Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

do an PLC Chương 1 Tổng quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.41 KB, 2 trang )

Chương 1 Tổng Quan GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Phương
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tính cần thiết của đề tài
Ngày nay, với sự ra đời của các thiết bị Tự động hoá. Những thành tựu trong
công nghệ điều khiển tự động đã cho phép người ta tích hợp hệ thống có các giải
pháp kỹ thuật linh hoạt, tối ưu và Tự động hoá hoàn toàn.
Trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Tự động hoá
đã dần dần khẳng định được vai trò cực kỳ quan trọng và tất yếu của mình. Sự phát
triển toàn diện của một xã hội luôn song hành với sự phát triển của khoa học công
nghệ.
Giao thông là một vấn đề quan trọng của xã hội và việc giải quyết vấn đề giao
thông là một công việc mà toàn xã hội phải quan tâm. Hiện nay tại các giao lộ, ngã
ba, ngã tư… rất đông người qua lại nên vấn đề ùng tắt giao thông là không thể tránh
khỏi, thậm chí xảy ra tai nạn do người qua đường không có ý thức hoặc do các loại
xe tranh nhau qua đường mà không chấp hành luật lệ giao thông. Để giảm bớt tai nạn
và hiện tượng ùng tắt thì phải có Cảnh sát giao thông túc trực làm nhiệm vụ phân
luồng và điều tiết giao thông, đặc biệt là vào những giờ cao điểm. Nhưng khi Cảnh
sát giao thông không còn làm nhiệm vụ thì tình trạng ùng tắt vẫn tiếp tục xảy ra, vả
lại hệ thống đường bộ ở Việt nam còn khá phức tạp nên phải cần số lượng lớn Cảnh
sát giao thông ở các giao lộ, ngã ba, ngã tư…Vì vậy phải tốn khá nhiều chi phí cho
vấn đề này. Chính vì điều này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế không cao và không văn
minh.
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn nên việc nghiên cứu, thiết kế và chế
tạo các chốt đèn giao thông tự động là rất cần thiết và hữu ích. Mạch đèn giao thông
trông không có gì lôi cuốn hay đẹp nhưng công dụng của nó thì rất thiết thực và ai
cũng phải công nhận. Với mật độ dân cư đông trong khi đường xá nước ta chưa được
cải thiện mấy thì nó đóng vai trò điều tiết giao thông, giảm ách tắc, tai nạn. Đó là
Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Chí Linh
Nguyễn Văn Trung


2
Chương 1 Tổng Quan GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Phương
công dụng trực tiếp còn công dụng gián tiếp thì sao?
Có rất nhiều chương trình để sử dụng cho hệ thống đèn giao thông chẳng
hạn: dùng vi xử lý, dùng các IC kỹ thuật số, dùng PLC…Sau đây xin được trình bày
phương pháp sử dụng chương trình PLC cho chốt đèn giao thông.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Là sinh viên ngành điện – điện tử những hiểu biết về PLC sẽ tạo nhiều thuận
lợi để làm việc tốt hơn. Khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, việc tìm hiểu, nghiên
cứu để nắm vững phương pháp lập trình trên PLC rất có ý nghĩa và là điều kiện tốt
nhất học hỏi, tích lũy kinh nghiệm
Với đề tài tốt nghiệp này sẽ giúp ích cho chúng em rất nhiều trong quá trình
học hỏi đó. Mục đích nghiên cứu chỉ để làm quen với thực tế, thấy được mối quan hệ
giữa lý thuyết và thực tiễn. Mục đích của đề tài nhằm:
 Tìm hiểu về phần cứng và phần mềm của PLC.
 Tìm hiểu và sử dụng chương trình mô phỏng PLC.
 Biết cách sử dụng lệnh đồng hồ thời gian thực vào chương trình PLC.
 Ứng dụng PLC để viết chương trình đèn giao thông cho chốt đèn giao
thông tại các giao lộ.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
 Tìm hiểu tài liệu qua các tập giáo trình, sách vở
 Nghiên cứu trên Internet.
 Nghiên cứu, học hỏi ở bạn bè và thầy cô.
1.4. Hạn chế của đề tài
Do thời gian nghiên cứu thực hiện chỉ trong hai tháng đồng thời kiến thức và
khả năng của bản thân còn hạn chế nên nhóm em chỉ thực hiện đề tài này trong các
phạm vi sau:
 Chỉ tìm hiểu về PLC S7-200 của Siemens(Đức).
 Phần cứng và phần mềm PLC của Siemens
 Thiết kế hệ thống điều khiển đèn giao thông

 Xây dựng mô hình thực tế
Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Chí Linh
Nguyễn Văn Trung

3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×