Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

2017 hệ thống lý thuyết bài tập (mức cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 15 trang )

CHUYÊN ĐỀ: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

Luyện thi & bồi dưỡng kiến thức
mơn Hóa học: Từ lớp 8 đến lớp 12

ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME
I – KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP
1. Khái niệm
Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.Ví dụ:
Nilon – 7 ( NH  CH2 6  CO )n do các mắt xích –NH –[CH2]6 –CO– liên kết với nhau tạo nên Hệ số n được gọi là hệ
số polime hóa hay độ polime hóa. Các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime được gọi là monome .
2. Phân loại
a) Theo nguồn gốc:
Thiên nhiên
Tổng hợp
Nhân tạo (bán tổng hợp
+ Có nguồn gốc từ thiên nhiên
+ Do con người tổng hợp nên
+ Lấy polime thiên nhiên chế hóa
+ Xeunlulozo, tinh bột, tơ tằm,
+ PE; PVC; nilon-6,6; teflon, …
thành polime mới
+ Tơ axetat; tơ visco
b) Theo cách tổng hợp:
Polie trùng hợp
Polime trùng ngưng
+ Tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp
+ Tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
+ Polieetilen (PE); poli(metyl metacrylat)
+ Nilon-6; poli(phenol-fomandehit); nilon-6,6, …


c) Theo cấu trúc:
* Polime không phân nhánh
→ PE, cao su buna
→ xenlulozo
→ amilozơ
→ họ tơ
* Polime phân nhánh.
→ amilopectin
→ glicozen(tinh bột động vật)
* Polime mạng không gian.
→ cao su lưu hoá.
→ nhựa bakelit (rezit)
+) Lưu ý: để phân loại theo cấu trúc cịn có cách phân loại sau:
→ polime điều hồ: các mắt xích liên kết với nhau theo một trật tự nhất định
...-CH2-CHCl-CH2-CHCl-CH2-CHCl-CH2-CHCl-...

→ polime không điều hồ: khơng theo trật tự xác định chỗ đầu-đi chỗ đi-đầu
...-CH2-CHCl-CH2-CHCl-CHCl-CH2-CH2-CHCl-..

d) Theo tính chất
→ Poliamit : -CO-NH- (nilon-6, nilon-7, nilon-6,6)
→ Polieste: -COO- ( tơ Lapsan, PMM, PVA,...)
3. Danh pháp
- Poli + tên của monone (nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polime thì tên của monome phải
để ở trong ngoặc đơn)
- Một số polime có tên riêng (tên thơng thường). Ví dụ: …
(-CF2-CF2-)n : teflon
(-NH-[CH2]5-CO-)n : policaproamit
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ


 Polime là chất rắn, khơng bay hơi, khơng có nhiệt độ nóng chảy xác định.
 Chất nhiệt dẻo: là polime khi nóng chảy cho chất lỏng nhớt, để nguội sẽ rắn lại.
 Chất nhiệt rắn: là polime khơng nóng chảy khi đun mà bị phân hủy
 Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường, tan trong dung mơi thích hợp cho dung dịch
nhớt: Ví dụ: Cao su sống tan trong benzen,
 Polime có tính dẻo: polietilen (PE), polipropilen (PP), poli(vinyl clorua) (PVC), …
 Polime có tính đàn hồi: polibutađien, poliisopren…
 Polime dễ kéo thành sợi dai, bền: nilon – 6, xenlulozơ…
 Polime trong suốt, khơng giịn: poli(metylmetacrylat)…
 Polime có tính cách điện, cách nhiệt: polietilen, polivinyl clorua…
 Polime bán dẫn: polianilin, polithiophen…
 Tất cả các tính chất đó của polime đều do cấu trúc polime quyết định
Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org - “Our goal is simple: help you to reach yours”

Trang

“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình”

1


Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình

2017

III – TÍNH CHẤT HĨA HỌC
1. Phản ứng giữ ngun mạch polime
a) Poli(vinyl axetat) (PVA) tác dụng với dung dịch NaOH:

b) Cao su thiên nhiên tác dụng với HCl:


Cao su hiđroclo hóa
c) Poli(vinyl clorua) (PVC) tác dụng với Cl2: (giả sử cứ 2 mắt xích thế 1 nguyên tử clo)

Tơ clorin
d) Xenlulozo tác dụng với acid HNO3 (xúc tác H2SO4 đặc)

( C6 H7O2 OH3 )



H2SO4
3nHNO  NO2 
 3nH2O



( C6 H7O2 ONO2 3 )

2. Phản ứng phân cắt mạch polime
a) Phản ứng thủy phân polieste:

b) Phản ứng thủy phân polipeptit hoặc poliamit:

Nilon – 6
c) Phản ứng thủy phân tinh bột, xenlulozơ

( C6 H10O5 )n




nH2O




nC6 H12O6

d) Phản ứng nhiệt phân polistiren

Polistiren
Stiren
 Phản ứng nhiệt phân polime thành monome được gọi là phản ứng giải trùng hợp hay phản ứng đepolime hóa
3. Phản ứng khâu mạch polime
a) Sự lưu hóa cao su:
Khi hấp nóng cao su thơ với lưu huỳnh thì thu được cao su lưu hóa. Ở cao su lưu hóa, các mạch polime được nối với nhau
bởi các cầu –S–S– (cầu đisunfua)

Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh
ĐT: 0979.817.885 – E_mail:

Facebook.com/hoahoc.org (Ngô Xuân Quỳnh)

Trang

2


Luyện thi & bồi dưỡng kiến thức
mơn Hóa học: Từ lớp 8 đến lớp 12


CHUYÊN ĐỀ: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

b) Nhựa rezit (nhựa bakelit):
Khi đun nóng nhựa rezol thu được nhựa rezit, trong đó các mạch polime được khâu với nhau bởi các nhóm –CH2– (nhóm
metylen)

Polime khâu mạch có cấu trúc mạng khơng gian do đó trở nên khó nóng chảy, khó tan và bền hơn so với polime chưa
khâu mạch
V – ĐIỀU CHẾ
Có thể điều chế polime bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng
1. Phản ứng trùng hợp
a) Khái niệm:
- Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn
(polime)
- Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có là:
+ Liên kết bội. Ví dụ: CH2 = CH2, CH2 = CH–C6H5
+ Hoặc vịng kém bền: Ví dụ:

b) Phân loại:
- Trùng hợp chỉ từ một loại monome tạo homopolime. Ví dụ:

- Trùng hợp mở vịng. Ví dụ:

Nilon – 6 (tơ capron)

nCH2

0


CH2 t , xt

CH2

CH2

O n

O
- Trùng hợp từ hai hay nhiều loại monome (gọi là đồng trùng hợp) tạo copolime. Ví dụ:

Poli(butađien – stiren) (cao su buna – S)
2. Phản ứng trùng ngưng
a) Khái niệm:
- Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những
phân tử nhỏ khác (như H2O)
- Điều kiện cần để có phản ứng trùng ngưng là: các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm
chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau
b) Một số phản ứng trùng ngưng:

Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org - “Our goal is simple: help you to reach yours”

Trang

“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình”

3


Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình


axit ε-aminocaproic

2017

Nilon – 6 (tơ capron)

axit ω-aminoenantoic

Nilon – 7 (tơ enan)

(Tơ lapsan còn được gọi là nhựa gliptan)

Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh
ĐT: 0979.817.885 – E_mail:

Facebook.com/hoahoc.org (Ngô Xuân Quỳnh)

Trang

4


Luyện thi & bồi dưỡng kiến thức
mơn Hóa học: Từ lớp 8 đến lớp 12

CHUYÊN ĐỀ: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
VẬT LIỆU POLIME

I – CHẤT DẺO

1. Khái niệm
- Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo
- Tính dẻo là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ nguyên được sự biến dạng đó khi
thơi tác dụng
- Có một số chất dẻo chỉ chứa polime song đa số chất dẻo có chứa thành phần khác ngồi polime bao gồm chất độn (như
muội than, cao lanh, mùn cưa, bột amiăng, sợi thủy tinh…làm tăng một số tính năng cần thiết của chất dẻo và hạ giá
thành sản phẩm) và chất dẻo hóa (làm tăng tính dẻo và dễ gia cơng hơn)
2. Một số polime dùng làm chất dẻo
a) Polietilen (PE)

nCH2=CH2

xt, t0, p

CH2-CH2

n

PE là chất dẻo mềm, được dùng làm màng mỏng, bình chứa, túi đựng…
b) Poli(vinyl clorua) (PVC)

nCH2=CH

xt, t0, p

CH2-CH

n

Cl


Cl

PVC là chất dẻo cứng, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, da giả…
c) Poli(metyl metacrylat) (thủy tinh hữu cơ PEXIGLAS)

CH3

0

n CH2=C-COOCH3

t , p, xt

CH2-C
COOCH3

CH3

n

Poli(metyl metacrylat)

metyl metacrylat

Poli(metyl metacrylat) là chất dẻo cứng, trong suốt, không vỡ…nên được gọi là thủy tinh hữu cơ. Dùng để chế tạo kính
máy bay, ơ tơ, kính bảo hiểm, dùng làm răng giả…

d) PVA: poli (vinylaxetat)
nCH2=CH


xt, t0, p

CH2-CH

n

CH3COO

CH3COO

e) PP: poli propilen
nCH2=CH

xt, t0, p

CH2-CH

n

CH3

CH3

f) PS: poli stiren
nCH2=CH

xt, t0, p

CH2-CH


n

g) Cupren:
o

xt,t ,p
nCH  CH 
(CH  CH)n

h) Poli tetra flo etilen (Teflon):
o

xt,t ,p
nCF2  CF2 
(CF2  CF2 )n

k) Poli(phenol – fomanđehit) (PPF)
PPF có ba dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit

Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org - “Our goal is simple: help you to reach yours”

Trang

“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình”

5


Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình


2017

Nhựa novolac:
OH

OH
o

n

+ nHCHO

Phenol

CH2

t ,xt,p

n

+ H2O

andehit fomic

- Đun nóng hỗn hợp fomanđehit và phenol lấy dư với xúc tác axit được nhựa novolac mạch khơng phân nhánh (cầu nối
metylen –CH2– có thể ở vị trí ortho hoặc para)
- Nhựa nhiệt dẻo, dễ nóng chảy, tan trong một số dung mơi hữu cơ, dùng để sản xuất vecni, sơn…
Nhựa rezol:
- Đun nóng hỗn hợp phenol và fomanđehit theo tỉ lệ mol 1 : 1,2 có xúc tác kiềm. Nhựa rezol khơng phân nhánh, một số

nhân phenol có gắn nhóm –CH2OH ở vị trí số 4 hoặc 2
- Nhựa nhiệt rắn, dễ nóng chảy, tan trong nhiều dung môi hữu cơ dùng để sản xuất sơn, keo, nhựa rezit
Nhựa rezit (còn gọi là nhựa bakelit):
đun nóng, để nguội
nhựa rezol 
 nhựa rezit
o
- Đun nóng nhựa rezol ở 150 C được nhựa rezit (hay nhựa bakelit) có cấu trúc mạng lưới khơng gian
- Khơng nóng chảy, không tan trong nhiều dung môi hữu cơ, dùng sản xuất đồ điện, vỏ máy…
3. Khái niệm về vật liệu compozit
Khi trộn polime với chất độn thích hợp thu được vật liệu mới có độ bền, độ chịu nhiệt…tăng lên so với polime thành
phẩm. Đó là vật liệu compozit
- Chất nền (polime): có thể dùng nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn
- Chất độn: phân tán (nhưng không tan) vào polime. Chất độn có thể là: sợi (bơng, đay, amiăng, sợi thủy tinh…) hoặc chất
bột (silicat, bột nhẹ (CaCO3), bột tan (3MgO.4SiO2.2H2O))…
II – TƠ
1. Khái niệm
Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định
2. Phân loại
Loại tơ
Nguồn gốc
Có sẵn trong tự nhiên, được sử
Tơ thiên nhiên
dụng trực tiếp
Tơ tổng hợp
Tơ hóa học

Polime được tổng hợp bằng
phản ứng hóa học


Tơ bán tổng hợp
Chế biến polime thiên nhiên
Hay tơ nhân tạo
bằng phương pháp hóa học
3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp
a) Tơ poliamit (có nhiều nhóm amit –CO–NH–)

Ví dụ
Bơng, len, tơ tằm
To polie amin (nilon, capron)
Tơ vinylic (nitron)
Tơ lapsan
Tơ visco
Tơ xenlulozo axetat

b) Tơ polieste (có nhiều nhóm este)

Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh
ĐT: 0979.817.885 – E_mail:

Facebook.com/hoahoc.org (Ngô Xuân Quỳnh)

Trang

6


CHUYÊN ĐỀ: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

Luyện thi & bồi dưỡng kiến thức

mơn Hóa học: Từ lớp 8 đến lớp 12

c) Tơ vinylic (có nhiều nhóm polivinyl)

d) Tơ visco:

III – CAO SU
1. Khái niệm
- Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
- Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực đó thơi tác dụng
- Có hai loại cao su: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
2. Cao su thiên nhiên (polime của isopren)
a) Cấu trúc:

- Công thức cấu tạo:
n = 1500 – 15000
- Tất cả các mắt xích isopren đều có cấu hình cis như sau:

b) Tính chất và ứng dụng:
- Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, đàn hồi tốt (nhờ cấu trúc cis điều hịa), khơng dẫn nhiệt và điện, khơng thấm
khí và nước, khơng tan trong nước, etanol…nhưng tan trong xăng và benzen
- Cao su thiên nhiên cho phản ứng cộng H2, Cl2, HCl,… đặc biệt là cộng lưu huỳnh tạo cao su lưu hố có tính đàn hồi,
chịu nhiệt, lâu mịn, khó tan trong dung mơi hơn cao su khơng lưu hóa.
3. Cao su tổng hợp
a) Cao su buna, cao su buna –S và cao su buna –N :

- Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên. Khi dùng buta-1,3-đien ở 10oC, polime sinh ra chứa 77%
đơn vị trans-1,4 và 7% đơn vị cis-1,4 (còn lại là sản phẩm trùng hợp 1,2). Còn ở 100oC sinh ra polime chứa 56% đơn vị
trans-1,4 và 25% đơn vị cis-1,4 (còn lại là sản phẩm trùng hợp 1,2)


Cao su buna – S
- Cao su buna –S có tính đàn hồi cao

Cao su buna –N
- Cao su buna – N có tính chống dầu tốt
b) Cao su isopren
- Trùng hợp isopren có hệ xúc tác đặc biệt, ta được poliisopren gọi là cao su isopren, cấu hình cis chiếm ≈ 94 %, gần
giống cao su thiên nhiên

Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org - “Our goal is simple: help you to reach yours”

Trang

“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình”

7


Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình

2017

- Ngồi ra người ta cịn sản xuất policloropren và polifloropren. Các polime này đều có đặc tính đàn hồi nên được gọi là
cao su cloropren và cao su floropren. Chúng bền với dầu mỡ hơn cao su isopren

IV – KEO DÁN
1. Khái niệm
Keo dán là vật liệu polime có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu giống nhau hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản
chất các vật liệu được kết dính
2. Phân loại

a) Theo bản chất hóa hoc:
- Keo vô cơ (thủy tinh lỏng)
- Keo hữu cơ (hồ tinh bột, keo epoxi)
b) Dạng keo:
- Keo lỏng (hồ tinh bột)
- Keo nhựa dẻo (matit)
- Keo dán dạng bột hay bản mỏng
3. Một số loại keo dán tổng hợp thông dụng
a) Keo dán epoxi: gồm 2 hợp phần:
- Polime làm keo có chứa hai nhóm epoxi ở hai đầu
- Chất đóng rắn thường là các triamin như H2NCH2CH2NHCH2CH2NH2
b) Keo dán ure – fomanđehit

Poli(ure – fomanđehit)
4. Một số loại keo dán tự nhiên
a) Nhựa vá săm: là dung dịch dạng keo của cao su thiên nhiên trong dung môi hữu cơ như toluen…
b) Keo hồ tinh bột: là dung dịch hồ tinh bột trong nước nóng, dùng làm keo dán giấy

Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh
ĐT: 0979.817.885 – E_mail:

Facebook.com/hoahoc.org (Ngô Xuân Quỳnh)

Trang

8


Luyện thi & bồi dưỡng kiến thức
mơn Hóa học: Từ lớp 8 đến lớp 12


CHUYÊN ĐỀ: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

DẠNG 1: TÍNH SỐ MẮT XÍCH (HỆ SỐ POLIME HĨA)
- Số mắt xích = số phân tử monome = hệ số polime hóa (n) = 6, 02.1023. số mol mắt xích
(Lưu ý: số mắt xích phải là số tự nhiên, nếu lẻ phải làm trịn)
m
M
- Hệ số polime hóa (n) = hệ số trùng hợp  po lim e  po lim e
mmonome M monome
- Loại polime (dựa vào phân tử khối) và số lượng polime (dựa vào nhóm chức)
- Các loại polime thường gặp:
Tên gọi
Công thức
Phân tử khối (M)
Poli vinylclorua (PVC)
(-CH2 – CHCl-)n
62,5n
Poli etilen (PE)
(-CH2 – CH2-)n
28n
Cao su thiên nhiên
[-CH2 – C(CH3)=CH-CH2-]n
68n
Cao su clopren
(-CH2-CCl=CH-CH2-)n
88,5n
Cao su buna
(-CH2-CH=CH-CH2-)n
54n

Poli propilen (PP)
[-CH2-CH(CH3)-]n
42n
Teflon
(-CF2-CF2-)n
CÁC VÍ DỤ
Câu 1 (ĐHKA – 2009): Khối lượng của một đoạn nilon – 6,6 là 27346 đvC và một đoạn mạch tơ capron là
17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch của 2 polime nêu trên lần lượt là?
A. 113 và 152
B. 121 và 114
C. 121 và 152
D. 113 và 114
Câu 2: Một đoạn tơ nilon – 6,6 có khối lượng 7,5mg thì số “mắt xích” trong đoạn tơ đó là?
A. 0,133.1023
B. 1,99. 1023
C. 1,6. 1015
D. 2,5. 1016
Câu 3: Hệ số trùng hợp của poli(etylen) là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng khoảng
120 000 đvC?
A. 4280
B. 4286
C. 4281
D. 4627
Câu 4: Tính khối lượng trung bình của một phân tử cao su poli isopren, biết số mắt xích trung bình là 7000?
A. 45600
B. 47653
C. 47600
D. 48920
Câu 5: Một polime X được xác định có phân tử khối là 39026,5 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên polime này
là 625. Polime X là?

A. PP
B. PVC
C. PE
D. PS
Câu 6 : Nếu đốt cháy hết m (g) PE cần 6720 lít oxi (đktc). Giá trị m và hệ số trùng hợp polime lần lượt là ?
A. 2,8kg ; 100
B. 5,6kg ; 100
C. 8,4kg ; 50
D. 4,2kg ; 200
DẠNG 2 : PHẢN ỨNG ĐIỀU CHẾ POLIME
0

xt , p ,t
- ĐLBT khối lượng: Monome 
 po lim e (cao su, nhựa, thủy tinh, tơ, chất dẻo…) + monome dư

 mmonome  mpo lim e  mmonome dư
- ĐIỀU CHẾ POLIME :
♦ BÀI TOÁN 1 : Điều chế cao su buna
H3 %
H1 %
H2 %
Xenlulozo 
 Glucozo 
 ancoletylic 
 caosubuna
♦ BÀI TOÁN 2 : Điều chế PVC
CH4  C2H2  C2H3Cl  PVC
♦ BÀI TOÁN 3 : Trùng hợp polistiren
t , p , xt

 n[ - CH2 – CH - ]
n CH2 = CH 
C6H5

C 6 H5

Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org - “Our goal is simple: help you to reach yours”

Trang

“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình”

9


Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình

2017

Yêu cầu : Xác định chất còn dư sau phản ứng
♦ BÀI TOÁN 4 : Đồng trùng hợp butadien -1,3 và stiren

mCH 2  CH  CH  CH 2  nCH 2  CH 
 ( CH 2  CH  CH  CH 2 ) m ( CH 2  CH )n
C6 H 5
Yêu cầu : Xác định tỉ lệ các hệ số trùng hợp

C6 H 5

m

n

♦ BÀI TOÁN 5 : Clo hóa nhựa PVC
C2nH3nCln + Cl2  C2nH3n-1Cln+1 + HCl
Yêu cầu : tính tỷ lệ nguyên tử Clo phản ứng vào số mắt xích PVC
♦ BÀI TỐN 6 : Lưu hóa cao su thiên nhiên
(C5H8)n + 2S  C5nH8n-2S2
Yêu cầu : Tính số mắt xích isopren
 Số mắt xích trong một lượng polime = nmắt xích . NA (Với NA = 6,023.1023)
CÁC VÍ DỤ:
Câu 1: Khi trùng ngưng 30g Glyxin, thu được mg polime và 2,88g nước. Giá trị của m là?
A. 12g
B. 11,12g
C. 9,12g
D. 27,12g
Câu 2 (ĐHKA – 2008): Cho sơ đồ chuyển hóa:
CH4  C2H2  C2H3Cl  PVC
Để tổng hợp được 250kg PVC theo sơ đồ trên thì cần Vm3 khí thiên nhiên (đktc). Giá trị của V là? (biết CH4
chiếm 80% khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%).
A. 358,4
B. 448,0
C. 286,7
D. 224,0
Câu 3 (ĐHKA – 2007): Clo hóa PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình một
phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là?
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
Câu 4: Đem trùng hợp 5,2g stiren, hỗn hợp sau phản ứng cho các dụng với 100ml dung dịch brom 0,15M sau

đó tiếp tục cho thêm KI dư vào thì được 0,635g Iot. Hiệu suất của phản ứng trùng hợp là?
A. 75%
B. 25%
C. 80%
D. 90%
Câu 5: Cứ 2,834g cao su buna – S phản ứng vừa hết với 1,731g Br2. Tỷ lệ số mắt xích butadien : stiren trong
loại polime trên là?
A. 1:2
B. 2:1
C. 1:1,5
D. 1,5:1
Câu 6: Cho sơ đồ:
H 35%
H 80%
H 60%
H 80%
Gỗ 
C6H12O6 
2C2H5OH 
C4H6 
Cao su buna
Khối lượng gỗ cần để sản xuất 1 tấn cao su buna là?
A. 24,797 tấn
B. 12,4 tấn
C. 1 tấn
D. 22,32 tấn
Câu 7: Một loại cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối
ddiissunfua -S-S-, giả thiết rằng lưu huỳnh đã thay thế H ở nhóm metylen trong mạch cao su.
A. 54
B. 46

C. 24
D. 63
Câu 8: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin được một loại cao su buna-N chứa 8,96%
nito. Tỉ số mol giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin trong cao su là:
A. 1 : 2
B. 1 : 1
C. 3 : 1
D. 2 : 1
Câu 9: Một đoạn mạch PVC có khối lượng 25,0 mg. Số mắt xích vinyl clorua có trong đoạn mạch đó là:
A. 1,968.1020
B. 2,409.1020
C. 1,968.1023
D. 2,409.1023
Câu 10: Khi thủy phân 312,500 kg một mẫu PVC trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ có
khối lượng 222,4405 kg. Hiệu suất của quá trình thủy phân là
A. 97,4%
B.71,2%
C. 97,1%
D. 98,9%
Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh
ĐT: 0979.817.885 – E_mail:

Facebook.com/hoahoc.org (Ngô Xuân Quỳnh)

Trang

10


CHUYÊN ĐỀ: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME


Luyện thi & bồi dưỡng kiến thức
mơn Hóa học: Từ lớp 8 đến lớp 12

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MỨC ĐỘ BIẾT
Câu 1: Poli(vinyl clorua) có công thức là
A. (-CH2-CHCl-)n
B. (-CH2-CH2-)n.
C. (-CH2-CHBr-)n. D. (-CH2-CHF-)n.
Câu 2: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) gọi là phản ứng
A. nhiệt phân.
B. trao đổi.
C. trùng hợp.
D. trùng ngưng.
Câu 3: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải
phóng những phân tử nước được gọi là phản ứng
A. trao đổi.
B. nhiệt phân.
C. trùng hợp.
D. trùng ngưng.
Câu 4: Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là
A. polivinyl clorua.
B. polietilen.
C. polimetyl metacrylat.
D. polistiren.
Câu 5: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3-CH2-Cl.
B. CH3-CH3.
C. CH2=CH-CH3.

D. CH3-CH2-CH3.
Câu 6 : Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch
A. HCOOH trong môi trường axit.
B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. CH3COOH trong môi trường axit.
D. HCHO trong môi trường axit.
Câu 7 : Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây ?
A. C2H5COO-CH=CH2.
B. CH2=CH-COO-C2H5.
C. CH3COO-CH=CH2.
D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 8: Nilon–6,6 là một loại
A. tơ axetat.
B. tơ poliamit.
C. polieste.
D. tơ visco.
Câu 9: Poli(vinyl clorua) (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trao đổi.
B. oxi hoá - khử.
C. trùng hợp.
D. trùng ngưng.
Câu 10 : Tên gọi của polime có ký hiệu PVC là
A. poli vinylclorua.
B. poli vinylclo.
C. poli(vinyl clorua).
D. poli (vinyl) clorua.
Câu 11. Những vật liệu nào sau đây dùng làm chất dẻo: polietilen (1); nhựa phenolfoocmandehit (2); đất sét
ướt (3); polivinylclorua(4)
A. (1),(2),(4)
B. (1),(2),(3),(4)

C. (1),(2),(3)
D. (1),(2)
Câu 12. Polime có dạng cấu trúc:
A. Mạch thẳng, không phân nhánh
B. Mạch phân nhánh
C. Mạng không gian
D. A, B, C đều đúng
Câu 13. Số mắt xích cấu trúc lặp lại trong phân tử lớn của polime được gọi là:
A. Số xính của polime
B. Hệ số polime hóa
C. Yếu tố polime
D. Khả năng polime hóa
Câu 14: Trong số các tơ sợi sau đây (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) len, (4) tơ nilon-6,6, (5) tơ axetat, loại tơ có
nguồn gốc xenlulozơ là:
A. 1,2,3
B. 3,4,5
C. 2,5
D. 1,2
Câu 15: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa
A. HOOC-[CH2]4 –COOH và H2N-[CH2]4-NH2.
B. HOOC-[CH2]4 –NH2 và H2N-[CH2]6-COOH.
C. HOOC-[CH2]6 –COOH và H2N-[CH2]6-NH2.
D. HOOC-[CH2]4 –COOH và H2N-[CH2]6-NH2.
Câu 16: Tính chất nào dưới đây khơng phải là tính chất của cao su tự nhiên ?
A. Tính đàn hồi.
B. khơng tan trong xăng và benzen.
C. khơng thấm nước và khí.
D. khơng dẫn điện và nhiệt.
Câu 17: Các khái niệm nào sau đây là khơng đúng?
A. Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài, mảnh với độ bền nhất định.

B. Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
C. Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp chỉ có thành phần chính là polime.
D. Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phản ứng trùng ngưng khác với phản ứng trùng hợp.
B. Trùng hợp 2-metyl butadien-1,3 được cao su buna.
Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org - “Our goal is simple: help you to reach yours”

Trang

“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình”

11


2017

Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình

C. Cao su Isopren có thành phần giống cao su thiên nhiên.
D. Nhựa rezol được điều chế bằng cách đun nóng phenol với fomandehit lấy dư, xúc tác bazo.
Câu 19: Dựa trên nguồn gốc thì trong các polime sau đây, polime nào thuộc loại polime tổng hợp?
(1) sợi bông, (2) len , (3) cao su BuNa, (4) tơ capron, (5) tơ xenlulozo axetat,
(6) tơ tằm, (7) tơ visco, (8) poli (vinyl clorua), (9) nilon-6,6; (10) đay.
A. (1), (2), (7), (10).
B. (2), (3), (4), (8).
C. (3), (4), (8), (9).
D. (5), (6), (7), 9).
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

B. Những phân tử nhỏ có liên kết đơi hoặc vịng kém bền được gọi là monome.
C. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp.
D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng.
Câu 21: Nhựa PS được điều chế từ monome nào sau đây ?
A. axit metacrylic.
B. caprolactam.
C. phenol.
D. stiren.
Câu 22: Polipropilen là sản phẩm của phản ứng trùng hợp monome có CTCT
A. CH2=CH2.
B. CH2=CH-CH3.
C. CH2=CH-Cl.
D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu23: Trong các polime dưới đây, những polime nào dùng làm Chất dẻo ?
(1) PE, (2) PPF, (3) tơ nilon-6,6; (4) Cao su BuNa-S; (5) Poli (metyl metacrylat); (6) PVC.
A. (1), (2), (4), (5).
B. (1), (2), (3), (6). C. (1), (2), (5), (6). D. (6), (3), (4), (5).
Câu 24: Tìm phát biểu đúng:
A. Amilopectin thuộc loại Polime có cấu trúc mạch khơng phân nhánh.
B. Tất cả các polime đều có tính dẻo.
C. Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp có thành phần gồm chất nền và chất độn.
D. Cao su thiên nhiên là polime của Buta-1,3 –đien.
Câu 25: Tơ nilon-6,6 có cơng thức là:
A. ( NH[CH2]5CO ) n .
B. ( NH[CH2]4 NHCO[CH2]6CO ) n
C. ( NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO ) n
D. ( NHCH(CH3)CO ) n
Câu26: Tơ capron (nilon -6) có cơng thức là:
A. ( NH[CH2]5CO ) n
B. ( NH[CH2]6CO ) n

C. ( NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO ) n
D. ( NHCH(CH3)CO ) n
MỨC ĐỘ HIỂU
Câu 27: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.
D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Câu 28: Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n
Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH.
B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, NH2- CH2- COOH.
C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH.
D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH.
Câu 29: Trong số các loại tơ sau:
(1) (-NH-[CH2]6-NH-OC-[CH2]4-CO-)n 2) (-NH-[CH2]5-CO-)n ,(3) (C6H7O2(OOC-CH3)3)n
Tơ nilon-6,6 là
A. (1).
B. (1), (2), (3).
C. (3).
D. (2).
Câu 30: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3.
B. CH2 =CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 31: Tơ visco không thuộc loại
A. tơ hóa học.
B. tơ tổng hợp.
C. tơ bán tổng hợp. D. tơ nhân tạo.

Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh
ĐT: 0979.817.885 – E_mail:

Facebook.com/hoahoc.org (Ngô Xuân Quỳnh)

Trang

12


CHUYÊN ĐỀ: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

Luyện thi & bồi dưỡng kiến thức
mơn Hóa học: Từ lớp 8 đến lớp 12

Câu 32: Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime tổng hợp?
A. nilon-6,6; nilon-6; tinh bột; polistiren
B. polietilen; xenlulozơ; polibutadien; nilon-6,6
C. polietilen; tinh bột; polistiren; nilon-6
D. nilon-6; polistiren; polibutadien; nilon-6,6
Câu 33: Trong các phản ứng dưới đây phản ứng nào giữ nguyên mạch polime?
t0
t0
A. nilon-6,6 + H2O 
B. cao su buna + HCl 


0
0
t

t
C. polistiren 
D. rezol 


Câu 34. Khi cho hai chất X và Y trùng ngưng tạo ra polime Z có cơng thức
(-O-CH2-CH2-O-OC-C6H4-CO-)n
Cơng thức của X, Y lần lượt là :
A. HO-CH2-CH2-OH; HOOC-C6H4-COOH
B. HO-CH2-COOH; HO-C6H4-COOH
C. HOOC-CH2CH2-COOH; HO-C6H4-OH
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 35. Có thể phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây
A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.
B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.
C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.
D. Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng.
Câu 36. Trong các chất sau CH3 –CH = CH2 ; C6H12O6 (Glucozơ) , H2N – CH2 – COOH ;
Cl – CH = CH2 . Những chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là:
A. CH3 –CH = CH2 và Cl –CH = CH2
B. CH3 –CH = CH2 và C6H12O6
C. H2N – CH2 – COOH và Cl –CH = CH2
D. H2N – CH2 – COOH và C6H12O6
Câu 37: Polipeptit ( - NH – CH2 – CO - )n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
A. axit β –amino propionic
B. glixin
C. alanin
D. axit glutamic
Câu 38: Khi giặt quần áo bằng nilon, len, tơ tằm. ta giặt:
A. Bằng xà phịng có độ kiềm cao

B. Bằng nước nóng.
C. Bằng nước nóng có pha axit
D. Bằng xà phịng có độ kiềm thấp, nước ấm.
Câu 39: Chất nào sau đây có thể trùng hợp thành polime dùng sản xuất cao su ?
A. CH2=C=CH-CH3.
B. CH C-CH2-CH3
C. CH2=C- CH=CH2
D. CH2=C =C- CH3
CH3
CH3
Câu 40: Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay , (4) tơ axetat, (5) nilon-6,6, (6) tơ visco.
Loại tơ có nguồn gốc xenlulozo là:
A. (2), (3), (4), (5).
B. (1), (2), (5), (6).
C. (1), (3), (4), (6).
D. (2), (3), (4), (6).
Câu 41: Poli (vinyl axetat) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp
A. CH2= CHOCOCH3.
B. C6H5-CH=CH2.
C. CH2=CHCl.
D. CH2=CH-COOCH3.
Câu 42: Hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Metyl metacrylat.
B. Axit -aminoenantoic.
C. Caprolactam.
D. Buta-1,3-đien.
Câu 43: Loại cao su nào dưới đây là kết quả của phản ứng đồng trùng hợp ?
A. Cao su BuNa-N.
B. Cao su BuNa.
C. Cao su Clopren.

D. Cao su Isopren.
Câu 44: Hợp chất hoặc cặp hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng ?
A. Phenol và Fomandehit.
B. Buta-1,3-đien và Stiren.
C. Axit ađipic và hexametylenđiamin.
D. Axit -aminocaproic.
Câu 45: Capron ( NH[CH2]5CO )n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng monome có công thức
A. H2N[CH2]5COOH.
B. H2N[CH2]6COOH.
C. H2N[CH2]6 NH2.

CH2 CH2 C=O
D. CH
2
CH2 CH2 N-H

Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org - “Our goal is simple: help you to reach yours”

Trang

“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình”

13


Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình

2017

Câu 46: Cho các chất sau: Xenlulozo (1), PVC (2), amilopectin (3), Nhựa Bakelit (4), Cao su lưu hóa (5), Cao

su isopren (6), PVC (7). Các chất thuộc loại Polime mạch không phân nhánh là:
A. (1), (2), (6), (7).
B. (1), (2), (5), (7).
C. (1), (2), (4), (6).
D. (7), (4), (5), (6).
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 47: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ  X  Y  Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CH2OH và CH3CHO.
B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3.
D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.
Câu 48: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176
đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152.
B. 121 và 114.
C. 121 và 152.
D. 113 và 114.
Câu 49 :Clo hóa PVC thu được polime chứa 63,96 % Cl về khối lượng. trung bình cứ một phân tử clo phản
ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là:
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 50: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế theo sơ đồ.X  Y  Z  PVC. Chất X là
A. etan.
B. butan.
C. metan.
D. propan.
Câu 51: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. stiren; clobezen; isopren; but-1-en.

B. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
C. 1,2-điclopropan; vinyl axetilen; vinyl benzen; toluen.
D. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
Câu 52: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4  C2H2  C2H3Cl  PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên
thì cần V m3 khí thiên nhiên (đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên, hiệu suất
của cả q trình là 50%)
A. 224,0.
B. 448,0.
C. 286,7.
D. 358,4.
Câu 53: Polivinyl clorua được điều chế từ khí thiên nhiên (metan chiếm 95%) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu
suất mỗi giai đọan như sau
15%
95%
90%

 C2H2 

 C2H3Cl 

 PVC
CH4 
3
Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m khí thiên nhiên ( đktc) ?
A.
5589m3
B. 5883m3
C. 2941m3
D. 5880m3
Câu 54: Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp?

A. Tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin.
B. Tơ capron từ axit ε- aminocaproic
C. Tơ nilon - 6,6 từ hexametilenđiamin và axit ađipic.
D. Tơ lapsan từ etilenglicol và axit terephtalic.
Câu 55: Cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Có khoảng bao nhiêu mắc xích isopren có một cầu nối lưu huỳnh
-S-S-?
A. 46.
B. 47.
C. 37.
D. 36.
Câu 56: Đốt cháy hoàn toàn một lượng polietilen, sản phẩm cháy cho lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và
bình 2 đựng dd Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m g, bình 2 có 100 g kết tủa. Giá trị của m là
A. 9.
B. 18.
C. 36.
D. 54
Câu 57 : Tính hệ số polime hóa của PVC, biết phân tử khối trung bình của nó là 250000
A. 2500
B. 3500
C. 4000
D. 5200
Câu 58 : Tên gọi các aminoaxit sinh ra khi thủy phân hoàn toàn peptit sau
H2N – CH2 – CO – NH – CH(CH3) – CO – NH – CH2 – COOH
A. Valin, Alanin
B. Glyxin, Alanin
C. Glyxin, Valin
D. Lysin, Alanin
Câu 59: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit
A. H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH
B. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH

C. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH
D. H2N-CH2-CH2 CONH-CH2-CH2-COOH
Câu 60: Có thể điều chế được bao nhiêu tấn cao su Buna từ 5,8 tấn n-Butan. Hiệu suất của cả quá trình là 60%:
A. 9
B. 3,48
C. 5,4
D. Kết quả khác
Câu 61. Teflon là tên của một polime được dùng làm
A. chất dẻo.
B. tơ tổng hợp.
C. cao su tổng hợp. D. keo dán.
Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh
ĐT: 0979.817.885 – E_mail:

Facebook.com/hoahoc.org (Ngô Xuân Quỳnh)

Trang

14


CHUYÊN ĐỀ: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

Luyện thi & bồi dưỡng kiến thức
mơn Hóa học: Từ lớp 8 đến lớp 12

Câu 62: Polime có cấu trúc mạng khơng gian (mạng lưới) là
A. PVC.
B. nhựa bakelit.
C. PE.

D. amilopectin.
Câu 63: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là
90%)
A. 2,55
B. 2,8
C. 2,52
D.3,6
Câu 64: Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hố của PVC là
A. 12.000
B. 15.000
C. 24.000
D. 25.000
Câu 65: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là
A. 12.000
B. 13.000
C. 15.000
D. 17.000
Câu 66: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176
đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152.
B. 121 và 114.
C. 121 và 152.
D. 113 và 114.
Câu 67: Khi nhiệt phân cao su thiên nhiên ta được monome nào sau đây?
A/ Isopren
B/ Buta-1,3-dien
C/ Butilen
D/ Propilen
Câu 68: Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ monome nào sau đây:
A/ Vinyl clorua

B/ Metyl acrilat
C/ Metyl metacrylat D/ Propilen
Câu 69: Polime nào sau đây khơng chứa nhóm –CO-NHA.nilon-6
B. tơ tằm
C.polipeptit
D.tơ nitron
Câu 70: Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng.
A. Polietilen
B. Poli(vinyl clorua)
C. Caosu isopren. D. Xenlulozơ
Câu 71: Cao su Buna không tham gia phản ứng nào trong số các phản ứng sau:
A. Cộng H2
B. Với Cl2/as
C. Cộng dd brôm
D. Với dung dịch NaOH
Câu 72: Polistiren không tham gia phản ứng nào trong các phản ứng sau:
A. Đepolime hóa
B. Tác dụng với Cl2/as
C.Tác dụng với dung dịch NaOH
D. Tác dụng với Cl2 khi có mặt xúc tác
Câu 73: Cho sơ đồ CH4X Y Z  poli(vinyl ancol). Y là chất nào trong số các chất sau:
A. CH3COOCH=CH2
B.CH3OOC-CH=CH2
C. C2H5OH
D. CH3-COOH
Câu 74: Khối lượng phân tử của một loại tơ capron bằng 16950 đ.v.C, của tơ ênăng bằng 21590đvC. Số mắc
xích trong cơng thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là :
A. 120 và 160 B. 200 và 150
C. 150 và 170.
D. 170 và 180


BÀI TẬP ÔN LUYỆN TỔNG HỢP

Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org - “Our goal is simple: help you to reach yours”

Trang

“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình”

15



×