Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT VÀ THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 165 trang )

MỤC LỤC
1. Chương trình Hội nghị ...................................................................................... 2
2. Báo cáo kết quả công tác triển khai ứng dụng CNTT và thống kê ngành tài
chính giai đoạn 2011-2016 và kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT và thống
kê giai đoạn 2016-2020 ..................................................................................... 3
3. Đảm bảo an tồn thơng tin ngành Tài chính .................................................... 65
4. Kết quả cơng tác thống kê tài chính giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch triển
khai cơng tác thống kê tài chính giai đoạn 2016-2020 ..................................... 78
5. Định hướng mơ hình ứng dụng CNTT tại Sở Tài chính giai đoạn 2017-2020 93
6. Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử và phối
hợp với các cơ quan liên quan để triển khai dịch vụ nộp thuế đất đai, lệ phí
trước bạ, hộ cá nhân qua mạng ...................................................................... 130
7. Kinh nghiệm triển khai ứng dụng CNTT tại Cục Thuế thành phố Hà Nội .... 137
8. Phát triển hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và
kết nối cơ chế một cửa ASEAN ..................................................................... 143
9. Kinh nghiệm triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Cục Hải quan thành phố
Hải phòng...................................................................................................... 150
10.Kinh nghiệm hợp tác, phối hợp với các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực
thanh toán song phương, ủy nhiệm thu và phối hợp thu................................. 155
11.Triển khai hệ thống đầu tư liên ngành tại thành phố Hà Nội .......................... 161

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ
người dân và doanh nghiệp

1


CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ
TRIỂN KHAI CƠNG TÁC ỨNG DỤNG CNTT - THỐNG KÊ TÀI CHÍNH

Thời gian



Nội dung

Đơn vị chủ trì

07h30-08h00 Đón tiếp đại biểu
08h00-08h10 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

Ban Tổ chức

08h10-08h20 Video clip về ứng dụng CNTT ngành Tài chính,
xây dựng nền móng Chính phủ điện tử
08h20-08h35 Phát biểu khai mạc và chỉ đạo Hội nghị

Bộ trưởng
Bộ Tài chính

08h35-08h50 Phát biểu chào mừng hội nghị
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê
08h50-09h15 - Báo cáo kết quả công tác triển khai ứng dụng CNTT
và thống kê ngành Tài chính giai đoạn 2011-2016.

Cục THTK

- Kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT và thống kê
ngành Tài chính giai đoạn 2016-2020.
09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn
thuế điện tử và phối hợp với các cơ quan liên quan để
triển khai dịch vụ nộp thuế đất đai, lệ phí trước bạ, hộ

cá nhân qua mạng.

Tổng cục Thuế

09h25-09h35 Phát triển hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện cơ chế
một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN.

Tổng cục Hải quan

09h35-09h45 Kinh nghiệm hợp tác, phối hợp với các ngân hàng
thương mại trong lĩnh vực thanh toán song phương,
ủy nhiệm thu và phối hợp thu Ngân sách Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước

09h45-11h15 Phát biểu, thảo luận

11h15-11h30 Lãnh đạo Bộ phát biểu bế mạc hội nghị

Theo sự điều hành
của Ban Tổ chức
Lãnh đạo Bộ

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ
người dân và doanh nghiệp

2


BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI ỨNG

DỤNG CNTT VÀ THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH
GIAI ĐOẠN 2011-2016

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT VÀ
THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH
GIAI ĐOẠN 2016-2020

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ
người dân và doanh nghiệp

3


PHẦN THỨ NHẤT
BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG
CNTT VÀ THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2011-2016
Thực hiện Quyết định số 1766/QĐ-BTC ngày 26/7/2011 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT ngành Tài chính giai đoạn
2011 – 2015, trong giai đoạn 2011 – 2015 và năm 2016, công tác triển khai ứng
dụng CNTT trong tồn ngành tài chính đã được đẩy mạnh, tập trung nguồn lực
xây dựng hệ thống ứng dụng tập trung phục vụ công tác quản lý điều hành, vận
hành, duy trì ổn định hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ triển khai các hệ thống
ứng dụng được thơng suốt, đảm bảo an ninh an tồn thơng tin, từng bước triển
khai xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị,
chun mơn của Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
I. Bối cảnh triển khai ứng dụng CNTT ngành Tài chính giai đoạn
2011-2015:
Ngày 27/8/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1605/QĐ-TTg
phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó việc triển khai ứng

dụng CNTT trong giai đoạn này cần phải tập trung vào các mục tiêu:
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thơng tin, tạo nền tảng phát triển
Chính phủ điện tử.
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các
cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt
động.
- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng
cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh
bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ
thông tin và truyền thông” đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015: cung cấp hầu hết
các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tới người dân và doanh nghiệp mức độ 2 và
3 (nhận mẫu hồ sơ trên mạng và trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng).
Trong giai đoạn này, việc xây dựng và phát triển ứng dụng CNTT trong
ngành Tài chính đã có chiến lược rõ ràng, tiến hành đồng thời ba nội dung: Củng
cố về tổ chức; Tăng cường về cơng nghệ; Hồn thiện về chính sách và ln đảm
bảo tính kế thừa nhằm tạo nên những bước tiến vững chắc trong quá trình xây
dựng Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT ngành Tài chính.
Việc ứng dụng CNTT của ngành Tài chính trong giai đoạn 2011-2015 tập
trung vào việc hồn thiện và triển khai rộng các hệ thống lớn, xử lý dữ liệu tập
trung, sử dụng các giải pháp công nghệ hiện đại (hệ thống quản lý ngân sách và
4


kho bạc TABMIS, hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, hệ thống quản
lý thuế tập trung TMS,...), ứng dụng CNTT ln gắn liền với cải cách cơ chế tài
chính, tái cơ cấu lại các quy trình nghiệp vụ theo thơng lệ quốc tế.
II. Đánh giá kết quả triển khai ứng dụng CNTT ngành Tài chính giai
đoạn 2011 – 2015 và năm 2016:

1. Về triển khai Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến
phục vụ người dân, doanh nghiệp và các đơn vị có quan hệ với ngân sách:
Trong giai đoạn 2011-2015 và năm 2016 các đơn vị trong ngành đẩy
mạnh cung cấp thông tin, dịch vụ hành chính cơng trực tuyến cho các đơn vị có
quan hệ với ngân sách, người dân và doanh nghiệp; gắn chặt ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính với cải cách thủ tục hành chính,
chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, cơng khai thơng tin theo quy định để hoạt
động của ngành Tài chính minh bạch hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ
người dân, doanh nghiệp, đơn vị có quan hệ với ngân sách.
- Đến nay, hệ thống Cổng Thông tin điện tử ngành Tài chính bao gồm
Cổng Thơng tin điện tử Bộ Tài chính và 110 Cổng Thơng tin điện tử/Trang
Thơng tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ (tính đến cấp Cục). Trong đó:
+ Tại trung ương: 100% các cơ quan đơn vị của Bộ tại trung ương có
Cổng Thơng tin điện tử/Trang Thông tin điện tử bao gồm (Bộ Tài chính, Tổng
cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng cục Dữ trữ
Nhà nước, Kho bạc Nhà nước).
+ Tại địa phương (cấp Cục): hệ thống Thuế có 63/63 đơn vị; hệ thống Hải quan
có 31/34 đơn vị; Ủy ban Chứng khốn có 1/2 đơn vị trực thuộc có cổng thơng tin.
+ 10/10 các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ có Cổng/Trang Thơng tin điện tử
trên Internet.
- Đến hết năm 2016, tổng số thủ tục hành chính tại Bộ Tài chính đã triển
khai cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến là 917 thủ tục, trong đó: 254 dịch vụ công
trực tuyến mức độ 1; 332 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 85 dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3 và 246 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Trong đó phải kể
đến một số dịch vụ cơng điển hình như:
- Cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (ĐVQHNS): Từ năm 2016
đến nay, đơn vị nộp hồ sơ xin cấp mã có thể sử dụng dịch vụ cơng trực tuyến
mức độ 4 về đăng ký mã số ĐVQHNS. Triển khai Dịch vụ công mức 4, các đơn
vị sau khi nộp đầy đủ và hợp lệ hồ sơ đăng ký mã số ĐVQHNS sẽ được cơ quan
tài chính cấp mã số và gửi Giấy chứng nhận mã số đơn vị có quan hệ ngân sách

điện tử tại mục Dịch vụ công trực tuyến về cấp mã số ĐVQHNS trên Cổng
thông tin điện tử Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn). Đơn vị QHNS dùng Giấy
chứng nhận mã số điện tử này để giao dịch với cơ quan tài chính, trên mỗi Giấy
chứng nhận điện tử được gắn 01 mã vạch để thực hiện kiểm tra, xác định mã số
do cơ quan tài chính cấp. Thời gian thực hiện cấp mã đã được rút ngắn xuống
còn 02 ngày (rút ngắn 03 ngày so với trước đây).
5


- Đối với lĩnh vực Thuế: Trong giai đoạn vừa qua đã triển khai mở rộng
hệ thống dịch vụ thuế trên mạng cung cấp các dịch vụ như: hệ thống khai thuế
công nghệ mã vạch (offline), khai thuế trực tuyến (online); Cổng điện tử trao đổi
thông tin về thuế với các Ngân hàng để thực hiện nộp thuế điện tử; kết hợp với
các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để triển khai hệ thống hỗ trợ nhắn tin qua
điện thoại (SMS). Các ứng dụng phục vụ người nộp thuế đã được triển khai và
nâng cấp thường xuyên để người nộp thuế có thể khai thác thơng tin thuận lợi
nhất phục vụ cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế, tự kê khai, nộp thuế và kiểm sốt
được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời tránh được rủi ro
trong quá trình kinh doanh. Cụ thể:
Về khai thuế điện tử: Tính đến hết năm 2016, hệ thống khai thuế qua
mạng đã được triển khai cho 63 Cục Thuế và 100% các Chi cục Thuế trực
thuộc. Cả nước đã có 564.488 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế
điện tử, đạt tỷ lệ 99,64 % trên tổng số 566.504 doanh nghiệp đang hoạt động; số
lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận đến nay là trên 35,4 triệu hồ sơ kê
khai thuế.
Về nộp thuế điện tử: Tiếp tục phối hợp với 43 Ngân hàng thương mại đã
hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với Tổng cục Thuế và 63 Cục Thuế triển
khai dịch vụ Nộp thuế điện tử tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia sử
dụng dịch vụ. Đến cuối năm 2016, đã có trên 547.000 doanh nghiệp đã đăng ký
sử dụng dịch vụ với cơ quan Thuế (đạt tỷ lệ 96,70%) và trên 530.000 doanh

nghiệp hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng (đạt tỷ lệ 93,69%).
Theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2017 vừa được Ngân hàng thế
giới (WB) công bố, thứ hạng nộp thuế của Việt Nam tăng 11 bậc so với báo cáo
năm 2016 (từ 178 lên thứ hạng 167, trong tổng số 190 quốc gia, vùng lãnh thổ),
nếu xét trong 10 chỉ số của báo cáo mơi trường kinh doanh nói chung của Việt
Nam, theo xếp hạng của WB, thì thuế là chỉ tiêu có mức độ tăng điểm nhiều
nhất: Từ 38.36 điểm % năm 2015 lên 49.39 điểm % năm 2016, tăng 11 điểm %.
- Về hải quan điện tử: Cho đến nay 100% cơ quan Hải quan các tỉnh,
thành phố (bao gồm 34/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố với 100% Chi cục) đã
thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua Hệ thống thơng quan tự động
VNACCS/VCIS; 100% các quy trình thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động
hóa trên phạm vi toàn quốc tới cấp Chi cục. Hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia
thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử. Việc triển khai Hệ thống
VNACCS/VCIS đã rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp,
giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan, tạo tiền đề cho việc kết nối
hệ thống Cơ chế một cửa quốc gia với các Bộ, ngành liên quan.
Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN đã được triển
khai tại 11 Bộ, ngành (Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao
thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Bộ Tài chính (Tổng cục
Hải quan), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thơng, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, VCCI) với tổng số thủ
tục hành chính đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia là 37 thủ tục với khoảng
6


264.000 bộ hồ sơ và khoảng 9.400 doanh nghiệp tham gia. Kết nối trao đổi
thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại và các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistic, bảo hiểm và các dịch vụ khác
liên quan: tiếp tục triển khai thanh toán điện tử (E-payment) trên cơ sở kết nối
hệ thống CNTT hải quan với các hệ thống CNTT của Kho bạc Nhà nước và các

ngân hàng thương mại. Đến nay, ngành Hải quan đã ký thỏa thuận hợp tác thu
thuế xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử với 33 ngân hàng.
- Trong lĩnh vực kho bạc đã xây dựng các dịch vụ cơng điện tử phục vụ
kiểm sốt chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua mạng, phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương và các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc thu phạt vi
phạm hành chính qua mạng điện tử. Đến hết năm 2016, Kho bạc Nhà nước đã
hoàn thành việc xây dựng và triển khai tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương 3
dịch vụ công trực tuyến mức 3 gồm: (i) Khai báo giao nhận hồ sơ và giao dịch
một cửa thuộc lĩnh vực kho bạc; (ii) Giao diện thơng tin u cầu thanh tốn và
Chương trình kê khai u cầu thanh tốn qua mạng; (iii) Đăng ký mở và sử dụng
tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và sẽ tiếp tục triển khai mở rộng trong năm
2017-2018.
2. Ứng dụng phục vụ công tác nghiệp vụ:
(1) Đối với lĩnh vực tài chính, ngân sách, kho bạc:
- Triển khai mở rộng Hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế giữa cơ
quan Thuế - Kho bạc - Hải quan -Tài chính là một trong những nội dung quan
trọng theo Dự án hiện đại hóa quy trình thu, nộp thuế được phê duyệt Quyết
định số 2095/QĐ-BTC ngày 16/8/2010. Năm 2013 đã hoàn thành dự án, triển
khai cho 2.560 điểm (Cơ quan Thuế: 740, Cơ quan Kho bạc: 740, Cơ quan Tài
chính: 740, Cơ quan Hải quan: 340). Hiện nay, toàn bộ các giao dịch về thu
NSNN đều được điện tử hóa và truyền nhận qua Trung tâm trao đổi chung đặt
tại Bộ Tài chính, phục vụ ổn định 24/24 giờ, trung bình 1 năm có khoảng 16
triệu chứng từ/biên lai thu (bảng kê, danh bạ, sổ thuế, tờ khai, lệnh hồn, gói
phản hồi, chứng từ) được truyền nhận.
- Hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) đã được triển khai áp
dụng ổn định từ năm 2012 tại các cơ quan thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan tài
chính và Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện tại 63 tỉnh, thành phố trên phạm
vi toàn quốc, 37 Bộ, ngành, 3 Sở, ban, ngành của Hà Nội với khoảng 15.000
người sử dụng (số lượng user thường xuyên sử dụng khoảng trên 11.000 người).
Việc triển khai thành công hệ thống TABMIS là một bước tiến lớn về hiện đại

hố cơng tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu phân bổ dự toán, thực hiện
thu, chi, kế tốn và báo cáo ngân sách, nâng cao tính minh bạch trong thực hiện
kế toán thu-chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, các hệ thống thơng tin kết nối
thu ngân sách Nhà nước với các ngân hàng thương mại, hệ thống thanh toán
song phương với các NHTM (TTSP-TT) và hệ thống thanh toán liên ngân hàng
(TTLNH) cũng đã được thiết lập và vận hành ổn định.
- Hệ thống phân tích tài chính và quản lý nợ DMFAS vận hành chính thức
từ tháng 8/2013 với các chức năng chính gồm: (i) Quản lý nợ cơng của Chính
7


phủ, giám sát các rủi ro tài chính từ các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp Nhà
nước; (ii) Hỗ trợ phát triển việc ghi chép nợ trong nước và quản lý rủi ro trong
Chính phủ cũng như việc tổng hợp tổng thể công tác quản lý nợ thông qua giao
diện với TABMIS (cung cấp cho TABMIS các thông tin về trái phiếu Chính
phủ, chứng từ ghi thu – ghi chi, rút vốn vay,…từ năm 2000 cho đến nay); (iii)
Quản lý các khoản viện trợ và các khoản vay nước ngoài, cung cấp một danh
mục các khoản thanh toán trả nợ sắp phải trả theo lịch trả nợ và dư nợ phải trả,
hỗ trợ TABMIS trong việc chuẩn bị yêu cầu thanh tốn trả nợ nước ngồi.
(2) Đối với lĩnh vực thuế: Từ năm 2009, Tổng cục Thuế đã xây dựng hệ
thống ứng dụng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) sử dụng giải pháp có
sẵn của quốc tế theo mơ hình xử lý tập trung trên phạm vi tồn quốc. Đến hết
2012, Tổng cục Thuế đã triển khai thành công hệ thống ứng dụng quản lý thuế
TNCN tại 63 Cục Thuế và gần 700 cơ quan Thuế quận, huyện. Đây là hệ thống
quản lý thuế tích hợp cho phép xử lý và quản lý tập trung thông tin thuế TNCN
trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống đã xử lý đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho
hơn 10 triệu cá nhân và hỗ trợ cán bộ thuế trong các khâu quản lý thuế như:
phân loại người nộp thuế, đơn đốc kê khai, xử lý tờ khai và tính thuế, kế toán
người nộp thuế, kế toán thu ngân sách, thu thuế và quản lý nợ, v.v. Đặc biệt hệ
thống có thể hỗ trợ cơ quan thuế kiểm tra và thực hiện quyết tốn thuế, hồn

thuế TNCN cho NNT trên phạm vi toàn quốc...
Từ những kết quả đã đạt được trong việc triển khai ứng dụng quản lý thuế
TNCN và hiệu quả tích cực hỗ trợ triển khai Luật thuế TNCN, Tổng cục đã
quyết định nâng cấp kiến trúc hệ thống ứng dụng Quản lý thuế hiện hành lên mơ
hình xử lý tập trung tại Tổng cục bằng giải pháp nâng cấp mở rộng hệ thống ứng
dụng QLT_TNCN để quản lý các loại thuế khác gọi tắt là “Hệ thống ứng dụng
Quản lý thuế tập trung” (viết tắt là TMS). Hệ thống TMS thay thế cho 16 ứng
dụng Quản lý thuế hiện hành và là hệ thống ứng dụng tác nghiệp lõi chính thức
và duy nhất của ngành Thuế hỗ trợ công tác quản lý thuế của các cấp trong
ngành Thuế. Đến nay hệ thống đã hoàn thành triển khai và vận hành tại 63/63
Cục Thuế và toàn bộ các Chi cục Thuế trực thuộc trên toàn quốc.
(3) Đối với lĩnh vực hải quan: Hệ thống thông quan tự động
VNACCS/VCIS được triển khai tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn
quốc với hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng
phương thức điện tử. Hệ thống VNACCS/VCIS cùng với các hệ thống thông
quan (e-Declaration) và hệ thống thanh toán thuế (e-payment),... được triển khai
đồng bộ, có kết nối, trao đổi thơng tin đã đảm nhận và xử lý thông tin phục vụ
thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, q cảnh hồn tồn trên mơi trường
điện tử theo mơ hình xử lý tập trung.
(4) Đối với lĩnh vực chứng khoán: Hệ thống CNTT đối với thị trường
chứng khoán bao gồm giao dịch, lưu ký chứng khoán và được áp dụng chung
cho Sở giao dịch chứng khoán cũng như Trung tâm lưu ký. Bên cạnh đó, trong
năm 2013, UBCK đã xây dựng và triển khai 02 hệ thống phục vụ công bố thông
tin và giám sát giao dịch:
8


- Hệ thống công bố thông tin cho công ty đại chúng trên thị trường chứng
khoán IDS nhằm quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán. Đến
nay đã có khoảng 90% cơng ty đại chúng đăng ký sử dụng, đã thực hiện báo cáo

và công bố trên 30.000 thông tin về các công ty đại chúng;
- Hệ thống giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán (MSS) thực
hiện các phân tích trên những dữ liệu của thị trường để hỗ trợ và phục vụ cho
công tác quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.
(5) Đối với lĩnh vực dự trữ: Hệ thống quản lý vật tư hàng hóa, kho tàng dự
trữ nhà nước đã được xây dựng, triển khai theo mơ hình tập trung và được sử
dụng thống nhất trên cả 03 cấp của hệ thống dự trữ nhà nước nhằm hỗ trợ các
hoạt động nghiệp vụ nhập, xuất, bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia. Năm 2016,
Tổng cục DTNN đã hoàn thành xây dựng CSDL dự trữ nhà nước phục vụ việc
cung cấp thông tin cho hoạt động đánh giá, phân tích hỗ trợ công tác điều hành
ra quyết định và xây dựng cơ chế chính sách quản lý dự trữ quốc gia.
(6) Cơng tác thống kê tài chính: Trong giai đoạn 2011-2015, cơng tác
thống kê đã được Lãnh đạo Bộ Tài chính quan tâm, chỉ đạo sát sao, Bộ trưởng
Bộ Tài chính đã phê duyệt Kế hoạch phát triển hệ thống thông tin và dữ liệu
thống kê tài chính đến năm 2015 (Quyết định số 2179/QĐ-BTC ngày 27/8/2010)
và Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược phát triển Thống
kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số
3036/QĐ-BTC ngày 27/11/2014). Công tác thống kê đã đạt được kết quả như
sau:
Thể chế, khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động thống kê của toàn ngành,
địa phương và hoạt động thống kê của các hệ thống thuộc Bộ cơ bản đã hình
thành. Đến thời điểm hiện nay, đã hình thành lên các tổ chức làm công tác thống
kê chuyên trách tại Cục Tin học và Thống kê tài chính, Ủy ban Chứng khốn
Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và Tổng cục Hải Quan.
Triển khai Quyết định số 2179/QĐ-BTC, Bộ Tài chính đã triển khai đồng
bộ nhiều giải pháp, nội dung nhằm xây dựng và tổ chức cơng tác thống kê tài
chính thống nhất từ trung ương đến địa phương, hỗ trợ các Sở Tài chính phát
triển cơng tác thống kê tài chính tại địa phương cả về nghiệp vụ, năng lực, tổ
chức và phương tiện, công cụ. Để nâng cao chất lượng thông tin thống kê, công
tác thu thập thông tin cũng được thực hiện qua hình thức đa dạng, phong phú, hệ

thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê tài chính mới đã từng bước đảm bảo
tính đồng bộ và là nguồn thông tin đầu vào tin cậy của hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia và các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác.
Bên cạnh đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách nhằm tạo hành
lang pháp lý đồng bộ, thống nhất trong triển khai công tác thống kê tài chính, Bộ
Tài chính đã tăng cường nghiên cứu, ứng dụng phương pháp luận thống kê tiên
tiến và xây dựng, chuẩn hóa các quy trình thống kê theo chuẩn mực quốc tế. Đồng
thời, chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu biểu mẫu, hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp; xây
dựng và quản lý các bảng mã phân loại thống kê tập trung đã đáp ứng tốt các yêu
cầu sử dụng trong các hệ thống phần mềm tập trung của ngành Tài chính.
9


Ngồi ra, việc cơng bố và sử dụng thơng tin thống kê ngày càng được
chuẩn hóa, các sản phẩm thống kê đa dạng, phong phú. Bên cạnh các ấn phẩm
thống kê truyền thống như: Niên giám thống kê tài chính, Báo cáo thường niên
của Bộ Tài chính, Niên giám Thống kê Hải quan, Cuốn sách Ngân sách Việt
Nam, Báo cáo thường niên của UBCKNN,... Bộ Tài chính cũng đã áp dụng
nhiều biện pháp công bố thông tin đa dạng qua Cổng thông tin điện tử, qua hệ
thống phần mềm, mạng máy tính.
Năm 2016 là năm đầu tiên Luật Thống kê chính thức có hiệu lực thi hành,
cơng tác thống kê và cơ sở dữ liệu được tập trung triển khai và có nhiều đổi mới.
Trong năm, đã tổ chức hội nghị tập huấn Tăng cường triển khai Luật Thống kê
và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thống kê. Các đơn vị trong ngành đã
chủ động phối hợp triển khai nhiều giải pháp thu thập, tổng hợp, phân tích đảm
bảo cung cấp kịp thời các thông tin, số liệu về kinh tế, xã hội, tài chính ngân
sách phục vụ cơng tác quản lý điều hành của Bộ; duy trì báo cáo thống kê tài
chính, thơng tin phục vụ Lãnh đạo.
Bên cạnh đó, việc hồn thành nghiên cứu đề án Xây dựng Cơ sở dữ liệu
quốc gia về Tài chính được phê duyệt tại Quyết định số 2376/QĐ-BTC ngày

01/11/2016 là cơ sở cho triển khai công tác thống kê và xây dựng Cơ sở dữ liệu
quốc gia về tài chính tạo nền tảng xây dựng Chính phủ điện tử.
(7) Đối với lĩnh vực quản lý công sản: năm 2014 đã hoàn thành dự án nâng
cấp Hệ thống Quản lý đăng ký tài sản Nhà nước lên phiên bản 3.0 theo mơ hình
tập trung hỗ trợ việc đăng ký, quản lý sử dụng tài sản của các đơn vị sử dụng ngân
sách, với các tài sản là đất, nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô và các tài sản cố định khác
có nguyên giá trên 500 triệu đồng, triển khai cho 127 đơn vị (Cục Quản lý công
sản, 63 Sở Tài chính và 63 Bộ, ngành cơ quan trung ương).
(8) Xây dựng, vận hành và tổ chức triển khai CSDL tài chính, ngân sách
Trong giai đoạn 2011-2015, ngành Tài chính khơng thực hiện xây dựng
mới các CSDL, chỉ thực hiện duy trì cập nhật và phát triển các đã được đầu tư
xây dựng trong giai đoạn 2000 - 2010, gồm:
- CSDL thu chi ngân sách: CSDL thu chi NSNN được thiết kế, xây dựng
lần đầu năm 2003 có chức năng thu thập, tổng hợp, lưu trữ, xử lý và cung cấp
các thơng tin ngân sách như: Thơng tin về tình hình thực hiện chấp hành thu chi
Ngân sách hàng tháng, quý và năm chi tiết theo MLNS; Thông tin về quyết tốn
NSNN, lưu các thơng tin số liệu về các báo cáo quyết tốn thu, chi NSNN hàng
năm; Nhóm báo cáo cơng khai ngân sách gồm những báo cáo có sẵn, được đính
kèm file, hoặc nhập dữ liệu trực tiếp theo form định sẵn; Nhóm dữ liệu tổng hợp
báo cáo lưu các thông tin về dữ liệu tổng hợp báo cáo sinh ra từ các dữ liệu gốc.
Việc cập nhật dữ liệu từ Hệ thống Tabmis vào CSDL thu chi NSNN được thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ
Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quản lý
Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

10


- CSDL đơn vị có quan hệ ngân sách: CSDL chủ đề mã số đơn vị có quan
hệ với ngân sách là ứng dụng cấp mã đơn vị có quan hệ với ngân sách đang

được nâng cấp theo hướng cung cấp dịch vụ công mức 4, cấp mã trực tuyến,
hướng tới cung cấp công khai các thông tin về các đơn vị có quan hệ với ngân
sách kể từ ngày 01/01/2016. Hệ thống được cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà
nước tại TW và địa phương sử dụng trong công tác cấp và quản lý mã số đơn vị
có quan hệ với ngân sách, mã giao dịch với cơ quan kho bạc. Tổng số mã số đơn
vị có quan hệ với ngân sách đã cấp được là 695.151 đơn vị trong đó có 105.941
đối tượng là đơn vị dự tốn, đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị khác có quan hệ
với ngân sách và 589.210 mã số dự án đầu tư.
- CSDL văn bản pháp quy: thu thập và lưu trữ toàn bộ các văn bản pháp
quy của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ liên quan đến tài chính ngân sách. CSDL
lưu trữ được gần 31.935 văn bản, trong đó có 8.883 văn bản của ngành Tài chính,
khoảng 23.052 văn bản của các đơn vị ngoài ngành Tài chính. CSDL về văn bản
pháp quy được cập nhật đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả và thường xuyên được sử
dụng khai thác với trung bình 60.000 lượt truy cập trong một năm.
- CSDL danh mục dùng chung (DMDC): CSDL DMDC là hệ thống
CSDL được đầu tư xây dựng, phục vụ chuẩn hóa hệ thống danh mục, hạn chế sự
chồng chéo, trùng lắp, quản lý các bảng mã phân loại tập trung của ngành Tài
chính theo quy định về Hệ thống danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính
tại Quyết định số 35/QĐ-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Dữ
liệu về DMDC được cập nhật hàng ngày phục vụ cho việc tích hợp, trao đổi
thơng tin, phân loại, phân tổ kế toán, thống kê trong các phần mềm ứng dụng, hệ
thống thơng tin của ngành Tài chính (Kế toán kho bạc, Quản lý ngân sách, Hệ
thống trao đổi số liệu thu nộp Thuế (TCS), Quản lý tài sản công,...) đặc biệt đây
là hệ thống đã cung cấp các bảng mã chính (Hệ thống COA) phục vụ tích cực
cho việc triển khai thành công dự án TABMIS.
- Lĩnh vực Hải quan: Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã xây dựng, triển
khai: CSDL thơng tin tình báo; CSDL quản lý rủi ro; CSDL trị giá hải quan;
CSDL hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu; CSDL danh mục biểu thuế và phân loại
mức thuế. Việc xây dựng các CSDL này đã góp phần quan trọng trong việc đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong ngành Hải quan, thúc đẩy chuyển đổi mơ hình

CNTT từ phân tán sang mơ hình CNTT tập trung tại Tổng cục Hải quan; đồng
thời nâng cao chất lượng công tác điều tra chống buôn lậu; công tác kiểm tra sau
thông quan; đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác số liệu.
- Lĩnh vực Thuế: Đã xây dựng CSDL tập trung thơng tin đầy đủ, chính
xác về người nộp thuế và tình hình thu, nộp thuế trên tồn quốc. Đồng thời, củng
cố và nâng cấp CSDL tập trung về doanh nghiệp đã được xây dựng từ giai đoạn
trước; xây dựng và triển khai ứng dụng khai thác thông tin từ CSDL tập trung
này phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý thuế theo phương pháp
quản lý rủi ro, hình thành CSDL về quản lý thuế tập trung tại Tổng cục Thuế
theo tiến độ triển khai của ứng dụng Quản lý thuế tập trung (TMS).
11


- Lĩnh vực Dự trữ: đã hoàn thành dự án Thiết kế và xây dựng CSDL dự
trữ Nhà nước, hình thành một kho dữ liệu tập trung, tổng hợp dữ liệu tồn ngành
về dự trữ quốc gia, phục vụ thơng tin cho công tác điều hành, ra quyết định và
xây dựng cơ chế, chính sách quản lý dự trữ nhà nước. Dữ liệu tổng hợp của các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục DTNN được thu thập,
tổng hợp và chuyển đổi vào kho dữ liệu trên cơ sở các chiều thông tin liên quan;
là tiền đề xây dựng các chỉ tiêu hỗ trợ đánh giá, truy vấn, phân tích, xử lý số liệu
phục vụ hệ thống thông tin báo cáo sắp triển khai.
- Lĩnh vực Chứng khoán: đã triển khai và đưa vào vận hành 05 hệ thống
CSDL: Hệ thống CSDL quản lý Công ty chứng khốn (SCMS); Hệ thống CSDL
quản lý Cơng ty quản lý Quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán (FMS); Hệ thống
CSDL quản lý Nhà đầu tư nước ngoài; Hệ thống CSDL quản lý Người hành
nghề chứng khoán; Hệ thống CSDL phục vụ công tác Thanh tra.
- Lĩnh vực tài sản công: đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành
CSDL quốc gia về tài sản nhà nước để quản lý các nhóm tài sản lớn gồm: (i) đất,
nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; (ii) xe ô tô các loại (xe
phục vụ chức danh, xe phục vụ chung, xe chuyên dùng); (iii) các tài sản khác có

nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản. Đến nay, CSDL quốc gia
về TSNN đã cập nhật thông tin về TSNN của 101.723 đơn vị, trong đó có
85.680 đơn vị có tài sản thuộc các loại nêu trên đã thực hiện việc kê khai đăng
ký vào CSDL, số đơn vị cịn lại khơng có tài sản thuộc đối tượng phải kê khai
đăng ký. Tổng giá trị TSNN đến ngày 31/12/2016 là 1.044.899,47 tỷ đồng, trong
đó: tài sản là quyền sử dụng đất: 682.538,52 tỷ đồng, tài sản là nhà: 265.068,38
tỷ đồng, tài sản là ô tô: 23.986,30 tỷ đồng, tài sản khác có nguyên giá từ 500
triệu đồng trở lên: 73.306,27 tỷ đồng.
- Đối với lĩnh vực quản lý giá: Trong năm 2012, đã hoàn thành xây dựng,
triển khai phần mềm Quản lý giá cả thị trường hàng hóa, dịch vụ (phần mềm
2.0) tại 63 Sở Tài chính địa phương nhằm thu thập xử lý thơng tin về giá cả thị
trường hàng hố, dịch vụ trong và ngồi nước, tăng cường cơng tác quản lý điều
hành giá và bình ổn giá, hỗ trợ cơng tác thẩm định giá đáp ứng các nội dung tại
Thông tư số 55/2011/TT-BTC ngày 29/4/2011 hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị
trường hàng hoá, dịch vụ trong nước, giá hàng hoá nhập khẩu. Việc triển khai sử
dụng phần mềm 2.0 bước đầu góp phần hình thành CSDL về giá và tạo nguồn
dữ liệu cho CSDL quốc gia về giá xây dựng trong thời gian tới theo quy định
của Luật Giá số 11/2012/QH13, Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 06/08/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật về thẩm định
giá; Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/09/2013 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giá và văn bản hướng dẫn liên quan.
3. Ứng dụng CNTT trong nội bộ Bộ Tài chính
(1) Chương trình quản lý văn bản và điều hành:
- Chương trình Quản lý văn bản và điều hành ngành Tài chính (eDocTC):
Hồn thành cài đặt, triển khai và đào tạo hướng dẫn sử dụng phần mềm eDocTC
cho 04 đơn vị theo phạm vi triển khai chương trình eDocTC đã được Bộ phê
12


duyệt: cơ quan Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Dự

trữ Nhà nước. Đã chính thức liên thông văn bản điện tử giữa Bộ và các đơn vị
trực thuộc Bộ, tích hợp chương trình EdocTC với trục liên thơng văn bản điện tử
Chính phủ.
- Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan
nhà nước văn bản điều hành cho cơ quan Bộ và các đơn vị thuộc Bộ: Hệ thống
của Bộ Tài chính chính thức kết nối liên thông với hệ thống phần mềm quản lý
văn bản với Văn phịng Chính phủ từ ngày 1/8/2016. Tính đến hết năm 2016 đã
trao đổi 2.881 văn bản, trong đó nhận 1.900 văn bản (bao gồm tất cả các văn bản
hành chính và văn bản quy phạm pháp luật), 981 văn bản đi.
(2) Hệ thống điện tử đa phương tiện hỗ trợ chỉ đạo điều hành của Bộ Tài
chính: Đến hết năm 2016 đã tổ chức thành công 23 cuộc họp trực tuyến. Trong
đó, 100% các cuộc họp sơ kết 6 tháng, tổng kết năm của các đơn vị hệ thống đều
được thực hiện qua hệ thống. Việc triển khai hệ thống đã bước đầu đem lại hiệu
quả: Thông tin được phổ biến toàn diện, đồng bộ tới tất cả các đơn vị; Tiết kiệm
chi phí đi lại, ăn ở,...; Các cuộc họp, hội nghị, hội thảo được tổ chức một cách
nhanh chóng, thuận tiện, có thể tổ chức để phục vụ yêu cầu điều hành ở mọi thời
điểm, trong các tình huống khẩn cấp; đa dạng các hình thức trao đổi, thảo luận; có
thể thực hiện trong thời gian dài; có thể cùng một lúc hội nghị được với nhiều
điểm nhánh hoặc một điểm nhánh riêng lẻ với các nội dung khác nhau.
(3) Về sử dụng hệ thống thư điện tử: 100% cán bộ, công chức nghiệp vụ
(Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước) được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử trong
công việc, riêng Tổng cục DTNN đạt 90% cán bộ, công chức do tại các kho dự
trữ hệ thống trang thiết bị CNTT còn thiếu, khả năng sử dụng CNTT của cán bộ
cịn thấp.
(4) Phần mềm Thi đua khen thưởng 2.0: Hồn thành nâng cấp và tổ chức
triển khai, đào tạo hướng dẫn sử dụng phần mềm cho cán bộ làm công tác thi
đua khen thưởng trong ngành Tài chính và triển khai chính thức từ ngày
15/5/2016.

(5) Về quản lý hồ sơ cán bộ: giai đoạn 2011-2015 sử dụng Chương trình
QLCB 4.0 để đáp ứng các yêu cầu quản lý của Bộ, việc quản lý hồ sơ cán bộ của
công chức các cấp tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính và các Tổng cục thực hiện
phân tán. Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra là Xây dựng hệ thống quản lý
cán bộ tập trung tại Bộ Tài chính, trong năm 2016 đã hồn thành cơng tác tư vấn
nghiên cứu khả thi để xây dựng Chương trình Quản lý cán bộ tập trung tồn
ngành, hiện nay đang trong q trình thiết kế thi công và dự kiến dự án được
triển khai trong năm 2017 - 2018.
(6) Về công tác quản lý tài sản nội ngành: hiện tại ứng dụng quản lý tài
sản nội ngành Tài chính theo mơ hình tập trung đang gấp rút hoàn thiện và sẽ
đưa vào triển khai trong năm 2017.
13


4. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo an tồn an ninh thơng tin:
Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Tài chính tiếp tục duy trì, nâng cấp, bổ
sung, mở rộng các hạ tầng kỹ thuật đã thiết lập từ giai đoạn trước, đáp ứng mục
tiêu đề ra. Cụ thể:
- Hạ tầng truyền thơng thống nhất ngành Tài chính: Tiếp tục duy trì mơ hình
Trung tâm miền/Trung tâm tỉnh và công nghệ MPLS/VPN; Trang bị mới, thay thế
thiết bị hết khấu hao, nâng cấp thiết bị cho 2.246 đơn vị; Kết nối thêm 241 đơn vị
trong ngành và 40 Bộ, ngành tham gia sử dụng TABMIS; Nâng cấp băng thông
cho 1.907 đơn vị; Bổ sung kênh truyền dự phòng; Trang bị đảm bảo môi trường
hoạt động 24/7 cho các Trung tâm miền, Trung tâm tỉnh. Tổng cộng, hệ thống hiện
gồm 2.827 điểm kết nối và 5.067 kênh truyền. Hệ thống đáp ứng các chỉ tiêu về độ
sẵn sàng quy định tại Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng hạ tầng truyền thơng
thống nhất ngành Tài chính ban hành theo Quyết định số 109/QĐ-BTC ngày
15/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đáp ứng yêu cầu của nghiệp vụ.
- Trung tâm dữ liệu: Hiện nay tồn ngành có 05 TTDL, trong đó có 02
TTDL do các đơn vị trực tiếp xây dựng, quản lý, vận hành và đặt tại trụ sở của các

đơn vị là Kho bạc Nhà nước và Tổng cục Hải quan, số còn lại (Tổng cục Thuế, Ủy
ban Chứng khốn Nhà nước và Bộ Tài chính) đang thực hiện thuê ngoài.
- Mạng nội bộ, Internet và trang thiết bị: 100% đơn vị cấp Trung ương,
tỉnh, huyện có mạng nội bộ và kết nối Internet (trực tiếp hoặc gián tiếp). Mạng
nội bộ của các đơn vị cấp Trung ương và các đơn vị lớn cấp tỉnh được thiết kế
theo mơ hình tiêu chuẩn, hiện đại, tốc độ cao. Mạng nội bộ của các đơn vị cấp
tỉnh và huyện cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc của đơn vị.
- Ngành đã đầu tư các máy chủ lớn phục vụ các ứng dụng tập trung quy
mơ tồn ngành và áp dụng cơng nghệ ảo hóa nhằm tối ưu hóa năng lực của máy
chủ. Tồn ngành (khơng bao gồm các Sở Tài chính, phịng Tài chính Kế hoạch)
có trên 5.300 máy chủ, 77.000 máy trạm (100% cán bộ nghiệp vụ được trang bị
máy tính phục vụ cơng việc). Các thiết bị đều đáp ứng các tiêu chuẩn công nghệ
theo quy định của Bộ.
- Để đảm bảo tính liên thơng, đồng bộ dữ liệu nghiệp vụ tài chính Bộ Tài
chính đã triển khai đề án trang bị hạ tầng CNTT đồng bộ cho các Sở Tài chính,
các Phịng Tài chính. Đến hết năm 2011, Bộ Tài chính đã trang cấp cho các Sở
Tài chính hệ thống mạng LAN, máy chủ, máy trạm, kết nối hạ tầng truyền
thông, trang bị hệ thống các phần mềm, bước đầu đã giúp cho các Sở Tài chính
khắc phục được các khó khăn về hạ tầng CNTT đảm bảo liên thông kết nối để
trao đổi dữ liệu phục vụ cơng tác quản lý tài chính của Bộ Tài chính cũng như
cơng tác quản lý của địa phương. Hiện nay, việc hỗ trợ đang được Bộ Tài chính
tập trung vào các hoạt động như: hỗ trợ duy trì kênh truyền, hỗ trợ trong lĩnh
vực đảm bảo an toàn an ninh thơng tin (duy trì bản quyền phần mềm phịng diệt
virus, rà sốt mã độc máy tính tại các Sở Tài chính, đào tạo kiến thức chuyên
sâu về an tồn thơng tin cho cán bộ tin học của Sở) và hỗ trợ các ứng dụng do
Bộ Tài chính triển khai (Ngân sách, Kế tốn xã, kế tốn hành chính sự nghiệp,
chương trình quản lý tài sản...).
14



- Về cơng tác đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin: Trước năm 2010, đầu tư
cho an tồn an ninh thông tin của ngành mới chỉ dừng ở mức kỹ thuật và trang bị
rất cơ bản (tường lửa, hệ thống phòng diệt virus). Trong giai đoạn 2011-2015, lĩnh
vực này đã được quan tâm một cách toàn diện và mạnh mẽ: Ban hành quy định áp
dụng toàn ngành về đảm bảo an tồn thơng tin; Tiêu chuẩn hóa các thiết bị an tồn
thơng tin chính yếu; Bước đầu triển khai áp dụng tiêu chuẩn quản lý an tồn thơng
tin TCVN ISO/IEC 27001:2009; Thành lập các bộ phận chuyên trách về an tồn
thơng tin; Triển khai thường xun các hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức về
an tồn thơng tin cho cán bộ tin học, cán bộ nghiệp vụ; Củng cố các hệ thống kỹ
thuật an tồn thơng tin đã thiết lập và trang bị mới các giải pháp nâng cao (phát
hiện và phịng chống tấn cơng, tường lửa ứng dụng, cơng cụ dị qt bảo mật...);
Triển khai các sáng kiến trong việc kiểm soát truy cập Internet nhằm hạn chế tác
nhân gây mất an tồn thơng tin từ mơi trường này.
- Hệ thống dự phòng: 100% các đơn vị cấp Trung ương và cấp tỉnh đã
trang bị hệ thống sao lưu dữ liệu tập trung. Các hệ thống lớn đều được trang bị
dự phòng tại chỗ và đảm bảo chế độ bảo hành, bảo trì thường xuyên. Trung tâm
dữ liệu dự phòng thảm họa đã bắt đầu hoạt động xây dựng.
- Khai thác hạ tầng chứng thực chữ ký số: Trong giai đoạn 2011-2015,
ngành Tài chính triển khai rất mạnh hoạt động ứng dụng chữ ký số, sử dụng triệt
để hạ tầng của Ban Cơ yếu Chính phủ và dịch vụ chứng thực chữ ký số công
cộng, tạo nên một bước ngoặt lớn trong việc chuyển đổi hình thức giao tiếp giữa
doanh nghiệp, người dân với các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc, Chứng
khoán, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính ở phạm vi tồn ngành.
5. Xây dựng môi trường pháp lý và xây dựng tổ chức, phát triển nguồn
nhân lực CNTT-Thống kê:
(1) Về xây dựng môi trường pháp lý:
Để đảm bảo việc tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong toàn ngành
được đồng bộ thống nhất, tuân thủ các quy định của Nghị định số 102/2009/NĐCP ngày 6/11/2009 về quản lý đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà
nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phê duyệt Quyết định số 2699/QĐ-BTC ngày
10/11/2011 ban hành Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT tại các cơ quan

hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, Quyết định số 2738/QĐ-BTC
ngày 22/12/2015 sửa đổi bổ sung Quyết định 2699/QĐ-BTC.
Đến nay, toàn ngành đã ban hành các quy định, quy chế áp dụng cho hoạt
động ứng dụng CNTT tại các đơn vị, hệ thống theo các nhóm chính sách: hướng
dẫn triển khai các quy định, tiêu chuẩn của nhà nước (29 văn bản); quy trình,
quy định về triển khai ứng dụng CNTT (88 văn bản); quy định về lĩnh vực thống
kê, cơ sở dữ liệu (19 văn bản); giao dịch điện tử (11 văn bản) (chi tiết tại phụ lục
đính kèm).
Cơng tác đầu tư ứng dụng CNTT được tổ chức đảm bảo tuân thủ quy định
của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT, việc đầu tư, mua sắm ứng
dụng CNTT được phân cấp tại Quyết định số 2298/QĐ-BTC ngày 09/6/2012 và
15


Quyết định 2442/QĐ-BTC ngày 11/9/2015 tạo sự chủ động cho các đơn vị trong
triển khai ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, hiện đại hóa ngành.
Các văn bản, cơ chế chính sách góp phần tạo hành lang pháp lý cho các
đơn vị trong ngành Tài chính tổ chức thực hiện quản lý, triển khai ứng dụng
CNTT đảm bảo tuân thủ các quy định Nhà nước và của ngành Tài chính.
(2)Về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực ứng dụng CNTT:
Thực hiện Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ
về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Bộ
Tài chính đã kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của đơn vị chuyên
trách về CNTT, đảm bảo thực hiện được đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của đơn
vị chuyên trách về CNTT như quy định tại Điều 46, Nghị định số 64/2007/NĐCP, đồng thời đáp ứng công tác triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn mới.
Trong thời gian qua, công tác đào tạo về kiến thức tin học cơ bản cho cán
bộ nghiệp vụ được Bộ Tài chính quan tâm, chú trọng. Hàng năm, Bộ Tài chính
thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo kiến thức tin học cơ bản, các lớp tập huấn
sử dụng các ứng dụng tác nghiệp, hướng dẫn khai thác CSDL cho cán bộ nghiệp
vụ đảm bảo toàn bộ cán bộ có đủ kiến thức để sử dụng thành thạo các ứng dụng

tác nghiệp phục vụ công tác chuyên môn.
Để đảm bảo tổ chức và vận hành các hệ thống lớn, công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực CNTT chuyên sâu đã được quan tâm đúng mức. Các
chương trình đào tạo được thiết kế và lựa chọn phù hợp với trình độ của từng
đối tượng cán bộ, trang bị các kiến thức CNTT theo chuẩn quốc tế, nhiều cán bộ
có chứng chỉ quốc tế chuyên viên quản trị mạng CCNA; 05 cán bộ có chứng chỉ
quốc tế về chuyên gia quản trị mạng CCNP; 13 cán bộ có chứng chỉ quốc tế
chuyên gia bảo mật CEH; 03 cán bộ có chứng chỉ quốc tế về quản trị mạng
Juniper; 04 cán bộ có chứng chỉ quốc tế MCSA, MCP; 25 cán bộ có chứng chỉ
quốc tế về quản trị CSDL Oracle OCA, OCP và khoảng 27 cán bộ có chứng chỉ
quốc tế quản trị dự án CNTT.
6. Về hỗ trợ triển khai ứng dụng CNTT tại các Sở Tài chính đảm bảo
tính liên thơng dữ liệu phục vụ u cầu quản lý của nghiệp vụ tài chính:
Sở Tài chính (STC) là một thành phần quan trọng trong triển khai ứng
dụng CNTT của ngành Tài chính, cung cấp dữ liệu về các CSDL đặt tại Bộ Tài
chính, khai thác các phần mềm chung của ngành thông qua hệ thống mạng
HTTT thống nhất ngành Tài chính. Tuy nhiên, do điều kiện tại mỗi địa phương
khác nhau nên việc đầu tư ứng dụng CNTT tại các STC không đồng đều và chưa
đáp ứng được yêu cầu quản lý nghiệp vụ tài chính. Để đảm bảo tính liên thơng
dữ liệu đáp ứng u cầu nghiệp vụ quản lý tài chính, trong giai đoạn 2011-2016,
Bộ Tài chính đã triển khai một số nội dung ứng dụng CNTT hỗ trợ các STC.
- Triển khai các phần mềm ứng dụng chuyên ngành của Bộ cho các STC và
Phịng Tài chính (PTC), góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chuyên
môn nghiệp vụ của Bộ Tài chính và tại địa phương: Phần mềm Quản lý ngân
sách (QLNS) và TABMIS; Hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế giữa cơ
16


quan Thuế - Kho bạc Nhà nước - Hải quan - Tài chính; CSDL thu chi ngân sách;
Hệ thống Quản lý đăng ký tài sản Nhà nước; phần mềm Quản lý giá cả thị trường

hàng hóa, dịch vụ; phần mềm báo cáo thống kê; dịch vụ cấp mã số đơn vị có
quan hệ với ngân sách trực tuyến mức độ 4.
- Hỗ trợ sử dụng chương trình Quản lý ngân sách, hỗ trợ nhận dữ liệu thu,
chi ngân sách cho cơ các quan tài chính từ Trung ương xuống địa phương: năm
2013 hỗ trợ người sử dụng (NSD) chương trình QLNS, cơng tác tổng hợp quyết
tốn ngân sách (trực tiếp tại 30 STC và hỗ trợ từ xa cho 63 STC); năm 2016 Hỗ
trợ chương trình Quản lý ngân sách 8.0 phục vụ trong cơng tác điều hành, quyết
tốn ngân sách trong 12 tháng (hỗ trợ trực tiếp cho 30 STC và Hỗ trợ từ xa cho
63 STC)
- Hỗ trợ trang bị hạ tầng kỹ thuật: xây dựng mạng nội bộ và kết nối mạng
HTTT cho toàn bộ STC, PTC; trang bị hệ thống máy chủ cho STC, PTC phục
vụ việc cài đặt triển khai ứng dụng QLNS và Hệ thống trao đổi thông tin thu
NSNN (năm 2011 mua sắm trang thiết bị, dịch vụ công nghệ thực hiện triển khai
ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ quản lý tài chính của cơ quan
tài chính địa phương và Bộ Tài chính cho 51STC);
- Đảm bảo an tồn an ninh thông tin các hệ thống kết nối với hệ thống của
Bộ Tài chính: triển khai phần mềm phịng chống các mã độc hại cho máy chủ,
máy trạm tại STC, PTC; Rà sốt, củng cố bảo mật máy tính tại Sở Tài chính,
phịng Tài chính – Kế hoạch (năm 2015 triển khai tại 30 STC )
- Hướng dẫn thành lập bộ phận chuyên trách về CNTT, thống kê: Tính đến
hết năm 2016 đã có 41/63 Sở Tài chính đã thành lập Phòng Tin học và Thống kê.
- Đào tạo, tập huấn cán bộ tin học và thống kê của STC:
+ Năm 2012: Tổ chức đào tạo, tập huấn mạng căn bản, triển khai các phần
mềm chuyên ngành của Bộ Tài chính, hỗ trợ cơ quan Tài chính địa phương
chuyển đổi dữ liệu quản lý ngân sách, đồng bộ dữ liệu với Kho bạc Nhà nước
cho 33 STC và 396 PTC.
+ Năm 2013: Cập nhật kiến thức quản trị hệ thống cho 63 Sở Tài chính
(Đào tạo HTTT, Windows Server 2012, OfficeScan, Dịch vụ công, Quản lý dự
án CNTT v.v…).
+ Từ năm 2012 đến năm2016 tổ chức05 lớp đào tạo tập huấn về thống kê

cho 336 lượt học viên; Tập huấn, đào tạo chuyển giao phần mềm Báo cáo thống
kê Sở Tài chính theo Thơng tư số 15/2013/TT-BTC cho 62 STC với 148 học
viên; Tập huấn Thông tư 185/2015/TT-BTC cho 63 STC.
III. Đánh giá chung kết quả thực hiện, những hạn chế tồn tại và
nguyên nhân hạn chế tồn tại:
1. Đánh giá chung
Công tác triển khai ứng dụng CNTT-Thống kê giai đoạn 2011-2015 và
năm 2016, ngành Tài chính đã hồn thành cơ bản các mục tiêu đã đề ra; ứng
dụng CNTT là công cụ, nền tảng để tổ chức triển khai các nhiệm vụ chính trị
17


của ngành, đóng góp chủ động và tích cực trong các chỉ số cạnh tranh; các hệ
thống CNTT được điều chỉnh kịp thời theo chiến lược nghiệp vụ, tạo nền tảng
tốt cho việc phát triển Chính phủ điện tử nói chung và Bộ Tài chính điện tử nói
riêng, cụ thể:
(1) Đã hình thành và triển khai có hiệu quả một số hệ thống thơng tin lớn,
hiện đại, có tính đột phá trong lĩnh vực quản lý tài chính như: hệ thống thông tin
Quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), Hệ thống trao đổi dữ liệu thu nộp thuế
giữa các cơ quan Thuế-Kho bạc-Hải quan-Tài chính, Hệ thống Đăng ký tài sản nhà
nước; hệ thống Thông tin Quản lý nợ (DMFAS), hệ thống Hải quan điện tử và thực
hiện cơ chế quản lý Hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa Hải quan,hệ
thống quản lý thuế thu nhập cá nhân, hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS),...
(2) Hoàn thành xây dựng và triển khai các CSDL trong lĩnh vực chứng
khoán, hải quan, dự trữ nhà nước (CSDL Cơng ty đại chúng, Cơng ty chứng
khốn, Cơng ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư, nhà đầu tư nước ngồi, người hành
nghề chứng khốn, thanh tra chứng khốn; CSDL hàng hóa xuất nhập khẩu;
CSDL vật tư hàng hố, kho tàng dự trữ Nhà nước).
(3) Đã cải thiện một bước cơ bản về xây dựng môi trường pháp lý, cơ cấu tổ
chức, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị CNTT-Thống kê trong ngành, đồng thời

hoàn thành tổ chức tốt cơng tác đào tạo, tập huấn qua đó nâng cao trình độ CNTT,
thống kê của các cán bộ nghiệp vụ ngành Tài chính trong việc khai thác, sử dụng các
ứng dụng CNTT và các khóa đào tạo chuyên sâu về CNTT, thống kê theo tiêu chuẩn
quốc tế gắn với tổ chức bộ máy, gắn với công tác quy hoạch và xây dựng đội ngũ
cán bộ CNTT, thống kê. Tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm về
CNTT, thống kê được học tập, nâng cao trình độ chun mơn ở trong và ngồi nước.
Các thành cơng của ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính nói chung đã
được ghi nhận cả trong và ngồi ngành Tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực
Thuế và Hải Quan đã có quyết tâm và nỗ lực lớn để triển khai tốt các Nghị quyết
của Chính phủ như triển khai ứng dụng CNTT hỗ trợ kê khai thuế, Hải quan
điện tử đều vượt chỉ tiêu đề ra và được các Bộ, Ngành, Chính phủ, cộng đồng
doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao.
Những nỗ lực trên đã được ghi nhận với kết quả Bộ Tài chính đứng đầu trong
04 năm liên tục (từ năm 2013 đến năm 2015 và năm 2016) về Chỉ số ứng dụng
CNTT (ICT index) trong khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Một số tồn tại và hạn chế trong việc ứng dụng CNTT
Trong giai đoạn 2011- 2015 và năm 2016 việc triển khai ứng dụng CNTT
của Bộ Tài chính cịn một số tồn tại như:
- Chưa có được một kiến trúc tổng thể về CNTT của toàn ngành, cũng như
của từng đơn vị hệ thống. Một phần do đến nay Chính phủ cũng chưa có kiến trúc
tổng thể về cơng nghệ thơng tin chung của Chính phủ (đến năm 2015 mới chỉ có
Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam), một phần Bộ Tài chính là một đơn
vị đa ngành, đa lĩnh vực với nhiều nghiệp vụ phức tạp. Để xây dựng được một
kiến trúc tổng thể về CNTT phải có một kiến trúc về nghiệp vụ rõ ràng.
18


- Việc tổ chức triển khai các dự án CNTT mất nhiều thời gian, nhiều dự
án kéo dài phải chuyển thực hiện sang giai đoạn sau.
- Nhiều nội dung trong ứng dụng nội bộ chưa thực sự tham gia trong các

quy trình xử lý cơng việc do chưa được pháp lý hoá: việc tham gia ý kiến qua
thư điện tử chỉ là một kênh tham khảo chưa được chính thức và vẫn phải sử
dụng văn bản giấy...
- Các đơn vị tài chính địa phương (STC) vẫn là hệ thống có mức triển
khai CNTT thấp nhất trong các hệ thống, từ đầu tư ứng dụng CNTT, nhân lực,
đào tạo; đây cũng là mảng yếu nhất trong triển khai CNTT của ngành, nguy cơ
lỗ hổng bảo mật cao trong các kết nối trao đổi dữ liệu của ngành tài chính.
- Việc phối hợp, đồng bộ trong trao đổi dữ liệu với các Bộ, ngành, địa phương
cịn chưa đồng bộ, khó khăn về cả pháp lý và nền tảng công nghệ, nguồn lực.
- Cơng tác thống kê tài chính mới chỉ dừng lại ở nghiệp vụ ban đầu là thu
thập và tổng hợp số liệu theo phương pháp truyền thống, công tác ứng dụng
CNTT vào lĩnh vực thống kê phân tích chưa hồn toàn đáp ứng được yêu cầu.
Việc tổ chức lưu trữ các thơng tin thống kê phục vụ q trình quản lý, điều hành
và hoạch định chính sách, cũng như phục vụ cơng tác nghiên cứu về lĩnh vực tài
chính cịn phân tán, chưa áp dụng được các công nghệ, mô hình phân tích, dự
báo hiện đại. Việc kết nối và trao đổi thông tin với các Bộ, ngành khác hầu như
chỉ ở mức thông qua các thông tin đã được đăng tải trên trang web của Bộ.
3. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại:
3.1 Nguyên nhân khách quan:
(1) Về cơ chế chính sách:
Trong giai đoạn 2011-2016, nhiều quy định mới về quản lý đầu tư ứng
dụng CNTT được ban hành, địi hỏi phải có thời gian để đầu tư hồn thiện cơ cấu
tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tích luỹ kinh nghiệm triển khai.
Trong giai đoạn này việc triển khai ứng dụng CNTT thiếu hướng dẫn quy
hoạch từ các cơ quan quản lý nhà nước của Chính phủ trong việc xây dựng Kiến
trúc tổng thể CNTT, CSDL, an tồn thơng tin,.... Bên cạnh đó, việc các văn bản
hướng dẫn chi tiết, các quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật trong
ứng dụng CNTT chưa được ban hành, hoặc chưa phù hợp, không khuyến khích
các doanh nghiệp CNTT tham gia tư vấn, giám sát các dự án CNTT gây khó
khăn cho cơng tác triển khai ứng dụng CNTT.

(2) Về sự thay đổi công nghệ:
Sự phát triển nhanh chóng của các giải pháp, sản phẩm CNTT mới (xu
hướng bùng nổ dữ liệu Big Data); ảo hóa, điện tốn đám mây (Cloud
computing); xu hướng tăng cường tính di động (Mobility), ...) trong giai đoạn
này cũng tác động không nhỏ tới việc triển khai ứng dụng CNTT của Bộ Tài
chính. Do việc triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn này thực hiện theo mơ
hình tập trung, có tính tích hợp cao (các hệ thống ứng dụng CNTT TABMIS,
PIT, TMS, VNACCS/VCIS, quản lý tài sản, quản lý cán bộ,…), khi nghiên cứu
19


giải pháp ứng dụng CNTT cho các hệ thống này cần phải có thời gian nghiên
cứu, thử nghiệm, thuyết minh sự phù hợp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới
việc quyết định lựa chọn giải pháp công nghệ và thời gian triển khai các dự án.
(3) Về hoạt động nghiệp vụ của ngành Tài chính:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, các chính sách, chế độ về nghiệp vụ tài chính
thay đổi nhanh, thời gian kể từ khi ban hành văn bản đến khi văn bản có hiệu lực
ngắn. Trong khi trình tự triển khai các hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT theo
quy định hiện hành rất nhiều bước, nhiều thủ tục. Do đó phạm vi, nội dung việc
xây dựng, nâng cấp và triển khai các ứng dụng CNTT cũng bị thay đổi theo dẫn
đến việc chậm tiến độ.
Các yêu cầu cải cách hiện đại hoá nghiệp vụ, nâng cao các chỉ số về năng
lực cạnh tranh trong giai đoạn vừa qua dẫn đến chính sách nghiệp vụ tài chính
thường xuyên thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan. Sự thay đổi
thường xuyên về cơ chế chính sách, hiệu lực của cơ chế chính sách thường áp
dụng ngay trong thời gian ngắn sau khi ban hành, do đó với trình tự thủ tục như
quy định thì không thể chỉnh sửa một các kịp thời hệ thống ứng dụng CNTT, để
đưa chính sách vào cuộc sống.
3.2 Nguyên nhân chủ quan:
(1) Sự nhận thức chưa đồng bộ, chưa đầy đủ về vai trị CNTT để từ đó

đưa vào thể chế hoá trong cơ chế điều hành hàng ngày tại các đơn vị.
(2) Sự phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình triển khai các hoạt động
ứng dụng CNTT chưa tuân thủ theo hướng cơ chế, quy trình nghiệp vụ phải đi
trước, phải chuẩn hoá theo hướng ứng dụng CNTT và hiệu lực của chính sách
phải dành đủ thời gian để hoàn thành ứng dụng CNTT theo yêu cầu nghiệp vụ.
(3) Thiếu nguồn lực CNTT, thống kê chất lượng: Trình độ cán bộ CNTT,
thống kê cịn chưa đồng đều ở các cấp, đặc biệt tại địa phương cán bộ CNTT
còn kiêm nhiệm. Thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực hoạch định chiến lược,
định hướng phát triển CNTT và trong lĩnh vực quản trị, vận hành hệ thống
CNTT lớn. Các cán bộ CNTT chưa được đào tạo, bồi dưỡng kịp thời về các kiến
thức, nghiệp vụ tài chính.
(4) Về đầu tư cho CNTT còn chưa liên tục, đồng bộ ở khối Sở Tài chính,
Phịng Tài chính, do nguồn kinh phí cịn hạn hẹp dẫn việc đầu tư ứng dụng
CNTT tại các đơn vị địa phương không đồng đều, làm giảm hiệu quả khai thác
các ứng dụng của ngành tài chính và tạo rủi ro lớn về an tồn thơng tin cho các
hệ thống thơng tin của ngành Tài chính mà khối đơn vị này tham gia sử dụng
(Hạ tầng truyền thông, TABMIS,...).
4. Bài học kinh nghiệm.
Một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình triển khai ứng
dụng CNTT ngành Tài chính giai đoạn 2011 - 2016 như sau:
(1) Tăng cường tính chủ động trong cơng tác dự báo, bám sát và nắm bắt
kịp thời xu hướng, định hướng về tình hình phát triển của ngành Tài chính, sự
20


phát triển của CNTT để nâng cao tầm nhìn chiến lược trong xây dựng kiến trúc
tổng thể ứng dụng CNTT ngành Tài chính.
(2) Tranh thủ sự chỉ đạo của Chính phủ, sự ủng hộ của các Bộ, ngành, sự
chủ động liên hệ, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ nhằm nâng cao hơn nữa
nhận thức của các cấp Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các đơn vị thuộc Bộ về vai

trò và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong cơng tác điều hành tài chính,
ngân sách quốc gia.
(3) Đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và các đơn vị
liên quan trong và ngoài ngành trong quá trình thực hiện triển khai ứng dụng
CNTT. Hệ thống CNTT hoạt động hiệu quả khi được kết nối thành công và vận
hành ổn định bởi tất cả những bên tham gia vào hệ thống. Vì vậy, để đảm bảo
triển khai thành cơng, ngành tài chính đã chủ động xây dựng mối quan hệ phối
hợp công tác tốt trong nội bộ cũng như với các Bộ, ngành liên quan.
Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông
trong việc cập nhật các văn bản mới ngay từ khi dự thảo; tăng cường trao đổi với
các đơn vị nghiệp vụ trong ngành Tài chính; trực tiếp tham gia vào các dự thảo liên
quan đến nghiệp vụ của các đơn vị để xác định nhanh, rõ bài toán cần triển khai.
(4) Trong việc quản lý, hỗ trợ và phát triển các dự án phần mềm cần đầu
tư vào cơng tác xây dựng quy trình, áp dụng phương pháp quản lý dự án tiên
tiến và sử dụng những công cụ quản lý hiện đại, khoa học của các hãng CNTT
lớn trên thế giới nhằm tăng năng suất lao động và giảm chi phí, thời gian.
(5) Chú trọng xây dựng mơi trường pháp lý, cơ chế chính sách đầu tư ứng
dụng CNTT và đảm bảo việc thực thi tuân thủ đúng các quy định.
(6) Công tác kiểm tra, đôn đốc và phối hợp triển khai công việc với các đơn vị
CNTT trong ngành cũng cần được thực hiện thường xuyên để nắm bắt kịp thời các
vướng mắc, khó khăn từ đó tìm biện pháp tháo gỡ khẩn trương và triển khai đồng bộ.
(7) Việc xây dựng bộ máy, độ ngũ cán bộ CNTT và thống kê cần quy
hoạch rõ và đào tạo liên tục để cán bộ CNTT và thống kê trong ngành Tài chính
có thể nắm vững các tiến bộ, ứng dụng mới cũng như các văn bản quy phạm
pháp luật trong quản lý ứng dụng CNTT. Tập trung đào tạo chuyên sâu về kỹ
thuật đối với nhóm các cán bộ thực hiện việc quản trị, vận hành những hệ thống
lớn, phức tạp.
(8) Công tác quản lý, điều hành triển khai ứng dụng CNTT, thống kê phải
tập trung thống nhất từ Trung ương, có phân cấp để đảm bảo nhất quán mục
tiêu, nội dung tiến độ.


21


PHẦN THỨ HAI
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT VÀ THỐNG KÊ
GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. Bối cảnh triển khai ứng dụng CNTT - Thống kê giai đoạn 2016-2020
Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW về đẩy
mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội
nhập quốc tế (Nghị quyết 36). Được xây dựng trên cơ sở kế thừa một số quan
điểm lớn của Chỉ thị 58, Nghị quyết 36 được Bộ Chính trị bổ sung, làm rõ thêm
những quan điểm mới về ứng dụng và phát triển CNTT trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay. CNTT đã được Đảng và Nhà nước xác định là công cụ hữu hiệu
để thực hiện 3 đột phá chiến lược trong phát triển đất nước, là chìa khóa mở ra
cánh cửa để dân tộc ta bước vào giai đoạn mới. Trong Nghị quyết 36, Bộ Chính
trị đã khẳng định 4 quan điểm chính:
Thứ nhất, CNTT là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển
mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là một trong những động lực quan
trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.
Thứ hai, ứng dụng, phát triển CNTT là một yếu tố quan trọng bảo đảm
thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược, cần được chú trọng, ưu tiên trong các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, ứng dụng, phát triển CNTT trong tất cả các lĩnh vực song có
trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung
cấp dịch vụ cơng, trước hết là trong các lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp,
người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp; ưu tiên phát triển công
nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,

gắn với thu hút các tập đồn cơng nghiệp CNTT đa quốc gia, hình thành các
trung tâm nghiên cứu, phát triển.
Thứ tư, đầu tư cho CNTT là đầu tư cho phát triển và bảo vệ đất nước, cần
được đi trước một bước trên cơ sở quản lý tốt, tăng cường khả năng làm chủ,
sáng tạo công nghệ, bảo đảm an tồn, an ninh thơng tin, giữ vững chủ quyền
quốc gia trên không gian mạng.
Với các quan điểm nêu trên, Nghị quyết 36 đã chỉ rõ mục tiêu phải đạt
được thời gian tới, đó là: CNTT phải được ứng dụng rộng rãi và trở thành một
ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phịng, an ninh, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh
tranh quốc gia, chất lượng cuộc sống, chỉ số phát triển con người Việt Nam và
nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia trong chiến tranh mạng. Đến năm 2030,
đưa năng lực nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, sản xuất và cung ứng sản phẩm,
dịch vụ CNTT đạt trình độ tiên tiến thế giới; Việt Nam trở thành quốc gia mạnh
về CNTT và bằng CNTT.
22


Trong các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quốc
phịng, an ninh; bảo đảm an tồn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực quản lý
các mạng viễn thơng, truyền hình Internet, Nghị quyết 36 nêu rõ:
- Gắn kết chặt chẽ việc ứng dụng, phát triển CNTT với bảo đảm an toàn,
an ninh và bảo mật hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia; Có biện pháp
bảo đảm an tồn thơng tin cho các hạ tầng thơng tin trọng yếu; Phát huy vai trị
của các lực lượng bảo vệ an tồn, an ninh thơng tin và bí mật nhà nước; Thực
hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng công an, quân đội, ngoại giao,
cơ yếu, thông tin và truyền thông.
- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp bảo đảm an tồn, an ninh thơng
tin, máy tính và mạng máy tính của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước;
Khuyến khích nhiều nhà sản xuất cùng tham gia phát triển, sáng tạo các sản

phẩm, giải pháp an tồn, an ninh thơng tin.
- Xây dựng tiềm lực về công nghệ, cơ sở vật chất và nhân lực đủ khả năng
bảo đảm an ninh chính trị, an tồn xã hội, bảo đảm an tồn mạng, an ninh thơng
tin; Tăng cường khả năng phịng, chống và ứng cứu các sự cố về an toàn, an
ninh thông tin; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bộ, ngành địa phương, các cơ
quan chuyên trách để sẵn sàng, chủ động phòng ngừa và xử lý các tình huống
phát sinh.
Thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị, ngày 15/04/2015 Chính phủ
đã ban hành Nghị quyết 26/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện nghị
quyết số 36-NQ/TW. Chính phủ đặt nhiệm vụ trọng tâm tăng cường và đổi mới
công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về công nghệ
thông tin trong xã hội, bảo đảm công nghệ thông tin là một trong các nội dung
trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình truyền thơng của các cơ quan
thơng tin đại chúng các cấp. Đặc biệt, sẽ xây dựng và đưa vào khai thác Hệ
thống Cổng thông tin điện tử cơ quan hành chính nhà nước thống nhất, thơng
suốt từ Trung ương đến địa phương; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản
ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục
hành chính tại các cấp chính quyền. Kế hoạch của Chính phủ sẽ thực hiện đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các ngành, các lĩnh vực nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân và
doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành kinh tế, kỹ thuật, các lĩnh vực giáo dục và
đào tạo, y tế, giao thông, xây dựng, điện, thuế, hải quan, tư pháp…
Bên cạnh đó, từ năm 2014, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số
19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó nhiều nội dung về cải
cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan cần được đẩy mạnh triển khai ứng
dụng của CNTT.
Ngày 14/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP về
Chính phủ điện tử, theo đó đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và
23


doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử
theo xếp hạng của Liên hợp quốc, thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của
các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Cách mạng công nghiệp lần thứ IV
(cách mạng 4.0) đang là xu thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội
của tất cả các quốc gia. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng phát
triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh
học với sự đột phá của Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn
bản nền sản xuất thế giới. Khẳng định cách mạng 4.0 tác động mạnh mẽ tới mọi
mặt đời sống kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số
16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng
cơng nghiệp lần thứ 4, theo đó chỉ đạo từ nay đến năm 2020 phải tập trung phát
triển hạ tầng cơng nghệ thơng tin, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công
nghệ... để tận dụng tối đa lợi thế. Để chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa
lợi thế, giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0, Thủ tướng yêu cầu
lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương từ nay đến năm 2020 tập trung thúc đẩy phát
triển hạ tầng cơng nghệ thơng tin, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư, phát triển, kinh doanh cơng nghệ mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin - truyền thơng đáp ứng u cầu hiện đại hóa cơng nghệ thông tin - truyền
thông trong phạm vi cả nước, bảo đảm an toàn, đồng bộ, kết nối liên ngành và
liên vùng. Đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, rà sốt lại các
chiến lược, chương trình hành động, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp; thay đổi
mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục dạy nghề. Ngồi ra,
xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, tài chính nhằm khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và
đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến

khác; xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời rà soát các sản
phẩm, lựa chọn sản phẩm chủ lực,... phù hợp xu hướng phát triển của cách mạng
công nghiệp lần thứ 4.
II. Các định hướng về nghiệp vụ của ngành Tài chính và định hướng
phát triển về ứng dụng CNTT:
1. Định hướng về nghiệp vụ
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày
18/04/2012 phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020, đồng thời đã ban
hành Chiến lược thuế, kho bạc, hải quan, dữ trữ nhà nước, thị trường chứng
khoán, bảo hiểm, dịch vụ kế tốn, kiểm tốn, quản lý nợ cơng, theo đó định
hướng nghiệp vụ tài chính đến năm 2020 trong các lĩnh vực như sau:
(1) Về lĩnh vực thu NSNN
- Hoàn thiện hệ thống chính sách thu đi đơi với cơ cấu lại thu ngân sách
nhà nước. Đến năm 2020 xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền
vững, phù hợp với thơng lệ quốc tế và có khả năng huy động đầy đủ, chủ động,
hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
24


- Nghiên cứu sửa đổi các luật thuế (giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt và
Luật quản lý thuế) để tiếp tục thực hiện chính sách, cải thiện mơi trường kinh
doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích nội địa hóa, phát triển
cơng nghiệp hỗ trợ,...; hồn thiện hệ thống pháp luật về phí, lệ phí, từng bước
thực hiện chuyển các loại phí sang cơ chế giá dịch vụ và tăng cường phân cấp
quản lý cho địa phương.
- Tăng cường công tác quản lý thuế, khắc phục tình trạng gian lận trong
hồn thuế giá trị gia tăng; cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; thực
hiện cơng khai, minh bạch, bình đẳng; cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích đầu
tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
(2) Về lĩnh vực chi NSNN

- Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường cho đầu
tư phát triển đặc biệt là đầu tư cho con người; Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước
đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an
ninh, thực hiện đúng cam kết về nghĩa vụ trả nợ.
- Đổi mới hoạt động lập và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước: Nghiên
cứu, tổ chức triển khai theo Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 đảm bảo
tập trung thống nhất vai trò chủ đạo và điều phối của ngân sách trung ương; từng
bước xóa bỏ tính lồng ghép của hệ thống ngân sách nhà nước; tăng quyền hạn và
trách nhiệm trong công tác quản lý ngân sách ở các cấp, các đơn vị sử dụng ngân
sách nhà nước cùng với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình,
tăng cường kiểm tra, giám sát.
- Hoàn thiện khung pháp lý để xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế
hoạch chi tiêu trung hạn; triển khai việc lập báo cáo tài chính nhà nước bao gồm:
thơng tin tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ; nâng cao chất lượng công tác phân tích dự báo tài chính-ngân sách.
(3) Về lĩnh vực quản lý giá
- Tiếp tục thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị
trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo quy định của pháp luật; tôn trọng quyền
tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy
định của pháp luật. Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành đối
với giá điện, xăng dầu cũng như các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác
có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân; điều tiết hài hịa lợi ích hợp
pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước. Chủ động áp dụng các biện
pháp bình ổn giá theo quy định của Luật giá. Bên cạnh đó có các giải pháp hỗ trợ
hợp lý đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, thực hiện các chính sách an
sinh xã hội.
- Theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả; tiếp tục làm tốt hơn
nữa công tác dự báo, phân tích giá cả, cung cầu thị trường để có phương án điều
hành phù hợp từng thời kỳ. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đáp
ứng yêu cầu quản lý nhà nước về giá theo quy định tại Luật Giá và hướng dẫn của

Bộ Tài chính.
25


×