Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CÁCH xác ĐỊNH tần số TRAO đổi CHÉO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.48 KB, 5 trang )

CÁCH XÁC ĐỊNH TẦN SỐ TRAO ĐỔI CHÉO
(Mình xin nói về trao đổi chéo 1 chỗ trước nha)
Để xác định TSTĐC nguời ta có thể dùng lai phân tích hoặc cho F1 tự thụ phấn (thực
vật), F1 tự phối (động vật), F1 lai với cá thể khác rồi phân tích tỉ lệ phân li ở đời con.
I/ Trong phép lai phân tích:
* Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với kiểu hình
lặn đã biết kiểu gen để xác định kiểu gen của kiểu hình trội.
* Phương pháp xác định TSHVG như sau:
1. CHO BIẾT CÁC KIỂU HÌNH Ở ĐỜI CON:
TSHVG = (Số cá thể hình thành do trao đổi chéo): (Tổng số cá thể)*100%
- Số cá thể hình thành do trao đổi chéo có tỉ lệ ít (<25%).
- Khi xét các gen liên kết với nhau trên một NST:
a. CHO BIẾT KIỂU HÌNH CỦA P:
+ Số cá thể hình thành do TĐC là có kiểu hình khác P khi có KG liên kết đồng (AB,ab)
+ số cá thể hình thành do TĐC là có kiểu hình giống P khi có kiểu gen liên kết đối
(Ab,aB).
* Trong cách post này mình hổng biết làm sao để biểu diễn kiểu gen liên kết, nên các bạn
hiểu các kiểu gen mình viết là LIÊN KẾT nhé (thêm cho nó cái gạch chân í mà).
* À, cịn nữa, khơng nên nhầm lẫn giữa LIÊN KẾT GEN KHƠNG HỒN TỒN và
HỐN VỊ GEN.
- Trong lý thuyết 2 khái niệm này khác nhau đấy, LKG không hồn tồn là ngun nhân
cịn HVG là hệ quả.
- Trong bài tập người ta cho phép sử dụng hai thuật ngữ này như nhau.
VÍ DỤ: Ở 1 lồi thực vật :
Hoa đỏ (A) > hoa trắng (a); Thân cao (B) > thân thấp (b)
Lai cây hoa đỏ, thân cao với cây hoa trắng, thân thấp.
- Phép lai 1: F1: 88 cây đỏ cao, 92 cây trắng thấp, 11 cây đỏ thấp, 9 cây hoa trắng cao.
- Phép lai 2: F1: 21 cây đỏ cao, 175 cây đỏ thấp, 185 cây trắng cao, 19 cây trắng thấp.
Biện luận và viết SĐL cho từng trường hợp trên.
Giải:
*Phép lai 1:


- Xét từng cặp tính trạng:
F1:
+ Đỏ:trắng = 1:1 -> P: Aa * aa
+ Cao:thấp = 1:1 -> P: Bb * bb
- Xét đồng thời 2 cặp tính trạng:
F1 = (1Đ:1T)(1C:1T) = 1:1:1:1 khác tỉ lệ đề bài, chứng tỏ cặp gen này cùng nằm trên một
cặp NST tương đồng và có hiện tượng liên kết gen khơng hồn tồn.
Vì lai phân tích:
TSHVG = (11+9):(92+88+11+9)*100% = 10%
Cây hoa đỏ, thân thấp và cây hoa trắng, thân cao ở F1 có tỉ lệ nhỏ và Kiểu hình khác P ->
KG của cây hoa đỏ, thân cao ở P là AB/ab. Cây hoa trắng, thân thấp là ab/ab.


*Phép lai 2:
- Xét từng cặp tính trạng:
F1:
+ Đỏ:trắng = 1:1 -> P: Aa * aa
+ Cao:thấp = 1:1 -> P: Bb * bb
- Xét đồng thời 2 cặp tính trạng:
F1 = (1Đ:1T)(1C:1T) = 1:1:1:1 khác tỉ lệ đề bài, chứng tỉ hai cặp gen này cùng nằm trên
một cặp NST tương đồng và có hiện tượng LKG khơng hồn toàn.
TSHVG = (21+19):(185+175+21+19)*100% = 10%
Cây hoa đỏ, thân cao và cây hoa trắng thân thấp có tỉ lệ nhỏ và có kiểu hình giống P ->
KG của cây hoa đỏ thân cao ở P: Ab/aB
b. KHƠNG CHO BIẾT KIỂU HÌNH Ở P:
Khi xét các gen liên kết với nhau ta dựa vào kiểu hình lặn ab/ab ở đời con:
- Nếu có tỉ lệ lớn (>25%) là kiểu gen liên kết đồng.
- Nếu có tỉ lệ nhỏ (<25%) là kiểu gen liên kết
đối.
VÍ DỤ: Ở một lồi thực vật:

Trịn (A) > bầu dục (a); Ngọt (B) > Chua (b)
F1 dị hợp 2 cặp gen giao phấn với một cây khác
->F2: 15 cây tròn ngọt, 15 cây bầu dục chua, 5 cây tròn chua, 5 cây bầu dục ngọt.
Biện luận và viết sơ đồ lai.
Giải:
Xét từng cặp tính trạng:
F1:
- Trịn : bầu dục = 1:1 -> F1*cây khác: Aa * aa
- Ngọt : Chua = 1:1 -> F1*cây khác: Bb * bb
Xét đồng thời 2 cặp tính trạng:
F2 = (1:1)(1:1) = 1:1:1:1 khác đề bài -> HVG
TSHVG = (5+5):(15+15+5+5)*100% = 25%
Tỉ lệ cây bầu dục chua ở F2 có tỷ lệ lớn (>25%) và F1 dị hợp 2 cặp gen -> kiểu gen F1:
AB/ab.


2. TÍNH TSHVG KHI BIẾT TỈ LỆ KIỂU HÌNH LẶN:
Ta có:
%(ab/ab) = %giao tử ab * 100% giao tử ab
- % giao tử ab > 25% là giao tử liên kết -> TSHVG = 100% - 2.%ab
- % giao tử ab < 25% là giao tử hoán vị -> TSHVG = %ab.2
*Chú ý: Khi khơng có tỉ lệ các kiểu hình ở thế hệ lai mà chỉ có tỉ lệ kiểu hình lặn, ta biện
luận quy luật LKG khơng hồn toàn bằng cách loại trừ 2 quy luật (đối với 1 gen quy định
1 tính trạng) đó là: di truyền phân li độc lập và di truyền liên kết gen hồn tồn.
VÍ DỤ:
Ở một lồi thực vật khi cho một cây hạt trơn-vàng giao phấn với 1 cây hạt nhăn-xanh
-> F1: 100% trơn-vàng.
F1 lai phân tích -> F2: 40% hạt nhăn-xanh.
Biện luận và viết sơ đồ lai. Cho biết 1 gen quy định một tính trạng.
Giải:

F1: 100% hạt trơn-vàng. Theo đề 1 gen quy định một tính trạng -> hạt trơn-vàng là những
tính trạng trội và P thuần chủng.
Qui ước gen:
A: trơn > a: nhăn
B: vàng > b: xanh
P thuần chủng -> F1 dị hợp 2 cặp gen: Aa, Bb. Cho F1 lai phân tích:
+ Nếu theo quy luật Di truyền phân li độc lập tỉ lệ F2 là 1:1:1:1
+ Nếu LKG hoàn toàn tỉ lệ F2 là 1:1 (hoặc khơng xuất hiện kiểu hình lặn)
-> Tỉ lệ đề bài là do HVG
%ab/ab = 40% = 40%giao tử ab * 100%ab
40%ab > 25% -> ab là giao tử liên kết.
TSHVG = 100% - 2.40% = 20%
Kiểu gen F1: AB/ab

3. TÍNH TẦN SỐ HOÁN VỊ GEN KHI CHO BIẾT TỈ LỆ KIỂU HÌNH MỚI KHÁC P:
Phương pháp chung: Xác định tỉ lệ giao tử của P -> TSHVG.
VÍ DỤ:
Ở cà chua:
A: thân cao > a: thân thấp
B: quả tròn > b: quả bầu dục
Tiến hành 2 phép lai riêng rẽ giữa 2 cây cà chua cao-tròn với cà chua thấp-bầu dục. Kết
quả phân tích kiểu hình ở thế hệ lai nhận được từ 2 phép lai trên cho thấy bên cạnh 2 kiểu
hình của các cây bố mẹ cịn xuất hiên 2 kiểu hình mới là những cây cà chua cao-bầu dục
và thấp-trịn.
Mỗi kiểu hình mới ở phép lai 1 chiếm 10% và phép lai 2 chiếm 40%.
Biện luận và viết SĐL.
Giải:
- 2 phép lai đều là lai phân tích. Ở F1 xuất hiện 4 kiểu hình chứng tỏ cây cao-trịn ở P cho
4 loại giao tử.
- Nếy là Di truyền phân li độc lập thì tỉ lệ F1 = 1:1:1:1



Tỉ lệ đề bài là do HVG.
Kiểu gen thấp-bầu dục có kiểu gen ab/ab chỉ cho giao tử ab -> Kiểu gen của 2 kiểu hình
mới ở F1 là:
- Cây cao-bầu dục: Ab/ab
- Cây thấp-tròn : aB/ab
*Phép lai 1: Tỉ lệ 2 kiểu hình mới Ab/ab = aB/ab = 10%
+ Ab/ab = 10% = 10%giao tử Ab * 100%ab
10% < 25% -> Ab là giao tử hoán vị.
+ aB/ab = 10% = 10%giao tử aB * 100%ab
10% < 25% -> aB là giao tử hốn vị.
Cây cao-trịn P1 cho 2 loại giao tử hốn vị Ab và aB có kiểu gen là AB/ab
TSHVG = 10% + 10% = 20%
*Phép lai 2: tỉ lệ 2 kiểu hình mới AB/ab = aB/ab = 40%
+ Ab/ab = 40% = 40%giao tử Ab * 100%ab
40% > 25% -> Ab là giao tử liên kết.
+ aB/ab = 40% = 40%giao tử aB * 100%ab
40% > 25% -> aB là giao tử liên kết.
Cây cao-tròn P2 cho 2 loại giao tử liên kết là Ab và aB có kiểu gen: Ab/aB
TSHVG = 100% - 2.40% = 20%


Phương pháp xác định tần số hoán vị gen bằng cách lập phương trình
Có thể lập phương trình ẩn là tần số hoán vị gen. Nhưng chỉ lập khi cần thiết : trường hợp
đề khơng phải phép lai phân tích hoặc thế hệ sau không cho biết tỉ lệ kiẻu hình mang 2
tính trạng lặn mà chỉ cho loại kiểu hình A-bb hoặc aaB-. Lúc này ta lập phương trình để
tìm tần số hốn vị gen theo các trường hợp sau:
1. Biết kiểu gen P :
- Gọi ẩn số cho tần số hốn vị

- Xác định kiểu gen F1
- Tính tỉ lệ giao tử F1 theo ẩn tần số
- Dựa vào tỉ lệ % kiểu hình A-bb hoặc aaB- ở F1 để lập phương trình bậc 2 rồi giải.
2. Chưa biết kiểu gen P và F1: Gọi tần số hoán vị gen là x
a) Sử dụng phương pháp loại - suy :
* Cho rằng F1 (AB/ab) có liên kết đồng, dựa vào % kiểu hình A-bb hoặc aaB- để lập
phương trình:
Cho rằng F1 (Ab/aB) có liên kết đối, dựa vào % kiểu hình A-bb hoặc aaB- để lập phương
trình:
Với x < 50%, ta chỉ chọn được 1 trong 2 trường hợp trên.
b) Phương pháp chọn trực tiếp:
Tổng 2 loại giao tử hốn vị và giao tử khơng hốn vị ln bằng 50% nên :
Gọi y là tỉ lệ % của loại giao tử Ab hoặc aB

z là tỉ lệ của loại giao tử ab
Ta có :
(1)
(2)
Từ (1) và (2) =>
Từ phương trình trên tìm ra z = %ab. Từ đó suy ra nhóm liên kết và tần số hốn vị
TRAO ĐỔI CHÉO XẢY RA Ở HAI GIỚI
Giả sử kiểu gen F1 đưa lai:
Nếu quy ước mỗi loại giao tử có trao đổi chéo và giao tử bình thường thì % số cá thể có
kiểu hình lặn về các tính trạng là l dựa vào lí thuyết và theo giả thuyết ta có phương
trình:
Rút gọn:
Giải phương trình trên xác định được x. Nếu cho giá trị x = Q ta có tần số các loại giao tử
có trao đổi chéo: f%= 2Q.




×