THI HỌC KÌ 1 – LỚP 10CB
MÔN: VẬT LÝ – THỜI GIAN: 45 phút
Câu 1: Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống. Cho g = 10 m/s
2
. Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất bằng bao
nhiêu?
A. 2,1 s B. 4,5 s C. 9 s D. 3 s
Câu 2: Điều nào sau đây không chính xác khi nói về chuyển động thẳng biến đổi đều ?
A. Gia tốc có độ lớn không thay đổi.
B. Chiều của vectơ gia tốc không thay đổi.
C. Vận tốc không thay đổi theo thời gian.
D. Vectơ gia tốc cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc thì chuyển động nhanh dần đều.
Câu 3: Khi diện tích tiếp xúc tăng gấp đôi thì độ lớn của lực ma sát trượt:
A. Không đồi B. Giảm 2 lần C. Tăng 2 lần D. Tăng 4 lần
Câu 4: Khoảng thời gian để chất điểm chuyển động tròn đều đi hết một vòng quỹ đạo của nó gọi là:
A. Gia tốc hướng tâm B. Chu kì C. Tần số D. Tốc độ góc
Câu 5: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi ôtô
A. Phanh đột ngột B. Đứng yên trên mặt đường dốc
C. Chuyển động đều trên đường dốc D. Chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang.
Câu 6: Một lò xo có độ cứng 24 N/m, để lò xo giãn ra 50 cm thì phải treo một vật có khối lượng bằng
bao nhiêu? (Cho g = 10 m/s
2
)
A.12 kg B.120 kg C.4,8 kg D.1,2 kg
Câu 7: Một con ngựa kéo một chiếc xe có khối lượng 1,2 tấn chạy thẳng đều trên mặt đường nằm
ngang. Biết hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,02. Lấy g = 10m/s
2
. Khi đó lực kéo của
con ngựa là:
A.0,24 N B.24N C.2,4N D.240N
Câu 8: Chuyển động thẳng đều là chuyển động :
A. Có vận tốc không thay đổi theo thời gian.
B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
C. Có quỹ đạo là 1 đường thẳng và vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời
gian bằng nhau bất kì.
D. Có vận tốc trung bình bằng nhau trong những khoảng thời gian bất kì bằng nhau.
Câu 9: Một chiếc xe lửa chuyển động trên đoạn đường thẳng qua điểm A với vận tốc 20m/s, gia tốc
2m/s
2
. Tại B cách A 125m vận tốc xe là:
A. 30m/s B. 20m/s C. 10m/s D. 40m/s
Câu 10: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 21,6km/h thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều
với gia tốc a = 0,5m/s
2
và khi xuống đến chân dốc đạt vận tốc 43,2km/h. Chiều dài dốc là:
A. 6m B. 36m C. 108m D. Một giá trị khác
Câu 11: Cặp lực và phản lực trong định luật III Newton
A. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng phương
B. Không cần phải bằng nhau về độ lớn
C. Phải tác dụng vào hai vật khác nhau
D. Phải tác dụng vào cùng một vật.
Câu 12: Chọn câu đúng:
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật
B. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật
C. Vật không thể chuyển động được nếu không có lực tác dụng vào nó
D. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng lên nó
Câu 13: Để lực hấp dẫn giữa hai vật tăng 3 lần, khoảng cách giữa hai vật phải
A. Tăng
3
lần. B. Giảm 3 lần. C. Tăng 3 lần. D. Giảm
3
lần.
Câu 14: Câu nào đúng? Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.
A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng(về độ lớn) lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
Câu 15: Một ôtô đang chạy với vận tốc có độ lớn 90km/h thì tài xế đạp thắng trong thời gian 5,0 s để
xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2,0 m/s
2
. Vận tốc lúc sau của xe là:
A. 15 m/s B. 10 m/s C. 5,0 m/s D. 25 m/s
Câu 16: Vật chuyển động có gia tốc hướng tâm khi:
A. Vật chuyển động thẳng đều. B.Vật chuyển động rơi tự do.
C. Vật chuyển động tròn đều. D.Vật chuyển động thẳng biến đổi đều.
Câu 17: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động trên quỹ đạo tròn bán kính R = 10cm, tốc độ góc
bằng 3 rad/s, tìm lực hướng tâm tác dụng vào vật.
A. 0,06 N B.0,6 N C.180 N D.1,8 N
Câu 18: Công thức tính quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều là:
A.
0
s at v t= +
B.
2
0
1
2
s v t at= +
C.
0
v v
s
t
−
=
D.
2
1
2
s vt at= +
Câu 19: Hai vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau vì
A.Trọng lượng của chúng khác nhau. B. Gia tốc rơi tự do của chúng khác nhau
C. Lực cản của không khí khác nhau. D. Khối lượng của chúng khác nhau
Câu 20: Một chiếc cano chuyển động ngược dòng với vận tốc 20km/h đối với nước.Vận tốc của nước
đối với bờ sông là 5 km/h. vận tốc của cano đối với bờ sông là
A.25 km/h B.15 km/h C.20km/h D.30km/h
Câu 21: Muốn chất điểm ở trạng thái cân bằng thì:
A. Hợp lực tác dụng vào chất điểm phải gây ra gia tốc
B. Hợp lực tác dụng vào chất điểm phải làm cho nó biến dạng
C. Hợp lực tác dụng vào chất điểm phải khác không
D. Hợp lực tác dụng vào chất điểm phải bằng không.
Câu 22: Cho 2 lực đồng quy có độ lớn F
1
= 30 N, F
2
= 40 N. Độ lớn của hợp lực khi chúng hợp với nhau
góc 90
0
là:
A. 50 N B. 70N C. 10 N D.15N
Câu 23: Bánh xe đạp có bán kính 0,36 m. Xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc 5m/s. Tốc độ dài
và tốc độ góc của một điểm trên vành bánh đối với người ngồi trên xe là:
A. 10 m/s; 3,6 rad/s B. 5 m/s; 13,95 rad/s C. 10 m/s; 1,8 rad/s D. 5 m/s; 13,8 rad/s
Câu 24: Chọn câu đúng. Một quyển sách nằm yên trên bàn, ta có thể nói
A. Quyển sách không chịu tác dụng của bất cứ lực nào. B. Quyển sách chỉ chịu tác dụng của trọng
lực.
C. Quyển sách chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau. D.Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 25: Gọi F là độ lớn của lực, d là cánh tay đòn. Biếu thức moment lực là:
A.
2
.M F d=
B.
.M F d=
C.
F
M
d
=
D.
.M F d=
Câu 26: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm và độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào
đầu kia một lực 1,0N để nén lò xo. Khi đó chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?
A. 2,5cm B. 12,5cm C. 7,5cm D. 9,75cm
Câu 27: Một ôtô có khối lượng 1000kg chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a= 2m/s
2
. Lực kéo
F có động cơ gây ra có độ lớn 2500 N thì lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường là bao nhiêu ?
A. 2000 N B. 1500N C. 1000 N D. 500 N
Câu 28: Điều nào sau đây là đúng khi nói về phép phân tích lực?
A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần có tác dụng giống hệt lực đã
chọn.
B. Phân tích lực làm giống như tổng hợp lực.
C. Phân tích lực không tuân theo quy tắc hình bình hành
D. Tất cả đều đúng.
Câu 29: Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt vì:
A. Diện tích tiếp xúc của vật lăn nhỏ hơn vật trượt. B. Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát
trượt.
C. Áp lực của vật lăn lên mặt tiếp xúc nhỏ hơn vật trượt. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 30: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 4 kg làm vận tốc nó tăng từ 2 m/s lên
10 m/s trong thời gian 1,6 s. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu ?
A. 20 N B. 51,2 N C. 6,4 N D. 30 N