Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tải 100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 1) - Để học tốt môn Hóa học lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.16 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>100 câu trắc nghiệm Cacbohiđrat có lời giải chi tiết (Cơ bản - phần 1)</b>
<b>Câu 1: </b>Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có cơng thức
chung là Cn(H2O)n.


B. Cacbohiđrat được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccarit, đisaccarit,
polisaccarit.


C. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất khơng thể thủy phân được.


D. Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai
phân tử monosaccarit.


<b>Đáp án </b>


A sai vì cacbohiđrat có cơng thức chung là Cn(H2O)m. (SGK 12 cơ bản - trang
60)


<b>→ Đáp án A</b>


<b>Câu 2: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?</b>
A. Xenlulozơ.


B. Amilozơ.


C. Saccarozơ.
D. Glucozơ.


<b>Đáp án </b>



Xenlulozơ, amilozơ là polisaccarit.
Glucozơ là monosaccarit.


Saccarozơ là đisaccarit
<b>→ Đáp án C</b>


<b>Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?</b>
A. Glucozơ


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

C. Saccarozơ
D. Xenlulozơ


<b>Đáp án </b>


- Xenlulozơ là polisaccarit


- Saccarozơ là đissaccarit.


- Glucozơ và fructozơ là monosaccrit.
<b>→ Đáp án D</b>


<b>Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?</b>
A. Saccarozơ.


B. Glucozơ.
C. Tinh bột.


D. Xenlulozơ.
<b>Đáp án </b>



- Saccarozơ là đissaccarit.


- Glucozơ là monosaccrit.


- Tinh bột và xenlulozơ là polisaccarit


<b>→ Đáp án B</b>


<b>Câu 5: Chất nào không bị thủy phân?</b>
A. Amilozơ.


B. Glucozơ.
C. Saccarozơ.


D. Xelulozơ.
<b>Đáp án </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>→ Đáp án B</b>


<b>Câu 6: Chất nào sau đây không phải là cacbohiđrat?</b>
A. Triolein.


B. Sacarozơ.


C. Tinh bột.
D. Xenlulozơ.
<b>Đáp án </b>


Triolein là chất béo (triglixerit).
<b>→ Đáp án A</b>



<b>Câu 7: Cacbohiđrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?</b>
A. Glucozơ.


B. Tinh bột.
C. Fructozơ.
D. Saccarozơ.


<b>→ Đáp án D</b>


<b>Câu 8: “Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?</b>
A. glucozơ


B. tinh bột.


C. Fructozơ.
D. saccarozơ.
<b>→ Đáp án D</b>


<b>Câu 9: Chất nào sau đây cịn có tên gọi là đường nho?</b>
A. Tinh bột


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

C. Glucozơ
D. Fructozơ.


<b>→ Đáp án C</b>


<b>Câu 10: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong?</b>
A. Saccarozơ



B. Fructozơ
C. Glucozơ


D. Amilopectin
<b>Đáp án </b>


- Saccarozơ hay cịn gọi là đường mía, đường thốt nốt.


- Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong
các loại cacbohidrat).


- Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây.
- Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bột.


<b>→ Đáp án B</b>


<b>Câu 11: Glucozơ và saccarozơ có đặc điểm chung nào sau đây?</b>
A. Phản ứng thủy phân


B. Đều là monosaccarit.


C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.


<b>Đáp án </b>


- Glucozơ là monosaccarit → khơng có phản ứng thủy phân → Loại đáp án A
- Saccarozơ là đisaccarit → Loại đáp án B


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Glucozơ và saccarozơ đều có tính chất đặc trưng của ancol đa chức → đều


phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành phức đồng có màu xanh lam.


2C6H12O6 (Glucozơ ) + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (phức đồng glucozơ) + 2H2O
2C12H22O11 (Saccarozơ ) + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu (đồng saccarat) + 2H2O


<b>→ Đáp án C</b>


<b>Câu 12: Mô tả nào dưới đây không đúng về glucozơ?</b>
A. Chất rắn, khơng màu, tan trong nước và có vị ngọt.


B. Là hợp chất tạp chức.


C. Cịn có tên gọi là đường mật ong.


D. Có 0,1% về khối lượng trong máu người.
<b>Đáp án </b>


Đường mật ong là fructozơ
<b>→ Đáp án C</b>


<b>Câu 13: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?</b>
A. Tinh bột.


B. Xenlulozơ.


C. Fructozơ.
D. Saccarozơ.


<b>Đáp án </b>



Monosaccarit (glucozơ và fructozơ) không bị thủy phân.
<b>→ Đáp án C</b>


<b>Câu 14: Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường</b>
axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

C. Glucozơ.
D. Saccarozơ.


<b>Đáp án </b>


Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit → X
là monosaccarit (glucozơ hoặc fructozơ).


Fructozơ không làm mất màu dung dịch brom
→ X là glucozơ


HOCH2[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → HOCH2[CHOH]4COOH + 2HBr.
<b>→ Đáp án C</b>


<b>Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?</b>
Saccarozơ và glucozơ đều


A. chứa nhiều nhóm OH ancol.


B. có chứa liên kết glicozit trong phân tử.
C. có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.


D. bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng.
<b>Đáp án </b>



+ Glucozơ khơng có liên kết glicozit → B sai.


+ Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc → C sai.


+ Glucozơ không bị thủy phân trong mơi trường axit khi đun nóng → D sai.
<b>→ Đáp án A</b>


<b>Câu 16: Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ.</b>
Số chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là


A. 2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

D. 3.
<b>Đáp án </b>


Chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là tinh bột, xenlulozơ
→ Có 2 chất


<b>→ Đáp án A</b>


<b>Câu 17: Các chất không tham gia phản ứng thuỷ phân là:</b>
A. Glucozơ, fructozơ.


B. Glucozơ, xenlulozơ.
C. Glucozơ, tinh bột.


D. Glucozơ, mantozơ.
<b>Đáp án </b>



<b>→ Đáp án A</b>


<b>Câu 18: Khi thuỷ phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ ta thu được sản</b>
phẩm là


A. fructozơ
B. glucozơ


C. saccarozơ
D. axit gluconic


<b>Đáp án </b>


(C6H10O5)n (tinh bột hoặc xenlulozơ) + nH2O -to, H+<sub>→ nC6H12O6 (glucozơ)</sub>
<b>→ Đáp án B</b>


<b>Câu 19: Đồng phân của fructozơ là</b>
A. xenlulozơ


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

D. saccarozơ
<b>→ Đáp án B</b>


<b>Câu 20: Glucozơ và fructozơ</b>


A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2


B. đều có nhóm chức CHO trong phân tử.
C. là hai dạng thù hình của cùng một chất.
D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.



<b>Đáp án </b>


Glucozơ: CH2OH[CHOH]4CHO


Fructozơ: CH2OH[CHOH]3-CO-CH2OH


+) Glucozơ và fructozơ đều có chứa các nhóm OH liền kề nhau → đều tạo
được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2 → A đúng


2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O


+) Fructozơ khơng có nhóm chức CHO trong phân tử → B sai


+) Glucozơ và fructozơ là hai chất khác nhau → C sai


+) Trong thực tế glucozơ tồn tại chủ yếu ở hai dạng mạch vòng: α – glucozơ và
β – glucozơ và fructozơ cũng tồn tại chủ yếu ở hai dạng mạch vòng: α –


fructozơ và β – fructozơ → D sai


<b>→ Đáp án A</b>


<b>Câu 21: Glucozơ không phản ứng được với chất nào sau đây?</b>
A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.


B. H2 (xúc tác Ni, to<sub>).</sub>
C. CH3CHO.


D. dung dịch AgNO3/NH3, to<sub>.</sub>
<b>Đáp án </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

+) CH2OH[CHOH]4CHO + H2 -to, Ni<sub>→ CH2OH[CHOH]4CH2OH</sub>
+) CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O -to<sub>→ </sub>
CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3


Glucozơ không phản ứng được CH3CHO


<b>→ Đáp án C</b>


<b>Câu 22: Fructozơ không phản ứng với chất nào trong các chất sau đây?</b>
A. dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.


B. H2 có Ni xúc tác, đun nóng.
C. Nước brom.


D. Cu(OH)2 trong mơi trường kiềm.
<b>Đáp án </b>


+) fructozơ glucozơ⇆


→ fructozơ có phản ứng tráng bạc


CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O -to<sub>→ </sub>
CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3


+) CH2OH[CHOH]3-CO-CH2OH + H2 -to, Ni<sub>→ CH2OH[CHOH]4CH2OH</sub>


+) 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
+) Fructozơ không phản ứng với nước brom



<b>→ Đáp án C</b>


<b>Câu 23: Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa glucozơ và fructozơ thành</b>
một sản phẩm duy nhất?


A. Phản ứng với H2/Ni, to<sub>.</sub>


B. Phản ứng với dung dịch brom.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+) Glucozơ và fructozơ Phản ứng với H2 với xúc tác Ni, to<sub> đều tạo thành sobitol</sub>
(C6H14O6)


CH2OH[CHOH]3-CO-CH2OH + H2 -to, Ni<sub>→ CH2OH[CHOH]4CH2OH</sub>
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 -to, Ni<sub>→ CH2OH[CHOH]4CH2OH</sub>


+) glucozơ phản ứng được với dung dịch brom cịn fructozơ thì khơng → B sai
+) khi phản ứng với Cu(OH)2 là tính chất đặc trưng của ancol đa chức →
glucozơ vẫn cịn nhóm chức CHO, cịn fructozơ vẫn cịn nhóm chức CO →
khơng thể chuyển hóa thành 1 sản phẩm duy nhất → C sai


<b>→ Đáp án A</b>


<b>Câu 24: Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với</b>
nhau qua nguyên tử


A. hiđro.
B. nitơ.
C. cacbon.


D. oxi.


<b>Đáp án </b>


Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua
nguyên tử oxi (SGK lớp 12 cơ bản – trang 27).


<b>→ Đáp án D</b>


<b>Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng?</b>
A. Tinh bột dễ tan trong nước.


B. Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
C. Xenlulozơ tan trong nước Svayde.


D. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
<b>Đáp án </b>


A sai vì tinh bột khơng tan trong nước lạnh và bị trương lên trong nước nóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Câu 26: Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng khơng tạo ra</b>
glucozơ. Chất đó là


A. xenlulozơ.
B. saccarozơ.


C. tinh bột.
D. tristearin.
<b>Đáp án </b>


(C6H10O5)n (tinh bột hoặc xenlulozơ) + nH2O -to, H+<sub>→ nC6H12O6 (glucozơ)</sub>
C12H22O11 (Saccarozơ) + H2O -to, H+<sub>→ C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)</sub>



(CH3[CH2]16COO)3C3H5(Tristearin) + 3H2O 3CH⇆ 3[CH2]16COOH (axit
stearic) + C3H5(OH)3 (glixerol).


<b>→ Đáp án D</b>


<b>Câu 27: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường</b>
để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là


A. glucozơ.
B. saccarozơ.


B. fructozơ.
D. xenlulozơ.


<b>Đáp án </b>
<b>→ Đáp án A</b>


<b>Câu 28: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X</b>
có cấu trúc mạch khơng phân nhánh, khơng xoắn. Thủy phân X trong môi axit,
thu được glucozơ.Tên gọi của X là


A. Fructozơ.
B. Amilopectin.
C. Xenlulozơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Đáp án </b>


Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, mạch không phân nhánh, phân tử
gồm nhiều gốc β – glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài, khi thủy phân


trong môi trường axit thu được glucozơ ( SGK 12 cơ bản - trang 32)


<b>→ Đáp án C</b>


<b>Câu 29: Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc</b>
mạch khơng phân nhánh. Tên gọi của Y là


A. amilopectin.
B. glucozơ.


C. saccarozơ.
D. amilozơ.


<b>Đáp án </b>


Tinh bột có 2 dạng là amilozơ có mạch khơng phân nhánh, amilopectin mạch
phân nhánh (SGK lớp 12 cơ bản – trang 29)


<b>→ Đáp án D</b>


<b>Câu 30: Cacbohiđrat X có đặc điểm:</b>
- Bị phân hủy trong môi trường axit
- Thuộc loại polisaccarit


- Phân tử gồm nhiều gốc β - glucozơ
Cacbohidrat X là:


A. Xenlulozơ.


B. Glucozơ.


C. Tinh bột.


D. Saccarozơ.
<b>Đáp án </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Trong số các chất cịn lại chỉ có xenlulozơ thỏa mãn điều kiện có nhiều gốc β -
glucozơ.


<b>→ Đáp án A</b>


<b>Câu 31: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy</b>
xuất hiện màu


A. vàng.
B. xanh tím.


C. hồng.
D. nâu đỏ.


<b>Đáp án </b>


Tinh bột có cấu tạo mạch dạng xoắn có lỗ rỗng, hấp thụ iot cho màu xanh tím
(SGK lớp 12 cơ bản – trang 31).


<b>→ Đáp án B</b>


<b>Câu 32: Cacbohiđrat chứa đồng thời liên kết α–1,4–glicozit và liên kết α–1,6–</b>
glicozit trong phân tử là


A. tinh bột.



B. xenlulozơ.
C. saccarozơ.


D. fructozơ.
<b>Đáp án </b>


Trong phân tử tinh bột chứa đồng thời liên kết α–1,4–glicozit và liên kết α–
1,6–glicozit (SGK lớp 12 cơ bản - trang 29).


<b>→ Đáp án A</b>


<b>Câu 33: Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ.</b>
Số chất thuộc loại monosaccarit là


A. 2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

C. 3.
D. 1.


<b>Đáp án </b>


Có 2 chất thuộc loại monosaccarit: glucozơ và fructozơ


<b>→ Đáp án A</b>


<b>Câu 34: Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4, đun nóng</b>


A. glucozơ, saccarozơ và fructozơ.


B. fructozơ, saccarozơ và tinh bột.


C. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ.
D. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.


<b>Đáp án </b>


glucozơ và fructozơ không bị thủy phân trong dung dịch H2SO4, đun nóng
→ Loại đáp án A, B, C.


Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.


(C6H10O5)n (tinh bột hoặc xenlulozơ) + nH2O -to, H+<sub>→ nC6H12O6 (glucozơ).</sub>
C12H22O11 (Saccarozơ) + H2O -to, H+<sub>→ C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)</sub>


<b>→ Đáp án D</b>


<b>Câu 35: Chất nào sau đây là polime có cấu trúc mạch phân nhánh:</b>
A. Amilozơ.


B. Xenlulozơ.
C. Saccarozơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Câu 36: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây</b>
xanh. Ở nhiệt độ thường X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím.
Polime X là:


A. Saccarozơ



B. Glicogen
C. Tinh bột
D. Xenlulozơ


<b>Đáp án </b>


Quá trình quang hợp:


6nCO2 + 5nH2O -diep luc, to, asmt<sub> (C6H10O5)n (tinh bột) + 6nCO2</sub>
<b>→ Đáp án C</b>


<b>Câu 37: Phát biểu đúng là</b>


A. Thủy phân tinh bột tạo ra saccarozơ.
B. Xenlulozơ tan tốt trong nước.


C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xt Ni, to<sub>) tạo ra sorbitol.</sub>


<b>Đáp án </b>


A sai vì thủy phân tinh bột tạo ra glucozơ


B sai vì xenlulozơ khơng tan trong nước


C sai vì saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.


D đúng: CH2OH[CHOH]4CHO + H2 -Ni, to<sub>→ CH2OH[CHOH]4CH2OH (sobitol)</sub>


<b>→ Đáp án D</b>



<b>Câu 38: Phát biểu nào dưới đây đúng?</b>
A. Thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

C. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc.


D. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức
CHO.


<b>Đáp án </b>


B sai vì thủy phân tinh bột tạo ra glucozơ


C sai vì xenlulozơ và tinh bột khơng có phản ứng tráng bạc.


D sai vì fructozơ có phản ứng tráng bạc là do trong mơi trường bazơ nó chuyển
thành glucozơ.


<b>→ Đáp án A</b>


<b>Câu 39: Xenlulozơ có cấu tạo mạch khơng phân nhánh, mỗi gốc C</b>6H10O5 có 3
nhóm OH nên có thể viết là


A. [C6H8O2(OH)3]n.
B. [C6H5O2(OH)3]n.
C. [C6H7O2(OH)3]n.


D. [C6H7O3(OH)2]n.
<b>→ Đáp án C</b>



<b>Câu 40: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?</b>
A. Metyl fomat và axit axetic


B. Mantozơ và saccarozơ.
C. Fructozơ và glucozơ.
D. Tinh bột và xenlulozơ.


<b>Đáp án </b>


Metyl fomat và axit axetic có CTPT: C2H4O2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Tinh bột và xenlulozơ đều có CTPT tổng quát là (C6H10O5)n nhưng hệ số n ở
tinh bột và xenlulozơ khác nhau → chúng không phải đồng phân của nhau.


<b>→ Đáp án D</b>


</div>

<!--links-->

×