Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành sinh học 11 (cơ bản) trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.02 MB, 181 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA SINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

XÂY DỰNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM THỰC
HÀNH SINH HỌC 11 (CƠ BẢN)
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Mã số: CS.2009.19.61

Chủ nhiệm: ThS. Lê Phan Quốc

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA SINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

XÂY DỰNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM THỰC
HÀNH SINH HỌC 11 (CƠ BẢN)
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Mã số: CS.2009.19.61

1. Chủ nhiệm: ThS. Lê Phan Quốc, giảng viên Khoa Sinh Trường ĐH. Sư phạm Tp.HCM.


2. Đơn vị phối hợp chính: Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, Quận Hóc Mơn, Tp.HCM.
3. Đơn vị phối hợp chính: Trường THPT Lương Thế Vinh, Quận 1, Tp.HCM.


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................... i
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG VIỆT ...........................................v
SUMMARY .......................................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.......................................................................................................1
3. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................................3
1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu .....................................................................................3
1.2. Thí nghiệm thực hành ................................................................................................4
1.2.1. Khái niệm thí nghiệm ............................................................................................4
1.2.2. Khái niệm thí nghiệm thực hành ...........................................................................4
1.2.3. Vai trị thí nghiệm thực hành .................................................................................4
1.2.4. Yêu cầu của thí nghiệm thực hành ........................................................................5
1.2.5. Vị trí của các thí nghiệm thực hành trong Sinh học 11 .........................................6
1.3. Sơ lược tình hình thực hiện các thí nghiệm thực hành trong giảng dạy Sinh học
hiện nay ...............................................................................................................................7
Chương 2. THỰC HIỆN CÁC THÍ NGHIỆM ..................................................................10
2.1. Mục đích ....................................................................................................................10
2.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................................10
2.3. Qui trình thực hiện thí nghiệm ................................................................................10
2.4. Bài 7: Thí nghiệm 1 - So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá .......................11
2.4.1. Thực hiện thí nghiệm theo SGK ..........................................................................11
2.4.2. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm ................................................13
2.4.3. Đề xuất cách khắc phục các khó khăn của thí nghiệm ........................................14

i


2.5. Bài 7: Thí nghiệm 2 - Nghiên cứu vai trị của phân bón NPK ..............................14
2.5.1. Thực hiện thí nghiệm theo SGK ..........................................................................14
2.5.2. Các khó khăn gặp phải khi tiến hành thí nghiệm ................................................17
2.5.3. Đề xuất cách khắc phục khó khăn của thí nghiệm ..............................................17
2.6. Bài 13: Thí nghiệm phát hiện diệp lục ....................................................................18
2.6.1. Thực hiện thí nghiệm theo SGK ..........................................................................18
2.6.2. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm ................................................19
2.6.3. Đề xuất cách khắc phục các khó khăn của thí nghiệm ........................................20
2.7. Bài 13: Thí nghiệm phát hiện carơtenơit ................................................................20
2.7.1. Thực hiện thí nghiệm theo SGK ..........................................................................20
2.7.2. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm ................................................22
2.7.3. Đề xuất cách khắc phục các khó khăn của thí nghiệm ........................................22
2.8. Bài 14: Phát hiện hô hấp ở thực vật (Phát hiện hô hấp qua sự thải CO 2 ) ............23
2.8.1. Thực hiện thí nghiệm theo SGK ..........................................................................23
2.8.2. Các khó khăn gặp phải khi tiến hành thí nghiệm ................................................24
2.8.3. Đề xuất cách khắc phục khó khăn của thí nghiệm ..............................................24
2.9. Bài 14: Phát hiện hô hấp ở thực vật (Phát hiện hô hấp qua sự hút O 2 ) ..............25
2.9.1. Chuẩn bị thí nghiệm (chuẩn bị cho mỗi nhóm 5 – 6 HS) ....................................25
2.10. Bài 21: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người .............................................................26
2.10.1. Chuẩn bị thực hành (chuẩn bị cho mỗi nhóm 5 – 6 HS) ...................................26
2.10.2. Tiến hành thực hành ..........................................................................................27
2.10.3. Cách đếm nhịp tim.............................................................................................27
2.10.4. Cách đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ .....................................................28
2.10.5. Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử ...............................................................29
2.10.6. Cách đo nhiệt độ cơ thể .....................................................................................30
ii



2.10.7. Kết quả và nhận xét ...........................................................................................30
2.11. Bài 25: Hướng động ................................................................................................32
2.11.1. Thực hiện thí nghiệm theo SGK ........................................................................32
2.11.2. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm ..............................................33
2.11.3. Đề xuất cách khắc phục các khó khăn của thí nghiệm ......................................33
2.1.2. Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật ...................................33
2.12.1. Thực hiện thí nghiệm theo SGK ........................................................................33
2.12.2. Thực hiện các thí nghiệm theo đề xuất ..............................................................33
2.13. Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật ..........34
2.13.1. Thực hiện bài thực hành theo SGK ...................................................................34
2.13.2. Thực hiện bài thực hành theo đề xuất................................................................35
2.14. Bài 43: Thực hành nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm lá ........................36
2.14.1. Thực hiện bài TNTH theo SGK ........................................................................36
2.14.2. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm ..............................................38
2.14.3. Đề xuất cách khắc phục các khó khăn của thí nghiệm ......................................38
2.15. Bài 43: Thực hành nhân giống vơ tính ở thực vật bằng giâm cành ...................39
2.15.1. Thực hiện bài TNTH theo SGK ........................................................................39
2.15.2. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm ..............................................43
2.15.3. Đề xuất cách khắc phục các khó khăn của thí nghiệm ......................................44
2.16. Bài 43: Thực hành nhân giống vơ tính ở thực vật bằng ghép cành ...................45
2.16.1. Thực hiện bài TNTH theo SGK ........................................................................45
2.16.2. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm ..............................................46
2.16.3. Đề xuất cách khắc phục các khó khăn của thí nghiệm ......................................46
2.17. Bài 43: Thực hành nhân giống vơ tính ở thực vật bằng ghép chồi (ghép mắt) .47
2.17.1. Thực hiện bài TNTH theo SGK ........................................................................47
iii


2.17.2. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm ..............................................48

2.17.3. Đề xuất cách khắc phục các khó khăn của thí nghiệm ......................................48
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN .............................................................................50
3.1. Kết quả khảo sát ban đầu về tình hình giảng dạy các bài thí nghiệm thực hành
hiện nay .............................................................................................................................50
3.1.1. Mục đích khảo sát ban đầu ..................................................................................50
3.1.2. Thơng tin khảo sát ban đầu ..................................................................................50
3.1.3. Kết quả khảo sát ban đầu .....................................................................................50
3.2. Tài liệu hướng dẫn ....................................................................................................53
3.2.1. Cơ sở của tài liệu hướng dẫn ...............................................................................53
3.2.2. Qui trình xây dựng tài liệu hướng dẫn.................................................................55
3.2.3. Tài liệu hướng dẫn ...............................................................................................57
3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của tài liệu hướng dẫn ...........................................57
3.3.1. Mục đích khảo sát tính khả thi ............................................................................57
3.3.2. Thơng tin khảo sát tính khả thi ............................................................................57
3.3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi ...............................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................61
Kết luận .............................................................................................................................61
Kiến nghị ...........................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................63

iv


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG VIỆT
Tên đề tài: Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành Sinh học 11 (cơ bản) trung
học phổ thông.
Mã số: CS.2009.19.61
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Phan Quốc

Tel: 0918 805 270


E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài : Khoa Sinh Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện :
- Trường THPT Lương Thế Vinh, Quận 1, Tp.HCM.
- Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, Hóc Mơn, Tp.HCM.
- Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Quận 5, Tp.HCM.
- Trường THPT Trần Khai Nguyên, Quận 5, Tp.HCM.
- Trường THPT Gia Định, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
Thời gian thực hiện: 04/2009 – 12/2010
Mục tiêu:
Xây dựng được tài liệu hướng dẫn bằng văn bản và đĩa hình để giúp GV thực hiện
các thí nghiệm thực hành Sinh học 11 (cơ bản) THPT.
Nội dung chính:
- Nghiên cứu cở sở lí luận và thực tiễn của việc giảng dạy các bài thí nghiệm thực hành ở
một số trường trung học phổ thông hiện nay.
- Tiến hành các thí nghiệm có trong chương trình tại phịng thí nghiệm, phân tích kết quả,
xây dựng tài liệu hướng dẫn bằng văn bản và đĩa hình.
- Bước đầu khảo sát tính khả thi của tài liệu hướng dẫn.
Kết quả chính đạt được:
- Xây dựng được tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành Sinh học 11 (ban cơ bản) trung
học phổ thơng.
- Bước đầu khảo sát được tính khả thi và các hướng sử dụng khác nhau của tài liệu hướng
dẫn.

v


- Viết được một bài báo đăng hội thảo: “Phương pháp đào tạo giáo viên trung học phổ thông
thực trạng và giải pháp” Huế, 04/2009. Tiêu đề: “Xây dựng phim hướng dẫn giáo viên

trung học phổ thông kĩ thuật thực hiện thí nghiệm thực hành Sinh học”.

vi


SUMMARY
Project Title: Building guide practical experiments Biology 11 (basic) High school
Code number: CS.2009.19.61
Coordinator: M.Ed. Lê Phan Quốc
Implementing Institution: Department of Biology, HCM City University of Pedagogy
Cooperating Institution(s):
- High school Lương Thế Vinh, District 1, HCM city.
- High school Nguyễn Hữu Cầu, Hóc Mơn District, HCM city.
- High school Lê Hồng Phong, District 5, HCM city.
- High school Trần Khai Nguyên, District 5, HCM city.
- High school Gia Định, Bình Thạnh District, HCM city.
Duration: from 04/2009 to 12/2010
Objectives:
Construction documentation is written and video to help teachers implement practical
experiments Biology 11 (basic) High school
Main contents:
- Basis of theoretical study and practice of the teaching of practical experiments in a number
of high schools today.
- Conducted experiments in the laboratory program, analyze results, construction
documentation and writing video.
- Initial feasibility study guide.
Results obtained:
- Construction materials practical experiments guidelines Biology 11 (basic) High school.
- Initial feasibility study and the direction of using different documentation.
- Write a conference paper published: "The method of training high school teachers of the

status and solutions" Hue city, 04/2009. Title: "Building a film guide high school teachers
perform experimental techniques practiced Biology".

vii


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Luật giáo dục 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa X, kì họp thứ 10 qui định: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo ngun lí học
đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
1.2. Sách giáo khoa (SGK) góp phần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một
trong các yêu cầu hàng đầu của bộ sách giáo khoa (SGK) mới. Để học sinh (HS) chuyển từ
học tập thụ động sang học tập chủ động, để giáo viên phát triển các phương pháp dạy – học
tích cực, SGK đã chuyển cách trình bày truyền thống kiểu thơng báo – giải thích – minh họa
sang cách tổ chức các hoạt động tìm tịi khám phá, qua đó HS tự lực chiếm lĩnh nội dung bài
học. Nội dung không chỉ là các kiến thức cơ sở lí thuyết mà cịn chú trọng vào các thí
nghiệm thực hành.
1.3. Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường không đủ đáp ứng yêu cầu của các thí
nghiệm thực hành, kĩ năng thao tác các thí nghiệm thực hành của giáo viên (GV) với SGK
mới còn nhiều bỡ ngỡ, nội dung các thí nghiệm thực hành trong SGK cịn nhiều bất cập về
vật liệu, cách tiến hành và kết quả. Mặt khác, chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể cho từng
bài, từng nội dung các thí nghiệm trong SGK. Dẫn đến việc giảng dạy các thí nghiệm thực
hành của GV cịn nhiều lúng túng và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu tự tin trong dạy
các bài thực hành. Vì những lí do đó, chúng tơi tiến hành cơng trình nghiên cứu: “Xây dựng
tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành Sinh học 11 (cơ bản) trung học phổ thơng” nhằm
góp phần nâng cao chất lượng dạy các thí nghiệm thực hành Sinh học 11 (cơ bản) trung học
phổ thông (THPT).

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Xây dựng được tài liệu hướng dẫn bằng văn bản và đĩa hình để giúp GV thực hiện các
thí nghiệm thực hành Sinh học 11 (cơ bản) THPT.
3. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Điều tra (thăm dị) các khó khăn gặp phải của một số GV (20 GV) ở trường THPT
khi tiến hành thực hiện các thí nghiệm thực hành (TNTH).
1


- Tiến hành thực hiện các thí nghiệm tại phịng thí nghiệm (PTN) và phân tích các thí
nghiệm trên cơ sở những khó khăn gặp phải của thí nghiệm (số lần lặp lại của mỗi thí
nghiệm là 7-10 lần).
- Chọn ra phương án tối ưu trong các phương án tiến hành thí nghiệm để xây dựng tài
liệu hướng dẫn cho GV (bằng văn bản và đĩa hình).
- Xin ý kiến của các GV trực tiếp sử dụng tài liệu hướng dẫn (01 trường nội thành
Tp.HCM và 02 ngoại thành Tp.HCM).
- Phân tích các ý kiến thu hoạch được và hồn thiện tài liệu hướng dẫn.
- Phạm vi nghiên cứu: 05 bài thí nghiệm thực hành trong SGK Sinh học 11 (cơ bản).

2


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu
Việc biên soạn SGK mới từ 1997 bắt đầu từ bậc tiểu học dần lên đến THPT. Lần đầu
tiên việc biên soạn SGK phổ thơng được triển khai theo một quy trình chặt chẽ với những
quy chế cụ thể của Bộ: quyết định danh sách Tổng chủ biên bộ SGK môn học của tồn cấp,
chủ biên SGK mơn học từng lớp và các tác giả  viết bản thảo  tổ chức thẩm định  sử
dụng thí điểm  thu thập ý kiến  sửa chữa bổ sung  thẩm định vòng 2  sử dụng đại
trà [7]. Tiến độ triển khai được thực hiện theo bảng sau (Bảng 1.1):

Bảng 1.1 Tiến độ triển khai biên soạn SGK mới
Năm học

97- 98- 99- 00- 01- 02- 03- 04- 05- 06- 07- 0898

99

00

01

02

1

2

3

4

5

1

2

3

4


03

04

05

06

07

1

2

3

4

5

7

8

9

6

7


8

9

6

7

8

9

10

11

12

10

11

08

09

11

12


*Tiểu học
Thí điểm vịng 1
Thí điểm vịng 2
Đại trà

5

*THCS 1
Thí điểm vịng 1

6

Thí điểm vịng 2
Đại trà
*THPT
Thí điểm vịng 1
Thí điểm vịng 2
Đại trà

12
10

Căn cứ vào bảng trên (Bảng 1.1 ) ta thấy năm 2007-2008 Sinh học 11 chính thức
được áp dụng vào dạy học trong toàn quốc. Dùng kèm với SGK là sách GV, sách GV ra đời
nhằm hướng dẫn cho GV giảng dạy tốt các bài trong SGK. Nhằm đáp ứng nhu cầu tham
khảo, đối chiếu, so sánh của GV trong việc soạn giáo án giảng dạy các nội dung trong sách

1


THCS: Trung học cơ sở

3


thì có hàng loạt sách tham khảo được xuất bản kèm theo của nhiều tác giả khác nhau từ
nhiều nhà xuất bản khác nhau. Nhìn chung các sách hướng dẫn kèm theo chủ yếu tập trung
khá chi tiết vào các bài dạy lí thuyết mà ít đề cập đến các bài thực hành.
Như vậy, từ khi bắt đầu thí điểm SGK lớp 11 (2004-2005) đến nay (10-2009) chưa có
tài liệu nào hướng dẫn cụ thể cho GV về kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm trong SGK bằng
văn bản và đĩa hình.
1.2. Thí nghiệm thực hành
1.2.1. Khái niệm thí nghiệm
Thí nghiệm là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định
để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh [1], [3], [12]. Tuy Sinh học hiện đại ngày
càng mang tính lí thuyết cao, nhưng để phát hiện cơ sở lí thuyết vẫn phải bằng con đường
thực nghiệm. Thí nghiệm trong dạy học Sinh học có thể tiến hành trên lớp trong khâu hình
thành kiến thức mới hay ở PTN, vườn trường, góc sinh giới hoặc ở nhà. Thí nghiệm do GV
biểu diễn hoặc do học sinh (HS) thực hiện [1], [8].
1.2.2. Khái niệm thí nghiệm thực hành
Thực hành là HS tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành các thí nghiệm, tập
triển khai các qui trình kĩ thuật chăn ni, trồng trọt [1], [8].
Thí nghiệm thực hành là tiến hành các thí nghiệm trong các bài thực hành, được HS
thực hiện, để các em hiểu rõ được mục đích thí nghiệm, điều kiện thí nghiệm. Qua tiến hành
và quan sát thí nghiệm tại phịng Sinh học, HS xác định được bản chất của hiện tượng, quá
trình Sinh học [1], [8].
1.2.3. Vai trị thí nghiệm thực hành
 Vai trị của thí nghiệm trong dạy học Sinh học
- Thí nghiệm là một trong những phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học.


-

Thí nghiệm trong điều kiện tự nhiên là mơ hình đại diện cho hiện thực khách quan, là điểm
xuất phát cho quá trình nhận thức của HS, nguồn cung cấp thơng tin.
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn.

4


- Thí nghiệm là phương tiện giúp hình thành ở HS kĩ năng, kĩ xảo thực hành Sinh học
và vận dụng kiến thức Sinh học vào sản xuất, đời sống [1], [3], [8], [12].
 Vai trị của thí nghiệm thực hành trong dạy học Sinh học
- Qua thí nghiệm thực hành, HS vận dụng được kiến thức vào những tình huống
khác nhau.
- Qua thí nghiệm thực hành, HS có điều kiện tự tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc
với chức năng, giữa bản chất và hiện tượng, giữa nguyên nhân và kết quả, do đó các em
nắm vững tri thức và thiết lập được lòng tin tự giác, sâu sắc hơn.
- Thực hành có liên quan đến nhiều giác quan, do đó bắt buộc HS phải suy nghĩ, tìm
tịi nhiều hơn nên tư duy sáng tạo có điều kiện phát triển hơn.
- Thực hành là phương pháp có ưu thế nhất để rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo ứng dụng
tri thức vào đời sống. Thực hành có điều kiện nhất để thực hiện nguyên lí giáo dục lí thuyết
gắn với thực tiễn.
- Qua thí nghiệm thực hành tập dượt cho HS các phương pháp nghiên cứu Sinh học,
Nông học như quan sát, thí nghiệm [1], [8]...
1.2.4. Yêu cầu của thí nghiệm thực hành
Thí nghiệm thực hành cần thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Điều kiện quan trọng nhất khi tiến hành thí nghiệm là phải hiểu rõ được mục đích
thí nghiệm, các điều kiện thí nghiệm.
- Việc quan sát những diễn biến trong q trình thí nghiệm phải thật chính xác.
- Giai đoạn cuối cùng của thí nghiệm thực hành là vạch ra được bản chất bên trong

của các hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm thơng qua việc thiết lập các mối liên hệ
nhân – quả giữa các hiện tượng.
- Thí nghiệm chủ yếu được tiến hành khi nghiên cứu các q trình sinh lí, ảnh hưởng
của các nhân tố sinh thái lên cơ thể, vì vậy nó có thể phải thực hiện trong thời gian dài, ngắn
tùy thuộc vào tính chất diễn biến của từng q trình. Có những thí nghiệm chỉ thực hiện
trong 1 tiết học như thí nghiệm tách chiết diệp lục, có những thí nghiệm phải qua hàng giờ
như thí nghiệm phát hiện hơ hấp ở thực vật, có những thí nghiệm phải qua hàng ngày như
giâm chiết cành... Đối với những thí nghiệm dài ngày GV phải có kinh nghiệm tính toán
5


trước thời gian từ lúc bắt đầu đến khi thí nghiệm có kết quả sao cho khi giảng bài có liên
quan đến thí nghiệm thì có thể biểu diễn hoặc thơng báo kết quả thí nghiệm.
- Đặt thí nghiệm là khâu quan trọng của thí nghiệm thực hành. Cần tổ chức sao cho
HS được trực tiếp tác động vào các đối tượng nghiên cứu, chủ động thay đổi các điều kiện
thí nghiệm lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm. Tổ chức thí nghiệm thực hành như vậy sẽ có tác
dụng lớn về mặt trí dục, đặc biệt có tác dụng giáo dục khoa học kĩ thuật [1], [8].
1.2.5. Vị trí của các thí nghiệm thực hành trong Sinh học 11
Những thí nghiệm trong các bài thực hành Sinh học 11 giúp cho HS hiểu sâu, mở
rộng, chính xác hóa các kiến thức đã được thực hành trong các bài lý thuyết. Đồng thời,
giúp cho HS hình thành được những kĩ năng, kĩ xảo trong Sinh học.
Trong chương trình Sinh học 11, SGK sinh học 11 cơ bản có 8 bài thí nghiệm thực
hành, gồm 7 thí nghiệm, được phân bố như Bảng 1.2:
Bảng 1.2 Vị trí của các thí nghiệm thực hành trong Sinh học 11
Chương

Thí nghiệm

Bài Tên bài
7


Thực

hành:

nghiệm

thốt

Thực hành

Thí So sánh tốc độ thoát
hơi hơi nước ở hai mặt

nước và thí nghiệm lá
về vai trị của phân
bón

Chương I
13

Thực

của phân bón NPK
hành:

Phát Chiết rút diệp lục

Chuyển hóa


hiện diệp lục và

vật chất và

carơtenơit

năng lượng

14

Thực

Nghiên cứu vai trị

hành:

Chiết rút carơtenơit

Phát Phát hiện hô hấp qua

hiện hô hấp ở thực sự thải CO 2
vật

Phát hiện hô hấp qua
sự hút O 2

21

Thực hành: Đo một


Đếm nhịp tim

số chỉ tiêu sinh lí ở

Đo huyết áp
6


người
25

Thực hành: Hướng Phát
động

Chương II
Cảm ứng

Đo nhiệt độ cơ thể

33

Thực

hiện

hướng

trọng lực của cây
hành:


Xem

Xem

phim về tập

tính của động vật

phim về tập tính của
động vật
Xem

Xem phim về sinh

Sinh trưởng

phim về sinh trưởng

trưởng và phát triển

và phát triển

và phát triển ở động

ở động vật

Chương III

40


Thực

hành:

vật
Thực hành: Nhân

Giâm cành và giâm

Chương IV

giống vơ tính ở thực



Sinh sản

vật

Ghép cành

43

bằng

giâm,

chiết, ghép

Ghép chồi


1.3. Sơ lược tình hình thực hiện các thí nghiệm thực hành trong giảng dạy Sinh học
hiện nay
Sinh học là môn khoa học về sự sống, mà trong đó nội dung thực nghiệm, các kĩ
năng thực hành và thực tế là rất cần thiết. Nội dung thực nghiệm sinh học là khơng thể thay
thế, góp phần quan trọng giúp HS nắm vững, hoàn thiện và kiểm nghiệm các kiến thức đã
học trên lớp.
Trước đây, SGK Sinh học của nước ta rất nặng về lý thuyết, rất nhiều HS do khơng
hình dung được thí nghiệm xảy ra như thế nào nên không thể tiếp thu kiến thức được, việc
hiểu bài, nhớ bài là rất khó khăn. Lại có em có thể nói thơng vanh vách kiến thức lý thuyết
nhưng đến khi cho thực nghiệm thì các em lại hồn tồn lúng túng. Khơng chỉ có HS bình
thường mà có thể thấy ngay cả các HS đi tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế về môn Sinh
học của những năm trước đây, khi mà điểm lý thuyết rất cao thì điểm thực hành lại gần như
khơng có, …

7


Trình độ thực hành thí nghiệm của học sinh kém là do các HS không được làm
thường xuyên. Thời gian dành cho thực hành hạn chế từ khâu kế hoạch nhà trường đến
chương trình học những năm đầu.
Trước tình hình đó, các nhà làm cơng tác đổi mới giáo dục đã quyết định phải đưa
các thí nghiệm thực hành vào giảng dạy Sinh học trong các trường phổ thông. Chỉ có minh
hoạ bằng thí nghiệm trực quan thì mới làm cho các em hiểu kiến thức sâu sắc và nhớ lâu.
Sau nhiều năm cải cách, chúng ta cũng phải thừa nhận một sự thật là có tiến bộ, tăng
tính thực hành, giảm tính hàn lâm trong bộ SGK Sinh học. Vẫn cịn đây đó những thiếu sót
hoặc khơng phù hợp, nhưng rõ ràng đã có sự đổi mới và ở một mức độ nào đó có sự tiếp cận
hơn với thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên, mặc dù đã đưa các bài thực hành vào giảng dạy Sinh học trong các tiết
học chính thức tại trường THPT nhưng cũng khơng ít GV vì nhiều lý do khác nhau như:

- Lo lắng tới vấn đề chuẩn bị, lựa chọn phương tiện thí nghiệm từ mẫu vật đến các
dụng cụ, hóa chất, … để phù hợp với nội dung thí nghiệm, điều kiện cơ sở vật chất và điều
kiện của mỗi vùng miền.
- Khó khăn trong việc thực hiện các thí nghiệm an tồn và đạt hiệu quả như mong
muốn, chuẩn xác vì các thao tác kĩ thuật trong các thí nghiệm chưa được nêu rõ, chưa phân
tích sâu, chưa hướng dẫn chi tiết… mà GV đã tiến hành dạy "chay", còn HS trở lại là những
cỗ máy chép bài, thụ động như trước đây, khi chưa thực hiện cải cách giáo dục.
Chính vì những lý do trên mà chúng tơi tiến hành xây dựng tài liệu hướng dẫn gồm 2
sản phẩm hỗ trợ cho GV là văn bản giúp GV trực tiếp thực hiện thí nghiệm và phim để GV
có thể xem trước khi lên lớp hoặc cho HS theo dõi tiến trình thí nghiệm nếu GV khơng đủ
tự tin trong việc biểu diễn thí nghiệm.
Chúng tơi đã thực hiện phỏng vấn về điều kiện cơ sở vật chất và tình hình giảng dạy
thí nghiệm thực hành ở một số trường tại Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua việc khảo sát
bằng phiếu điều tra. Kết quả chúng tôi đã đưa ra một số thực trạng sau:
- Về điều kiện thí nghiệm và cơ sở vật chất phục vụ cho thí nghiệm, hầu hết các trường
nhìn chung đều có đầy đủ dụng cụ và hóa chất phục vụ thí nghiệm, có điều kiện thí nghiệm
phù hợp với các thí nghiệm thực hành ở hầu hết các bài.
- Tuy nhiên, với SGK và sách giáo viên Sinh học 11 hiện nay, GV gặp rất nhiều khó
khăn trong việc giảng dạy các thí nghiệm thực hành. Vì các thao tác kĩ thuật trong các thí
8


nghiệm chưa được nêu rõ, chưa hướng dẫn chi tiết; phần chuẩn bị mẫu vật và hóa chất chưa
được SGK đề cập đến. Đồng thời các dụng cụ thí nghiệm thực hành có khi khơng giống
SGK gây khó khăn cho GV trong việc sử dụng. Trong khi đó, hầu hết các GV đều chưa có
tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành. Nên việc xây dựng một tài liệu hướng dẫn là rất
cần thiết và cấp bách.
Với những thực trạng trên, GV đã gặp khơng ít khó khăn trong khâu thực hiện thí
nghiệm như lúng túng trong thao tác, khơng tự tin giải thích những thao tác sai, khơng tự
tin tiến hành thí nghiệm, khơng tự tin giải thích kết quả thí nghiêm,... do đó gây khó khăn

cho việc giảng dạy các thí nghiệm thực hành. Vì GV có thực hiện được thí nghiệm thì mới
có thể hướng dẫn cho HS và có thể đáp ứng những u cầu, địi hỏi của HS, phát hiện được
những nguyên nhân sai sót của HS để giải thích cho HS hiểu được vì sao lại sai. Tài liệu mà
chúng tôi xây dựng trong đề tài này phần nào mong muốn giải quyết được những thực trạng
chung đó.

9


Chương 2. THỰC HIỆN CÁC THÍ NGHIỆM

2.1. Mục đích
Mục đích của chương này nhằm giải quyết 4 bước đầu tiên trong qui trình xây dựng tài
liệu hướng dẫn để tạo tư liệu phục vụ cho việc viết tài liệu hướng dẫn ở chương 3.
2.2. Phương pháp tiến hành
Các thí nghiệm được tiến hành theo đúng qui trình của 1 thí nghiệm và được lặp lại
nhiều lần để khẳng định tính chính xác. Thực hiện theo các giai đoạn sau:
- Phân tích các thí nghiệm trong SGK về các yếu tố trong điều kiện thí nghiệm,
phương pháp thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.
- Phát hiện những mâu thuẫn, khó khăn trong các thí nghiệm và đề xuất các phương
án khác nhau để giải quyết.
- Tiến hành các thí nghiệm theo phương án đề xuất, trên cơ sở đó thu hoạch kết quả
để làm tư liệu cho việc viết tài liệu hướng dẫn.
2.3. Qui trình thực hiện thí nghiệm
Quy trình thực hiện thí nghiệm gồm 5 bước như sau:
 Bước 1: Chuẩn bị đối tượng và phương tiện thí nghiệm
Trong bước này bao gồm: chuẩn bị mẫu vật, hóa chất, dụng cụ. Các mẫu vật phải được
chuẩn bị sẵn, đúng đối tượng, các hóa chất phải được pha sẵn và lắp ráp dụng cụ để sẵn
sàng tiến hành thí nghiệm.
 Bước 2: Thực hiện thí nghiệm

Trong bước này các thí nghiệm cần được bố trí chính xác, các thao tác trong thí nghiệm cần
được thực hiện đúng, thực hiện theo trình tự, đảm bảo các yêu cầu của từng thao tác cụ thể
trong từng thí nghiệm, đặc biệt là thao tác kĩ thuật và thời gian.
 Bước 3: Quan sát, theo dõi thí nghiệm
Tùy từng thí nghiệm có thể trong thực hiện thao tác hay sau thực hiện thao tác có sự diễn
biến hoặc biểu hiện kết quả. Cần quan sát nhận ra kết quả, yếu tố ảnh hưởng, làm rõ cơ sở
cho kết luận. Kết quả thí nghiệm được hiểu là những biểu hiện của đối tượng thí nghiệm mà
10


người thực hiện thu thập được theo các chỉ tiêu định trước và được xử lí nhằm tìm ra dấu
hiệu, bản chất về khía cạnh đang nghiên cứu của đối tượng.
 Bước 4: Kết luận từ kết quả của thí nghiệm
Trong bước này, dựa vào các kết quả thí nghiệm đã thu được từ bước 3 và chỉ ra các mối
liên hệ, những dấu hiệu bản chất, tính qui luật, từ đó khái quát hóa khoa học và được diễn
đạt bằng kết luận khoa học.
 Bước 5: Nêu nhận xét, giải thích kết quả thí nghiệm
Trong bước này, dựa trên kết quả của thí nghiệm sẽ đưa ra những nhận xét về diễn biến của
thí nghiệm, thời gian thực hiện thí nghiệm, các kết quả thí nghiệm được thể hiện như thế
nào? Đồng thời dựa trên cơ sở khoa học để giải thích các kết quả của thí nghiệm đó, đưa ra
những luận chứng phù hợp với kết quả [10].
Trong chương này, chúng tơi thực hiện các thí nghiệm theo đúng như qui trình đã đề ra ở
trên.
2.4. Bài 7: Thí nghiệm 1 - So sánh tốc độ thốt hơi nước ở hai mặt lá
2.4.1. Thực hiện thí nghiệm theo SGK
 Chuẩn bị thí nghiệm (chuẩn bị cho mỗi nhóm 5-6 HS)
* Mẫu vật
- Một chậu của loài cây bất kì (hoặc cây mọc ở vườn trường) có lá với phiến lá to.
- Chúng tôi đã tiến hành trên lá của các loài cây sau: Cây Si (Weeping fig); Chi Đại (danh
pháp khoa học: Plumeria, đồng nghĩa Himatanthus Willd. cũ Roem. & Schult.); Cây Bàng

(Terminalia catappa); Chi Xoài (Mangifera); Cây Mít (Artocarpus integrifolia).
* Dụng cụ và hóa chất
- Cặp nhựa hoặc cặp gỗ: 1 cái
- Bản kính hoặc lam kính: 2 cái
- Giấy lọc (giấy thấm) : 2 tờ
- Dung dịch cơban clorua 5%
- Bình hút ẩm để giữ giấy cơban clorua: 1 bình (Có thể thay bằng một bình thủy tinh có nắp
đậy kín đựng sẵn gói thuốc chống ẩm). Hạt hút ẩm là những hạt có khả năng hút nước trong
một điều kiện hoặc môi trường cụ thể. Hạt hút ẩm có thể làm từ các chất như: Silica gel
11


(SiO 2 .nH 2 O, n<2); Canxi clorua (CaCl 2 ). Có ít người biết hạt hút ẩm như thế nào vì ít tiếp
xúc trực tiếp, chính vì thế tên gọi của hạt hút ẩm ở Việt Nam là khá nhiều. Trong dân dụng
và cơng nghiệp, hạt hút ẩm có thể được gọi với các tên là hạt chống ẩm, thuốc chống ẩm,
thuốc hút ẩm, bột chống ẩm, bột hút ẩm, silicagel, silica gel, silicagen, silica gen... Hạt
chống ẩm có đường kính từ 1 mm đến 5 mm, được đóng thành những gói nhỏ như gói trà
lọc để tiện bảo quản đồ gia dụng và sản phẩm công nghiệp. Bản thân những gói hút ẩm này
cịn có những tên khác là gói chống ẩm, túi chống ẩm, túi hút ẩm... Ở Việt Nam nhập khẩu
hạt chống ẩm dạng bao 25 kg và đóng gói theo các kích cỡ khác nhau, bằng các loại giấy in
ấn các thứ tiếng không giống nhau để bảo quản hàng xuất khẩu như đồ điện tử, thuốc tây,
thực phẩm, bánh trung thu, quần áo, giầy dép, chi tiết cơ khi, máy móc, đồ gỗ và nhiều lĩnh
vực khác [theo Có thể lấy gói thuốc chống ẩm từ
các hộp bánh trung thu hoặc các hộp thuốc để sử dụng lại. Hoặc mua trực tiếp tại các cửa
hàng thuốc hoặc cửa hàng hóa chất.
 Tiến hành thí nghiệm
* Bước 1: Cố định giấy lọc vào 2 mặt lá
- Đặt 2 miếng giấy lọc đối xứng nhau qua 2 mặt của lá (1) 2
- Đặt 2 bản kính trên 2 miếng giấy lọc (2 )
- Ép bản kính vào 2 miếng giấy lọc tạo hệ thống kín (3)

* Bước 2: Bấm giây đồng hồ đồng thời quan sát sự đổi màu của giấy côban clorua.
- Bấm đồng hồ (4)
- Quan sát sát sự thay đổi màu của giấy (5)
- Bấm đồng hồ dừng lại (6)
- Quan sát diện tích giấy có màu hồng (7)
 Kết quả và nhận xét
- Quan sát thấy thời gian giấy lọc chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng nhạt rất nhanh
chóng và nhanh hơn ở mặt dưới của lá. Các lồi cây khác nhau có tốc độ thốt hơi nước
khác nhau, tốc độ thoát hơi nước của lá khác nhau tùy vị trí của lá trên cây và khác nhau ở
thời điểm thực hiện thí nghiệm.

2

Số thứ tự của thao tác. Ví dụ: (1): thao tác 1

12


- Tốc độ thốt hơi nước của lá (tính theo thời gian) và diện tích giấy lọc chuyển màu được
ghi trong Bảng 2.1
Bảng 2.1. Bảng ghi tốc độ thoát hơi nước của lá tính theo thời gian
Thời gian chuyển màu của giấy
Giờ

Tên cây

10h

Si


16h

10h
Sứ

16h

10h

Bàng

10h

Xồi

10h

Mít

Vị trí của lá

tẩm cơban clorua 3
Mặt trên

Mặt dưới

Ngọn

4’32’’


2’36’’

Cành

4’08’’

1’47’’

Ngọn

4’ 46’’

2’52’’

Cành

4’38’’

2’20’’

Ngọn

3’45

1’24

Vị trí khác

3’51


1’36

Ngọn

4’00

2’12

Vị trí khác

3’52’’

2’10’’

Ngọn

4’02’’

3’44’’

Vị trí khác

3’47’’

3’16’’

Ngọn

4’00


3’15’’

Cành

3’26’

3’02

Ngọn

3’59’’

3’06’’

Cành

3’54’’

3’05’’

2.4.2. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm
- Khơng có hướng dẫn trong việc chuẩn bị và bảo quản giấy côban clorua.
- Giấy côban clorua chuyển màu quá nhanh và có thể chuyển màu trước khi được cố định
vào lá do độ ẩm của khơng khí nên khó so sánh được tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá.
- Thí nghiệm khơng có tính thuyết phục do có khoảng cách thời gian khi đặt giấy côban
clorua ở 2 mặt lá.

3

Ghi chú: 4’32’’ là 4 phút 32 giây


13


2.4.3. Đề xuất cách khắc phục các khó khăn của thí nghiệm
Để khắc phục những khó khăn khi thực hiện thí nghiệm, chúng tơi đã đề xuất 2 phương án
thực hiện thí nghiệm khác nhau theo bảng sau (Bảng 2.2) để thí nghiệm được thực hiện dễ
dàng.
Bảng 2.2. Các phương án khắc phục khó khăn của thí nghiệm
Phương án

Yếu tố thay đổi

Số thí nghiệm thực hiện

1

Bổ sung phần hướng dẫn chuẩn bị mẫu vật

15

2

Thay đổi cách quan sát ở thao tác (5) và (7)

15

3

Lần lượt đo tốc độ thoát hơi nước từng mặt lá


10

4

Thay côban clorua bằng đồng sunfat

10

 Thực hiện các thí nghiệm theo đề xuất
2.5. Bài 7: Thí nghiệm 2 - Nghiên cứu vai trị của phân bón NPK
2.5.1. Thực hiện thí nghiệm theo SGK
 Chuẩn bị thí nghiệm (chuẩn bị cho mỗi nhóm 5 – 6 HS)
* Mẫu vật
Hạt đậu xanh đã nảy mầm 2 ngày.
* Dụng cụ và hóa chất
- Chậu (hoặc cốc) nhựa có đường kính phía trong khoảng 10 – 20 cm đủ để xếp được 50 –
100 hạt: 2 chậu.
- Phân NPK (1g).
- Miếng xốp tròn nhỏ hơn lòng chậu một chút đã được đục lỗ bằng kim nhọn, đường kính
lỗ đủ rộng để rễ cây đậu xuyên qua. Lỗ cách lỗ khoảng 5 – 10mm (Hình 2.7).
- Ống đong có mỏ 100ml
- Đũa thủy tinh (hoặc đũa gỗ sạch)
- Bình dung tích 1l (hoặc chai nhựa sạch dung tích 0,5l): 1 bình
- Thước nhựa có chia độ đến mm
14


* Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng NPK (phân NPK): 1g phân bón NPK, 1 lít nước sạch cho
mỗi chậu thí nghiệm.

 Tiến hành thí nghiệm
* Mỗi nhóm thực hiện thí nghiệm cho 1 chậu đối chứng (chỉ có nước sạch) và 1 chậu thí
nghiệm (chứa dung dịch phân NPK) như sau:
- Pha dung dịch dinh dưỡng NPK nồng độ 1g/l (1)
- Rót dung dịch phân NPK vào chậu thí nghiệm (2)
- Đặt hai tấm xốp vào hai chậu trồng cây đã có chứa mơi trường ni cấy (3)
- Chọn các hạt với cây mầm có kích thước tương đương nhau (4)
- Xếp hạt đã nảy mầm vào lỗ trong tấm xốp (5)
- Đặt các chậu vào góc thực nghiệm (6)
- Chăm sóc để cây được chiếu sáng hàng ngày (7)
- Đo chiều cao của cây trong các chậu thí nghiệm (8)
 Kết quả và nhận xét
- Sau 7 ngày theo dõi, chúng tôi tiến hành đo chiều cao 25 cây của mỗi chậu trong mỗi lơ
thí nghiệm. Đo trên 5 chậu đối chứng và 5 chậu thí nghiệm đối với mỗi loại mẫu vật và tính
chiều cao trung bình của cây trong mỗi chậu. Kết quả thu được như sau (Bảng 2.3) :
Bảng 2.3. Kết quả của thí nghiệm nghiên cứu vai trị của phân bón NPK
Tên cây

Chiều cao trung bình (cm/cây)

Nhận xét

Chậu đối chứng Chậu thí nghiệm

Đậu xanh

(chứa nước)

(chứa NPK)


22

19

Các cây trong chậu

21.5

18

thí nghiệm có chiều

23

20

cao trung bình cao

21

20.5

22

17.5

15

hơn các cây trong
chậu đối chứng



- Chiều cao của cây trong các chậu thí nghiệm và chậu đối chứng (sau 7 ngày theo dõi)
được thể hiện qua đồ thị sau (Hình 2.1):
30

cm

25
TN

20

ĐC

15
10
5
0
1

2

3

4

5

6


7

8

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

(a) Đồ thị chiều cao của 25 cây đậu xanh đo trong một chậu thí nghiệm
và chậu đối chứng

(b) Đồ thị chiều cao trung bình của cây đậu
xanh trong 5 lần đo
Hình 2.1. Đồ thị chiều cao của cây đậu xanh trong các chậu thí nghiệm và chậu đối chứng
- Sự chênh lệch về chiều cao của cây trong các chậu không khác biệt nhiều và chỉ mang tính
tương đối.
- Lá và thân của cây thí nghiệm có màu xanh non hơn lá và thân của cây đối chứng, diện
tích lá của cây thí nghiệm đa số to hơn, kích thước thân cây thí nghiệm có phần to hơn so
với thân cây đối chứng (Hình 2.3).

Thí nghiệm
Thí nghiệm

Đối chứng

Đối chứng

Hình 2.3. Cây thí nghiệm và cây đối chứng Hình 2.3. Lá của cây thí nghiệm và lá của cây
đối chứng (sau 4 ngày theo dõi)
(sau 7 ngày theo dõi)


16


×