Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.15 KB, 16 trang )

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH
1.1. Khái niệm về phân tích BCTC :
1.1.1.Khái niệm về phân tích các BCTC :
Phân tích BCTC là xem xét, đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài
chính trên BCTC. Nhằm tìm hiểu nội dung, thực trạng, tiềm năng, đặc điểm, xu hướng
tài chính DN. Để xây dựng các giải pháp quản lý, kiểm soát, khai thác tài chính hữu ích.
1.1.2.Nội dung các BCTC :
Có bốn bảng BCTC cơ bản :
+ Bảng Cân đối kế toán : là một bảng BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ
giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định, được lập vào một thời điểm nhất định trong năm ( thường vào ngày 31
tháng 12 hằng năm ). Bảng Cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều đối
tượng có quan hệ sở hữu, quản lý kinh tế tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh
của một DN. Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn
vốn.
_ Phần tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có
của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau:
A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
_ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh
nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia
ra:
A: Nợ phải trả B: Nguồn vốn chủ sở hữu
+ Bảng Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ( Báo cáo thu nhập ): là một BCTC
tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của DN, chi tiết
theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ
với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Số liệu trên bảng báo cáo thu nhập
cung cấp những thông tin tổng hợp nhất vế tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng
về vốn, lao động và kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý của một DN. Báo cáo kết


quả kinh doanh gồm 2 phần chính:
- Phần 1: Lãi, lỗ. Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác
- Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: phản ánh tình hình thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước về:thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và
các khoản phải nộp khác.
+ Bảng Báo cáo ngân lưu : là bản tường trình quá trình thu chi tiền mặt trong năm để
thực hiện các nghiệp vụ kinh tế. Qua báo cáo ngân lưu chúng ta có thể thấy các hoạt
động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài trợ vốn có ảnh hưởng như thế nào đến ngân lưu
ròng của DN. Báo cáo ngân lưu giải thích xuất xứ của lượng tiền mặt trong một thời
đoạn và tiền này được chi vào đâu. Thông qua bảng báo cáo này , các chủ sở hữu vốn,
các nhà đầu tư có thể đánh giá việc thu và chi tiền mặt trong năm có hợp lý hay không.
+ Bảng Báo cáo lợi nhuận giữ lại : là bảng báo cáo về lợi nhuận của DN được giữ lại
không dùng để thanh toán lợi tức cho cổ đông. Phần lợi nhuận này được dùng để tái đầu
tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, có nghĩa là nó được dùng để đầu tư vào nhà xưởng,
thiết bị máy móc cũng như các TS dự trữ khác chứ không phải để đem gửi vào tài
khoản ở ngân hang. Công thức tính lợi nhuận giữ lại ở năm t như sau :
LNGL
t
= LNGL
t-1
+ LNGL
phát sinh trong kỳ
= LNGL
t-1
+ ( LR
t
– CT
t
)

Trong đó :_ LR : lãi ròng
_ CT : cổ tức ( lợi tức thanh toán cho cổ đông )
1.2. Ý nghĩa của việc phân tích BCTC :
1.2.1.Sự cần thiết của việc phân tích BCTC :
Phân tích BCTC giúp thiết lập một hệ thống thông tin làm cơ sở cho viêc ra các
quyết định hợp lý về quản lý tài chính như các quyết định về đầu tư, quyết định về tài
trợ vốn, quyết định về cơ cấu vốn hay quyết định về phân chia lợi nhuận …
Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy lợi nhuận dự kiến trong việc
đầu tư vào một công ty có quan hệ với khả năng sinh lời của công ty. Các nhà đầu tư
nghiên cứu, phân tích thu nhập trong quá khứ của một công ty để hiểu được hoạt động
của nó và để dự báo trong khả năng sinh lời của nó trong tương lai.
1.2.2. Ý nghĩa của việc phân tích BCTC :
Phân tích BCTC là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài
chính hiện hành và quá khứ. Thông qua đó giúp người sử dụng thông tin đánh giá tiềm
năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai để ra các quyết định
kinh tế. BCTC là phương pháp thể hiện và truyền tải thông tin kế toán đến người ra
quyết định kinh tế. Các BCTC phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của
doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị.
_ Đối với nhà quản lý : đánh giá đều đặn tình thình tài chính nhằm xác lập giải pháp
quản lý tài chính phù hợp.
_ Đối với chủ sở hữu : đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính của đồng vốn đầu tư
vào DN
_ Đối với khách hàng, nhà tín dụng : đánh giá thực trạng, khả năng đảm bảo cho quan
hệ thanh toán.
_ Đối với cơ quan quản lý chức năng : đánh giá tình hình thực hiện chính sách tài chính
quốc gia và những ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng.
1.3. Phương pháp phân tích và các công cụ phân tích chủ yếu :
1.3.1. Phương pháp phân tích :
Phân tích BCTC chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh. So sánh giữa thực hiện kỳ này
với kỳ trước để thấy xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp. So sánh giữa số

thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu (mức độ đạt được mục tiêu).So
sánh giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh hoặc mức trung bình của ngành để thấy
sức mạnh tài chính của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh hoặc tình trạng tốt hay xấu
so với ngành.
1.3.2. Công cụ phân tích chủ yếu :
_ Phân tích theo chiều ngang : bằng cách tính số tiền chênh lệch và tỷ lệ % chênh lệch
từ năm này so với năm trước. Tỷ lệ % chênh lệch phải được tính toán để cho thấy qui
mô thay đổi tương quan ra sao với qui mô của số tiền liên quan. Chênh lệch 1 triệu
đồng doanh thu không quá lớn như chênh lệch 1 triệu đồng lợi nhuận, vì doanh thu lớn
hơn lợi nhuận.
_ Phân tích theo chiều dọc : tỷ lệ % được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận
khác nhau so với tổng số trong một báo cáo. Con số tổng số của một báo cáo sẽ được
đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ % so với con số đó. Báo cáo
bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ % trên được gọi là báo cáo qui mô chung. Phân
tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó
trong hoạt động kinh doanh. Nó cũng có ích trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng
về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo qui mô chung. Báo cáo qui mô
chung thường được sử dụng để so sánh giữ các DN. Chúng cho phép nhà phân tích so
sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có qui mô khác nhau trong cùng một
ngành.
_ Phân tích tỉ số tài chính : là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan
hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một BCTC. Mục đích chính của việc phân tích tỉ
số là chỉ ra những lĩnh vực cần được nghiên cứu nhiều hơn. Nên sử dụng các tỉ số gắn
với hiểu biết chung về DN và môi trường của nó.
Trong đó, những phân tích các tỉ số tài chính là công cụ được sử dụng rộng rãi và chủ
yếu trong phân tích BCTC. Các nhà phân tích khảo sát các mối liên hệ giữa các khoản
mục khác nhau trong các BCTC dưới hình thức các tỉ số tài chính, so sánh chúng với
nhau và cho chúng ta thấy được lợi ích của chúng trong việc đánh giá khả năng sinh lời
và rủi ro của một công ty.
1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính :

1.4.1. Phân tích tổng quát các BCTC :
1.4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán :
+ Phân tích biến động TS và NV (chiều ngang) :
Sử dụng phương pháp phân tích theo chiều ngang để phân tích sự biến động của tài
sản và nguồn vốn.
+ Phân tích kết cấu TS và NV (chiều dọc) :
Sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc để phân tích kết cấu TS và NV.
Qua bảng kết cấu TS có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay không thể hiện qua
tình hình tăng thêm tài sản cố định.
Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Việc đầu
tư chiều sâu đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu
tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực
sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

NG TSCĐ
Tỷ suất đầu tư = x 100%
TS
Nhìn vào sự tăng lên của tỷ suất đầu tư, ta sẽ thấy được năng lực sản xuất có xu hướng
tăng trong khi các tình hình khác không đổi ( tức là vẫn phát tiển bình thường) thì đây
là hiện tượng khả quan.
Phân tích cơ cấu NV nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính
của DN cũng như tự chủ, chủ động trong KD hay những khó khăn mà DN phải đương
đầu. Điều đó thể hiện qua tỷ suất tự tài trợ, càng cao thể hiện khả năng độc lập cao về
mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của DN càng tốt.
VCSH
Tỷ suất tự tài trợ = x 100%
∑ NV
+ Phân tích mối quan hệ giữa TS NH và Nợ NH :
_ TSNH > Nợ NH và phần chênh lệch do VCSH đảm bảo  quan hệ cân bằng hợp lý.

_ TSNH < Nợ NH  quan hệ mết cân đối  xảy ra rối loạn tài chính, tín dụng
1.4.1.2. Phân tích bảng kết quả kinh doanh :
+ Phân tích biến động DT, CP và LN (chiều ngang) :
Đánh giá xu hướng chuyển biến DT – CP – LN : sự chuyển biến được cho là hợp lý
khi luôn đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu, giá trị và tỷ trọng DT, CP, LN HĐKD tăng
dần. Những dấu hiệu bất thường có thể tìm thấy khi giá trị, tỷ trọng các khoản mục DT,
CP thay đổi bất ngờ.
+ Phân tích kết cấu CP và LN (chiều dọc) :
Đánh giá giá trị, kết cấu của CP và LN của từng hoạt động, những tiềm năng hay rủi
ro liên quan đến.
 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng chi phí :

×