Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

(Luận án tiến sĩ) phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 224 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN ĐÌNH THÁI

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN ĐÌNH THÁI

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Người hướng dẫn khoa học:


Chữ ký

1. PGS.TS. Hoàng Mai

2. PGS.TS. Phạm Minh Tuấn

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác./.

TÁC GIẢ

Nguyễn Đình Thái


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung
ương với chính quyền địa phương”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của
tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên; đặc biệt là Lãnh đạo Khoa
Sau đại học, cơ giáo chủ nhiệm; chun viên các phịng, ban chức năng của Học
viện Hành chính quốc gia; các nhà khoa học đã tham gia các hội đồng chấm Luận
án. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hoàng Mai và PGS. TS.
Phạm Minh Tuấn - Những người trực tiếp hướng dẫn khoa học của Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đang cơng tác tại Học viện
Chính trị khu vực II, gia đình đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q

trình thực hiện và hồn thành Luận án./.

TÁC GIẢ

Nguyễn Đình Thái


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Thứ tự
1

Nội dung
Hệ thống quy hoạch quốc gia

Ký hiệu

Trang

Bảng 2.1.

58

Bảng 3.1.

85

Bảng 3.2.

93-94


Bảng: 3.3.

100

Bảng: 3.4.

101-102

Biểu đồ 3.1.

102

Bảng: 3.5.

104

Biểu đồ 3.2.

119

Biểu đồ 3.3.

120

Biểu đồ 3.4.

121

Biểu đồ 3.5.


121

Biểu đồ 3.6:

123

Thẩm quyền lập và phê duyệt quy hoạch, kế
2

hoạch phát triển kinh tế - xã hội giữa trung
ương với chính quyền thành phố trực thuộc
trung ương
Danh mục quy hoạch đã được phê duyệt và

3

triển khai của thành phố trực thuộc trung
ương thời kỳ 2010-2020, tầm nhìn 2030
Tổng hợp phân cấp thẩm quyền quản lý

4

NSNN đặc thù giữa trung ương với thành
phố trực thuộc trung ương hiện nay (2020)
Tổng thu ngân sách của các thành phố trực

5

thuộc trung ương so với cả nước giai đoạn
2015 – 2019

Tỉ lệ % ngân sách địa phương được giữ lại

6

của thành phố trực thuộc trung ương năm
2019
Tổng chi NSNN của các thành phố trực

7

thuộc trung ương so với cả nước giai đoạn
2015 – 2019

8

9

10

11
12

Ý kiến đánh giá về thể chế phân cấp quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Mức độ phân cấp thẩm quyền quản lý quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Điều kiện thực hiện thẩm quyền quản lý quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Ý kiến đánh giá về hiệu quả phân cấp quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Đánh giá mức độ phân cấp thẩm quyền ban


hành pháp luật, chính sách, định mức và tiêu
chuẩn NSNN
13

14

15

16

17

Đánh giá mức độ phân cấp thẩm quyền quản
lý thu NSNN
Đánh giá phân cấp thẩm quyền quản lý
nhiệm vụ chi NSNN
Đánh giá mức độ phân cấp thẩm quyền thành
lập, sáp nhập, giải thể TCBM
Đánh giá mức độ phân cấp thẩm quyền phân
loại, xếp hạng TCBM
Đánh giá cơ chế, chính sách phân cấp đặc thù
về quản lý CBCC

Biểu đồ 3.7.

124


Biểu đồ 3.8.

126

Biểu đồ 3.9.

128

Biểu đồ 3.10.

129

Biểu đồ 3.11.

131


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Số TT

Từ viết tắt

Chú giải

1

CBCC

Cán bộ, công chức


2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

NSNN

Ngân sách nhà nước

4

TCBM

Tổ chức bộ máy

5

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................7
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học ........................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................9
8. Cấu trúc của Luận án ........................................................................................10
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................11
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC .......................................................................................................................11
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận chung về phân cấp quản lý nhà nước ..11
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước trên một số ngành,
lĩnh vực ......................................................................................................................16
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC
THUỘC TRUNG ƯƠNG .......................................................................................20
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về chính quyền thành phố trực thuộc trung ương
gắn với phân cấp quản lý nhà nước ...........................................................................20
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về xây dựng mơ hình chính quyền đô thị ở
thành phố trực thuộc trung ương gắn với phân cấp quản lý nhà nước ......................22
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC KẾ THỪA VÀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
TRONG LUẬN ÁN .................................................................................................28
1.3.1. Những vấn đề kế thừa và giá trị tham khảo của các cơng trình nghiên cứu
đã cơng bố .................................................................................................................28
1.3.2. Những nội dung Luận án tiếp tục nghiên cứu ............................................32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .....................................................................................34
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG .......................................................................................................36


2.1. QUAN NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ HÌNH THỨC CỦA PHÂN CẤP

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG .................................................36
2.1.1. Một số quan niệm liên quan........................................................................36
2.1.2. Nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước ......................................................41
2.1.3. Các hình thức phân cấp quản lý nhà nước ..................................................43
2.2. CHỦ THỂ, NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VÀ YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI
CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ...................47
2.2.1. Chủ thể phân cấp quản lý nhà nước ............................................................47
2.2.2. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước .........................................................49
2.2.3. Điều kiện đảm bảo phân cấp quản lý nhà nước ..........................................53
2.3. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC
GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG .......................................................................................................57
2.3.1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội .........................................57
2.3.2. Quản lý ngân sách nhà nước .......................................................................64
2.3.3. Tổ chức bộ máy và Cán bộ, công chức.......................................................67
2.4. KINH NGHIỆM PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG
ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM ...........70
2.4.1. Kinh nghiệm phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền
thành phố trực thuộc trung ương trên thế giới ..........................................................71
2.4.2. Kinh nghiệm đối với Việt Nam ..................................................................78
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .....................................................................................81
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA
TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG
ƯƠNG.......................................................................................................................83
3.1. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY
HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ..............................83
3.1.1. Thực trạng phân cấp về phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội .........................................................................................................................83



3.1.2. Thực trạng phân cấp thẩm định, quản lý và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội ..........................................................................................88
3.1.3. Một số kết quả thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ phân cấp quản lý nhà nước
về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội....................................................92
3.2. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC .............................................................................................................95
3.2.1. Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành pháp luật, chính sách, tiêu
chuẩn và định mức NSNN ......................................................................................955
3.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN ...............98
3.3. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TCBM VÀ
CBCC......................................................................................................................104
3.3.1. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về TCBM ...................................104
3.3.2. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về CBCC ....................................111
3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG ...................................................................................................1188
3.4.1. Một số kết quả đạt được............................................................................118
3.4.2. Một số tồn tại và hạn chế ..........................................................................132
3.4.3. Một số nguyên nhân của tồn tại và hạn chế ..............................................138
TIỂU KẾT CHƯƠNG ......................................................................................141
Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ...............................................144
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG
ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
.................................................................................................................................144
4.1.1. Đảm bảo sự quản lý thống nhất trong phân cấp quản lý nhà nước...........144
4.1.2. Đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong

phân cấp quản lý nhà nước ......................................................................................145
4.1.3. Phát huy tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành
phố trực thuộc trung ương .......................................................................................145


4.1.4. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền
thành phố trực thuộc trung ương .............................................................................147
4.1.5. Phân cấp đi đôi với việc nâng cao năng lực của chính quyền thành phố trực
thuộc trung ương .....................................................................................................148
4.1.6. Coi trọng tính đặc thù của thành phố trực thuộc trung ương trong phân cấp
quản lý nhà nước .....................................................................................................148
4.2. NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG .....................................................................................................149
4.2.1. Đổi mới nhận thức về phân cấp quản lý nhà nước ...................................149
4.2.2. Hồn thiện cơ sở chính trị và pháp lý .......................................................151
4.2.3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thanh tra thẩm quyền được
phân cấp...................................................................................................................156
4.3. NHÓM GIẢI PHÁP PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA
TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC ...............................................159

4.3.1. Phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.. 159
4.3.2. Phân cấp quản lý NSNN ...........................................................................161
4.3.3. Phân cấp quản lý nhà nước về TCBM và CBCC .....................................163

4.4. KIẾN NGHỊ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA
TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG ........................................................................................... 168
4.4.1. Đối với Trung ương Đảng và Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương

.................................................................................................................................168
4.4.2. Đối với Quốc hội ......................................................................................169
4.4.3. Đối với Chính phủ ....................................................................................173
4.4.4. Đối với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương ............................175
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ...................................................................................178
KẾT LUẬN ........................................................................................................180
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...............................................183
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................184
PHỤ LỤC...........................................................................................................193


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính ở Việt Nam, việc phân cấp
nhằm tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương là một xu
thế tất yếu. Tuy nhiên, trên thực tế việc phân cấp có mang lại hiệu quả hay không?
Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố
trực thuộc trung ương như thế nào để tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
chính quyền thành phố trực thuộc trung ương nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý thống
nhất từ trung ương? Đây là những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra cấp thiết
cần được nghiên cứu thỏa đáng.
Về phương diện lý luận, tính chất đơn nhất của tổ chức nhà nước và nguyên
tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam đã
đặt chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong mối quan hệ kép: vừa phụ
thuộc, vừa tự chủ. Trong khi đó, nhiều vấn đề lý luận giải quyết mối quan hệ giữa
trung ương với chính quyền địa phương nói chung và thành phố trực thuộc trung
ương nói riêng chưa được làm rõ, gây khó khăn cho việc phân cấp quản lý nhà nước
giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Việc phân cấp
quản lý nhà nước của trung ương cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương
còn hạn chế, dẫn đến sự lệ thuộc thụ động của chính quyền thành phố trực thuộc

trung ương đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, làm cho việc thiết lập chế
độ lãnh đạo, quản lý tập trung quá mức, hạn chế quyền tự chủ và khả năng sáng tạo
của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.
Về phương diện thể chế - chính sách, việc giải quyết mối quan hệ giữa trung
ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương không chỉ chưa được đáp
ứng về mặt lý luận mà cịn trên khía cạnh thể chế, chính sách. Mặc dù chủ trương
của Đảng, chính sách của Nhà nước là tăng cường phân cấp quản lý nhà nước cho
chính quyền thành phố trực thuộc trung ương, song những quy định pháp luật cho
vấn đề này còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ, thống nhất, chưa đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn; chưa trở thành hệ thống chính sách, pháp luật đủ mạnh để điều chỉnh các
nội dung phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố
trực thuộc trung ương. Trên thực tế, một số chủ trương của Đảng về phát triển các
1


thành phố trực thuộc trung ương chưa được thể chế hóa, những quy định mở trong
Hiến pháp năm 2013 chậm được luật hóa. Hiện nay, các quy định phân cấp quản lý
nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương chỉ
dừng lại trong các văn bản như: Luật Chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi
năm 2019) một số nghị quyết, nghị định của Chính phủ về phân cấp. Trong khi đó,
Hiến pháp năm 2013 đã hiến định về tổ chức chính quyền địa phương và chủ trương
của Đảng về phân cấp đòi hỏi được thể chế hóa việc phân cấp quản lý nhà nước một
cách bài bản, rõ ràng, đúng, đủ thẩm quyền nhằm phát huy quyền tự chủ, sáng tạo
của chính quyền cấp dưới, nhất là chính quyền địa phương ở đơ thị. Từ những thiếu
hụt, bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật địi hỏi phải hồn thiện và nâng tầm
địa vị pháp lý của việc phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền
thành phố trực thuộc trung ương.
Về phương diện thực tiễn, các thành phố trực thuộc trung ương là những trung
tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, thương mại lớn của vùng và cả nước; là động lực
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của khu vực và quốc gia. Trong khi đó, việc

phân cấp quản lý nhà nước của trung ương cho chính quyền thành phố trực thuộc
trung ương còn dàn trải, chưa đạt được thẩm quyền phù hợp để chính quyền thành
phố trực thuộc trung ương quản lý tốt đơ thị mang tính đặc thù. Đặc biệt, ba lĩnh
vực cần được phân cấp trọng tâm và toàn diện nhưng chưa được quan tâm đúng
mức như:
i) Phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội: Công tác quy hoạch, kế hoạch (bao gồm lập, thực hiện, theo dõi và đánh giá
quy hoạch, kế hoạch), với vai trị là một cơng cụ quản lý nhà nước quan trọng, vẫn
còn nhiều bất cập trước những đòi hỏi của thực tế ở các thành phố trực thuộc trung
ương. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với thành
phố trực thuộc trung ương còn nhiều bất cập, hạn chế sự tự chủ, sáng tạo và sát hợp
với tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn do quy trình thực hiện phức tạp, nhiều cấp
quản lý. Thời gian phê duyệt quy hoạch, kế hoạch cịn chậm; quy trình xây dựng
quy hoạch, kế hoạch rườm rà, chồng chéo, nhiều khâu trung gian; thẩm quyền và
trách nhiệm của các chủ thể chính quyền chưa được xác định rõ ràng giữa trung
ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương... Do đó, việc xác định rõ
thẩm quyền, trách nhiệm của trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung
2


ương; đồng thời, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước của trung ương đối với
chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa kinh tế - xã hội cấp thiết.
ii) Phân cấp quản lý nhà nước về NSNN: Thẩm quyền quyết định NSNN của
chính quyền địa phương, đặc biệt là của chính quyền thành phố trực thuộc trung
ương còn hạn chế, thụ động, chồng chéo trong nhiều quy định của pháp luật. Quy
trình phê duyệt NSNN còn phức tạp, thời gian dài, hiệu quả quản lý NSNN chưa
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trực thuộc trung ương.
Một số nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trung ương phân cấp cho chính quyền thành
phố trực thuộc trung chưa hợp lý; cơ chế thưởng, xác định tỷ lệ bổ sung cho ngân

sách của thành phố trực thuộc trung ương chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy
chính quyền thành phố trực thuộc trung ương thực sự làm chủ ngân sách của mình.
Chỉ tiêu thu ngân sách là trách nhiệm chính của cơ quan thuế (được tổ chức theo
ngành dọc), nhưng được xem là chỉ tiêu pháp lệnh của UBND các cấp phải thực
hiện. Chỉ tiêu thu ngân sách trung ương giao thành phố trực thuộc trung ương ngày
càng cao, nhưng tỷ lệ điều tiết đối với ngân sách thành phố trực thuộc trung ương
ngày càng giảm. Trong khi đó, nhu cầu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
của thành phố trực thuộc trung ương ngày càng tăng, dẫn đến nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách đối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị ngày càng thu hẹp. Cơ
chế hiện hành chưa cho phép thành phố trực thuộc trung ương thu một số khoản phí,
lệ phí phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đô thị trực thuộc trung
ương nhằm tạo thêm nguồn thu ngân sách địa phương, như: phí xăng dầu, phí mơi
trường, phí duy tu bảo dưỡng cầu đường, phí lưu hành xe, phí sử dụng bất động sản
và chuyển nhượng bất động sản, v.v… Một số định mức chi ngân sách do bộ, ngành
quy định khá thấp, nhưng thành phố trực thuộc trung ương khơng được phép chủ
động điều chỉnh... Trong q trình thực hiện, nhiều vấn đề vướng mắc, thành phố
trực thuộc trung ương đã xin ý kiến, kiến nghị đối với trung ương, nhưng vẫn là các
vấn đề đơn lẻ, chưa có tính hệ thống, chưa có giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài,
hệ thống. Thực trạng phân cấp quản lý NSNN đặt ra yêu cầu cấp thiết và quan trọng
để tiếp tục tăng cường phân cấp quản lý NSNN đối với thành phố trực thuộc trung
ương.
iii) Phân cấp quản lý nhà nước về TCBM và CBCC: Qua hơn 10 năm triển
khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phân cấp giữa Chính phủ và các tỉnh,
3


thành phố trực thuộc trung ương, lĩnh vực quản lý TCBM và CBCC đã đạt được
những kết quả quan trọng, góp phần tinh gọn TCBM, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước; xây dựng đội ngũ CBCC đủ phẩm chất, năng lực bảo đảm thực
thi công vụ. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ khơng ít

những khó khăn, vướng mắc. Nhận thức về vai trò của phân cấp quản lý nhà nước
giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong lĩnh vực
TCBM, CBCC còn hạn chế; nội dung phân cấp chưa tồn diện; thẩm quyền của
chính quyền thành phố trực thuộc trung ương còn “cào bằng”; vẫn còn tư duy “ôm
đồm” thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của trung ương. Chính sách, pháp luật về
phân cấp quản lý TCBM và CBCC đối với thành phố trực thuộc trung ương chưa
hồn chỉnh, cịn tản mạn tại nhiều luật, nghị định của Chính phủ; chưa được cụ thể
hóa thành dự luật có tính pháp lý cao hơn. Thẩm quyền quản lý nhà nước của chính
quyền thành phố trực thuộc trung ương trong việc quyết định chức năng, nhiệm vụ,
cơ cấu tổ chức của cơ quan cấp dưới chưa đầy đủ. Thẩm quyền của chính quyền
thành phố trực thuộc trung ương trong việc quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể
tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập chưa đáp ứng được yêu cầu, bảo đảm nguyên tắc
phân cấp. Nhiều thẩm quyền quản lý nhà nước về CBCC cần được trung ương phân
cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương để phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao, nhưng chưa được phân cấp. Cơ chế, chính sách đột phá trong quản
lý, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng
dụng nhân tài, đánh giá CBCC chưa được phân cấp đầy đủ, chưa phát huy tự chủ
của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Cơ chế quản lý cơng chức vẫn
cịn tập trung khá nhiều vào trung ương…
Trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay, trung ương ngày
càng có xu hướng phân cấp thẩm quyền và điều kiện thực hiện thẩm quyền cho
chính quyền địa phương. Chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là chính
quyền địa phương được tổ chức ở đô thị. Đặc điểm của đô thị, nhất là các đơ thị trực
thuộc trung ương địi hỏi thiết kế mơ hình tổ chức và hoạt động cần có những đặc
thù để phát huy năng lực sản xuất xã hội ở đơ thị. Bên cạnh đó, mơ hình tổ chức
chính quyền thành phố trực thuộc trung ương cũng đòi hỏi được trao những thẩm
quyền đúng, đủ, thực quyền để vận hành TCBM, chức năng, nhiệm vụ quản lý phát
triển đô thị trực thuộc trung ương. Vấn đề phân cấp của trung ương với chính quyền
thành phố trực thuộc trung ương không chỉ dừng lại ở một vài lĩnh vực mà cần đến
4



hệ thống thiết chế, thể chế, chính sách cùng một “khế ước” đủ mạnh để đảm bảo
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời,
trung ương vẫn tập trung được những quyền vốn thuộc về trung ương. Đây là mong
muốn, song là đòi hỏi thực chất để giải quyết vấn đề phân cấp quản lý nhà nước
giữa trung ương với địa phương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương ở
Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện lý luận, thể chế, chính sách và đáp ứng những
yêu cầu của thực tiễn, tác giả chọn nội dung: “Phân cấp quản lý nhà nước giữa
trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương” làm đề tài nghiên
cứu của luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích của đề tài Luận án
Mục đích của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất
phương hướng, giải pháp tăng cường phân cấp quản lý nhà nước của trung ương
cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài Luận án
Để thực hiện mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở khoa học của phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và
chính quyền thành phố trực thuộc trung ương;
- Phân tích thực trạng phân cấp của trung ương cho chính quyền thành phố
trực thuộc trung ương hiện nay trên 3 lĩnh vực cơ bản: Phân cấp quản lý quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phân cấp quản lý NSNN; phân cấp quản lý
TCBM và CBCC;
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường phân cấp của trung ương
cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương

với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương
với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương từ năm 2004 đến nay. Đây là thời
5


điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp
tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ chính quyền trung ương đến
chính quyền thành phố trực thuộc trung ương, gồm giữa chính quyền trung ương
với chính quyền Thủ đơ Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Theo đó, đề tài khảo sát, nghiên cứu thực tiễn của 4 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng,
Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Tác giả luận án lựa chọn nghiên 4/5 thành phố trực
thuộc trung ương. Bởi vì, Hà Nội là thủ đơ, đơ thị đặc biệt, trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa của cả nước, đại diện cho đô thị phát triển khu vực phía Bắc; Đà Nẵng
là đơ thị trung tâm của khu vực miền Trung; Tp. Hồ Chí Minh là đơ thị đặc biệt, đầu
tàu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Nam và cả nước; Cần Thơ là đô thị
trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Việc lựa chọn như trên, nhằm đảm
bảo quy mơ phù hợp, tính đại diện, mẫu nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, đặc điểm
của các độ thị ở mỗi vùng, miền.
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề phân cấp quản lý nhà
nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trên 3 lĩnh
vực chủ yếu: i) Phân cấp quản lý nhà nước trong quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội. Đây là lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đến chiến lược phát triển của
thành phố trực thuộc trung ương. Xét đến cùng, hoạt động phân cấp của các lĩnh
vực nói chung đều giải quyết vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trực
thuộc trung ương, quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề phân cấp quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội chưa được chú trọng đúng mức, nội dung trong quy hoạch, kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa phù hợp với thực tế của thành phố trực thuộc
trung ương. Do vậy, việc tập trung nghiên cứu phân cấp lĩnh vực quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội giữa trung ương với chính quyền thành phố trực
thuộc trung ương có ý nghĩa quan trọng. ii) Phân cấp quản lý nhà nước về NSNN.
Vai trò của NSNN là điều kiện quyết định thực hiện phân cấp giữa trung ương với
chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Đây là lĩnh vực được quan tâm nhiều
nhất trong phân cấp; nhu cầu, thực trạng và đòi hỏi được phân cấp NSNN của thành
phố trực thuộc trung ương là rất lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, vấn đề
phân cấp NSNN vẫn là câu chuyện tiếp tục được tranh luận, nghiên cứu, đánh giá
6


khoa học để có giải pháp tối ưu cho phân cấp NSNN giữa trung ương với thành phố
trực thuộc trung ương. ii) Phân cấp quản lý nhà nước về TCBM và CBCC. TCBM
và CBCC là chủ thể thực hiện phân cấp. Chính vì vậy, việc tạo ra khơng gian thẩm
quyền, pháp lý để thiết kế TCBM phù hợp và phát huy vai trò của CBCC trong phát
triển thành phố trực thuộc trung ương là yêu cầu cấp thiết.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và Duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng về phân cấp quản lý nhà nước; các
lý thuyết về tổ chức, phân quyền, phân cấp trong khoa học quản lý công.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để
thu thập, khai thác, tổng hợp thông tin từ các nguồn đã cơng bố có liên quan đến đề
tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về phân cấp quản lý nhà nước; những văn bản, tài liệu, quy định của
thành phố trực thuộc trung ương; các công trình nghiên cứu từ nhà khoa học, báo
cáo, thống kê, kết quả điều tra… của chính quyền, ban, ngành, đồn thể, tổ chức, cá
nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thu

thập thông tin, tài liệu thứ cấp được thực hiện kể từ khi bắt đầu hình thành ý tưởng
nghiên cứu cho đến kết thúc sản phẩm của luận án.
- Phương pháp lịch sử - lôgic: được sử dụng trong nghiên cứu quá trình phân cấp
quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương ở Việt Nam từ trước tới nay, đặt các nghiên cứu gắn với hoàn cảnh, điều kiện lịch
sử cụ thể. Phương pháp lơgic được thể hiện xun suốt q trình nghiên cứu, chi phối
đến lựa chọn nội dung, kết cấu tổng quan cũng như xử lý từng vấn đề cụ thể của đối
tượng nghiên cứu để rút ra bản chất, hiện tượng; kế thừa những tính hợp lý trong q
trình thực hiện phân cấp quản lý nhà nước của trung ương đối với thành phố trực thuộc
trung ương.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: tác giả xây dựng phiếu khảo sát thu thập
thông tin, số liệu bao gồm hệ thống các câu hỏi mang tính giả thuyết theo phương án
phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, nhằm minh chứng, đánh giá thực trạng phân cấp
quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung
7


ương. Đối tượng khảo sát bao gồm: CBCC của chính quyền của 4/5 thành phố trực
thuộc trung ương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ). Phiếu thu
thập ý kiến của CBCC hiện đang công tác tại HĐND và UBND cấp thành phố của
04 thành phố được lựa chọn khảo sát. Trong đó, lãnh đạo, quản lý từ cấp phịng trở
lên (chiếm 10%: cơng tác ở HĐND 4% và UBND 6%); tỷ lệ cịn lại là cơng chức
(đang công tác ở các ban của HĐND chiếm 40% và UBND chiếm 50%). Số lượng
phiếu điều tra: mỗi thành phố là 100 phiếu. Tổng số phiếu phát ra là 400 phiếu. Quy
mô, địa bàn khảo sát như trên là đảm bảo tính hợp lý, tính đại diện, khách quan, tập
trung so với quy mô, đối tượng khách thể nghiên cứu. Kết quả điều tra được xử lý số
liệu bằng phần mềm SPSS. Kết quả sau xử lý được sử dụng trong phân tích, minh
họa, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính
quyền thành phố trực thuộc trung ương theo 03 lĩnh vực được xác định trong nội
dung nghiên cứu.

- Phương pháp quy nạp, diễn dịch và tổng hợp: được sử dụng sau khi thu thập
đầy đủ tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm hoàn thiện báo cáo
kết quả nghiên cứu của Luận án.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tác giả luận án luôn ý thức được rằng, mỗi
phương pháp, kỹ thuật được sử dụng cần phát huy phù hợp với từng nội dung nghiên
cứu cụ thể. Đồng thời chúng phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể để có thể nhìn
nhận một cách khách quan, tồn diện tồn bộ q trình phân cấp, từ chủ trương của
Đảng, đến hệ thống thể chế, cơng cụ chính sách của Nhà nước; từ thực trạng đang diễn
ra và đòi hỏi tiếp tục tăng cường phân cấp quản lý nhà nước với chính quyền thành phố
trực thuộc trung ương. Điều này là hết sức cần thiết khi sử dụng phương pháp nghiên
cứu liên ngành.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Cơ sở khoa học để thực hiện, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa
trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là gì?
(2) Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền
thành phố trực thuộc trung ương hiện nay như thế nào?

8


(3) Những giải pháp và kiến nghị nào cần được đề xuất trong thời gian tới để
tăng cường phân cấp của trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung
ương?
5.2. Giả thuyết khoa học
Nếu chính quyền thành phố trực thuộc trung ương không được trung ương
phân cấp đầy đủ thẩm quyền, điều kiện thực hiện thẩm quyền thì sẽ giảm hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước tại thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời, kìm hãm
sự phát triển năng động và sáng tạo về mọi mặt của thành phố trực thuộc trung
ương.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
Đề tài nghiên cứu đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và
thực hiện chủ trương, chính sách phân cấp của trung ương với chính quyền thành
phố trực thuộc trung ương.
6.2. Đóng góp về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đóng góp vào hồn thiện thể chế, chính
sách về phân cấp, nhất là phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính
quyền thành phố trực thuộc trung ương.
- Đề tài góp phần đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước giữa trung
ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương từ thực tiễn của 4/5 thành
phố trực thuộc trung ương trong 3 lĩnh vực cơ bản là phân cấp quản lý quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phân cấp quản lý NSNN; phân cấp quản lý
TCBM và CBCC.
- Đề tài góp phần gợi mở những phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường
phân cấp quản lý nhà nước của trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc
trung ương theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; phát huy hơn nữa
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.
- Ngoài ra, kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho chính quyền
thành phố trực thuộc trung ương đề ra chủ trương, chính sách quản lý trong điều
kiện đẩy mạnh phân cấp như hiện nay.
7. Những đóng góp mới của Luận án
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án đã có những đóng góp mới:
9


- Đề tài đã làm rõ và xác định các công cụ, khái niệm liên quan đến vấn đề
nghiên cứu như: quan niệm về chính quyền trung ương, chính quyền trung ương ở
Việt Nam, chính quyền địa phương, phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với
chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.

- Đề tài nêu ra và luận giải các nguyên tắc, ý nghĩa, chủ thể, nội dung phân
cấp, hình thức phân cấp, các yếu tố ảnh hưởng của phân cấp quản lý nhà nước giữa
trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.
- Đề tài sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin sơ cấp từ khách thể nghiên cứu
là CBCC của 4/5 thành phố trực thuộc trung ương để phân tích, đánh giá thực trạng
phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc
trung ương hiện nay.
- Đề tài đề xuất các phương hướng, giải pháp gắn với tính đặc thù của thành
phố trực thuộc trung ương nhằm tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa trung
ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.
8. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được
kết cấu thành 4 chương, trong đó: chương 1 khái qt tổng quan về tình hình nghiên
cứu có liên quan đến vấn đề phân cấp; chương 2 phân tích thực trạng, kết quả khảo
sát, đánh giá thực trạng phân cấp giữa trung ương với chính quyền thành phố trực
thuộc trung ương; chương 3 đề xuất giải pháp và kiến nghị để tăng cường phân cấp
giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương hiện nay.

10


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận chung về phân cấp quản lý nhà
nước
Các cơng trình nghiên cứu về phân cấp khá đầy đủ và công phu. Tuy nhiên, có

thể nói, do sự khác nhau về cách thức TCBM nhà nước và thể chế chính trị nên vấn
đề phân cấp, phân quyền cũng được tiếp cận dưới nhiều góc độ ở các quốc gia trên
thế giới.
Theo hướng này, phải kể đến những cơng trình của các tác giả sau đây: Pranab
K. Bardhan, Dilip Mookherjee: “Decentralization and local governance in
developing countries: a comparative perspective” (Phân cấp quản lý và chính
quyền địa phương ở các nước đang phát triển: một góc độ so sánh), [2006], đã phân
tích những vấn đề phân cấp, quản trị địa phương ở các nước đang phát triển dưới
cách tiếp cận và so sánh liên ngành; cung cấp các nghiên cứu chi tiết về phân cấp ở
08 quốc gia: Bolivia, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Nam Phi và
Uganda. Theo đó, tác giả đã khẳng định xu thế phân cấp chính trị và kinh tế một
cách toàn diện ở Bolivia vào năm 1995, Indonesia năm 1998, trong khi đó ở Brazil
và Ấn Độ, quá trình phân cấp diễn ra khơng đồng đều và chậm hơn. Ở Trung Quốc,
chính quyền địa phương đã được phân quyền nhiều hơn về chính trị và kinh tế. Nam
Phi đã chuyển đổi từ việc phân cấp phi dân chủ của phân biệt chủng tộc để phân cấp
quản lý theo một Hiến pháp dân chủ. Đồng thời, nghiên cứu cũng so sánh về bối
cảnh chính trị và kinh tế của q trình phân cấp, nêu giải pháp để hồn thiện phân
cấp. Cơng trình của Commonwealth Secretariat: “Decantralisation and local
government” (Phân cấp và quản trị địa phương), [2011] chỉ ra sự cần thiết phải thay
đổi vai trò của nhà nước; thiết kế và tăng cường vai trị của chính quyền địa
phương. Theo đó, cơng trình đã cho thấy, có ba loại phân cấp cơ bản: Phân cấp
hành chính, phân cấp chính trị, phân cấp tài chính; đồng thời nêu quan điểm: phân
11


cấp là một khái niệm rộng, được mô tả như việc chuyển giao quyền lực từ chính
quyền trung ương cho chính quyền cấp dưới, bao gồm việc lập kế hoạch, quản lý,
nguồn lực. Cơng trình của tác giả Daniel R. Mullins: “Accountability and
Coordination in a Decentralized Context: Institutional, Fiscal and Governance
Issues” (Trách nhiệm và phối hợp trong bối cảnh phân cấp: Các vấn đề về thể chế,

tài chính và quản trị), [2004], luận giải những vấn đề cơ bản của phân cấp, như ảnh
hưởng của phân cấp, trách nhiệm giải trình; phân tích cơ chế tài chính, quản trị phân
cấp; hướng đến hiệu lực, hiệu quả; nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp trong q
trình phân cấp. Tiếp đó, có cơng trình của OECD: “Lessons Learned on Donor
Support to Decentralisation and Local Governance” (Bài học kinh nghiệm về hỗ
trợ các nhà tài trợ để phân cấp và quản trị địa phương), [2004], trình bày những kinh
nghiệm hỗ trợ các chương trình cải cách chính quyền địa phương, tập trung vào lĩnh
vực phân cấp hành chính, tài chính và chính trị cũng như tăng cường sự tham gia
của tổ chức xã hội dân sự vào quản trị địa phương.
Theo hướng nghiên cứu lý luận và thực tiễn phân cấp ở các quốc gia, thành
phố cụ thể, có nghiên cứu của Ronald K.Vogel: “Decentralization and Urban
Governance: Reforming Tokyo Metropolitan Government” (Phân cấp và quản lý đơ
thị: Cải cách của chính quyền thành phố Tokyo), [2007], đã phân tích q trình đơ
thị hóa ở Nhật Bản và những vấn đề nổi cộm của thành phố Tokyo; phân tích các
giai đoạn cải cách hành chính và phân cấp chính sách ở Nhật Bản. Nghiên cứu của
Kinnosuke Yagi: “Decentralization in Japan” (Phân cấp ở Nhật Bản), [2004] trình
bày mơ hình chính quyền địa phương ở Nhật Bản; vấn đề phân cấp ở Nhật Bản
thông qua việc xây dựng các đạo luật về phân cấp và đề xuất những kiến nghị nhằm
sửa đổi, bổ sung những vấn đề phân cấp trong các đạo luật phân cấp. Nghiên cứu
của Jesse C. Ribot: “African Decentralization Local Actors, Powers and
Accountability” (Phân cấp địa phương ở châu Phi, quyền hạn và trách nhiệm),
[2002], phân tích lịch sử ra đời của phân cấp và lý do tại sao phải phân cấp. Đồng
thời, tác giả đã làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương ở
châu Phi trong phân cấp; đề ra quy trình thực hiện phân cấp. Theo đó, tác giả đi đến
kết luận, có 5 yếu tố để tác động đến sự thành công của phân cấp: phương thức
chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm; môi trường pháp lý thuận lợi; môi trường
kinh tế vĩ mô; năng lực tự chủ của chính quyền địa phương. Nghiên cứu của Jo
12



Beall: “Decentralisation and Engendering Democracy: Lessons from Local
Government Reform in South Africa” (Phân cấp và phát sinh đối với dân chủ:
Những bài học từ cải cách chính quyền địa phương ở Nam Phi) [2004], đã dựa trên
cải cách dân chủ ở Nam Phi để phân tích việc bình đẳng giới trong quản lý. Tác giả
cho thấy vẫn còn tồn tại sự phân biệt nam, nữ trong quản lý ở chính quyền địa
phương Nam Phi. Qua phân tích, tác giả cho rằng, phụ nữ ở Nam Phi khơng có vai
trị lớn trong chính quyền địa phương; sự phát triển về dân chủ đang tăng cường sự
tham gia của phụ nữ vào các cơ quan chính quyền địa phương ở Nam Phi. Bên cạnh
đó, có các nghiên cứu ở Ấn Độ của nhóm tác giả: Prof. Nishith Rai, Dr. Awadhesh
Kumar Singh: “Decentralized urban governance in India” (Phân cấp quản lý đô thị
ở Ấn Độ), [2012], phân tích những vấn đề phân cấp trong quản lý đô thị ở Ấn Độ;
xu hướng quá trình đơ thị hóa, bản chất; phạm vi của chính quyền đô thị; cấu trúc,
thành phần của đô thị; tiêu chuẩn để hình thành tổng cơng ty quản lý đơ thị, cách
thức để có một chính quyền đơ thị vận hành hiệu quả.
Vấn đề phân cấp đã được đề cập trong văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Nghiên cứu lý luận chung về phân cấp, các tác giả trong nước đã cơng bố
nhiều cơng trình có giá trị lý luận và thực tiễn. Trong hướng nghiên cứu này có
cuốn sách “Phân cấp ở Đơng Á” của Roland White, Paul Smoke, Sudarshan
Gooptu (dịch và hiệu đính Vũ Cường), [2005] đã đề cập đến kinh nghiệm của các
nước Đông Á trong q trình phân cấp về pháp lý, tài chính, quản lý, y tế, giáo dục,
dịch vụ cơ sở hạ tầng... cũng như những thách thức của quá trình thiết kế mơ hình
cải cách; những bài học kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu tác động của tiến
trình phân cấp. Cuốn sách “Phân cấp quản lý nhà nước” của Phạm Hồng Thái,
Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Ngọc Chí [2011] trình bày về phân cấp, phân quyền,
tản quyền trong quản lý nhà nước, thực tiễn phân cấp quản lý nhà nước ở Việt Nam,
một số nước trên thế giới, những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc
phân cấp quản lý nhà nước trước yêu cầu cải cách. Tác giả Trần Thị Diệu Oanh,
“Phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong q trình
cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam” [2012] đã làm rõ cơ sở lý luận về phân cấp
quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong bối cảnh cải cách bộ

máy nhà nước ở Việt Nam; thực trạng phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của chính
quyền địa phương ở nước ta hiện nay; quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới phân
13


cấp quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay.
Chu Văn Hưởng, “Phân cấp, phân quyền trong thực thi quyền lực nhà nước ở địa
phương Việt Nam hiện nay – Vấn đề và giải pháp”, Luận án Tiến sĩ Chính trị học,
Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [2012] đã nghiên cứu tổng
quan tình hình nghiên cứu về phân cấp, phân quyền trong thực thi quyền lực nhà
nước ở địa phương; cơ sở lý luận và thực tiễn phân cấp, phân quyền trong thực thi
quyền lực nhà nước ở địa phương; thực trạng phân cấp, phân quyền trong thực thi
quyền lực nhà nước ở địa phương Việt Nam. Đặc biệt, cuốn sách của Nguyễn Văn
Cương, “Về phân định thẩm quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương tại Việt Nam hiện nay” [2015] đã đánh giá, đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ
chế phân định thẩm quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương; nghiên cứu khả năng xây dựng, hồn thiện mơ hình chính quyền địa
phương phục vụ trực tiếp việc sửa đổi, bổ sung các đạo luật có liên quan thời gian
tới...
Theo hướng nghiên cứu này, cịn có cơng trình của Võ Kim Sơn, Phân cấp
quản lý nhà nước – Lý luận và thực tiễn [2004] đã nghiên cứu công phu và nghiêm
túc lý luận phân cấp quản lý nhà nước, phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước;
lý luận và thực tiễn phân cấp quản lý hành chính nhà nước Việt Nam từ năm 1945
đến 2003; đưa ra định hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước.
Nghiên cứu của Uông Chu Lưu, “Một số vấn đề lý luận về phân cấp quản lý nhà
nước” [2014], trình bày khái niệm phân cấp quản lý nhà nước, bản chất, mối quan
hệ của phân cấp giữa trung ương và địa phương; đồng thời nêu ra nguyên tắc và
những nội dung phân cấp trong quản lý nhà nước. Nghiên cứu của Nguyễn Minh
Đoan “Phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương” [2012], trình bày
quan niệm, mục đích, ý nghĩa của việc phân cấp giữa trung ương và địa phương;

qua đó, tác giả đã phân tích xu hướng, giải pháp phân cấp, phân quyền giữa trung
ương và địa phương ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu của Phạm Hồng Thái “Phân
quyền và phân cấp trong quản lý nhà nước - Một số khía cạnh lý luận - thực tiễn và
pháp lý” [2011], cung cấp thêm cách nhìn đánh giá rõ vai trị, cơng dụng của phân
quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước. Bài viết bàn luận về phân quyền, phân cấp
ở khía cạnh phương pháp luận, khía cạnh pháp lý, mối liên hệ giữa hình thức cấu
trúc nhà nước với phân quyền và vấn đề phân cấp ở Việt Nam hiện nay. Trương
14


×