Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Vân qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều từ vẻ đẹp của Thúy Vân em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp phụ nữ xưa và nay - Bài văn mẫu lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.15 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Vân qua đoạn trích Chị em</b>
<b>Thúy Kiều từ vẻ đẹp của Thúy Vân em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp phụ nữ</b>
<b>xưa và nay</b>


<b>Bài làm</b>


Trải qua bao năm tháng “Truyền Kiều” của Nguyễn Du vẫn lưu dấu trong tâm
khảm bạn đọc không chỉ bởi ngôn ngữ trong sáng, các biện pháp tu từ điêu
luyện mà cịn bởi tác phẩm có những câu thơ hay nhất, đẹp nhất, tiêu biểu cho
bút pháp tả người của tác giả:


<i>Vân xem trang trọng khác vời</i>
<i>Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang</i>


<i>Hoa cười ngọc thốt đoan trang</i>
<i>Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.</i>


(Đoạn trích “Chị em Th Kiều”)
Bốn câu thơ 28 chữ mà giống như 28 viên ngọc bằng ngôn ngữ toả sáng lấp
lánh trong cả trang thơ. Vừa chiêm ngưỡng dáng hình mảnh dẻ thanh tao và
tâm hồn trắng trong như tuyết của hai người con gái đầu lịng nhà ơng bà
Vương viên ngoại, người đọc chợt sững sờ trước bức chân dung giai nhân được
hé lộ bằng những đường nét đầu tiên:


<i>Vân xem trang trọng khác vời</i>


Dòng thơ giới thiệu khái quát đủ để người đọc cảm nhận vẻ đẹp cao sang, quí
phái của Thuý Vân, để rồi liền sau đó, như một nhà nhiếp ảnh tài ba, Nguyễn
Du hướng ống kính của mình vào từng đường nét cụ thể trên gương mặt của
người con gái:



<i>Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.</i>
<i>Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang</i>
<i>Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.</i>


Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân, từng đường nét
dường như đều là một kì cơng của tạo hố,gương mặt trịn đầy, tươi sáng dịu
hiền như ánh trăng, đơi mày dài thanh thốt, miệng cười tươi thắm như hoa,
tiếng nói trong như ngọc, mái tóc đen, mềm, óng ả hơn mây, làn da trắng mịn
màng hơn tuyết… Tả về nàng, Nguyễn Du phải tìm đến hoa, lá, ngọc, vàng,
mây, tuyết-những báu vật tinh khôi trong trẻo của đất trời mới lột tả hết vẻ yêu
kiều của người con gái ấy.


Vẫn là bút pháp ước lệ với những hình tượng quen thuộc nhưng khi tả Vân
ngịi bút Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn lúc tả Kiều. Cụ thể trong
thủ pháp liệt kê: khn mặt, đơi mày, làn da, mái tóc… Cụ thể trong việc sử
dụng từ ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp riêng của đối tượng: “đoan trang”,“nở
nang”, “đầy đặn”. Những biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hoá đều
nhằm thể hiện vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà q phái của người thiếu nữ.
Điều kì diệu ở đoạn thơ này là Nguyễn Du đã miêu tả chân dung Thuý Vân là
chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của nàng hoà hợp, êm đềm với
xung quanh, được thiên nhiên yêu thương,nhường nhịn: “mây thua”; “tuyết
nhường” nên nàng sẽ có một cuộc đời bình lặng, sn sẻ, êm ấm và một tương
lai tươi sáng đón chờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

vẽ có thần, hàm xúc, gợi cảm, các biện pháp tu từ được vận dụng tài tình.Hàm
ẩn đằng sau bức chân dung mĩ nhân là cả một tấm lịng q mến trân trọng,ngợi
ca con người mà đặc biệt là người phụ nữ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Đọc đoạn thơ, tìm hiểu kĩ về đoạn thơ, càng kính phục Nguyễn Du em càng
trân trọng sự tinh tế trong ngôn ngữ Tiếng Việt. Bất giác em mong muốn được
thay vài chữ trong câu thơ lúc sinh thời của đại thi hào dân tộc để diễn tả những


suy nghĩ của mình:


</div>

<!--links-->

×