Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Kỹ thuật trồng Lan Hồ Điệp Đài Loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 94 trang )

Lan Hồ Điệp Đài Loan khoe sắc trên đất Việt
Trong không khí chào đón xuân Canh Dần 2010 cũng là dịp kỷ niệm 30 năm
Hội hoa xuân TP.Hồ Chí Minh, công ty Fosaco đã đưa đến hội Hoa xuân một loài
lan có xuất xứ từ Đài Loan với tên gọi dân dã “Bà ngoại Petasi”.
Lan Hồ Điệp rực rỡ dưới nắng của TP.HCM
Khu triển lãm Lan Đài Loan với hơn 400 m2 do bàn tay các nghệ nhân trong
lĩnh vực thiết kế cây cảnh đến từ Đài Loan trưng bày. Hơn 5.000 chậu hoa lan các
loại được phân chia thành 6 khu vực với các tên gọi: Đồng Khánh hoa lạc (cùng
chúc tụng vui vẻ); Thực Hổ bình an (hoa lan dendro còn gọi là hoa thạch liệu – loại
lan quý thứ 3 ở Đài Loan làm chủ đạo); Vòng quay múa di động với lan vũ nữ - loài
lan đứng thứ nhì ở Đài Loan làm chủ đạo; Đài loan quê hương của Hồ Điệp; Cộng
hưởng hưng thịnh, vận may mang lại, hoa cảnh cát tường; Ngưu chuyển càn khôn,
chiêu tài nhập bảo- cây phú quí; Hạnh phúc phấn đấu, ý nghĩa vui vẻ linh hoạt (khu
này giới thiệu 3.000 chậu với 50 chủng loại lan Hồ Điệp khác nhau).
Ông Nguyễn Hoàng Thành – giám đốc Fosaco cho biết, Lan Hồ Điệp được
xem là loài hoa có giá trị nhất về mỹ học. Giống lan đặc sắc này đã 2 lần đoạt huy
chương vàng thế giới. Hoa lan Đài Loan ngày càng được nhập khẩu nhiều vào
Việt Nam. Năm 2009, Đài Loan đã xuất khẩu được 110 triệu USD, trong đó Việt
Nam đứng thứ 8. Riêng TP. HCM nhập khẩu Lan Hồ Điệp tăng gấp 4 lần năm
trước. Và đây cũng là năm thứ 6, công ty Fosaco tham gia hội hoa xuân và giới
thiệu Lan Hồ Điệp Đài Loan với chủ đề: “Đài Loan – Quê hương loài hoa Lan Hồ
Điệp”.

Dưới đây là hình ảnh một số loại
Lan Hồ Điệp được trưng bày tội Hội hoa
xuân năm 2010 tại TP.HCM:
Kỹ thuật chăm sóc lan hồ điệp
Hiện nay, Hoa lan đang trở thành loài hoa có nhu cầu lớn nhất và được sử
dụng một cách rộng rãi mang tính chất trang trí và thương mại. Một quan niệm sai
lầm phổ biến cho rằng hoa lan rất khó trồng ở nhà. Đây là một số lời khuyên cho
việc trồng và chăm sóc lan hồ điệp tương đối ít cầu kỳ trong việc chăm sóc


Phong lan là giống cây có hoa thuộc họ lan (orchidaceae). Nó gồm có 880 giống và
gần 22000 loài. Hồ điệp có 60 loài. Lan hồ điệp được xem như là một trong số các
giống lan phổ biến nhất, vì chúng dễ trồng ở nhà hơn so với các giống tương tự. Các
đặc tính chung
Lan Hồ điệp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Philippines và Australia. Những
loài cây này luôn bám chặt vào những cái cây ở trong rừng sâu hoặc bám vào đá.
Chúng có những cái lá to, rộng mọng nước và cuống hoa uốn cong mang nhiều hoa.
Thường một cây có 5 đến 10 lá và nhiều rễ màu trắng. Một số loài cuống hoa mang
những hoa tròn to. Những loài có cuống hoa ngắn và hoa có màu sặc sỡ gồm màu
trắng, hồng, vàng, hoặc cánh hoa có sự pha trộn các sọc, viền hay đốm. Ngoài
những loài này, một số lớn giống lai có khả năng thích nghi trong điều kiện nhân
tạo hơn so với môi trường tự nhiên. Một yếu tố quan trọng của lan hồ điệp là trong
điều kiện nhân tạo thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai thì
thời gian hoa tàn có thể kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa
lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Bạn có thể đặt nó vào chậu riêng
hoặc bỏ chung vào một chậu. Những cái chậu thông thường chứa được nhiều cây và
cây có thể ra hoa trong vòng hai năm, nếu chúng được chăm sóc hợp lý.
Các cây con có sẵn trong phòng thí nghiệm sẽ được đưa ra ngoài và kích thước
của cây phụ thuộc vào độ lớn cuả lá, mà độ rộng của lá được đo từ đỉnh lá đến
điểmđối diện. Thông thường, một cây có chiều dài lá khoảng 20cm hoặc lớn hơn
được xác định khi cây có hoa đầu tiên nở, tuy nhiên một số loài chiều dài lá chỉ đạt
10cm khi hoa vừa mới nở.
Yêu cầu về ánh sáng và nhiệt độ
Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt. Trong nhà, lan hồ điệp ưa thích một
vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng ánh sáng mặt trời trực tiếp thì không nên, đặc
biệt hướng mặt trời chiếu vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn là lý tưởng. Bạn có
thể cho đèn chiếu sáng nhân tạo. Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây và
nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày. Trường hợp ở trong nhà kính, bạn nên
che bằng tấm vải nhất là trong mùa hè.

Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29
0
C và nhiệt độ ban đêm là 13-18
0
C.
Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 16
0
C liên tục trong 3 tuần khi cụm
hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ ẩm
có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.
Ẩm độ và nước tưới
Lan hồ điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn bạn có thể dùng màn
che, nhưng thỉnh thoảng việc làm này có thể gây ra nấm bệnh. Một biện pháp đề
phòng khác là giữ cây ở trong một cái bát có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Bạn
phải đảm bảo cây phải ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước
cho những cây này là quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Vào mùa hè,
bạn có thể tưới nước cho cây khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông,
khoảng 10 ngày tưới một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổi trưa, vì lá sẽ
khô cho tới tối. Nước dính lại có thể dẫn đến sự thối lá. Vì thế, cách tốt nhất là tưới
nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá
thể sử dụng (giá thể thường được sử dụng là vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ,
than củi).
Phân bón và thuốc trừ sâu
Phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè, khi cây đang trong
giai đoạn tăng trưởng. Trong mùa đông, cây sẽ sử dụng ít hơn. Luôn tưới nước cho
cây đầy đủ trước khi bón phân. Loại phân bón với công thức ổn định như là NPK
14-14-14 là tốt nhất cho cây. Cây đang ra hoa sử dụng công thức có hàm lượng
photpho cao hơn. (10-30-20). Suốt những tháng mùa đông bạn có thể giảm lượng
phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng.
Rất có lợi khi lặp lại việc bón phân cho cây trong suốt thời gian cây nở hoa.

Lan hồ điệp đôi lúc cũng thu hút sâu hại giống như sâu đục nụ, nhện, rệp, ốc sên.
Khi những con sâu hại bám vào lá sẽ được loại bỏ bằng nước xà phòng sau đó rửa
sạch lại bằng một miếng vải mềm. Thậm chí bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâu
thương mại.
Kích thích ra hoa
Hoa lan hồ điệp tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, bạn có thể điều khiển
cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa. Thỉnh thoảng việc làm này
cũng có thể cho một cụm hoa mới, mà nó có thể xuất hiện trong vòng 9 tháng.
Phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa già và có màu nâu. Nhưng, nếu cuống hoa
còn màu xanh, bạn có thể cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành cắt bỏ dài khoảng
10-12cm. Điều này có thể giúp hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần.
Thay chậu
Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài. Điều đó có nghĩa là các bạn sẽ phải biết
khi nào và làm như thế nào để thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần được
thay chậu, hoặc là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng hoặc giá thể
bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ phát triển tốt
Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm. Mùa
thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân.
Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các
khe hở giữa các rễ, không có khoảng trống giữa giá thể và rễ cây. Điểm bắt đầu của
thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu nên giữ cây
trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.
Trồng lan không khó hay cầu kỳ. Bạn có thể tự hào sở hữu những cây lan nhập
nội với những bông hoa đầy màu sắc. Hãy tự tin, chọn lan hồ điệp để làm cho cuộc
sống của bạn tràn đầy màu sắc và hương thơm.
Nhân giống invitro lan Hồ điệp
Lan Hồ Điệp là một trong những giống lan rất được yêu thích không chỉ về
màu sắc, kiểu dáng mà còn mang một nét đẹp rất sang trọng và trang nhã. Chính vì
vậy, nó đã nhanh chóng trở thành sản phẩm trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao
không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Nhật Bản, Hà

Lan, Mỹ…
Loài hoa đẹp này thường trồng chậu và người ta thường có dịp gặp nhiều nơi
như trên TV, trong nhà, trong vườn, tạp chí, nơi bạn làm việc và thậm chí được
dùng làm quà tặng cao cấp giá trị. Bên cạnh đó hoa Hồ Điệp rất lâu tàn, độ bền
bông cao nên là sự lựa chọn làm vật trang trí, tạo cảnh quan trong các ngày lễ, tết.
Hồ Điệp là một loài lan rất khó nhân giống, thường cho hệ số nhân thấp trong
điều kiện vườn ươm. Để có được số lượng lớn cây giống, đồng đều đáp ứng nhu
cầu thị trường thật nan giải. Trong những năm gần đây, công nghệ lai giống kết hợp
gieo hạt trong ống nghiệm cho tỷ lệ nẩy mầm cao, tạo nên sự đa dạng về màu sắc,
cấu trúc, kích thước hoa sau mỗi thế hệ. Tuy nhiên nhân giống bằng phương pháp
gieo hạt mang tính ngẩu nhiên thu được cây có tính trạng yêu thích và gần như
không thể có được cây con cho hoa đẹp như cây mẹ. Để khắc phục điều này các nhà
nuôi cấy mô đã dùng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để tạo dòng cây ổn
định về mặt di truyền. Cây giống tạo ra theo phương pháp này gọi là cây tạo dòng
(cloning). Phương pháp này có ưu điểm tạo nên được những quần thể cây con đồng
tính trạnh, có sự tăng trưởng và chất lượng hoa đồng đều. Tuy nhiên phương pháp
này thực hiện rất khó thành công, đỉnh sinh trưởng quá nhỏ bé nên không thể tái
sinh hoặc chết đi qua lần khử trùng. Hồ Điệp là loại lan đơn thân, thân ngắn và mỗi
cây cho một đỉnh sinh trưởng nên để có nguồn mẫu in vitro cần phải có nhiều mẫu
ban đầu làm tăng chi phí quá trình nuôi cấy. Vì vậy, hiện nay các nhà nuôi cấy mô
trong nước cũng như trên thế giới thường dùng phát hoa làm vật liệu nuôi cấy, phát
hoa Hồ Điệp có chứa các mắt ngủ phần gốc, có bề mặt nhẵn bóng dễ khử trùng, tỷ
lệ thành công cao mà vẫn tạo được dòng cây ổn định về di truyền.
Nhân giống lan Hồ Điệp từ nuôi cấy phát hoa
* Tạo chồi sinh dưỡng từ phát hoa
Vật liệu: Phát hoa lan Hồ Ðiệp được thu khi hoa đã nở hết trên cành. Chọn
những phát hoa to khoẻ, cắt những đốt chứa mắt ngủ dài 4 cm, tách bỏ vỏ bao
quanh mắt ngủ. Tình trạng mắt ngủ phải còn trắng xanh hay hơi đỏ của màu phát
hoa, loại bỏ những mắt ngủ bị hoá đen và bị trày sướt.
Tiến hành khử trùng:

- Lau nhẹ mắt ngủ bằng cồn 70
o
- Tiến hành lắc với xà phòng loãng trong 3 phút và rửa lại bằng nước sạch để
loại bỏ hết xà phòng
- Trong tủ cấy, mẫu được ngâm trong cồn 70
o
trong 1 phút, sau đó được khử
trùng với dung dịch javel có nồng độ 1: 5 trong 25 phút
- Tiến hành rửa lại mẫu bằng nước cất vô trùng (3 lần)
- Loại bỏ hoại tử, cấy mẫu lên môi trường MS có bổ sung BA 3 mg/l
Điều kiện nuôi cấy: mẫu nuôi cấy được đặt trong điều kiện: 25
o
C, 12 giờ chiếu
sáng và ẩm độ là 80%.
Sau 10 tuần nuôi cấy, các chồi sinh dưỡng hình thành từ mắt ngủ phát hoa và
mang các lá non đủ rộng để làm nguyên liệu khởi tạo PLB từ mô lá.
Sự hình thành chồi sinh dưỡng từ phát hoa
* Khởi tạo PLB từ mô lá
Các mẫu lá thu được từ các chồi sinh dưỡng được cắt theo kích thước 5 x 5
mm. Các mẫu lá được đặt nuôi trên môi trường MS 1/2 bổ sung các chất điều hoà
sinh trưởng thực vật NAA 1mg/l, BA 10 mg/l, Adenin 10 mg/l
Sau 10 tuần nuôi cấy:
- Các PLB được hình thành chủ yếu từ các mảnh lá ở phần gốc và ít ở các
mảnh lá phần đỉnh. Lá và thân mặc dù có những nét giống nhau về hình thái giải
phẫu nhưng khác nhau về cách sinh trưởng và cách sắp xếp các mô. Lá có sinh
trưởng tận cùng hữu hạn. Do đó, để có sự phát sinh hình thái mới, đỉnh lá cũng cần
phải có sự phân hoá của các tế bào nhu mô để trở về trạng thái mô phân sinh.
- Sau một thời gian, các chồi xuất hiện xung quanh mép lá (nơi có vết thương)
tiếp tục phát triển trong khi phần mô lá ban đầu bị hoại đi. Phiến lá ban đầu được sử
dụng như nguồn dinh dưỡng khởi đầu cho PLB và cho chồi sau này nhưng hệ thống

mạch của chồi được hình thành thì hoàn toàn độc lập với hệ thống mạch của mô mẹ.
Sự tạo PLB từ mô lá
* Sự tái sinh chồi từ PLB
Theo nhiều tác giả khi tái sinh thành cây con từ PLB chỉ cần sử dụng các môi
trường khoáng có bổ sung nước dừa, peptone, khoai tây…mà không sử dụng bất kỳ
chất điều hòa tăng trưởng nào. Tanaka và Sakanishi (1985) và Tanaka (1987) đã sử
dụng môi trường Knudson C cải tiến, môi trường Hyponex cải tiến, còn Haas-von
Schmude (1983,1985) sử dụng môi trường MS trong việc tái sinh cây con từ PLB.
Griesbach (1983) sử dụng môi trường Murashige và Skoog cho việc tái sinh cây con
từ PLB, trong khi Lin (1986) sử dụng môi trường Knudson C cải tiến có bổ sung
BA (1 mg/l) để chuyển PLB thành cây con.
* Sự ra rễ
Thông thường các chồi tái sinh từ PLB sẽ ra rễ và phát triển mạnh trên môi
trường có bổ sung nước dừa, chuối, khoai tây… mà không cần bất kỳ chất điều hòa
tăng trưởng nào hết. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào giống. Có một ít giống
rất dễ đẻ chồi nách làm chồi chính phân nhánh không phát triển rễ được, lá nhỏ,
thân chồi kéo dài, vì vậy, chồi thường tồn tại ở dạng cụm chồi. Để khắc phục điều
này, cấy từng chồi riêng lẻ lên môi trường có hormone tăng trưởng IBA với nồng
độ 0.5-1 mg/l, chồi sẽ ra rễ dài, lá to. Sau 3-4 tháng nuôi cấy có thể đem cây con ra
trồng ngoài ườn ươm.
Để lan hồ điệp ra hoa
Lan hồ điệp là một loại hoa cao cấp, có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên lại rất khó
tính, có các yêu cầu sinh thái khắt khe, người trồng phải có những hiểu biết nhất
định và thiết bị cần thiết để có thể chủ động điều tiết được nhiệt độ, ánh sáng, độ
ẩm môi trường thích hợp cho mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì cây mới có
thể ra hoa được.
Khác với các giống lan hồ điệp bản địa có thể ra hoa bình thường nếu có chế
độ chăm sóc tốt: bón phân đầy đủ, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp thì các giống nhập
nội có nguồn gốc ôn đới bắt buộc phải trải qua một thời gian lạnh để phân hóa mầm
hoa (xuân hóa) rồi cây mới ra hoa được. Các cây hoa bạn mua chưa được xuân hóa

vì còn nhỏ (mới có 2 lá) nên nếu trồng và chăm sóc trong điều kiện bình thường ở
Hà Nội thì cây không thể ra hoa.
Kinh nghiệm cho thấy: vào giai đoạn sinh trưởng, khi cây có trên 4 lá to, khỏe mạnh
(khoảng 1 năm sau trồng, tức sau thay chậu lần 2 hoặc 3) cần làm lạnh khoảng 2-3
tuần để kích thích hình thành chồi hoa. Yêu cầu nhiệt độ tối thiểu khoảng 16-18oC,
tối đa 23
o
C, trung bình ngày đêm 19-19,5oC; độ chiếu sáng cần khoảng 5.000-6.000
lux. Giai đoạn nở hoa, yêu cầu nhiệt độ tối thiểu khoảng 19
o
C, tối đa 25
o
C, trung
bình 21-22
o
C. Có thể dùng 1-2 lớp lưới hoặc tôn nhựa màu sáng để che chắn bớt
ánh sáng, nhất là các tháng mùa hè có nhiệt độ trên 35oC. Để đáp ứng các yêu cầu
sinh thái nói trên nhất thiết phải chuẩn bị nhà trồng theo kiểu 2 mái để có thể khống
chế được các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm theo yêu cầu của cây vào từng giai
đoạn nhất định.
Với những cơ sở kinh doanh lớn họ thường xây dựng 2 nhà lưới cho 2 giai đoạn
trồng và chăm sóc, trong đó có 1 nhà được trang bị các thiết bị làm lạnh để giúp cây
phân hóa mầm hoa thuận lợi. Với những đơn vị trồng hoa có qui mô nhỏ không có
điều kiện đầu tư xây dựng các nhà lưới có thiết bị làm lạnh mà ở gần các điểm có
khí hậu mát, lạnh như Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng)
…, có thể trồng và chăm sóc hoa ở đồng bằng, đến khoảng tháng 7 thì chuyển cây
lên khoảng 2 tháng cho cây phân hóa mầm hoa rồi lại chuyển về chăm sóc cho đến
khi cây ra hoa, như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí.
- Chế độ chăm sóc: Ngoài các điều kiện về nhà trồng như đã nói ở trên thì chế độ
chăm sóc đặc biệt quan trọng. Cây con nuôi cấy mô từ khi bắt đầu đưa vào chậu cho

tới khi ra hoa xuất bán thường phải trải qua ít nhất 2-3 lần thay chậu (thay giá thể có
bổ sung dinh dưỡng) mất khoảng 24 tháng. Trong giai đoạn sinh trưởng cần giữ
nhiệt độ khoảng 23oC, không thấp hơn 20oC, hệ thống thông gió hoạt động tốt.
Mùa hè che bớt 80-90% ánh sáng, mùa đông từ 60-70%.
Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK 30-10-10 pha 30-40mg/lít nước phun 7 ngày/
lần. Thay chậu lần 1 sau trồng 4-6 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá đạt 12cm bằng
chậu có đường kính 8 cm, bỏ giá thể cũ thay giá thể mới. Trong 3-5 ngày đầu không
cần tưới nước; sau 10 ngày tưới nước và tiếp tục chăm sóc bình thường cho đến khi
cây có trên 4 lá khỏe mạnh mới có khả năng phân hóa mầm hoa. Phun NPK
30-10-10 (pha 40mg/lít); có thể bổ sung thêm các loại phân bón lá khác như Komix,
Thiên nông.
Thay chậu lần 2 sau trồng từ 16-20 tháng, khoảng cách giữa 2 lá đạt khoảng 18cm
bằng chậu có đường kính 12cm. Che bớt ánh sáng: mùa hè giảm từ 60-70%, mùa
đông giảm 40-50%, nhiệt độ 28-30oC, ẩm độ 70-85%. Sau chuyển chậu lần 2
khoảng 5-6 tháng, cây có trên 4 lá là chuẩn bị ra hoa. Trong thời gian này cần duy
trì nhiệt độ thấp từ 18-25oC hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10oC. Lan hồ
điệp có hoa liên tục do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng
cách giữa các hoa trên cành càng ngắn.
Nhiệt độ >25oC không thể phân hóa mầm hoa, thấp <15oC thì không ra nụ, ra hoa.
Khi thấy cây nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 2g/lít nước, phun 7-10
ngày/lần để cho hoa mập hơn, màu sắc đẹp hơn, tươi lâu hơn. Trước khi xuất bán
1-2 tháng nên để hoa nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25oC, ánh sáng che bớt
70% hoa sẽ tươi hơn, bền hơn. Khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh
dưỡng lên hoa dễ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành
và tưới NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.
Chăm sóc lan hồ điệp
Hồ điệp là một trong những loại lan rất được người trồng nghiệp dư, người
choi hoa và cả các nghệ nhân ưa thích. Tuy nhiên, đối với các người chơi lan bình
dân ở Việt Nam, kỹ thuật trồng loại hoa này một cách khoa học vẫn còn là điều xa
lạ. Để tạo điều kiện cho những người chơi hoa lan có thể nuôi trồng và chăm sóc

hoa lan hồ điệp một cách chuyên nnghiệp chúng tôi xin cung cấp một số đ8ạc tính
cơ bản và các chăm sóc loài hoa này
Hồ điệp là một trong những loại lan rất được người trồng nghiệp dư, người
chơi hoa và cả các nghệ nhân ưa thích. Tuy nhiên, đối với các người chơi lan bình
dân ở Việt Nam, kỹ thuật trồng loại hoa này một cách khoa học vẫn còn là điều xa
lạ. Để tạo điều kiện cho những người chơi hoa lan có thể nuôi trồng và chăm sóc
hoa lan hồ điệp một cách chuyên nnghiệp chúng tôi xin cung cấp một số đ8ạc tính
cơ bản và các chăm sóc loài hoa này.
Loài lan này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Australia, mọc ở độ cao
200-400 m. Khi cây được 1-3 năm tuổi thì phát triển mạnh về thân, rễ, lá. Do vậy,
thời điểm này bạn cần chăm sóc tích cực nhất. Loài hoa này rất bền, có thể để được
40-50 ngày.
• Thời gian nở: Tất cả các mùa trong năm.
• Có tất cả gần 1.700 kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
• Ánh sáng: Hồ điệp ưa bóng mát.
• Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20-35 độ C.
• Độ ẩm 60-80%.
• Cách tưới nước: Mùa đông 2-3 ngày tưới một lần vào lúc sáng sớm
và chiều tối. Mùa hè tưới ngày 2-3 lần tùy thuộc vào chất trồng lan
là dớn (thường được sử dụng), sơ dừa hay gỗ mục. Khi tưới, dùng
vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi mới tưới trở
lại để cho thấm đều vào chất trồng.
• Cách tưới phân: 7 ngày tưới một lần với liều lượng quy định vào lúc
sáng sớm hay chiều mát. Tưới qua một lần nước, 10-15 phút sau thì
tưới phân để cây hấp thụ tốt nhất. Lan còn tưới phân NPK:
30.10.10. Lan trưởng thành dùng NPK 20.20.20. Khi cây nhú hoa
dùng NPK 6.30.30 để cho hoa mập mạp, bền và sắc tươi hơn.
• Phòng sâu bệnh: Phun định kỳ thuốc Dithan M trừ nấm bệnh, 7
ngày một lần.
• Chú ý: Khi hoa gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi. Bạn nên cắt ngay

cành hoa và tưới NPK 30.10.10.
Hiện nay phong trào trồng lan đang phát triển mạnh vì đây là một
nghề đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên, cây lan hồ điệp rất khó
tính, đòi hỏi một số yêu cầu sinh thái khắt khe, người trồng phải hiểu biết và kỹ
thuật cao mới có thể thành công được.Điều kiện để trồng hồ điệp thành công:
Lan hồ điệp là cây rất khó tính do đó khâu đầu tiên là phải chuẩn bị nhà trồng để
có thể khống chế được các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Tuy
nhiên để có được nhà phù hợp cho sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa đúng thời
vụ cần rất nhiều điều kiện do đó cần phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị
tăng nhiệt, thiết bị giảm nhiệt, thiết bị điều chỉnh ánh sáng. Với điều kiện các
tỉnh phía Bắc nước ta thì làm nhà 2 mái vừa có tác dụng hạn chế ánh sáng mùa
hè, giữ được nhiệt độ mùa đông.
Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có
khả năng giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn hoặc
rêu "Chi Lê" nhập nội đã được xử lý an toàn nấm bệnh.
Chuẩn bị chậu: Yêu cầu của chậu trồng lan hồ điệp phải là chậu không sâu, nhỏ,
màu trắng và trong suốt thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp. Khi cây còn
nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 - 6 tháng khi cây có khoảng cách giữa
2 lá lớn hơn 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Sau giai đoạn
trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18cm thì tiếp tục
chuyển sang chậu có đường kính 12cm.
Kỹ thuật trồng cây vào chậu: Khi mua cây giống về trồng bà con chú ý đến các
cỡ của cây được phân cấp như sau: 2 lá cách nhau lớn hơn 5cm gọi là cỡ đặc cấp
được trồng vào chậu có đường kính 7cm. Nếu chiều dài 2 lá cách nhau từ 3 đến
5cm là cỡ cấp 1 trồng vào chậu đường kính 5cm. Nếu 2 lá cách nhau 1,2-3 cm
gọi là cỡ cấp 2 thì trồng vào các khay ươm cây con.
Chăm sóc: Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 23 độ C, không
được thấp hơn 20 độ C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích
hợp. Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau: Mùa hè giảm bớt từ 80 -
90% lượng ánh sáng bình thường, mùa đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng bón

thêm phân NPK với tỷ lệ 30-10-10 pha với nồng độ 30-40 mg/1 lít nước để phun
cách 7-10 ngày/lần.
Thay chậu lần thứ nhất: Sau khi trồng được từ 4 - 6 tháng, lúc này khoảng cách
giữa 2 lá khoảng 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Lấy cây ra
khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới
nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu nên lót 1-2 miếng xốp
giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Lan hồ điệp sinh trưởng chậm,
phải mất tới 40 ngày trong điều kiện chăm sóc tốt mới mọc thêm 1 lá hoàn
chỉnh. Khi cây có trên 4 lá mới có khả năng phân hoá mầm hoa. Để chăm sóc
cho cây sau khi thay chậu lần 1 bà con phải phun dung dịch diệt khuẩn. Trong từ
3-5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn phải giữ ẩm cho cây cũng như
môi trường xung quanh. Sau khoảng 10 ngày tưới nước trở lại kết hợp bón phân.
Lượng phân bón là đạm, lân, kali theo tỷ lệ 30-10-10 nồng độ 40mg/1lít nước.
Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix.
Thay chậu lần 2: Lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng được xác
định khi cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18cm. Lúc này cây được từ 16 - 20
tháng, đường kính chậu chuyển sang phải đạt 12cm. Cách thay chậu lần này
tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng dao, kéo sắc cắt bớt các rễ già trước khi
trồng lại. Chú ý trong giai đoạn này chế độ che sáng như sau: Ánh sáng mùa hè
giảm từ 60-70%, mùa đông giảm 40-50%, nhiệt độ từ 20-28 độ C, độ ẩm từ
70-85%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 từ 5-6 tháng cây có từ 4 lá và bắt đầu
phân hoá mầm hoa. Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25 độ C
hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 độ C. Lan hồ điệp có hoa liên tục do
đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa
càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 25 độ C thì không thể phân hoá hoa và dưới 15 độ
C thì không ra nụ, ra hoa. Khi thấy cây lan nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30 pha
nồng độ 2g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và
sắc hoa tươi lâu hơn. Ngoài ra, để cho hoa được bền lâu, khoảng 1-2 tháng cần
đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25 độ C, ánh sáng che bớt 70%.
Đặc biệt khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì nước

sẽ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và
tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.
Cách trồng các loài lan Hồ điệp
Lan Hồ điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác
định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidendrum
amabile và 1825, Blume, một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là
Phalaenopsis amabilis Bl., và tên đó được dùng cho đến ngày nay.
Chi lan Hồ điệp Phalaenopsis Blullle, 1825 thuộc tông Vandear, trong phân họ
Vandoideae.
Lan Hồ điệp có tên khoa học là Phalaenopsis amabilis là loài lan có hoa lớn,
đẹp, bền. Giống Phalaenopsis gồm 21 loài lan phát sinh, ưa nóng có ở bán đảo Mã
Lai, Indônêxia, Philipin, các tỉnh phía Đông Ấn độ và Châu Úc.
Lan Hồ điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác
định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidendrum
amabile và 1825, Blume, một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là
Phalaenopsis amabilis Bl., và tên đó được dùng cho đến ngày nay.
Đây là giống gồm các loài có hoa lớn
đẹp, cuống ngắn gom lại thành những
chùm lỏng lẻo : đơn hay phân nhánh.
Lá dài và cánh hoa phẳng, trải rộng,
thường thì lá đài giống và gần bằng
cánh hoa. Môi liên tục, có góc trục
kéo dài, vì mang một điểm nhú nhỏ ở
gốc, phiến bên trải rộng hay hướng
lên một ít, phiến giữa trải ra nguyên vẹn hay có 2 phiến dài, hẹp và có dĩa, những bộ
phận phụ có dạng thay đổi : trụ bán nguyệt dày ở bên trên, thẳng hay hơi cong.
Phalaenopsis cochlearis Holttum, 1964.
Và vô số loài lan Hồ điệp lại đã được lai tạo. Người Tây phương cho rằng Hồ
điệp là loài lan thông dụng và dễ trồng nhất cho những người mới bắt đầu chơi lan
vì chúng tăng trưởng gọn chắc, dễ ra hoa, mùa hoa kéo dài, nhiều màu sắc, chịu

đựng cao với ánh sáng yếu .Với vẻ đẹp khó tin, chúng là phần thưởng cho những
người trồng lan kinh nghiệm. Người Việt Nam thì ngược lại, dù là nhà vườn có
nhiều năm kinh nghiệm đều quan niệm rằng đây là giống khó trồng nhất trong họ
lan. Quê hương của lan Hồ điệp là các nước của vùng Đông Nam á, rừng Việt Nam
không có loài Phalaenopsis amabilis, chỉ có 5 loài tương tự được biết là Phaenopsis
mannii, Phalaeopsis gibbosa, Phalaenopsis lobbi, Phalaenopsis fuscata và
Phalaenopsis cornu-cervi. Tuy nhiên không thấy chúng được trồng phổ biến. Càn cứ
vào dữ kiện trên có thể kết luận rằng, điều kiện khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho
sự sinh trường và phát triển của lan Hồ điệp. Do đó tìm những nguyên nhân để giải
thích sự thất bại của việc trồng lan Hồ điệp ở Việt Nam là điều phải suy nghĩ thận
trọng. Vì đây là sơ cơ cho việc trồng thành công loài lan Hồ điệp trong tương lai.
Cách bảo quản hoa lan hồ điệp
Cách tưới phân: 7 ngày tưới một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm
hay chiều mát. Tưới qua một lần nước, 10-15 phút sau thì tưới phân để cây hấp thụ
tốt nhất. Lan còn tưới phân NPK: 30.10.10. Lan trưởng thành dùng NPK 20.20.20.
Khi cây nhú hoa dùng NPK 6.30.30 để cho hoa mập mạp, bền và sắc tươi hơn.
Phòng sâu bệnh: Phun định kỳ thuốc Dithan M trừ nấm bệnh, 7 ngày một lần.
Chú ý: Khi hoa gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi. Bạn nên cắt ngay cành hoa và
tưới NPK 30.10.10.
Độ ẩm 60-80%.
Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20-35 độ C.
Cách tưới nước: Mùa đông 2-3 ngày tưới một lần vào lúc sáng sớm và chiều tối.
Mùa hè tưới ngày 2-3 lần tùy thuộc vào chất trồng lan là sơ dừa hay gỗ mục. Khi
tưới, dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi mới tưới trở lại
để cho thấm đều vào chất trồng.
Lan Hồ Điệp (Phaleanopsis)
Nguồn: BBT www.longdinh.com trích đăng
Trong số những loài hoa xinh đẹp trong vườn hoa muôn màu muôn vẻ của thế
giới tự nhiên, có lẽ hiếm có loài hoa nào lại phong phú, tập hợp quanh mình nhiều
họ, nhiều chủng loại, màu sắc, dáng nét và giàu sức quyến rũ, mê hoặc con người

một cách vô điều kiện cho bằng phong lan. Phong lan không chỉ mang vẻ đẹp đài
các, sang trọng nhưng ấm áp, gần gũi mà nó còn chất chứa trong mình những giá trị
tiềm ẩn, luôn mới lạ, luôn hấp dẫn và mời gọi lòng say mê, khám phá của những ai
trót nặng lòng với loài hoa vương giả này. Trong số những loài phong lan được nuôi
trồng chủ yếu ở nước ta, bên cạnh những loại hoa tương đối dễ chăm sóc như
Mokara. Dendro, lan vũ nữ… thì vẫn có những loài phong lan chỉ thích hợp với một
số khu vực địa lý nhất định mà cụ thể nhất là địa lan- loài hoa chỉ có thể nuôi trồng
trong điều kiện lí tưởng của Đà Lạt… Không quá kén chọn và hạn chế nơi trồng
như địa lan song Lan Hồ điệp cũng là một trong những giống lan quí mà qui trình
chăm sóc, thuần dưỡng cũng đòi hỏi lắm công phu, tâm huyết của người trồng.
Lan Hồ điệp là giống lan có tên gọi Phalaenopsis, thuộc họ phụ Vandeae. Tên gọi
Phalaenopsis bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp trong đó Phalaina có nghĩa là “con bướm”
và Opsis có nghĩa là “giống như”.
Lan Hồ điệp là cây đơn thân, ngắn, lá to, dày, mọc sát vào nhau. Hoa nở luân phiên
hết cái này đến cái khác, thời kì nở hoa thay đổi theo loài và thường nở trong vài
tháng. Phát hoa mọc từ nách lá, dài, chùm hoa nở từng cái, 3 đài to tròn, hai cánh
xoè rộng kín, màu sắc đẹp. Môi hoa cong dẹp có hai râu dài nên cả đóa hoa trong
giống như con bươm bướm. Hai hàng hoa xếp đều đặn 2 bên cành, khẽ đong đưa
như đàn bướm xinh xắn đang bay lượn chập chờn. Trụ có hình bán nguyệt với hai
phân khối u lên, chứa đầy phấn hoa. Số hoa trên cành biểu thị sức sống của cây. Số
lượng càng nhiều thì cây càng sung sức. Riêng đặc tính phân nhành hoa lại tùy
thuộc nhiều vào từng loại giống.
Lan Hồ điệp có màu sắc phong phú, không thua kém bất cứ giống lan nào khác từ
trắng, hồng, đỏ, vàng, tím đến các loại hồ điệp có sọc nằm ngang hoặc thẳng đứng,
hoặc có đốm to hay nhỏ v.v… Giống Hồ điệp có trên 70 loài và càng ngày càng lai
tạo ra rất nhiều. Loài hoa này có xuất xứ ở miền Bắc Australia, Ấn Độ và các nước
Đông Nam Á như Philippines, Inđônêsia, bán đảo Đông Dương. Cây có thể mọc ở
xứ nhiệt đới và đồi núi cao 2.000 mét nên vừa chịu khí hậu nóng ẩm lại vừa chịu
khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 20
0

C đến 30
0
C, trong đó điều kiện khí hậu lí
tưởng nhất cho việc nuôi trồng loài hoa này là từ 22
0
C- 27
0
C.
Việt Nam có khoảng 5-6 loài Hồ điệp thuần, bao gồm Phalaenopsis gibbosa Sweet,
Phalaenopsis mannii Rchob.f, Phalaenopsis braceana (Hook.f), Christenson,
Phalaenopsis lobbii (Rchob.f), Phalaenopsis fuscata Rchob.f.. Hầu hết đều có hoa
nhỏ nhưng màu sắc sặc sỡ và hương thơm độc đáo. Bên cạnh những loài lan hồ điệp
thuần, những người yêu thích loài hoa này còn không ngừng sưu tầm, nhập và thuần
dưỡng các giống nhập ngoại khiến chủng loài, màu sắc của Lan Hồ điệp trong nước
ngày càng đa dạng, đặc sắc.
Ở nước ta, Lan Hồ điệp không trồng được tại các vùng lạnh như Đà Lạt song với
đặc tính vừa chịu khí hậu nóng ẩm lại vừa chịu khí hậu mát nên điều kiện tự nhiên
của Di Linh được xem là địa điểm lí tưởng để nuôi trồng lan Hồ điệp. Tại đây toàn
bộ Lan Hồ điệp đều nuôi trồng trong nhà kín bằng nguồn giống cấy mô và được
trang bị lưới che, hệ thống quạt gió… để chủ động điều chỉnh lượng ánh sáng và
nhiệt độ thích hợp trong từng giai đoạn tăng trưởng, phát triển cụ thể của cây. Bên
cạnh đó, cần chú ý đến nguồn giống khỏe mạnh, sạch bệnh và khả năng cung cấp
với số lượng lớn.
Thời gian từ lúc gieo hạt đến lúc đưa được cây giống từ bình cấy mô ra trồng là
khoảng 6 tháng rưỡi. Dùng que có móc ở đầu, móc vào phần giữa rễ và thân lan,
kéo theo từng thân cây một ra khỏi miệng bình, chú ý tránh làm gẫy rễ và giập nát
thân cây. Cây sau khi được đưa ra khỏi bình thuỷ tinh, phải rửa bỏ lớp thạch bằng
nước sạch rồi để cho cây khô ráo.
Cây được trồng vào khay nhựa 45 ly, bên dưới mỗi đáy ly ta lót một miếng xốp để
giúp hút nước và thoát nước. Lan Hồ điệp phải được trồng trong điều kiện cây khô

ráo hoàn toàn để hạn chế nấm, vi khuẩn gây bệnh có thể phát sinh. Giá thể tốt nhất
cho tất cả các giai đoạn phát triển của lan Hồ điệp là “Rêu Chi Lê” (phải nhập
khẩu), đã qua xử lý, đảm bảo đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu.
Sau khi trồng Lan hồ điệp, ta không nên tưới nước ngay để tránh nấm lá, chỉ phun
phân, thuốc chuyên dụng và giữ ấm vừa phải giá thể trồng.
Sau khi đưa từ bình thủy tinh ra trồng trong khay nhựa, khoảng 3-4 tháng có thể
chuyển chậu 1 lần. Đối với Lan Hồ điệp, thời gian từ khi trồng cây cấy mô đến lúc
ra hoa là khoảng hơn 1 năm. Từ cây con, sau khoảng 3- 4 tháng trồng, chúng ta sẽ
chuyển chậu và cây con sẽ phát triển thành cây trung. Cứ thế sau khoảng 3- 4 tháng
trồng, chúng ta tiếp tục chuyển chậu, cây trung sẽ phát triển thành cây đại rồi thành
cây vòi mang nụ hoa và bắt đầu trổ bông. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, nhu cầu
nước tưới, ánh sáng, độ ẩm… cần được cung cấp và điều chỉnh hợp lí theo từng giai
đoạn phát triển của cây.
Cụ thể Lan Hồ điệp ưa bóng mát, chịu sáng, nhưng
ít chịu nắng. Ở giai đoạn cấy mô và cây con, Lan hồ
điệp có nhu cầu ánh sáng thấp, chỉ khoảng 30%, vì
vậy chúng ta cần che bớt 70% ánh sáng bằng cách
phủ lưới tán xạ bên dưới mái che. Duy trì độ ẩm
khoảng 70%, nhiệt độ 20-30
0
C.
Ở thời kỳ cây trung và cây đại: nhiệt độ thích hợp 20-25
0
C, ẩm độ 70-75%, ánh
sáng che bớt khoảng 70%. Chế độ dinh dưỡng cho cây như sau: Cho vào mỗi chậu 1
viên phân tan chậm và sử dụng phân NPK có tỷ lệ 20:20:20, tưới hoặc phun 10
ngày/ lần (nồng độ 2-3g/ 10 lít nước sạch). Chu kì tưới nước: Mùa hè 7 ngày/lần,
mùa đông 10 ngày/lần. Nước tưới cho lan phải là nước sạch, nếu nước giếng khoan
phải qua hệ thống lọc. Lan Hồ điệp có đặc điểm chịu ẩm, nhưng không chịu nước
do đó chúng ta chỉ nên tưới nước cho lan ở gốc. Nếu nước nhiễu từng giọt trên lá, lá

sẽ dễ bị thối. Khi có nước động trên lá, lá sẽ có nhiều đốm đen rồi thối nhũn. Cho
nên nhà kín trồng Lan Hồ điệp thường có mái che làm bằng tấm lợp nylon trong,
vừa có đủ sáng vừa che được nước mưa nhỏ giọt đồng thời tránh vi khuẩn, mầm
bệnh có thể hiện diện trong không khí.
Ở thời kỳ ra hoa, cây được tưới hoặc phun dinh dưỡng NPK. Khi thấy cây lan nhú
hoa tưới phân NPK 6:30:30 nồng độ 2g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để
cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn. Ngoài ra để hoa được bền lâu,
khoảng 1-2 tháng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25
o
C, ánh
sáng che bớt 70%. Đặc biệt khi cây nở hoa người trồng không nên tưới nước hoặc
dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ làm hoa úng hoặc bị cháy nắng. Khi hoa nở gần tàn,
cây có hiện tượng yếu đi nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30:10:10 để
dưỡng cây.
Hiện tại, Lan Hồ điệp trên thị trường là những cây lan được nuôi trồng từ nguồn
giống cấy mô, màu sắc đa dạng với khoảng 16- 17 màu khác nhau từ những màu
phổ biến như màu tím, màu trắng lưỡi đỏ, trắng lưỡi vàng, màu đỏ đến những màu
mới như trắng điểm đen, màu vàng… Ngoài dáng hoa độc đáo, đẹp mắt và đa dạng
về màu sắc, Lan Hồ điệp còn có ưu điểm là cây trổ hoa quanh năm. Mỗi năm cây có
thể trổ 3 lần hoa/chậu. Thông thường, sau khi hoa tàn, nếu cắt cành ngay và chăm
sóc tốt thì chỉ sau khoảng 2 tháng rưỡi, cây sẽ ra nụ hoa mới.
Với điều kiện khí hậu mát như huyện Di Linh, Bảo Lộc. tỉnh Lâm Ðồng hoa thường
nở chậm nhưng rất lâu tàn, có thể kéo dài đến 3, 4 tháng.
Thực tế cho thấy nuôi trồng lan Hồ điệp không quá khó khăn, phức tạp như chúng
ta vẫn nghĩ. Loài hoa này vẫn có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên nhiều vùng canh
tác khác nhau của nước ta. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bất cứ ai, bất cứ
nơi nào cũng có thể thuần dưỡng thành công loài hoa này bởi trên thực tế Lan Hồ
điệp vẫn là loài phong lan khó thích nghi và phức tạp trong chăm sóc, nuôi trồng so
với những loài phong lan khác vẫn đã và đang được nuôi trồng đại trà ở nước ta như
Mokara, Dendro… Vì thế, để có thể nuôi trồng thành công Lan hồ điệp, người trồng

không chỉ cần sự đam mê, chịu khó nghiên cứu, kiên trì thử nghiệm mà còn phải
biết học hỏi, am hiểu đặc tính sinh học cũng như nhu cầu, kĩ thuật cơ bản để có thể
chăm sóc lan Hồ điệp phù hợp, đúng cách.
Với kết quả nuôi trồng bước đầu của các cá nhân, đơn vị tiêu biểu, đáng khích lệ
như trên, hi vọng trong tương lai gần Lan Hồ điệp sẽ có điều kiện phát triển mạnh,
góp phần làm phong phú hơn nữa chủng loại phong lan quí hiếm, độc đáo của Việt
Nam đồng thời mang đến cho những ai yêu thích loài hoa vương giả này những cơ
hội thưởng lãm mới lạ, đặc sắc.
Các giống lan Hồ Điệp (Phaleanopsis) trong năm 2010, 2011, 2012
Nguồn: bbt
Các giống lan Hồ Điệp (Phaleanopsis) trong tổ hợp giống của Cty TNHH
Long Đỉnh sẽ được đưa ra thị trường từ 7/2010. Để tạo cho cây con hồ điệp thích
ứng nhanh với điều kiện nuôi trồng, Bio-lab., Cty Long Đỉnh sẽ cung cấp hộp cấy
mô với dạng cây nhỏ, giá rẻ, sau 2,5 – 3 tháng huấn luyện trong điều kiện nuôi
trồng của người mua, cây con sẽ dễ dàng sống khi được ra vườn ương. Thởi gian
trưởng thành sau khi ra ương là 7 – 8 tháng (có thể ra hoa).
Phòng thí nghiệm Bio-lab.
Phòng Bio-lab. của Cty TNHH Long Đỉnh
Dạng cây cung cấp
Dạng hộp cung cấp
Các giống cấy mô cung cấp đầu năm 2011 (số lượng 2.000 cây/giống) bao gồm:
P04
P05
P06

×