Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Phân tích nhân vật quan Thái y lệnh Phạm Bân trong truyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” - Những bài văn mẫu hay lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.84 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Phân tích nhân vật quan Thái y lệnh Phạm Bân trong truyện</b>
<b>"Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lịng”</b>


BÀI LÀM


Tác giả của ''Nam Ơng mộng lục" là Hồ Nguyên Trừng, hiện còn 28 thiên, mỗi
thiên là một truyện nói về việc cũ của quê hương đất nước mình, kí thác nỗi sầu
xa xứ qua những hồi ức của người đang sống nơi đất khách q người. Có một
số thiên mang yếu tố li kì như những truyền kì, thần thoại. Có một số thiên gần
như những "thi thoại" khá lí thú. Tất cả sự việc, cảnh vật và con người được tác
giả nhớ đến là sự thấp thoáng một số nét về xã hội, lịch sử, văn hóa thời Lý –
Trần.


Thiên thứ 8, nhan đề chữ Hán là “Y thiện dụng tâm” (Thầy thuốc giỏi cốt nhất
ở tấm lòng) kể chuyện Phạm Bân, một thầy thuốc giỏi, qua đó ca ngợi y đức,
kín đáo biểu lộ niềm tự hào về ông cha, tổ tiên mình.


Phạm Bân là cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên Trừng, một thầy thuốc giỏi "có
nghề y gia truyền" giữ chức Thái y lệnh dưới thời Trần Anh Vương
(1293-1314). Một thầy thuốc có địa vị cao sang, lại cịn giàu lịng nhân ái. Ơng khơng
tích của mà tích đức, đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và
tích trữ thóc gạo. Gặp người tật bệnh cơ khổ ơng cho ở nhà mình, cấp cơm
cháo, chữa trị. Ơng khơng "né tránh" máu mủ dầm dề của bệnh nhân. Bệnh
nhân chữa trị "tới khi khỏe mạnh rồi đi", ông không lấy tiền. Trong "Ngư tiều y
thuật vấn đáp", ta cũng bắt gặp một cụ lương y cao đẹp như thế; cụ đã nói:


"Đứa ăn mày cũng trời sinh,


Bệnh cịn cứu đặng, thuốc dành cho khơng".


(Nguyễn Đình Chiểu)


Những năm đói kém dịch bệnh nổi lên, Phạm Bân cịn "dựng thêm nhà" đón
những kẻ "khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở". Ông đã cứu chữa được hơn
ngàn người. Nhà ông đã trở thành một bệnh viện làm phúc. Quan Thái y không
làm giàu mà chỉ làm phúc. Y đức của ông tỏa sáng, cho nên "ngài được người
đương thời trọng vọng". Tác giả nêu lên một số sự việc rất điển hình để làm nổi
bật "y thiện dụng tâm" của Phạm Bân với bao tự hào ngợi ca.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>

<!--links-->

×