Tải bản đầy đủ (.doc) (175 trang)

BỘ đề và đáp án LUYỆN THI học SINH GIỎI văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.63 KB, 175 trang )

BỘ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (4,0 điểm) Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
sau:
Mặt trời xuống biển như hịn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đồn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 tập I)
Câu 2: (6,0 điểm)
Vết nứt và con kiến
Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.
Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng.
Nó dừng lại giây lát. Tơi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một
mình bị qua vết nứt đó. Nhưng khơng. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết
nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến
bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.


Hình ảnh đó bất chợt làm tơi nghĩ rằng tại sao mình khơng thể học lồi kiến
bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hơm nay thành hành trang quý
giá cho ngày mai tươi sáng hơn.
(Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của văn bản trên và rút ra bài học cho
bản thân.
Câu 3: (10 điểm) Nhận xét về truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành
Long, có ý kiến cho rằng:
"Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con


người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn
lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ
hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của
cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật".
Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đáp án
Câu 1: (4 điểm) Học sinh có thể viết thành bài văn ngắn hoặc đoạn văn
nhưng bài làm trả lời đươc các ý sau:
Xác định biện pháp tu từ: 1,5 điểm
 Biện pháp tu từ so sánh: Mặt trời như hòn lửa
 Biện pháp tu từ nhân hố, ẩn dụ: Sóng cài then; đêm sập cửa, câu hát
căng buồm.


Giá trị của biện pháp tu từ: 2,5 điểm
 Gợi lên khung cảnh hồng hơn rực rỡ, tráng lê, kỳ vĩ. Vũ trụ như một
ngôi nhà lớn đi vào trạng thái nghỉ ngơi. 1 điểm
 Hình ảnh con người đẹp khỏe khoắn, niềm vui, niềm lạc quan của
người lao động trước cuộc sống mới... 1,5 điểm
Câu 2: (6 điểm)
Về kỹ năng
 Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
 Bài viết cần có bố cục đủ 3 phần, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ,
thuyết phục, dẫn chứng cụ thể sinh động, lời văn trong sáng.
Về kiến thức
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ ý nghĩa câu chuyện "Vết nứt và con
kiến", rút ra vấn đề nghị luận: con người cần phải biết biến những khó khăn
trở ngại trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai.
Nội dung chính:
 Tóm tắt khái qt được vấn đề từ câu chuyện: cần kiên trì, bền bỉ,

sáng tạo... vượt qua những trở ngại, những áp lực, thách thức trong cuộc
sống và biến nó thành những trải nghiệm thú vị, vơ giá cho chính bản
thân con người.
 Trên đường đời, con người ln gặp những khó khăn, trở ngại, thử
thách. Đây là một tất yếu của cuộc sống.


 Thái độ và hành động của con người: tìm những cách thức, biện pháp
cụ thể để vượt qua nó hay né tránh, bỏ cuộc... (dẫn chứng cụ thể).
 Lựa chọn đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt qua nó là một lựa
chọn đúng đắn, cần thiết, để nó thành hành trang quý giá cho tương lai...
(dẫn chứng cụ thể).
 Phê phán những thái độ và hành động sai: bi quan, chán nản, than vãn,
bỏ cuộc,...
 Củng cố thái độ, hành động đúng cho bản thân và kêu gọi cộng địng:
rèn luyện sự quyết tâm, kiên trì, sự sáng tạo, niềm tin, hi vọng, lạc
quan,... trong khi giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Biểu điểm:
 Điểm 5 - 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kĩ
năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các
thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
 Điểm 3-4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về
kĩ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng
thành cơng thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt.
 Điểm 1 -2: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được một số các yêu cầu
về kĩ năng và kiến thức, lập luận chưa thật chặt chẽ, có thể cịn một số lỗi
nhỏ về chính tả và diễn đạt.
 Điểm 0: Lạc đề hoặc để giấy trắng.
Câu 3: (10 điểm)



* Về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận
bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí. Diễn đạt tốt, khơng mắc các lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.
* Về nội dung:
Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có
những ý kiến riêng miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dù triển
khai theo trình tự nào cũng cần đạt được những ý chính sau đây.
A/ Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con
người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn
lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ.
Qua các nhân vật với những công việc và lứa tuổi khác nhau, nhà văn muốn
khái quát những phẩm chất cao đẹp của con người mới trong thời kì xây
dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước. Họ có những suy nghĩ đúng
đắn, lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, tâm hồn trong sáng và giàu lòng nhân ái.
1/ Vẻ đẹp cao cả chung của các nhân vật.
 Ý thức trách nhiệm trước công việc: anh thanh niên, đồng chí cán bộ
khoa học.
 Sống có lý tưởng, sẵn sàng cống hiến: anh thanh niên, cô kỹ sư trẻ (cô
kĩ sư trẻ mới ra trường lần đầu tiên xa Hà Nội, dũng cảm lên nhận công
tác tại Lai Châu. Cô là lớp thanh niên thề ra trường đi bất cứ đâu, làm bất
cứ việc gì...)
 Nhận thức sâu sắc ý nghĩa công việc: anh thanh niên, ông kỹ sư vườn
rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học...


 u thích, say mê cơng việc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, dám
chấp nhận cuộc sống cơ độc để làm việc, làm việc một cách kiên trì, tự
giác bất chấp hoản cảnh : anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán
bộ nghiên cứu khoa học.

2/ Vẻ đẹp trong cuộc sống bình thường.
Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên.
 Đó là con người sống, làm việc một mình trên đỉnh núi cao mà khơng
cơ đơn. Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình trên trạm khí tượng thật
ngăn nắp, chủ động, giản dị (căn nhà nhỏ, giường cá nhân...). Anh sống
lạc quan yêu đời- trồng hoa, ni gà, đọc sách.
 Đó là một người khiêm tốn: lặng lẽ hồn thành cơng việc, khơng tự
nhận thành tích về mình, ln nhận thức được cơng việc của mình làm là
những đóng góp nhỏ bé cho đất nước; ham mê học hỏi, phấn đấu bởi
xung quanh anh có biết bao con người, bao tấm gương, bao điều đáng
học (những ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét...)
 Một con người sống cởi mở, tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi người
một cách chân thành, chu đáo: việc đi tìm củ tam thất cho vợ bác lái xe,
đón ơng hoạ sĩ già và cơ kỹ sư trẻ thân tình, nồng hậu; hồn nhiên, yêu
cuộc sống: thèm người, thèm chuyện trò...
 Khẳng định, khái quát: Tác phẩm thật sự là một bài thơ về vẻ đẹp
trong cách sống và suy nghĩ của người lao động bình thường mà cao cả.
Họ chính là những thế hệ tiêu biểu cho lớp người mới, cho thanh niên
Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.


Tuy khơng trực tiếp chiến đấu, song họ đã góp phần khơng nhỏ để xây dựng
cuộc sống mới và góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc.
Họ nối tiếp nhau xứng đáng là chủ nhân của đất nước này.
(Học sinh có thể trình bày trên cơ sở phân tích từng nhân vật để làm nổi bật
ý tưởng chung, tuy nhiên, cần tập trung vào nhân vật trung tâm là anh thanh
niên)
B/ Tác phẩm gợi lên những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động
tự giác về con người và về nghệ thuật".
 Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự ý nghĩa khi mọi việc làm , hành

động của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu và
tự hào về mảnh đất mình đang sống.
 Con người biết sống có lý tưởng, say mê với cơng việc, hiểu được ý
nghĩa của cơng việc mình làm. Con người cần tự nhìn vào chính bản thân
để sống tốt đẹp hơn.
 Thông qua suy nghĩ của người hoạ sĩ : vẻ đẹp của con người và của
cuộc sống chính là nguồn cảm hứng vô tận để người nghệ sĩ sáng tạo
những tác phẩm nghệ thuật có giá trị .
Biểu điểm cụ thể:
 Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, tỏ ra sắc sảo khi giải thích,
chứng minh nhận định bằng những ý kiến riêng, diễn đạt lưu loát, văn
viết giàu cảm xúc, sáng tạo.
 Điểm 7 - 8: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn
mạch lạc, trong sáng, còn một vài sai sót về ngữ pháp, chính tả.


 Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, văn
viết có cảm xúc, cịn một vài sai sót về diễn đạt, trình bày.
 Điểm 3 - 4: Hiểu đề song nội dung cịn sơ sài, giải quyết vấn đề cịn
lúng túng, khơng xoáy được trọng tâm, diễn đạt lủng củng.
 Điểm 1 - 2: Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, mắc
nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày.
 Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (6 điểm)
Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng:
"Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Hãy phân tích chi tiết "chiếc bóng"
trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ đã làm

rõ điều đó.
Câu 2 (4 điểm)
Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
Dưới đây là lời kể của một người mẹ - một trong hàng trăm người tham gia
"hôi của" trong vụ tai nạn xe tải chở hàng nghìn thùng bia lon Tiger bị lật tại
vịng xoay Tam Hiệp (TP. Biên Hịa, Đồng Nai) vào chiều 04/12/2013:
Hơm đó, tơi đang trên đường đón con gái học lớp 7 về. Đến gần vịng xoay
Tam Hiệp, tơi thấy phía trước hỗn loạn khi có chiếc xe tải bị lật giữa đường,


nhiều người mạnh ai nấy lao vào hốt bia bị đổ. Không chút suy nghĩ, tôi vội
dựng xe giữa đường, kêu con giữ xe và cũng lao vào hốt bia. Đến khi tơi trở
ra, trên tay đầy bia và nhìn thấy con gái mặt buồn thiu, tôi cũng chẳng chút
bận tâm. Suốt đoạn đường về nhà, con tôi chỉ lặng thinh và mãi sau mới hỏi:
"Mẹ lấy bia làm gì khi nhà mình khơng ai uống?"
(Theo Việt Nam Nét ngày 08/12/2013)
Câu 3: (10 điểm)
Trong văn bản "Tiếng nói của văn nghệ", Nguyễn Đình Thi viết:
"Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực
tại. Nhưng nghệ sĩ khơng những ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói một
điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh
muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh".
(Ngữ Văn 9, Tập II, Tr 12,13- NXB GD 2005)
Qua "Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính", em hãy làm sáng tỏ "điều mới mẻ",
"lời nhắn nhủ" mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem "góp vào đời sống".
Đáp án
Câu 1: 4 điểm.
1. Yêu cầu chung:
* Hình thức:



 Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận để suy nghĩ
trình bày về một vấn đề trong tác phẩm văn học. Đó là vai trị của một chi
tiết nghệ thuật trong một tác phẩm văn học.
 Bài viết lập luận chặt chẽ. Văn viết mạch lạc, trong sáng; chuyển ý
linh hoạt, không mắc các lỗi.
* Về nội dung kiến thức:
a. Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện:
 Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm (...), để
làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị địi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa
về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
 Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể
được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng
tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực
trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
b. Đánh giá giá trị của chi tiết "chiếc bóng" trong "Chuyện người con gái
Nam Xương":
* Giá trị nội dung:
 "Chiếc bóng" tơ đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai
trị người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thuỷ chung, ước muốn
đồng nhất "xa mặt nhưng khơng cách lịng" với người chồng nơi chiến
trận; đó là tấm lịng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt
tình cảm người cha trong lịng đứa con thơ bé bỏng.


 "Chiếc bóng" là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ
trong chế độ phong kiến nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ
một nguyên nhân vô lý nào mà không lường trước được. Với chi tiết này,
người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.
 "Chiếc bóng" xuất hiện ở cuối tác phẩm "Rồi trong chốc lát, bóng

nàng loang lống mờ nhạt dần mà biến đi mất": Khắc hoạ giá trị hiện
thực - nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
 Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất
niềm tin, hạnh phúc chỉ cịn là chiếc bóng hư ảo.
* Giá trị nghệ thuật:
 Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: Chi tiết "chiếc bóng" tạo
nên nghệ thuật thắt nút, mở nút mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý:
1

Bất ngờ: Một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy

vào vịng oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát
khao đoàn tụ, sự thuỷ chung son sắt lại bị chính người chồng nghi ngờ "thất
tiết" ...
2

Hợp lý: Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn (Vũ

Nương kết duyên cùng Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tng, độc đốn)
cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh. Đó là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát.
 Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
 Chi tiết này còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ (so với chuyện cổ tích,
"Miếu vợ chàng Trương") tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và một
kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người
phụ nữ.
2. Biểu điểm:


 Điểm 6: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có rõ khả năng hiểu đề,
tư duy tốt, văn viết giàu cảm xúc. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Chữ viết

sạch đẹp, không mắc các lỗi.
 Điểm 4 - 5: Bài viết đáp ứng yêu cầu như điểm 5. Song còn thiếu chặt
chẽ trong lập luận và chưa thật cảm xúc.
 Điểm 2 - 3: Hiểu đề nhưng vận dụng thao tác nghị luận chưa thuần
thục. Diễn đạt đơi chỗ chưa thật trong sáng; cịn mắc một vài lỗi chính tả
hoặc dùng từ.
 Điểm 1: Học sinh có chỗ còn sa đà kể lại chuyện; lập luận chưa chặt
chẽ, thiếu rõ ràng. Mắc một số lỗi dùng từ, viết câu, chính tả. Bài làm tỏ
ra hiểu đề. Nội dung quá nghèo nàn; mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ,
chính tả.
 Điểm 0: Hồn tồn lạc đề.
Câu 3: (10 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
 Bố cục bài rõ ràng, lập luận thuyết phục bằng việc phân tích các dẫn
chứng cụ thể để làm sáng rõ luận điểm.
 Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; ít mắc lỗi diễn đạt, lỗi
chính tả.
II. Yêu cầu về nội dung
Bài làm đúng kiểu văn nghị luận, các ý có thể trình bày theo những cách
khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 Giải thích sơ lược tinh thần đoạn văn của Nguyễn Đình Thi:


1

Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật là hiện thực cuộc sống và những

khám phá, phát hiện riêng của người nghệ sĩ.
2


Những khám phá, phát hiện ấy chính là điều mới mẻ góp phần quan

trọng tạo nên giá trị của một tác phẩm nghệ thuật và mang theo thông điệp
của người nghệ sĩ.
 "Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính"của Phạm Tiến Duật đã thể hiện
được "điều mới mẻ" và "lời nhắn nhủ" của riêng nhà thơ trên cơ sở "vật
liệu mượn ở thực tại".
1

"Vật liệu mượn ở thực tại" trong tác phẩm là hiện thực cuộc kháng chiến

chống Mĩ với nhiều khó khăn, gian khổ và tinh thần chiến đấu, đời sống tình
cảm của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn
2

Điều mới mẻ:

1

Nhà thơ đã khám phá ra vẻ đẹp riêng của những người lính lái xe trên

tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ từ chính những
khó khăc, gian khổ của hiện thực:
1

Phong thái ung dung, tự tin và tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất chấp

bom đạn, coi thường gian khổ, hiểm nguy, ln hướng về phía trước.
2


Tâm hồn trẻ trung, sơi nổi, nét tinh nghịch đáng u của những người

lính trẻ; niềm lạc quan phơi phới vượt lên hiện thực khốc liệt của chiến
tranh.
3

Trong gian khổ, tình đồng chí, đồng đội được thể hiện cũng thật vô tư,

tinh nghịch mà chân thành.
4

Trái tim mang tình yêu Tổ quốc là sức mạnh thơi thúc tinh thần, ý chí

quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, tình u đó mạnh hơn tất cả đạn bom, cái
chết.
(so sánh với hình ảnh người lính trong thời kì chống Pháp)


=> vẻ đẹp của họ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa cái vĩ đại phi thường
với cái giản dị đời thường
3

Điều mới mẻ thể hiện trong nghệ thuật của bài thơ: nhan đề lạ, sáng tạo

ra một hình ảnh thơ độc đáo, giọng điệu và ngơn ngữ thơ rất đặc sắc, rất gần
vời lời nói thường ngày, đậm chất văn xuôi; sự đối lập giữa cái không và cái
có... để thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của những người lính.
 Lời nhắn nhủ (Đây cũng là tư tưởng chủ đề của tác phẩm): hình ảnh
những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ mãi
là biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Họ chính

là những con người đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân
tộc, sức mạnh và tinh thần chiến đấu của họ đã khẳng định một chân lí
của thời đại: sức mạnh tinh thần có thể chiến thắng sức mạnh vật chất.
Tiêu chuẩn cho điểm:
 Điểm 9, 10: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm
xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
 Điểm 7, 8 Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, mắc it
lỗi diễn đạt thông thường.
 Điểm 5, 6: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về
diễn đạt.
 Điểm 3, 4: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi về
câu, từ, chính tả.
 Điểm 1, 2: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu,
mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
 Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.


* Lưu ý: Khi cho điểm giáo viên cần trân trọng những cảm nhận tinh tế,
cách viết sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp.
ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (4 điểm) Sự gặp gỡ về tâm hồn của những người đồng chí qua hai
câu thơ:
Đầu súng trăng treo (Đồng chí – Chính Hữu)
Vầng trăng thành tri kỷ (Ánh trăng – Nguyễn Duy)
Câu 2: (6 điểm)
Người ăn xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi
môi tái nhợt, áo quần tả tơi.Ông chìa tay xin tơi.
Tơi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, khơng có lấy một xu, khơng có cả khăn

tay, chẳng có gì hết. Ơng vẫn đợi tơi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi
run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
Xin ông đừng giận cháu! Cháu khơng có gì cho ơng cả.
Ơng nhìn tơi chăm chăm, đơi mơi nở nụ cười:
Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó
của ơng.


(Theo Tuốc-ghê-nhép. Dẫn từ sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD2007, trang 22).
Từ nội dung câu chuyện trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và
nhận trong cuộc sống.
Câu 3: (10 điểm) Thái độ và hành động của hai nhân vật anh thanh niên làm
cơng tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành
Long) và anh chiến sĩ lái xe trong (Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính – Phạm
Tiến Duật) gợi cho em suy nghĩ gì về tuổi trẻ ngày nay.
Đáp án
Câu 1: (4 điểm) Học sinh có thể viết thành bài văn ngắn hoặc đoạn văn
nhưng bài cần đảm bảo những ý sau:
Hai bài thơ đều có hình ảnh ánh trăng, hai câu thơ đều nói về vầng trăng (1
điểm).
Trăng trong hai câu thơ gần gũi, thân mật, gắn bó với tâm trạng người chiến
sĩ. (1 điểm)
Hai bài thơ sáng tác ở hai thời điểm khác nhau, sự gắn bó trăng với người
đều trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn những với người chiến sĩ trăng
trước sau như một, là bạn để gửi gắm tâm trạng và ước vọng (2 điểm)
Câu 2: (6 điểm)
Yêu cầu
Về hình thức:



 Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
 Luận điểm đúng đắn, rõ ràng.
 Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
 Có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
Về nội dung: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải
thể hiện được những ý cơ bản sau:
Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca
cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc
sống:
 Cái cho và nhận: đâu phải chỉ là vật chất mà có thể là những giá trị
tinh thần, có thể chỉ là lời nói, một cử chỉ...
 Thái độ khi cho và nhận: cần chân thành, có văn hóa.
Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm,
chia sẻ với mọi người.
Tiêu chí cho điểm
 Điểm 5-6: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết
mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
 Điểm 3-4: Đạt được quá nửa nội dung yêu cầu về nội dung. Còn một
số lỗi về diễn đạt.
 Điểm 1-2: Đạt được một số yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về
hình thức.
 Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.


Câu 3 (10 điểm)
Yêu cầu:
Về nội dung: Bài làm có thể có những bố cục khác nhau nhưng phải đúng
kiểu văn bản nghị luận; các ý trình bày có thể không giống nhau nhưng trên

cơ sở hiểu được hai văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" và "Bài thơ về tiểu đội xe
khơng kính", đại thể cần nêu được các ý sau:
 Hai nhân vật anh thanh niên (LLSP), anh chiến sĩ (BTVTĐXKK).
 Người trẻ tuổi ở hai mặt khác nhau: xây dựng CNXH và chống Mỹ
cứu nước.
 Nhiệt tình, dũng cảm thực hiện nghĩa vụ của tuổi trẻ không vụ lợi.
 Với ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, với trách nhiệm và nghĩa vụ đối với
đất nước họ lạc quan, yêu đời.
Suy nghĩ của bản thân:
 Vấn đề cống hiến của tuổi trẻ. Hai nhân vật văn học đã cho thấy sự
cống hiến to lớn đối với đất nước họ lạc quan, yêu đời.
 Trong thế kỷ XI có những u cầu với thế hệ trẻ giống hơm qua
nhưng cũng có những yêu cầu khác (do bối cảnh lịch sử, xã hội, thời
đại...).
 Dù hoàn cảnh nào tuổi trẻ hôm nay cũng luôn phân biệt: cống hiến và
hưởng thụ mà cống hiến (trong mọi điều kiện và hoàn cảnh) là mục đích
quan trọng của tuổi trẻ. Nét đẹp của hai nhân vật là hành trang vào đời
của tuổi trẻ hôm nay.


Hình thức: Vận dụng nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt, các phép lập
luận đã học. Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, ít mắc lỗi diễn đạt.
Tiêu chí cho điểm
 Điểm 9-10: Bài làm đạt được tốt các yêu cầu trên.
 Điểm 7-8: Bài làm cơ bản đạt được yêu cầu trên nhất là nội dung,
cách lập luận. Cịn sai sót nhưng khơng ảnh hưởng đến bài viết, văn viết
trôi chảy.
 Điểm 4-5: Bài làm cơ bản đáp ứng khoảng 2/3 yêu cầu , ít dẫn chứng,
mắc một số lỗi diễn đạt.
 Điểm 1-3: Nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.

 Điểm 0: Không làm bài, lạc đề hoặc sai nội dung phương pháp.
* Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho
những bài viết có sự sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm
toàn bài cho lẻ đến 0.25.
ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (4,0 điểm) Tìm và phân tích hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu
từ trong đoạn thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tơi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
(Từ ấy - Tố Hữu)


Câu 2: (4,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con
người trong hai đoạn thơ sau (bằng cách viết một đoạn văn khoảng 15 câu):
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
(Quê hương - Tế Hanh)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đồn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đồn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Câu 3: (12,0 điểm)
Bàn về văn chương, Hồi Thanh viết:

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện cho ta những tình
cảm ta sẵn có.
(Trích Ý nghĩa văn chương- SGK Ngữ văn 7, tập hai)
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, em hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.


Đáp án
Câu 1: (4 điểm)
Yêu cầu về hình thức: HS viết thành đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ (Đoạn
diễn dịch, qui nạp hoặc T-P-H); (1 điểm)
Yêu cầu về nội dung:
Chỉ đúng các biện pháp tu từ (nói rõ được thực hiện ở các từ ngữ nào): (1
điểm)
 Phép ẩn dụ: Hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí để chỉ lí tưởng cộng
sản.
 Phép so sánh: Tâm hồn giống như một vườn hoa lá, rất đậm hương và
rộn tiếng chim.
Phân tích hiệu quả thẩm mỹ: (2 điểm)
 Phép ẩn dụ kết hợp với các động từ mạnh (bừng, chói), nhà thơ muốn
khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng rực rỡ, chói lịa xua
tan những u ám, tối tăm; làm bừng sáng tâm hồn người thanh niên trí
thức tiểu tư sản giàu nhiệt huyết nhưng chưa tìm được đường đi đúng
đắn, đang băn khoăn đi kiếm lẽ u đời. Cách nói thể hiện thái độ thành
kính, ân tình của nhà thơ với Đảng.
 Phép so sánh: So sánh cái trừu tượng (tâm hồn) với cái cụ thể (khu
vườn), kết hợp với phép đảo ngữ (rất đậm hương, rộn tiếng chim: một
khu vườn tràn đầy màu sắc, hương thơm, âm thanh...), tác giả đã diễn tả
niềm vui sương mãnh liệt khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản; ánh sáng
của lí tưởng cộng sản có sức mạnh kì diệu đã làm bừng lên một sức sống



mới mẻ trong tâm hồn nhà thơ. Niềm vui sống, sự sáng suốt, minh mẫn
đến kì lạ của tinh thần trí tuệ khi được lí tưởng chiếu dọi làm tâm hồn nhà
thơ trở nên sảng khoái, say mê, náo nức... Đây là giây phút đặc biệt
thiêng liêng trong cuộc đời của Tố Hữu và nhà thơ đã ghi lại chân thành,
cảm động.
Câu 2: (4 điểm)
Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đúng số câu qui định, cấu trúc chặt chẽ;
diễn đạt trơi chảy, có chất văn; khơng mắc lỗi về chính tả. (1 điểm)
Yêu cầu về nội dung:
* HS cảm nhận được điểm chung của hai đoạn thơ: (1 điểm)
 Đều là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thanh bình, êm ả của sơng
nước, biển trời. Thiên nhiên ấy vô cùng thuận lợi cho công việc đánh cá:
 Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa
 Con người trong hai đoạn thơ đều hiện lên mạnh mẽ, khỏe khoắn, đầy
hào hứng, nhiệt tình với những cánh buồm căng tràn hi vọng, ước mơ và
ăm ắp vẻ đẹp mộc mạc, chân chất của người dân chài: dân trai tráng,
hăng như con tuấn mã, phăng mái chèo, câu hát căng buồm...
* Bức tranh thiên nhiên và con người trong mỗi đoạn thơ mang một vẻ đẹp
riêng: (2 điểm)
Trong đoạn trích từ Quê hương của Tế Hanh:


 Bức tranh thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp của buổi sáng trong trẻo,
mát lành, ánh sáng dịu dàng, bầu trời trong xanh, gió nhẹ, nắng hồng, báo
hiệu một chuyến đi biển thật bình yên và may mắn.
 Vẻ đẹp của con người là những chàng trai vô cùng vạm vỡ, rắn chắc
(với các động từ mạnh: phăng, vượt, phép so sánh hăng như con tuấn

mã..). Đó là vẻ đẹp thể chất của con người lao động nhuộm nắng gió biển
khơi, là những người con ưu tú nhất, mạnh mẽ nhất của làng chài quê
hương...
Trong đoạn thơ trích từ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:
 Bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp của buổi hồng hơn trên mặt biển vô
cùng tráng lệ, rực rỡ: Mặt trời xuống biển như hịn lửa/ Sóng đã cài then
đêm sập cửa. Phép so sánh, nhân hóa gợi tả khơng gian mênh mơng, làn
nước biển lấp lánh phản chiếu sắc đỏ của ánh hồng hơn đang rực lên...
Những con sóng dài được hình dung như những then cài mà cánh cửa là
màn đêm đang buông xuống. Biển đêm trở thành một ngôi nhà gần gũi,
ấm áp thân thuộc với con người.
 Vẻ đẹp của con người lao động trong đoạn thơ này là câu hát căng
tràn sức sống. Lời hát như khúc tráng ca lên đường, thể hiện niềm vui,
lòng lạc quan yêu đời của người dân chài. Đó khơng chỉ là sức mạnh thể
chất mà chủ yếu là sức mạnh tinh thần, là tư thế chủ động, làm chủ thiên
nhiên, biển trời của những con người trên những đoàn thuyền nối nhau ra
khơi (chứ khơng phải là chiếc thuyền đơn lẻ)
* Tóm lại: Hai đoạn thơ với bút pháp lãng mạn bay bổng, với cách dùng từ
ngữ, BP tu từ đặc sắc đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao
động với tình yêu và niềm tự hào mãnh liệt của các tác giả.


Câu 3, (12 điểm)
Yêu cầu chung:
 HS làm được bài văn nghị luận về tác phẩm văn học có gắn với một
nhận định, xác định đúng luận điểm, có khả năng phân tích- bình DC.
 Trình bày bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu lốt, có chất văn, ít mắc lỗi.
Yêu cầu cụ thể:
a- Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung cơ bản của bài thơ Bếp

lửa: Bài thơ thể hiện tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu nặng.
b- Thân bài:
* Khái quát: (1 điểm)
Giải thích nhận định:
 Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có: tức là khẳng định
các tác phẩm văn chương có khả năng khơi gợi những tình cảm, rung
cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm. Văn chương luyện cho
ta những tình cảm ta sẵn có: tức là nhấn mạnh khả năng văn chương bồi
đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi người thêm sâu sắc, thêm đẹp đẽ, bền
vững.
=>Nhận định đã khái quát một cách sâu sắc hai vấn đề: Khái quát quy luật
sáng tạo và tiếp nhận văn chương: Đều xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của


tác giả và bạn đọc; khái quát chức năng giáo dục và thẩm mĩ của văn chương
đối với con người.
Hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ: Viết 1963 khi tg đang du học ở Liên xô
(cũ), nơi lạnh giá xứ người xa quê hương, xa người bà đã khơi gợi nỗi nhớ
thương về quê hương, về bếp lửa ấm nồng cùng với hình ảnh bà yêu dấu.
Khẳng định: Bài thơ khơi dậy, bồi đắp thêm cho tình cảm gia đình (tình bà
cháu thiêng liêng, sâu nặng), tình yêu thương con người, tình yêu quê
hương, đất nước của mỗi con người. Bài thơ là minh chứng cho nhận định
của Hoài Thanh.
* Phân tích, chứng minh: (8 điểm)
Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho
mỗi người đọc qua dịng hồi tưởng của cháu về kỷ niệm tuổi thơ bên bà, bên
bếp lửa – qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình (3 điểm)
Hồi tưởng của cháu bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà.
 Nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỷ niệm: Kỷ niệm những năm
đói khổ; kỷ niệm tám năm sống bên bà; kỉ niệm những năm giặc dã,

chiến tranh. Trong dòng hổi tưởng đó ln có hình ảnh bà tần tảo, hi sinh,
u thương cháu, có tình bà ấm áp. (phân tích- chứng minh)
 Hồi tưởng về bà ln gắn với hình ảnh bếp lửa, bếp lửa là biểu tượng
cho tình bà ấm áp, biểu tượng cho ý chí, nghị lực, niềm tin của bà. (Phân
tích – chứng minh)


×