Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều ở trường bán trú thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 22 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ
và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có
hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về
nghe, nói, đọc, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh;
có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.
Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học trong thời gian
qua còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy cho học sinh có
những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống thường ngày, nhất là việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh. Thế nên việc giáo dục kĩ năng chỉ được mang tính chất lồng
ghép vào các mơn học và chỉ thực hiện đối với cấp học trung học cơ sở.
Những năm gần đây, ngồi vấn đề dạy các mơn văn hóa cơ bản thì giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng đang được các bậc phụ huynh và các
nhà giáo dục chú trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Rèn kĩ năng sống cho
học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng là một mặt giáo dục cần
đặc biệt coi trọng đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục và cũng là địi hỏi
cấp thiết của việc hình thành nhân cách của học sinh. Qua việc rèn kĩ năng sống sẽ
trang bị tri thức, hành vi cho các em. Đồng thời nó định hướng cho học sinh tiểu
học rèn luyện hành vi và thói quen ứng xử tốt. Trong sự phát triển nhân cách của
học sinh, việc rèn luyện kĩ năng sống là đảm bảo cho học sinh có được bản lĩnh rõ
ràng về nhân cách tồn diện. Nếu khơng rèn kĩ năng sống thì khơng những sự ứng
xử trong các tình huống sẽ phức tạp, gặp khó khăn, thậm chí mắc phải sai lầm, mà
việc hình thành nhân cách tồn diện của các em bị hạn chế, phiến diện, việc xây
dựng những thói quen hành vi dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức máy móc, lí trí và
tình cảm khơng thống nhất với nhau: đó là lời nói khơng đi đơi với việc làm dẫn
đến hiện tượng lệch lạc về nhân cách.
Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời
đại ngày nay. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một


cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo
dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: Nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ
năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân... Dù là kĩ năng nào cũng đều rất
quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho các
em.
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục
kỹ năng sống vào trường học bằng cách tích hợp vào các mơn học và hoạt động
ngồi giờ lên lớp. Đây là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân
thiện - học sinh tích cực”. Trên tinh thần đó, bản thân tơi nhận thấy rằng: Chính ở
dưới mái trường, các em học được nhiều điều hay, lẽ phải và nhà trường chính là
1


ngơi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành những hiền tài xây dựng đất
nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng
là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với học sinh tiểu học, đây là
giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năng
sống tốt cho tương lai sau này.
Với vai trò là người giáo viên chủ nhiệm đang cơng tác tại vùng khó, nơi mà
gần như 100% học sinh đều là con em dân tộc Bru-Vân Kiều, (cái ăn cái mặc còn
chưa đủ, điều kiện địa lí xa xơi, cách trở; mơi trường giao tiếp và tiếp xúc với
phương tiện trun thơng cịn nhiều hạn chế) bản thân tôi hết sức băn khoăn và
trăn trở, luôn trăn trở trong đầu câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho
học sinh ? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong
cuộc sống hằng ngày ? Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề
nói trên, bản thân mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho
học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều ở trường bán trú thông qua các mơn học và hoạt
động ngồi giờ lên lớp.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kĩ năng sống nói chung và kỹ năng
xử lý tình huống, kĩ năng ra quyết định nói riêng thơng qua dạy học và giáo dục
các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp ở lớp 5 tại trường đang cơng tác. Từ
đó đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Bru-Vân Kiều nhằm thực
hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 tại trường. Đồng thời tạo
chuyển biến, đạt hiệu quả trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”; đạt được các mục tiêu của giáo dục, đã được định hướng theo bốn
trụ cột: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống cùng nhau và học để làm
người.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5.
Nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 Bru-Vân
Kiều tại trường đang công tác.
Xây dựng và đề ra các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh học sinh
lớp 5 Bru-Vân Kiều tại trường.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đọc các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học và tài liệu liên quan tới giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh
- Phương pháp khảo sát - quan sát thực tế giáo viên và học sinh tại trường.
- Thực hiện phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
* Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong đề tài
sáng kiến kinh nghiệm này. Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp
dụng thực hiện. Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm
thích hợp thì hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
2


PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống: Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực
(positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách
thức của cuộc sống hằng ngày.
Theo UNICEF, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành
hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình
thành thái độ và kĩ năng.
Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ
năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:
- Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê
phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...;
- Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với
căng thẳng, kiểm sốt cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,...;
- Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã
hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể
hiện sự cảm thơng;
- Học để làm (Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm
vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,...
Như vậy, kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc
sống hằng ngày của con người:
+ Nhóm các kĩ năng làm chủ bản thân, bao gồm các kĩ năng sống cụ thể như:
tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng,
tự tin,...
+ Nhóm các kĩ năng ứng xử phù hợp với người xung quanh và xã hội, bao
gồm các kĩ năng sống cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn,
thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thơng, hợp tác,...
+ Nhóm các kĩ năng ứng phó một cách có hiệu quả, bao gồm các kĩ năng
sống cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra
quyết định, giải quyết vấn đề,.

2. HỆ THỐNG KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC
Đối với học sinh Tiểu học việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong học tập và
sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển
nhân cách sau này. Trong đó chú trọng giáo dục hệ thống các kĩ năng sau:
Kĩ năng tự nhận thức
Kĩ năng tư duy phê phán
Kĩ năng xác định giá trị
Kĩ năng tư duy sáng tạo
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
Kĩ năng ra quyết định
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
Kĩ năng kiên định
3


Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng lắng nghe tích cực
Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng
Kĩ năng cảm thông, chia sẻ
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
Kĩ năng hợp tác

Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
Kĩ năng đặt mục tiêu
Kĩ năng quản lí thời gian
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin

Kĩ năng tự phục vụ
Kĩ năng phịng chống tai nạn thương tích

3. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Dù ở thời đại nào, xã hội nào, kỹ năng sống vẫn luôn là bí quyết giúp con
người thích ứng với mơi trường sống, đặc biệt là trong xã hội đương đại, với nhịp
sống quay cuồ ng cùng với sự cạnh tranh khốc liệt. Nhằm giúp học sinh hình thành
ý thức về sự cầ n thiế t phải rèn luyện kỹ năng sống, ngành Giáo dục đang dần dần
chú trọng quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.
Trong đó chú trọng lồng ghép, tích hợp thêm kĩ năng sống vào nội dung các môn
học (đặc biệt là các mơn có nội dung nổi bật về giáo dục nhân cách cho học sinh
như Tiếng Việt, Đạo đức, ... ). Ngoài ra việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
còn được lồng ghép vào hoạt động giáo dục (hoạt động ngồi giờ, hoạt động tập
thể, ngoại khóa,...), dạy các bài học theo chủ đề riêng, sử dụng các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực, ...
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP
5 BRU-VÂN KIỀU Ở TRƯỜNG BÁN TRÚ THÔNG QUA CÁC MƠN HỌC VÀ
HOẠT ĐỘNG NGỒI GIỜ LÊN LỚP
Nhà trường được xây dựng trên địa bàn khu vực miền núi biên giới, nơi có
vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội, quốc phịng, an
ninh, có nền văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào người Bru-Vân Kiều. Nhiều
nét văn hóa đặc sắc mang đậm tính dân tộc cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy
nhưng vẫn cịn khơng ít những hủ tục lạc hậu cần loại bỏ (cúng bái khi ốm đau, bố
mẹ đi rừng dài ngày để con tự chăm sóc lẫn nhau, ít có thói quen mắc màn khi
ngủ, gấp chăn màn sau khi ngủ dậy…). Xuất phát từ những điều kiện trên mà lối
sống cũng có những nét riêng biệt. Đây chính là những yếu tố ảnh hưởng tới quá
trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói
riêng ở nhà trường hiện nay.
1. Thuận lợi:
Qua q trình cơng tác tôi nhận thấy thời gian qua việc thực hiện giáo dục kỹ

năng sống đã được nhà trường rất quan tâm thông qua việc thường xuyên tổ chức
nhiều hoạt động trong và ngồi giờ lên lớp, giúp hình thành những thói quen tốt
cho học sinh…
Giáo viên đã được tahm gia tập huấn tại Phòng Giáo dục về các địa chỉ, các
bài phải tích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
Đại đa số giáo viên đều đã nhận thức được ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.
4


Trường hoạt động theo mơ hình bán trú nên các em được học tập, ăn ở, sinh
hoạt tại trường và khu nội trú nên ít nhiều được giáo viên uốn nắn, chỉnh sửa, chỉ
bảo cho các em một số kĩ năng cơ bản, các em ngày dần tiến bộ.
2. Khó khăn:
- Đối với HS: Quan sát một số học sinh trong q trình học tập và hoạt động
giáo dục, tơi nhận thấy tính tự chủ của học sinh chưa cao, phần lớn học sinh thiếu
tự tin, nhút nhát, rụt rè trước những vấn đề mới hay phải đợi giáo viên gợi ý, chỉ
định các em mới dám thực hiện. Nguyên nhân do bản tính học sinh dân tộc là nhút
nhát, mơi trường sống chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình và làng bản, điều kiện xa
xơi, vùng biên giới nên các em ít được tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền
thơng như truyền hình, đài báo, internet, mơi trường giao tiếp đồng bằng… dẫn đến
thiếu kỹ năng sống, đồng thời trong các giờ học giáo viên lại thiếu quan tâm đến
việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Các em hay “nói trước quên sau” và chưa có khả năng vận dụng những điều
đã học áp dụng vào thực tế, với học sinh lớp 5 – lớp cuối cấp, các em rất hiếu
động, có nhu cầu hỏi đáp, không muốn bị áp đặt.
- Đối với GV: Việc rèn kĩ năng sống cho các em của nhiều giáo viên cịn
nhiều hạn chế, chưa có nét chuyển biến. Ngun do chính là trong tư tưởng giáo
viên chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, giáo viên chưa nhận thức được tầm quan
trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình đang giảng dạy mà chỉ ln

chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt…
Cơng tác chủ nhiệm lớp ở trong nhà trường đôi lúc chưa được quan tâm đúng
mức. Giáo viên mỗi người hiểu, tiếp cận và thực hiện một cách khác nhau. Nhiều
giáo viên vẫn coi nhẹ cơng tác chủ nhiệm lớp từ đó cũng coi nhẹ việc rèn kĩ năng
sống cho học sinh.
- Đối với phụ huynh: bố mẹ luôn đi rừng làm rẫy trong một thời gian dài,
không ai định hướng, chỉ bảo cho các em phải làm thế nào trong từng tình huống
cụ thể của cuộc sống.
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG QUAN TRỌNG CỦA HỌC
SINH LỚP 5 TẠI TRƯỜNG VÀO ĐẦU NĂM HỌC
(Khảo sát trên 42 học sinh khối 5 của trường)
Các kĩ năng
Rất tốt
Tốt
Chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
Kĩ năng thể hiện sự tự tin
6
14.3
13
30.1
23
54.8
Kĩ năng giao tiếp
7

16.7
14
33.3
21
50.0
Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng
7
16.7
11
26.2
24
57.1
Kĩ năng hợp tác
5
11.9
12
11.9
15
35.7
Kĩ năng tự giải quyết vấn đề
6
14.3
8
19.1
28
66.7
Kĩ năng đặt mục tiêu
5
11.9
7

16.7
30
71.4
Kĩ năng tự phục vụ
12
28.6
19
45.2
11
26.2
Kĩ năng phịng chống tai nạn
8
19.1
11
26.2
23
54.8
thương tích
5


Qua điều tra cho thấy kĩ năng như tự phục vụ ở các em hầu hết rất tốt vì phụ
huynh thương xuyên xa nhà làm nương rẫy, các em phải tự phục vụ mình ngay từ
nhỏ. Tuy nhiên các kĩ năng cịn hạn chế vì điều kiện đặc thù vùng miền lại như:
tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đơng được các thầy cơ giáo tích cực
hình thành và củng cố nhưng chưa thể hiện được nhiều. Vẫn xuất hiện tình trạng
lười hoạt động, trốn học, nghỉ học khơng có lý do, nói tục, chửi bậy vẫn xảy ra.
Mặt khác, các em ít có khả năng chủ động phân tích, lĩnh hội tiếp thu, ứng xử
trong từng tình huống cụ thể của bài học hay từng hoạt động ngồi giờ lên lớp. Một
số học sinh có khả năng bơi lội và phịng chống tại nạn, thương tích tuy nhiên điều

này chỉ theo bản năng mà thiếu tính khoa học và hệ thống.
III. BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5 BRU-VÂN
KIỀU Ở TRƯỜNG BÁN TRÚ THƠNG QUA CÁC MƠN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG
NGỒI GIỜ LÊN LỚP
Giáo dục kỹ năng sống cho đối tượng học sinh dân tộc bị tác động của những
yếu tố vùng miền và con người trong mơi trường giáo dục đang địi hỏi cần có sự
cố gắng, sự quan tâm hơn nữa để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài những giải
pháp có tính cụ thể, sự đầu tư, thay đổi nhận thức... cịn là những biện pháp giáo
dục ngay chính trong các mơn học chính khóa và ngoại khóa. Giáo dục kĩ năng
sống cần bắt đầu từ nhỏ, từ từng hành vi cá nhân đơn giản nhất, theo đó hình thành
tính cách và nhân cách. Trên cơ sở thực trạng đã trình bày ở trên, bản thân tơi
mạnh dạn thực hiện một số biện pháp trong các hoạt động giáo dục nhằm giáo dục
kỹ năng sống cho đối tượng học sinh lớp 5 dân tộc Bru-Vân Kiều như sau:
Biện pháp 1. Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
Qua thực tế cho ta thấy một bộ phận không nhỏ học sinh càng lớn lên đạo đức
càng đi xuống. Biểu hiện ở chỗ thiếu tôn trọng thầy cô, coi thường kỉ luật của nhà
trường, sống không lành mạnh, xa rời chuẩn mực đạo đức của dân tộc Việt Nam,
gian lận trong học tập và thi cử....Đó là những biểu hiện đáng lo ngại. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng một nguyên nhân được coi là nguồn
gốc sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh thông qua các môn học là một nội dung thiết yếu mà bất cứ nhà trường nào
cũng phải quan tâm đến. Thông qua nội dung bài học, cách tổ chức các hoạt động
dạy học giáo viên hình thành và xây dựng cho các em các kĩ năng sống như: quan
sát, nhận xét, giao tiếp, phân tích, ....Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được
thực hiện thông qua dạy học các môn học nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp
thêm kinh nghiệm sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục một cách
quá tải, mà theo một cách tiếp cận mới: đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh thực hành, trải nghiệm kĩ
năng sống trong quá trình học tập. Từ đó lồng ghép một cách nhẹ nhàng những
kinh nghiệm sống vào bài học đến từng đối tượng học sinh. Trong quá trình dạy

lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học cần phải khơi gợi và
phát huy sự tham gia của các em bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên. Tuyệt đối
không nên áp dụng ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của giáo viên. Tuyệt đối không
6


được phê bình hay đánh giá khi các em làm gì đó chưa tốt. Bởi nếu vậy sẽ làm mất
sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng bạn bè vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể
hiện mình. Chun gia tâm lí học người Nga Dorothy Holte đã nói: “Nếu trẻ sống
với sự phê bình, thì trẻ sẽ học cách chỉ trích”. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh có hiệu quả, bản thân tơi đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất
là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; Kĩ thuật... để những giờ học sao
cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
Trong chương trình lớp 5, ở mơn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục
kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội như: Viết thư; điền vào
giấy tờ in sẵn; giới thiệu địa phương; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia,...
được lồng ghép cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Bản thân tơi khi dạy chỉ gợi
mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hồn tồn khơng gị bó áp đặt. Bên
cạnh đó, nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói,
nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một
số kĩ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, thư, tóm tắt tin tức,… hoặc cung cấp
những câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kĩ năng
sống. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua
môn tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: Thực hành giao tiếp, trò
chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt
động nhóm, phương pháp hỏi đáp,… Thơng qua các hoạt động học tập, được phát
huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,… học sinh
có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.

Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình
cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Giáo viên phải sử dụng phương
pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa
dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân
tích, xử lí tình huống; chơi trị chơi, đóng vai tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,
… Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm,
đóng vai, trị chơi,…Và chính thơng qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ
năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi
ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội như: gọn gàng, ngăn nắp, nói lời hay – ý
đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn…
Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận
(SGK tiếng Việt 5 tập 1 trang 91)”, hay môn Đạo đức bài: “Hợp tác với những
người xung quanh – trang 25” bản thân tôi đã tổ chức cho các em đóng vai, chơi
trị chơi. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, tổ chức cho các em đứng thành vịng
trịn đóng vai, giới thiệu, thuyết trình, tranh luận, … Lúc đầu các em rất ái ngại
không tự tin khi đóng vai, thuyết trình, ít tranh luận trước lớp nhưng tôi đã kịp
7


thời nhắc nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một mơi
trường hịa đồng thân thiện, các em thực hiện rất tốt, khơng cịn những cái nhìn ái
ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng những câu nói rõ ràng, chắc gọn,
mạnh dạn hơn.
Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó, sau bài học giới thiệu là những bài
học như khám phá, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng làm việc đồng đội. Bản
thân tôi luôn tạo khơng khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều
kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mình hơn qua việc
học nhóm.

Ví dụ: Khi dạy bài: “Đại từ xưng hơ” phân môn Luyện từ và câu (tiếng Việt 5
tập 1 trang 105): Tôi đã cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Yêu cầu học sinh
viết từ em vẫn xưng hô với thầy, cô; bố, mẹ; anh, chị, em; bạn bè…và tổng kết lại
vào cuối tiết. Em nào nêu được nhiều đại từ xưng hô nhất sẽ được tuyên dương.
Không những vậy bản thân tổ chức cho các em trao đổi: “Theo em, nên xưng hô
như thế nào là lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa người nói và người nghe?”
“Em đã lịch sự, tôn trọng khi xưng hô với người khác chưa?”... qua đó các em sẽ
bộc lộ những suy nghĩ của mình.
Rèn kĩ năng sống có hiệu quả cho học sinh cịn được bản thân tơi vận dụng
khá nhiều trong trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trị chơi học
tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em.
Ví dụ: Trong mơn Kĩ thuật. Ở bài: "Chuẩn bị nấu ăn – trang 15” bản thân
cho học sinh thảo luận nhóm, chơi trị chơi “Đi chợ” và lên thực đơn cho một bữa
ăn dưới sự trợ giúp của giáo viên. Sau khi chọn món, học sinh sẽ thực hành đi chợ,
mua hàng, cách xưng hô với người bán…. học sinh nhận xét thực đơn của nhau,
học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất cũng
như sẽ biết nấu những món ăn đơn giản khi bố mẹ đi vắng...
Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của
mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng
này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em. Các em tham gia một cách
chủ động tích cực vào q trình học tập. Giáo viên tạo điều kiện cho các em chia sẻ
những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
Hiệu quả giáo dục kĩ năng sống khơng đo đếm được bằng những con số chính
xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: Các em có ý thức, thái độ
khác với mọi người trong gia đình; ln hồ đồng với bạn bè; tự tin khi nói
năng... đó chính là hiệu quả từ giáo dục kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo
mơi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua
các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp
bầu khơng khí học tập, lao động trở nên sơi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo
nhóm sẽ giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử

hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm phải ln đưa ra nhiều tình
huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các
em với nhau.
8


Ngồi ra, bản thân tơi cịn chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức
khoẻ, kĩ năng phịng chống tai nạn giao thơng và các thương tích khác cho học sinh
qua các môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vơ cùng q báu của mỗi
con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn
luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có
được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật khơng dễ. Dù vậy khơng có nghĩa
là khơng làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất
giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Bản thân rèn luyện sức khoẻ
cho các em qua các tiết sau:
Ở môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe”, các bài: “Cần làm gì để
cả mẹ và em bé đều khỏe ?; Phòng bệnh sốt xuất huyết; Phòng bệnh sốt rét; Phòng
bệnh viêm não; giáo dục các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho mẹ
và em bé đều khỏe mạnh, chăm sóc sức khỏe của người mẹ khi có thai là trách
nhiệm của mọi người trong gia đình; Biết phịng tránh một số bệnh sốt rét, sốt xuất
huyết; có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống
vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ...
Ngồi ra, để các em có kĩ năng phịng chống tai nạn giao thơng, phịng tránh
bị điện giật và các thương tích khác; bản thân đã giáo dục các em thơng qua các
tiết: An tồn giao thơng, Khoa học, dặn dị học sinh cẩn thận khi đi lại trong mùa
mưa bão, hướng dẫn các em phòng tránh tai nạn giao thơng, điện giật và các
thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí.
Chẳng hạn: “Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường và khi
qua đường ? “Khi đi lại trên đường em phải đi về phía nào ? Nếu trời mưa to và
nước suối lên cao em phải làm gì ?”; “Khi ngồi trên xe máy để bố mẹ chở đến

trường em phải như thế nào ? “Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa ?
Theo các em vì sao tai nạn xảy ra ?”; ...
Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra
đường khi tan học, không được lội qua suối khi trời mưa to, khơng đi một mình
qua khe suối vào mùa mưa bão,...Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những
vấn đề đơn giản khi gặp phải.
Ở bài: “Sử dụng năng lượng chất đốt” môn Khoa học – trang 86: các em
được đóng vai xử lí tình huống khi có tai nạn ở nhà như: Khi bố, mẹ đi làm rẫy, em
vừa trông em bé vừa nấu cơm, em bé bị lại gần bếp lửa, em sẽ làm gì ? Hoặc khi
có người thân, bà con trong bản chặt phá cây bừa bãi làm chất đốt, em sẽ làm gì ?
... Các nhóm sẽ thảo luận sau đó lên thể hiện. Các em cịn lại quan sát và có nhận
xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp cứu
khi có những trường hợp xấu xảy ra hoặc giáo dục các em bảo vệ rừng đầu nguồn
nơi mình sinh sống…
Biện pháp 2. Rèn kĩ năng sống thơng qua chương trình Hoạt động ngoài
giờ lên lớp, các tiết hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính
9


từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần
rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp em biết tự giáo dục, tự
rèn luyện, tự hồn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên
lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng một cách có mục
đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng
đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã
hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh.
Qua tiết hoạt động ngoài giờ Sống đẹp theo 6 chủ đề: Em là bông hoa nhỏ của
quê hương; Ước mơ của em; Em phòng tránh bị xâm hại; Trách nhiệm của em với

cộng đồng; Lời hay ý đẹp; với phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học
hợp lý sẽ giúp học sinh tích luỹ và rèn kĩ năng sống có hiệu quả. Thơng qua các
hoạt động ngoài giờ lên lớp các em được hợp tác, trải nghiệm các kĩ năng sống. Vì
vậy giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp sao
cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích
kinh nghiệm sống của chính mình và người khác.
Ví dụ: Chủ đề 2: Ước mơ của em (tiết 2) – Hoạt động 3: Đặt mục tiêu phấn
đấu
Nội dung
Phương pháp và hình thức dạy
Tích hợp
Hiệu quả giáo dục
học
Đặt mục tiêu - GV cho HS thực hiện cá nhân, - Rèn cho HS kĩ - Giáo dục cho HS
cho bản thân sau đó chia sẻ với bạn cùng năng đặt mục biết có những ước
trong
3 bàn, chia sẻ theo nhóm lớn
tiêu, kĩ năng giao mơ đẹp, lành mạnh,
tháng tới
- Ban học tập cho các bạn trình tiếp, tự tin trước từ đó biết cách lên
bày và chia sẻ trước lớp về đám đơng,..
kế hoạch thực hiện
những ước mơ
mục tiêu
Ngồi ra, thơng qua các hoạt động giáo dục tập thể như: các buổi ngoại khóa
của trường, lớp, các tiết sinh hoạt lớp… các em được hợp tác, trải nghiệm các kĩ
năng sống nên giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ
lên lớp sao cho HS có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân
tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác.
Ví dụ: Nhân ngày lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Liên đội

đã phát động phong trào thi làm báo tường giữa các chi đội và sao trong tồn
trường. Bản thân tơi cùng các em sưu tầm bài và viết bài, vẽ và trang trí báo
tường,... Qua hoạt động này rèn cho các em nhiều kĩ năng như: trình bày, trang trí,
lựa chọn nội dung có ý nghĩa phù hợp… các em rất nhiệt tình, đoàn kết và hợp tác
với nhau rất tốt.
Ngoài ra, những buổi ngoại khóa, tiết sinh hoạt lớp, bản thân ln tạo điều
kiện phát huy vai trò Hội đồng tự quản và các Ban chuyên trách thực hiện tốt vai
trò của mình, khuyến khích các bạn trao đổi, phát biểu ý kiến. Nhờ vậy các em
mạnh dạn dần và thực hiện tốt các phong trào của nhà trường và Liên đội.
10


Thường xuyên tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của
các em vì đối với học sinh bậc học tiểu học trị chơi có một vai trị rất quan trọng
trong viêc̣ rèn kĩ năng sớ ng cho các em. Các em lớn lên, học hành và khám phá
thơng qua trị chơi. Các hoạt động chơi địi hỏi các em phải suy nghĩ, giải quyết các
vấn đề, thực hành các ý tưởng.
Khơng những thế, bản thân cịn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm
nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với thầy, với bạn một cách thoải
mái, tự nhiên khơng gị bó, áp đặt. Trong những giờ sinh hoạt lớp, giờ ra chơi bản
thân cùng các em tham gia những trò chơi dân gian, trị chơi giúp các em phát triển
trí tuệ (Cờ ca rơ, Ơ ăn quan, cùng tham gia giải bài tập Trạng ngun nhỏ tuổi…)
Ngồi ra, tơi ln tranh thủ đọc sách cho các em nghe trong mo ̣i tiǹ h huố ng
như lúc sinh hoạt đầu giờ, trong giờ sinh hoạt lớp. Tăng cường kể cho các em nghe
các câu chuyê ̣n cổ tić h, câu chuyện trong bài Tập đọc, bài thơ,… để qua đó rèn
luyê ̣n đa ̣o đức cho các em, giúp các em hoàn thiê ̣n mình, da ̣y các em yêu thương
ba ̣n bè, yêu thương con người. Ta ̣o hứng thú cho các em qua các truyê ̣n tranh tùy
theo lứa tuổ i, gơ ̣i mở tin
́ h tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở các
em.

Bên cạnh đó, để rèn kĩ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang trí
lớp học xanh - sạch - đẹp, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn; bản thân tôi đã
hướng dẫn các em trồng cây xanh và chăm sóc bồn hoa theo phân cơng hàng ngày,
cùng trang trí lớp học theo chủ điểm, cùng chăm sóc góc thiên nhiên của lớp. lưu
giữ những hình ảnh hoạt động của các em ở góc truyền thống của lớp...
Một điều nữa theo bản thân tơi cũng khá quan trọng đó là kĩ năng ứng xử có
văn hố, lối sống lành mạnh mà các em cần phải được giáo dục. Vì thế ngay những
ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, bản thân đã phát động các phong trào: “Nói
lời hay làm việc tốt” qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa về trình, chào hỏi
những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà,
vui vẻ hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi,... và tổng
kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Bản thân tơi ln học cách lắng nghe, tìm hiểu
ngun nhân, dùng lời lẽ mềm mỏng và bằng những tình cảm, cử chỉ u thương
của mình khi u cầu điều gì đó với học sinh; khơng nói nặng lời để các em bớt đi
tính hung hăng đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi.

11


NGOẠI KHĨA VỀ HÌNH ẢNH ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ 22/12

CHĂM SÓC BỒN HOA, CÂY CẢNH SAU GIỜ HỌC

Biện pháp 3. Tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về an tồn dưới
nước và một số kỹ năng phịng, chống đuối nước cho học sinh.
Kiến thức về an toàn dưới nước và kĩ năng phòng, chống duối nước là kĩ năng
vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Xác định được
nhiệm vụ đó nhà trường ln làm tốt công tác tuyên truyền để đội ngũ và học sinh
hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết phải phải nâng cao kiến thức của học sinh
về công tác an tồn và phịng chống đuối nước.

Để làm tốt công tác này, tôi đã chủ động phối hợp với giáo viên thể dục, giáo
viên dạy hoạt động ngoài giờ, giáo viên tổng phụ trách Đội và hội cha mẹ học sinh
12


của lớp tuyên truyền, vận động, giáo dục về kiến thức an tồn dưới nước và một số
kỹ năng phịng, chống đuối nước cho học sinh nhằm hướng tới xây dựng mơi
trường giáo dục an tồn, phịng tránh đuối nước một cách sâu rộng, thống nhất, tạo
nền tảng kiến thức và các kỹ năng vững chắc sau này cho các em. Trong công tác
tuyên truyền, tôi đã đưa ra những minh chứng cụ thể về hậu quả của tai nạn sông
nước đối với những người chủ quan, không nhận thức đúng tầm quan trọng của
việc phòng chống đuối nước. Những thông tin về trẻ em kể cả người lớn bị tai nạn
đuối nước hàng năm trên địa bàn huyện nhà, tỉnh nhà được tơi tun truyền kịp
thời, mang tính bất ngờ, tính thời sự cao nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục học
sinh.
Đặc trưng của địa bàn miền núi là đường sá đi lại khó khăn, có bản phải qua
nhiều khe suối nguy hiểm. Vì thế, tơi vận động phụ huynh đưa đón con em đi học
trong những ngày mưa to. Yêu cầu phụ huynh phải cẩn thận, bảo đảm thật sự an
tồn khi đưa con em mình qua suối. Bên cạnh đó, những ngày trời mưa to, dưới sự
chỉ đạo của nhà trường, tôi cùng một số giáo viên khác tăng cường giám sát các
khu vực, các đoạn đường có suối chảy qua để giúp đỡ, cõng và dìu dắt các em qua
suối để đến trường trong điều kiện vẫn tổ chức dạy học.
Về hình thức tun truyền:
Ngồi việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kiến thức an tồn dưới nước
và kĩ năng phịng tránh đuối nước qua các mơn học, tơi huy động tồn bộ học sinh
của lớp tham gia sinh hoạt câu lạc bộ tập bơi an toàn của nhà trường tổ chức. Qua
các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ các em đã dần nhận thức rõ hơn nguy cơ tai nạn
đuối nước đang ln rình rập trong cuộc sống của mình và người thân từ đó các em
ln tự nhắc nhở mình và mọi người đề cao cảnh giác hơn khi tiếp xúc với mơi
trường khe suối. Bên cạnh đó các em cũng đã biết và vận dụng được những kĩ năng

cơ bản về phòng chống duối nước vào cuộc sống hàng ngày.
Trong các tiết sinh hoạt lớp, tôi luôn dành thời gian tun truyền về cơng tác
đảm bảo an tồn dưới nước cho học sinh, yêu cầu các em phải cận thận trên đường
đi lại, không xuống khe suối khi nước lên cao. Từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm,
hệ thống nước của trường hết nước, giáo viên và học sinh nội trú phải tắm ở khu
vực suối gần trường. Nhà trường tổ chức làm bến suối để tắm, cắm biển báo ở khu
vực nguy hiểm. Tôi luôn nhắc nhở học sinh của tôi phải chấp hành đúng quy định
của trường khi tắm giặt ở suối vào cuối ngày đồng thời cũng xuống suối tắm để
theo dõi các em, có sự nhắc nhở, hỗ trợ cần thiết đối với những học sinh chưa chấp
hành quy định ở khu vực bến suối.
Về nội dung tuyên truyền: Tôi luôn chú trọng về nội dung tuyên truyền đảm
bảo chính xác, khoa học, mang tính giáo dục cao về các kiến thức an tồn dưới
nước và kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh của lớp. Cụ thể:
Truyền thông giáo dục sức khỏe:
Phổ biến đến tận học sinh, phụ huynh các thông tin mới nhất về an toàn dưới
nước của các cơ quan báo chí, truyền thơng mới cập nhật. Chuyển tải những thơng
tin đó kịp thời lên tờ báo tường của lớp. Yêu cầu mỗi một học sinh phải thuộc lòng
13


các thơng điệp tun truyền. Lồng ghép hoạt động phịng tránh đuối nước vào các
hoạt động ngoại khóa của lớp, đặc biệt trước khi học sinh nghỉ tết, nghỉ hè để nâng
cao nhận thức bảo vệ, phòng ngừa cho các em.
Phối với với giáo viên Thể dục, nhân viên y tế học đường tập huấn các kỹ
năng bơi lội, các phương pháp sơ cấp cứu đuối nước:
Dưới sự chỉ đạo của nhà trường, tôi đã sắp xếp thời gian để phối kết hợp với
giáo viên Thể dục, nhân viên y tế tổ chức tập huấn các kỹ năng phòng tránh duối
nước và dạy bơi an toàn cho học sinh của lớp. Các em được tận mắtquan sát và
được giải thích cặn kẽ các phương pháp cứu người bị đuối nước khi đang ở giữa
dòng nước, phương pháp đưa người đuối nước vào bờ, phương pháp hô hấp nhân

tạo, … Từ đó nhận thức và kĩ năng về phịng, chống đuối nước của các em đã tiến
bộ nhiều qua các lần tập huấn.
Tuyên truyền ý thức giám sát trẻ em đầy đủ của gia đình, của cộng đồng.
Qua các cuộc hợp hoặc các lần gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về việc học tập
của học sinh, tôi luôn chú trọng vận động bà con tăng cường sự giám sát, quan tâm
chăm sóc con em mình nhiều hơn. Khơng để con em ở nhà một mình hay đi chơi,
đi tắm khe, suối khi khơng có sự theo dõi giám sát của bố mẹ hay người lớn. Ở địa
bàn xã miền núi, rẻo cao, địa bàn ln có nhiều đồi núi và xen lẫn giữa các đồi
núi là các khe suối thì nguy cơ đuối nước ln rình rập, nhất là đối với trẻ em. Vì
vậy, để đảm bảo an tồn nhất có thể cho trẻ, bên cạnh việc dạy trẻ biết bơi, điều
cấp thiết là phải giám sát và hướng dẫn trẻ những biện pháp an tồn khi tiếp xúc
với nước.
Tơi thông báo cho phụ huynh biết để giám sát, bảo vệ con em mình trong
những ngày nghỉ cuối tuần, trong dịp lễ, tết, nghỉ hè...tránh không để xảy ra tai nạn
thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước.
Biện pháp 4. Giáo dục những kĩ năng sống cơ bản cho học sinh thông qua
những hoạt động đặc thù của trường bán trú
Bản thân tôi luôn tích cực giáo du ̣c ho ̣c sinh thông qua các buổi sinh hoạt nội
trú để giúp các em rèn kỹ năng sống sao cho phù hợp trong từng tình huống cụ thể
của đời sống hằng ngày các em có thể gặp phải.
Để giúp các em hiể u thêm về xã hô ̣i, tôi thường chú tro ̣ng vấ n đề rèn kỹ năng
sống cần thiết thông qua các hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i như: tham gia các phong trào “Xanh
– Sạch – Đe ̣p”, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, di tích li ̣ch sử Km 33 đường Hồ Chí
Minh Tây, tham gia ngoại khóa về bảo vệ mơi trường rừng và tài nguyên thiên
nhiên, ngoại khóa về Anh bộ đội cụ Hồ, ngoại khóa 26/3, vẽ tranh RED+, xem
phim tuyên truyền về phịng chống HIV, chủ quyền biển đảo, An tồn giao thông …
Thường xuyên tổ chức hoa ̣t đô ̣ng em hát dân ca, tập văn nghệ vào tối thứ 5
hàng tuần, cho các phòng ở khu bán trú thi thể thao và thi văn nghệ với nhau, tập
thể dục vào buổi sáng, hay các cuô ̣c thi vẽ sáng tác tranh theo các chủ đề... đã giúp
ho ̣c sinh nhâ ̣n thức đầ y đủ về văn hóa bản sắ c dân tô ̣c, có lòng nêu cao tinh thầ n

truyề n thố ng, có ý thức giữ đươ ̣c bản sắ c văn hóa dân tộc mình.
14


Gắn việc rèn luyện kĩ năng sống thông qua các việc đơn giản, cụ thể: trang trí
phịng ở, trồng rau và chăm sóc cây xanh, vệ sinh khu bán trú, tự gấp chăn màn sau
khi ngủ dậy, tự bố trí thời gian ăn, nghỉ, giờ tự học của các em một cách hợp lý...
Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, bản thân tôi luôn cố gắng rèn cho
học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học
sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử
lí trong mọi trường hợp.

THI VẼ TRANH RED+ HƯỞNG ỨNG BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG

TẬP THỂ DỤC BUỔI SÁNG CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
15


HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TDTT CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ

Biện pháp 5. Giáo viên tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh thực
hiê ̣n da ̣y các em các kĩ năng số ng cơ bản trong thời gian học sinh ở nhà.
Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công
bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em, ta ̣o điề u kiêṇ tố t nhấ t cho các em
vui chơi.
Thầy cơ giáo, cha mẹ ln khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình,
nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những
lựa cho ̣n của mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thơng số để theo đó mà lựa
chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ
năng tự kiểm sốt bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt

động và các buổi thảo luận tại trường sau này.
Thầy, cô giáo, cha mẹ giúp các em phát triển sở thích, ý thích của mình và
đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em thực hiện ý
thích đó.
Ví dụ: Một số học sinh thích vẽ, ngồi việc cho các em học năng khiếu vẽ thì
thầy cơ giáo, cha mẹ có thể cho các em thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho các
em cách lưu giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính các
em hoặc triển lãm tranh của các em ở góc nhỏ trong nhà, trong lớp, hay học sinh
thích múa thì tạo điều kiện cho các em tham gia câu lạc bộ Em hát dân ca của
trường để các em đủ tự tin biểu diễn trên sân khấu trong những ngày lễ lớn của
trường tổ chức: 20/11; Văn nghệ “Mừng Đảng - Mừng Xuân”; hay những em có
năng khiếu về thể thao thì giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp tốt với giáo viên bộ
môn luyện tập thêm cho các em, đưa các em vào câu lạc bộ
Ngoài ra, cha mẹ cần dạy các em những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết
cách sử dụng các đồ dùng ăn uống. Cụ thể: Các em được làm quen với những đồ
16


dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống…). Sự sạch sẽ, gọn
gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật
dụng, thái độ ăn uống từ tốn, khơng vội vã, khơng khí cởi mở, thoải mái và đầm
ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu… tất cả những yếu tố trên sẽ giúp các
em có thói quen tốt để hình thành kĩ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng
sống tự lập sau này.
Biện pháp 6: Giáo viên phải luôn gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
Vào đầu năm học, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh
và giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi đã sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được
giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở
thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt
động giúp thầy và trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện

“Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là
những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để
phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin
trong một mơi trường mà giáo viên ln gị bó và áp đặt.
Tiếp theo trong tuần đầu, tôi đã cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của
mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: Mạnh dạn hay
nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay khơng thích... Tiếp tục qua
những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập,
những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù
hợp. Áp dụng biện pháp này tôi thấy các em ngày càng mạnh dạn hơn, tự tin hơn
khi giao tiếp với bạn bè, với thầy cơ...
Ngồi ra, đặc thù của trường bán trú là học sinh khu vực lẽ hầu như phải ở lại
học tập và sinh hoạt suốt tuần ở khu nội trú của trường, nên giáo viên cần phải
thường xuyên quan tâm, chăm lo, chỉ bảo cho các em nếp học tập, sinh hoạt (ăn,
ngủ, gấp chăn màn, đi vệ sinh đúng chỗ…) tìm hiểu tâm tư, tình cảm của các em…
phải xem các em như là con em mình đồng thời làm sao để các em coi mình như là
người cha, người mẹ, là anh, là chị… để các em chia sẻ buồn vui, giúp các em tháo
gỡ vướng mắc nhằm giáo dục các em một cách toàn diện.
Biện pháp 7. Động viên, khen thưởng kịp thời những học sinh có tiến bộ
Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp các em
có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng của học sinh là luôn chú ý đến công
tác động viên, khen thưởng học sinh.
Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng,
ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học bản thân tôi đưa ra kế hoạch rèn luyện
cho các em lớp mình phụ trách. Trao đổi với Ban đai diện Cha mẹ học sinh cùng
phối hợp và dành một khoản riêng để khen thưởng kịp thời động viên các em để
tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Bản thân tôi theo
dõi hằng ngày, những em có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, trong tiết sinh hoạt
cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một ngôi sao
17



vàng. Vì vậy, các em thi đua nhau “nói lời hay, làm việc tốt” và cuối tuần nào cũng
có rất nhiều em được ngôi sao vàng.
Mỗi tháng, tôi tổng kết một lần thông qua việc tổ chức sinh nhật tháng cho các
em trong lớp để khen thưởng những em đã đạt nhiều thành tích tốt bằng những
phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi được tặng những ngơi sao vàng và
những món q của thầy giáo tặng. Vì thế các em khơng ngừng thi đua cố gắng
thực hiện tốt để được nhận những ngôi sao mà thầy giáo thưởng. Đây là một hình
thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có
đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.
IV. NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
Qua việc thực hiện các biện pháp trên, đến cuối học kì I, bản thân nhận thấy
các em có tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ
năng, được thể hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong nhiều nghi
thức lời nói, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời
chào, cảm ơn hay xin lỗi, những yêu cầu, đề nghị lịch sự,... đã trở thành thói quen
được các em vận dụng hằng ngày. Các em rất hăng hái phát biểu trong tiết học, phụ
huynh học sinh rất vui mừng phấn khởi với kết quả này của các em.
Thiết nghĩ, mỗi giáo viên trong trường đều áp dụng sáng kiến này trong cơng
tác chủ nhiệm của mình thì học sinh sẽ có kĩ năng sống tốt hơn: thích ứng được với
môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như
vấn đề về sức khỏe, môi trường, tệ nạn xã hội,… các em có thể tự tin, chủ động
khơng bị q phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi
ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu
vươn lên đáp ứng được phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực.”
Qua khảo sát ở khối lớp 5 cuối Học kì 1 với chủ đề “Kĩ năng của em”; kết
quả so với đầu năm thì các em tiến bộ rất nhiều. Cụ thể như sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG QUAN TRỌNG CỦA HỌC

SINH LỚP 5 TẠI TRƯỜNG VÀO CUỐI HỌC KÌ I
(Khảo sát trên 42 học sinh khối 5 của trường)
Các kĩ năng
Rất tốt
Tốt
Chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
Kĩ năng thể hiện sự tự tin
18
42.9
16
38.1
8
19.1
Kĩ năng giao tiếp
14
33.3
22
52.4
6
14.3
Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng
15
35.7
15

35.7
12
11.9
Kĩ năng hợp tác
14
33.3
23
54.8
5
11.9
Kĩ năng tự giải quyết vấn đề
18
42.9
17
40.4
7
16.7
Kĩ năng đặt mục tiêu
19
45.2
12
11.9
11
26.2
Kĩ năng tự phục vụ
29
69.1
13
30.9
0

0
Kĩ năng phịng chống tai nạn
19
45.2
18
42.9
5
11.9
thương tích
18


PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Nội dung của đề tài đánh giá được một số mặt trong hoàn cảnh sống tác động
tới vốn sống và giáo dục kĩ năng sống của học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều; đề xuất
được cách tiếp cận mới trong giáo dục kĩ năng sống theo hướng khai thác nội dung
môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục kĩ năng sống riêng mang tính
đặc thù của học sinh dân tộc thiểu số và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học tích cực, khai thác nội dụng giáo dục của bài học… để giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh giúp các em vận dụng tốt trong học tập và cuộc sống.
Qua việc ứng dụng sáng kiến tại đơn vị với từng giải pháp cụ thể, trong đó có
những giải pháp đặc thù chỉ có thể áp dụng ở trường bán trú đã đem lại kết quả khả
quan: trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp; hình
thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những
hành vi, thói quen tiêu cực, giúp các em có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt
trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày căn cứ trên thực trạng khi học sinh
học tập và sinh hoạt tại nhà trường. Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt
quyền, bổn phận của mình và phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và
đạo đức góp phần tạo một nền tảng vững chắc, một nền tảng tốt cho các em trong

cuộc sống về sau này.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc nói chung và học sinh dân tộc lớp
5 nói riêng là điều rất cần thiết. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học
tập – sinh hoạt ở nhà trường là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Bên
cạnh việc dạy trẻ các hành động: bảo vệ môi trường, tránh xa nơi nguy hiểm, biết
xin lỗi, cám ơn… chúng ta cần dạy trẻ ý thức được những việc làm đó và trẻ thực
hiện các hành động đó vì ý thức trẻ hiểu chứ khơng phải vì người lớn bắt trẻ phải
làm, khi đó kỹ năng sống của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời. Để
đạt được điều đó, giáo viên cần chú ý thực hiện kiên trì, quyết tâm thực hiện từng
bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy:
- Việc dạy “chữ” cần luôn song hành với việc dạy “ làm người”, và phải được
xuất phát ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thực
tế của học sinh.
- Ngay trong những giờ học ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức kĩ năng
của bài, giáo viên cần chú ý đến rèn kĩ năng sống cho học sinh. Học sinh được rèn
kĩ năng sống qua nội dung kiến thức của bài, qua lĩnh hội kiến thức pháp luật, qua
tham gia các hoạt động học tập trong lớp, hoạt động ngoài giờ do giáo viên tổ
chức.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh là giúp học sinh có nhiều cơ hội để rèn kĩ năng sống. Học sinh được học
tập sinh hoạt vui chơi, rèn luyện trong mơi trường gia đình, nhà trường, xã hội; vì
vậy cần thực hiện tốt gắn kết ba môi trường để giáo dục học sinh.

19


- Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để giúp đỡ, tư vấn, tạo
điều kiện cho học sinh tích lũy có thêm kĩ năng sống và rèn kĩ năng sống được tốt
hơn
II. KIẾN NGHỊ

Là một người giáo viên, hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác trồng người. Vì
thế, bản thân tơi ln cố gắng trau dồi sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp cũng như
đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, nâng cao đạo đức và chuyên môn.
Hưởng ứng cuộc vận động về chủ đề năm học, bản thân đã cố gắng áp dụng những
kinh nghiệm, sáng tạo thêm những phương pháp mới nhằm nâng cao kĩ năng sống
cho học sinh từ môi trường giáo dục ở nhà trường; giáo dục và xây dựng cho các
em có năng lực tốt, lối sống lành mạnh để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong
cuộc sống. Đồng thời, để thực hiện có hiệu quả công tác rèn, giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh dân tộc tại đơn vị, tôi mạnh dạn đề xuất:
1. Về phía nhà trường:
- Thường xuyên phát động phong trào Học để biết, học để chung sống, học để
tự khẳng định mình” dưới nhiều hình thức.
- Tổ chức một số chuyên đề về kĩ năng sống cho giáo viên và học sinh thơng
qua các hoạt động ngoại khóa chào mừng các ngày lễ lớn
- Duy trì có hiệu quả, thiết thực các hoạt động trong giờ chính khóa, tại khu
nội trú như câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ Em hát hò khoan Lệ Thủy, nhảy sạp,
cồng chiêng, …
- Phối hợp với xã tập huấn cách giáo dục con ở nhà cho phụ huynh qua các
buổi họp phụ huynh, buổi gặp mặt tại xã, …
2. Về phía giáo viên:
- Cần nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh
lớp mình đang giảng dạy ở các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp bên cạnh dạy cho
học sinh việc đọc tốt, làm tính tốt…
- Coi trọng công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động tập thể, sinh hoạt của học
sinh nhằm tạo ra môi trường giao tiếp chủ động cho các em.
3. Về phía phụ huynh:
- Các bậc cha mẹ cần có hành vi chuẩn mực, nêu gương tốt khi giao tiếp, ứng
xử, và cung cấp cho con em mình một số kĩ năng sống cần thiết.
- Phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện của con em
mình, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp.

Trên đây là những suy nghi ̃ của bản thân về viê ̣c nghiên cứu mô ̣t số biêṇ pháp
giáo dục và rèn kĩ năng số ng cho ho ̣c sinh lớp 5 Bru - Vân Kiều thông qua các môn
học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rấ t mong đươ ̣c
nhâ ̣n sự giúp đỡ, góp ý bổ sung của Ban giám hiê ̣u nhà trường, các cấ p quản lý
giáo du ̣c và đồ ng nghiêp̣ để bản sáng kiế n của bản thân có đươ ̣c những kinh
nghiê ̣m bổ ích có thể áp du ̣ng cho các năm ho ̣c sau.
Xin chân thành cảm ơn!
20


Người viết đề tài

Mai Văn Việt

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Cẩm nang Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Ngô Thị
Tuyên. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010.
2. Giáo dục kĩ năng sống trong các mơn học ở tiểu học, 2010. Hồng Hà Bình
– Lê Minh Châu – Phan Thanh Hà – Bùi Phương Nga – Trần Thị Tố Oanh – Phan
Thị Thu Phương – Đào Vân Vi.
3. Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, 2009. – Đặng Quốc Bảo Nguyễn Thị Bảy – Bùi Ngọc Diệp –
Bùi Đức Thiệp – Ngô Thị Tuyên.
4. Sách Sống đẹp lớp 5. Nguyễn Thị Văn Hương, Mai Bá Bắc, Lê Thu Huyền,
Nguyễn Văn Quý – Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
5. Hoạt động ngồi giờ lên lớp. Ngơ Thị Tun.

6. Tiếng việt 5 (tập 1, 2). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
7. Khoa học 5. Nhà xuất bản Giáo dục.
8. Đạo đức 5. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
9. Tập huấn giáo dục Sống đẹp – Sở GD&ĐT Quảng Bình.

22



×