Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

TÁC ĐỘNG của CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP đối với QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa – LIÊN hệ với THỰC TIỄN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.27 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN
MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ – NIN

Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI Q TRÌNH
CƠNG NGHIỆP HĨA – LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Võ Tá Tri
Mã lớp:

2082RLCP1211

Nhóm:

10

Hà Nội, tháng 10 năm 2020
----***----


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI MỞ ĐẦU
A. LÝ LUẬN
I. Khái quát công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1. Khái qt về cách cơng nghiệp


2. Cơng nghiệp hóa
II. Đặc trưng của các cuộc cách mạng
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần I
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần II
3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần III
4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần IV
III. VÀI TRỊ CỦA CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
1. Nói chung
2. Đối với Việt Nam
IV. Các mơ hình cơng nghiệp hóa
1. Mơ hình cơng nghiệp hóa cổ điển
2. Mơ hình cơng nghiệp hóa ở Liên Xơ
3. Mơ hình cơng nghiệp hóa ở NICs
B. LIÊN HỆ CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP HĨA Ở VIỆT NAM
I.
Bối cảnh
II.
Tính tất yếu khách quan
III.
Nội dung của cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
IV.
Tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam
V.
Những thành tựu và hạn chế
1. Những thành tựu mà Việt Nam đạt được
2. Những hạn chế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
C. TỔNG KẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Bảng đánh giá nhóm 10
Biên bản họp nhóm lần 1

Biên bản họp nhóm lần 2

3
3
5
6
6
6
7
11
11
12
13
13
13
15
16
19
22
25
30
31
33


LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Đảng ta đề ra đường lối cơng nghiệp hóa và lãnh đạo việc tiến hành cơng
cuộc CNH trong thực tiễn đường lối đó nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước
nơng nghiệp lạc hậu và kém phát triển về cơng nghiệp tính đến nay đã trên nửa thế kỉ. Tuy
nhiên, cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt và kéo dài không những đã làm gián đoạn công

cuộc CNH mà bom đạn Mỹ còn phá hủy hầu hết những gì mà nhân dân ta đã làm được
trong thời kì hòa bình ở miền Bắc trước đó. Đờng thời, sau khi chiến tranh kết thúc, do
nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan nên đất nước đã rơi vào tình
trạng khủng hoảng về kinh tế – xã hội. Hơn thế nữa, quan niệm cũ về cơng nghiệp hóa đã
trở nên q lạc hậu trước sự biến đổi mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.
Những thành tựu mà nhân dân ta thu được trong quá trình đổi mới, sự nhận thức mới về
thời đại, về vai trò về khoa học – công nghệ và vai trò của con người trong phát triển kinh
tế – xã hội đương đại, cũng như những khó khăn và cả những sai lầm khó tránh... đã được
Đảng ta đúc kết thành những bài học có giá trị trong việc chỉ đạo công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước. Cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại được coi là nhiệm vụ trọng tâm
để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Sự đánh giá khách quan kinh
nghiệm của các nước xung quanh nước ta đã cơng nghiệp hóa thành cơng đã góp phần
giúp Đảng ta, qua các kì đại hội, đúc kết thành lí luận CNH ở một đất nước kém phát
triểm trong điều kiện tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và kinh tế tri
thức ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Hiện nay, cách mạng cơng nghiệp rất phát triển đặc biệt là cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Đối
với nước ta, nếu tận dụng được các thành tựu của cuộc cách mạng này có thể “đi tắt”,
“đón đầu”, đẩy mạnh và rút ngắn thời gian tiến hành CNH – HĐH đất nước; đờng thời
cũng có thể làm cho chúng ta sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn nếu không tận dụng được cơ
hội này. Thực tế đó đang đặt ra vấn đề cần phải rút được những bài học kinh nghiệm phù
hợp với quá trình CNH – HĐH đất nước ta hiện nay. Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề
tài: “Tác động của cách mạng công nghiệp đối với quá trình CNH – HĐH. Liên hệ với
thực tiễn Việt Nam.”
A.
I.
1)
a.

LÝ LUẬN

Khái qt cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Khái qt về cách mạng cơng nghiệp
Khái niệm cách mạng công nghiệp

Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư
liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ tḥt và cơng nghệ trong q
trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội
cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ
biến những tính năng mới trong kỹ tḥt – cơng nghệ đó vào đời sống xã hội.
b.

Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
3


Về mặt lịch sử, cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp
và đang bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0). Cụ
thể:
- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa
thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.
Tiền đề của cuộc cách mạng này xuất phát từ sự trưởng thành về lực lượng sản xuất
cho phép tạo ra bước phát triển đột biến vè tư liệu lao động, trước hết trong lĩnh vực dệt
vải sau đó lan tỏa ra các ngành kinh tế khác của nước Anh.
Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao
động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc
sử dụng năng lượng nước và hơi nước.
Những phát minh quan trọng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng này là: Phát minh máy
móc trong ngành dệt như thoi bay của John Kay (1733), xe kéo sợi Jenny (1764), máy dệt
của Edmund Cartwright (1785) ... làm cho ngành công nghiệp dệt phát triển mạnh mẽ.
Phát minh máy động lực, đăc biệt là máy hơi nước của James Watt là mốc mở đầu q

trình cơ giới hóa sản xuất. Các phát minh trong công nghiệp luyện kim của Henry Cort,
Henry Bessemer về lò luyện gan, công nghệ luyện sắt là những bước tiến lớn đáp ứng cho
nhu cầu chế tạo máy móc. Trong ngành giao thơng vận tải, sự ra đời và phát triển của tàu
hỏa, tàu thủy... đã tạo điều kiện cho gaio thông vận tải phát triển mạnh mẽ.
Nghiên cứu về cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, C.Mác đã khái qt tính quy
ḷt của cách mạng cơng nghiệp qua ba giai đoạn phát triển là: hợp tác đơn giản, công
trường thủ công và đại công nghiệp. C.Mác khẳng định đó là ba giai đoạn tăng năng suất
lao động xã hội; ba giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất gắn với sự củng cố, hoàn
thiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; đồng thời cũng là ba giai đoạn xã hội hóa lao
động và sản xuất diễn ra trong quá trình chuyển biến từu sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán
lên sản xuất lớn, tập trung, hiện đại.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) diễn ra vào nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu
thế kỉ XX.
Nội dung của cách mạng công nghiệp lần thứ hai được thể hiện ở việc sử dụng năng
lượng điện và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chun mơn hóa
cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động
hóa cục bộ trong sản xuất.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sự tiếp nối cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất, với những phát minh về công nghệ và sản phẩm mới được ra đời và phổ biến
như điện, xăng dầu, động cơ đốt trong. Kỹ tḥt phun khí nóng, công nghệ luyện thép
Bessemer trong sản xuất sắt thép đã làm tăng nhanh sản lượng, giảm chi phí và giá thành
sản xuất. Ngành sản xuất giấy phát triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát
4


hành sách, báo. Ngành chế tạo ô tô, điện thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển
nhanh. Sự ra đời của những phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến của H.For và Taylor
như sản xuất theo dây chuyền, phân cơng lao động chun mơn hóa được ứng dụng rộng
rãi trong các doanh nghiệp lần thứ hai cũng đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong giao
thông vận tải và thông tin liên lạc.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập
niên 60 thế kỉ XX đến cuối thế kỉ XX.
Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này là sử dụng cơng nghệ thơng tin, tự động
hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện
tử, máy tính và số hóa vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính
(thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đưa tới những tiến bộ kĩ thuật công nghệ nổi
bật trong giai đoạn này là: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện sử dụng công
nghệ số và robot công nghệ.
- Cách mạng công nghệ lần thứ tư (4.0) được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển
lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức đưa vào “Kế
hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012.
Gần đây tại Việt Nam cũng như trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử dụng
thuật ngữ cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàm ý có một sự thay đổi về chất trong
lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được
hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet
kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things – IoT). Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư có
biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện các cơng nghệ mới có tính đột phá về chất như trí tuệ
nhân tạo, big data, in 3D...

Như vậy, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện có những nội dung cốt
lõi về tư liệu lao động. Sự phát triển của tư liệu sản xuất đã thúc đẩy sự phát triển của văn
minh nhân loại.
2) Công nghiệp hóa
Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động
thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc
nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Ở Việt Nam, kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại
về CNH vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra quan niệm về
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: “ CNH – HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản,

toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử
dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với
công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.”
5


II. Đặc trưng của các cuộc cách mạng công nghiệp
1)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách
mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát
minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ
của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử
nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất đã thay thế hệ thống kỹ tḥt cũ có tính truyền thống của thời đại nơng nghiệp (kéo
dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức
gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi
nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực
lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của
nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang
nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự
chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra
nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ
XVII.
2)


Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế
Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng
lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa
học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 2
đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức
cao hơn nữa.
Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực
lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học
trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất
trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các
ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc
biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời
của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản
sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ
vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền
đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.
6


3)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời
và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thơng tin để tự
động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay

cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính,
máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các
nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra
cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền
sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm - thủy
sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi
tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi
lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây
chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.
4) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
4.1. Kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể
Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra, còn được nhiều chuyên gia gọi là “Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, đã bắt đầu từ những năm 2000, đặc trưng bởi sự hợp
nhất, khơng có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Đây
là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các
hệ thống kết nối Internet (IoS).
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư này đang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế
tạo. Trong các “nhà máy thông minh”, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với
nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung tồn bộ quy trình sản xuất rời đưa ra quyết
định sẽ thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước đây. Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ
người trên trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận được với cơ sở
dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thơng tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công
nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, cơng nghệ người máy, Internet kết nối vạn
vật, xe tự lái, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật
liệu, lưu trữ năng lượng và tính tốn lượng tử.
4.2. Qui mơ và tốc độ phát triển – Chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại
Tốc độ phát triển của những đột phá trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là
khơng có tiền lệ trong lịch sử. Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra
với tốc độ theo cấp số cộng (hay tuyến tính) thì tốc độ phát triển của cách mạng cơng

nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân. Thời gian từ khi các ý tưởng về công nghệ và
đổi mới sáng tạo được phơi thai, hiện thực hóa các ý tưởng đó trong các phòng thí nghiệm
và thương mại hóa ở qui mơ lớn các sản phẩm và qui trình mới được tạo ra trên phạm vi
tồn cầu được rút ngắn đáng kể. Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực
7


như kể trên với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế giới được
số hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên hiệu quả và thông minh hơn.
4.3. Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội
và môi trường ở tất cả các cấp – toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia. Các tác động
này mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh
trong ngắn đến trung hạn.
Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư có tác động đến tiêu dùng,
sản xuất và giá cả. Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ
tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tích cực đến lạm phát tồn
cầu. Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng (cả sản xuất cũng
như sử dụng), vật liệu, Internet vạn vật, người máy, ứng dụng công nghệ in 3D (hay còn
được gọi là công nghệ chế tạo đắp dần, có ưu việt là giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và chi
phí lưu kho hơn nhiều so với cơng nghệ chế tạo cắt gọt truyền thống v.v… đã giúp giảm
mạnh áp lực chi phí đẩy đến lạm phát tồn cầu nhờ chuyển đổi sang một thế giới hiệu
quả, thông minh và sử dụng ng̀n lực tiết kiệm hơn.
Từ góc độ sản xuất, trong dài hạn, cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ tác động
hết sức tích cực. Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào
động lực khơng có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng
chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào luôn có trần giới hạn.
Tuy nhiên cuộc cách mạng cơng nghệ này đang tạo ra những thách thức liên quan
đến những chi phí điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn do tác động khơng đờng đều đến

các ngành khác nhau: có những ngành sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và có những ngành sẽ
phải thu hẹp đáng kể. Trong từng ngành, kể cả các ngành tăng trưởng, tác động cũng có
sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, với sự xuất hiện và tăng trưởng nhanh của nhiều
doanh nghiệp tạo ra những công nghệ mới và sự thu hẹp, kể cả đào thải của các doanh
nghiệp lạc nhịp về cơng nghệ.
Chính vì vậy mà Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại bản đồ kinh tế
trên thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài
nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới
sáng tạo:
Nhiều quốc gia phát triển song chủ yếu dựa vào tài nguyên như Úc, Canada, Na Uy
v.v… đang phải trải qua một quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhiều thách thức. Ả-rập Xêút gần đây đã chính thức tuyên bố về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mơ
hình tăng trưởng để giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Trừ Ấn Độ, các nước còn lại
8


trong nhóm BRICS đang gặp nhiều thách thức do có nền kinh tế dựa nhiều vào tài nguyên
khoáng sản.
Nước Mỹ – đầu tàu thế giới về công nghệ và dẫn dắt cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đang khôi phục vị thế hàng đầu của mình trên bản đờ kinh tế thế giới. Các nước
Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) cũng tham gia mạnh mẽ vào q trình này,
đặc biệt là trong lĩnh vực cơng nghiệp chế tạo. Trung Quốc cũng là nước có thể sẽ được
hưởng lợi nhiều do sau nhiều năm xây dựng và củng cố khả năng áp dụng và hấp thụ công
nghệ thông qua tăng trưởng xuất khẩu (kể cả bắt chước và sao chép) đã bắt đầu bước vào
giai đoạn tạo ra công nghệ với sự xuất hiện mạnh mẽ của một số tập đồn phát triển cơng
nghệ hàng đầu thế giới. Điều này giúp Trung Quốc giảm nhẹ được tác động của quá trình
điều chỉnh đang diễn ra sau giai đoạn tăng trưởng nóng của thập niên trước.
Tại châu Âu, một số nước như Đức, Na Uy có thể tham gia và tận dụng được nhiều
cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp mới. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế châu Âu khác tỏ
ra hụt hơi trong cuộc đua này cho dù có hệ thống ng̀n nhân lực tốt, được lý giải một
phần là do tinh thần và môi trường khởi nghiệpđể thúc đẩy phát triển công nghệ mới

không bằng so với Mỹ và các nước Đông Bắc Á.
Bản đồ sức mạnh của các doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại: các tập đồn lớn
vang bóng một thời và thống lĩnh thị trường trong một giai đoạn dài đang bị các doanh
nghiệp trẻ khởi nghiệp trong giai đoạn gần đây trong lĩnh vực cơng nghệ vượt mặt. Một
số ví dụ điển hình là:
• Trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, các công ty như Google, Facebook v.v… đang
tăng trưởng nhanh, trong khi các công ty tiếng tăm khác như IBM, Microsoft, Cisco, Intel,
hay một loạt các tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản đang phải trải qua một quá trình tái cơ
cấu đầy khó khăn. Sự sụp đổ của các “ơng lớn” như Nokia, hay trước đó là Kodak cho
thấy nguy cơ “sai một ly đi một dặm” mà các công ty phải đối mặt trong cuộc cạnh tranh
đã khốc liệt lại càng khốc liệt hơn trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư đang diễn ra với tốc độ của “lũ quét”.
• Trong lĩnh vực chế tạo, các công ty ô tô truyền thống đang chịu sức ép cạnh tranh
quyết liệt từ các công ty mới nổi lên nhờ cách tiếp cận mới như Tesla đang đẩy mạnh sản
xuất ô tô điện và tự lái, cũng như Google và Uber.
• Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, quá trình tái cơ cấu đang diễn ra trên diện
rộng ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu nhân viên trong 10 năm tới do ứng dụng
ngân hàng trực tuyến di động, và sự cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp khởi nghiệp
từ Silicon Valley cung cấp các dịch vụ tài chính rẻ hơn nhiều cho khách hàng nhờ ứng
dụng điện toán đám mây. Ngành bảo hiểm cũng đang chịu sức ép tái cơ cấu dưới tác động
của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, và tương lai sụt giảm nhu cầu bảo hiểm xe cộ khi xe tự
lái trở nên phổ biến trên thị trường
9


• Cuộc cạnh tranh toàn cầu lại càng thêm khốc liệt với sự nhập cuộc của nhiều
công ty đa quốc gia siêu nhỏ, đang trở thành một xu hướng rõ nét nhờ hạ tầng thông tin
Internet cho hiện thực và thương mại hóa một ý tưởng mới trên tồn cầu một cách nhanh
chóng do chi phí giao dịch giảm mạnh, giúp giảm đáng kể chi phí và qui mơ nhập cuộc.
Tác động đến mơi trường là tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung

và dài hạn nhờ các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu và thân thiện với môi
trường. Các công nghệ giám sát môi trường cũng đang phát triển nhanh, đồng thời còn
được hỗ trợ bởi Internet kết nối vạn vật, giúp thu thập và xử lý thông tin liên tục 24/7 theo
thời gian thực, ví dụ thơng qua các phương tiện như máy bay không người lái được kết
nối bởi Internet được trang bị các camera và các bộ phận cảm ứng có khả năng thu thập
các thơng tin số liệu cần thiết cho việc giám sát.
Tác động đến xã hội thông qua kênh việc làm trong trung hạn là điều đáng quan ngại
nhất hiện nay. Trong những thập niên gần đây, bất bình đẳng về thu nhập đã có xu hướng
tăng nhanh, nổi bật là 1% số người giàu nhất nắm tài sản tương đương với 99% số người
còn lại. Nhưng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lại càng làm khuếch đại thêm xu
hướng này do lợi suất của ý tưởng tăng mạnh: nhờ có ý tưởng liên quan đến công nghệ và
đổi mới sáng tạo nên đã xuất hiện nhiều tỷ phú đô la chỉ ở độ tuổi trên 20 dưới 30, điều
rất khác biệt so với giai đoạn trước đây. Lợi suất của kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng thúc
đẩy hay bổ trợ cho q trình số hóa, tự động hóa (bằng người máy hay bằng phần mềm –
tức là trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học) cũng tăng mạnh. Trong khi đó, các kỹ năng
truyền thống đã từng có vai trò quan trọng trong giai đoạn trước, song đang bị người máy
thay thế nên có lợi suất giảm mạnh. Nhóm lao động chịu tác động mạnh nhất là lao động
giản đơn, ít kỹ năng do rất dễ bị thay thế bởi người máy và do vậy có giá đang giảm
nhanh. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng trên
tồn cầu, làm doãng chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa một bên là lao động ít kỹ năng
hay có kỹ năng dễ bị người máy thay thế chiếm tuyệt đại bộ phận người lao động, và bên
kia là những người có ý tưởng hay kỹ năng bổ trợ cho quá trình tự động hóa và số hóa
đang diễn ra với tốc độ nhanh.
Như vậy, ở những nước tư bản phát triển nhất đang diễn ra một mâu thuẫn mang tính
nền tảng của kinh tế thị trường: dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, cung gia tăng mạnh mẽ trong khi cầu không theo kịp do nhiều người lao động bị thay
thế bởi q trình tự động hóa nên khơng có thu nhập. Phổ thu nhập ở nhiều nước phát
triển mang tính lưỡng cực với sự phân hóa rất rõ nét, tạo nên một khoảng trống lớn ở
giữa. Đây cũng là mâu thuẫn đã được Các Mác chỉ ra giữa sự phát triển lực lượng sản
xuất ở mức cao và phương thức phân phối của chủ nghĩa tư bản. Điều này dẫn đến việc

một số nhà kinh tế nổi tiếng của thế giới như Dani Rodrik kêu gọi chủ nghĩa tư bản phải
thực hiện thay đổi căn bản lần thứ hai, với việc đưa vào mơ hình “Nhà nước sáng tạo”,
sau lần thay đổi thứ nhất với sự ra đời của Nhà nước phúc lợi dưới tác động của cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân. Một số chuyên gia khác đề nghị người máy thông qua chủ
10


phải đóng thuế thu nhập và đóng bảo hiểm xã hội để dùng tiền đó đào tạo lại và hỡ trợ cho
những công nhân bị thay thế.
Những ý tưởng về sàn an sinh xã hội – mọi người đều được cấp một khoản tiền nhất
định không phụ thuộc vào việc có đi làm hay khơng, những manh nha của phương thức
phân phối cộng sản chủ nghĩa “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” – đang được
xem xét ở một số nước tư bản phát triển. Ví dụ, gần đây một số quốc gia như Phần Lan,
Hà Lan, Thuỵ Sỹ và gần đây nhất là Canada đã quyết định thử nghiệm việc “cho tiền”
người dân hàng tháng bất kể họ có thất nghiệp hay khơng.
Những kế hoạch này có cơ sở hợp lý nếu xét về mức độ phát triển của lực lượng sản
xuất hiện nay ở một số nước có trình độ phát triển cao, đờng thời cũng phần nào giúp giải
quyết những mâu thuẫn cố hữu của hệ thống phân phối của nền kinh tế thị trường có khả
năng phá hủy cân đối cung cầu khi cách mạng cơng nghệ có khả năng tạo ra nhiều của cải
vật chất nhờ tự động hóa thay thế nhiều lao động ít kỹ năng.
III. Vai trị của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
1)

Nói chung

Việc thực hiện và hồn thành tốt CNH- HĐH có ý nghĩa đặc biệt to lớn và có tác
dụng trên nhiều mặt:
- CNH- HĐH nói một cách chung nhất là cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất,
làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động. CNH- HĐH
chính là thực hiện xã hội hóa về mặt kinh tế kỹ thuật, tăng trưởng và phát triển kinh tế với

tốc độ cao, góp phần ổn định và ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của mọi
thành viên trong cộng đồng xã hội.
- Ngày nay nhân tố con người đang trở thành vấn đề trung tâm. Điều đó đòi hỏi phải
không ngừng nâng cao vai trò của nhân tố con người trong nền sản xuất, đặc biệt trong
nền sản xuất lớn hiện đại, kỹ thuật cao. Để phát huy đầy đủ vai trò của mình, con người
tất yếu phải là những con người hiện đại, có trình độ khoa học - kỹ thuật cao, nằm bắt kịp
thời những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Chỉ trên cơ sở thực hiện tốt CNHHĐH mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ sự phát triển tự do và toàn diện của
nhân tố con người.
- CNH- HĐH còn tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố vị thế trên trường quốc tế,
hạn chế phụ thuộc vào bên ngoài và tăng cường tiềm lực quốc phòng.
- CNH- HĐH còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập, hợp tác về
kinh tế, khoa học, công nghệ cũng như tham gia vào phân công lao động quốc tế với vị
thế cao.
2) Đối với Việt Nam
Quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH) có những vai trò to lớn về
nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
11


- Cơng nghiệp hố, hiện đại hóa ở nước ta trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu
xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội cơng nghiệp, gắn
với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn
bản chất ưu việt của chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
- Công nghiệp hố, hiện đại hóa là q trình tạo ra những điều kiện vật chất- kỹ
thuật cần thiết về con người và khoa học- công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao
động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho
nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Công nghiệp hố, hiện đại hóa tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lực

lượng sản xuất, nhờ đó mà nâng cao vai trò của người lao động- nhân tố trung tâm của
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Cơng nghiệp hố, hiện đại hóa là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên
minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức trong
sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là góp phần tăng cường quyền lực, sức
mạnh và hiệu quả của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước.
- Cơng nghiệp hố, hiện đại hóa tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế.
- Cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội
phát triển, thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên canh tập
trung làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng, các miền trở nên thống nhất cao hơn.
- Cơng nghiệp hố, hiện đại hóa khơng những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng phát triển cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hoá
nền quốc phòng- an ninh. Sự nghiệp quốc phòng và an ninh gắn liền với sự nghiệp phát
triển văn hoá, kinh tế, xã hội.
- Cơng nghiệp hố, hiện đại hóa tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về
kinh tế- chính trị, văn hố- xã hội, quốc phòng và an ninh. Thành cơng của sự nghiệp
cơng nghiệp hố nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường
xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
IV. Các mơ hình cơng nghiệp hóa
1)

Mơ hình cơng nghiệp hóa cổ điển

Đặc điểm:
- Chuyển từ cơng nghệ thủ cơng sang cơng nghệ cơ khí. Quá trình này diễn ra với
các máy hơi nước và hệ thống đường xe lửa, sử dụng điện năng, xe hơi, máy bay, tàu
thủy. Q trình chuyển đổi cơng nghệ ở đây đã bao gồm các khâu cơ bản, nghiên cứu ứng
dụng, nghiên cứu triển khai. Vào thời kỳ đó, thời gian cần để đưa một phát minh khoa học

nào đó vào triển khai phải mất hàng chục năm trở lên, ngồi ra khả năng giữ bí mật cao,
trình độ dân trí thấp là nguyên nhân cơ bản kéo dài thời kỳ chuyển đổi công nghệ.
12


- Áp dụng các biện pháp bóc lột tàn bạo và thực hiện các cuộc chiến tranh chiếm
đoạt các nguồn tài nguyên và thị trường.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu mang tính hướng nội.
- Tăng trưởng thấp và bất bình đẳng xã hội cao đây là đặc trưng nổi bật của mơ hình
này.
2) Mơ hình cơng nghiệp hóa ở Liên Xô
Đặc điểm:
- Liên Xô ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ngay từ đầu. Công nghiệp nặng chiếm
hơn 75% tổng số vốn đầu tư cho công nghiệp.
- Nguồn vốn cơng nghiệp hố XHCN hồn tồn dựa vào trong nước, thông qua việc
thực hiện chế độ tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, khoản thu từ kinh tế quốc doanh,
xuất khẩu thu ngoại tệ…
- Thực hiện trên cơ sở kế hoạch điện khí hóa nước Nga của V.I Lênin và được tiến
hành có kế hoạch, được chỉ đạo theo kế hoach thống nhất tập trung cao độ.
- CNH gắn liền với nông nghiệp, tác động trực tiếp đến việc xây dựng cơ sở vật chất
KT và cơ giới hóa cho nơng nghiệp.
- Tốc độ CNH nhanh chóng có ngun nhân quan trọng nhất là sự nỗ lực chủ quan
của nhân dân Liên Xơ trong q trình CNH.
3) Mơ hình cơng nghiệp hóa của NICs
Đặc điểm:
- Quyền dân sự và tự do xã hội được cải thiện.
- Kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo.
- Nền kinh tế thị trường ngày càng mở, cho phép tự do thương mại với các nước trên
toàn thế giới.
- Các tập đoàn quốc gia lớn bành trướng hoạt động ra tồn cầu.

- Hấp thu l̀ng đầu tư tư bản dời dào từ nước ngồi.
- Lãnh đạo chính trị mang lại ảnh hưởng lớn đến sự thúc đẩy kinh tế.
B.
LIÊN HỆ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
I.
Bối cảnh
a) Lịch sử CNH-HĐH ở Việt Nam
- Q trình cơng nghiệp hóa tại Việt Nam bắt đầu từ thời Pháp thuộc. Q trình này
tiến triển chậm. Nền cơng nghiệp Việt Nam nhỏ bé và khơng hồn chỉnh, với các cơ sở
sản xuất lớn là của tư bản Pháp còn công nghiệp bản địa chỉ gồm những doanh nghiệp
nhỏ hoạt động trong lãnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ
cơng nghiệp. Người Pháp xây dựng một số cơ sở cơng nghiệp khai khống, cơ khí, cơng
nghiệp chế biến nơng lâm sản, cơng nghiệp nhẹ nhưng vẫn chưa hình thành nền tảng cơng
nghiệp hồn chỉnh tại Việt Nam.
- Công nghiệp thời Pháp thuộc đã cung cấp một số sản phẩm và kỹ thuật mới như:
điện, xi măng, diêm, bia, xà phòng, thuốc lá, thuỷ tinh, ô tô, xe đạp, tàu điện, tàu hoả, các
sản phẩm cơ khí... Một số sản phẩm quen thuộc được sản xuất theo quy trình mới như
13


nước máy, giấy, vải, thuốc lá... Nhờ sự giao thương mà lần đầu tiên, người Việt Nam được
biết đến các sản phẩm của phương Tây, như: dầu hỏa và đèn dầu hỏa, thuốc lá điếu, diêm,
xà phòng, sữa bò, kính đeo mắt, ơ che mưa nắng, giầy dép, kính lắp cửa, các đồ dùng thủy
tinh... làm thay đổi tiêu dùng nội địa.
- Người Pháp xây dựng một số cơ sở hạ tầng cơ bản tại An Nam. Hệ thống kinh tế
mà Pháp đầu tư tại An Nam như các đồn điền cao su, mỏ than, các thành phố lớn, đường
sắt, cảng biển là để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của họ chứ không phải để
phục vụ lợi ích của dân bản xứ. Dù người Pháp đã mang những yếu tố hiện đại vào nền
kinh tế Việt Nam nhưng nhìn tổng thể nền kinh tế Viêt Nam vẫn đang trong tình trạng tiền
tư bản, bán Trung cổ.

- Năm 1945, Việt Nam giành được độc lập rồi rơi vào tình trạng hỡn loạn. Tồn bộ
nền kinh tế trong đó có cơng nghiệp ngưng trệ. Năm 1947,chiến tranh Đơng Dương bùng
nổ. Công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh. Các ngành cơng nghiệp khai
khống, cơng nghiệp chế biến, cơng nghiệp nhẹ đều ngừng phát triển, thậm chí suy thoái.
Một số nhà tư sản dân tộc tản cư ra vùng kháng chiến. Công nghiệp thời kỳ này hoạt động
cầm chừng. Hàng công nghiệp chủ yếu được nhập khẩu.
b) CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay:
- Ở Việt Nam nhờ có sự kế thừa, chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại và
rút ra những bài học kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành cơng nghiệp hố và thực tiễn
cuộc cách mạng cơng nghiệp hố Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Hội nghị ban chấp
hành trung ương lần thứ VII khoá VI và đại hội đại biểu toàn quốc thứ VII Đảng cộng sản
Việt Nam xác định: “Cơng nghiệp hố là q trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt
động sản xuất và kinh doanh ,dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng một cách phổ
biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa
trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng xuất lao
động cao ”. Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước,
CNH ở Việt Nam hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
+ Thứ nhất: CNH phải gắn liền với HĐH. Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn
ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Một số nước phát triển đã bắt đầu
chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ ứng dụng những
thành tựu khoa học và công nghệ, tiếp cận với kinh tế tri thức để hiện đại hố những
ngành, những khâu, những lĩnh vực có khả năng nhảy vọt.
+ Thứ hai: CNH phải nằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. CNH là tất
yếu của các nước nhưng với mỗi nước mục tiêu và tính chất của CNH lại khác. Ở nước ta,
CNH nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa Xã Hội, tăng cường sức mạnh để bảo
vệ nền độc lập dân tộc.
+ Thứ ba: CNH trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Điều
này làm cho CNH trong giai đoạn hiện nay khác với CNH trong giai đoạn đổi mới. Trong
cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hố tập trung-hành chính, bao cấp, CNH được thực hiện
14



theo kế hoạch, mệnh lệnh của nhà nước. Trong cơ chế kinh tế hiện nay nhà nước vẫn giữ
vai trò hết sức quan trọng trong quá trình CNH. Nhưng CNH khơng xuất phát từ chủ quan
nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là quy luật thị
trường.
+ Thứ tư: CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh tồn cầu hố nền kinh tế. Vì
thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với nước ta
hiện nay.
- CNH trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận
dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế. Cơng nghiệp hố trong
điều kiện”chiến lựơc” kinh tế mở cũng gây ra không ít những trở ngại do những tác dụng
tiêu cực của nền kinh tế thế giới, do trật tự của nền kinh tế thế giới mà các nước tư bản
phát triển thiết lập khơng có lợi cho các nước nghèo, lạc hậu.Vì thế, CNH-HĐH phải đảm
bảo xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập.
II.
Tính tất yếu khách quan
Lý do tất yếu khách quan mà Việt Nam chọn con đường CNH - HĐH:
• Thứ nhất, lý luận và thực tiễn cho rằng CNH là quy luật phổ biến của lực lượng phát
triển sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua dù là ở các quốc gia đã phát triển
từ sớm , hay các quốc gia đi sâu . Đối với các nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản đến chủ
nghĩa xã hội , dù đã có cơng nghiệp , có cơ sở vật chất , kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản tiến
bộ đến đâu thì cũng chỉ là những tiền đề vật chất , chứ chưa phải là cơ sở vật chất kỹ tḥt
của CNXH. Vì vậy , muốn có cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH các nước này phải thực
hiện quy luật nói trên bằng cách tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản
xuất, tiếp thu, vận dụng và phát triển cao hơn những thành tựu khoa học và công nghệ vào
sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới của xã hội chủ nghĩa, có trình độ cao và tổ chức
sắp xếp lại nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa một cách hợp lí, hiệu quả hơn
• Thứ hai, đối với những nước kém phát triển quá độ đi lên CNXH như Việt Nam, việc
xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu thông qua công

nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mỗi bước tiến của CNH - HĐH là 1 bước tăng cường cơ sở vật
chất kỹ thuật cho CNXH. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất góp phần hồn hiện
quan hệ sản xuất xã hội CN. Trên cơ sở đó, từng bước nâng dần trình độ văn minh của xã
hội. Để tạo lập lên những điều kiện có thể chuyển đổi được nền sản xuất xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất xã hội tiến bộ cần các yếu tố sau:
+ Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại .
+ Yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa
nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. Sau hơn 20 năm đổi mới, nhất là 10 năm
2001 – 2010, nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu rất quan trọng, trong đó cơ sở
vật chất – kĩ thuật bước đầu được tăng cường. Tuy nhiên, đất nước vẫn đang tồn tại nhiều
yếu kém, sự yếu kém này đã và đang là nguyên nhân làm hạn chế chất lượng tăng trưởng,
15


chất lượng cạnh tranh và chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi nước ta là thành
viên của Tổ chức Thương mại thế giới.
+ Tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ
nghĩa xã hội. Xã hội sau muốn tiến bộ hơn xã hội trước, thì điều trước hết và chủ yếu là
phải làm cho năng suất lao động của xã hội sau cao hơn hẳn năng suất lao động của xã hội
trước, mà điều đó chỉ có thể trơng chờ ở việc thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như vậy, CNH - HĐH là nhân tố quyết định thắng lợi của con đường đi lên CNXH
mà đảng và nhân dân ta đã lựa chọn . CNH - HĐH được đảng và nhà nước ta xác định là
nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXHD.
III.

Nội dụng của cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam.

Nhân loại đã trải qua bốn cuộc cách mạng kỹ thuật:
Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất về sản xuất cơ

khí với máy dựa vào động cơ hơi nước.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai về sản xuất hàng
loạt với máy dựa vào năng lượng điện.
Từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba về sản xuất tự động
với máy tính, điện tử và cách mạng số hóa.
Bắt đầu từ bây giờ: Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư về sản xuất thông minh nhờ
các đột phá của cơng nghệ số.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt
động kinh tế và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên
tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
a) Thực hiện cuộc cách mạng khoa học – công nghệ để xây dựng cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
Nước ta đang định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu phải được tiến hành bằng cách mạng khoa
học và công nghệ. Cố nhiên, trong điều kiện thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ và điều kiện cơ cấu kinh tế mở, cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ
ở nước ta có thể và cần phải bao hàm các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mà thế
giới đã, đang trải qua.
Từ bối cảnh đó, vị trí của cuộc cách mạng này phải được xác định là “then chốt” và
khoa học và công nghệ phải được xác định là một “quốc sách”, một “động lực”
cần đem toàn lực lượng để nắm lấy và phát triển nó.
16


Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay có thể khái qt gờm hai
nội dung chủ yếu sau:
Một là, xây dựng thành công cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội để dựa
vào đó mà trang bị cơng nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân.
Hai là, tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin, phổ biến ứng dụng những thành tựu

mới của khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, đời sống với những hình thức,
bước đi, quy mơ thích hợp.
Trong q trình thực hiện cách mạng khoa học và công nghệ, chúng ta cần chú ý:
Ứng dụng những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin, cơng nghệ sinh học, phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước
phát triển nền kinh tế tri thức.
Sử dụng công nghệ mới gắn với yêu cầu tạo nhiều việc làm, tốn ít vốn, quay vòng
nhanh, giữ được nghề truyền thống; kết hợp công nghệ cũ, công nghệ truyền thống với
công nghệ hiện đại.
Tăng đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công nghệ;
kết hợp phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, xây dựng mới, cải tạo cũ, thực hiện tiết kiệm,
hiệu quả.
Kết hợp các loại quy mô lớn, vừa và nhỏ cho thích hợp; ưu tiên quy mơ vừa và nhỏ,
coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế – xã hội.
b) Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội
* Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ
tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế được
xem xét dưới góc độ: cơ cấu ngành (như cơng nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…); cơ cấu
vùng (các vùng kinh tế theo lãnh thổ) và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong cơ cấu kinh
tế thì cơ cấu ngành là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt, là bộ xương của cơ cấu
kinh tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi nước
trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu kinh
tế tối ưu (hợp lý). Xây dựng một cơ cấu kinh tế được gọi là tối ưu khi nó đáp ứng được
các yêu cầu sau:
Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, nhất là các quy luật kinh tế và xu
hướng vận động phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng, công nghiệp và dịch vụ phải tăng dần về tỷ
trọng.
17



Phù hợp với xu hướng tiến bộ của khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như vũ
bão trên thế giới.
Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các địa
phương, các thành phần kinh tế.
Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng tồn cầu hố kinh tế,
do vậy, cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là “cơ cấu mở”.
Xây dựng cơ cấu kinh tế là một quá trình, trải qua những chặng đường nhất định, do
vậy xây dựng cơ cấu kinh tế của chặng đường trước phải sao cho tạo được “đà” cho chặng
đường sau và phải được bổ sung và hoàn thiện dần trong quá trình phát triển.
Ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã xác định cần tập trung xây dựng một cơ cấu kinh tế
hợp lý, mà “bộ xương” của nó là “cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ
gắn với phân công và hợp tác quốc tế sâu rộng”, và khi hình thành cơ cấu kinh tế
đó, sẽ cho phép nước ta kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cơ cấu nói trên ở
nước ta trong thời kỳ quá độ được thực hiện theo phương châm là: Kết hợp cơng nghệ với
nhiều trình độ, tranh thủ công nghệ mũi nhọn, tiên tiến vừa tận dụng được nguồn lao động
dồi dào, vừa cho phép rút ngắn khoảng cách lạc hậu, vừa phù hợp với ng̀n vốn có hạn ở
nước ta; lấy quy mơ vừa và nhỏ là chủ yếu, có tính đến quy mơ lớn nhưng phải là quy mơ
hợp lý và có điều kiện; giữ được nhịp độ (tốc độ) phát triển hợp lý, tạo ra sự cân đối giữa
các ngành, các lĩnh vực kinh tế và các vùng trong nền kinh tế…
* Tiến hành phân công lại lao động xã hội
Từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa trong q trình cơng nghiệp hố tất yếu phải phân cơng lại lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự chun mơn hóa lao động, tức là chun mơn hóa sản
xuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc
dân. Phân cơng lao động xã hội có tác dụng rất to lớn. Nó là đòn bẩy của sự phát triển
cơng nghệ và năng suất lao động; cùng với cách mạng khoa học và cơng nghệ, nó góp
phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, sự phân cơng lại lao động xã hội phải tuân thủ các quá trình có tính quy ḷt sau:

Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và số tuyệt
đối lao động công nghiệp ngày một tăng lên.
Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn
trong tổng lao động xã hội.
Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ) tăng nhanh hơn
tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.

18


Ở nước ta, phương hướng phân công lại lao động xã hội hiện nay cần triển khai trên
cả hai địa bàn: tại chỗ và nơi khác để phát triển về chiều rộng kết hợp phát triển theo
chiều sâu.
2. Những nội dung cụ thể của cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta trong
những năm trước mắt
a) Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải
quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá
trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí
hố, điện khí hố, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinh
học vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh phù hợp với từng
vùng, từng địa phương; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và
chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành
nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả
kinh tế cao. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
b) Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Khuyến khích phát triển cơng nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công
nghiệp phần mềm và cơng nghiệp hỡ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất
khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế.
Phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất

khẩu, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại.
Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Tạo bước phát triển vượt bậc
của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có
sức cạnh tranh, đưa tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng
GDP.
c) Phát triển kinh tế vùng
Phát triển các vùng trong cả nước và tạo sự liên kết giữa các vùng và nội
vùng; thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tác động lan toả đến
các vùng khác; đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn cho các vùng kinh tế
đang còn nhiều khó khăn.
d) Phát triển kinh tế biển
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm,
trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.
IV.
Tác động của cách mạng công nghiệp đến quá trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam.
19


Các cuộc cách mạng công nghiệp lần lượt diễn ra với tốc độ nhanh đang làm thay
đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến Việt Nam, nó ảnh hưởng tích
cực cũng như bất lợi đến q trình cơng nghiệp hố ở nước ta.
- Trước hết, chúng ta phải nói đến mặt tích cực mà nó tác động đến:
+ Cuộc Cách mạng cơng nghiệp đưa loài người đến một nền văn minh mới.
Cuộc Cách mạng cơng nghiệp đã và đang đưa lồi người chuyển sang một nền văn
minh mới, được gọi với nhiều tên: “Nền văn minh công nghiệp”, “Nền văn minh hậu
công nghiệp” … Ở nền văn minh này, con người có thể phát huy cao độ năng lực sáng tạo
trong sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những thành
tựu to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất

và đời sống như: máy móc, thiết bị, cơng nghệ, năng lượng, nguyên liệu, thông tin, y học,
các giống cây trồng, vật nuôi… Nhờ vậy, trong hơn 60 năm từ sau Thế chiến thứ hai, con
người đã tạo ra lượng của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thế hệ trước kia cộng lại.
+ Cuộc Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi căn bản phương thức lao động của
con người.
Nhờ những phát minh, sáng chế ra nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại, con người
trong các ngành sản xuất được chuyển từ lao động thể lực sang hình thức lao động có văn
hóa và có khoa hocj kỹ thuật. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp
đòi hỏi người lao động phải được đào tạo và tự đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ
văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ khoa học kỹ tḥt cơng nghệ. Ng̀n lao động
có trình độ khoa học kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp cao là nhân tố quan trọng, quyết
định nhất để phát triển nền kinh tế tri thức của các quốc gia
+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân


Thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế

Các ngành thuộc khu vực I bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm tỷ lệ
lao động và tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic Production – GDP) ở
cả các nước phát triển và các nước đang phát triển biểu hiện rõ nét ở Việt Nam. Hiện nay,
ở các nước phát triển G8 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ còn chiếm từ 1 – 2% tổng
số lao động, và giá trị thu nhập của ngành này chỉ còn chiếm từ 1 – 4% GDP.
Các ngành thuộc khu vực II bao gồm các ngành cơng nghiệp có xu hướng tăng
nhanh trong tỷ trọng GDP, cơ cấu các ngành ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh. Các
sản phẩm có hàm lượng tri thức và cơng nghệ cao ngày càng có giá trị và được sản xuất
nhiều. Sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, đa dạng theo hướng tôn trọng con người, tôn
trọng môi trường, phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng.
Các ngành thuộc khu vực III bao gờm các ngành dịch vụ có xu hướng phát triển
nhanh, chiếm ưu thế cả về tỷ lệ lao động và tỷ trọng trong GDP. Thay đổi hình thức và cơ
20



chế tổ chức sản xuất Hình thức tổ chức quản lý phân đoạn và cơ chế tổ chức quản lý hai
tầng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và hoạt động dịch vụ ở nhiều
nước. Bên cạnh việc phát triển các công ty xuyên quốc gia, những cơng ty có quy mơ lớn,
sức cạnh tranh cao; các cơng ty, xí nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ nhưng có thiết bị máy
móc hiện đại được chú trọng phát triển để thích ứng với năng lực quản lý, sự đổi mới
công nghệ và yêu cầu của thị trường.
Hàm lượng khoa học kỹ thuật và công nghệ đầu tư trong các ngành sản xuất tăng
nhanh, song lực lượng lao động trong các ngành này có xu hướng giảm, khối lượng hàng
hóa sản xuất ngày càng nhiều, sự phân cơng lao động sâu sắc. Sản xuất muốn phát triển
cần có các ngành dịch vụ phát triển như : thương mại, tài chính, ngân hàng, giáo dục,
nghiên cứu và ứng dụng khoa học kĩ thuật, marketing, bảo hiểm, giao thông vận tải, tư
vấn, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị máy móc… Khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân
dân được nâng cao, nhiều dịch vụ phục vụ con người cũng phát triển theo như: y tế, chăm
sóc sức khỏe và sắc đẹp, văn hóa nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch… Cuộc
Cách mạng cơng nghiệp hiện dại cũng đã làm thay đổi cơ cấu sản phẩm. Năng lượng,
nguyên liệu, vật tư, lao động thể lực và thời gian để tạo ra sản phẩm có xu hướng giảm.
Trong các quá trình sản xuất, các yếu tố tự động hóa, đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa (giảm
thiểu tác động tới mỏi trường), chi phí cho mơi trường và cho dịch vụ, lao động có khoa
học kĩ thuật, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ được tăng cường.


Thay đổi cơ cấu lao động

Trong những thập kỷ gần đây, do tốc độ phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng
công nghiệp nên phát triển nền kinh tế tri thức trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển
ở nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ở ngoại lệ. Vì vậy, trong các ngành kinh
tế, số lượng lao động thể lực giảm, nhưng lao động có trình độ tri thức khoa học công
nghệ và tay nghề cao lại tăng nhanh. Do tăng cường cơ giới hóa và tự động hóa trong các

q trình sản xuất nên tỷ lệ lao động trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp có xu
hướng giảm, tỷ lộ lao động trong ngành dịch vụ có xu hướng tăng.
Cuộc Cách mạng cơng nghiệp làm thay đổi phân bố sản xuất.
Nhờ các phát minh, sáng kiến, một số loại nguyên liệu, năng lượng mới được sử
dụng, nhiều ngành sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao phát triển
+ Cuộc Cách mạng cơng nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu
Nhờ những thành tựu nghiên cứu và ứng dụng của Cách mạng công nghiệp trong
sản xuất cũng như đời sống nên đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ở hầu
hết các quốc gia đều tăng. Hơn nửa thế kỷ qua, nhờ những thành tựu của cuộc Cách mạng
KHKT nên nhìn chung các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc
gia đều được nâng cao.
21


- Bên cạnh những thành tựu to lớn tác động thúc đẩy sự phát triển cơng nghiệp hố,
cuộc Cách mạng công nghiệp cũng gây nhiều hậu quả tiêu cực trong q trình cơng
nghiệp hố việt nam hiện nay:
+ Những thành tựu của cuộc Cách mạng cơng nghiệp đã giúp lồi người sản xuất ra
một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, song một lượng lớn tài nguyên bị khai thác và
một khối lượng lớn chất thải được đưa vào môi trường đã dẫn đến các nguồn tài nguyên
ngày càng bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nước sạch, suy giảm sự đa dạng
sinh học, biểu hiện rõ nét nhất ở nước ta là liên tiếp xảy ra những vụ cháy rừng, lũ lụt, hạn
hán,… cũng là một phần nguyên nhân không nhỏ do cuộc cách mạng công nghiệp làm
nên.
+ Những nước phát triển có nhiều vốn, ng̀n lực để nghiên cứu và ứng dụng khoa
học lkỹ thuật. Do vậy, sự phân tách giàu nghèo ở quy mô trtong nước càng trở nên rõ nét,
người có điều kiên tiếp xúc và ứng dụng khoa học công nghiệp qua các thời kì thì ngày
càng trở nên giàu có và ngược lại người với điều kiện yếu kém, trình độ phát triển thấp
hơn thì ngày càng trờ nên nghèo nàn. Do đó, tạo nên khoảng cách khá lớn trong nền kính

tế nước ta. Đây cũng là một thách thức lớn để cân bằng kinh tế, giảm khoảng cách giàu
nghèo ở Việt Nam.
V.
Những thành tựu và hạn chế
1.
Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được sau cơng cuộc cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt những thành tựu quan trọng trong công cuộc
CNH, HĐH đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông
nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng
bước đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát
triển. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm
lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình); đời sống nhân dân
từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân thật sự trở thành lực
lượng quan trọng để thực hiện đường lối CNH, HĐH đất nước.
Về tăng trưởng kinh tế, trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng
trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới. Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), với
mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua
gần 20 năm với mức tăng trưởng rất ấn tượng: giai đoạn 1991-1995, GDP bình qn tăng
8,2%/năm, gấp đơi so với 5 năm trước đó; giai đoạn 5 năm tiếp theo 1996-2000, mặc dù
cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực (1997-1999), GDP vẫn duy trì
bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005, GDP tăng bình quân 7,34%; giai đoạn
2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân 6,32%/năm. Trong các năm tiếp theo, do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài
chính tồn cầu 2008 và khủng hoảng nợ cơng 2010, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn
22


2011-2015 của Việt Nam tuy đã chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu

vực và thế giới.
Quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Năm 2003, sau 16 năm đổi mới, GDP bình quân
đầu người ở nước ta mới đạt 471 USD/năm thì đến năm 2015, quy mơ nền kinh tế đạt
khoảng 204 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD. Lực lượng sản
xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng tăng trưởng có mặt được
cải thiện, trình độ cơng nghệ sản xuất có bước được nâng lên. Đóng góp của yếu tố năng
suất tổng hợp TFP vào tăng trưởng nếu ở giai đoạn 2001-2005 đạt 21,4%, giai đoạn 20062010 đạt 17,2% thì trong giai đoạn 2011-2015 đạt 28,94%. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định,
lạm phát được kiểm sốt.
Những nỡ lực đổi mới trong 30 năm qua đã giúp môi trường đầu tư liên tục được cải
thiện, nhờ đó thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển. Cơ cấu kinh tế của
Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch
theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu
thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành
phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích
cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có cải
thiện đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu thường xuyên tăng với tốc độ hai con số, giai đoạn
2011-2015, tăng 18%/năm. Xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng sản
phẩm công nghiệp và giảm dần tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp, giảm dần sản phẩm
ngun liệu thơ. Đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, làm động lực cho phát triển
kinh tế vùng, miền và cả nước. Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung
nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đờng thời hình thành các vùng chun mơn hóa cây
trờng, vật ni gắn với cơng nghiệp chế biến.
Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Ngành cơng nghiệp
và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá liên tục, tốc độ triển khai ứng dụng các thành
tựu khoa học và công nghệ được cải thiện. Sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa
dạng và chất lượng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền
kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư
phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao. Khu vực nông nghiệp phát triển
khá ổn định; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn có sự chuyển biến quan trọng, từ lúc cả
nước còn thiếu ăn, nay trở thành nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế

giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà-phê, cao-su, hạt điều, hạt
tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới. Các ngành dịch vụ phát
triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống: ngành du
lịch, bưu chính viễn thơng phát triển với tốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân
hàng, tư vấn pháp lý có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả. Việc khai thác, sử
dụng tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường gắn với yêu cầu phát triển bền vững được
quan tâm và đem lại kết quả bước đầu. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, nhất là
hạ tầng giao thông, điện, thông tin, viễn thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, giáo dục, y tế.
23


Việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, đã tạo những tiền đề để bước
đầu chuyển sang xây dựng kinh tế tri thức.
Qua 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt những thành tựu rất quan trọng về hoàn thiện
thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế vận hành có hiệu
quả. Trong 30 năm đổi mới, đã ba lần sửa đổi và ban hành Hiến pháp, sửa đổi và ban hành
hơn 150 bộ luật và luật, hơn 70 pháp lệnh. Gần đây, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp
2013 và hàng loạt bộ luật để thể chế hóa Hiến pháp 2013, cơ bản tạo cơ sở pháp lý hình
thành và thúc đẩy việc hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là
khẳng định nguyên tắc nền kinh tế có chế độ đa sở hữu, đa thành phần, nhiều hình thức
phân phối; khẳng định nguyên tắc phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và vận hành
thông suốt các loại thị trường; khẳng định nguyên tắc Nhà nước quản lý nền kinh tế theo
các nguyên tắc của cơ chế thị trường; khẳng định nguyên tắc bảo đảm thực hiện tiến bộ và
cơng bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường; khẳng định nguyên tắc mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Ba mươi năm đổi mới kinh tế cũng đã chứng kiến vai trò tích cực của các chủ thể
kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của
pháp luật:

Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn vai trò chủ đạo; hệ thống doanh nghiệp nhà
nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh
về số lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được
hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng,
từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn
vào GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được khuyến khích phát triển, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và xuất khẩu. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp không ngừng phát triển và ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình
trong nền kinh tế. Nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đang tích cực được hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước đã và đang được điều
chỉnh theo hướng tinh giản, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế cũng được nhận thức
lại đúng đắn hơn, đổi mới cả trong nhận thức và thực hiện phù hợp hơn với cơ chế thị
trường.
Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng đại trong
sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta; là q trình cải biến sâu sắc, tồn diện, triệt để; là sự nghiệp cách
mạng to lớn của toàn Đảng, tồn dân, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước hình thành và phát
triển; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được quan tâm xây dựng và từng bước
24


hồn thiện. Mơi trường đầu tư khơng ngừng được cải thiện, thế và lực của nước ta vững
mạnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan
trọng để đẩy nhanh CNH, HĐH và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đồng
thời, chúng ta cũng nhận thức rõ còn những hạn chế, khó khăn khơng nhỏ của nền kinh tế
đã và đang đặt ra những vấn đề cần có những quyết sách trong thời gian tới đưa nước ta
phát triển nhanh và bền vững.
Năm 2015, năm đánh dấu một giai đoạn quan trọng của tiến trình phát triển, năm
cuối của chặng đường 30 năm đổi mới có ý nghĩa rất quan trọng; là năm triển khai tích

cực Cộng đờng ASEAN và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do song phương, đa
phương một cách đồng bộ, hội nhập sâu rộng; đồng thời cũng là năm cuối thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015, tiến hành đại hội đảng bộ
các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Với niềm tin sâu sắc vào đường lối đúng
đắn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, sự cố gắng vươn lên trong tổ chức thực
hiện của các cấp, các ngành, các địa phương và sự phấn đấu nỗ lực của tồn dân, tồn
qn, chúng ta ln tin tưởng vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước trên con đường
hội nhập rộng mở phía trước.
2.

Những hạn chế của cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

Trong gần 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, Việt nam
cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam còn một số vấn đề chưa rõ, chưa sâu sắc hoặc chưa cụ
thể.
Trong những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, song kinh tế phát triển
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững, đặc biệt trong 10
năm gần đây. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia
của nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm
được hồn thiện, hệ thống thị trường hình thành và phát triển chưa đồng bộ; chất lượng
nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và hiện đại đang cản trở
sự phát triển; việc tạo nền tảng để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
còn chậm và gặp nhiều khó khăn.
Trên lĩnh vực phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường,
còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh,
nhất là các vấn đề xã hội và quản lý phát triển xã hội chưa được nhận thức và giải quyết
có hiệu quả. Đạo đức xã hội có một số mặt xuống cấp; văn hóa phẩm độc hại, lai căng tác
động tiêu cực đến đời sống tinh thần của xã hội; tài nguyên bị khai thác bừa bãi, môi
trường sinh thái bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu tồn cầu ngày càng tác động đến Việt Nam

gây hậu quả nặng nề; trên một số mặt, một số lĩnh vực, người dân chưa được thực hưởng
đầy đủ, công bằng thành quả đổi mới.

25


×