Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu đặc tính di cư và thực bào của hồng cầu ở ếch đồng hoplobatrachus rugulosus (wiegmann, 1834)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH DI CƯ VÀ THỰC BÀO CỦA
HỒNG CẦU Ở ẾCH ĐỒNG HOPLOBATRACHUS
RUGULOSUS (WIEGMANN, 1834)
Mã số: CS2015.19.42

CƠ QUAN CHỦ TRÌ: KHOA SINH HỌC
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: THS. TRẦN THỊ PHƯƠNG DUNG

Tp. Hồ Chí Minh, 11/2016



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH DI CƯ VÀ THỰC BÀO CỦA
HỒNG CẦU Ở ẾCH ĐỒNG HOPLOBATRACHUS
RUGULOSUS (WIEGMANN, 1834)


Mã số: CS2015.19.42

XÁC NHẬN CƠ QUAN CHỦ TRÌ

Tp. Hồ Chí Minh, 11/2016

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. ThS. Võ Văn Thanh – Khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí
Minh.
2. ThS. Trương Văn Trí – Khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí
Minh.


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................v
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... vii
SUMMARY ................................................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC


CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................................................4
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................4
1.1.2. Trong nước ..............................................................................................5
1.2.

ĐẶC ĐIỂM MƠ-SINH LÍ TẾ BÀO MÁU ẾCH ...................................6

1.2.1. Khái niệm chung về máu ếch..................................................................6
1.2.2. Quá trình tạo máu ở Lưỡng cư................................................................7
1.2.2.1.

Quá trình tạo hồng cầu ....................................................................9

1.2.2.2.

Nguồn gốc bạch cầu .........................................................................9

1.2.3. Các loại tế bào máu ...............................................................................10
1.2.3.1.

Hồng cầu ........................................................................................10

1.2.3.2.

Bạch cầu .........................................................................................12

1.2.3.3.

Tiểu cầu ..........................................................................................15


1.3.

SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH DI CƯ ....................................................15

1.4.

TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC BÀO ....................................16

1.4.1. Khái niệm, ý nghĩa ................................................................................17


ii

1.4.2. Các loại tế bào thực bào trong cơ thể ...................................................17
1.4.2.1.

Tiểu thực bào (Microphage) ..........................................................17

1.4.2.2.

Đại thực bào (Macrophage) ..........................................................18

1.4.3. Đặc điểm của hoạt động thực bào .........................................................19
1.4.4. Các giai đoạn của hoạt động thực bào ..................................................20
1.4.4.1.

Giai đoạn tiếp cận (Aproaching) ...................................................21

1.4.4.2.


Giai đoạn gắn kết (Adhesion) ........................................................22

1.4.4.3.

Giai đoạn hấp thụ (Absorbing) ......................................................23

1.4.4.4.

Giai đoạn tiêu hóa nội bào (Intracellular digestion) ....................23

CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................25
2.1. VẬT LIỆU VÀ HÓA CHẤT SỬ DỤNG ......................................................25
2.1.1. Dụng cụ, thiết bị....................................................................................25
2.1.2. Hóa chất ................................................................................................26
2.2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ..................................................................................27
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................28
2.3.1. Phương pháp thu mẫu ...........................................................................28
2.3.2. Phương pháp tách hồng cầu ..................................................................28
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu khả năng di cư tự phát của tế bào máu ........29
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu khả năng thực bào của tế bào máu ...............30
2.3.5. Phương pháp làm tiêu bản và nhuộm tiêu bản......................................30
2.3.6. Phương pháp xác định PI, PR ...............................................................30
2.3.7. Phương pháp xử lí thống kê ..................................................................31
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ............................................................33


iii

ĐẶC TÍNH DI CƯ CỦA HỒNG CẦU HOPLOBATRACHUS


3.1.

RUGULOSUS ........................................................................................................33
3.1.1. Khả năng di cư tự phát của hồng cầu Ếch đồng ...................................33
3.1.2. Đặc tính di cư của hồng cầu Ếch đồng dưới sự thay đổi nhiệt độ trong
thí nghiệm in vitro..............................................................................................36
ĐẶC TÍNH THỰC BÀO CỦA HỒNG CẦU HOPLOBATRACHUS

3.2.

RUGULOSUS ........................................................................................................38
3.2.1. Khả năng thực bào của hồng cầu Ếch đồng H. rugulosus ....................38
3.2.2. Hoạt tính thực bào của hồng cầu đối với nấm men S. cerevisiae .........42
3.2.3. Hoạt tính thực bào của hồng cầu đối với S. aureus ..............................45
3.2.4. Hoạt tính thực bào của hồng cầu đối với Shigella sp. ..........................47
3.2.5. Ảnh hưởng của các đối tượng thực bào khác nhau lên hoạt tính thực
bào của hồng cầu H. rugolosus trong các nhiệt độ ủ khác nhau ........................50
3.2.5.1.

Giá trị PI đối với các đối tượng thực bào khác nhau ....................50

3.2.5.2.

Chỉ số PR của hồng cầu đối với các đối tượng

thực bào khác nhau ........................................................................................53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................56
KẾT LUẬN ...........................................................................................................56
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................56

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58
PHỤ LỤC
Thuyết minh đề tài
Các bài báo khoa học


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các dụng cụ và thiết bị sử dụng cho thí nghiệm ......................................25
Bảng 2.2. Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm ....................................................26
Bảng 3.1. Diện tích phân tán của hồng cầu sau 24 giờ ủ trong các điều kiện nhiệt độ
khảo sát được phân nhóm khác biệt theo phương pháp phân nhóm của Tukey .......36
Bảng 3.2. Chỉ số PI, PR của hồng cầu H. rugulosus đối với S. Cerevisiae ..............42
Bảng 3.3. Giá trị PI (Prop. (%)) được kiểm định khác biệt theo Relative Risk ........42
Bảng 3.4. Chỉ số PI, PR của hồng cầu H. rugulosus đối với S. aureus ....................45
Bảng 3.5. Giá trị PI (Prop. (%)) được kiểm định khác biệt theo Relative Risk ........45
Bảng 3.6. Chỉ số PI, PR của hồng cầu H. rugulosus đối với Shigella sp..................47
Bảng 3.7. Giá trị PI (Prop. (%)) được kiểm định khác biệt theo Relative Risk ........48
Bảng 3.8. Chỉ số PI của hồng cầu H. rugulosus đối với các đối tượng thực bào
khác nhau ...................................................................................................................50
Bảng 3.9. Chỉ số PR của hồng cầu H. rugulosus đối với các đối tượng thực bào khác
nhau ...........................................................................................................................53


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ thành phần của máu ................................................................. 7
Hình 1.2 Sơ đồ lí thuyết về sự tạo máu (theo Klontz, 1969) ............................ 8

Hình 1.3 Sơ đồ sự biệt hóa các tế bào máu ....................................................... 9
Hình 1.4. Tiêu bản tế bào máu của loài ễnh ương châu Mỹ (Rana catesbiana)
......................................................................................................................... 11
Hình 1.5. Sự trưởng thành của thực bào đơn nhân ......................................... 18
Hình 1.6. Các giai đoạn của quá trình thực bào .............................................. 20
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.................................................................... 27
Hình 2.2. Kĩ thuật mổ lộ tim ếch..................................................................... 28
Hình 2.3. Kĩ thuật thu máu ếch ....................................................................... 28
Hình 2.4. Phương pháp tách hồng cầu ............................................................ 29
Hình 2.5. Mẫu được cố định bằng dung dịch formaldehyde 10% .................. 30
Hình 3.1. Sự phân bố của tế bào máu H. rugulosus trong ô nuôi: .................. 33
Hình 3.2. Sự phân bố các hồng cầu ếch trong ơ sau 24 giờ ủ ......................... 34
Hình 3.3. Các hồng cầu ếch H. rugulosus hình thành chân giả với hình dạng
khác nhau trong quá trình di cư tự phát .......................................................... 35
Hình 3.4. Diện tích phân tán của hồng cầu H. rugulosus theo nhiệt độ ......... 37
Hình 3.5. Hồng cầu H. rugulosus bắt màu thuốc nhuộm Giemsa (x40)........ 38
Hình 3.6. Giai đoạn hồng cầu tiếp cận hóa ứng động (x40) ........................... 39
Hình 3.7. Giai đoạn hồng cầu kết dính các đối tượng thực bào (x40) ............ 40
Hình 3.8a. Giai đoạn bắt hấp thụ các đối tượng thực bào ở hồng cầu (x40) .. 40
Hình 3.8b. Giai đoạn hồn thành hấp thụ các đối tượng thực bào ở
hồng cầu (x40)................................................................................................. 41
Hình 3.8c. Giai đoạn nội tiêu hóa đối tượng thực bào ở hồng cầu (x40) ....... 41
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chỉ số PI của hồng cầu H. rugulosus
đối với S. cerevisiae trong các nhiệt độ nuôi ủ khác nhau .............................. 43


vi

Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến chỉ số PI của hồng
cầu H. rugulosus đối với S. aureus ................................................................. 45

Hình 3.11. Biểu đồ biểu hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến chỉ số PI của
hồng cầu H. rugulosus đối với Shigella sp. .................................................... 48
Hình 3.12. Biểu đồ chỉ số thực bào của hồng cầu H. rugulosus đối với S.
cerevisiae, S. aureus và Shigella sp. trong các nhiệt độ nuôi ủ khác nhau..... 50


vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Nghiên cứu đặc tính di cư và thực bào của hồng cầu ở Ếch đồng
Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834)
Mã số: CS.2015.19.42
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Thị Phương Dung

Tel: 0989392162

E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài : Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện :
ThS. Võ Văn Thanh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
ThS. Trương Văn Trí, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
Thời gian thực hiện: từ 10/2015 đến 10/2016
1. Mục tiêu:
- Xác định khả năng di cư tự phát của tế bào hồng cầu Ếch đồng.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính di cư của tế bào hồng cầu
Ếch đồng.
- Đánh giá khả năng thực bào của tế bào hồng cầu Ếch đồng đối với một số
đối tượng thực bào.
2. Nội dung chính:

- Xác định khả năng di cư tự phát của hồng cầu bằng phương pháp thử nghiệm
dưới gel agarose theo M.Z. Fedorova và V.N. Levin, 2001.
- Đánh giá hoạt tính di cư của hồng cầu thơng qua đánh giá diện tích phân tán của
chúng sau khi nuôi ủ 24 giờ trong các điều kiện nhiệt độ nuôi ủ 20oC, 28oC, 37oC.
- Nghiên cứu khả năng thực bào của tế bào hồng cầu bằng phương pháp hiển vi.
- Xác định chỉ số thực bào của hồng cầu thông qua đối tượng thực bào
(Shigella sp., Staphylococcus aureus, Saccharomyces cerevisiae) ở các nhiệt độ
nuôi ủ 20oC, 28oC, 37oC.
- Đánh giá khả năng thực bào của hồng cầu trong các điều kiện nhiệt độ nuôi ủ
20oC, 28oC, 37oC.


viii

3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế-xã hội):
Kết quả khoa học
Đề tài khảo sát khả năng di cư và thực bào của hồng cầu ở Ếch đồng
Hoplobatrachus rugulosus và đánh giá chỉ số thực bào (PI) của tế bào hồng cầu với
đối tượng thực bào Shigella sp., S. aureus, S. cerevisiae trong điều kiện nhiệt độ
20oC, 28oC (đối chứng), 37oC. Kết quả cho thấy hồng cầu Hoplobatrachus
rugulosus có khả năng di cư theo kiểu amip và thực bào bằng cách tạo ra chân giả
bao quanh đối tượng thực bào tương tự như ở bạch cầu. Khi tăng hoặc giảm nhiệt
độ ni ủ thì khả năng di cư của tế bào hồng cầu cũng tăng và giảm tương ứng. Khả
năng thực bào của hồng cầu không những phụ thuộc vào những điều kiện nhiệt độ
mà còn phụ thuộc vào đối tượng thực bào. Khi gặp phải điều kiện nhiệt độ bất lợi,
khả năng thực bào của hồng cầu tăng lên đáng kể. Hoạt tính thực bào của hồng cầu
H. rugulosus đối với S. cerevisiae và Shigella sp. đều tăng khi ở nuôi ủ ở nhiệt độ
cao hơn (37oC) hoặc thấp hơn (20oC) so với nhiệt độ phịng, cịn hoạt tính thực bào
của chúng đối với S. aureus chỉ tăng khi giảm nhiệt độ nuôi ủ xuống đến 20oC.
Kết quả đào tạo

Trong khuôn khổ thực hiện đề tài đã đào tạo được 02 cử nhân sư phạm sinh
học:
• Đặng Trình Ngọc Diệu, đề tài “Bước đầu khảo sát đặc tính di cư và thực
bào của tế bào hồng cầu ếch đồng Rana rugulosa dưới sự thay đổi nhiệt độ trong thí
nghiệm in vitro”, đạt xuất sắc.
• Nguyễn Thanh Thùy, đề tài “Khảo sát khả năng thực bào của tế bào hồng
cầu ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus (weigmann, 1835) đối với một số đối
tượng thực bào”, đạt xuất sắc.
Báo cáo khoa học đã công bố
Kết quả nghiên cứu từ đề tài đã xuất bản 01 bài báo khoa học trong tạp chí
khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 02 bài báo khoa học
trong tạp chí chuyên ngành danh mục AGRIS:


ix

• Tran Thị Phuong Dung, Nguyen Vo Thuan Thanh, Vo Van Thanh (2016),
“Investigation of the migratory activity of Hoplobatrachus rugulosus nuclear
erythrocytes and leukocytes”, International research Journal, №12(54), pp. 37-39.
(trích danh mục AGRIS).
• Vo Van Thanh, Chernyavskikh S.D., Nguyen Thanh Thuy, Do Huu Quyet,
Tran Thi Mong Co (2015), “A study of the phagocytic activity of Hoplobatrachus
rugulosus nuclear erythrocytes”, International research Journal, №8(39), pp. 9-11.
(trích danh mục AGRIS).
• Võ Văn Thanh, Đặng Trình Ngọc Diệu, Nguyễn Thanh Thùy, Trương Văn
Trí (2014), “Khảo sát khả năng di cư và thực bào của hồng cầu Ếch đồng Rana
rugulosa Wiegmann 1834 dưới sự thay đổi nhiệt độ trong thí nghiệm in vitro”, Tạp
chí khoa học Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, ISSN 1859-3100, số 61, trang
104–112.


Xác nhận của cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm đề tài


x

SUMMARY
Project Title: The study of the migratory and phagocytic activities of
Hoplobatrachus rugulosus Wiegmann 1834 erythrocytes
Code number: CS.2015.19.42
Coordinator: MSc. Tran Thi Phuong Dung

Tel.: 0989392162

Email:
Implementing Institution: Biology Faculty, Ho Chi Minh city University of
Education
Cooperating Institution(s):
MSc. Vo Van Thanh, Biology Faculty, Ho Chi Minh city University of Education
MSc. Truong Van Tri, Biology Faculty, Ho Chi Minh city University of Education
Duration: from 10/2015 to 10/2016
1. Objectives:
-

To determine the ability to spontaneous migration in H. rugulosus
erythrocytes.

-


To evaluate the temperature effect on the migration activity in H.
rugulosus erythrocytes.

-

To evaluate the ability to phagocytosis in H. rugulosus erythrocytes for
some phagocytic objects.

2. Main contents:
-

Determining the spontaneous migration ability in H. rugulosus
erythrocytes using method of test under agarose, utilizing technique of
Fedorova M.Z. and Levin V.N., 2001.

-

Estimating the migration activity of erythrocytes by their distribution area
after 24 hours incubation at temperature of 20oC, 28oC, 37oC.

-

Studying the ability to phagocytosis in H. rugulosus erythrocytes using
microscopy method.


xi

-


Determining phagocytic indices in H. rugulosus erythrocytes for
phagocytic objects (Shigella sp., Staphylococcus aureus, Saccharomyces
cerevisiae) at incubation temperature of 20oC, 28oC, 37oC.

-

Estimating the phagocytic ability of erythrocytes at incubation temperature
of 20oC, 28oC, 37oC.

3. Results obtained:
Scientific results
The migratory and phagocytic abilities of frog red blood cells were studied.
The phagocytic indices of erythrocytes for phagocytic objects Shigella sp., S.
aureus, S. cerevisiae at incubation temperatures of 20oC, 28oC (control), 37oC were
estimated. It’s been shown that Hoplobatrachus rugulosus erythrocytes are capable
of migration amoebic movement and phagocytosis by forming pseudopodia
surrounding objects as leukocytes. Raising and lowering the incubation temperature
lead to increase and decrease of migratory activity, respectively. Phagocytic ability
of erythrocytes does not only depend on the incubation temperature, but also
depends on phagocytic objects. When encountering adverse temperature conditions,
the phagocytic ability of erythrocytes increased significantly. Phagocytic activity in
H. rugulosus red blood cells for S. cerevisiae and Shigella sp. increase at elevated
(37oC), and at low (20oC) incubation temperatures, whereas for S. aureus –
increases only at a decreased incubation temperature (20oC) in comparison with
incubation at a temperature 28oC.
Training results
02 bachelors of teaching biology were trained:
• Dang Trinh Ngoc Dieu, project “Study of migratory and phagocytic
abilities of frog Rana rugulosa Wiegmann 18334 erythrocytes under the change of
the temperature in experiences in vitro”, excellent.



xii

• Nguyen Thanh Thuy, project “Study of the ability to phagocytosis for some
phagocytic objects in Hoplobatrachus rugulosus (weigmann, 1835)”, excellent.
Publications
03 articles were published on the results of the study:
• Tran Thị Phuong Dung, Nguyen Vo Thuan Thanh, Vo Van Thanh (2016),
“Investigation of the migratory activity of Hoplobatrachus rugulosus nuclear
erythrocytes and leukocytes”, International research Journal, №12(54), pp.
37-39. (from AGRIS citation base).


Vo Van Thanh, Chernyavskikh S.D., Nguyen Thanh Thuy, Do Huu Quyet,
Tran Thi Mong Co (2015), “A study of the phagocytic activity of
Hoplobatrachus rugulosus nuclear erythrocytes”, International research
Journal, №8(39), pp. 9-11. (from AGRIS citation base).

• Vo Van Thanh, Dang Trinh Ngoc Dieu, Nguyen Thanh Thuy, Truong Van
Tri (2014), “Studying migratory and phagocytic abilities of frog Rana
rugulosa Wiegmann 1834 erythrocytes under the change of the temperature
in the in vitro experiment”, HCMC University of Education Journal of
Sciences, ISSN 1859-3100, Vol. 61, pp. 104–112.

Comfirmation of implementing institution

Coordinator



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Miễn dịch là một biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi các thể sống, các chất mang
các dấu hiệu thông tin di truyền lạ đối với nó. Sự tương tác của mơ với bất kì các
nhân tố xâm hại từ mơi trường ngồi (kháng nguyên) diễn ra theo một cơ chế cổ
điển và ổn định được biết đến là quá trình thực bào. Thực bào là một trong những
phản ứng tối quan trọng đảm bảo khả năng kháng tự nhiên của cơ thể và giúp cơ thể
phát triển cơ chế miễn dịch đặc hiệu (tạo kháng thể) [32].
Quá trình thực bào trong cơ thể được thực hiện bởi các tế bào chuyên biệt –
các tiểu thực bào, đại thực bào và tế bào mono (tiền thân của đại thực bào). Đây là
quá trình nhiều giai đoạn rất phức tạp, bắt và tiêu hủy các vi thể lạ rơi vào các mô
mà không gây hại đến các mơ và tế bào chính thức [10].
Thực bào là một yếu tố miễn dịch khơng đặc hiệu đóng vai trị rất lớn trong
các q trình chống viêm nhiễm, làm lành vết thương. Quá trình thực bào diễn ra
theo các giai đoạn kế tiếp: tế bào thực bào tiếp cận các vật thể lạ, hình thành các
chân giả, bao vây, bắt giữ và tiêu hoá chúng.
Trong những năm gần đây, người ta dành sự chú ý to lớn đến việc nghiên cứu
hoạt tính thực bào của tế bào máu ở động vật có xương sống. Chi tiết và cơ chế thực
hiện chức năng miễn dịch của bạch cầu ở các đại diện khác nhau ở động vật có
xương sống đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, mặc dù vai trò của chúng
trong sự bảo vệ cơ thể đã được biết đến từ thế kỉ 19. Thêm vào đó, vấn đề về khả
năng tham gia vào các cơ chế miễn dịch của hồng cầu ở động vật bậc thấp lại càng
ít được đề cập [58, 59].
Đối với các tế bào thực bào, di cư là một trong những giai đoạn của q trình
thực bào. Đặc tính di cư của bạch cầu ở động vật có vú và con người đã được đến
cập đến nhiều trong các tài liệu khoa học. Quá trình di cư tự phát và di cư có kích
thích ở bạch cầu trong những trạng thái bệnh lí và sinh lí khác nhau của cơ thể đã
được nghiên cứu nhiều. Có những giả thuyết cho rằng, hồng cầu ở động vật bậc



2

thấp có khả năng “hấp thụ” các hạt lạ. Tuy nhiên, hoạt tính di cư của hồng cầu có
nhân vẫn chưa được nghiên cứu và xác định rõ.
Trong những năm gần đây, sự nghiên cứu về hoạt tính thực bào của tế bào
máu ở động vật có xương sống đang được quan tâm. Sinh học tế bào ngày nay rất
quan tâm nghiên cứu mối tương tác qua lại giữa tính bền vững của hồng cầu và
trạng thái sinh lí của cơ thể. Cho nên việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự
bền vững của tế bào hồng cầu có nhân, và khả năng thực bào của chúng đã trở thành
một trong những vấn đề cần thiết được quan tâm.
Những biến đổi trong cơ thể động vật hữu nhũ và con người trong những điều
kiện nhiệt độ bất lợi đã được nghiên cứu và mô tả cụ thể trong các tài liệu khoa học.
Năm 1981, Prokopenko L. G. đã nghiên cứu sự ảnh hưởng tích cực của việc tăng
nhiệt độ đối với các yếu tố của tính kháng và miễn dịch [34]. Đối với động vật biến
nhiệt, nhiệt độ môi trường xung quanh là một trong những yếu tố quan trọng tác
động đến các q trình sinh lí nói chung và hệ miễn dịch nói riêng. Mặc dù vậy, cho
đến nay việc nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến các giai đoạn của quá trình
thực bào của hồng cầu vẫn chưa được đề cập.
Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus (H. rugulosus) là một lồi động vật biến
nhiệt, có đời sống lưỡng cư. Sự biến thiên nhiệt độ môi trường gây ra những tác
động không nhỏ đến hoạt động sinh lí cơ thể nói chung, và đến khả năng thực bào
nói riêng. Như vậy, điều cần thiết khi nghiên cứu về đặc tính di cư và thực bào của
hồng cầu ở Ếch đồng là phải xem xét trong mối tương quan với sự biến thiên của
nhiệt độ mơi trường ngồi.
Từ những lí do nêu trên, tơi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc tính di cư và thực
bào của hồng cầu ở Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khả năng di cư tự phát của hồng cầu Ếch đồng.

- Đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính di cư của hồng cầu Ếch
đồng.


3

- Đánh giá khả năng thực bào của hồng cầu Ếch đồng đối với một số đối tượng
thực bào.
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định khả năng di cư tự phát của hồng cầu bằng phương pháp thử nghiệm
dưới gel agarose theo M.Z. Fedorova và V.N. Levin, 2001.
- Đánh giá hoạt tính di cư của hồng cầu thơng qua đánh giá diện tích phân tán
của chúng sau khi ni ủ 24 giờ trong các điều kiện nhiệt độ nuôi ủ 20oC,
28oC, 37oC.
- Nghiên cứu khả năng thực bào của tế bào hồng cầu bằng phương pháp hiển
vi.
- Xác định chỉ số thực bào của hồng cầu thông qua đối tượng thực bào
(Shigella sp., Staphylococcus aureus, Saccharomyces cerevisiae) ở các nhiệt
độ nuôi ủ 20oC, 28oC, 37oC.
- Đánh giá khả năng thực bào của hồng cầu trong các điều kiện nhiệt độ nuôi ủ
20oC, 28oC, 37oC.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tế bào hồng cầu Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus
(Wiegmann, 1834).
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khảo xác khả năng di cư tự phát và khả năng
tham gia vào quá trình thực bào của hồng cầu ở Ếch đồng H. rugulosus (Wiegmann,
1834) trưởng thành trong tất cả các thời vụ của năm, khơng phân biệt về giới tính
của ếch làm thí nghiệm. Đề tài tiến hành thí nghiệm trên 60 con ếch.
Đối tượng thực bào. Saccharomyces cerevisiae, Shigella sp., Staphylococcus
aureus.



4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC
CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1.

Trên thế giới

Năm 1971, trong một nghiên cứu khảo sát về sự thực bào trong điều kiện tự
nhiên và thực bào trong điều kiện thí nghiệm, P. Prunesco đã cho rằng bên cạnh
bạch cầu, có nhiều loại tế bào khác ở các đại diện của động vật có xương sống có
khả năng tham gia vào quá trình thực bào [58].
Năm 2000, một nghiên cứu về những biến đổi của đặc tính di cư tự phát và di
cư có kích thích của tế bào bạch cầu trung tính trong các bệnh mơ liên kết lan tỏa
(Diffuse connective tissue diseases) đã được thực hiện. Pizov A.V. và cộng sự đã
giải thích việc mất chức năng di cư của bạch cầu là do hậu quả của việc biến đổi về
hình thái chức năng của chúng ở những người bệnh so với những người không mắc
bệnh này [33].
Năm 2002, hoạt tính di cư của bạch cầu ở chuột bạch trong những điều kiện
tăng và giảm nhiệt độ của cơ thể đã được nghiên cứu [36]. Các tác giả đã chứng
minh rằng khi tăng nhiệt độ cơ thể đến mức vừa phải làm tăng hoạt tính di cư của
bạch cầu ở động vật thí nghiệm; khi làm lạnh đến có dấu hiệu gây mê, các phản ứng
di cư của bạch cầu hầu như không thay đổi so với nhiệt độ bình thường. Сác tác giả
cho rằng, yếu tố nhiệt độ đóng vai trị như một bộ “điều biến” làm khởi động các
phản ứng bảo vệ của cơ thể. Khi tăng nhiệt độ mơi trường làm tăng diện tích phân
tán tự phát và có kích thích của tế bào bạch cầu.
Năm 2006, T. R. Raffel và cộng sự công bố nghiên cứu về những tác động

tiêu cực của sự thay đổi nhiệt độ lên hệ miễn dịch của Lưỡng cư [60].
Năm 2011, E.V. Zubareva đã đưa ra đánh giá về tác động của nhiệt độ lên
hoạt tính di cư của tế bào bạch cầu ở Rattus norvegicus. Khi tăng nhiệt độ mơi
trường làm tăng diện tích phân tán tự phát và có kích thích của tế bào bạch cầu [20].


5

Trong những năm gần đây, bằng việc chứng minh khả năng di cư của tế bào
hồng cầu ở Rana ridibunda, Cyprinus carpio và Gallus domesticus dưới ảnh hưởng
của nhiệt độ mơi trường ni ủ, nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Tổng hợp
Nghiên cứu Quốc gia Belgorod đã mở ra một hướng đi mới trong việc nghiên cứu
hoạt tính thực bào ở hồng cầu có nhân.
Năm 2012, Chernyaskikh S. D. và cộng sự đã chứng minh sự những biến đổi
thành phần actin của bộ xương tế bào hồng cầu và bạch cầu trong quá trính di cư tự
phát ở một vài đại điện lớp Lưỡng cư, Cá và Chim. Thành phần actin đóng vai trị
quan trọng giúp hồng cầu và bạch cầu tạo ra chân giả trong quá trình di cư [41].
Năm 2013, Bukovtsova I.S. và cộng sự đã khảo sát tính mùa vụ của khả năng
thực bào của hồng cầu Cyprinus carpio và Rana ridibunda đối với Saccharomyces
cerevisiae, Bacillus subtilis. Kết quả cho thấy ở mùa lạnh, khả năng thực bào đối
với Saccharomyces cerevisiae của hồng cầu tăng, còn khả năng thực bào của chúng
đối với Bacillus subtilis tăng ở mùa hè.
Năm 2014, Chernyaskikh S. D. và cộng sự đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của
nhiệt độ và thời gian nuôi ủ lên khả năng thực bào của tế bào hồng cầu Cyprinus
carpio và Rana ridibunda. Theo đó, tế bào hồng cầu có khả năng tham gia thực bào
Saccharomyces cerevisiae ở nhiệt độ 20 và 40oC trong khoảng thời gian nuôi ủ từ 2
đến 8 giờ.
1.1.2.

Trong nước


Năm 2011, Đặng Thị Hoàng Oanh và Đặng Thụy Mai Thi đã chứng minh ở
cá Diêu hồng nhiễm vi khuẩn Streptococcus agalactiae, số lượng hồng cầu giảm
dần sau 4 tuần còn tổng bạch cầu và số lượng các loại bạch cầu tăng dần qua các đợt
thu mẫu [8].
Năm 2014, Lê Xuân Hải, Vũ Đức Bình và Nguyễn Hà Thanh đã chứng minh
chỉ số thực bào của bạch cầu đa nhân trung tính tuy giảm ít, nhưng tỷ lệ bạch cầu đa
nhân trung tính có thực bào và khả năng diệt vi khuẩn của mỗi bạch cầu đa nhân
trung tính giảm rõ rệt đối với các bệnh nhân u lympho non-Hodgkin được điều trị
hóa chất [4].


6

1.2. ĐẶC ĐIỂM MƠ-SINH LÍ TẾ BÀO MÁU ẾCH
1.2.1.

Khái niệm chung về máu ếch

Máu là một tổ chức lỏng, màu đỏ, vận chuyển trong hệ thống các huyết quản.
Máu là thành phần quan trọng nhất của môi trường bên trong cơ thể và đảm nhận
nhiều chức năng sinh lý khác nhau, góp phần điều tiết một cách chính xác nội môi
trường, giữ cho hoạt động sống của cơ thể luôn ln bình thường.
Tế bào máu ếch có nhiều điểm tương đồng về hình thái-sinh lí với tế bào
máu ở Cá, Bò Sát và Chim. Các tế bào máu trưởng thành có thể được xác định bởi
hình thái và các đặc trưng bắt màu thuốc nhuộm khi quan sát dưới kính hiển vi
quang học.
Máu có hai thành phần chính là các tế bào máu và huyết tương. Các chức
năng của hai thành phần này đôi khi phân biệt và đôi khi được chia sẻ bởi cả hai.
Những thành phần của huyết tương (hay huyết thanh - huyết tương đã loại bỏ

fibrinogen sau khi làm cho máu đông) bao gồm một số giới hạn các ion vô cơ và
một thành phần rộng các hợp chất hữu cơ liên hệ phần lớn đến các chức năng trao
đổi chất. Thành phần tế bào bao gồm các tế bào riêng biệt có hình thái và các chức
năng khác nhau.


7

Hồng cầu (red
blood cell,
erythrocyte)
Huyết cầu

Bạch cầu
(leukocyte)
Tiểu cầu
(thrombocyte)

Máu
Nước

Protein huyết
thanh

Chất thể rắn

Mỡ

Huyết thanh
Huyết tương

Fibrinogen
Đường

Hình 1.1 Sơ đồ thành phần của máu
Các tế bào hồng cầu (erythrocyte hay tế bào máu đỏ, red blood cell) có nhân,
chiếm ưu thế về số lượng và ổn định về kích thước, được sử dụng như một cơng cụ
đo lường thuận tiện cho việc tính tốn kích thước của các tế bào khác. Ngồi việc
đo lường kích thước bên ngoài các tế bào, chúng cũng được đặc trưng bởi tỉ lệ thể
tích nhân trên thể tích tế bào.
Ngoài các tế bào hồng cầu, các loại tế bào máu chính khác bao gồm bạch cầu
(leukocyte) và tiểu cầu (thrombocyte). Các tế bào bạch cầu tiêu biểu có nhân tương
đối lớn và tế bào chất ít, và cũng được phân thành các nhóm bạch cầu khơng hạt
(lymphocyte và monocyte) và bạch cầu có hạt (acidophiles, neutrophiles và
basophiles). Các tế bào tiểu cầu chưa trưởng thành trông giống như các lymphocyte, và
có thể dẫn xuất từ các lymphocyte, nhưng thay đổi trong quá trình phát triển thành các
tế bào oval. Nhìn chung tế bào tiểu cầu nhỏ hơn lymphocyte và có nhân cũng nhỏ hơn.
1.2.2.

Q trình tạo máu ở Lưỡng cư


8

Nguồn gốc của tất cả tế bào máu không được hiểu biết đầy đủ và có thể được
mơ tả theo Klontz (1969) như sau. Các tế bào máu được sản xuất ra từ các mô tạo
máu (hematopoietic tissue).
Tuy nhiên, tên gọi các tế bào máu ếch cũng tương tự như động vật có vú vì
q trình phát triển cũng theo một kiểu tương tự. Huyết bào mầm (hemocytoblast)
là nguồn gốc của tất cả các tế bào khác. Các tế bào này được tăng sinh, dần dần biệt
hóa và có hình thái và chức năng riêng biệt, thường chúng được phát triển khá rõ

ràng trước khi đi vào trong máu tuần hồn. Các tế bào chưa trưởng thành chỉ có thể
nhìn thấy trong các mô tạo máu và sự xuất hiện nhiều các tế bào này trong máu tuần
hồn có thể biểu thị cho sự hiện diện của một bệnh hay yếu tố bệnh lí khác [3].

Huyết bào mầm
(Hemocytoblast)

Nguyên huyết bào nhỏ
(Small lymphoid)

Tế bào bạch huyết
(Lymphocyte)

Nguyên huyết bào lớn
(Large lymphoid)

?

Tế bào hồng cầu
(Erythrocyte)

Tiểu huyết cầu
(Thrombocyte)

Tế bào hạt
(Granulocyte)

Thể đại thực bào
(Macrophage)


Hình 1.2 Sơ đồ lí thuyết về sự tạo máu (theo Klontz, 1969) [3]


9

Hình 1.3 Sơ đồ sự biệt hóa các tế bào máu [52]
1.2.2.1. Quá trình tạo hồng cầu
Sự tạo hồng cầu ở giai đoạn nòng nọc và lưỡng cư trưởng thành có nhiều
điểm khác biệt. Ở giai đoạn nịng nọc, hồng cầu được tạo ra chủ yếu từ gan và thận
[51, 63]. Trong khi đó, ở giai đoạn trưởng thành, sự tạo hồng cầu diễn ra tại tỳ tạng
và gan. Ngoài ra, ở ếch và cóc, hồng cầu cịn được tạo ra ở tủy xương [54, 63]. Quá
trình phát triển của hồng cầu ở lồi cóc Xenopus gồm các giai đoạn: tiền huyết cầu
(proerythroblast), nguyên hồng cầu I (erythroblast I), nguyên hồng cầu II
(erythroblast II), hồng cầu non I (young erythrocyte I), hồng cầu non II (young
erythrocyte II), và hồng cầu trưởng thành (mature erythrocyte) [51]. Nghiên cứu di
truyền trên gen erythropoietin (EpoR) ở lồi cóc Xenopus chứng minh có sự tương
đồng gen EpoR giữa Xenopus và động vật có vú [43].
1.2.2.2. Nguồn gốc bạch cầu


×