Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Pháp luật về biện pháp đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc qua thực tiễn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.32 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI MINH NGANG

PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN
MA TÚY VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC - QUA
THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI MINH NGANG

PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN
MA TÚY VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC - QUA
THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VÕ TRÍ HẢO

PHẦN MỞ ĐẦU


MỤC LỤC
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020

1


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT – ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:.................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 5
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 6
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu: ........................................................... 6
5.1. Phương pháp luận ..................................................................................... 6
5.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị ứng dụng của đề tài ................................................... 7
6.1. Ý nghĩa lý luận ........................................................................................... 7
6.2. Giá trị ứng dụng của đề tài ........................................................................ 7
7. Cấu trúc nội dung Luận văn ................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH ĐƯA ĐI CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
8

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC .......... 8
1.1.1. Khái niệm cơ sở cai nghiện bắt buộc .................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm cơ sở cai nghiện bắt buộc ................................................... 10
1.2. LÝ LUẬN VỀ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC ................................................... 10
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm về biện pháp cai nghiện bắc buộc ................... 10

1.2.1.1. Khái niệm về biện pháp cai nghiện bắt buộc ............................. 10
1.2.1.2. Đặc điểm biện pháp cai nghiện bắt buộc ................................... 12
1.2.2. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ........................................................... 13

1.2.2.1. Đối tượng ................................................................................... 13
1.2.2.2. Thời hiệu .................................................................................... 14
1.2.2.3. Thời hạn ..................................................................................... 15


1.2.3. Thẩm quyền các chủ thể trong việc áp dụng biện pháp đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ........................................................... 15

1.2.3.1. Chủ thể có thẩm quyền lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc ... 15
1.2.3.2. Chủ thể có thẩm quyền xác định người nghiện ......................... 16
1.2.3.3. Chủ thể có thẩm quyền thẩm định tính pháp lý hồ sơ đưa đi
cai nghiện bắt buộc.................................................................................. 16
1.2.3.4. Chủ thể có thẩm quyền đề nghị đưa đi cai nghiện bắt buộc ...... 17
1.2.3.5. Chủ thể có thẩm quyền quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc . 17
1.2.4. Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc ........................................................................................ 18
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC .......... 22
1.3.1. Yếu tố pháp luật phòng, chống ma túy và pháp luật xử lý vi

phạm hành chính về cai nghiện bắt buộc .................................................... 22
1.3.2. Yếu tố về điều kiện kinh tế .................................................................. 22
1.3.3. Yếu tố về tư tưởng, văn hóa – xã hội .................................................. 23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH ĐƯA ĐI CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN

25

TỈNH CÀ MAU
25
2.1. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH NGHIỆN MA
TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ....................................................... 25
2.1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...................................................... 25
2.1.2. Tổng quan tình hình người nghiện ma túy ở tỉnh Cà Mau .............. 27
2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐƯA ĐI CAI NGHIỆN BẮT
BUỘC TẠI TỈNH CÀ MAU TỪ NĂM 2018 ĐẾN 2019 ............................ 29
2.2.1. Các quy định pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc ........................................................................................................... 29
2.2.2. Thực trạng quản lý người nghiện ma túy .......................................... 34
2.2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính về cai
nghiện bắt buộc .............................................................................................. 36

2.2.2.1. Thực trạng lập hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
của cơ quan công an ................................................................................ 36
2.2.2.2. Thực trạng về việc kiểm tra tính pháp lý, đề nghị đưa người
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ................................................................. 38
2.2.2.3. Thực trạng về việc quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc của Tòa án nhân dân ................................................................. 41



2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ HÀNH CHÍNH VỀ
CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI TỈNH CÀ MAU ...................................... 41
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân .......................................... 42

2.3.1.1. Những kết quả đạt được ............................................................. 42
2.3.1.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được ............................................ 44
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 45

2.3.2.1. Hạn chế....................................................................................... 45
2.3.2.2. Nguyên nhân .............................................................................. 46
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

48

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH VỀ ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
TẠI TỈNH CÀ MAU
49
3.1. QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH VỀ
CAI NGHIỆN BẮT BUỘC ........................................................................... 49
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH VỀ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC ...................................................... 51
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ HÀNH CHÍNH VỀ CAI
NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI TỈNH CÀ MAU ............................................... 54
KẾT LUẬN
60
DANH MỤC TÀI LIỆU, THAM KHẢO
1



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Bùi Minh Ngang – mã số học viên: 7701271338A lớp Cao học Luật Khóa
27 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về biện pháp
đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc- qua thực tiễn tỉnh Cà
Mau” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Các thơng tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có
thể kiểm chứng. Các số liệu, thơng tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện

Bùi Minh Ngang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LĐTB&XH: Lao động thương binh và xã hội
TAND : Tòa án nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
XLHC : Xử lý hành chính
XLVPHC : Xử lý vi phạm hành chính


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu


Tên bảng

Trang

Thống kê lập hồ sơ đưa đi
cai
2.1

nghiện

của

ngành

Công an trên địa bàn tỉnh 34
Cà Mau
Thống kê hồ sơ kiểm tra
tính pháp lý, đề nghị cai

2.2

nghiện đưa đi cai nghiện 37
bắt buộc.


TÓM TẮT
Lý do chọn đề tài: Trong thời gian qua, việc triển khai Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong đó có biện pháp
xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại các địa phương cịn nhiều

khó khăn, phức tạp hạn chế cần được tháo gỡ. Xuất phát từ thực trạng áp dụng pháp
luật tại tỉnh Cà Mau trong thời gian qua, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về biện pháp
đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc – qua thực tiễn tỉnh Cà
Mau” để làm luận văn thạc sĩ.
Mục tiêu của đề tài: Đề tại nghiên cứu giải quyết các vấn đề:
1. Hiệu lực, hiệu quả của việc áp dụng pháp luật để đưa người nghiện ma túy vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc ở tỉnh Cà Mau như thế nào?
2. Tỉnh Cà Mau cần áp dụng giải pháp nào để nâng cao hiệu quả của biện pháp
đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích Luật viết; so sánh pháp luật; phân tích thực
trạng; tổng hợp các nguyên nhân, đưa ra giải pháp.
Kết quả nghiên cứu: Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về đưa người nghiện
ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại tỉnh Cà Mau từ năm 2018 đến 2019, qua
đó chỉ ra được những hạn chế, bất cập; tổng hợp các nguyên nhân và đề xuất giải
pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật
về biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc tại tỉnh Cà Mau.
Kết luận và ý nghĩa: Luận văn đã giải quyết được các mục tiêu và nhiệm vụ
nghiên cứu mà luận văn đưa ra. Kết quả nghiên cứu của luận văn phong phú, có tính
mới, có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo, học tập và nghiên cứu.
Từ khóa: Cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma túy, tỉnh Cà Mau


ABSTRACT
Reason for writing: In the past time, the implementation of the 2012 Law on
Handling of Administrative Violations and application to administrative handling
measures, including consignment to compulsory detoxification establishment at
localities which having difficulties, problems need to be solved. Because of real
situation on applying the Law in Ca Mau province in the past time, I chose the title
“Law on measure to consignment drug addict to compulsory detoxification

establishment – from Ca Mau province’s real situation” to make my research.
Problem: The research solves problem:
1. How much effectiveness and effeciency are there when applying the Law to
consignment drug addict to compulsory detoxification establishment in Ca Mau
province?
2. Which solution does Ca Mau province need to apply to improve
effectiveness of measure to consignment drug addict to compulsory detoxification
establishment?
Methods: Law analysis; Law comparision; real situation analysis; collecting
reasons, offering solutions.
Results: Real situation analysis of applying Law on consignment drug addict to
compulsory detoxification establishment in Ca Mau province from 2018 to 2019, by
which to point out limitations and problem; to collect reasons and offer solutions to
complete the Law system, to implement Law on measure to consignment to
compulsory detoxification establishment in Ca Mau province.
Conclusion: The research solves the objectives and missions that the research
pointed out. The results of the research are rich, new, valuable to science and very
practical. The results of the research can be used for references, study and research.
Keywords: Compulsory detoxification, drug Addict, Ca Mau province.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tệ nạn ma túy đang là hiểm họa của lồi người, khơng chỉ ở mỗi quốc gia mà
cả thế giới. Ma túy đã gây ra rất nhiều cái chết thương tâm cho những người nghiện,
làm tổn hại đến nền kinh tế, an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội của nhiều quốc
gia. Đồng thời, cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm.
Ở Việt Nam, tình hình nghiện ma túy đang ở mức báo động, cả nước có trên

200 nghìn người nghiện đang sống trong cộng đồng rất khó kiểm sốt, một khi họ
lên cơn nghiện mà khơng có thuốc để cắt cơn kịp thời thì họ khơng thể kiểm sốt
được hành vi của mình và họ sẽ có những hành động nguy hiểm cho xã hội. Đây là
vấn đề mà nhà nước và người dân đang rất quan tâm, rất bức xúc.
Việc phát hiện, đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện để cắt cơn, giải
độc và chữa bệnh kịp thời là một việc làm hết sức cần thiết. Nhằm giúp cho người
nghiện được sống trong một mơi trường an tồn, tránh xa những cám dỗ mà người
nghiện khơng thể kiểm sốt. Đây là việc làm mang tính nhân đạo, có trách nhiệm xã
hội đối với người nghiện, gia đình người nghiện và những người khác trong xã hội.
Thế nhưng hiện nay vấn đề lập thủ tục để đưa người nghiện ma túy vào các
cơ sở cai nghiện bắt buộc của cả nước nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng cịn gặp rất
nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập. Số lượng người nghiện ma túy được đưa vào
các cơ sở cai nghiện bắt buộc chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số người nghiện được phát
hiện, quản lý trên thực tế.
Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc, bất cập đó chủ yếu bắt
nguồn từ các quy định của pháp luật (kể từ khi Luật Xử lý VPHC năm 2012 có hiệu
lực từ 01-7-2013). Trong quá trình triển khai thực hiện Luật Xử lý VPHC năm 2012
còn thiếu văn bản hướng dẫn, thủ tục để đưa một người vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc còn quá rườm rà, mất nhiều thời gian (mất cả năm kể từ khi phát hiện nghiện),
việc xác định tình trạng nghiện của người nghiện rất khó thực hiện…


2

Xuất phát từ thực trạng áp dụng pháp luật xử lý vi phạm về cai nghiện bắt
buộc của địa phương, với việc xác định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó
khăn, vướng mắc, bất cập như trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về biện pháp đưa
người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc – qua thực tiễn tỉnh Cà Mau” để
làm luận văn thạc sĩ, với mong muốn được góp một phần cơng sức vào việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện bắt buộc.

2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, kể từ khi Luật XLVPHC được ban hành và có hiệu lực pháp
luật, vấn đề áp dụng biện pháp đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc được xem
là nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi người dân. Tuy
nhiên, trong thực tế việc xem xét áp dụng pháp luật và hiệu quả của việc áp dụng
pháp luật là một vấn đề phức tạp và mới mẻ cho nên số lượng nghiên cứu khoa học
về đề tài này còn rất ít. Các đề tài liên quan đến lĩnh vực này chủ yếu được nhìn
nhận dưới góc độ là những bài tổng kết thường niên, hoặc những bài viết mang tính
chất tham khảo, rút kinh nghiệm…mà chưa đi vào thực tiễn ngọn nguồn của vấn đề.
Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện và quy mô về biện pháp
“đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc” theo quy định của Luật XLVPHC. Qua
quá trình nghiên cứu, đọc tham khảo tài liệu, tác giả thấy rằng phần lớn các cơng
trình nghiên cứu, các bài viết, bài báo…chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi, bình luận
mang tính chất cộng đồng, tức là bàn luận về những vấn đề nổi trội hoặc là trình bày
những vấn đề thời sự liên quan đến người nghiện ma túy, biện pháp cai nghiện ma
túy với mục đích là thống kê và dự đoán, cảnh báo mức độ nghiêm trọng chứ chưa
nghiên cứu sâu để phân tích rõ về hiệu quả của việc áp dụng pháp luật và đưa ra giải
pháp áp dụng thực tiễn.
Liên quan đến lĩnh vực này, đã có một số cơng trình nghiên cứu như:
Luận văn thạc sĩ “Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh
đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” (năm 2014) của tác giả Phạm
Tiến Thành, bảo vệ thành công tại khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn


3

đã chỉ ra được biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dựa
trên các quy định của pháp luật, nhưng lại chưa nêu rõ việc xử lý hành chính đó có
phù hợp hay khơng, trong trường hợp nào cần phải đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc, trường hợp nào không? Phần lý luận cịn mang tính pháp lý, chưa nêu được

những ưu điểm và hạn chế, bất cập của pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn.
Luận văn thạc sĩ “Đảm bảo quyền con người trong cơ sở cai nghiện bắt buộc
qua thực tiễn thành phố Hải Phòng” (năm 2016) của tác giả Nguyễn Quốc Hiệu,
bảo vệ thành công tại khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội. Đề tài nêu cao tinh thần
bảo vệ quyền con người mà trước đó chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đề cập
đến. Tính nhân văn, nhân đạo được đề cao và tôn trọng. Luận văn xác định quyền
con người là yếu tố quan trọng, nhưng tác giả chưa đi sâu vào phân tích và luận giải
được lý do vì sao nếu bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì quyền con người bị
hạn chế; cần phải làm gì để đảm bảo được quyền con người? Mặt khác, việc lý giải
vấn đề về quyền con người trong việc đưa người nghiện đi cai tại cơ sở cai nghiện
bắt buộc vẫn chưa đủ thuyết phục cao. Việc vi phạm quyền con người trong các trại
cai nghiện hiện nay vẫn chưa được đề cập đến.
Luận văn thạc sĩ “Biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” (năm 2017) của tác giả Lê Thị Lan Phương, bảo
vệ thành công tại Học viện khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt
Nam. Luận văn đã đánh giá được ưu điểm, hạn chế của các quy định pháp luật và
thực trạng thực hiện pháp luật về biện pháp đưa người đi cai nghiện bắt buộc, qua
đó đã đề xuất một số giải pháp về việc thực hiện các biện pháp đưa người vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, Luận văn cũng chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá thực
tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng chứ chưa đi sâu phân tích, đánh giá những hạn
chế, bất cập về lý luận. Bên cạnh đó, các giải pháp mà luận văn đề xuất đến nay vẫn
chưa được các ngành chức năng chấp nhận.
Bài viết “Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh trong dự thảo luật xử lý vi
phạm hành chính” của tác giả Đào Thị Thu An được đăng trong Tạp chí nghiên cứu


4

lập pháp số 20/2011. Ở bài viết này, tác giả Thu An đề cập đến những điểm mới
trong việc đưa người vào cơ sở chữa bệnh, chỉ ra được ưu điểm cả các biện pháp

được đưa ra trong dự thảo. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở góc độ đánh giá dựa
trên ý chí chủ quan mà chưa đưa ra được nhận xét tổng thể về biện pháp đưa vào cơ
sở chữa bệnh trong dự thảo luật xử lý vi phạm hành chính.
Bài viết “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc – Một số vấn đề về lý luận và
thực tiễn” của tác giả Lê Anh Sơn được đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân ngày
04/10/2018 tại địa chỉ Bài viết đã đề cập
đến công tác triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay tại các địa
phương cịn nhiều khó khăn, phức tạp cần được tháo gỡ. Đồng thời, bài viết cũng
nêu ra một số kiến nghị về việc lập hồ sơ xử lý đối với người nghiện ma túy. Nhưng
đến nay cũng chưa được các ngành chức năng xem xét điều chỉnh các quy định.
Bài viết “Hoàn thiện quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục áp dụng biện
pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” của tác giả Nguyễn Hồng Việt Cục QLXLVPHC&TDTHPL được đăng trên Cổng thơng tin điện tử Bộ Tư pháp
ngày 24/14/2019 tại địa chỉ Bài viết đã tập trung đề cập một số khó khăn, vướng mắc
chủ yếu phát sinh từ các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật
XLVPHC năm 2012, cũng như các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này và
đề xuất một số giải pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở mức độ nghiên
cứu và trao đổi mà chưa đi vào thực tiễn.
Ngồi ra cịn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với những
cách tiếp cận khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu, bài viết chỉ mới đề cập tới vấn
đề người nghiện và cai nghiện mà chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu những quy
định của Luật XLVPHC năm 2012 về biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai


5

nghiện bắt buộc và thực tiễn áp dụng trong thời gian qua, đặc biệt là trong phạm vi
thực tiễn tại tỉnh Cà Mau.
Tuy nhiên, trong quá nghiên cứu các công trình, bài viết đã được cơng bố,

đăng tải, tác giả đã tham khảo được nhiều các vấn đề về lý luận và thực tiễn rất có
giá trị đối với đề tài của mình trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đã được
nêu ra trong các công trình khoa học đó. Từ đó, tác giả hy vọng rằng, với đề tài này,
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, đây sẽ là luận văn có tính khoa học, nghiên
cứu một cách có hệ thống trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Góp phần nâng
cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật về biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc tại tỉnh Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung nhằm ngăn
chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy và hạn chế thấp nhất số người nghiện ma túy còn tồn tại
ở ngồi cộng đồng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá về lý luận và thực tiễn của pháp luật thực định về áp dụng
biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc và thực trạng áp dụng tại tỉnh Cà Mau. Từ đó,
tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập, gây khó khăn, vướng mắc
trong việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện bắt buộc. Đề
xuất những giải pháp khắc phục và hoàn thiện pháp luật để thực thi có hiệu lực, hiệu
quả, góp phần đảm bảo về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn các quy định của pháp luật xử lý vi
phạm hành chính về cai nghiện bắt buộc. Chỉ ra những quy định cịn bất cập, gây
khó khăn đến việc áp dụng biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc.
- Phân tích thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về biện pháp đưa đi
cai nghiện bắt buộc tại tỉnh Cà Mau trong những năm qua, chỉ ra những hạn chế, bất
cập và nguyên nhân cụ thể.


6

- Xây dựng các cơ sở, luận cứ để đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật,
giải pháp thực hiện nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc áp dụng biện pháp

xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện bắt buộc tại tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp
đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về
biện pháp đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại tỉnh Cà Mau.
Thời gian: Từ năm 2018 đến 2019.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu:
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách, chủ trương
của Đảng Cộng Sản Việt Nam về hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối
với biện pháp cai nghiện bắt buộc. Đề tài được thực hiện dựa trên góc độ tiếp cận lý
luận và thực tiễn để từ đó hồn thiện hệ thống pháp luận trong việc áp dụng đối với
các đối tượng bị nghiện hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống hóa các quy định của pháp luật, phân tích các quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành có liên quan về biện pháp cai nghiện bắt
buộc.
- Phương pháp thống kê, phân tích hệ thống, tổng hợp, so sánh trên cơ sở các
tài liệu, số liệu thực tế trên địa bàn của tỉnh Cà Mau.
Từ đó, dự báo đề xuất các phương án, giải pháp hoàn thiện pháp luật.


7

6. Ý nghĩa lý luận và giá trị ứng dụng của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn nghiên cứu sẽ đóng góp vào q trình hệ thống hóa và tìm ra những
hạn chế, bất cập, chồng chéo trong các quy định của pháp luật về cai nghiện bắt
buộc tại tỉnh Cà Mau. Xác định được nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập,
từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục và hoàn thiện pháp luật để thực thi có hiệu
lực, hiệu quả, góp phần đảm bảo về an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa
phương.
6.2. Giá trị ứng dụng của đề tài
Những luận cứ, quan điểm nêu trong Luận văn là cơ sở khoa học để bổ sung,
sửa đổi, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước trong
quá trình thực thi pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện bắt bc
thời gian tới.
Luận văn này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá
nhân nghiên cứu học tập và vận dụng vào thực tiễn về biện pháp xử lý vi phạm hành
chính đối với trường hợp đưa đi cai nghiện bắt buộc.
7. Cấu trúc nội dung Luận văn
Cấu trúc của Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu và
phụ lục, nội dung chính được trình bày trong 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1, Những vấn đề lý luận về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa
đi cai nghiện bắt buộc.
Chương 2, Thực trạng áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa đi
cai nghiện bắt buộc trên đại bàn tỉnh Cà Mau.
Chương 3, Quan điểm và Giải pháp xử lý vi phạm hành chính về đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Cà Mau.


8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH ĐƯA ĐI CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

1.1.1. Khái niệm cơ sở cai nghiện bắt buộc
Cơ sở cai nghiện bắt buộc là nơi cách ly có thời hạn từ 12 đến 24 tháng cho
những đối tượng nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này
nhưng khơng có nơi cư trú ổn định nhằm cách ly khỏi cộng đồng theo quy định của
pháp luật để chữa bệnh, lao động, học tập và cải tạo thành người cơng dân bình
thường.
“Cơ sở cai nghiện bắt buộc thành lập theo quy định tại Nghị định số
55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập,
tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp cơng lập. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa
phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể cơ sở cai
nghiện bắt buộc phù hợp quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Địa
phương có ít người nghiện ma túy có thể gửi đối tượng đến cơ sở cai nghiện bắt
buộc của địa phương khác trên cơ sở thống nhất giữa hai địa phương”1.
“Cơ sở cai nghiện ma túy công lập là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng
theo quy định của pháp luật. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập chịu sự chỉ đạo, quản
lý trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất
của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Cơ sở cai nghiện ma túy cơng lập có các
chức năng gồm: tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc; tổ chức cai nghiện ma túy tự

1

Điều 33 Nghị định số 221 NĐ-CP/2013 Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quy định
chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.


9

nguyện; tổ chức tiếp nhận người sử dụng, người nghiện ma t khơng có nơi cư trú

ổn định; tổ chức điều trị thay thế”2.
Nhận thấy, qua từng năm số lượng đối tượng bị nghiện ngày càng tăng
nhanh, cá biệt có những nơi tăng đột biến khó kiểm sốt, đe dọa đến nền kinh tế và
cuộc sống của người dân địa phương. Mặc khác, việc xử phạt hành chính chưa đủ
sức răng đe và giáo dục mạnh, cai nghiện ngoài cộng đồng còn nhiều cám dỗ do
xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc hình thành, mở rộng các cơ sở
cai nghiện bắt buộc là rất cần thiết.
Việc mở rộng quy mơ cũng như kinh phí hoạt động của các cơ sở này dựa
vào ngân sách từ Trung ương. Do các đối tượng nghiện ngày càng nhiều đã dẫn đến
tình trạng q tải tại các cơ sở cơng lập. Để khắc phục tình trạng trên, một số địa
phương đã xây dựng nên cơ sở cai nghiện ngồi cơng lập và hoạt động dựa trên
nguồn ngân sách của địa phương đó. Dù là cai nghiện ở các cơ sở cơng lập hay
ngồi cơng lập thì người nghiện vẫn được khám chữa bệnh với các phương pháp
như cắt cơn và sử dụng thuốc để cai nghiện. Việc đưa người vào trung tâm hay các
cơ sở cai nghiện bắt buộc để nhằm mục đích đảm bảo trật tự an ninh xã hội trên địa
bàn, giảm thiểu tối đa số người nghiện ngoài cộng đồng, hạn chế sự gia tăng các tệ
nạn xã hội như lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm...và căn bệnh thế
kỉ HIV/AIDS.
Ngồi chức năng chính là cai nghiện, các cơ sở cai nghiện hiện nay còn có
nhiệm vụ tái thiết lao động cho người nghiện. Sau những đợt điều trị, người nghiện
sẽ được học, được lao động, được học nghề… ngay tại cơ sở cai nghiện.
Dù là cai nghiện tự nguyện hay cai nghiện bắt buộc thì các cơ sở cai nghiện
vẫn áp dụng các chế độ như nhau theo quy định của pháp luật.
Cơ sở cai nghiện thực sự là rất cần thiết trong xã hội hiện nay, nhất là tình
trạng người nghiện ngày càng tăng nhanh, diễn biến phức tạp và khó kiểm sốt.
Điều 2 Thông tư số 25/2018/TT-BLĐTBXH ngày 10/12/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm và định mức số lượng người
làm việc của cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
2



10

Chính vì thế mà cần phải tập trung đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực
hơn nữa cho các cơ sở cai nghiện bắt buộc để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh,
cải tạo lại tư tưởng cho các đối tượng bị nghiện đạt hiệu quả tốt nhất.
1.1.2. Đặc điểm cơ sở cai nghiện bắt buộc
Xuất phát từ khái niệm và mục đích như trên mà cơ sở cai nghiện bắt buộc có
các đặc điểm như sau:
Thứ nhất là, cơ sở cai nghiện bắt buộc được hình thành theo quy định của
pháp luật và hoạt động dựa trên nguồn ngân sách của nhà nước của Trung ương
phân bổ về cho các địa phương.
Thứ hai là, đây là nơi tập trung (nơi cách ly) của những người bị nghiện
nhằm mục đích khám, chữa bệnh, điều trị cắt cơn và tư vấn, dạy nghề, đồng thời hỗ
trợ tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Thứ ba là, cơ sở cai nghiện cơng lập hay ngồi cơng lập đều áp dụng cho đối
tượng cai nghiện bắt buộc và cai nghiện tự nguyện. Trong đó cai nghiện bắt buộc là
hình thức cai nghiện được áp dụng với các đối tượng nghiện đã cai tại gia đình,
cộng đồng hoặc đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn cịn nghiện hoặc
đối tượng khơng có nơi cư trú ổn định.
1.2. LÝ LUẬN VỀ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm về biện pháp cai nghiện bắc buộc
1.2.1.1. Khái niệm về biện pháp cai nghiện bắt buộc
Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong những biện pháp XLHC
được quy định trong Luật XLVPHC năm 2012.“Đây là biện pháp mà TAND cấp
huyện có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng đối với người nghiện ma túy từ
đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn
còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng người nghiện khơng có nơi
cư trú ổn định nhằm mục đích cách ly người nghiện ma túy khỏi cộng động, buộc
họ chữa bệnh, lao động, học tập tại cơ sở cai nghiện bắt buộc”.



11

Theo Pháp lệnh XLVPHC năm 2002.“Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
nói riêng và các biện pháp XLHC khác nói chung là những biện pháp hạn chế
quyền tự do của công dân, do người đứng đầu cơ quan hành chính ở địa phương
quyết định. Việc trao thẩm quyền cho những người đứng đầu cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương để đưa phán quyết ảnh hưởng đến các quyền hiến định về
bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, tự do đi lại, tự
do cư trú của công dân”… là chưa phù hợp với Hiến pháp năm 2013 “Người bị
buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật
định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”. Mặt khác, thực tiễn
áp dụng biện pháp này đã bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập như: quy trình xem
xét áp dụng biện pháp này chưa thật sự đảm bảo minh bạch vì khi xem xét áp dụng
thì khơng có sự tham gia của người bị áp dụng hoặc như luật sư, hay người bảo vệ
quyền và lợi ích của họ.“Trong bối cảnh định hướng của Đảng và Nhà nước ta về
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là vấn đề bảo đảm quyền con
người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quan điểm về tệ nạn xã hội và các biện
pháp phịng, chống tệ nạn xã hội đã có những thay đổi nhất định; cũng như yêu cầu
thực hiện các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”Do đó, việc chuyển
thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc của ủy ban nhân dân cấp huyện cho tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện
theo thủ tục tư pháp là đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
“Về cơ bản, quy định về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại
Luật XLVPHC 2012 được xây dựng theo hướng kế thừa các quy định của biện pháp
đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh XLVPHC 2002. Mục đích của biện pháp
này vẫn được quy định như Pháp lệnh là đưa người vi phạm vào cơ sở để chữa
bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở. Thời hạn áp dụng
biện pháp này được quy định là từ 12 tháng đến 24 tháng. Về hình thức, cơ cấu các

điều luật được thể hiện giống như Pháp lệnh XLVPHC năm 2002. Về nội dung, có
hai điểm sửa đổi lớn là (1) hạn chế đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
chữa bệnh chỉ bao gồm người nghiện ma túy; (2) sửa đổi trình tự, thủ tục áp dụng


12

theo hướng công khai, minh bạch hơn nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của cơng
dân”3.
Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản nhất: Biện pháp đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là cách thức mà cơ quan có thẩm quyền
áp dụng trực tiếp buộc người bị nghiện phải chấp hành (bằng biện pháp cưỡng
chế), nhằm mục đích đảm bảo trật tự xã hội trong giới hạn pháp luật cho phép.
1.2.1.2. Đặc điểm biện pháp cai nghiện bắt buộc
Từ quan điểm trên mà việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
có những đặc điểm sau:
Thứ nhất là, biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là cơ
quan có thẩm quyền thi hành bằng biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước. Nó
có tính pháp lý, bởi vì đây là biện pháp được quy định cụ thể trong các văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước, Luật, Nghị định của Chính phủ và các văn bản
hướng dẫn của Bộ, ngành, địa phương… Biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc cũng do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng theo quy định của
pháp luật.
Thứ hai là, “Biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là
biện pháp xử lý chỉ áp dụng đối với cá nhân là công dân Việt Nam, được xác định
đã bị nghiện và có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Đối với trường hợp
người nước ngồi có hành vi nghiện ma túy mà bị cơ quan chức năng phát hiện tại
lãnh thổ Việt Nam thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt
trục xuất khỏi nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”4.
Thứ ba là, Việc áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện

bắt buộc được áp dụng theo các trình tự, thủ tục chặt chẽ linh hoạt và đối tượng bị
Phạm Tiến Thành (2014), Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Luận văn thạc sĩ (trang 64).
4
Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; cháy,
phịng và chữa; phịng, chống bạo lực gia đình.
3


13

áp dụng phải chịu sự quản lý và hạn chế một số quyền tự do cá nhân nhất định: Do
có hạn chế một số quyền tự do của con người khi áp dụng các biện pháp đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy
định tương đối chặt chẽ trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp.
1.2.2. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.2.2.1. Đối tượng
Đối tượng bị áp dụng khi đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là những đối
tượng bị nghiện ma túy, bị cơ quan chức năng phát hiện, bằng nghiệp vụ cụ thể để
xác định tình trạng nghiện và áp dụng những biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời để
tránh gây ra những hậu quả xấu cho xã hội. Tùy theo từng độ tuổi, mức độ vi phạm,
tầng suất sử dụng ma túy mà sẽ có những biện pháp áp dụng khác nhau. Chỉ những
đối tượng thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật mới bị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện, cụ thể là những đối tượng sau đây: “Người nghiện
ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày
chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do
nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết
định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn

còn nghiện; Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị
chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy;
Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, khơng có nơi cư trú ổn định”5.
Bên cạnh đó, Luật XLVPHC năm 2012 cũng quy định, không áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau: “Người khơng
có năng lực trách nhiệm hành chính; Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh
viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được
UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các
Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị
định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5


14

đối tượng nghiện ma túy đã tái vi phạm nhiều lần mà vẫn không thể áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”6.
Đồng thời tại Điều 5, Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định về việc không
lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các
trường hợp sau: “Người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng
đồng theo quy định tại Khoản 3, Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19
tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật XLVPHC; Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
được quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11
năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc thay thế”7.
Mặc dù những đối tượng này không bị thực hiện cưỡng chế đưa vào cơ sở cai
nghiện nhưng sẽ phải chịu sự quản lý nghiêm ngặc của cơ quan chức năng tại cộng
đồng. Điều này xuất phát từ tính nhân văn và mục đích nhân đạo của pháp luật Việt

Nam.
1.2.2.2. Thời hiệu
“Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì
chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền
khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự”8. Như vậy, thời hiệu
là thời hạn do pháp luật quy định, các chủ thể tham gia vào quan hệ không thể thoả
thuận để kéo dài hoặc rút ngắn thời hạn này.
“Thời hiệu trong việc đưa người nghiện vào cơ sở cái nghiện bắt buộc là ba
tháng”9. Đây là khoảng thời gian kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma

Khoản 2, Điều 96 Luật XLVPHC năm 2012.
Khoản 2, Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 221 NĐ-CP/2013 Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về
quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
6
7

8
9

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13, ngày 24 tháng 11 năm 2015.
Điều 4 Nghị định số 221 NĐ-CP/2013 Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quy định
chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.


15

túy trái phép lần cuối bị phát hiện hoặc ngày xét nghiệm dương tính với chất ma túy
và bị lập biên bản vi phạm hành chính.
Pháp luật quy định cụ thể về thời hiệu nên các cơ quan chức năng rất đề cao
trách nhiệm của mình trong việc thực thi pháp luật.

1.2.2.3. Thời hạn
“Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng
đến 24 tháng kể từ ngày người phải chấp hành quyết định bị tạm giữ để đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc”10.
“Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp XLHC nếu trong thời hạn
02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp hành chính hoặc
01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp XLHC mà
không tái phạm”11.
1.2.3. Thẩm quyền các chủ thể trong việc áp dụng biện pháp đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thẩm quyền thực hiện thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc theo từng giai đoạn như sau:
1.2.3.1. Chủ thể có thẩm quyền lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc
“Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan công an
cấp huyện hoặc cơ quan công an cấp tỉnh phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái
phép hoặc dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác
minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc đối với người đó. Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép,
cơng an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma
túy và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử

10
11

Điều 95 Luật XLVPHC năm 2012.
Điều 7 Luật XLVPHC năm 2012.



×