Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Phương pháp phân tích nhân vật văn xuôi việt nam trung địa ở trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.36 KB, 95 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HẰNG

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN VẬT
VĂN XI VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
Ở TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

Chun ngành: Lí luận và phương pháp dạy học
bộ môn Văn và Tiếng Việt

Mã số: 601410

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM TUẤN VŨ

VINH - 2011


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HẰNG

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN VẬT


VĂN XI VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH – 2011


3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………..……………………….……………………

1

1. Lí do chọn đề tài…………………………………………....................

1

2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………

1

3. Mục đích nghiên cứu……...………………………………………….

4

4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………

4


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………….

4

6. Đóng góp của luận văn………………………………………………..

5

7. Cấu trúc luận văn………………………………………………………

5

Chương 1: Những vấn đề chung…………………….………………… 6
1.1. Khái niệm ký sự trung đại và truyện truyền kỳ………...…………..

6

1.1.1. Khái niệm kí sự…………………….…………………………….

6

1.1.2. Khái niệm truyện truyền kỳ………………………….…................

9

1.2. Khái niệm nhân vật và phương pháp phân tích nhân vật văn xuôi tự sự .. 11
1.2.1. Khái niệm nhân vật……………………………………..…............ 11
1.2.2.Mục đích, yêu cầu của phân tích nhân vật văn xi tự sự…..…….

14


Chương 2: Phương pháp phân tích nhân vật kí sự trung đại………. 19
2.1.Đặc điểm nhân vật kí sự…………………………….………............. 19
2.1.1.Chất liệu xây dựng………………………….……….……………. 19
2.1.2.Phương thức xây dựng nhân vật……………..……………………

19

2.1.3. Chức năng………………………………….……………………..

20

2.1.4. Khái quát kiểu tính cách nhân vật kí sự………………………….. 21
2.2. Phương pháp phân tích nhân vật………………..………..………… 22
2.2.1. Kết hợp khai thác sự thực lịch sử và hư cấu văn chương………...

22

2.2.2. Kết hợp hình thành nhận thức chân lý lịch sử và cảm xúc thẩm mỹ….. 24
Chương 3: Phương pháp phân tích nhân vật truyện truyền kỳ……. 32
3.1. Đặc điểm của nhân vật truyện truyền kỳ…………………………..

32

3.1.1. Chất liệu xây dựng……………………………………………….. 32
3.1.2. Phương thức xây dựng nhân vật…………………..……………… 33


4
3.1.3. Chức năng………………………………………………………..


37

3.1.4. Khái quát kiểu tính cách nhân vật truyện truyền kỳ……………..

38

3.2. Phương pháp phân tích nhân vật truyện truyền kỳ…………………

39

3.2.1.Kết hợp khai thác giá trị thực và các giá trị kỳ lạ…..……………… 39
3.2.2.Đối sánh nhân vật truyện truyền kỳ với nhân vật cổ tích Việt Nam.. 43
Chương 4: Thiết kế một số bài giảng dạy học tích hợp……..………. 54
4.1. Một số vấn đề của phương pháp dạy học ………………………….

54

4.1.1. Phương pháp dạy học…………………………………………….. 54
4.1.2. Dạy học theo yêu cầu đổi mới……………………………………

55

4.1.3. Dạy học nhân vật truyện truyền kỳ và nhân vật kí sự……………

57

4.2. Thiết kế một số bài giảng …………………..……………………… 59
4.2.1. Giáo án thứ nhất ……………………..…………………………... 59
4.2.2. Giáo án thứ hai …………………………………………………… 72

4.3. Thử nghiệm hiệu quả……………………..………………………… 80
4.3.1. Mục đích thử nghiệm……………….…………………..………… 80
4.3.2. Nội dung thử nghiệm……………………………………............... 81
4.3.3. Địa bàn thử nghiệm………………………………………………. 83
4.3.4. Kết luận rút ra từ thử nghiệm…………………………………….. 83
KẾT LUẬN……………………………………………………………….

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………....................

86


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tác phẩm văn xuôi tự sự không thể thiếu nhân vật. Bằng các nhân
vật nhà văn có thể khái quát hiện thực cuộc sống. Nhà văn sáng tạo nhân vật
để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, về một loại người hoặc cả xã
hội. Trong văn xi tự sự nói chung, nhân vật là nơi thể hiện chủ đề tác phẩm
và lý tưởng thẩm mỹ của tác giả. Bởi vậy, trong việc dạy học tác phẩm văn
xi, phân tích nhân vật là một trong những việc quan trọng nhất.
1.2. Trong văn xuôi mỗi thời đại và mỗi thể loại, nhân vật có những đặc
điểm riêng. Việc phân tích nhân vật phải tuân theo đặc điểm thi pháp của thể
loại và đặt chúng trong hoàn cảnh thời đại mới hiểu được nội dung và những
đặc sắc của nghệ thuật do tác giả sáng tạo.
1.3. Trong văn xuôi từng thời đại, nhân vật ở các loại tác phẩm vừa có
những chức năng phổ biến, vừa có những chức năng riêng. Nhân vật văn học
là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó khơng phải là sự sao chụp

mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm nào đó. Phương thức và
chất liệu xây dựng nhân vật văn xi Việt Nam trung đại vừa có phần tương
đồng vừa có sự khác biệt với nhân vật văn xi hiện đại và văn xi dân gian
Việt Nam nên phải có phương pháp phân tích thích hợp.
1.4. Giải quyết đề tài này để góp phần vào việc dạy và học các tác phẩm
ký sự và truyện truyền kỳ Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn
thêm hiệu quả.
2. Lịch sử vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn trong nhà trường trung học phổ
thông cần phải chú ý đến vấn đề dạy tích hợp có chú ý đến đặc trưng thể loại.
Hiện nay có rất ít tài liệu đề cập đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. Phần lớn
dưới dạng nghiên cứu cụ thể ở từng tác phẩm. Những vấn đề chung về đổi


6
mới giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo viết: “Đổi mới
phương pháp dạy học luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu,
nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình
thức tổ chức dạy học để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc
cả lớp, giữa dạy học ở trong phịng học và ngồi hiện trường; đổi mới môi
trường giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận dụng; đổi mới đánh giá
kết quả học tập của học sinh qua đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, xây
dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp các kiểu đánh giá truyền thống với các
trắc nghiệm khách quan đảm bảo đánh giá khách quan, trung thực mức độ đạt
được mục tiêu giáo dục của từng học sinh” [4, 9-10].
Tác giả Phương Lựu trong cơng trình Lý luận văn học cho rằng:
“Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con
người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng về con người"
[29, 279]. Đây là một ý kiến có ý nghĩa khái quát, có ý nghĩa chỉ đạo cơng
việc của chúng tơi.

Khi bàn về việc phân tích nhân vật truyện truyền kỳ, chúng tơi đi tìm
hiểu một số truyện tài liệu nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục chẳng hạn: Phạm
Văn Thắm (1996), Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kỳ viết
bằng chữ Hán ở Việt Nam thời trung đại, Luận án PTS, Hà Nội; Trần Nho
Thìn: “Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn
học, số 10 năm 2003.
Trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (tập 1, 2, 3), Nguyễn Đăng
Na nghiên cứu theo thể loại. Ở đây, nhà nghiên cứu chỉ ra những vấn đề
chung nhất về sự phát triển của thể loại kí. Nguyễn Đăng Na khẳng định:
“Suốt 10 thế kỷ trung đại, kí ln luôn bám sát hiện thực cuộc sống phản ánh
những vấn đề thẩm mỹ do thời đại đặt ra”. Tác giả có sự phân loại khá mới
mẻ khoa học về truyện và kí, nhấn mạnh sự kết hợp nhiều bút pháp nghệ thuật
trong thể ký. Ơng thấy rõ vị trí quan trọng của Thượng kinh kí sự, xem đây là
“tác phẩm kí nghệ thuật đích thực đầu tiên của văn học Việt Nam. Nó khơng


7
là đỉnh cao, là sự hoàn thiện thể ký thời trung đại mà còn mực thước cho lối
viết ký sau này” [33,435].
Nguyễn Đổng Chi (1958) trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam đề cập
đến hiện tượng “thể kí sự bằng văn xuôi đã bắt đầu xuất hiện và đã có những
tìm tịi riêng về kí sự, tùy bút”. Ơng có những điểm nhìn với những tác giả cụ
thể của tác giả tác phẩm tiêu biểu như Vũ trung tùy bút, Thượng kinh kí sự,…
“về nội dung , hình thức của kí sự, vượt hẳn các loại kí sự đương thời”, đây là
những bức tranh sinh động chân thực của xã hội lúc bấy giờ.
Bên cạnh các cơng trình đi sâu tìm hiểu, thẩm định giá trị thể loại thì đây
cũng là lĩnh vực lý luận văn học được quan tâm. Chúng tơi muốn nói về cuốn
Giáo trình lý luận văn học và Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt
Nam của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử. Tác giả viết: “khác với tạp chí, ký sự
chọn cuộc hành trình với những cuộc gặp gỡ, làm việc. Chẳng hạn như

Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, đây thực sự là một tập ký đầy tính văn
học - thuật việc tả lòng kết hợp chặt chẽ, miêu tả thì quan sát tường minh, tỏ
lịng thì thành thực trung hậu, làm rõ ràng một nhân cách thanh cao, trong
sạch” [52, 331] của nhà Nho. Tác giả cho rằng “nhân vật của Thánh Tông di
thảo và của Truyền kỳ mạn lục đều là những con người rất đỗi bình thường”
[52, 350]. Nhà nghiên cứu đã đề cập đến truyện truyền kỳ và truyện kí sự
dưới góc nhìn thể loại.
Trong giáo trình Văn học Việt Nam trung đại trong nhà trường, Nhà
xuất bản Giáo dục, (2007) của tác giả Phạm Tuấn Vũ giúp cho người đọc
hiểu hơn về phương pháp dạy học văn bản truyện truyền kỳ và kí sự trung
đại Việt Nam.
Ngồi ra, trên Tạp chí văn học, Nghiên cứu văn học và một số tạp chí
khác cũng đề cập đến vấn đề này như bài của Nguyễn Thị Bích Hải: Truyền
thống hiếu kỳ trong tiểu thuyết Trung Quốc (Tạp chí Hán Nơm số 2/2007),
B.L.Riptin: Mấy vấn đề nghiên cứu những nền văn học trung cổ của phương
Đông theo phương pháp loại hình, (Tạp chí Văn học số 2/1994), Vũ Thanh,


8
Những sự biến đổi của yếu tố kỳ và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt
Nam, (Tạp chí Văn học số 6/1994),…
Bởi vậy, luận văn của chúng tôi trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành tựu
khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước mong muốn đi vào tìm hiểu phương
pháp phân tích văn xi trung đại Việt Nam trong nhà trường trung học phổ
thông cả hai thể loại kí sự và truyện truyền kỳ.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Làm rõ đặc điểm của nhân vật kí sự và nhân vật truyền kỳ ở các
phương diện: chất liệu xây dựng, phương thức xây dựng và chức năng của
chúng.
3.2. Trình bày những nội dung cơ bản của mục đích và phương pháp

phân tích nhân vật ở các loại tác phẩm trên trong dạy học Ngữ văn ở trung
học phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học Ngữ văn:
thống kê - phân loại, tổng hợp phân tích, so sánh đối chiếu. Luận văn còn sử
dụng các phương pháp của khoa học giáo dục.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu phương pháp phân tích nhân vật truyện truyền kỳ, kí sự
Việt Nam trung đại là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu phải am
hiểu về thể loại. Ý thức được điều này, chúng tôi giới hạn trong một số
phương diện cơ bản như: các khái niệm về nhân vật, nhân vật truyện truyền
kỳ, nhân vật kí sự; phương pháp phân tích nhân vật truyện truyền kỳ, phương
pháp phân tích nhân vật kí sự. Sau đó chúng tơi trình bày một số giáo án thử
nghiệm.
5.2 Các loại tác phẩm kí sự và truyền kỳ Việt Nam trung đại tương đối đa
dạng, phong phú. Hầu hết các tác phẩm kí sự và truyện truyền kỳ đều viết bằng
chữ Hán nên phải nghiên cứu qua bản dịch, chúng tôi dựa trên tư liệu sau:


9
Nguyễn Dữ: Truyền kỳ mạn lục (Phạm Tú Châu dịch), Nxb Văn học, Hà
Nội, 1999.
Lê Hữu Trác: Thượng kinh kí sự, (Phan Võ dịch và giới thiệu), Nxb Văn
hóa, Hà Nội, 1959.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Kết quả của việc nghiên cứu đề tài này góp phần đưa ra một cái
nhìn hệ thống về phương pháp phân tích nhân vật văn xi trung đại Việt
Nam nói chung và phân tích nhân vật kí sự và truyện truyền kỳ nói riêng.
Luận văn góp phần vào việc phân tích nhân vật theo đặc trưng thể loại của
văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại. Đây là tài liệu tham khảo tốt cho giáo

viên và học sinh trong quá trình dạy học nhân vật văn xuôi trung đại ở
trường phổ thông.
6.2. Luận văn góp phần nhận thức thêm đặc điểm nhân vật kí sự và
truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam ở phương thức, phương tiện xây dựng
và chức năng của chúng.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được trình bày trong 4 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Phương pháp phân tích nhân vật kí sự trung đại
Chương 3. Phương pháp phân tích nhân vật truyện truyền kỳ
Chương 4. Thiết kế một số bài giảng dạy học tích hợp


10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm kí sự trung đại và khái niệm truyện truyền kỳ
1.1.1. Khái niệm kí sự
1.1.1.1. Một số quan niệm về thể kí
So với các thể loại văn học khác, ký là một thể loại văn học ra đời sớm
trong lịch sử văn học nhân loại vì nó là thể loại năng động, linh hoạt nhạy bén
trong việc phản ánh hiện thực. Tác phẩm kí vừa phản ánh được sự thực lịch
sử vừa chuyển tải được nét độc đáo về nghệ thuật.
Theo các nhà nghiên cứu hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về
khái niệm thể loại và đặc trưng của thể kí.
Trong 150 thuật ngữ văn học định nghĩa: “ Kí là tên gọi chung của một
nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học (báo chí,
ghi chép,...), chủ yếu là văn xi tự sự... Kí khác với truyện ở chỗ trong tác
phẩm kí khơng có một xung đột thống nhất, phần triển khai tác phẩm chủ yếu

mang tính miêu thuật” [2, 179].
Hồng Phê trong Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Kí là thể văn tự sự
viết về người thật việc thật có tính chất thời sự, trung thành với mức cao
nhất” [48 ,122 ].
Các tác giả Từ điển thuật ngữ nghiên cứu văn học quan niệm kí là: “loại
hình văn học trung gian nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể là văn
xi tự sự như: Bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, nhật ký,... Kí khơng nằm
trong việc miêu tả q trình hình thành tính cách của các cá nhân trong tương
quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lên thành các vấn
đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của kí. Đối tượng nhận thức
của kí thường là một trạng thái đạo đức, phong hóa xã hội, một trạng thái tồn
tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng. Vì thế, có nhiều tác
phẩm kí rất gần gũi với truyện ngắn” [14, 137-138].


11
Hoàng Ngọc Hiến trong Năm bài giảng về thể loại viết: “Trong nghiên
cứu văn học Việt Nam đương đại, kí là một thuật ngữ được dùng để gọi tên
một thể loại văn học bao trùm nhiều “thể” hoặc “tiểu loại”: Bút kí, hồi kí, du
kí, kí chính luận, phóng sự, ...” [ 15, 5].
Các nhà nghiên cứu cho rằng kí là ghi chép các sự kiện, hoàn cảnh lịch
sử, những biểu hiện của đời sống có thực và cá tính sáng tạo của tác giả. “Với
thể loại kí, từ sự thơi thúc của cuộc sống có thực mà tác giả có nhu cầu được
cơng bố kịp thời những nhận xét, những đánh giá, những ý tưởng... Kí ghi
được rất rõ những nét mang dấu ấn của một sự kiện, một thời kì, của một lớp
người, của một vùng miền” [51, 243].
1.1.1.2. Một số đặc điểm của thể kí
Kí lấy việc tái hiện sự thực khách quan và tính xác thực của đời sống
làm cơ sở. Với thể loại kí, cuộc sống có thể được ghi rõ từng chi tiết, từng sự
kiện để thơng qua đó phản ánh cái hay, cái đẹp và những giá trị, ý nghĩa xã

hội - thẩm mỹ của con người. Theo Lê Quý Đôn, Sử ký của Tư Mã Thiên
hay vì “Tư Mã Thiên... chỉ thấy sự việc thì ghi khơng hề để tâm làm văn”.
Mười ngày rung chuyển thế giới của Giơn Rít được Lênin đánh giả rất cao
vì “đã mơ tả một cách đúng và sinh động lạ thường những sự kiện có một
tầm quan trọng rất lớn để hiểu rõ cách mạng là gì và chun chính vơ sản
là gì” [51, 245]. Để xây dựng thế giới nghệ thuật kí có thể kết hợp nhiều bút
pháp nghệ thuật như trữ tình, khảo cứu, trào phúng,... Có khi các nhà viết kí
có sử dụng yếu tố hư cấu nhưng hư cấu không phải làm nhòa đi diện mạo của
sự thật được phản ánh, mà là biện pháp nhằm làm cho hình tượng cuộc sống
có giá trị hơn sâu rộng và mạnh mẽ hơn. Kí văn học đích thực phản ánh tấm
lịng, vốn sống, tài năng của cái tôi cá nhân nghệ sĩ. Ở tác phẩm kí, nhà văn
tái hiện cuộc sống một cách độc đáo, có tính nghệ thuật. Những tang thương
dâu bể của lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX trong các sáng tác của Lê Hữu
Trác, Phạm Đình Hổ. Bức tranh cuộc sống được dựng lên qua sự quan sát, tìm
tịi, cảm nhận của tác giả. Chính họ là những người trực tiếp tham gia vào thế


12
giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Thể loại kí “bộc lộ rõ lập trường, tư
tưởng, chính kiến của nhà văn” về các sự việc, hiện tượng xảy ra trong cuộc
sống.
Tác phẩm kí là nơi để ngịi bút và xúc cảm của tác giả được thử thách.
Điều đó được thể hiện ở ngơn từ giàu hình ảnh, được gọt dũa bởi cái tơi thẩm
mỹ của nhà văn. Có nhà nghiên cứu cho rằng: “đặc điểm văn học của kí lộ rõ
nhất ở văn phong, ngôn từ nghệ thuật” [3, 179]. Ngôn từ nghệ thuật của ký tái
hiện hiện thực cuộc sống, vừa cụ thể sinh động vừa đậm chất đời thường.
Ngơn từ của kí sự cũng mang đậm tính chất chủ thể, gắn liền với đặc
điểm cá tính sáng tạo của tác giả. Nhà văn luôn là người đối thoại, chứng
kiến, ghi nhớ và ghi chép lại những gì mình quan sát được. Ngơn từ của thể
kí ln có xu hướng dung nạp nhiều hình thức và phong cách sáng tạo. Đây

còn là thể loại rất linh hoạt về giọng điệu.
Kí là thể loại văn học bộ lộ rõ tính tư tưởng, tính khuynh hướng trong
việc tái hiện sự thực đời sống. “Kí cịn là thể loại lưu giữ nhiều tài liệu xác
thực về đời sống và cảm quan nghệ thuật của con người, là nguồn dự trữ tư
liệu tin cậy cho sáng tạo nghệ thuật về sau” [51, 255].
1.1.1.3. Kí sự
Là một tiểu loại của thể kí, kí sự nhằm ghi chép lại một câu chuyện, một
sự kiện tương đối hồn chỉnh. Kí sự thường xuất hiện trong những thời kì lịch
sử có những diễn biến quan trọng. Đây là thể loại ghi lại những sự kiện phát
triển trong một thời gian khá dài, ngồi trục chính cịn có những tuyến nhỏ
ngang dọc đan chéo nhau làm nổi rõ hướng vận động, phát triển của thời
cuộc. Kí sự tơn trọng tính chất khách quan của sự kiện. Tác giả phải biết phát
hiện, chọn lọc để làm nổi lên những điển hình xã hội tiêu biểu, những con
người, sự việc giàu ý nghĩa xã hội và sức khái quát. Tác phẩm Thượng kinh kí
sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tùng kí của Lê Quýnh được đánh giá là những
tác phẩm tiêu biểu cho tiêu loại này. Tác phẩm tái hiện rõ nét và đầy đủ bộ
mặt của thời đại thông qua những bức tranh miêu tả sinh động. Đặc biệt là


13
Thượng kinh kí sự “đánh dấu trình độ kí sự văn học cổ điển Việt Nam đã đạt
đến trình độ cao, có tính chất đột phá sáng tạo, bởi nếu như khơng nhầm thì
chưa thấy tác phẩm tương tự trong văn Trung Quốc, một xứ sở về kí ngắn và
tản văn” [51, 332]. Tóm lại, kí sự là những ghi chép về những sự việc diễn ra
trong cuộc sống gắn với sự thực lịch sử.
1.1.2. Khái niệm truyện truyền kỳ
Truyện truyền kỳ là thể loại của văn học Trung Quốc được du nhập vào
nước ta. Tên gọi thể loại này bắt nguồn từ tên tập truyện nhan đề Truyền kỳ
của Bùi Hình đời Đường. Khâu Chấn Thanh trong Lý luận văn học cổ điển
Trung Quốc viết: “Theo sự khảo chứng của Vương Quốc Duy, cái tên Truyền

kỳ bắt đầu từ đời Đường, thoạt đầu nó chỉ tiểu thuyết đời Đường, đến thời
Tống thì gọi các cung điệu là truyền kỳ. Người Nguyên lại khen ngợi tạp kịch
là truyền kỳ. Đến thời Minh thì coi các tác phẩm hay của hý khúc là truyền
kỳ. Cái tên truyền kỳ từ thời Đường tới thời Minh tuy đã trải qua bốn lần thay
đổi nhưng chưa hề tách rời những tác phẩm có tính chất tự sự như loại tiểu
thuyết, hài kịch vốn vẫn có tình tiết” [55,129-130). Lý Ngư (đời Thanh) nói:
Một số tác phẩm trong lịch sử sở dĩ có thể lưu truyền được là do “tình tiết của
nó khác lạ, độc đáo, chưa được người nhìn thấy và lưu truyền (Nhân kỳ sự
thậm kỳ đặc, vị kinh nhân kiến nhi truyền chi)” và ông kết luận: Không kỳ
không truyền (Phi kỳ bất truyền)” [ 55,130]. Lý Ngư cũng nói rằng, “muốn
đạt tới cái kỳ thì cái kỳ ấy phải xuất phát từ cuộc sống hiện thực, phải hợp với
lôgic sự vật. Kỳ khơng phải là cái hoang đường qi đản. Ơng nói: Phàm viết
truyền kỳ, chỉ có thể nên tìm những cái gì gần gũi ngay trước tai mắt, chứ
khơng nên tìm ở ngồi những cái nghe thấy, nhìn thấy”(phàm tác truyền kỳ,
chỉ đương cầu vu nhĩ mục chi tiền, bất đương sách chư văn kiến chi ngoại)
[55,132].
Ở Việt Nam, khái niệm truyện truyền kỳ được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp
khác nhau. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo
khoa 10 THPT mơn Văn (Nxb Giáo dục) quan niệm: “Truyện truyền kỳ có


14
đặc điểm nổi bật nhân vật thường là người, hoặc thần thánh, ma quái, tinh loài
vật, tiên, phật… Trong các truyện truyền kỳ, thường có sự tham gia của các
yếu tố kỳ lạ, hoang đường trong một cốt truyện sinh hoạt có tính thế sự…
Chính điều này làm tăng thêm tính hấp dẫn của truyện” [trang 101, 102].
Trong Từ điển tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam dùng cho nhà trường các
tác giả viết: “ở thể loại này (truyện truyền kỳ) các tác giả thường mượn các
yếu tố thần linh, ma quái để tái tạo và qua đó gửi gắm cái nhìn và thái độ đối
với hiện thực của thời đại mình”. Một số nhà nghiên cứu văn học nêu thêm

tiêu chí: Vai trị hư cấu của nhà văn ở thể loại này và chỉ xếp vào thể loại
truyện truyền kì những truyện trong đó con người là nhân vật chính chứ
khơng phải là thần linh, ma quỷ.
“Truyền kỳ là một hình thức văn xi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt
nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn
chương bác học, sử dụng những môtip kỳ quái hoang đường, lồng một cốt
truyện có ý nghĩa trần thế, nhằm gợi hứng thú cho người đọc” [ 17,30].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, truyện truyền kỳ là “ thể loại tự sự cổ
điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở đời Đường, tên gọi này cuối đời
Đường mới có. “Kỳ” nghĩa là khơng có thực, nhấn mạnh tính hư cấu. Thoạt
đầu, tiểu thuyết truyền kỳ mơ phỏng truyện chí qi thời Lục triều, sau phát
triển độc lập” [ 14, 342].
Như vậy, dù được hiểu rộng hẹp khác nhau, về thể loại truyện truyền kỳ có
các đặc điểm: hình thức văn xi tự sự và việc tham gia của yếu tố kỳ lạ, tức là
tính chất khác lạ của con người, sự vật, hiện tượng xuất hiện trong truyện.
Truyện truyền kỳ xây dựng những thế giới khác ngoài thế giới hiện sinh của con
người: thượng giới, âm phủ, thủy cung. Ở đó, người ta có thể sống bình thường.
Trong truyện truyền kỳ, con người có thể giao tiếp với thế giới siêu nhiên: tiên,
phật, thánh thần, ma quỷ… Phổ biến nhất là ma quỷ. Đây là yếu tố chi phối các
đặc điểm khác (cốt truyện sinh hoạt có tính thế sự, nhân vật chính là con người,
vai trị hư cấu của nhà văn…) của thể loại truyện truyền kỳ. Sự có mặt tương đối


15
xun suốt của yếu tố “kỳ” và vai trị tích cực của nó đối với vấn đề xây dựng
cốt truyện và xây dựng nhân vật chính là bản chất thẩm mỹ của thể loại truyện
truyền kỳ.
Giải thích từ “kỳ”, Từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên đã
cho “kỳ” là “lạ đến mức làm người ta phải ngạc nhiên”.Tại đây, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm để giải thích yếu tố “kỳ”. Chẳng hạn

như: “kỳ ảo” (kỳ lạ, tựa như có thật mà chỉ có trong tưởng tượng); “kỳ dị”
(khác hẳn với những gì thường thấy đến mức lạ lùng); “kỳ diệu” (có cái gì vừa
rất lạ lùng như khơng cắt nghĩa nổi, vừa làm người ta phải ngợi ca); “kỳ quái”
(đặc biệt lạ lùng, chưa bao giờ thấy); “kỳ quặc” (kỳ lạ tới mức trái hẳn với lẽ
thường, khó hiểu) [ 48, 499]. Nhìn chung yếu tố “kỳ” được hiểu là kỳ lạ, kỳ
diệu, kỳ ảo, kỳ quái... Yếu tố “kỳ” có ý nghĩa đặc biệt nên đã được sử dụng
trong văn chương ngay từ thời xa xưa. Trong văn học Việt Nam, yếu tố kỳ
được sử dụng rất độc đáo và đắc địa qua văn xuôi tự sự thời trung đại. Với
hàng loạt tác phẩm nổi bật, lưu danh như: Thánh Tông di thảo (khuyết danh),
Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm),... đặc biệt là Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ.
Truyện truyền kỳ là một thể loại văn học có diện mạo và tính chất riêng.
Thể loại này thường sử dụng một số thể văn như văn xuôi, văn vần, văn biền
ngẫu, có phương thức diễn đạt riêng như phơ diễn tâm tình (trữ tình), thuật
bày sự việc (tự sự), biện luận lý giải (chính luận). Nó là thể loại văn học có
tính chất lịch sử vừa ổn định vừa tương đối, vừa dần có sự biến đổi để phù
hợp với tư duy văn học [54, 64-65].
1.2. Khái niệm nhân vật. Mục đích, u cầu của việc phân tích nhân
vật văn xi tự sự
1.2.1. Khái niệm nhân vật
Nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ ngay tới con người,
mà con người trong tác phẩm văn học đó chính là nhân vật, vì văn học khơng


16
gì khác hơn ngồi phản ánh con người, con người là đối tượng của văn học.
M. Goocki khẳng định “văn học là khoa học về con người”.
Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật
mang tính ước lệ, đó khơng phải là sự sao chụp đầy đủ mọi biểu hiện của con

người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình. Đó có
thể là những con người được miêu tả cả ngoại hình biểu hiện nội tâm, có tính
cách, tiểu sử như thường thấy ở tác phẩm tự sự, kịch... cũng có thể là những
người thiếu hẳn những đặc điểm vừa nêu, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu,
cái nhìn như nhân vật trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm
nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Nhưng thật ra, khái niệm nhân
vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó khơng chỉ là
con người, những con người có tên hoặc khơng tên, được khắc hoạ sâu đậm
hoặc chỉ xuất hiện thoảng qua trong tác phẩm, mà cịn có thể là những con vật
bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ... ít nhiều mang bóng dáng, tính
cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu
hiện con người. Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ,
không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bẩt trong tác
phẩm - về con người hoặc có liên quan đến con người, chẳng hạn nói nhân
dân là nhân vật chính của Chiến tranh và hồ bình, thời gian là nhân vật
chính trong sáng tác của Sêkhôp,...
Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng nhân vật là “con người cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm,
Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể khơng có tên riêng như thằng bán tơ,
một mụ nào trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ tích, ngụ ngơn, đồng thoại,
thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm nhân vật văn học có khi
được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ
một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân
dân là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền


17
là nhân vật chính trong Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê của Ban-dắc. Nhân vật văn học
là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, khơng thể đồng nhất nó với con
người có thật trong đời sống” [14, 235].

Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con
người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái
quát tính cách của nhân vật của văn học cũng mang tính lịch sử. Trong thời cổ
đại, nhân vật văn học của thần thoại, truyền thuyết thường khái quát năng lực
và sức mạnh của con người. Ứng với xã hội phân chia giai cấp, nhân vật của
truyện cổ tích khái quát những chuẩn mực giá trị đối kháng trong quan hệ
giữa người và người như thiện và ác, thông minh với ngu đần,...
Nhân vật văn học cịn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm
mỹ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật ln gắn bó chặt chẽ với chủ
đề của tác phẩm. Ngồi ra, nhân vật cịn ln gắn liền với cốt truyện. Vì nhân
vật được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và các chi tiết. Đó là
mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật
kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác. Nhờ được miêu tả qua
xung đột, mâu thuẫn, nên nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính
cách được bộc lộ dần trong khơng gian, thời gian, mang tính chất q trình.
Nhân vật là yếu tố khơng thể thiếu trong tác phẩm văn học, bởi nhân vật
chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình
tượng. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một
cá nhân nào đó, về một loại người nào đó. Nhân vật chính là người dẫn dắt
người đọc vào thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định.
Vì vậy, tìm hiểu nhân vật chính là tìm hiểu những tư tưởng, tình cảm và nghệ
thuật sáng tạo của nhà văn.
Tóm lại, "nhân vật văn học là con người cụ thể được thể hiện, miêu tả
trong tác phẩm văn học bằng phương tiện văn học”. Khi miêu tả con người
nhà văn thường chú ý miêu tả cả hai mặt ngoại hình và tính cách, hay hình
thức bên ngồi và nội tâm. Tuỳ thuộc vào ý đồ nghệ thuật mà tác giả chú ý


18
đến mặt nào nhiều hơn. Đối với truyện kí sự và truyện truyền kỳ khi nghiên

cứu nghệ thuật xây dựng hình tượng của tác phẩm, ở đây chúng ta đặc biệt
quan tâm tới việc miêu tả nội tâm và hành động đối thoại của nhân vật.
Phân tích một nhân vật văn học là cơng việc có tầm quan trọng đặc biệt
đối với việc tìm hiểu tác phẩm văn học. Dưới đây chỉ là những nguyên tắc
khái quát mang ý nghĩa phương pháp chung nhất.
“Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật
thành công thường là những sáng tạo độc đáo không lặp lại” [28, 284]. Các
nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều tiêu chí khác nhau để chia nhân vật văn học
thành các loại khác nhau. “Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt
truyện của tác phẩm văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ.
Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn,
nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình và nhân
vật kịch.
Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức
năng (hay mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật lý tưởng”
[14, 203].
Như vậy, dù dựa vào tiêu chí nào đi nữa thì việc phân loại nhân vật chỉ
có ý nghĩa tương đối. Vì “các nhân vật văn học cụ thể trong thực tế văn học
hết sức đa dạng, sự phân chia trên chỉ là làm nhấn mạnh đặc trưng cơ bản,
phục vụ một yêu cầu nghiên cứu nhất định, xuất phát từ một trong nhiều góc
độ tiếp cận các nhân vật văn học” [14, 203]. Cần tránh sự phiến diện khi khảo
sát và phân tích.
1.2.2. Mục đích, u cầu của phân tích nhân vật văn xi tự sự
Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân vật. Nhân vật là nơi
chuyển tải nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác
quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Bởi thế, phân tích nhân
vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá trị hiện thực, giá trị



19
nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Một nhân
vật văn học lớn bao giờ cũng thể hiện số phận, quan niệm nhân sinh độc đáo
và thường điển hình cho một tầng lớp xã hội, một giai cấp, thậm chí một thời
đại nào đó.
Nhân vật trong tác phẩm văn học là con đẻ, là sản phẩm sáng tạo của nhà
văn. Nó là kết quả của một quá trình khám phá, chiêm nghiệm, tổng hợp,
nhào nặn. Do đó, nhân vật mang dấu ấn của cá nhân sáng tạo ra nó. Khơng ít
người cịn đối chiếu máy móc nhân vật với hiện thực lịch sử, với sự thực cuộc
đời để đánh giá đúng, sai, hay, dở mà quên đi một sự thực khác: nhân vật có
thể mang màu sắc “siêu thực”, có thể đi lối riêng theo cách dẫn dắt, theo ý đồ
và bút pháp nghệ thuật của nhà văn. Phân tích nhân vật cịn để nhận ra tài
năng, đặc điểm bút pháp của nhà văn, để thêm thú vị khi thưởng thức một giá
trị thẩm mĩ.
Việc phân tích một nhân vật cần được soi tỏ dưới các ánh sáng trên. Bên
cạnh đó cần khắc phục hai nhược điểm:
Thứ nhất, phân tích nhân vật thành miêu tả, ca ngợi một con người nào
đó ngồi đời (nhất là khi phân tích loại nhân vật chính diện có các phẩm chất,
vẻ đẹp cao q). Q trình phân tích một nhân vật văn học cần gắn với sự cảm
thụ, đánh giá bút pháp nghệ thuật miêu tả của nhà văn. Chữ phân tích ở đây
khơng nên hiểu chỉ là một thao tác nghị luận (chỉ ra các đặc điểm của nhân
vật) mà bao hàm cả sự nhận xét, đánh giá bằng cảm thụ, suy nghĩ của mình.
Thứ hai, phân tích nhân vật chỉ dừng ở cấp độ cụ thể mà không nâng lên
tầm khái quát để rút ra tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Nên nhớ rằng khi
xây dựng một nhân vật (nhất là nhân vật chính) bao giờ nhà văn cũng muốn
gửi gắm qua đó một cách nhìn nhận về xã hội, một quan niệm nhân sinh. Nếu
phân tích nhân vật mà chỉ dừng ở nhân vật nghĩa là chưa ý thức được vị trí
của nhân vật ấy trong chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Cần xác định các phương diện khi phân tích nhân vật. Đó là lai lịch,
ngoại hình, ngơn ngữ, nội tâm, cử chỉ…



20
Lai lịch nhân vật là phương diện đầu tiên góp phần hình thành đặc điểm
tính cách, chi phối con đường đời của nhân vật cũng như mục đầu tiên ta
thường khai trong bản “Sơ yếu lí lịch” là thành phần xuất thân, hồn cảnh gia
đình vậy. Tính cách nhân vật được lí giải một phần bởi thành phần xuất thân,
hồn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt.
Trong văn học, nhà văn miêu tả ngoại hình nhân vật thường với hai mục
đích. Thứ nhất, để cá thể hóa nhân vật, nghĩa là tạo ấn tượng riêng về nhân
vật ấy (không thể lẫn vào các nhân vật khác). Thứ hai, qua vẻ bề ngồi mà
phần nào cho thấy tính cách, bản chất của nhân vật ấy. Một nhà văn có tài
thường chỉ qua một số nét khắc họa chấm phá có thể giúp người đọc hình
dung ra diện mạo cùng bản chất của một nhân vật nào đó. Một nhân vật thành
công bao giờ cũng là “con người này” khác với con người kia, con người nọ,
… Trong phân tích nhân vật, cần qua các chi tiết ngoại hình mà “đọc” đúng
nội tâm, bản chất của đối tượng.
Qua lời ăn tiếng nói, qua cách dùng từ, giọng điệu của một người, chúng
ta có thể nhận ra nghề nghiệp, trình độ học vấn, nhận ra tính cách của con
người ấy. Ngơn ngữ của nhân vật văn học thành công thường được cá thể hóa
cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Nhà văn có tài là người
biết sống với nhiều nhân vật, nắm bắt được nhiều kiểu ngôn ngữ. Ngôn ngữ
ấy, những lời hỏi, lời cảnh cáo cùng cách trả thù ấy chứng tỏ một tính cách
mạnh mẽ, một hành động quyết liệt.
Khi phân tích nhân vật cần quan tâm đến thế giới bên trong với những
cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ… Thế giới bên trong này thường
tương tác với thế giới bên ngồi (mơi trường thiên nhiên, sự biến chuyển của
đời sống xã hội, quan hệ và hành vi của các nhân vật khác xung quanh) đồng
thời cũng có qui luật vận động riêng của nó. Một nghệ sĩ tài năng thường
cũng là một bậc thầy trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí con người. Miêu tả

chân thực, tinh tế đời sống nội tâm nhân vật là chỗ thử thách tài nghệ nhà văn
và cảm nhận, phân tích được một cách kĩ lưỡng, thuyết phục mặt này cũng



×