Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận: Mỗi người một vẻ mặt con người... Cho đến bây giờ mặt vẫn chau - Văn mẫu lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.4 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Các vị La Hán chùa Tây</b>
<b>Phương của Huy Cận: Mỗi người một vẻ mặt con người... Cho đến bây giờ</b>
<b>mặt vẫn chau</b>


<b>Bài làm</b>


Vốn là một nhà thơ trưởng thành từ phong trào Thơ mới, lại sẵn có tấm lịng
gắn bó với đất nước, quê hương, Huy Cận đã nhanh chóng đến với cách mạng,
đem ngịi bút của mình phụng sự cách mạng. Từ một tiếng thơ buồn đau, ảo
não "mang mang thiên cổ sầu" trong tập Lửa thiêng, Huy Cận chào đón cuộc
đời mới bằng những tiếng thơ reo vui niềm lạc quan khỏe khoắn với các tập:
Trời mỗi ngày lại sáng, Bài thơ cuộc đời, Ngôi nhà giữa nắng... Tiếng thơ Huy
Cận giờ đây dào dạt niềm vui ngợi ca hạnh phúc của những con người mới
được đổi đời, ngợi ca công lao của cách mạng. Các vị La hán chùa Tây Phương
chính là tiếng thơ nhiệt thành, sâu sắc và giàu tính nghệ thuật trong cảm hứng
chung đó.


Huy Cận đã có dịp đến chùa Tây Phương từ những năm trước 1945, nhưng bấy
giờ ấn tượng chưa đủ để thành thơ. Sau này, ơng cịn lui tới một đơi lần nữa.
Phải đến khi bất chợt nhìn thấy sự có mặt của 18 vị La Hán tựa như một cuộc
họp vừa ngẫu nhiên, vừa hết sức lạ lùng, thì tứ thơ mới đến với Huy Cận. Cả
bài thơ chính là sự triển khai tứ thơ "Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã" này. Lựa
chọn một đề tài có ý nghĩa tôn giáo, nhà thơ đã mượn đề tài tôn giáo để ca ngợi
công lao đổi đời của Đảng. La Hán vốn là một trạng thái cuối cùng của quá
trình tu hành từ bỏ cuộc đời trần thế để đi vào cõi Niết Bàn. Nhưng tác giả Huy
Cận nhìn thấy ở đó rằng ngay khi đã trở thành La Hán rồi, các vị vẫn giữ
nguyên gương mặt khổ đau, mang những nỗi đau đời sâu sắc. Chính vì thế mà
nhà thơ tưởng tượng ra rằng các vị La Hán này đang ở trong một cuộc họp âm
thầm để tìm một lời giải đáp cho số phận, không chỉ là cho những số phận
riêng, mà cịn là số phận chung của tồn dân tộc. Ngay câu thơ đầu tiên, nhà
thơ đã không coi đó là những pho tượng Phật, mà là những con người sống


động, những kiếp người của cuộc đời.


<i>Mỗi người một vẻ, mặt con người</i>


Câu thơ khơng chỉ muốn nói lên tài năng của các nhà điêu khắc xưa đã đem lại
cho những pho tượng sự sống động sinh động, mà cịn cho rằng đây chính là
dụng ý của các nhà nghệ sĩ thế kỉ XVIII - họ đã chạm khắc nên những gương
mặt người của một thế kỉ đau thương. Cho nên trong câu tiếp theo, ta bắt gặp
sự sống đang diễn ra ngay trong những pho tượng bất động:


<i>Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nguyên những dấu hỏi khơng có lời giải đáp, cho nên Tượng khơng khóc cũng
đổ mồ hơi".


Tứ thơ "cuộc họp lạ lùng" được triển khai kĩ hơn ở khổ thơ tiếp. Nhà thơ mô tả
những dáng điệu của các thành viên thật tội nghiệp và bất lực, tuy bất lực
nhưng vẫn quyết tâm tìm kiếm. Có thể nói đó là những nỗ lực của những con
người đầy tâm huyết. Và cũng chính vì tâm huyết nhưng bế tắc, cho nên mới
sinh ra bi kịch, những bi kịch của lịch sử:


<i>Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau</i>
<i>Quay theo tám hướng hỏi trời sâu.</i>


Tất cả mỗi thành viên đều ra sức tìm kiếm giải pháp cho lịch sử, song đều vơ
vọng, bởi vì họ chỉ biết hỏi "trời sâu". Hai chữ "trời sâu" gợi lên một màn đêm
tăm tối, không tia sáng, không niềm hy vọng. Vì thế mà các vị La Hán đã rơi
vào nỗi tuyệt vọng không tránh khỏi:


<i>Một câu hỏi lớn. Không lời đáp</i>


<i>Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.</i>


Dấu chấm giữa dòng thơ chặt câu thơ ra làm hai. "Một câu hỏi lớn" vang lên
quyết liệt, thúc bách, chờ đợi căng thẳng. Nhưng như thể có một cánh cửa sập
xuống, đẩy câu hỏi vào thế tuyệt vọng. Một dấu chấm thật đắc địa - dấu chấm
mang nhiều nghĩa. Vì rơi vào tình trạng tuyệt vọng, nên trên mỗi gương mặt
của Phật vẫn còn nguyên nỗi hận từ 200 năm trước. Có thể nói rằng đó là
những nỗi hận cao quý bởi đã biết vì cuộc đời, vì dân tộc mà nung nấu.


Cùng một mối đồng cảm với các pho tượng La Hán này, nhà thơ Chế Lan Viên
cũng có lần viết:


<i>Cha ông ta từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời.</i>
<i>Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa</i>


Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời.
<i>Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ</i>
<i>(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng)</i>


Nếu như ở Chế Lan Viên, các pho tượng được nói đến như một hiện tượng thơ
ca mang màu sắc triết luận, thì ở Huy Cận chúng đã được quan tâm như một
mối đồng cảm sâu xa, thấm thía. Tiếng nói của nhà thơ là tiếng nói của một con
người được may mắn sống trong thời đại cách mạng, suy nghĩ về những kiếp
sống ông cha trong thời kì tăm tối nhất của lịch sử dân tộc.


Để làm nên những ý tưởng sâu sắc ấy, nhà thơ đã rất thành công trong việc sử
dụng bút pháp mô tả. Như chúng ta đều biết, các pho tượng vốn là sản phẩm
của một loại hình nghệ thuật điêu khắc, khi chuyển hóa vào trong thơ, sẽ xảy ra
hai khả năng: hoặc làm sống dậy những bức tượng bằng ngôn từ, hoặc làm
nghèo nàn xơ cứng, tầm thường hóa chúng. Nhà thơ đã dùng thủ pháp động


hóa cái tĩnh, tập trung trong việc sử dụng hàng loạt động từ, làm cho sự sống
vận động như nhìn thấy được: cuồn cuộn, cháy, vật vã, đổ mồ hôi, cúi,
nghiêng, ngoảnh, quay, hỏi, chau... Nhờ vậy, nhà thơ đã đem lại cho mỗi pho
tượng một sự sống có linh hồn, biến những khn mặt tượng thành những
khn mặt người. Đây chính là tài năng nghệ thuật của tác giả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>

<!--links-->

×