Các chỉ tiêu phản ánh nợ của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016

Nhóm nợ
1. Nợ đủ tiêu chuẩn
2. Nợ cần chú ý
3. Nợ dưới tiêu
chuẩn
4. Nợ nghi ngờ
5. Nợ có khả năng
mất vốn
6. Nợ xấu
Tổng cộng

Đơn vị tính: triệu đồng, %
Tăng giảm
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
tương đối (%)
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Số tiền
Số tiền
Số tiền

15/14 16/15
trọng
trọng
trọng
2.092.631 99,47 2.814.891 99,25 3.221.298
99,37
34,51 14,44
0
0
2.074 0,07
4.292
0,13
106,96
0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

11.154

0,53

19.238

0,68

16.175

0,5

72,48 -15,92

0,68

16.175
100 3.241.766

0,5
100

72,48 -15,92
34,81 14,30

11.154
2.103.785

0,53
19.238
100 2.836.203

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2014-2016)
Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của Vietinbank Phú Yên luôn đạt ở mức cao, năm 2014,
2015, 2016 lần lượt là 99,47%, 99,25%, 99,37%. Tỷ lệ nợ xấu các năm vừa qua ln
duy trì dưới mức quy định theo Thơng tư 36/2014/TT-NHNN của NHNN (3%). Trong
nhóm nợ đủ tiêu chuẩn có dư nợ của Cơng ty Cổ phần VRG Phú Yên chiếm tỷ trọng
lớn so với dư nợ toàn chi nhánh và đã được cơ cấu giữ ngun nhóm nợ. Tuy nhiên,
Cơng ty Cổ phần VRG Phú Yên đang khó khăn trong việc trả nợ gốc và lãi cho Chi
nhánh vì nguồn trả nợ chính từ doanh thu phát điện của thủy điện La Hiêng 2 thấp,
không đạt được kế hoạch đặt ra. Hàng quý, Vietinbank Phú Yên lập lịch trả nợ theo
nguồn thu thực tế để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng, nhiều khả năng có thể
phát sinh nhóm nợ cao hơn.
Thời điểm cuối năm 2016, dư nợ cần chú ý là 4,2 tỷ đồng tăng 2,2 tỷ đồng so
với năm 2015 và chiếm tỷ trọng 0,13% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân là do
Vietinbank Phú Yên phân loại nợ theo thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN, theo

đó kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp, toàn bộ số dư nợ


×