Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

BÁO CÁO “Đánh giá tác động của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình phân bố nước mặt, nước ngầm, quá trình trữ nước và chất lượng nguồn nước đảo Cô Tô”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 53 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KH&CN PHỤC VỤ QUẢN LÝ BIỂN,
HẢI ĐẢO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Mã số KC.09/16-20

BÁO CÁO CÔNG VIỆC SỐ 49
“Đánh giá tác động của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến
quá trình phân bố nước mặt, nước ngầm, quá trình trữ nước và
chất lượng nguồn nước đảo Cô Tô”

Đề tài: “Đánh giá tiềm năng, biến động tài nguyên nước mặt,
nước ngầm và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở một số đảo trọng điểm”
Mã số: KC.09.04/16-20
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Hải văn và Mơi trường
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Bùi Xn Thơng

Nhóm thực hiện cơng việc: PGS.TS Lã Văn Chú
Ths. An Tuấn Anh
Ths. Văn Thị Hằng
Cơ quan: Viện Tài nguyên môi trường nước

Hà Nội, 2017


BỘ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KH&CN PHỤC VỤ QUẢN LÝ BIỂN,
HẢI ĐẢO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Mã số KC.09/16-20

BÁO CÁO CÔNG VIỆC SỐ 49


“Đánh giá tác động của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến
quá trình phân bố nước mặt, nước ngầm, quá trình trữ nước và
chất lượng nguồn nước đảo Cô Tô”

Đề tài: “Đánh giá tiềm năng, biến động tài nguyên nước mặt,
nước ngầm và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở một số đảo trọng điểm”
Mã số: KC.09.04/16-20

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Hải văn và Mơi trường
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Bùi Xn Thơng

Nhóm thực hiện cơng việc: PGS.TS Lã Văn Chú
Ths. An Tuấn Anh
Ths. Văn Thị Hằng
Cơ quan: Viện Tài nguyên môi trường nước
Hà Nội, năm 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
I. Điều kiện địa hình-địa chất đảo Cơ Tơ .............................................................. 2
1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 2
1.2. Đặc điểm địa hình ...................................................................................... 3
1.3. Đặc điểm địa chất ....................................................................................... 4
1.4. Đặc điểm đất, thổ nhưỡng .......................................................................... 5
1.5. Tình hình sử dụng đất .............................................................................. 12

1.6. Tài nguyên rừng ....................................................................................... 13
II. Điều kiện khí tượng thủy văn đảo Cơ Tơ ....................................................... 14
2.1. Điều kiện khí hậu - khí tượng .................................................................. 14
2.1.1. Đặc điểm chung nền khí hậu biển Đơng Việt Nam ......................... 14
2.1.2. Chế độ khí hậu khu vực đảo Cơ Tơ và lân cận ................................ 16
2.2. Thủy văn – Tài nguyên nước ................................................................... 28
2.2.1. Chế độ thủy văn ............................................................................... 28
2.2.2. Đánh giá tài nguyên nước ................................................................ 29
III. HẢI VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN .......................................................... 36
3.1. Hải văn ..................................................................................................... 36
3.1.1. Tổng quan chế độ thủy triều ven bờ Việt Nam................................ 36
3.1.2. Chế độ thủy triều khu vực huyện đảo Cô Tô ................................... 40

i


3.2. Độ mặn của nước biển ............................................................................. 42
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 45

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

CEC


Dung tích hấp thụ

ĐB-TN

Đông bắc- Tây Nam

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc

KT

Khí tượng

KTTV

Khí tượng thủy văn

TB-ĐN

Tây Bắc- Đơng Nam

TN&MT

Tài ngun và Mơi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


UNESCO

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo
dục Liên Hiệp Quốc

VBB

Vịnh Bắc Bộ

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả phân tích mẫu diện CT.11 [1] ................................................ 10
Bảng 1.2. Kết quả phân tích mẫu diện đất CT.13 [1] .......................................... 10
Bảng 2.1. Lưới trạm khí tượng cơ bản khu vực nghiên cứu ................................ 17
Bảng 2.2. Nhiệt độ khơng khí trung bình (0C) ..................................................... 19
Bảng 2.3. Các đặc trưng lượng mưa trung bình năm (mm) ................................. 20
Bảng 2.4. Tổng lượng mưa tháng, năm tại trạm khí tượng Cô Tô (mm) ............ 21
Bảng 2.5. Một số đặc trưng cường độ mưa và lượng mưa ngày lớn nhất ........... 22
Bảng 2.6. Độ ẩm khơng khí trung bình (%) ......................................................... 23
Bảng 2.7. Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (mm) ................................... 24
Bảng 2.8. Tần suất gió theo các hướng (%) ......................................................... 25
Bảng 2.9. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) .......................................... 26
Bảng 2.10. Tốc độ gió mạnh nhất và ước lượng theo các chu kỳ (m/s) .............. 26
Bảng 2.11. Đặc trưng dòng chảy các trạm thủy văn ven biển Quảng Ninh ........ 29
Bảng 2.12. Giá trị trung bình các yếu tố khí tượng trạm Cơ Tơ (1959-2010) ..... 31
Bảng 2.13. Kết quả tính tốn dịng chảy tràn trung bình nhiều năm thời kỳ 19592010. ..................................................................................................................... 32
Bảng 3.1. Một số đặc trưng chủ yếu của thủy triều tại các cảng tiêu biểu thuộc bờ

biển Việt Nam [13]............................................................................................... 37
Bảng 3.2. Chỉ số phân loại tính chất thủy triều .................................................... 38
Bảng 3.3. Phân vùng đặc điểm chế độ thủy triều ven bờ biển Việt Nam (Nguyễn
Ngọc Thụy – 1984) [13] ....................................................................................... 38
Bảng 3.4. Các đặc trưng nhiều năm mực nước biển (cm) ................................... 41
Bảng 3.5. Các đặc trưng nhiều năm mực nước biển (cm) ................................... 42

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí huyện đảo Cơ Tơ .......................................................................... 3
Hình 2.1. Mạng lưới trạm khí tượng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ.......................... 17
Hình 2.2. Biến trình trung bình trong năm của lượng mưa tại một số trạm ........ 20

v


MỞ ĐẦU
Cô Tô là một huyện đảo xung quanh là biển bao bọc, địa bàn bị chia cắt
thành các hòn đảo nhỏ, sơng suối ít, độ dốc lớn và chỉ có dịng chảy khi mưa
xuống. Địa bàn khơng có hồ lớn, chỉ có khoảng 14 hồ nhỏ để chứa nước phân bố
rải rác trên toàn khu vực đảo. Các hồ này có nhiệm vụ chủ yếu là tích trữ nước
phục vụ cho nông nghiệp và một phần cho sinh hoạt. Tuy nhiên do trữ lượng và
dịng chảy ít nên mùa khơ thường thiếu nước. Đây là một việc khó khăn để cung
cấp nước cho việc sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho đời sống dân sinh.
Nước có vai trị thiết yếu đối với cuộc sống con người và mọi hoạt động
kinh tế, nhưng nguồn nước ngọt trên các đảo nói chung rất hạn chế, dễ bị cạn
kiệt và ơ nhiễm, trước hết là nguy cơ nhiễm mặn đối với cả nước mặt và nước
dưới đất nếu như lưu lượng khai thác lớn hơn khả năng phục hồi. Sự phát triển

mạnh của nền kinh tế kéo theo các nhu cầu phát triển khác lại trở thành áp lực
lớn đối với nguồn nước do nhu cầu nước cung cấp phục vụ sản xuất và sinh hoạt
ngày càng tăng. Nguồn nước khan hiếm đã khiến cho quá trình quy hoạch phát
triển kinh tế- xã hội của vùng gặp nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, phải tiến hành điều tra, đánh giá tác động của các nhân tố tự
nhiên đến sự phân bố nước mặt, nước ngầm, quá trình trữ nước và chất lượng
nguồn nước trên đảo Cô Tô nhằm xác định nguồn nước giới hạn cũng như nguồn
nước có thể bổ sung để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động kinh tế chủ yếu, từ đó
tổng hợp sơ đồ khai thác tài nguyên nước cho đảo.
Nội dung 4: Nghiên cứu, đánh giá tác động của các nhân tố tự nhiên, nhân
tạo ảnh hưởng đến quá trình phân bố nước mặt, nước ngầm, quá trình trữ nước
và chất lượng nguồn nước các đảo nghiên cứu có Cơng việc 49: “Đánh giá tác
động của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình phân bố nước mặt, nước
ngầm, quá trình trữ nước và chất lượng nguồn nước đảo Cô Tô” là một trong các
công việc của đề tài được triển khai thực hiện với mục tiêu là:
- Đánh giá tác động của các nhân tố tự nhiên bao gồm: điều kiện địa hình,
địa chất; điều kiện khí tượng, thủy văn; hải văn và môi trường biển đến sự phân
bố nước mặt, nước ngầm, quá trình trữ nước và chất lượng nguồn nước đảo Cô


1


I. Điều kiện địa hình - địa chất đảo Cơ Tơ
1.1. Vị trí địa lý
Huyện đảo Cơ Tơ tỉnh Quảng Ninh được thành lập theo Nghị định số
28/CP ngày 23 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở tách 2 xã đảo Cô Tô
và Thanh Lân của huyện Cẩm Phả (cũ) nay là huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
Đến ngày 26 tháng 10 năm 1996 Chính phủ có Nghị định số 86/NĐ-CP bàn giao
đảo Trần thuộc huyện Hải Ninh (cũ) nay là thị xã Móng Cái, trực thuộc địa giới

hành chính huyện Cơ Tơ quản lý. Cơ Tơ là một huyện nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh
Quảng Ninh, với tọa độ địa lý: Từ 20040’ đến 21010’ vĩ độ Bắc và từ 107035’ đến
108020’ kinh độ Đơng. Phía Đông tiếp giáp hải phận quốc tế với chiều dài đường
hải phận gần 200 km, từ ngoài khơi đảo Trần đến đảo Bạch Long Vĩ. Phía Bắc
giáp đảo Cái Chiên, Vĩnh thực thuộc thị xã Móng Cái và huyện Hải Hà. Phía
Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phịng. Phía Tây giáp huyện Vân
Đồn tỉnh Quảng Ninh.
Theo Cổng Thơng tin Điện tử Chính phủ 2017, diện tích của huyện đảo Cô
Tô là 50,1 km2, dân số (2017) là 5700 người; mật độ dân cư: 113.8 người/km2.
Quần đảo Cơ Tơ có khoảng hơn 50 đảo, đảo lớn nhỏ gồm các đảo sau: Cô
Tô Con, Cô Tô Lớn, Cồn Ba Đỉnh Con, Cồn Chân Kiểng, Cồn Chân Miếu, Cồn
Con Ngựa, Cồn Đá Xếp Cao, Cồn Đá Xếp Thấp, Cồn Đi Cá Chép, Cồn Gạc
Hươu, Cồn Hang Chuột, Cồn Ngồi, Cồn Sao Nhỏ, Cồn Tai Khỉ, Cồn Vó Ngựa,
Đá Bắc Ba Đỉnh, Đá Chân Hương, Đá Chuột Nhắt, Đá Nam Ba Đỉnh, Đá Ngầm
Nam, Đá Ngầm Sâu, Đá Quả Thông Già, Đá Sao Đêm, Đá Sư Tử, Đá Thiên
Môn, Đá Thoải, Đá Xấu Hổ, Đảo Trần (Lo Chúc San, Chàng Tây, Đảo Chằn,
Tây Chàng), Hai Hịn Ngồi, Hịn Ba Bái, Hòn Ba Đỉnh, Hòn Bắc Bồ Cát, Hòn
Bắc Đẩu, Hòn Bát Hương, Hòn Bầu Rượu, Hòn Bảy Âm Dương, Hòn Bảy Sao,
Hòn Bồ Cát, Hòn Cá Chép, Hòn Cá chép Con, Hòn Chòi Canh, Hòn Cồn, Hòn
Con Chuột, Hòn Cồn Răn, Hòn Đá Thủng, Hòn Đặng Vạn Châu, Hòn Đèn, Hịn
Đồi Mồi, Hịn Đi Núi Nhọn, Hịn Hang Thơng, Hịn Khe, Hòn Khe Con, Hòn
Khe Trâu, Hòn Khoai Lang, Hòn Khói, Hịn Kim Sa, Hịn Ngang, Hịn Ngập
Nước, Hịn Ngựa Bé, Hòn Nhạn Xanh, Hòn Núi Nhọn, Hòn Sao Hỏa, Hòn Sao

2


Mộc, Hòn Sao Thổ, Hòn Sao Thủy, Hòn Thoải Rơi, Hòn Vàn Thầu, Hòn Vàng
Thoải, Hòn Vệ Tinh, Thanh Lân, Vụng Tràng Đơng.


Hình 1.1. Vị trí huyện đảo Cơ Tơ
1.2. Đặc điểm địa hình
Cơ Tơ có địa hình đồi núi. Đỉnh giáp Cáp Cháu trên đảo Thanh Lân cao
210 m, đỉnh đài khí tượng trên đảo Cơ Tơ lớn cao 160 m.
Phần giữa các đảo đều cao, vây quanh là những đồi núi thấp và những
cánh đồng hẹp, ven đảo là những bãi cát nhỏ và vịnh nhỏ. Đất đai chủ yếu là đất
pheralit trên sa thạch. Đất rừng rộng 2200 ha, đất có khả năng nơng nghiệp (771
ha) chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, trong đó một nửa số có khả năng cấy lúa,
trồng màu, gần nửa có khả năng chăn thả gia súc và trồng cây ăn quả.
Cô Tô là một huyện đảo xung quanh được biển bao bọc nên có địa hình đa
dạng, thuộc loại địa hình đồi thấp, bị chia cắt rất mạnh và chia thành 2 vùng
chính:
- Vùng đồi núi thấp: Gồm các xã Thanh Lân, Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô.
Độ cao trung bình từ 80-100 m, đỉnh cao nhất ở đảo Thanh Lân đạt tối đa là
199m, phần lớn dãy núi cao trên 100m chạy suốt chiều dài đảo từ điểm cực
Đông Bắc đến điểm cực Tây Nam không tạo thành các thung lũng lớn nhỏ. Sườn

3


núi dốc có rừng cây rậm, đồi núi này có vai trị quan trọng chi phối sự hình thành
các yếu tố tự nhiên.
- Vùng đồng bằng: Do địa hình phức tạp bị chia cắt nhiều, trong khi đồi
núi giữ vai trò thống trị tuyệt đối, sườn dốc thường lan ra sát biển không tạo ra
được đồng bằng thung lũng nên đất bằng không tập trung thành khu vực lớn mà
xen kẽ giữa các đồi núi thấp.
1.3. Đặc điểm địa chất
Hệ tầng Cô Tô (O3 - S1 ct)
Là hệ tầng cổ nhất được biết ở ven bờ Đông Bắc Việt Nam, có nguồn gốc
lục nguyên xen kẽ phân nhịp với đá vụn núi lửa thành tạo axít, cấu tạo flít điển

hình, bề dầy trên 2500m. Đá vụn núi lửa thành phần axít (cuội kết tufogen, tufit)
chiếm trên 75% thành phần trầm tích, cịn lại là trầm tích lục ngun và hố học
xen kẽ.
Hệ tầng Cô Tô được phân định thành 2 tập, có đặc điểm sau:
Tập 1: Chủ yếu là đá cát kết đa khống hạt thơ phân lớp mỏng chứa cuộisạn kết hỗn tạp, thấu kính cuội-sạn kết với kích thước hạt cuội - sạn < 0,5 ÷ 2cm,
độ mài tròn, chọn lọc kém. Chiều dày của tập 1 khoảng 900 ÷ 950m.
Tập 2: Nằm chuyển tiếp lên trên là các lớp cuội - sạn kết hỗn tạp, thành
phần cuội chủ yếu là cát kết, bột kết ít cuội thạch anh với kích thước từ 0,5cm
cho đến vài cm, đơi khi đến 100cm, kém trịn cạnh. Tập 2 có thể phân làm 3 phụ
tập. Phụ tập dưới và giữa có chứa các thành tạo có cấu tạo turbidt kiến tạo xen
lẫn. Chiều dày của tập khoảng 800 ÷ 850m.
Đặc điểm kiến tạo
- Đặc điểm uốn nếp: Các trầm tích hệ tầng Cô Tô bị uốn nếp mạnh mẽ, tạo
nên các nếp uốn dạng tuyến tính kéo dài theo phương ĐB – TN. Hầu hết các nếp
uốn bị các hệ thống đứt gãy cắt xén khơng cịn giữ được cấu tạo nếp uốn hoàn
chỉnh, như ở vùng cực bắc của đảo, đông Tài Vàn, bắc thị trấn Cô Tô, Nam Vàn.
Tại những vùng này chỉ tồn tại cấu trúc nếp đơn nghiêng. Các nếp uốn tương đối
hoàn chỉnh phân bố ở vùng bắc và nam của đảo với các nếp lồi và nếp lõm là
những nếp uốn hẹp, dạng tuyến tính.

4


- Đặc điểm đứt gãy: Tồn đảo có 25 đứt gãy, các đứt gãy tập trung dày đặc
ở phía nam đảo, tạo nên một đới cấu trúc dập vỡ mạnh mẽ, nhiều nếp uốn bị phá
vỡ tạo nên các nêm cấu tạo với các lớp đá xếp đơn nghiêng, có 3 hệ thống đứt
gãy chủ yếu: ĐB-TN; á kinh tuyến và hệ thống TB-ĐN, trong đó hệ thống đứt
gãy á kinh tuyến phát triển hơn cả.
Đặc điểm địa chất có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và tồn tại nước
dưới đất. Cấu trúc địa chất được xem là mơi trường để trong đó nước hình thành,

tồn tại và vận động.
Các yếu tố địa tầng thạch học, hoạt động phong hóa và kiến tạo chỉ xảy ra
ở các trầm tích cổ bị cố kết
Các trầm tích Đệ tứ trẻ nhất được hình thành khoảng vài triệu năm cách
ngày nay. Các trầm tích là bở rời do chưa kịp gắn kết, nước trọng lực phân bố và
vận động ở những khoảng trống giữa các hạt. Đất đá vụn thô (cuội sỏi, cát
sạn…) chứa nước tốt hơn đất đá dính kết (sét, sét pha…). Các trầm tích Đệ tứ
vùng đảo Cơ Tơ có thành phần chủ yếu là cát các hạt khác nhau lẫn sạn sỏi chứa
nước rất tốt, tuy nhiên do chiều dày nhỏ nên đã làm giảm đáng kể khả năng chứa
nước, mặt khác do phân bố ở địa hình thấp nên thường bị nhiễm mặn.
Các trầm tích cổ cố kết, duy nhất chỉ có hệ Ordovic thống thượng - Silur
thống hạ, hệ tầng Cơ Tơ (O3-S1¬ ct) được hình thành khoảng trên 1 tỷ năm cách
ngày nay. Trải qua các niên đại địa chất các thành tạo này cố kết tạo thành các
khối đất đá rắn chắc không có khả năng chứa nước. Tuy nhiên do q trình
phong hóa và hoạt động kiến tạo, đất đá bị vỡ tạo thành các khe nứt và hệ thống
khe nứt mà theo đó nước tồn tại và vận động. Q trình phong hóa xảy ra đều
trên diện tích lộ của thành tạo, song không thể tạo thành các khe nứt lớn và phát
triển sâu. Các khe nứt kiến tạo có thể hình thành các khe nứt lớn và phát triển
đến chiều sâu lớn song chỉ giới hạn bởi dải hẹp dọc theo đứt gãy. Kết quả làm
cho khả năng chứa nước của chúng kém, thường là nghèo nước. Tuy nhiên đối
với các yêu cầu nhỏ chúng có thể đáp ứng. Các thành tạo này phân bố ở các địa
hình cao hơn nên hạn chế khả năng nhiễm mặn, trừ trường hợp khai thác quá
mức.
1.4. Đặc điểm đất, thổ nhưỡng
Các kết quả nghiên cứu được công bố trong tài liệu [1] cho thấy:

5


Các loại đất chính ở huyện Cơ Tơ: Căn cứ vào địa hình, sự hình thành và

cấu tạo của đất đai huyện Cơ Tơ được phân thành 2 vùng chính: 1) Vùng đồng
bằng và 2) vùng đồi núi.
1) Vùng đồng bằng: có 2 loại đất chính
- Đất cồn cát và bãi cát: được phân bố nằm ở sát mép nước và các cửa
sơng ngịi, bãi biển thuộc các xã, thị trấn. Đặc điểm chung dễ nóng lên và lạnh đi
đột ngột, giữ nước kém, đất rất chua, độ phì kém, có diện tích khoảng 477.0 ha
chiếm 10.32% diện tích tự nhiên của huyện.
- Đất cát biển: Là loại đất cát do q trình song biển thủy triều xơ đẩy
đọng lại khi biển lùi dần tạo thành những bãi cát sát mép biển, do quá trình lao
động cần cù và sang tạo của người dân có nơi tạo thành đồng ruộng để sản xuất,
hầu hết các mặt ruộng đã thành cát pha, thịt nhẹ, có xác hữu cơ mùn. Diện tích
khoảng 85.5 ha chiếm 1.85% diện tích tự nhiên của huyện.
- Đất mặn: Là loại đất hình thành do sản phẩm của sông biển bồi tụ, bị
nước biển xâm nhập nên bị mặn, đồng thời trong long đất có xác rễ sú vẹt thối
mục thải ra, các khí độc CH3, PH3, H2S, axit hữu cơ làm cho đất bị nhiễm độc và
chua. Được phân bố ở hầu hết trên địa bàn huyện, diện tích khoảng 324.8 ha
chiếm 7.03% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất mặn được chia thành 4 loại,
bao gồm:
+ Đất mặn sú vẹt: 135.0 ha;
+ Đất mặn chua: 25.9 ha;
+ Đất mặn do ảnh hưởng mạch nước ngầm: 95.75 ha;
+ Đất chua mặn: 68.15 ha.
2) Vùng đồi núi:
Diện tích tích khoảng 3375.3 ha chiếm 73.06% diện tích tự nhiên, được
chia thành các loại như sau:
- Đất lúa nước vùng đồi núi: Diện tích 244.0 ha chiếm 5.28% diện tích tự
nhiên, bao gồm:
+ Đất feralit biến đổi do trồng lúa, diện tích 193.0 ha là loại đất cát pha thịt
nhẹ, do quá trình canh tác đã làm thay đổi một số tính chất cơ bản của đất.


6


+ Đất dốc tụ trồng lúa: Với diện tích 35.5 ha là loại đất do sản phẩm của
đồi núi bị bào mịn, thành phần cơ giới thơ, mầu xám tro, lẫn sỏi và mảnh đá
vụn.
+ Đất thung lũng bậc thang bạc mầu: Diện tích 15.5 ha là loại đất bị bào
mịn có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ.
- Đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm: Là vùng đồi có độ cao từ 25 – 199m
địa hình dốc thoải, là loại đất phát triển trên phiến thách sét, đá sa thạch, có
thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, tầng đất dày, độ phì thấp, khơng có kết cấu,
phân tầng mỏng, khả năng giữ nước kém, lượng mùn thấp, dinh dưỡng từ thấp
đến nghèo, thường các đỉnh đồi và sườn hầu hết bị xói mịn. Là loại đất thích
hợp cho trồng cây ăn quả và khả năng khoanh ni trồng rừng với diện tích là
3131.3 ha chiếm 67.77% diện tích tự nhiên của huyện, gồm:
+ Đất feralit phát triển trên đá phiến thạch sét: Diện tích 135.0 ha;
+ Đất feralit đỏ vàng hoặc xám vàng trên sa thạch: Diện tích 2049.5 ha;
+ Đất feralit đỏ vàng, xám trên phù sa cổ phiến thạch lẫn dăm cuội kết:
Diện tích 946.8 ha.
Đặc điểm các loại đất của huyện Cơ Tơ:
- Nhóm đất cát (C)- ARENOSOL (AR):
+ Diện tích và phân bố: Diện tích 953.0 ha chiếm 20.63% diện tích tự
nhiên. Phân bố ở thị trấn Cơ Tơ, xã Thanh Lân và xã Đồng Tiến.
+ Điều kiện hình thành: FAO-UNESCO xác định đất cát (Arenosols) là
nhóm đất có thành phần cơ giới thô hơn thịt cát pha (Sandy loam) ở độ sâu ít
nhất 0-100 cm, khơng mang tính phù sa (Fluvic) hay đá bột (Ardic) và khơng có
tầng chuẩn đốn nào ngồi tầng A sang màu (Ochric) và tầng tại chỗ C (Albic).
Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sơng chính là do sự bồi
đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển
+ Hệ thống phân vị: Nhóm đất cát ở huyện Cơ Tơ có 3 đơn vị đất là:

i) Bãi cát ven sông, ven biển (Cs) - Arenosols (AR); ii) Đất cồn cát trắng
vàng (Cc)- Luvic Arenosols (ARL); iii) Đất cát biển (C) - Arenosols (AR).
- Mô tả đơn vị đất:

7


i) Bãi cát ven sông, ven biển (Cs) - Arenosols (AR): Đơn vị đất này gồm
một đơn vị phân loại đất phụ là Bãi cát ngập triều (Cs-t) – Salic Arenosols
(ARs). Diện tích 542 ha, chiếm 11.73% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã, thị
trấn trong huyện. Phẫu diện cũng có dạng thơ sơ chưa phân hóa. Thường ở địa
hình thấp ngồi đê biển và thường xun ảnh hưởng của chế độ thủy triều.
Hướng sử dụng: Hiện tại loại đất này chưa được khai thác sử dụng. Tùy
theo điều kiện cụ thể của địa phương có thể trồng rừng ngập mặn để cố định dần
phù sa tạo nên vùng đất mới hoặc cải tạo thành các bãi tắm phục vụ mục đích du
lịch.
ii) Đất cồn cát trắng vàng (Cc)- Luvic Arenosols (ARL): Diện tích 303ha
chiếm 6.56% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã, thị trấn trong huyện. Hình thái
phẫu diện đồng nhất, chủ yếu thành phần cơ giới là cát, ở địa hình cao tạo thành
những cồn cát dài. Đất cồn cát trắng vàng (Cc)- Luvic Arenosols (ARL) chỉ có
một đơn vị phân loại hấp phụ (cấp III) là: Đất cồn cát trắng vàng điển hình (Csh) – Hapli-Luvic Arenosols (ARL-h).
Đặc trưng cho loại đất này xin giới thiệu phẫu diện CT.13, bao gồm:
1) Tên đất: Theo FAO- UNESCO: Hapli- Luvic Arenosols (ARh) và theo
Việt Nam: Đất cồn cát trắng vàng điển hình (Cc);
2) Vị trí: Khu 3- Thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh;
3) Địa hình : Cao;
4) Độ dốc nơi đào phẫu diện: 0-30;
5) Thực vật tự nhiên: Cỏ;
6) Cây trồng: Phi lao;
7) Mẫu chất: Cát biển;

8) Mức độ thoát nước: Tốt;
9) Mực nước ngầm: Rất sâu;
Mô tả phẫu diện:
1) 0-21cm: Cát mịn, ẩm, màu xám đen (7.5 Y 4/l), hạt rời, ít chặt, ít xốp,
có nhiều rễ cây.

8


2) 21-50cm Cát ẩm, màu xám sáng (N 8/0), hạt rời, ít chặt, ít xốp, có ít rễ
cây.
3) 50-120 cm: Cát, ẩm hơn tầng 2, màu xám sang (N 8/0), hạt rời, ít chặt.
Kết quả phân tích mẫu diện được thể hiện ở bảng 1.1 và 1.2

9


Bảng 1.1. Kết quả phân tích mẫu diện CT.11 [1]
Độ sâu
(cm)

pHkcl

OM
(%)

0-20
20-52
52-120


5.01
4.49
5.22

1.01
0.31
0.26

Tổng số (%)
N
0.048
0.033
0.022

P2O5
0.032
0.012
0.015

K2O
0.19
0.24
0.16

Dễ tiêu
(mg/100g)
P2O5
K2O
2.9
4.5

2.2
1.7
1.2
3.6

Cation trao đổi
(lđl/100 g)
Ca2+
Mg2+
CEC
1.2
0.4
4.15
1.1
0.5
4.42
1.6
0.3
3.60

AL3+
lđl/100g
0.10
0.38
0

%
CL-

%

SO42-

0.011
0.045
0.008

0.017
0.039
0.010

Thành phần cơ giới (%)

mS/cm
EC

2-0.02
95.74
94.82
95.73

0.10
0.40
0.04

0.02-0.002
2.77
3.11
2.56

< 0.002

1.49
2.07
1.71

Bảng 1.2. Kết quả phân tích mẫu diện đất CT.13 [1]
Độ sâu
(cm)

pHkcl

OM
(%)

0-21
21-50
50-120

4.50
5.25
4.97

1.18
0.61
0.31

Tổng số (%)
N
0.089
0.033
0.016


P2O5
0.014
0.008
0.004

K2O
0.14
0.08
0.03

Dễ tiêu
(mg/100g)
P2O5
K2O
3.1
6.4
6.2
1.6
5.6
1.4

Cation trao đổi
(lđl/100 g)
Ca2+
Mg2+
CEC
1.10
0.50
4.90

0.96
0.64
3.89
1.20
0.42
3.62

AL3+
lđl/100g
0.12
0
0.04

Thành phần cơ giới (%)
2-0.02
96.26
96.37
96.53

0.02-0.002
2.70
2.62
2.64

< 0.002
1.04
1.01
0.83

Nguồn: Báo cáo thuyết minh Bản đồ thổ Nhưỡng - Nơng hóa huyện Cơ Tơ - Tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm tài nguyên Môi trường, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, tháng 2 - 2004.


10


Kết quả phân tích ở Bảng 1.1 cho thấy: Đất có phản ứng chua (pH kcl:
4.50 ở tầng đất mặt). Hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều rất nghèo. Đạm
lân, kali tổng số và đễ tiêu đề rất nghèo. Dung tích hấp thụ (CEC) thấp: 4.40
mg/100g đất ở tầng mặt và tăng dần theo chiều sâu. Thành phần cơ giới chủ
yếu là cát thô, cát vật lý > 95%.
Hiện trạng loại đất này chủ yếu là cát và phi lao.
Hướng sử dụng: Trồng phi lao và bạch đàn, tránh hiện tượng cát bay,
cát nhảy.
iii) Đất cát biển (C) – Arenosols (AR): Diện tích 108ha chiếm 2.34%
diện tích tự nhiên. Phân bố ở xã Đồng Tiến và thị xã Cô Tô.
Đơn vị đất này chia thành 2 đơn vị đất phụ:
Đất cát biển điển hình (C-h) – Haplic Arenosols (Ar-h): Diện tích 22ha
chiếm 0.48% diện tích tự nhiên. Phân bố ở xã Đồng Tiến. Đất cát biển điển
hình thường ở địa hình cao, hình thành chủ yếu do sự hoạt động của sơng và
biển.
Hình thái phẫu diện có màu nâu xám ở tầng mặt và chuyển dần sang
màu vàng đỏ ở các tầng dưới. Thành phần cơ giới từ cát pha đến cát mịn. Đất
có phản ứng chua, hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều nghèo. Dung tích
hấp thu thấp.
Hướng sử dụng: Đây là loại đất có độ phì thấp, song lại thích hợp với
các cây rau màu, thực phẩm. Hướng sử dụng sẽ là luân canh lúa – màu.
Đất cát biển sâu (C-g2) – Endo – Gleyic Arenosols (AR – g2):
Diện tích 86ha, chiếm 1.86% diện tích tự nhiên. Phân bố ở xã Đồng
Tiến và thị trấn Cơ Tơ.
Q trình hình thành cũng giống đất cát biển điển hình, song ở điều
kiện địa hình thấp hơn nên thường xuất hiện tầng glay ở độ sâu dưới 50cm.

Hình thái phẫu diện phân hóa khá rõ, lớp đất mặt thường có màu xám là chủ
đạo, các tầng dưới thường có màu xám hoặc xám vàng. Đặc trưng cho loại đất
này xin nêu phẫu diện CT.11, bao gồm:
1) Tên đất: Theo FAO – UNESCO: Endo gleyic Arenosols (ARg2) và
theo Việt Nam: Đất cát biển glay nơng (C-g2);
2) Vị trí: Thôn khu 3-Thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh;
3) Điạ hình: Cao;

11


4) Thực vật tự nhiên: Cây màu;
5) Cây trồng: 1 vụ lúa – 1 vụ khoai lang;
6) Mẫu chất: Cát biển;
7) Mức độ thốt nước: Tốt;
8) Mực nước ngầm: Nơng;
9) Tình trạng xói mịn: Yếu.
Mơ tả phẫu diện:
1) 0 – 20cm: Cát pha ẩm, màu xám đen (5 Y 4/l), hạt rời, không chặt,
hơi xốp, chuyển lớp rõ.
2) 20 – 52cm: Cát ẩm, màu xám sáng (5 Y 6/l), hạt rời, ít chặt, ít xốp.
3) 52 – 120cm: Cát mịn, ẩm, màu xám đen (5 Y 3/l), hạt rời. ít chặt, ít
xốp.
1.5. Tình hình sử dụng đất
Diện tích tự nhiên tồn huyện được xác định Chỉ thị 364/CT-TTg của
Chính phủ về phần đất nổi là 4620.0 ha chiếm 0.8% diện tích đất đai của tỉnh.
Trong đó đất rừng khoảng 2200 ha, đất có khả năng nơng nghiệp là 771 ha
chiếm 20% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó một nửa số có khả năng
trồng lúa và trồng màu, gần nửa có khả năng chăn thả gia súc và trồng cây ăn
quả. Cơ Tơ có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã, 1 thị trấn. Trong những năm gần

đây, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, an sinh xã hội được
thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm nhanh, từ 7.21% năm 2010 xuống
còn 3.1% năm 2011 và sẽ còn dưới 2% vào cuối năm 2012. Lượng khách du
lịch đến Cô Tô ngày càng tăng, năm 2010 là 3000 người, năm 2011 gần
11000 người, năm 2012 khoảng 15000 người.
Cô Tô là một huyện đảo có nhiều tiềm năng về kinh tế biển, du lịch
nằm cách đất liền khoảng 60 hải lý, đảo Trần nằm ở vị trí Đơng Bắc của
huyện, cách khu kinh tế mở Móng Cái khoảng 35 km, ngồi ra đảo Trần cịn
có vị trí đặc biệt là nằm trong khu vực cửa khẩu giao lưu kinh tế với nhân dân
Trung Hoa, cách đường hàng hải quốc tế Hải Phòng – Bắc Hải 30 km. Quần
đảo Cơ Tơ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng để
làm cơ sở vạch đường cơ bản khi hoạch định đường biên giới trên biển của
nước ta.
Cô Tô là một huyện đảo có vị trí địa lý rất đặc biệt: xung quanh là biển
và cách các ngư trường lớn không xa, đó là một điều kiện tốt để phát triển
12


nghề khai thác hải sản. Diện tích đất đồi núi ở trên các đảo chiếm ưu thế. Bờ
biển khúc khuỷu tạo thành các vụng kín là tiềm năng phát triển nghề ni
trồng thủy sản. Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên thường bị xói mịn trong
mùa mưa lũ gây ảnh hưởng hệ sinh thái rừng và độ màu mỡ của đất, tuy nhiên
ở quần đảo Cô Tô vẫn thuận lợi về môi trường không bị ảnh hưởng của vùng
công nghiệp.
Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2010 [13], huyện Cơ Tơ có diện
tích tự nhiên 47.5 km². Dân số: 5100 người (trong đó Nam: 2700 người và
Nữ: 2400 người). Mật độ dân số huyện Cô Tô phân bố khơng đều trên địa bàn
huyện, bình qn khoảng 107 người/km2. Đơn vị hành chính: 3 (trong đó có
02 xã và 01 thị trấn: Cơ Tơ).
Trên đảo Thanh Lân cịn có cam, qt, chuối. Có nhiều loại dược liệu

q hiếm như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía, .. trên các đảo. Nguồn lợi thủy
sản phong phú, Cơ tơ có nhiều đặc sản như: Trai ngọc, bào ngư, hải sâm, sá
sùng, tu hài, tôm he,... Là tiền tiêu cùng với tầm cỡ thích hợp của những hịn
đảo lớn nhỏ, đây là một thế mạnh để phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải quốc
tế và phát triển khai thác về kinh tế biển. Đồng thời là một huyện chịu nhiều
thách thức lớn trước sóng gió, bão tố của thiên nhiên và trách nhiệm nặng nề
phải đối mặt thường xuyên với những kẻ ngoại bang ln nhịm ngó, xâm
phạm chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
1.6. Tài nguyên rừng
Thảm thực vật trên các đảo khá phong phú chủng loại. Rừng tự nhiên
đa dạng với nhiều loại cây gỗ tốt, thuộc các họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, họ
đậu, long não, lim, giao, bồ hòn. Rừng trồng gồm phi lao, bạch đàn, thơng
đi ngựa, keo,…Ngồi cây thân gỗ ra cịn nhiều loại cây dược liệu quý.
Theo kết quả điều tra đã phát hiện hàng trăm lồi…
Hiện tại huyện Cơ Tơ có 2253.32 ha rừng chiếm 48.8% diện tích tự
nhiên của huyện, trong đó rừng tự nhiên là 817.85 ha bằng 36.3% diện tích có
rừng, rừng trồng 1435.17 ha, bằng 63.7% diện tích rừng. Ngồi ra, tài ngun
rừng trên huyện đảo cịn được thể hiện qua giá trị tài nguyên của thảm thực
vật bởi vì trong tương lai lâm nghiệp sẽ giữ vai trị chính của huyện. Tính
chung tồn huyện đảo độ che phủ mới chỉ đạt được 48.7%, hiện nay rừng trên
đảo đa số là rừng non mới phục hồi sau những giai đoạn bị chặt phá trước
năm 1979.

13


II. Điều kiện khí tượng thủy văn đảo Cơ Tơ
2.1. Điều kiện khí hậu- khí tượng
2.1.1. Đặc điểm chung nền khí hậu biển Đơng Việt Nam
a) Khí hậu khu vực biển Đơng

Khí hậu ở huyện đảo Cơ Tơ chịu ảnh hưởng chung của chế độ khí hậu
biển Đơng được đặc trưng bởi các đặc điểm sau đây:
- Các đảo ở gần bờ có khí hậu ít khác biệt với vùng duyên hải lân cận
trên đất liền. Chế độ nhiệt cũng như chế độ mưa - ẩm trên hệ thống đảo ven
bờ mang những đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng đất liền lân cận. Sông ở
đây cũng đồng thời biểu hiện những nét thuộc về khí hậu hải dương, bao gồm:
của nhiệt độ nhỏ hơn trong đất liền; dao động ngày đêm của nhiệt độ cũng rất
nhỏ, do đó nhiệt độ tối cao thường thấp hơn và nhiệt độ tối thấp thường cao
hơn trong đất liền;
- Độ ẩm cao hơn nhưng lượng mưa lại thấp hơn so với trong đất liền và
ít có sự biến thiên mạnh trong biến trình năm;
- Gió mạnh hơn rõ rệt so với đất liền, tần suất lặng gió rất nhỏ;
- Một hiện tượng thời tiết diễn ra theo những q trình khác hồn toàn
so với trong đất liền là: Sương mù biển chủ yếu không phải là sương mù bức
xạ mà là sương mù bình lưu hình thành trong hồn cảnh khơng khí nóng di
chuyển tới vùng biển lạnh hơn, sương mù biển hay xuất hiện nhất trong nữa
cuối mùa đông sang đầu mùa hạ (là thời kỳ nhiệt độ mặt biển xuống thấp hơn
nhiệt độ khơng khí) khơng phải trong nửa mùa đông như trong đất liền. Dông
trên biển thường phát triển về đêm và sáng (là thời gian tầng kết của khí
quyển trên biển bất ổn nhất định), trái ngược với trên đất liền là thường xảy ra
vào chiều và tối.
Vì các đảo gần bờ về cơ bản mang những đặc điểm chính của khí hậu
vùng đất liền lân cận nên khi xác định các vùng khí hậu, có thể xếp các đảo
này vào các vùng khí hậu đất liền. Chẳng hạn các đảo trong vịnh Bái Tử Long
xếp vào vùng khí hậu Đơng Bắc (khu vực ven biển Quảng Ninh); đảo trong
vịnh Thái Lan xếp vào vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ, và trong khi mơ tả
các vùng đó, đã có những nhận xét về những đặc điểm riêng của khí hậu các
đảo biển. Duy khu vực ngồi khơi Biển Đơng cách xa đất liền hàng trăm hải
lý, khí hậu có những khác biệt lớn với khí hậu đất liền, cần thiết phải xem khu
vực này như một miền khí hậu riêng, miền khí hậu Biển Đơng, trong đó có


14


thể phân biệt giữa vùng phía Bắc và vùng phía Nam với những đặc trưng khu
vực riêng.
b) Vùng khí hậu phía Bắc của miền khí hậu biển Đơng
Những kết quả nghiên cứu về chế độ khí hậu biển Đơng cịn hạn chế,
nên ở đây chỉ thống kê những đặc điểm khí hậu chủ yếu:
- Mặc dù ở những vĩ độ tương đối cao, song mùa đông lạnh ở vùng biển
bắc Biển Đông ấm hơn miền đất liền cùng vĩ độ. Nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất chỉ đạt 23 - 240C, cao hơn đất liền cùng vĩ tuyến tới 3 - 40. Độ chênh
lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hạ ở đây giảm xuống đáng kể so với đất
liền. Nếu ở vùng Bình Trị Thiên biên độ năm của nhiệt độ cịn đạt 9 - 100C thì
phần bắc Biển Đơng chỉ cịn khoảng 5 - 60C.
- Biên độ ngày của nhiệt độ không cao, chỉ vào khoảng 3 - 40C. Biên độ
nhiệt trung bình ngày ở trạm Hồng Sa là 3.60C, trong khi đó ở Cơ Tơ là
4.60C, ở Văn Lý là 4.60C. Các cực trị của nhiệt độ đạt mức thấp hơn đất liền
nhiều. ở Hoàng Sa, nhiệt độ tối thấp trung bình trong tháng lạnh nhất cũng chỉ
có 220C, và nhiệt độ tối cao trong mùa hạ trung bình chỉ lên tới 31 0C, trong
khi giá trị này ở đất liền vào khoảng 34 - 350C. Tuy khơng có những số liệu
về các cực trị tuyệt đối của nhiệt độ song có thể tin rằng giới hạn tối thấp của
nhiệt độ ở đây không xuống dưới 150C và giới hạn tối cao không vượt quá
350C.
- Trong chế độ mưa, có sự phân chia mùa phù hợp với chế độ gió mùa.
Mùa mưa trùng với mùa gió mùa hạ và mùa mưa ít trùng với gió mùa mùa
đơng. Song trong mùa ít mưa, trung bình mỗi tháng cũng đạt 20 - 40mm với
số ngày mưa là 5 - 10 ngày. Lượng mưa như vậy khơng q ít. Trong mùa
mưa, lượng mưa tập trung nhiều vào nữa cuối mùa hạ, từ tháng VIII đến
tháng XI, trong đó tháng X có lượng mưa trội nhất. Tổng lượng mưa năm

trung bình chỉ đạt khoảng 1200mm, là giá trị thuộc loại thấp trên đất liền, do
khơng có những địa hình gây tác dụng chắn gió tăng cường mưa. Tình hình
này cịn gặp thấy ở một số đảo gần bờ biển nước ta. Chẳng hạn ở Cơ Tơ,
lượng mưa trung bình năm chỉ đạt 1653mm, ít hơn Móng Cái (2769mm/năm)
tới hơn 1000mm.
- Với chế độ mưa - độ ẩm quanh năm cao, tuy có giảm ít nhiều trong
mùa đơng khi các khối khơng khí có nguồn gốc lục địa thịnh hành.
- Trên biển đặc biệt lộng gió. Tốc độ trung bình lên tới 6 - 7m/s, lớn
hơn các đảo gần bờ tới 1 - 2m/s và lớn hơn các vùng biển ven bờ tới 2 - 3m/s.
Chế độ gió trên miền phía Bắc biển Đông khá ổn định về hướng, mùa đông
15


thịnh hành gió đơng bắc với tần suất gió >50%, hướng bắc chiếm 25%. Mùa
hè, hướng gió nam chiếm ưu thế (>50%), sau đó là tây nam gần 30%. Trong
thời kỳ chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè (tháng IV) hướng gió rất phân
tán, tần suất phân bố đều trong các hướng NE, E, SE và S, còn thời kỳ chuyển
tiếp hè sang đông, hướng ưu thế là NE (50%) và hướng N (>15%). Tốc độ
gió mạnh và biến động lớn trong năm. Tốc độ gió trung bình năm là 6.5m/s,
trung bình mùa đơng là 6.5 - 7.0m/s , trung bình mùa hè đạt 5.5m/s. Trường
hợp lặng gió và gió yếu (<1.5m/s) rất ít gặp (<5%) trong các mùa gió và nhỏ
hơn 20% trong mùa chuyển tiếp.
- Một đặc điểm khí hậu biển nhiệt đới rất đáng chú ý là vùng bắc biển
Đông là nơi các cơn bão từ Thái Bình Dương hoặc từ chính biển Đơng thường
đi qua trong mùa hạ, và di chuyển về hướng Tây. Trong giai đoạn “sung sức
của các cơn bão”, tốc độ gió bão của vùng này có thể đạt và vượt quá 30m/s,
gây tàn phá ghê gớm. Tần suất xuất hiện bão tương đối lớn.
Bão gây gió mạnh từ 30m/s đến 40m/s, nhưng lượng mưa trong bão
không lớn <200 - 250mm/ngày.
2.1.2. Chế độ khí hậu khu vực đảo Cơ Tơ và lân cận

a) Hệ thống trạm quan trắc khí tượng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ
Tính đến năm 2015, trong các trạm Khí tượng (KT) thuộc Mạng lưới
trạm Khí tượng Thuỷ văn của Bộ Tài ngun và Mơi trường đang cịn hoạt
động thì hầu hết các trạm có chuỗi số liệu các yếu tố khí tượng có thời kỳ
quan trắc đều trên 40 năm. Để phục vụ nghiên cứu của đề tài đã tổ chức thu
thập số liệu khí tượng khơng những trên các trạm khí tượng như sau (Bảng
2.1, Hình 2.1).
Để phân tích tác động của các đặc trưng khí tượng, khí hậu đã thu thập
các số liệu sau: i) Nhiệt độ mặt đất (tối cao, tối thấp và trung bình ngày); ii)
Nhiệt độ khơng khí (tối cao, tối thấp và trung bình ngày); iii) Độ ẩm khơng
khí (tối thấp và trung bình ngày); lượng mưa; iv) hướng gió và tốc độ gió; v)
Số giờ nắng, vi) Bức xạ và vii) Các hiện tượng thời tiết cực đoan.

16


Bảng 2.1. Lưới trạm khí tượng cơ bản khu vực nghiên cứu
TT

Trạm

Vĩ độ

Kinh độ

Độ cao

Thời kỳ

1


Móng Cái

21º31'

107º58'

7

1961-2015

2

Cửa Ơng

21º01'

107º21'

60

1981-2015

3

Cơ Tơ

20º59'

107º46'


70

1959-2015

4

Bãi Cháy

20º57'

107º04'

87

1985-2015

5

Phù Liễn

20º48'

106º38'

113

1958-2015

6


Hòn Dấu

20º40'

106º48'

38

1981-2015

7

Bạch long Vĩ

20º08'

107º43'

63

1981-2012

Độ tin cậy của chuỗi số liệu:
Các trạm KT trên đây thuộc mạng lưới trạm KTTV cơ bản (cấp I) của
bộ TN&MT nên đảm bảo độ tin cậy

Hình 2.1. Mạng lưới trạm khí tượng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ
b) Một số đặc trưng khí hậu khu vực đảo Cô Tô và lân cận
1) Bức xạ

- Bức xạ: Trị số phổ biến về lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm là
105 - 130 kcal/cm2, về cán cân bức xạ trung bình năm là 60 - 70 kcal/cm2, về
số giờ nắng trung bình năm là 1400 - 1800 giờ. Chỉ có 1 - 2 tháng trên 200
giờ nắng, song có 3 - 4 tháng dưới 100 giờ nắng, nhất là vào các tháng mưa
phùn cuối mùa đông.
17


2) Nhiệt độ
Biến trình nhiệt độ năm cho thấy, nền nhiệt độ thấp ở các tháng mùa
đông và cao ở các tháng mùa hè, nhìn chung biến trình nhiệt độ ở các trạm
trên biển và đất liền khá tương đồng. Nhiệt độ trong mùa xuân (tháng 3 đến 5)
từ 180C – 260C, trong mùa hè (tháng 6 đến tháng 8) từ 270C - 300C; trong mùa
thu (tháng 9 đến tháng 10) từ 170C - 270C, trong mùa đông mùa đông (tháng
12 đến 1) từ 180C - 280C và từ 230C - 250C trong nhiệt độ năm (Bảng 2.2).
Ở vùng biển và lân cận thành phố Hải Phòng, nền nhiệt ấm hơn đáng kể
so với ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh. Nhiệt độ có sự phân hóa theo vĩ độ được
thể hiện trong các tháng như tháng 1, 4,10 nhưng tháng 4 khơng đáng kể. Nếu
so sánh giữa các trạm khí tượng ở trên các Đảo khu vực nghiên cứu thì vùng
đảo Cơ Tơ có nhiệt độ thấp hơn vùng Hịn Dấu, Bạch Long Vĩ, Cát Bà từ 0.5 1.00C.
Mùa hè là mùa có nhiệt độ cao trên bắc bán cầu. Trên lãnh thổ nước ta,
các chỉ số nhiệt độ cao nhất có thể xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9, nhưng khu
vực nghiên cứu thì chủ yếu các kỷ lục rơi vào tháng 6 và 7, nhiệt độ kỷ lục
xấp xỉ 290C (Phù Liễn và Móng Cái).
Cũng như nhiệt độ trung bình tháng 7, vai trị của vĩ độ đối với nhiệt độ
cao nhất hầu như không đáng kể.
Về khả năng xảy ra nhiệt độ cao nhất, dựa theo kết quả ước lượng từ
hàm Gumbell, ứng với chu kỳ càng dài thị nhiệt độ càng cao. Với chu kỳ 100
năm, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ở vùng đảo Quảng Ninh, Hải Phịng có thể
vượt 400C (bảng 2.2).


18


×