Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh lớp 11 năm 2020 - 2021 THPT Linh Trung | Lớp 11, Sinh học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.14 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – CUỐI HKI (2020 – 2021) </b>


<b>MƠN SINH HỌC – KHỐI 11 </b>



<b>I. TIÊU HĨA LÀ GÌ ? </b>


<b>1. Khái niệm : Tiêu hố là q trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn</b>
giản cơ thể hấp thụ được.


<b>2. Q trình tiêu hóa: </b>


<b>- Tiêu hoá nội bào : tiêu hoá thức ăn ở bên trong tế bào. </b>


<b>- Tiêu hoá ngoại bào</b>​: tiêu hố thức ăn ở bên ngồi tế bào trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa. Thức
ăn được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học.


<b>II. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HÓA </b>
<b>1.</b> <b>Cấu tạo của ống tiêu hoá : </b>


- Ở người: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già


- Ở giun đất và cơn trùng: có thêm “diều” là 1 phần của thực quản biến đổi thành, là nơi chứa và làm
mềm thức ăn.


- Ở chim ăn hạt: có thêm diều và dạ dày cơ (mề - để nghiền nát thức ăn dạng hạt)
<b>2.</b> <b>Quá trình tiêu hoá thức ăn : </b>


- Tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hoá nhờ enzim thuỷ phân tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hoá.
- Thức ăn đi qua ống tiêu hoá sẽ được biến đổi cơ học và hoá học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và
được hấp thụ vào máu.


<b>III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỊT VÀ ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT </b>



<b>IV. HƠ HẤP LÀ GÌ ? </b>


<b>1.</b> <b>Hơ hấp: </b>​là tập hợp q trình, trong đó cơ thể lấy oxi từ bên ngồi để oxi hóa các chất trong tế bào và
giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO <sub>2​</sub> ra ngồi.


<b>2.</b> <b>Hơ hấp ở ĐV bao gồm hơ hấp ngồi và hơ hấp trong </b>


- <b>Hơ hấp ngồi</b>​: là q trình trao đổi khí với mơi trường bên ngồi theo cơ chế khuếch tán ​ cung cấp
O​2​ cho hô hấp tế bào, thải CO 2​ từ hơ hấp tế bào ra ngồi.


- <b>Hơ hấp trong (hơ hấp tế bào): là q trình ơxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng</b>
cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO <sub>2​</sub>.


<b>V. BỀ MẶT TRAO ĐỔI KHÍ </b>


<b>1. Bề mặt trao đổi khí </b>​là bộ phận cho O​2​từ mơi trường ngồi khuyếch tán vào trong tế bào và CO ​2khuyếch
tán từ tế bào ra ngoài


<b>2. Hiệu quả trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí: </b>
- Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn)
- Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O <sub>2​</sub> và CO​2​ dễ dàng khuếch tán qua .


THPT NGUYỄN DUTrang 1


<b>Tên bộ phận </b> <b>Động vật ăn thịt </b> <b>Động vật ăn thực vật </b>


<b>Răng </b> Răng cửa, răng nanh, răng trước hàm và
răng ăn thịt, răng hàm



Răng nanh giống răng cửa, răng trước hàm
và răng hàm phát triển


<b>Dạ dày </b> - Dạ dày đơn


- Thức ăn được tiêu hố cơ học và hóa
học giống như trong dạ dày người


<b>- </b>​Thỏ, ngựa: dạ dày đơn (1 ngăn)


- Trâu, bị (nhai lại): Dạ dày có 4 túi: dạ
<b>cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế </b>


<b>Ruột non </b> Ngắn Dài


<b>Manh tràng </b>
<b>(ruột tịt) </b>


Ruột tịt khơng phát triển và khơng có
chức năng tiêu hoá thức ăn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hơ hấp


- Có sự lưu thơng khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O ​2và CO​2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua
bề mặt trao đổi khí.


<b>VI. TRAO ĐỔI KHÍ QUA PHỔI </b>


- Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao mạch máu
- Phổi chim có nhiều ống khí có mao mạch bao quanh



- Sự lưu thơng khí qua phổi chủ yếu nhờ các cơ hơ hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bị sát), khoang
bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú) hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư).


- Nhờ hệ thống túi khí mà phổi chim ln có khơng khí giàu O ​2cả khi hít vào và thở ra ​ Chim là động vật
trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.


<i><b>VII. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN </b></i>
<b>1. Cấu tạo chung: </b>


- Động vật đơn bào, đa bào có kích thước nhỏ chưa có hệ tuần hồn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ
thể.


- Giun đốt và động vật đa bào bậc cao đã có hệ tuần hồn gồm các bộ phận chính:
+ Dịch tuần hồn: máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mơ


+ Tim: bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.
<i> + Hệ thống mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. </i>


<b>2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn: </b> ​Vận chuyển các chất đi khắp cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng
và oxi cho các tế bào, nhận chất thải từ tế bào để vận chuyển tới cơ quan bài tiết.


<b>VIII. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT </b>
<b>1.</b> <b>Phân biệt hệ tuần hồn hở và hệ tuần hồn kín : </b>


<b>2.​ ​Hệ tuần kín: có 2 dạng: hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép </b>


THPT NGUYỄN DUTrang 2


<b>Điểm phân </b>


<b>biệt </b>


<b>Hệ tuần hoàn hở </b> <b>Hệ tuần hồn kín </b>


<b>Đại diện </b> Ở đa số thân mềm: ốc sên, trai và
chân khớp: côn trùng, tôm.


Ở giun đốt, mực ống, bạch tuộc và ĐV có
xương sống


<b>Đặc điểm </b>
<b>cấu tạo </b>


Giữa động mạch và tĩnh mạch
<b>khơng có mạch nối (hở) </b>


Có hệ thống mao mạch nối động mạch và tĩnh
mạch <b><sub>​ Máu lưu thơng trong mạch kín </sub></b>


<b>Đặc điểm </b>
<b>hoạt động </b>


- Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch
máu và trộn lẫn với dịch mô. Máu
lưu thông với tốc độ chậm.


- Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực
tiếp với tế bào.


- Ưu điểm : Máu lưu thông với tốc độ cao, khả


năng điều hoà và phân phối máu nhanh.


- Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao
<b>mạch </b>


<b>Hệ tuần hoàn đơn </b> <b>Hệ tuần hoàn kép </b>


- Ở cá


- Một vịng tuần


hồn


- Máu chảy trong


động mạch dưới áp lực
thấp, máu chảy chậm.


- Ở lưỡng cư, bị sát, chim và thú


<b>-</b> Có 2 vịng tuần hồn : vịng tuần hồn lớn vận chuyển máu đi khắp
cơ thể, và vịng tuần hồn nhỏ thực hiện trao đổi khí ở phổi cung cấp oxi cho
<b>các mô, cơ quan </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>IX. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM: </b>
<i><b>1. Tính tự động của tim: </b></i>


<i>-​ Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim. </i>
<i>- ​Tim co dãn tự động theo chu kì do hoạt động của “hệ dẫn truyền tim”. </i>



- Cấu tạo của hệ dẫn truyền tim: là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất,
<i>bó His, mạng Puốckin </i>


- Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện ​ lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm
tâm nhĩ co ​ ​ lan đến nút nhĩ thất ​ bó His ​ ​ theo mạng Puốckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
<b> 2. Chu kì hoạt động của tim </b>


- Tim hoạt động theo chu kì: Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ <sub>​ pha co tâm thất ​ pha dãn chung. </sub>
- VD: ở người trưởng thành, ​một chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây gồm: Pha co tâm nhĩ 0,1 giây ​ pha co
tâm thất 0,3 giây <sub>​ pha dãn chung 0,4 giây </sub>


<i>- ​Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút </i>
+ Nhịp tim của người là 75 lần / 1phút .


+ Nhịp tim của các loài động vật là khác nhau : động vật càng nhỏ tim đập càng nhanh và ngược lại.


<i><b>X. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH </b></i>


<b>1.</b><i><b>​ ​Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch </b></i>


- Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co (tâm thu), huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn (tâm trương)
VD: Ở người: huyết áp tâm thu khoảng 110 – 120 mmHg, huyết áp tâm trương khoảng 70 – 80 mmHg
- <b>Sự biến động của huyết áp trong hệ mạch : Huyết áp giảm dần từ động mạch </b> ​ mao mạch ​ tĩnh
mạch vì: lực đẩy do sự co bóp của tim giảm dần, do ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần
tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch.


<b>2. Vận tốc máu: Là tốc độ máu chảy trong 1s. </b>


- Phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch



- Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chảy chậm nhất trong các mao mạch → đảm bảo cho sự
trao đổi giữa máu và tế bào.


VD: Tốc độ máu chảy trong động mạch chủ khoảng 500 mm/s, mao mạch khoảng 0,5mm/s, tĩnh mạch chủ
khoảng 200 mm/s.


<b>XI. CÂN BẰNG NỘI MƠI: </b>


<b>1.</b> Cân bằng nội mơi (nội cân bằng) là duy trì sự ổn định mơi trường trong cơ thể (duy trì ổn định áp
suất thẩm thấu, huyết áp, pH, thân nhiệt...), đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng sinh lí của tế
bào <sub>​→​ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của động vật. </sub>


<b>2.</b> Cơ chế cân bằng nội mơi có sự tham gia của các bộ phận: Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận
điều khiển và bộ phận thực hiện. Trong cơ chế này q trình liên hệ ngược đóng vai trị quan trọng.


<b>XII. VAI TRỊ CỦA THẬN VÀ GAN TRONG CÂN BẰNG ÁP SUẤT THẨM THẤU: </b>
<b>1.</b> <b>Vai trị của thận: </b>


- <b>Điều hồ lượng nước : Khi áp suất thẩm thấu tăng, hoặc huyết áp giảm do lượng nước trong cơ thể</b>
giảm ​→ vùng dưới đồi tăng tiết ADH ​→ tăng uống nước ​→ giảm tiết nước tiểu. Ngược lại, khi lượng nước
trong cơ thể tăng →<sub>​ giảm áp suất thẩm thấu, tăng huyết áp →​ tăng bài tiết nước tiểu. </sub>


- <b>Điều hồ muối khống: Khi Na</b>​+ <sub>trong máu giảm</sub><sub> </sub><sub>​→ tuyến trên thận tăng tiết anđostêron ​→ tăng tái</sub><sub> </sub> <sub> </sub>
hấp thụ Na​+<sub> </sub><sub>từ các ống thận. Ngược lại, khi thừa Na</sub><sub>​</sub>+<sub> </sub><sub>​→ tăng áp suất thẩm thấu gây cảm giác khát ​→ uống</sub><sub> </sub> <sub> </sub>
nước nhiều →<sub>​ muối dư thừa sẽ loại thải qua nước tiểu. </sub>


<b>2.</b> <b>Vai trị của gan: Điều hồ glucơ huyết </b>


- Glucôzơ tăng ​→​ hoocmôn insulin tiết ra, biến đổi glucozơ thành glicôgen



- Glucôzơ giảm →<sub>​ hoocmôn glucagon được tiết ra, biến đổi glicogen dự trữ thành glucôzơ. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>Câu 1. Tại sao trong mề của gà và chim mổ ra thường có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì? </b></i>


- Vì gà và chim khơng có răng để nghiền thức ăn →<sub>​ thức ăn không được biến đổi cơ học ở khoang miệng. </sub>
- Những hạt sỏi giúp nghiền nhỏ thức ăn dễ dàng cùng với lớp cơ dày, khỏe, chắc chắn của mề; ngoài ra
<i>thức ăn đã được làm mềm bởi dịch tiết ra ở diều. </i>


<i><b>Câu 2. Vì sao khi uống nhiều thuốc kháng sinh thì khả năng tiêu hóa của cơ thể bị giảm sút? Biện pháp</b><b> </b></i> <i><b> </b></i> <i><b> </b></i>


<i><b>khắc phục tình trạng này? </b></i>


- Trong ống tiêu hóa của người có các vi khuẩn cộng sinh giúp biến đổi thức ăn tốt hơn. Thuốc kháng sinh
sẽ làm giảm bớt nhóm vi sinh vật có lợi này → sự tiêu hóa bị hạn chế một phần.


- Biện pháp khắc phục: bổ sung các loại men vi sinh hoặc sử dụng các loại thức ăn lên men (sữa chua, rượu
nho,…) để hỗ trợ việc tiêu hóa, giúp phục hồi hệ vi sinh vật cộng sinh có lợi.


<i><b>Câu 3. Tại sao trẻ em cất tiếng khóc chào đời? </b></i>


- Thai nhi trong bụng mẹ sử dụng oxi trong máu mẹ qua nhau thai, phổi chưa hoạt động. Khi sinh ra, bị tách
rời khỏi cơ thể mẹ, nồng độ CO ​2 trong máu bé tăng cao, kích thích trung khu hơ hấp hoạt động. Cử động
khóc mở đường thơng khí cho khí tràn vào phổi, nên khóc là dấu hiệu của sự sống khi đứa trẻ chào đời.


<i><b>Câu 4. Hút thuốc lá có hại cho hệ hô hấp như thế nào? </b></i>


- CO: chiếm chỗ oxi trong hồng cầu, làm cơ thể ở trạng thái thiếu oxi, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
- NOx: gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao.


- Nicotin: làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc khơng khí, có thể gây ung thư phổi.



<i><b>Câu 5. Ở người, bệnh tiểu đường do di truyền gây ra khi cơ thể không tiết được hoocmôn insulin và</b><b> </b></i> <i><b> </b></i> <i><b> </b></i> <i><b> </b></i> <i><b> </b></i>


<i><b>thường biểu hiện ở giai đoạn còn nhỏ, còn trẻ. Tuy nhiên, hiện nay đa số trường hợp bị tiểu đường (gần</b><b> </b></i> <i><b> </b></i> <i><b> </b></i>


<i><b>90%) lại gặp ở những người trên 40 tuổi. </b></i>


<i><b>a. Hãy cho biết vì sao thiếu hoocmơn insulin lại gây ra bệnh tiểu đường? </b></i>
<i><b>b. Giải thích nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi. </b></i>


a. Khi cơ thể thiếu hụt hoocmơn insulin thì glucozơ khơng thể biến đổi thành glicôgen, làm tăng hàm lượng
glucozơ trong máu, gây bệnh tiểu đường.


b. Lối sống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường: Lười vận động; ăn
uống không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường, tinh bột và thiếu chất xơ; thừa cân béo
phì; hút thuốc lá...


- Khi cơ thể có khả năng sản xuất hoocmơn insulin bình thường nhưng do ăn nhiều đường, dù vận động
nhiều thì cơ thể phải thiêu đốt nhiều năng lượng và cần một lượng lớn insulin để giải phóng đường ra khỏi
máu; gây thiếu hụt hoocmôn insulin.


- Khi cơ thể ăn nhiều mà lười vận động, lượng đường trong máu tăng cao nhưng cơ thể khơng có nhu cầu sử
dụng glucozơ → hoocmôn insulin nhiều nhưng không sử dụng đến sẽ dẫn đến hiện tượng kháng insulin và
gây bệnh.


<i><b>Câu 6. Cơ thể người có khả năng điều hịa thân nhiệt nhưng vì sao đơi khi ta vẫn bị sốt? </b></i>


- Có nhiều nguyên nhân gây ra sốt: vi khuẩn, virút; nhiễm trùng...


- Sốt là 1 phản ứng tự vệ của cơ thể, làm tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường để đốt cháy độc tố,


loại bỏ độc tố, làm suy yếu vi trùng gây bệnh, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch; đẩy nhanh quá
trình di chuyển bạch cầu limpho đến vị trí nhiễm trùng. Sốt không phải là bệnh; chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt
<i><b>khi sốt kéo dài. </b></i>


</div>

<!--links-->

×