Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh chùn ngọn (bệnh chổi rồng) ở cây nhãn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.2 KB, 3 trang )

Bệnh chùn ngọn (bệnh chổi rồng) ở cây nhãn

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Triệu chứng:
Bệnh xuất hiện và lộ triệu chứng trên các lá, chồi non và ngay
cả trên hoa, làm cho chồi lá, hoa không phát triển được và mọc thành chùm, các lá
này không lớn lên được và cụm lại như bó chổi , chính vì vậy mà nó có tên là chổi
rồng. Trên hoa thì làm cho hoa kém phát triển và khả năng đậu trái rất kém, trái
kém phát triển.

Tác nhân gây bệnh:
Nhiều tác giả cho rằng bệnh do virus gây ra (Ye và ctv.,
1990; Chen, 1991; Chen and Ke, 1990, 1994), với cấu tử virus dạng sợi dài, bệnh
được lan truyền bởi bọ Tessaratoma papillosa. Ke và Wang (1990) báo cáo rằng
triệu chứng do bệnh rất giống với triệu chứng do bọ đục cành (Hypadime
longanae) gây ra. Trong nghiên cứu gần đây của He và ctv (2000) đã báo cáo và
chứng minh rằng bệnh do nhện (Eriphyes dimocarpi Kuang) gây ra. Trong khi đó,
nhiều tác giả từ Thái Lan cho rằng bệnh do Phytoplasma gây ra và bệnh được lan
truyền bởi côn trùng.
Trong nghiên cứu của mình, He và ctv (2000) chứng minh rằng bệnh không
do bọ đục cành gây ra. Và họ cũng chứng minh rằng khả năng do virus gây ra
bệnh là rất thấp bởi vì đối với cây bệnh sau khi cắt tỉa cành bệnh và phun thuốc trừ
nhện thì không thấy bệnh phát triển trở lại. Họ chứng minh rằng bệnh do nhện gây
ra bằng cách giám định những lá không có triệu chứng bệnh thường không có sự
xuất hiện của nhện, trong khi đó những cây khoẻ được chủng nhện vào thì lộ triệu
chứng bệnh.
Biện pháp phòng trừ:
Như trên đã phân tích, cây bệnh có thể do nhện gây ra vì vậy
biện pháp phòng trị chủ yếu dựa vào việc phun thuốc trừ nhện, cắt tỉa, thu gom và
đốt bỏ những cành bệnh.
Trong điều kiện Việt Nam, do chưa có những nghiên cứu chính thức xác


định tác nhân gây hại, và dựa vào kết quả nghiên cứu của Thái Lan (do
Phytoplasma gây ra), chúng tôi đề nghị những biện pháp phòng trị như sau:
- Không lấy mắt ghép, vật liệu nhân giống từ những cây có triệu chứng
bệnh.
- Phải xử lý dụng cụ nhân giống, dụng cụ cắt tỉa sau khi thu hoạch, khi
chuyển từ cây này sang cây khác để tránh hiện tượng lây lan bệnh do Phytoplasma
(nếu có).
- Cắt tỉa, thu gom và đem đi tiêu huỷ (đốt) những cành, lá, hoa có triệu
chứng bệnh.
- Phun thuốc trừ nhện khi cây ra đọt non, hoa và ngay sau khi cắt tỉa ở mỗi
lần thu hoạch bằng các loại thuốc như Confidor, Ortus, Comite, v.v, phun liên tục
2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
- Đối với những cây còn nhỏ có thể phun dầu khoáng SK Enspray hay DC-
Tron Plus với nồng độ 0,5-0,75%, phun ướt đều trên tán lá, nhất là lá non.

×