Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tải Bình giảng bài thơ Tảo giải - Bài văn mẫu lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.51 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Bình giảng bài thơ Tảo giải (Hồ Chí Minh) Ngữ văn 11</b>


<b>Bài làm</b>


Trong bài thơ "Khai quyển", chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
<i>"Ngâm thơ ta vốn khơng ham,</i>
<i>Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây?</i>


<i>Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,</i>
<i>Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do".</i>


Tuy Bác "không ham" làm thơ nhưng những vần thơ được Bác sáng tác trong
chốn ngục tù với mục đích "ngâm ngợi cho khuây" đã trở thành những vần thơ
"thép", gây ấn tượng với bạn đọc bao thế hệ. Nhắc đến tập thơ "Nhật kí trong
tù", chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ "Tảo giải". Tác phẩm này
không chỉ miêu tả cảnh chuyển lao đơn thuần mà nó cịn khắc họa tinh thần lạc
quan của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.


Bài thơ mở ra một khơng gian buổi đêm với bóng tối bao trùm:
<i>"Nhất thứ kê đề dạ vị lan,</i>


<i>Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san".</i>
<i>(Gà gáy một lần đêm chửa tan,</i>
<i>Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn)</i>


Trời còn chưa sáng nhưng người tù đã bị áp giải di chuyển từ nhà lao này đến
nhà lao khác của tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Tiếng gà gáy một lần đã giúp
chúng ta xác định được thời gian Người bị chuyển lao vào khoảng một giờ
sáng, lúc đó mới chỉ quá nửa đêm. Thời khắc con người chìm sâu trong giấc
ngủ thì Bác phải chịu cảnh khổ cực, gió rét. Giữa khơng gian tối tăm như vậy,
tiếng gà gáy vang lên như một sự thân thuộc. Chắc hẳn người chiến sĩ cộng sản


ấy đang nhớ về quê hương, nhớ về nhân dân tha thiết. Tiếng gà vang lên một
lần rồi cũng bị sự tĩnh mịch của màn đêm nhấn chìm. Đặt mình trong hồn
cảnh ấy có ai lại khơng cảm thấy đơn lẻ? Nhưng với tâm hồn ln hướng đến
thiên nhiên, Bác Hồ đã tìm được niềm vui khi có chịm sao và ánh trăng bầu
bạn. Con đường chuyển lao như trở nên gần hơn, khơng gian cũng được mở
rộng lên đỉnh núi và có chút ánh sáng của trăng, sao mang lại. Câu thơ "Quần
tinh ủng nguyệt thướng thu san" tuy chưa được dịch sát nghĩa nhưng cũng
khiến chúng ta phần nào thấy được sự hòa hợp, nâng đỡ cho nhau của trăng và
sao. Dường như chúng muốn vượt khỏi bóng đêm u tối cũng giống như người
tù nhân muốn vượt thoát khỏi cảnh tù đày để đến với tự do.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>"Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,</i>
<i>Nghênh diện thu phong trận trận hàn".</i>


<i>(Người đi cất bước trên đường thẳm</i>
<i>Rát mặt đêm thu trận gió hàn).</i>


Đáng lẽ người tù phải cảm thấy mệt mỏi khi bị giải đi từ rất sớm và phải đối
mặt với sự khắc nghiệt của hoàn cảnh nhưng đối với Bác Hồ thì khác. Người đi
xa khơng trốn tránh gió rét mà lại đối mặt, "nghênh diện" với nó. Người đọc có
thể cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt được thể hiện qua từ "trận trận hàn" để
hình dung được cái lạnh của đêm thu. Nhưng người chiến sĩ kiên cường ấy
khơng hề nao núng trước hồn cảnh. "Nghênh diện" thể hiện một tư thế oai
hùng của người qn tử, ln hiên ngang bền chí đối diện và vượt qua khó
khăn. Ta có thể thấy được sự chủ động và tâm thế làm chủ hoàn cảnh của Bác.
Dù trong gian khổ hay hiểm nguy thì Bác vẫn khơng hề run sợ. Hình ảnh người
"chinh nhân" hiện lên thật bất khuất. Sự kết hợp giữa điệp từ "chinh" và ba
tiếng "trận trận hàn" đã tạo nên âm hưởng trầm hùng cho bài thơ. Bản dịch thơ
chưa lột tả được tư thế chủ động của "chinh nhân" và làm giảm bớt đi sự lạnh
giá của trận gió. Tuy vậy, Bác vẫn hiện lên với ý chí quyết tâm chiến thắng mọi


thử thách trên con đường giải phóng đất nước, mang lại cuộc sống no ấm cho
nhân dân.


Sang khổ thơ thứ II, cảnh vật đã có sự vận động:


<i>"Đơng phương bạch sắc dĩ thành hồng,</i>
<i>U ám tàn dư tảo nhất không.</i>


<i>(Phương đơng màu trắng chuyển sang hồng,</i>
<i>Bóng tối đến tàn, qt sạch không)</i>


"Đông phương" đã được bao trùm bởi một màu hồng tươi mới, sau đêm tối sẽ
là bình minh rực rỡ. Người tù thật tinh tế khi cảm nhận được sự chuyển mình
của vạn vật. Dư âm của bóng tối khơng cịn nữa, sự lạnh lẽo của gió thu được
thay thế bằng hơi ấm của ánh bình minh. Đây cũng là ẩn dụ cho ánh sáng của
cách mạng, của lí tưởng cộng sản. Từ "hồng" mang giá trị biểu đạt lớn. Nó biểu
hiện niềm lạc quan, hi vọng của Bác vào sự chiến thắng của cuộc cách mạng
dân tộc. Chúng ta cũng đã từng bắt gặp từ "hồng" trong bài thơ "Mộ" được coi
là nhãn tự của bài thơ, làm cho khung cảnh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt
của con người tràn đầy sức sống:


<i>"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,</i>
<i>Cô vân mạn mạn độ thiên không.</i>
<i>Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đồng thời màu hồng cũng gợi sự ấm áp lan tỏa khắp khơng gian:
<i>"Nỗn khí bao la tồn vũ trụ"</i>


<i>(Hơi ấm bao la trùm vũ trụ)</i>



Sự lạnh lẽo của màn đêm, sự mỏi mệt của người tù bị áp giải như đã tan biến
hết khi gặp ánh sáng. Nó cũng có sức mạnh giúp con người phấn chấn , khí thế
hơn. Bác đã khơng bận tâm với trói buộc của hiện tại mà hịa mình vào thiên
nhiên, vũ trụ để tận hưởng vẻ đẹp tươi mới đó. Trên con đường chuyển lao mấy
khi có giây phút thảnh thơi như vậy? Hơi ấm đó khơng chỉ khiến thiên nhiên
như được hồi sinh sau đêm tối mà cịn khiến con người cũng có thêm sức sống,
thêm sự lạc quan vào tương lai.


Chính điều ấy đã tạo nên cảm hứng trong tâm hồn Bác:
<i>"Hành nhân thi hứng hốt gia nồng".</i>
<i>(Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng)</i>


Không gian tươi mới đã khiến cảm hứng trong Bác càng dâng cao. Hình tượng
người chiến sĩ đã hịa nhập với con người thi sĩ tạo nên một tâm hồn lãng mạn.
Từ "hành nhân" gợi sự thư thái trong tâm trạng của người chiến sĩ. Là một
người yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên nên Hồ Chí Minh khơng
thể bỏ qua sự biến chuyển của thiên nhiên dù là nhỏ nhất. Hơi ấm bao trùm
tồn vũ trụ, ánh bình minh xua tan đi bóng đêm khiến nguồn thi hứng dào dạt
trong Bác bật lên thành những tiếng thơ trữ tình mà đậm chất "thép". Đây cũng
là đặc điểm độc đáo riêng tạo nên phong cách thơ Hồ Chí Minh. Con người
chiến sĩ và thi sĩ trong Bác đã chiến thắng hoàn cảnh để tạo nên những vần thơ
tuyệt đẹp. Ta cũng đã từng thấy tinh thần lạc quan ấy của Người thể hiện qua
bài thơ "Trên đường":


<i>"Mặc dù bị trói chân tay,</i>


<i>Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng</i>
<i>Vui say, ai cấm ta đừng,</i>


<i>Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu".</i>



Có thể nói, với bài thơ "Tảo giải" bạn đọc vừa cảm nhận được vẻ đẹp cổ điển
cũng như vẻ đẹp hiện đại của tác phẩm. Ngồi ra, ta cịn thấy ngời sáng một
tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tâm thế làm chủ hoàn cảnh của Bác.
Bác đã dùng sự hiên ngang, oai hùng cùng ý chí kiên cường không bỏ cuộc để
đối mặt với mọi gian nan, khắc nghiệt.


<b> Bài làm 2</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cứ, dày đọa và giải lui giải tới khắp
các nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc:


"Quảng Tây giải khắp mười ba huyện,
Mười tám nhà lao đã ở qua"...


"Nhật kí trong tù" biểu hiện một cách cảm động vẻ đẹp của một tâm hồn lớn,
một trí tuệ lớn và một dũng khí lớn của người chiến sĩ vĩ đại trong cảnh tù đày.
Bài thơ "Giải đi sớm" (Tảo giải) rút trong "Nhật kí trong tù" ghi lại một lần
chuyển lao vô cùng gian khổ mà Bác phải nếm trải, qua đó ta thấy hình ảnh
tuyệt đẹp của "ơng tiên trong tù".


Hai câu thơ đầu nói về thời điểm cuộc chuyển lao diễn ra lúc nửa đêm về
sáng:


"Nhất thứ kê đề dạ vị lan".


Tiếng gà gáy một lần, đêm chuyển canh, trời chưa sáng. Tiếng gà gáy, cái âm
thanh dân dã thân thuộc ấy đêm nay lại vang lên nơi đất khách quê người, gợi
lên trong lòng người tù bị giải đi bao nỗi niềm. Câu thứ hai tả cảnh bầu trời một
đêm thu phương Bắc:



"Quần tinh ủng nguyệt thượng thu san".


Trăng sao được nhân hóa: Chịm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu.
Một nét vẽ tạo hình trong trạng thái động của thiên nhiên, làm cho cảnh trăng
sao càng trở nên hữu tình. Trong khổ ải "chinh nhân" khơng cảm thấy cơ đơn,
vẫn ngước mắt nhìn lên bầu trời, hướng về "thu san" để tận hưởng vẻ đẹp của
vũ trụ. Trăng sao như cùng đồng hành với Bác trên chặng đường khổ ải. Đây là
một nét vẽ rất tinh tế mang vẻ đẹp cổ điển: chấm phá cảnh trăng sao, lấy ngoại
cảnh để biểu hiện tâm cảnh của nhân vật trữ tình: nhà thơ - chinh nhân.


Phải có một tình u đời tha thiết, một bản lĩnh phi thường, một hồn thơ dào
dạt tình u thiên nhiên, người tù mới làm chủ hồn cảnh gian khổ, đọa đày để
cảm thụ vẻ đẹp đêm thu. Một nét vẽ, một câu thơ đầy ánh sáng trong một cuộc
đời còn nhiều tăm tối và cay đắng. "Chinh nhân" đang hướng về ánh sáng mà
đi tới:


"Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn"


(Người đi cất bước trên đường thẳm
Rút mặt đêm thu trận gió hàn).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

trận gió thu phương Bắc lạnh lẽo tới tấp thổi vào mặt Bác. Hai câu thơ này, có
nhà phê bình văn học rất thú vị ở chữ "nghênh diện" vì nó gợi tả tư thế hiên
ngang, bất khuất của Bác trên bước đường khổ ải. Cũng có ý kiến khác chú ý
nhiều hơn đến các từ "chinh nhân" - "chinh đồ" ở câu thứ ba và hai chữ "trận"
trong hình ảnh "trận trận hàn" ở câu 4. Bốn tiếng ấy hòa nhịp với nhau tạo nên
âm hưởng trầm hùng. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: "... Nhịp điệu ấy,
âm hưởng ấy khiến cho bài thơ không phải là tiếng hát đi đày mà là hành khúc


trầm hùng".


Phần hai của bài thơ nói về cảnh rạng đơng, cả trời đất bừng sáng trong
khoảnh khắc, bầu trời từ màu trắng (bạch sắc) chuyển sang màu hồng (dĩ thành
hồng). Bao la một màu hồng. Cảnh bình minh hiện lên vơ cùng tráng lệ:


"Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng, u ám tàn dư tảo nhất không!"


Ánh sáng chuyển hóa: "bạch sắc" - "thành hồng", màu sắc tương phản đối
lập: "hồng" / "u ám". Một đêm thu lạnh lẽo đã trôi qua. Thơ viết về rạng đông
đầy màu sắc rạng rỡ. Đúng là "thi trung hữu họa". Sau này, trong bài thơ "Đi
thuyền trên sông Đáy", Bác cũng viết:


"Thuyền về trời đã rạng đông,
Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi".


Một đằng là cảnh rạng đông khi bị lưu đày, một đằng là cảnh rạng đông trên
chiến khu thời kháng chiến, cảnh ngộ tuy khác nhau nhưng đều biểu hiện một
tâm hồn yêu thiên nhiên, một tâm thế lạc quan yêu đời của người chiến sĩ vĩ
đại.


Hai câu cuối toát lên một phong thái, một cốt cách thi sĩ rất đẹp:
"Nỗn khí bao la tồn vũ trụ,


Hành nhân thi hứng hốt gia nồng".


Hơi ấm bao la bao trùm cả vũ trụ lúc rạng đông bỗng chốc hồn thơ của người
đi đường càng thêm đượm nồng. "Chinh nhân" trở thành "hành nhân”. "Bác
như quên hết mọi đau khổ, lồng ấm lên, vui lên cùng vạn vật". “ Thi hứng "
dâng lên: dào dạt trong lòng. Câu thơ tràn đầy xúc cảm. Bác khơng nói đến


"thép" mà vẫn sáng ngời chất thép vì vần thơ đã thể hiện một cách tuyệt đẹp
phong thái ung dung, tâm hồn thư thái lạc quan của người chiến sĩ vĩ đại trong
khổ ải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Tóm lại, "Giải đi sớm" là một bài thơ đặc sắc. Tính nhật kí và hướng nội của
bài thơ rất rõ nét. Cảnh đêm thu gió rét. Con đường đi đày xa lắc. Có sương sa
trên núi thu. Có cảnh bình minh tráng lệ và ấm áp. Và có tâm cảnh: "Hành nhân
thi hứng hốt gia nồng".


Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị quân thù giải đi trong gió rét trên con
đường xa, với tâm thế ung dung, lạc quan và yêu đời... là một hình ảnh đẹp mà
người đọc cảm nhận được qua bài thơ này. Nét vẽ chấm phá về trăng sao, về
rạng đông đã tô đậm chất trữ tình và sắc thái cổ điển của bài thơ"Tảo giải".
Bài thơ "Tảo giải" là bài hát đi đày của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Chân
tay bị xiềng xích mà vẫn ung dung lạc quan. Nó giúp ta khám phá vẻ đẹp tâm
hồn Hồ Chí Minh:


"... Mười bốn trăng tê tái gong cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ hay... cánh hạc ung dung!".


</div>

<!--links-->

×