Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng rau mầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.85 KB, 25 trang )

Trường ĐH Nông Lâm Huế Lớp Cao học trồng trọt 15
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, với việc xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày
càng được cải thiện con người ngày càng muốn nâng cao nhu cầu cuộc sống của
mình, nhất là vấn đề sức khỏe.
Rau mầm là loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng: hạt giống rau được ví
như quả trứng vịt, còn rau mầm được coi như quả trứng vịt lộn, qua đó để thấy giá
trị dinh dưỡng của rau mầm rất cao". Theo các tài liệu khoa học rau mầm có giá trị
dinh dưỡng cao gấp 5 lần rau thường. Rau mầm dễ trồng, không sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, trồng trong môi trường sạch không có mầm bệnh và vi sinh
vật gây hại cho sức khỏe con người, với 30 gam hạt giống rau sẽ cho thu hoạch từ
300-500 gam rau mầm. Ước tính một gia đình thành phố chỉ cần trồng 7-14 khay
rau mầm sẽ có đủ rau sạch ăn luân phiên trong một tuần. Rau mầm là loại rau có
giá trị dinh dưỡng cao (100 gram rau mầm có giá trị dinh dưỡng tương đương với
0,5 kg rau thường - theo Viện Khoa Học Nhà Nước Việt Nam).
Rau mầm chứa nhiều chất xơ, các vitamin E, C, B... phù hợp với mọi lứa
tuổi, đặc biệt trẻ em và người lớn tuổi. Gần đây nhất các nhà khoa học Mỹ đã
chứng minh rằng rau mầm có chứa nhiều chất chống ôxi hoá có tác dụng làm chậm
quá trình lão hoá và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư giúp con người luôn tươi trẻ
và khoẻ mạnh. Rau mầm là loại rau có thể trồng quanh năm, điều kiện chăm sóc rất
dễ, thời gian trồng ngắn (5 - 7 ngày), đa dạng chủng loại (củ cải, rau dền, mồng tơi,
rau muống, các loại đỗ...) rất thích hợp cho những bà nội trợ, người già, người về
hưu ... trồng và chăm sóc. Rau mầm không những đa dạng về chủng loại mà còn có
nhiều mùi vị khác nhau. Mỗi loại mầm đều có thứ vị riêng đặc trưng của từng loại
rau. Một số có vị cay hơi hăng như mầm của các loại cải: Cải củ trắng, Cải củ đỏ…
Một số khác có vị bùi, ngọt đặc trưng như mầm của một số loại đậu, có thể ăn sống,
làm các món cuộn, trộn dầu giấm, xào hoặc nấu canh,…
Điều kiện trồng hoàn toàn đơn giản chỉ cần một không gian nhỏ như góc ban
công, sân thượng, một bệ cửa sổ nhỏ trong bếp, góc cầu thang hoặc hàng hiên trước
nhà..., đồng thời sẽ giúp làm đẹp, tươi mát cho ngôi nhà của bạn.
Sử dụng rau mầm là một xu hướng phát triển ở Việt Nam, vì đây là loại rau


sạch, giàu dinh dưỡng và đậm đà hương vị. Người Việt Nam cũng đã biết sử dụng
rau mầm làm thức ăn hàng ngày từ lâu mà phổ biến là giá sống.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi nghiên cứu chuyên đề: “Tìm hiểu
quy trình kỹ thuật trồng rau mầm”.
Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ Trang 1
Trường ĐH Nông Lâm Huế Lớp Cao học trồng trọt 15
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Dụng cụ và vật liệu trồng rau mầm
2.1.1. Hạt giống
Rau mầm có thể được trồng bằng nhiều loại hạt giống rau khác nhau như: Củ
cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, hạt mè đen, các loại đậu xanh, đậu nành,
đậu đen, đậu cô ve, hoa hướng dương… Nhưng phổ biến nhất hiện nay là củ cải
trắng do dễ trồng và dễ tiêu thụ.
Hình 1: Hạt giống trồng rau mầm (Củ cải trắng)
2.1.2. Khay trồng
Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy điều kiện sẵn có của mỗi địa
phương và mỗi gia đình như khay tre, khay nhựa, khay xốp… Loại khay sử dụng
tiện lợi nhất là khay xốp (loại khay xốp dùng để đựng trái cây được mua từ các vựa
bán trái cây). Khay xốp có nhiều kích thước khác nhau nhưng phổ biến nhất là khay
có kích thước 40 x 50 x 70cm.
Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ Trang 2
Trường ĐH Nông Lâm Huế Lớp Cao học trồng trọt 15
Hình 2: Khay xốp
2.1.3. Dàn kệ
Tùy theo kích thước khay mà đóng kệ có kích thước cho phù hợp. Có thể
đóng kệ bằng gỗ hoặc kệ sắt {loại sắt có lỗ (3 x 5cm) để tiện cho việc lắp ráp}, nên
thiết kế kệ có 4 tầng, khoảng cách giữa các tầng là 40 cm, chiều sâu của kệ là 40
cm vừa đủ để đặt khay rau mầm, khoảng cách giữa tầng đầu tiên và mặt đất là 25 -
30 cm để hạn chế những sinh vật như: Cóc, Chuột, Kiến vào khay.
Hình 3: Kệ gỗ và kệ sắt

2.1.4. Đất trồng (Giá thể)
Là loại đất sạch hữu cơ sinh học, được sản xuất từ 100% thảo mộc tự nhiên
với hỗn hợp các loại thực vật như: xơ dừa, tro trấu, mùn cưa,… đã có đủ hàm lượng
dinh dưỡng nên trong quá trình trồng không cần bổ sung bất kỳ một loại phân bón
nào khác. Hiện tại có 2 loại giá thể trồng rau mầm là đất sạch hữu cơ sinh học, giá
thể hữu cơ từ bụi xơ dừa, chuyên dùng để trồng tất cả các lọai rau mầm.

Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ Trang 3
Trường ĐH Nông Lâm Huế Lớp Cao học trồng trọt 15
Hình 4: Giá thể trồng rau mầm, bình xịt dùng tưới
2.1.5. Khăn giấy
Dùng để lót trên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt, mục đích của việc lót giấy
trên mặt giá thể trước khi gieo để khi thu hoạch rau mầm sẽ không bị dính giá thể
vào rau. Dùng loại khăn giấy "Khăn ăn cao cấp 2 lớp Pulppy" kích thước 33 x
33cm. Ngoài việc dùng khăn giấy lót trên bề mặt giá thể, khăn giấy còn dùng để lót
vào hộp thành phẩm đựng rau mầm.
Hình 5: Khăn giấy trồng rau mầm
2.1.6. Bìa giấy cứng
Dùng để đậy khay trong 1-2 ngày đầu mới gieo hạt.
2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mầm
2.2.1. Chuẩn bị vật liệu và giá thể trồng
- Cho giá thể vào dụng cụ trồng, tưới ẩm đều bằng nước sạch.
- Lấy một ít giá thể đủ ẩm ra khỏi dụng cụ trồng, dành phủ lên mặt hạt sau
khi gieo.
- Tạo bề mặt giá thể cho bằng phẳng.
- Bình tưới phun nhẹ.
- Dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt khay trong 2 ngày.
2.2.2. Ngâm - ủ hạt giống
Hạt giống phải được ngâm ủ trước khi gieo, nước ngâm hạt giống pha theo
công thức 2 sôi - 3 lạnh, lượng nước ngập gấp 2 lần hạt giống, ngâm trong nước ấm

thời gian từ 3 - 6 giờ.
Tuỳ theo loại hạt giống (loại dày vỏ ngâm lâu, mỏng vỏ ngâm ít) sau đó
chúng ta rữa hạt với nước lạnh, trộn đều khi rữa (làm sạch hạt giống). Tiếp theo
chúng ta vớt hạt giống ra, chuẩn bị ủ hạt.
Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ Trang 4
Trường ĐH Nông Lâm Huế Lớp Cao học trồng trọt 15
Kế tiếp chúng ta dùng vải sạch để ủ hạt, trùm kín, đặt bao ủ hạt vào rổ nhựa
để tránh bị đọng nước, đặt rổ nhựa ủ hạt nơi thoáng mát, luôn luôn giữ độ ẩm cho
bao ủ (thường xuyên tưới phun sương vào bao ủ ). Thời gian ủ trung bình 10-12
giờ.
Lưu ý: Kết thúc quá trình ngâm ủ hạt giống, hạt giống đã nứt nanh.
Mục đích của việc ngâm ủ hạt giống:
+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng.
+ Loại bỏ tạp chất, hạt lép còn lẫn trong hạt giống.
+ Tỷ lệ nảy mầm cao và đồng đều.
Hình 6: Hạt giống đã ngâm nước
2.2.3. Gieo hạt
* Chuẩn bị khay trồng:
Cho vào khay một lớp giá thể 3 - 4 cm, dùng tay vò nát những cục lợn cợn
trong giá thể, phả nhẹ cho bằng phẳng, tưới nước cho ướt giá thể. Lót lên bề mặt
khay lớp khăn giấy mỏng để rau không bị dơ trong quá trình thu hoạch.
Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ Trang 5
Trường ĐH Nông Lâm Huế Lớp Cao học trồng trọt 15
Hình 7: Khay chứa giá thể và hạt giống để trồng
* Ủ khay – gieo trồng:
Khay ủ phải ẩm để hạt có điều kiện nãy mầm, sử dụng giấy báo hoặc bìa
cứng đậy lên mặt khay (cho tối hạt giống). Tưới phun sương khi thấy giá thể bị khô
(có thể tưới sáng, trưa, chiều), thời gian ủ khay trung bình là 24h.
Tùy theo giống mà lượng giống cần dùng khác nhau như: Củ cải trắng: 60 -
80g/khay 40 x 50 cm, đậu đỏ: 40-60g/khay 40 x 50 cm.

Lưu ý: Có thể chất chồng các khay lên nhau nhằm mục đích giữ ẩm giảm sự
bốc hơi nước, kích thích sự nảy mầm nhanh hơn.

Khay rau mầm 1 ngày tuổi Khay rau mầm 2 ngày tuổi

Khay rau mầm 3 ngày tuổi Khay rau mầm 4 ngày tuổi
Lưu ý:
Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ Trang 6
Trường ĐH Nông Lâm Huế Lớp Cao học trồng trọt 15
- Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc
nắng nhẹ, tránh mưa trực tiếp.
- Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, tưới phun sương đều trên mặt khay.
2.2.4. Thu hoạch
Sau 5 đến 7 ngày trồng, rau mầm cao 8 - 12cm là thu hoạch.
Khay rau mầm 5 ngày tuổi Thu hoạch
Cách thu hoạch: Dùng kéo hoặc dao (Loại dao dùng để rọc giấy) cắt sát bề
mặt giá thể xếp ngay ngắn vào hộp nhựa trong (Loại hộp đựng được 200g) đưa đi
tiêu thụ hoặc bảo quản trong tủ lạnh.

Rau thành phẩm Hộp rau mầm thành phẩm
Lưu ý: rau sau khi thu hoạch không được rửa, không bảo quản trong ngăn đá
tủ lạnh.
Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ Trang 7
Trường ĐH Nông Lâm Huế Lớp Cao học trồng trọt 15
2.3. Cách sử dụng rau mầm
- Làm rau ghém riêng biệt, hoặc trộn chung với rau thơm, xà lách, dưa chuột,
cà rốt.

Rau mầm trộn Rau mầm xào thịt


Bò cuốn rau mầm Trứng rán với rau mầm
- Ăn sống với tất cả các món ăn.
- Nấu canh thay xà lách xoong.
2.4. Giá vật tư
- Lần đầu: 10.000 – 15.000 đồng/trọn gói/ cho 1.500cm
2
, thu được
400-450g rau mầm.
- Các lần kế tiếp: 7.000 – 8.000đ/1 lần trồng/ cho 1.500cm
2
.
Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ Trang 8
Trường ĐH Nông Lâm Huế Lớp Cao học trồng trọt 15
Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ Trang 9
Trường ĐH Nông Lâm Huế Lớp Cao học trồng trọt 15
PHẦN 3. KẾT LUẬN
Trồng rau mầm tại nhà là một cách giải quyết nhu cầu rau xanh tại chỗ rất
tiện lợi đối với cư dân đô thị. Có thể sử dụng hiên nhà, sân thượng, hành lang, kệ
bếp để trồng rau mầm.
Chỉ cần tranh thủ thời gian ngoài giờ làm việc hàng ngày chăm sóc là đủ và
có rau an toàn tại chỗ để gia đình sử dụng, vừa tươi mới lại vừa ngon.
Ngoài ra trồng rau mầm trong gia đình là một cách thư giãn tuyệt vời cho
bạn sau những giờ làm việc căng thẳng, một liệu pháp giảm stress hiệu quả thông
qua làm vườn. Chỉ sau 2-3 ngày gieo hạt, bạn sẽ được chứng kiến hạt nảy mầm,
mầm cây lớn nhanh (chủ yếu là nhờ những chất dinh dưỡng sẵn có từ hạt), màu
xanh của lá mầm tạo cho bạn cảm giác thú vị và thư giãn.
Do đó, việc sản xuất rau mầm – một loại rau sạch theo tiêu chuẩn “bốn
không”: không đất, không phân hóa học, không thuốc trừ sâu, tăng trưởng và không
dùng nước nhiễm bẩn để tưới cho rau nên sẽ đem lại cho con người nhiều thuận lợi
hơn trong việc lựa chọn nguyên liệu cho bữa ăn hàng ngày.

Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ Trang 10

×