Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 trường THPT chuyên Thái Nguyên năm 2015 - 2016 - Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.52 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Trường THPT CHUYÊN THÁI</b>
<b>NGUYÊN </b>


<b>ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI</b>
<b>MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11</b>
Ngày thi: 01 tháng 08 năm 2015


Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
<i>(Đề thi gồm 01 trang)</i>


<b>Câu 1 (3,0 điểm)</b>


Nêu những sự kiện chính của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 9-1939 đến
tháng 6-1941 và tác động của chúng đến Việt Nam trong thời gian này.


<b>Câu 2 (2,5 điểm)</b>


Có hay khơng sự đối lập giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào
yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Vì sao?


<b>Câu 3 (3,0 điểm)</b>


Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913).
<b>Câu 4 (3,0 điểm)</b>


Nêu và làm sáng tỏ công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng
Việt Nam. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của cá nhân kiệt xuất trong lịch sử.
<b>Câu 5 (3,0 điểm)</b>


Khái quát và nhận xét về phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam giai đoạn 1926 - 1929.
<b>Câu 6 (2,5 điểm)</b>



Dựa vào bảng dữ liệu sau:


<b>Giai đoạn</b> <b>Hoạt động của tư sản Việt Nam</b>


1919 – 1926 Tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều; cuộc vận động người Việt Nam chỉ
mua hàng của người Việt Nam; đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng
Sài Gịn, độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì; thành lập Đảng Lập hiến…
1927 – 1930 Thành lập Việt Nam Quốc dân đảng; tổ chức ám sát trùm mộ phu người


Pháp; phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái.


1. Nêu mục tiêu và hình thức - phương pháp đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam
trong hai giai đoạn trên.


2. Cho biết kết cục của khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam và nhận xét
về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.


<b>Câu 7 (3,0 điểm)</b>


Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Trình bày và
nhận xét về sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc Đồng
minh tại hội nghị này.


<b></b>
<b>---Hết---Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ĐỀ THI CHÍNH THỨC</b>
<b></b>



<b>---ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI</b>
<b>MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11</b>
<b>ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM</b>
(Đáp án - thang điểm có 04 trang)


<b>Câu</b> <b>Đáp án</b> <b>Điểm</b>


<b>1 </b>
<i><b>(3,0 điểm)</b></i>


<b>Nêu những sự kiện chính của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai từ</b>
<b>tháng 9-1939 đến tháng 6-1941 và tác động của chúng đến Việt Nam</b>
<b>trong thời gian này.</b>


<i>1. Những sự kiện chính của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng </i>
<i>9-1939 đến tháng 6-1941</i>


- Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn cơng Ba Lan. Ngày 3-9-1939, Anh,
Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Đức
đánh chiếm các nước Tây Âu, trong đó có nước Pháp. Tháng 6-1940 tư
sản phản động Pháp đầu hàng Đức. Tháng 6-1941, phát xít Đức tấn cơng
Liên Xơ.


0,5


- Khi chiến tranh nổ ra, quân Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc.
Tháng 9-1940, Nhật vào Đông Dương từng bước biến Đông Dương thành
thuộc địa.


0,5



<i>2. Tác động đến Việt Nam</i>


- Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Pháp tăng cường chính
sách thống trị ở Đơng Dương làm cho mâu thuẫn giữa tồn thể nhân dân
Đông Dương với thực dân Pháp trở nên sâu sắc. Nhiệm vụ giải phóng dân
tộc đặt ra cấp thiết.


0,5


- Trước yêu cầu của lịch sử, tháng 11-1939, Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập, quyết định
giương cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thực hiện chủ trương tạm gác
khẩu hiệu cách mạng ruộng đất… đánh dấu bước chuyển hướng quan
trọng của Đảng.


0,5


- Pháp - Nhật câu kết đàn áp và bóc lột nhân dân Đơng Dương, mâu thuẫn
giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp - Nhật phát triển gay


gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. 0,5
- Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông


Dương (5-1941) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã xác định nhiệm
vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, tiếp tục chủ
trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thành lập Mặt trận Việt
Minh… hoàn chỉnh trương được đề ra tại Hội nghị tháng 11-1939 nhằm
giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc…



0,5


<b>2 </b>
<i><b>(2,5 điểm)</b></i>


<b>Có hay khơng sự đối lập giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải</b>
<b>cách trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Vì sao?</b>
<i>1. Khơng có sự đối lập giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách</i>


<i>trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.</i> 0,5
<i>2. Nguyên nhân</i>


- Cả hai xu hướng bạo động và cải cách đều có chung động cơ là yêu nước,


đều kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. 0,5
<i>- Mục tiêu đấu tranh của hai xu hướng đều là cứu nước, cứu dân, kết hợp</i>


việc giành độc lập dân tộc với xây dựng một xã hội tiến bộ theo hướng tư


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

bản chủ nghĩa.


- Sự xuất hiện của hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào
yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đều dựa trên sự tiếp thu tư tưởng dân


chủ tư sản. 0,5


<i>- Hai xu hướng bạo động và cải cách có thể chuyển hóa, kết hợp với nhau</i>


và cùng tồn tại trong một khuynh hướng cứu nước. 0,5



<b>3</b>
<i><b>(3,0 điểm)</b></i>


<b>Phân tích ngun nhân thất bại của phong trào nơng dân Yên Thế</b>
<b>(1884 - 1913).</b>


Cần phân tích được các ý sau:


- Do tương quan lực lượng chênh lệch giữa nghĩa quân và thực dân Pháp;


Pháp sử dụng nhiều thủ đoạn để đàn áp phong trào… 0,75


- Phong trào nông dân Yên Thế thiếu sự lãnh đạo của một lực lượng xã


hội tiên tiến và hệ tư tưởng tiến bộ dẫn đường… 0,75


- Phong trào có những hạn chế về mục tiêu và chiến thuật… 0,75


- Phong trào mang tính địa phương nhỏ hẹp… 0,75


<b>4</b>
<i><b>(3,0 điểm)</b></i>


<b>Nêu và làm sáng tỏ công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối</b>
<b>với cách mạng Việt Nam. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai</b>
<b>trò của cá nhân kiệt xuất trong lịch sử.</b>


<i>1. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt</i>
<i>Nam là khẳng định con đường giành độc lập tự do của nhân dân Việt</i>



<i>Nam (tìm ra con đường cứu nước mới - con đường cách mạng vô sản)</i> 0,5
<i>2. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định con đường giành độc lập tự do của</i>


<i>nhân dân Việt Nam</i>


- Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo tư tưởng phong kiến, sự
không thành công của phong trào yêu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản
đầu thế kỉ XX do các sĩ phu tiến bộ khởi xướng chứng tỏ sự nghiệp giải
phóng dân tộc Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về
đường lối.


0,25


- Trước yêu cầu của lịch sử, từ năm 1911 Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm
đường cứu nước. Người đã đến nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau
khảo sát các con đường cứu nước…


0,25


<i>- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những</i>
<i>Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, khẳng định muốn</i>
cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường
cách mạng vơ sản.


0,5


- Tháng 12-1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp,
Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành ra nhập Quốc tế Cộng sản và


tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành đảng viên cộng sản. 0,5


- Như vậy, sau khoảng 10 năm tìm đường cứu nước (1911 - 1920),


Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định con
đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vơ sản, mở đường để giải
quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam từ cuối
thế kỉ XIX đến đầu thế kỷ XX.


0,5


<i>3. Suy nghĩ của anh/chị về vai trò của cá nhân kiệt xuất trong lịch sử</i>
Thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau về vai trò của cá nhân
kiệt xuất trong lịch sử song phải làm rõ được hai vai trò sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>quyết định.</i>
<b>5</b>


<i><b>(3,0 điểm)</b></i>


<b>Khái quát và nhận xét về phong trào đấu tranh của công nhân Việt</b>
<b>Nam giai đoạn 1926 - 1929. </b>


<i>1. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam giai đoạn 1926 - 1929</i>


- Trong hai năm 1926 - 1927, đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân. 0,5
- Dưới tác động của phong trào “vơ sản hóa” (1928), phong trào cơng nhân


phát triển mạnh trở thành nịng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. 0,5
- Trong những năm 1928 - 1929 có 40 cuộc đấu tranh của công nhân. Đấu


tranh của công nhân đã nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị, khơng


chỉ giới hạn trong phạm vi một nhà máy, một địa phương, một ngành mà


đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung… 0,5


- Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã đặt
ra yêu cầu cần thành lập một Đảng cộng sản. Yêu cầu đó tác động vào
các tổ chức tiền cộng sản (Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân
Việt cách mạng đảng) làm cho các tổ chức này bị phân hóa, dẫn đến sự
xuất hiện của các tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng (6-1929)
An Nam Cộng sản đảng (8-1929) và Đơng Dương Cộng sản liên đồn
(9/1929)…


0,5


<i>2. Nhận xét</i>


- Phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1926 - 1929 có bước
phát triển mới. Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng giác
ngộ về chính trị, ý thức giai cấp ngày càng rõ rệt, đang đi dần vào cuộc


đấu tranh có tổ chức. 0,5


- Phong trào công nhân đang chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát sang tự


giác, có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước. 0,5
<b>6</b>


<i><b>(2,5 điểm)</b></i>


<b>Nêu mục tiêu và hình thức - phương pháp đấu tranh của giai cấp tư</b>


<b>sản Việt Nam trong hai giai đoạn trên.</b>


<i>a. Về mục tiêu</i>


- Giai đoạn 1919-1926: chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế.


- Giai đoạn 1927-1930: chủ yếu đấu tranh về chính trị, giải phóng dân tộc 1,0
<i>b. Về hình thức - phương pháp đấu tranh</i>


- Giai đoạn 1919-1926: đấu tranh cơng khai, hợp pháp


- Giai đoạn 1927-1930: đấu tranh bí mật, bất hợp pháp, khởi nghĩa vũ trang 1,0
<b>Cho biết kết cục của khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam</b>


<b>và nhận xét về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam</b>
- Kết cục: thất bại.


- Sự thất bại của khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam
chứng tỏ hệ tư tưởng tư sản không đủ khả năng giúp dân tộc Việt Nam
thốt khỏi kiếp nơ lệ, độc lập dân tộc không gắn với chủ nghĩa tư bản.


0,5


<b>7</b>
<i><b>(3,0 điểm)</b></i>


<b>Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập trong bối cảnh lịch sử như thế</b>
<b>nào? Trình bày và nhận xét về sự phân chia khu vực đóng quân và</b>
<b>phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc Đồng minh tại hội nghị này.</b>
<i>1. Hoàn cảnh</i>



- Đầu năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn
cuối, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc
Đồng minh. Đó là: 1- Nhanh chóng đánh bại hồn tồn các nước phát xít;
2 - Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; 3 - Phân chia thành quả chiến
thắng giữa các nước thắng trận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Trong bối cảnh đó, tháng 2-1945 một hội nghị quốc tế được triệu tập tại
Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của nguyên thủ ba nước là Liên Xơ, Mĩ,


Anh. 0,5


<i>2. Trình bày và nhận xét về sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi</i>
<i>ảnh hưởng giữa các cường quốc Đồng minh tại hội nghị Ianta</i>


<i>a. Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các</i>
<i>cường quốc Đồng minh tại hội nghị Ianta</i>


- Ở Châu Âu: quân đội Liên Xơ chiếm đóng miền Đơng nước Đức, Đơng
Béclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng
miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu
thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh
hưởng của Mĩ.


0,5


- Ở Châu Á: Trả lại Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung
quanh, Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin, Liên Xơ chiếm đóng
Bắc Triều Tiên; Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên.
Trừ Trung Quốc, những vùng còn lại ở châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng



của các nước phương Tây. 0,5


<i>b. Nhận xét</i>


- Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các cường
quốc Đồng minh tại Hội nghị Ianta đã tạo ra khuôn khổ của trật tự thế
giới mới, Trật tự hai cực Ianta.


0,5


<b>- Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng tại hội nghị</b>
Ianta chủ yếu là sự phân chia giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ; sự
phân chia này dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng Xô Mĩ, Đông
-Tây.


</div>

<!--links-->

×