Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề tài: Tác động của môi trường tự nhiên đối với quá trinh kinh doanh của công ty cổ cà phê Trung Nguyên pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.66 KB, 5 trang )

1
Tác động của môi trường tự nhiên đối với quá trinh
kinh doanh của công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên:
Trung Nguyên là một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chủ
đạo là sản xuất và phân phối cà phêđã chế biến. Hiện tập đoàn này có 6 thành viên, đó là:
Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công Ty
cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, Công ty Trách nhiệm hữu hạn cà phê Trung
Nguyên, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, Công ty truyền thông bán lẻ Nam
Việt, và Công ty liên doanh Vietnam Global Gateway.
Cũng như tất cả các doanh ngiệp khác công ty cổ phần cà phê Trung nguyên qua các giai
đoạn lịch sử của mình cũng chịu khá nhiều sự tác động của các nhân tố chủ quan và
khách quan của môi trường kinh tế vĩ mô trong đó có sự tác động của môi trường tự
nhiên.
1/ Những thuận lợi và khó khăn của môi trường tự nhiên tác động đến
hoạt động của công ty:
Vị trí địa lý: Công ty cổ phần cà phê
Trung Nguyên ra đời 16/6/1996 tại
Buôn Mê Thuột.
Cao nguyên Buôn Mê Thuột là một
trong những cao nguyên rộng lớn của
vùng Tây nguyên Việt Nam. Cao
nguyên có địa hình tương đối bằng
phẳng, độ dốc trung bình từ 3-80. Ở
phía Bắc có độ cao gần 800m, phía
Nam cao khỏang 400 m, thoải dần về
phía Tây còn 300 m, nằm trải dài từ
Bắc xuống Nam trên 90 km, từ Đông
sang Tây 70 km. Chiếm phần lớn diện tích cao nguyên là lọai đất đỏ Bazan màu mỡ rất
thích hợp với việc phát triển cây Công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu. Một số
loại cà phê tiêu biểu của Buôn Mê Thuột như cà phê chồn, cà phê vối…….
2


Cà phê chè
Cà phê vối
Buôn Mê Thuột là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất của
công ty và đem lại nguồn nguyên liệu tại chỗ không mất nhiều chi phí trong quá trình vận
chuyển.
Đây cũng chính là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê thu hoạch cao nhất thế giới
và góp phần chính trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 (riêng cà phê
robusta chiếm vị trí số 1) của những quốc gia xuất khẩu cà phê. Mặc dù ở Đắk Lắk, gần
như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê trồng trên cao nguyên Buôn Mê
Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất,
chính vì vậy thương hiệu Cà phê Buôn Mê Thuột được thế giới biết đến như cà phê
chồn Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên đã dựa trên ưu thế này để xây dựng thương
3
hiệu riêng cho mình. Chỉ trong vòng 5 năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ tại Buôn Mê
Thuột, Trung Nguyên đã có mặt tại mọi miền đất nước Ngày nay thương hiệu cà phê
Trung Nguyên góp phần vào việc định vị sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế.

Giao thông vận tải: thuận lợi cũng là một trong những yếu tố thuận lợi tạo nên sự phát
triển bền vững của công ty:
Đường bộ
* Quốc lộ 14 nối về phía phía bắc đi Pleiku (195 km), đi Kon Tum (244 km), nối
với Đà Nẵng, về phía nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh
(350 km).
* Quốc lộ 26 đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km).
* Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km).
Đường hàng không:
Buôn Ma Thuột còn có cảng hàng không Buôn Ma Thuột, trực thuộc cụm cảng hàng
không miền Nam. Các tuyến bay gồm:
* Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
* Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Đà Nẵng

* Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
=> tạo thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa và giới thiệu sản phẩm của công ty trên
thị trường. Trong giai đoạn đầu mới thành lập công ty sự thuận lợi về giao thông hính là
yếu tố rất quan trọng.
Khí hậu :Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đăk Lăk vừa chịu sự chi
phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu.
Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn rất thích hợp
cho trồng cây công nghiệp,chăn nuôi đặc biệt là trồng cây cà phê.Công ty Cổ Phần Cà
Phê Trung Nguyên đã đặt nông trại của mình tại nơi đây,và lĩnh vực mà Trung Nguyên
sản xuất chủ yếu là xuất cà phê nhân, cà phê chế biến. Trong khi đó, ĐăkLăk nói riêng và
Việt Nam nói chung có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cà phê thành
4
ngành mũi nhọn, làm đầu tầu cho các ngành kinh tế khác phát triển khi mà chúng ta có
lợi thế về vùng đất đắc địa cho cà phê, một vị thế tương đối của cà phê Việt Nam khi là
nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 về sản lượng, có vị trí địa-chính trị thuận lợi, có tài
nguyên thiên nhiên còn tương đối nguyên sơ và phong phú (rừng, nước, không gian), có
tài nguyên con người bao gồm tài nguyên trí tuệ, có sự đa dạng và nguyên sơ của văn hóa
bản địa (đặc biệt là vùng đất Tây Nguyên). Sau khi thực hiện đổi mới nền kinh tế, Việt
Nam đã chứng kiến sự phát triển tương đối mạnh mẽ của thị trường tiêu dùng cà phê
trong nước, xuất hiện những doanh nghiệp có những bước phát triển được coi là thần kỳ,
có khát vọng lớn và những ý tưởng đột phá. Tất cả những điều đó chính là những tiền đề
để chúng ta có thể hoạch định và phát triển ngành cà phê như một ngành mũi nhọn của
quốc gia.
2/ Môi trường tự nhiên và việc hoạch định chiến lược kinh doanh của
công ty:
Sản xuất càng phát triển thì các ảnh hưởng tới tự nhiên càng nhiều, và ngược lại những
biến đổi trong môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các
doanh nghiệp. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu những tác
động từ môi trường tự nhiên và những ảnh hưởng từ phía các doanh nghiệp khác nếu
doanh nghiệp không thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp thì doanh nghiệp

sẽ không thể phát triển được. Trong xu thế hiện nay khi con người đang ngày càng chú
trọng vào việc đẩy mạnh sản xuất gắn liền với viêc xây dựng và bảo vệ môi trường công
ty cổ phần cà phê trung nguyên đã đưa ra dự án mới cho việc phát triển cây cà phê.
“Hình mẫu Cà phê mới”- nền tảng phát
triển bền vững của cộng đồng lấy cảm hứng
từ ý tưởng, mô hình thủ phủ cà phê toàn cầu
của Trung Nguyên.Hình mẫu về khu sinh
thái cà phê của Việt Nam:
Công ty Cà phê Trung Nguyên đã đề xuất
một dự án xây dựng 5.000 ha khu sinh thái
cà phê đầu tiên trên vùng Tây Nguyên. Từ
vận hành thành công, hình mẫu này sẽ được
nhân rộng cho Việt Nam và các nền kinh tế
đang phát triển, ứng dụng không chỉ riêng
cho cà phê mà nhiều mặt hàng nông sản. Hạt nhân đảm bảo sự thành công và bền vững
của hình mẫu này, cũng là điểm hấp dẫn của mô hình, nằm ở sức mạnh thương mại của
cà phê.
Xây dựng Buôn Ma Thuột thành thủ phủ cà phê toàn cầu dựa trên những yếu tố tự
nhiên và nhân văn:
Ngày 24-12 tại TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đăk Lăk phối hợp với Viện Hòa bình và
Phát triển và Tập đoàn Trung Nguyên tổ chức hội thảo về xây dựng Buôn Ma Thuột
5
thành thủ phủ cà phê toàn cầu và phát triển Đăk Lăk thành địa bàn trọng điểm của nền
kinh tế xanh.
Nhiều tham luận cho rằng, để đề xuất này trở thành hiện thực, cần có đề án cụ thể với sự
quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành và quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng
phụ trợ cho “thủ phủ cà phê”, đồng thời với việc đầu tư xây dựng Buôn Ma Thuột thành
đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Tập đoàn Trung Nguyên cho biết đã có kế hoạch lập
các dự án tiêu biểu cho "thủ
phủ cà phê toàn cầu” gồm:

Khu đô thị cà phê (46 ha),
Bảo tàng văn hóa cà phê thế
giới, Thánh địa cà phê (quy
mô 400 ha). Theo ý tưởng
xây dựng Buôn Ma Thuột
thành thủ phủ cà phê toàn cầu
của Công ty Cổ phần Cà phê
Trung Nguyên, đây là
một thành phố đặc trưng
không tiền lệ trên bản đồ thế
giới, không những lấy cà
phê làm thương hiệu có sức quyến rũ toàn cầu mà còn thể hiện được hai nguyên lý căn
bản của tinh thần cà phê vừa sáng tạo vừa bền vững, của một hình mẫu phát triển đô thị
sinh thái mang bản sắc văn hóa Tây Nguyên độc đáo. Việc làm này không chỉ mang lại
giá trị to lớn cho đồng bào tây nguyên mà còn góp phần đưa tên tuổi của Trung nguyên đi
xa hơn. Như Tổng Giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ đã tâm sự: "Với năng lực sản xuất
manh mún và yếu kém, nông dân VN rất dễ thiệt thòi trong sân chơi lớn của thế giới. Vì
thế, trong suy nghĩ của tôi, thương hiệu cho nông sản và lợi ích cho nông dân luôn là sự
quan tâm lớn nhất".

×