Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

100 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆP VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.32 KB, 10 trang )

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9
1. Vấn đề được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?
A. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “truân chuyên”?
A. Nhàn nhã
B. gian nan
C. nhọc nhằn
D. vất vả
3. Theo tác giả, để có được vốn tri thức sâu rộng về văn hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì?
A. Cả B, C, D đều đúng.
B. Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
C. học tập, tiếp thu có chọn lọc, phê phán.
D. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề.
4. Ý nào nói đúng nhất những phương tiện thể hiện lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Cả B, C, D đều đúng.
B. Nơi ở và làm việc.
C. Cách ăn uống và nơi ở
D. Trang phục và ăn uống
5. Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng phương thức
lập luận nào?
A. Chứng minh C. Bình luận
B. Giải thích D. Phân tích
6. Trong bài viết, tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống của những ai?
A. Các danh nho Việt Nam thời xưa.
B. Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới.
C. Các danh nho Trung Quốc thời xưa.
D. Các vị lãnh đạo của nhà nước ta đương thời.
7. Trong bài viết, để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh, tác giả không sử dụng biện pháp nghệ


thuật nào?
A. Kết hợp giữa kể, bình luận, chứng minh.
B. Sử dụng phép đối lập.
C. Sử dụng phép nói quá.
D. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt.
8. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A.vua C. hiền triết
B. lãnh tụ D. danh nho
9. Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
b. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.
c. Ngựa là loại thú bốn chân.
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm về chất.
10. Vì sao văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác-két được coi là một văn bản
nhật dụng?
A. Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn đặt ra ở mọi thời.
B. Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ, trăn trở về đời sống của tác giả.
C. Vì lời của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.
D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kỳ hấp dẫn.
11. “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác-két được viết theo phương thức nào là chính?
A. Nghị luận C. Thuyết minh
B. Biểu cảm D. Tự sự
12. Vì sao văn bản này được xếp vào kiểu phương thức đó?
A. Vì văn bản có luận điểm, luận cứ và sử dụng các phép lập luận.
B. Vì văn bản sử dụng nhiều từ ngữ và câu biểu cảm.
C. Vì văn bản kể lại diễn biến một câu chuyện theo trình tự thời gian.
D. Vì văn bản sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh kết hợp với tự sự.
13. Bài viết của Gác-xi-a Mác-két có mấy luận điểm chính?
A. Ba C. Một

B. Hai D. Bốn
14. Ý nào nói đúng nhất cách lập luận của Mac-két để người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp của
chiến tranh hạt nhân?
A. Cả B, C, D đều đúng.
B. Đưa ra số liệu đầu đạn hạt nhân.
C. Đưa ra những tính toán lí thuyết.
D. Xác định thời gian cụ thể.
15. Đặc sắc nhất về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn nói về các lĩnh vực y tế, thực
phẩm, giáo dục ...là gì?
A. Kết hợp giải thích và chứng minh.
B. Lập luận giải thích
C. Lập luận chứng minh.
D. Không phải các thao tác trên.
16. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm về chất
C. Phương châm về lượng
D. Phương châm cách thức.
17. Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châmcách thức
C. Phương châm quan hệ
B. Phương châm về chất
D. Phương châm lịch sự.
18. Miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì?
A. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.
B. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.
C. Là cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm.
D. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính lôgic và màu sắc triết lí.
19. “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” do Hội đồng
Bộ trưởng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra. Đúng hay sai?

A. Đúng.
B. Sai
20 Bản tuyên bố này liên quan chủ yếu đến vấn đề nào trong đời sống xã hội của con người?
A. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em
B. Bảo vệ và chăm sóc phụ nữ
C. Bảo vệ môi trường sống
D. Phát triển kinh tế xã hội
21. Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” được
bố cục thành mấy phần chính?
A. Ba C. Bốn
B. Hai D. Năm
22. các nhiệm vụ được đưa ra trong bản tuyên bố được xác định trên những cơ sở nào?
A. Cả B và C đều đúng.
B. Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay.
C. Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay.
D. Cả A và B đều sai.
23. Nên đánh giá như thế nào về các nhiệm vụ đặt ra trong bản tuyên bố này?
A. Cụ thể và toàn diện C. Không có tính khả thi
B. Chưa đầy đủ D. Không phù hợp với thực tế.
24. Những vấn đề nêu ra trong bản tuyên bố trực tiếp liên quan đến bối cảnh thế giới vào thời
điểm nào?
A. Những năm cuối thế kỉ XX.
B. Những năm đầu thế kỉ XX.
C. Những năm giữa thế kỉ XX.
D. Những năm cuối thế kỉ XIX.
25. Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì?
A. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
B. Hiểu rõ nội dung mình định nói.
C. Biết im lặng khi cần thiết.
D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.

26. Trong những câu hỏi sau câu hỏi nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?
A. Nói ở đâu?
B. Có nên nói quá không?
C. Nói khi nào?
D. Nói với ai?
27. “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XVI
B. Thế kỉ XIV
C. Thế kỉ XV
D. Thế kỉ XVII
28. “ruyền kì mạn lục” có nghĩa là gì?
A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay
29. Nhân vật chính của “Chuyện người con gái Nam Xương” là ai?
A. Vũ Nương và Trương Sinh
B. Trương Sinh và Phan Lang
C. Phan Lang và Linh Phi
D. Linh Phi và mẹ Trương Sinh.
30. Bố cục của “Chuyện người con giá Nam Xương” được chia làm mấy phần?
A. Ba C. Bốn
B. Hai D. Năm
31. Nhận định nào nói đúng nhất về nhân vật Trương Sinh trong “Chuyện người con gái Nam
Xương”
A. Cả B, C , D đều đúng.
B. Có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.
C. Có cách xử sự hồ đồ, độc đoán, thô bạo với vợ.
D. Con nhà giàu không có học
32. Theo em những lời bộc bạch của nhân vật trong tác phẩm có góp phần thể hiện tâm lí và tính

cách nhân vật không?
A. Có
B. Không.
33. Ý nào nói đúng nhất giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kì ở cuối tác phẩm?
A. Cả B, C, D đều đúng.
B. Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm.
C. Thể hiện tính bi kịch của tác phẩm.
D. Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ Nương.
34. Nhận định nào nói đúng nhất thành công về mặt nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam
Xương”?
A. Cả B, C, D đều đúng.
B. Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc.
C. Kết hợp tự sự với trữ tình.
D. Xây dựng cốt truyện li kì hấp dẫn.
35. Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?
A. Hai C. Ba
B. Một D. Bốn
36. Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn
bằng cách nào?
A. Trực tiếp.
B. Gián tiếp
37. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào”?
A. Tuỳ bút C. Truyền kì
B. Tiểu thuyết chương hồi D. Truyện ngắn.
38. Thể loại đó có đặc điểm gì nổi bật?
A. Người viết ghi chép tuỳ hứng, tản mạn, không cần hệ thống, kết cấu.
B. Người viết tuân thủ chặt chẽ các quy tắc về hệ thống, kết cấu tác phẩm.
C. Người viết có thể tha hồ tưởng tượng và hư cấu.
D. Người viết phải tuyệt đối trung thành với hiện thực đời sống.
39. Ý nào nói đúng nhất thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh?

A. Cả B, C, D đều đúng.
B. Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi ở Tây Hồ.
C. Chúa sai người thu mua và cướp đoạt những vật quý trong thiên hạ.
D. Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài.
40. Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?
A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.
B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
C. Thân chinh cầm quân ra trận.
D. Sai mở tiệc khao quân.
41. Khi nói về cảnh vua Quang Trung cầm quân ra trận và trực tiếp chiến đấu tác giả chủ yếu
dùng những kiểu câu nào?
A. Câu kể (trần thuật) C. Câu nghi vấn
B. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán.
42. Vì sao các tác giả vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết rất chân thực và hay về
Quang Trung - “kẻ thù” của họ?
A. Vì họ tôn trọng lịch sử C. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh
B. Vì họ có ý thức dân tộc D. Cả A và B đều đúng
43. Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt?
A. Cả B và D đều đúng.
B. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
C. Thay đổi hoà toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ.
D. Tạo từ ngữ mới
44. Trong Tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?
A. Tiếng Hán
B. Tiếng Anh
C. Tiếng Pháp
D. Tiếng La-tinh.
45. Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả “Truyện Kiều”?
A. Cả B, C , D đều đúng.
B. Từng trải, có vốn sống phong phú.

C. Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
D. Có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài văn học.
46. Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của “Truyện Kiều”?
A. Kết hợp cả B và D.
B. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo.
C. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước.
D. Truyện Kiều có giá trị hiện thực.
47. Khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân tác giả không sử dụng biện pháp tu từ nào?
A Liệt kê C. ẩn dụ
B. So sánh D. Nhân hoá
48. Các phép tu từ đã sử dụng nhằm thể hiện vẻ đẹp gì của Thuý Vân?
A Cả A và B đều đúng. C. Gợi sự hoà hợp, êm đềm
B. Quý phái D. Phúc hậu
49. Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thuý Kiều?
A. Trí tuệ và tâm hồn C. Nụ cười và giọng nói
B. Khuôn mặt và hàm răng D. Làn da và mái tóc
50. Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều”?
A. Vẻ đẹp của đôi mắt C. Vẻ đẹp của mái tóc
B. Vẻ đẹp của làn da D. Vẻ đẹp của dáng đi.
51. Có người cho rằng chân dung của Thuý Vân, Thuý Kiều là những chân dung tính cách, số
phận. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
52. Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở
lên sinh động, cần sử dụng kết hợp các yếu tố nào?
A. Miêu tả C. Thuyết minh
B. Biểu cảm D. Nghị luận
53. Nhận định nào nói đúng nhất nội dung đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng Bích”?
A. Cả B, C, D đều đúng.
B. Nói lên nỗi nhờ người yêu và cha mẹ của Kiều.

C. Nói lên tâm trạng buồn bã, lo âu của Kiều.
D. Thể hiện tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
54. Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào?
A. ẩn dụ C. Nhân hoá
B. Hoán dụ D. So sánh
55. Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” được gọi là gì?
A. Thành ngữ C. Hô ngữ
B. Thuật ngữ D. Trạng ngữ.
56. Các từ “sân lai”, “gốc tử” được gọi là gì?
A. Các điển cố C. Các vị ngữ
B. Các định ngữ D. Các chủ ngữ
57. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa thể hiện thời gian xa cách, vừa nói lên được sức mạnh tàn
phá của tự nhiên đối với cảnh vật và con người. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai

×