Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Giải bài tập trang 38 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang - Giải bài tập môn Sinh học lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.24 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Giải bài tập trang 38 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của</b>


<b>ngành ruột khoang</b>



A. Tóm tắt lý thuyết:


I – ĐẶC ĐIỂM CHUNG


Thuỷ tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện của ngành Ruột khoang.
Tuy chúng có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng đều có chung các đặc
điểm về cấu tạo.


II – VAI TRÒ


Với khoảng 10 nghìn lồi, hầu hết ruột khoang sống ở biển. San hơ có số lồi nhiều và số
lượng cá thế lớn hơn cả (khoảng 6 nghìn lồi). Chúng thường tạo thành các đảo và bờ san
hô phân bố ở độ sâu khơng q 50m, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu tới, tạo nên một vùng
biến có màu sắc phong phú và rất giàu các loài động vật khác cùng chung sống. Vùng
biển san hơ vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú của biển nhiệt đới, vừa là nơi có cảnh quan độc
đáo của đại dương. San hơ đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu… là nguyên liệu q để
trang trí và làm đồ trang sức. San hơ đá là một trong các nguồn cung cấp nguyên liệu vơi
cho xây dựng. Hố thạch san hơ là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên
cứu địa chất.


Sứa sen, sứa rơ… là những lồi sứa lớn thường được khai thác làm thức ăn. Người Nhật
Bản gọi sứa là “thịt thuỷ tinh”.


Mặc dù một số loài sứa gây ngứa và độc cho người, đảo ngầm san hô gây cản trở cho
giao thơng đường biển, nhưng chúng có ý nghĩa về sinh thái đối với biến và đại dương, là
tài nguyên thiên nhiên quý giá.


B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 38 Sinh Học lớp 7:



Bài 1: (trang 38 SGK Sinh 7)


Cấu tạo của Ruột khoang sống bám và Ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung?


Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:


– Cơ thể có đối xứng tỏa trịn;


– Thành cơ thể đều có 2 lớp tế bào: lớp ngồi, lớp trong, giữa 2 lớp này là tầng keo;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cặn bã.


Bài 2: (trang 38 SGK Sinh 7)


Em hãy kế tên các đại diện của Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em?


Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:


Ở tất cả các địa phương đều có thủy tức (nước ngọt và nước mặn có). Các vùng gần biển
cịn có thể gặp: sứa, san hô và hải quỳ.


Bài 3: (trang 38 SGK Sinh 7)


Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang phải có
phương tiện gì?


Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:


Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta


cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác
động của các tế bào gai độc, có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.


Bài 4: (trang 38 SGK Sinh 7)


San hơ có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hơ khơng?


Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:


San hô chủ yếu là có lợi. Ấu trùng san hơ trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là
thức ăn của nhiều loại động vật biển.


Vùng biển nước ta rất giàu san hơ (có nhiều loại khác nhau), chúng tạo thành các dạng bờ
viền, bờ chắn, đảo san hô,… là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.


</div>

<!--links-->

×