Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Giải pháp phân luồng học sinh khmer vùng đồng bằng sông cửu long sau trung học cơ sở và trung học phổ thông báo cáo tổng đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

GIẢI PHÁP PHÂN LUỒNG HỌC SINH KHMER
VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
SAU THCS VÀ THPT
Mã số: B2013.19.09
Chủ nhiệm đề tài :

TS. Nguyễn Ngọc Tài

NCVC. Viện Nghiên cứu Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh – Tháng 12/ 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

GIẢI PHÁP PHÂN LUỒNG HỌC SINH KHMER VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
SAU THCS VÀ THPT
Mã số: B2013.19.09
Chủ nhiệm đề tài:


TS. NCVC. Nguyễn Ngọc Tài
Viện Nghiên cứu Giáo dục
Thành viên đề tài:
PGS.TS. Ngô Minh Oanh - Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
PGS.TS. Phạm Xuân Hậu- Đại học Văn Hiến, Tp.HCM
PGS.TS. Trần Thị Thu Mai- Trường ĐHSP Tp. HCM
ThS. Nguyễn Vĩnh Khương- Trường ĐHSP Tp. HCM
ThS. Đào Thị Vân Anh- Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
ThS. Trịnh Văn Anh- Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
ThS. Huỳnh Xuân Nhựt- Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
ThS.Phạm Văn Danh- Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
Nguyễn Hữu Tài- Học viên cao học,Trường ĐHSP Tp. HCM
Ka Huệ- Sinh viên Khoa Tâm lý- Giáo dục, Trường ĐHSP Tp. HCM

TP. Hồ Chí Minh – Tháng 12/ 2015


Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện :


Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng



Các phịng Giáo dục của các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng



Các trường THCS và THPT các tỉnhTrà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng.




Cá nhân phối hợp thực hiện:
PGS.TS. Ngô Minh Oanh - Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp.
HCM
PGS.TS. Phạm Xuân Hậu- Đại học Văn Hiến, Tp.HCM
PGS.TS. Trần Thị Thu Mai- Trường ĐHSP Tp. HCM
ThS. Nguyễn Vĩnh Khương- Trường ĐHSP Tp. HCM
ThS. Đào Thị Vân Anh- Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
ThS. Trịnh Văn Anh- Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
ThS. Huỳnh Xuân Nhựt- Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
ThS.Phạm Văn Danh- Viện Nghiên cứu GD, Trường ĐHSP Tp. HCM
Nguyễn Hữu Tài- Học viên cao học,Trường ĐHSP Tp. HCM
Ka Huệ- Sinh viên Khoa Tâm lý- Giáo dục, Trường ĐHSP Tp. HCM


Ban chủ nhiệm đề tài chân thành cảm ơn:


Vụ Khoa học Cơng nghệ (Bộ Giáo dục và Đào tạo).



Ban Gíam hiệu trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.



Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Giáo dục




Phịng Nghiên cứu Khoa học-Mơi trường & Tạp chí khoa học trường Đại
học Sư phạm Tp.HCM.



Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học, Viện NCGD.



Ban Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh,
Vĩnh Long



Ban Giám hiệu, Cán bộ, Giáo viên các trường THCS, THPT và Phụ
huynh dân tộc Khmer đã quan tâm giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tơi thực hiện đề tài này.
Tp. Hồ Chí Minh 12/2015

Chủ nhiệm đề tài
TS. Nguyễn Ngọc Tài


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý

CBQL

Cơ sở vật chất


CSVC

Công nhân kỹ thuật

CNKT

Ban Giám hiệu

BGH

Dạy nghề

DN

Dân tộc nội trú

DTNT

Dân tộc thiểu số

DTTS

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL

Giáo dục

GD


Giáo dục – Đào tạo

GD-ĐT

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Trung học cơ sở

THCS

Trung học Phổ thông

THPT

Phân luồng học sinh

PLHS

Phổ thông dân tộc nội trú

PTDTNT

Phụ huynh học sinh


PHHS

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM

Trung cấp nghề

TCN

Xã hội hóa giáo dục

XHHGD


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp.HCM, ngày

tháng

năm 2016

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
Tên đề tài: Giải pháp phân luồng học sinh Khmer vùng Đồng bằng
sông Cửu Long sau THCS và THPT

Mã số:

B2013.19.09

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Ngọc Tài
Tel: 0909108699 - 0907073968

E-mail:

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện: 12/2013-12/2015
2. Mục tiêu:
- Đánh giá thực trạng công tác phân luồng học sinh dân tộc Khmer tại
vùng ĐBSCL trong các trường THCS và THPT.
- Đề xuất các giải pháp phân luồng học sinh Khmer vùng Đồng bằng sông
Cửu Long sau trung học cơ sở và trung học phổ thơng
3. Tính mới và sáng tạo:
Nghiên cứu lý luận về phân luồng học sinh phổ thông vào các bậc học và
cơ sở dạy nghề ở địa phương, sự thích ứng với khả năng và sở thích của học
sinh theo sáu nhóm nghề diện rộng, quy mô đào tạo nguồn nhân lực (công

1


nhân kỹ thuật) nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa
phương.
Đánh giá thực trạng cơng tác phân luồng, hướng nghiệp, xu hướng chọn
nghề của học sinh dân tộc trong những năm gần đây, tổng kết kinh nghiệm
trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, tổng kết kết quả phân luồng
học sinh dân tộc tại các địa phương.

Nghiên cứu xây dựng thang đánh giá năng lực hướng nghiệp của học
sinh.
Đề xuất một số giải pháp về công tác phân luồng cho học sinh dân tộc
Khmer tại địa phương.
4. Kết quả nghiên cứu:
*Thực trạng việc phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân
tộc Khmer tại vùng ĐBSCL.
- Công tác hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh hiện nay ở các tỉnh
ĐBSCL.
- Tổng kết ý kiến của giáo viên, học sinh và phụ huynh về nhu cầu, xu
hướng định hướng nghề nghiệp cũng như phân luồng của học sinh dân tộc trong
các trường phổ thơng.
- Hiện nay vẫn cịn nhiều học sinh dân tộc Khmer gặp khó khăn trong
việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân sau khi tốt nghiệp
THCS và THPT. Xu hướng chọn nghề của học sinh Khmer chủ yếu tập trung ở
những ngành nghề phục vụ cho việc phát triển ngành kinh tế - dịch vụ của địa
phương.
- Giáo viên các trường trung học chưa được trang bị những kiến thức cơ bản
về tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề cho học sinh, cũng như phân luồng học
2


sinh, họ chỉ có thể dừng lại ở mức độ cung cấp một số thông tin về các ngành
nghề đào tạo của một số trường hay chỉ tiêu tuyển sinh, tỷ lệ chọi, khối thi.
Hiện nay nhà trường còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, bị động do chưa có sự hỗ
trợ của xã hội, đội ngũ hướng nghiệp thì khơng chun nghiệp vì vậy các thơng
tin về hướng nghiệp khó đến với học sinh, điều này sẽ gây khó khăn cho học
sinh trước sự rộng mở của thế giới nghề nghiệp và việc quyết định chọn nghề
cho tương lai sau THCS và sau THPT.
*Đề tài đưa ra các giải pháp gồm nhóm giải pháp vi mơ đối với học sinh và

nhóm giải pháp vĩ mơ đối với ngành giáo dục vể việc phân luồng học sinh
Khmer sau THCS và sau THPT nhằm mục đích mong muốn góp phần nâng cao
công tác phân luồng, hướng nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc khmer vùng
ĐBSCL hiện nay.
5. Sản phẩm:
-Báo cáo khoa học hoàn chỉnh về giải pháp phân luồng học sinh Khmer sau
THCS và sau THPT tại vùng ĐBSCL gồm có thang đánh giá năng lực
hướng nghiệp của học sinh, các tài liệu tập huấn công tác hướng nghiệp cho
giáo viên vùng dân tộc Khmer , ĐBSCL .
- Báo cáo tóm tắt của đề tài
- Kỷ yếu hội thảo về Công tác phân luồng học sinh Khmer.
- Báo cáo gồm 10 chuyên đề về Công tác phân luồng học sinh Khmer.
- Hai bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học của trường ĐHSP
Tp.HCM.
- Hướng dẫn một học viên cao học.

3


6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp cho các học sinh dân tộc Khmer có
thêm một số kiến thức về định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Các em học sinh dân tộc Khmer có thể đánh giá năng lực hướng nghiệp
của mình thơng qua thang đánh giá năng lực hướng nghiệp mà đề tài đã xây
dựng.
Các nhà quản lý giáo dục, các trường THCS, các trường THPT cũng như
các Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục –Đào tạo các tỉnh ĐBSC có được các
giải pháp thiết thực và khả thi trong việc thực hiện công tác phân luồng học
sinh dân tộc Khmer sau THCS và sau THPT.

Kết quả nghiên cứu được gửi đến các Sở Giáo dục - Đào tạo, các phòng
Giáo dục - Đào tạo, các trường phổ thơng có học sinh dân tộc Khmer tại các
tỉnh ĐBSCL như một tài liệu, nhằm góp phần cho việc nâng cao cơng tác
phân luồng định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Xác nhận của cơ quan chủ trì

Ngày 10 tháng 01 năm 2016

HIỆU TRƯỞNG

Chủ nhiệm đề tài

(ký, đóng dấu)

(ký, họ và tên)

TS. Nguyễn Ngọc Tài

4


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAMHO
CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
Independence – Freedom - Happiness

HCM.City, January 10th 2016

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS


1. General information:
Project title: Solutions for the distribution of Khmer students in
Mekong Delta after secondary and high school.
Code number: B2013.19.09
Coordinator: Doctor. Nguyễn Ngọc Tài
Tel: 0909108699-0907073968

E-mail:

Implementing institution: Hochiminh City Education University
Duration: From December 2013 to December 2015.
2. Objective(s):
Assessing the current situation on the distribution of Khmer
students in Mekong Delta at secondary and high schools.
Proposing some solutions for the distribution of Khmer students in
Mekong Delta after secondary and high school.
3. Creativeness and innovativeness:
5


The study has some new and creative findings
Study theoretically the distribution of general students into the next
levels and vocational institutions in the local regions, appropriateness with
students’ abilities and interests in the extent to six groups of career, human
resource training scale (technical workers) aiming to meet the need of
industrialization and modernization in the local areas.
Evaluate the current situation of distribution, career guidance,
career choice trend by ethical students in the recent years, summarizing the
experiences in student career guidance and consultancy, and summarizing
the results of ethnical student distribution in the local areas.

Develop the measurement for the student evaluation of career
guidance competence.
Giving some solutions on Khmer student distribution in localities.
4. Research results:
The current situation of Khmer student distribution and career
guidance in Mekong Delta:
The current career guidance and distribution for students in
Mekong Delta
Summarizing the ideas of students, students’ parents and teachers
on their needs, career guidance trends as well as ethnical distribution at
schools.

Today, there are still many Khmer students finding difficult

in career choice and guidance after their secondary and high school
graduation. Khmer students’ career choice trends mainly focus on the
types of career that are good for the development of economy and
services in localities.
6


Secondary and high school teachers are not educated with the basic
knowledge of student career guidance consultancy and career choice as
well as student distribution. They are only able to provide some
information on the trained careers at some colleges and universities or
enrollment quota, competition rate, examination projects. These days, the
schools still have many difficulties and they are also passive in this
because they are not supported enough from society; career guidance
staff are not professional, so it is difficult for students to receive the
updated career guidance information. As a result, this causes many

difficulties for the students in the access of career world and career
choice decision after their graduation.
The study gives many solutions consisting of the micro solutions
for students and the macro solutions for education on Khmer student
distribution after secondary and high school education aiming to
contributing to the enhancement of student distribution, career guidance
at Khmer schools in Mekong Delta.
5. Products:
A complete paper on Khmer student streaming solutions after
secondary school and high school at Mekong Delta consisting of the
assessment measurement of student career guidance competence, career
guidance training documents for teachers at ethnic Khmer region,
Mekong Delta.
The workshop proceedings on Khmer student streaming.
10 thematic papers on Khmer student streaming.
02 papers published on the Journal of Science of Ho Chi Minh City
University of Education.
7


Supervising one postgraduate student.
6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
The research results of the study help Khmer students have more
knowledge on career orientation for future.
Khmer students can assess their career guidance competence
through career guidance competence measurement developed in the
study.
Educational managers, secondary schools, high schools as well as
the education and training offices in the provinces in Mekong Delta have
the practical and feasible solutions for Khmer student streaming after

secondary school and high school.
Result of research is sent to the Departments of Education and
Training, Section of Education and Training, boarding-ethnic schools in
Mekong delta as document making contribution to improvement of
vocation guidance in favor of student.
HCM.City, January 10th 2016

Certified by the institution
PRESIDENT

Main Researcher

Dr. Nguyễn Ngọc Tài
8


PHẦN MỞ ĐẦU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời gian gần đây công tác hướng nghiệp cho học sinh (HS) phổ thông
đang ngày càng trở nên quan trọng và được sự quan tâm của các bậc phụ huynh
cũng như của toàn xã hội. Thực tế cho thấy có khá nhiều sinh viên chọn nghề
khơng phù hợp dẫn đến hiện tượng làm trái nghề, chuyển nghề sau khi tốt nghiệp.
Tỉ lệ sinh viên năm thứ nhất - năm thứ hai và thậm chí là sinh viên sau khi tốt
nghiệp không sử dụng kiến thức chuyên ngành được học mà tiếp tục học một
ngành hoàn toàn khác khá đáng kể. Thanh niên sẽ khơng thể tồn tâm tồn ý với
công việc, cũng không thể đạt được đỉnh cao trong học tập nếu chọn nghề sai lệch.
Hậu quả trước tiên là cho bản thân người học: sự lãng phí thời gian, công sức và cả
tiền bạc. Đối với xã hội, việc này làm cho vòng quay nguồn nhân lực lộn xộn,
người lẽ ra giỏi ở nghề này thì lại đầu quân cho nghề khác, bất ổn cho phân công

lao động và rõ ràng gây lãng phí cho xã hội rất lớn về mặt tài chính và nhân lực.
Theo đánh giá của Trung tâm lao động hướng nghiệp (Bộ GD - ĐT), công tác
hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường chưa thật hiệu quả, ít có tác động đến
việc lựa chọn nghề tương lai cho các em. Hậu quả là hàng năm, hầu như tất cả học
sinh tốt nghiệp THPT đổ dồn vào thi Đại học nhưng chỉ có gần 20% số này trúng
tuyển, và 80% số còn lại mất định hướng trong nghề nghiệp. Điều này dẫn đến tình
trạng nguồn cung cấp lao động trở nên “thừa thầy, thiếu thợ”. Ngun nhân của
tình trạng trên là cơng tác hướng nghiệp chưa tốt, chưa có những hành động thiết
thực. Đặc biệt, nhiều học sinh THCS, THPT nói chung và học sinh dân tộc Khmer
tại các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng bước vào năm cuối cấp, chỉ
thích học tiếp lên THPT, thi tú tài và vào Đại học mà rất hiếm học sinh nào chọn
hướng học nghề theo những định hướng phân luồng.
Theo báo cáo tại Hội thảo “Các phương pháp phân luồng học sinh sau THCS
và trung học phổ thông” ngày 11-9-2009 của Bộ GD - ĐT: Nếu cộng cả số HS tốt
nghiệp THPT chưa tiếp tục học với số học sinh bỏ học và trượt tốt nghiệp hàng
năm thì con số này lên đến gần 400.000 HS. Nếu những HS này được “phân
luồng”, học nghề sớm thì hiệu quả kinh tế cao hơn. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS học
9


nghề và TCCN rất thấp (học nghề khoảng 2,5% - 3%; TCCN từ 1,4% - 1,8%).
Trên 70% HS THPT không được giáo dục hướng nghiệp một cách đầy đủ. Trên
85% học sinh muốn thi vào ĐH, có tới 56% sẵn sàng chờ năm sau thi lại ĐH nếu
trượt. Điều này cũng cho thấy rằng nếu thực hiện công tác hướng nghiệp cho học
sinh THPT hiệu quả thì bài tốn lãng phí sẽ được giải quyết, bài tốn làm thế nào
để cung cấp đủ nhân lực cho các ngành nghề cũng được giải quyết phần nào.
Tuy nhiên việc chọn nghề để học của học sinh hiện nay cần phải có định
hướng, học sinh phải chọn nghề phù hợp với sức khỏe, sở thích và năng lực và
hồn cảnh của chính mình thì mới mong gắn bó lâu dài với nghề đã chọn. Đặc biệt
đối với học sinh dân tộc Khmer vùng ĐBSCL thì đây là một vấn đề cịn rất mới.

Sự nghiệp lao động của mỗi người sẽ giúp cho cá nhân họ phát triển, giúp cho xã
hội phát triển ổn định.
Sự phân bổ lao động phải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, mà xã hội
phát triển thì nghề nghiệp sẽ biến động, nghề mới sẽ nảy sinh và nghề cũ sẽ lùi
dần.
Việc học sinh Khmer vùng ĐBSCL sau THCS và sau THPT chọn ngành nghề
vào các trường Dạy nghề (DN), Trung cấp nghề (TCN), Đại học, Cao đẳng và việc
quy mô đào tạo của các trường có đáp ứng với nhu cầu phát triển xã hội vùng
ĐBSCL hay khơng, đó chính là một bài tốn nan giải mà các ngành giáo dục cần
phải giải quyết.
Cần phải xác định mơ hình đào tạo liên thơng trong dạy nghề hiện nay tại các
trường CĐ, ĐH để từ đó tạo ra sự cân đối trong việc khuyến khích học sinh dân tộc
Khmer vùng ĐBSCL chọn học nghề cũng như vào học ở các cấp TCN.
Từ những vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu muốn nghiên cứu tìm các giải
pháp để thực hiện công tác phân luồng cho học sinh dân tộc Khmer vùng ĐBSCL
sau THCS và THPT để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu xin đề xuất nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phân
luồng học sinh Khmer vùng Đồng bằng Sông Cửu Long sau Trung học cơ sở và
Trung học phổ thông”.

10


II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng công tác phân luồng học sinh dân tộc Khmer tại vùng
ĐBSCL trong các trường THCS và THPT
- Đề xuất các giải pháp phân luồng học sinh Khmer vùng Đồng bằng sông
Cửu Long sau trung học cơ sở và trung học phổ thông
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác phân luồng cho học sinh Khmer vùng ĐBSCL.
2. Khách thể nghiên cứu
CBQL, GV, HS và CMHS dân tộc Khmer tại vùng ĐBSCL.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác phân luồng học sinh Khmer vùng
ĐBSCL, quy mô đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu là CNKT và hướng phân luồng
từ sau THCS,THPT vào các cơ sở dạy nghề tại vùng ĐBSCL.
Đề tài tập trung khảo sát tại 3 tỉnh có mật độ cao về đồng bào dân tộc Khmer:
Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng.
IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác phân luồng học sinh
- Lý luận về nghề: Khái niệm về nghề; Phân loại nghề; Sự phù hợp nghề
dưới góc độ Tâm lý học và Giáo dục học.
- Lịch sử nghiên cứu vấn đề công tác phân luồng học sinh: Công tác phân
luồng học sinh; Công tác phân luồng học sinh Khmer.
- Lý luận về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
Lý luận chung về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
Các khái niệm: Hướng nghiệp; Hứng thú; Đối tượng lao động; Miền chọn
nghề tối ưu; Triết lý về hướng nghiệp.

11


Lý luận về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS: Chương
trình khung Giáo dục hướng nghiệp THCS của Bộ GD&ĐT; Chương trình Dạy
nghề ở THCS theo Bộ GD&ĐT.
Lý luận về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT: Chương
trình khung Giáo dục hướng nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT; Chương trình Dạy
nghề ở THPT theo Bộ GD&ĐT.
Đặc trưng cuộc sống của dân tộc Khmer vùng ĐBSCL: Tổng quan về kinh tế

Xã hội vùng ĐBSCL; Đặc trưng về dân tộc Khmer tại vùng ĐBSCL.
2. Thực trạng việc phân luồng học sinh dân tộc Khmer vùng ĐBSCL sau
THCS và THPT
- Tổ chức nghiên cứu thực trạng việc phân luồng học sinh dân tộc Khmer
vùng ĐBSCL sau THCS và THPT.
- Kết quả nghiên cứu thực trạng việc phân luồng học sinh dân tộc Khmer
vùng ĐBSCL sau THCS và THPT.
+ Thực trạng việc phân luồng học sinh Khmer sau THCS.
+ Thực trạng việc phân luồng học sinh Khmer sau THPT.
+ Thực trạng nhu cầu đào tạo nghề tại các cơ sở nghề.
+ Thực trạng sự hiểu biết của học sinh Khmer về định hướng nghề nghiệp.
+ Thực trạng sự hiểu biết của phụ huynh học sinh Khmer về định hướng nghề
nghiệp cho con.
+ Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về định hướng nghề nghiệp cho
học sinh Khmer.
+ Nguyên nhân của thực trạng việc phân luồng học sinh Khmer sau THCS và
THPT.
3. Biện pháp phân luồng học sinh dân tộc Khmer vùng ĐBSCL
sau THCS và THPT
- Các cơ sở đề xuất các giải pháp phân luồng học sinh Khmer:
+ Giải pháp định hướng cho học sinh Khmer trong việc chọn nghề:
12


• Cơ sở giải pháp 1: Xác định ngành nghề.
• Cơ sở giải pháp 2: Xác định giá trị.
• Cơ sở giải pháp 3: Xác định cao thấp.
• Cơ sở giải pháp 4: Xác định trước sau.
• Cơ sở giải pháp 5: Xác định khó khăn và thuận lợi
• Cơ sở giải pháp 6: Xác định danh nghĩa và thực chất

• Cơ sở giải pháp 7: Xác định nhu cầu và hiện thực
+ Giải pháp hỗ trợ cho học sinh Khmer trong việc chọn nghề:
• Cơ sở giải pháp 1: Lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp
• Cơ sở giải pháp 2: Lĩnh vực thơng tin hướng nghiệp
• Cơ sở giải pháp 3: Lĩnh vực tuyên truyền hướng nghiệp
+ Giải pháp cung cấp cho giáo viên và học sinh Khmer các chuyên đề và bộ
công cụ trắc nghiệm trong việc chọn nghề.
• Cơ sở giải pháp 1: Các chuyên đề lồng ghép
• Cơ sở giải pháp 2: Các cơng cụ trắc nghiệm hướng nghiệp
- Đề xuất các giải pháp phân luồng học sinh Khmer:
+ Giải pháp định hướng cho học sinh Khmer trong việc chọn nghề
+ Giải pháp hỗ trợ cho học sinh Khmer trong việc chọn nghề
+. Giải pháp cung cấp cho giáo viên và học sinh Khmer các chuyên đề và bộ
công cụ trắc nghiệm trong việc chọn nghề.
- Kết luận và kiến nghị
+ Về các trung tâm tư vấn hướng nghiệp
+ Về thái độ của cộng đồng xã hội đối với ngành nghề
+ Về các trường phổ thông − ngành GD-ĐT
+ Về tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp thơng qua biện pháp xã hội :
Gia đình và thầy cô
13


4. Các chuyên đề
Chuyên đề 1: Hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung
học
- Khái niệm hướng nghiệp - giáo dục hướng nghiệp.
- Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học.
Chuyên đề 2: Qui mô đào tạo nguồn nhân lực (CNKT) nhằm đáp ứng nhu
cầu sự nghiệp Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa hiện nay tại vùng ĐBSCL

- Đặt vấn đề.
- Khái niệm về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL.
- Các đặc điểm của công tác đào tạo nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL
- Các yêu cầu của công tác đào tạo nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL.
- Kết thúc vấn đề.
Chuyên đề 3: Lý luận về việc phân luồng học sinh Khmer sau THCS và
THPT vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tương lai
- Đặt vấn đề.
- Khái niệm về phân luồng học sinh Khmer.
- Các yêu cầu cần thực hiện trong công tác phân luồng học sinh Khmer sau
THCS và THPT vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tương lai
- Kết thúc vấn đề.
Chuyên đề 4: Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Khmer vùng
ĐBSCL
- Đặt vấn đề.
- Khái niệm về Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Khmer
- Các yêu cầu cần thực hiện trong công tác hướng nghiệp cho học sinh Khmer
- Kết thúc vấn đề.
Chuyên đề 5: Hiệu quả của công tác hướng nghiệp cho học sinh Trung
học
14


- Quan niệm về hiệu quả công tác hướng nghiệp.
- Một số biểu hiện hiệu quả của công tác hướng nghiệp.
- Tư vấn hướng nghiệp với việc điều chỉnh xu hướng nghề của học sinh.
Chuyên đề 6: Nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh dân tộc Khmer trong
việc lựa chọn nghề nghiệp
- Đặt vấn đề.
- Khái niệm.

- Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc Khmer vùng ĐBSCL.
- Kết thúc vấn đề.
Chuyên đề 7: Giải pháp hợp lý cho việc phân luồng học sinh Khmer vùng
ĐBSCL sau THCS và THPT vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng
nhu cầu Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa hiện nay của vùng ĐBSCL nói riêng
và đất nước nói chung
- Đặt vấn đề.
- Xác định các giải pháp về việc phân luồng học sinh Khmer.
- các bước tiến hành các giải pháp về việc phân luồng học sinh Khmer.
- Kết thúc vấn đề.
Chuyên đề 8: Biện pháp thực hiện giải pháp phân luồng học sinh Khmer
vùng ĐBSCL sau THCS và THPT vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đáp
ứng nhu cầu Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa hiện nay của vùng ĐBSCL nói
riêng và đất nước nói chung.
- Đặt vấn đề.
- Xác định các biện pháp thực hiện các giải pháp phân luồng học sinh Khmer
- Xây dựng các bước tiến hành thực hiện các giải pháp về việc phân luồng
học sinh Khmer
Chuyên đề 9: Giải pháp tác động tích cực đến phụ huynh và các lực lượng
giáo dục khác để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác hướng nghiệp thơng qua
hình thức truyền thông
15


- Thực hiện chương trình tọa đàm với phụ huynh về công tác hướng nghiệp
cho học sinh Trung học tại nhà trường Trung học.
- Thực hiện chương trình truyền thơng “Giáo dục hướng nghiệp” trên Đài
Phát thanh - Truyền hình các tỉnh vùng Đồng bằng Sơng Cửu long để góp phần
nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp.
Chuyên đề 10: Giải pháp đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng

nghiêp cho học sinh Trung học theo định hướng phân luồng học tập và chọn
nghề
Điều chỉnh chương trình khung về hướng nghiệp cũng như các chuyên đề
lồng ghép trong giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học.
Thử nghiệm công tác tham vấn hướng nghiệp chuyên biệt ở trường Trung
học.
V. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cách tiếp cận
Đề tài tiến hành dựa trên cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hướng tiếp cận
biện chứng, hệ thống - cấu trúc, hướng tiếp cận nhân cách và thực tiễn.
- Hướng tiếp cận biện chứng
Công tác phân luồng được phân tích dưới góc độ duy vật biện chứng, những
biện pháp giáo dục hướng nghiệp đều được xem xét trong mối liên hệ với thế giới
khách quan bên ngoài, đặc biệt là hoạt động và giao tiếp của chủ thể.
- Hướng tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phân luồng được nghiên cứu trong
mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khơng có biện pháp nào hoàn toàn biệt lập mà
chúng nằm trong một chỉnh thể thống nhất.
- Hướng tiếp cận nhân cách
Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phân luồng không chỉ được nghiên
cứu dưới góc độ tác động thuần về mặt tổ chức hành vi mà còn được nghiên cứu
như là một tác động góp phần hình thành năng lực trong nhân cách.
- Hướng tiếp cận thực tiễn
16


Thực tiễn là nguyên nhân cũng như là điều kiện để các biện pháp nâng cao
hiệu quả công tác phân luồng được thực thi. Việc nghiên cứu trong đề tài sẽ sử
dụng các điều kiện thực tiễn về nhân lực, về khả năng và điều kiện thực hiện để
đưa ra mơ hình các biện pháp hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS và THPT

dân tộc Khmer tại 5 tỉnh có mật độ cao về đồng bào dân tộc Khmer : Trà Vinh,
Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, đại diện trong cả vùng ĐBSCL hiện
nay; kết hợp với việc nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, thông tư…của các ban ngành
trong giáo dục, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp cho việc phân luồng học
sinh Khmer vùng ĐBSCL sau Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp
sau: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương
pháp thực nghiệm, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Dựa trên sự tổng hợp các tài liệu và cơng trình nghiên cứu có liên quan, kết
hợp với lý luận riêng, nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng một hệ thống khái niệm cơng
cụ cũng như những khái niệm có liên quan để định hướng cho việc thiết kế công cụ
nghiên cứu, tồn bộ q trình điều tra thực tiễn cũng như nghiên cứu thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được thiết kế nhằm điều tra thực trạng công tác phân luồng cũng
như một số nguyên nhân của thực trạng này. Các câu hỏi khảo sát thực trạng được
cấu trúc thành một bảng hỏi điều tra. Thông qua việc trả lời các khách thể sẽ bộc lộ
những thông tin theo các chỉ báo nghiên cứu thực trạng việc giáo dục hướng
nghiệp ở các Trường THCS và THPT dân tộc Khmer tại 3 tỉnh có mật độ cao về
đồng bào dân tộc Khmer : Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng.
Phiếu khảo sát M01: Trong phiếu khảo sát dành cho HS có 11 câu hỏi lớn và
trong mỗi câu hỏi lớn có từ 3 đến 10 tiêu chí.
Phiếu khảo sát M02: Trong phiếu khảo sát dành cho GV có 6 câu hỏi lớn và
trong mỗi câu hỏi lớn có từ 3 đến 10 tiêu chí.

17


Phiếu khảo sát M03: Trong phiếu khảo sát dành cho CMHS có 9 câu hỏi lớn

và trong mỗi câu hỏi lớn có từ 3 đến 10 tiêu chí.
Phiếu khảo sát M04: Trong phiếu khảo sát dành cho BGH có 5 câu hỏi lớn và
trong mỗi câu hỏi lớn có từ 2 đến 6 tiêu chí.
- Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được sử dụng để điều tra sâu một số trường hợp tiêu biểu
và thu thập thông tin một cách trực tiếp. Ngồi ra cịn được dùng để đánh giá độ
trung thực trong việc trả lời bảng hỏi.
Phiếu phỏng vấn được nhóm nghiên cứu thực hiện khi tiếp xúc với CBQL và
BGH tại các trường THPT và chọn ngẫu nhiên các HS dân tộc Khmer trong quá
trình khảo sát để phỏng vấn thêm, lấy những thông tin cụ thể hơn.
- Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp chủ đạo này được sử dụng nhằm thực nghiệm hệ thống các biện
pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phân luồng cho học sinh cuối cấp THCS và
THPT dân tộc Khmer tại 3 tỉnh có mật độ cao về đồng bào dân tộc Khmer : Trà
Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo nghiệm 350 CBQLGD và GV về tính
cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. Sau đó nhóm nghiên cứu đã thực
nghiệm, tập huấn giải pháp 2 trên đối tượng 100 HS dân tộc Khmer và phân tích
kết quả sau tập huấn để thấy rõ kết quả khác biệt trước và sau tập huấn GDHN cho
HS dân tộc khmer.
Phương pháp thống kê toán học
Phần mềm SPSS phiên bản 15.0 sẽ được dùng để xử lý các dữ kiện thu được,
phục vụ cho việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tối đa tính khách quan trong
quá trình nghiên cứu. Trong phần phân tích số liệu , nhóm nghiên cứu chủ yếu sử
dụng bằng kết quả định tính với các mức độ từ nhận xét từ 3 đến 5 theo từng nội
dung câu hỏi.

18



3. Các công cụ được sử dụng
Sử dụng các bộ phiếu khảo sát giáo viên, học sinh và phụ huynh nhằm mục
đích tìm hiểu các vấn đề:
- Tìm hiểu thực trạng xu hướng chọn nghề của học sinh dân tộc hiện nay. Bao
gồm các câu hỏi cụ thể về các nhóm nghề mà học sinh sẽ chọn, được phân loại
theo các yếu tố sở thích, các tác động chủ quan, khách quan, các sai lầm khi chọn
nghề mà học sinh mắc phải, các nguồn thơng tin mà học sinh có được về nghề
nghiệp, công tác tư vấn hướng nghiệp của các trường có học sinh dân tộc Khmer
đang theo học.
- Tìm hiểu về quan niệm giáo dục hướng nghiệp, phân luồng của giáo viên,
nội dung và chương trình hướng nghiệp tại các trường, nhu cầu sử dụng nguồn
nhân lực tại ĐBSCL .
- Tìm hiểu về động cơ lựa chọn nghề nghiệp cho con em của phụ huynh học
sinh dân tộc. Các yếu tố nào tác động đến việc định hướng nghề cho con em dân
tộc. Quan niệm của phụ huynh học sinh về việc chọn lựa nghề nghiệp cho con em
trong tương lai.
VI. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
1. Đi thực tế ba tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và Vĩnh Long, gặp lãnh đạo Sở
Giáo dục - Đào tạo ba tỉnh, giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, đề
nghị phối hợp triển khai đề tài, cung cấp tài liệu về thực trạng giáo dục tại địa
phương, đặc biệt, giáo dục học sinh dân tộc Khmer trong các trường phổ thông,
nghiên cứu tài liệu về định hướng nghề nghiệp tại các tỉnh D8BSCL.
2. Đi thực tế một số trường dân tộc nội trú, tìm hiểu thực trạng tư vấn hướng
nghiệp ở các trường, chỉnh sửa phiếu khảo sát cho phù hợp với thực tế của địa
phương trước khi tiến hành khảo sát bằng phiếu.
3. Phối hợp với Ban giám hiệu các trường dân tộc nội trú, hướng dẫn cho giáo
viên cách trả lời trong phiếu, yêu cầu giáo viên trực tiếp giải thích các câu hỏi cho
học sinh hiểu để trả lời.

19



4. Thu thập phiếu khảo sát tại các trường, phỏng vấn Ban Giám hiệu nhà
trường và giáo viên về thực trạng của công tác tư vấn hướng nghiệp và phân luồng
cho học sinh dân tộc Khmer tại trường.
5. Xử lý phiếu khảo sát bằng chương trình spss, phân tích trên các số liệu thu
được.
6. Tổng hợp các nhận xét từ điều tra thực trạng và kết quả thăm dò ý kiến Ban
Giám hiệu, giáo viên và học sinh để có kết quả nghiên cứu thực trạng về định
hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh dân tộc Khmer.
7. Tiến hành làm thử nghiệm test về đánh giá năng lực hướng nghiệp tại một
số trường phổ thông, tổng hợp kết quả nghiên cứu.

20


×