Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học phân môn hình học lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 18 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1: Lý do chọn đề tài:
Các nhà tâm lý học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trị quan
trọng trong q trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người
tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải
khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong
hoạt động học tập, hứng thú có vai trị hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú
đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Đặc biệt là
đối với bộ mơn tốn là một mơn khoa học tự nhiên, phát huy tính tích cực tự giác của
học sinh, phát huy khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tính tư duy tích cực
sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện khả năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học
tập lòng say mê và có ý thức vươn lên trong học tập. Bắt nguồn từ định hướng đó giáo
viên cần phải học hỏi nghiên cứu, tìm tịi và áp dụng những phương pháp dạy học sao
cho phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng học sinh, từng kiểu bài làm cho hiệu
quả giờ học đạt cao nhất .
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thơng nói chung và tầm quan trọng của
mơn tốn học THCS nói riêng. Giáo dục phổ thơng nhằm giáo dục học sinh phát triển
tồn diện, khơng những nâng cao hiểu biết về kiến thức về mơn tốn mà cịn làm cơ
sở cho nhiều mơn học khác
Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh. Học sinh phải là chủ thể của hoạt động học, dưới sự
thiết kế, giám sát và hướng dẫn của thầy giáo thì học sinh phải chủ động thi cơng, giải
quyết vấn đề thơng qua trao đổi, tranh luận. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc
phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới. Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 7 là
lứa tuổi nhạy cảm hiếu động ham thích tìm tịi và khám phá. Nếu giáo viên gây được
1


hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiêp thu bài học
một cách có hiệu quả.


Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu thực tiễn tại trường THCS tơi
thấy còn nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức cơ bản của phân mơn Hình
học, chất lượng bộ mơn vẫn còn thấp, các bài kiểm tra, bài thi còn chưa đạt yêu cầu.
Bằng thực tiễn trong giảng dạy và tìm hiểu đã có những ý kiến như: phân mơn hình
học khó tiếp thu, lượng kiến thức trong giờ học cịn nhiều mà lại khơ khan, khơng hấp
dẫn, địi hỏi các em phải có đầu óc tưởng tượng, phán đốn, suy luận thật chính xác
khi đó việc tiếp thu bài học mới có hiệu quả. Điều đó nãy sinh trong tôi những trăn
trở: Làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn? Làm thế nào để học sinh hứng thú,
say mê trong khi học? Có biện pháp gì để tạo hứng thú say mê tìm tịi sáng tạo, vận
dụng những gì đã học vào thực tiễn? Với mong muốn tìm ra những đáp án đó, đã thúc
đẩy tơi chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp tạo hứng thú
cho học sinh học phân mơn hình học lớp 7”
1.2. Điểm mới của sáng kiến:
Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy được ý nghĩa và vai trị của các kiến thức
mơn học đối với cuộc sống, tăng cường thời lượng, chất lượng thực hành cho bộ mơn,
nắm vững lý thuyết, ln có sự vận dụng các kiến thức đó học vào cuộc sống và giải
quyết các tình huống trong đời sống theo các khía cạnh khác nhau. Cần có những bài
giảng nêu vấn đề, những giờ thảo luận trên lớp, những trị chơi mang tính chất giáo
dục để kích thích hứng thú học tập cho các em. Q trình kích thích hứng thú khơng
chỉ diễn ra ở bài giảng này hay bài giảng khác mà cần phải diễn ra trong suốt q
trình. Do đó, trong q trình giảng dạy, người giáo viên cần tạo ra các hồn cảnh
nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, tăng tính tích cực của trí tuệ. Giáo
viên tìm tịi được các biện pháp trong q trình giảng dạy để tạo ra sự hứng thú học
tập của các em trong khi học phân mơn hình học lớp7. Góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ mơn tốn nói riêng và chất lượng đại trà nói chung.

2. PHẦN NỘI DUNG:
2



2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Trong trường THCS mơn Tốn được coi là mơn khoa học ln được chú trọng
nhất và cũng là mơn có nhiều khái niệm trừu tượng. Đặc biệt là mơn Hình học lớp 7,
học sinh bước đầu làm quen các phương pháp trong chứng minh hình học, muốn
chứng minh phải quan sát hình vẽ, ghi giả thiết, kết luận, phải biết suy luận từ những
điều đã biết để đi đến những điều cần chứng minh. Điều đáng quan tâm là giáo viên
phải giúp học sinh, biết hình thành cho các em con đường chứng minh tốn học, biết
nhìn nhận hình vẽ để chứng kiến thức, lựa chọn kiến thức để giải quyết lượng bài tập
trong một tiết học phong phú và nhiều dạng so với nội dung lý thuyết mới học nhưng
vẫn đảm bảo yêu cầu chặt chẽ, lôgic.
Trong phân môn Đại số các dạng bài tập thường có cách làm rất rỏ ràng và
thường đã có sẵn thuật tốn học sinh chỉ việc vận dụng toán vào giải chẳng hạn như
khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân chia hai số hữu tỉ, khi chia đa thức một
biến đã sắp xếp.
Còn với phân mơn Hình học thì lý thuyết ít lại trừu tượng, ít đưa ra các hướng
đi nên học sinh rất khó để có thể định hướng cách làm. Hơn nữa sự chênh lệch giữa
kiến thức và lượng bài tập với thời gian luyện tập cho học sinh lại quá lớn. Do đó, rất
khó khăn trong việc chọn bài tập cho học sinh làm ở nhà, chọn bài để hướng dẩn trên
lớp sao cho đầy đủ kiến thức cơ bản mà sách yêu cầu. Học sinh khó khăn trong việc
lập luận, suy diễn lôgic đã tạo nên thái độ miễn cưỡng, chán nản của các em. Trong
một tiết luyện tập thường học sinh vận dụng một cách máy móc, hoặc chỉ dựa vào
những bài tập mẫu, bài sửa của giáo viên và của các bạn trong lớp sao chép lại, những
bài tập khó hay bài tập khơng có bài mẫu thì các em để trống, khơng chịu suy nghĩ
dần già tự cho mình tính lười, khơng học hỏi, khơng biết phân tich xem bài tốn đó
mình đã gặp hay chưa, có thuộc dạng mình đã học hay khơng nó nâng cao thêm điều
gì. Từ những bài tốn đầu tiên dễ đến những bài tốn khó, từ ý thức lười nhắc đến
khơng có ý thức làm bài tập, càng ngày càng khơng u thích mơn học, dẫn đến ghét,
3



học sút và cuối cùng là học kém có một số học sinh vì sợ giáo viên nhắc nhỡ nên vẫn
làm bài tập tuy nhiên việc làm bài tập cho có lệ. Từ đó, nhiều em khơng nắm được
kiến thức cơ bản, làm bài tập về nhà chỉ để đối phó, lúng túng trong việc chọn và sử
dụng dụng cụ để vẽ hình, khơng biết vẽ hình bắt đầu từ đâu…
Điều này cho thấy, để tạo hứng thú cho học sinh trong việc học phân mơn hình
học, giáo viên phải bỏ nhiều công sức để nghiên cứu, chọn lựa cách soạn giảng dễ
hiểu nhất, phù hợp đối tượng nhất, hiệu quả nhất.
Qua điều tra mức độ hứng thú đầu năm 2019 - 2020 của 2 lớp 7A như sau:

Lớp
7B

Sĩ số
41

Số HS có hứng thú
SL
%
20
48,7

Số HS khơng có hứng thú
SL
%
21
51,3

2.2: Các giải pháp thực hiện:
Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp, thái độ vui vẻ thân mật đối
với học sinh, việc đánh giá công bằng trong kiểm tra miệng cũng là những yếu tố góp

phần tạo nên khơng khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới,
bên cạnh đó giáo viên cần phải giải quyết những thắc mắc hay những vấn đề học sinh
chưa rỏ cũng tạo cho các em tâm lý thoái mái và tinh thần chuẩn bị bước vào bài học
mới. Tuy nhiên, sự hứng thú học tập của học sinh chỉ thực sự bắt đầu với phần giới
thiệu bài mới.
1/ Giải pháp thứ nhất là gây hứng thú từ việc giới thiệu bài học mới:
Nhìn chung trong tất cả các tiết dạy trước hết giáo viên phải xác định đúng kiến
thức cơ bản nhất của tiết học , đó là một khái niệm( định nghĩa) hoặc 1 tính chất(định
lý) hoắc một phương pháp( quy tắc)... Trên cơ sở đó giáo viên chọn cách nhập vào
bài tùy đối tượng học sinh , tùy thuộc vào dạng bài học để có thể linh hoạt một cách
sáng tạo qua một số cách vào bài.
4


Đây là vấn đề khơng kém phần quan trọng vì vấn đề mà giáo viên đặt ra càng
khó khăn liên quan đến tốn học, gây được sự tị mị của các em bao nhiêu thì nhu cầu
cần khám phám, chiếm lĩnh kiến thức càng lớn, tuy nhiên vấn đề đặt ra phải có cơ sở
và phải tạo được niềm tin cho các em. Sau đó cho các em dự đốn các khả năng xảy
ra, hay các cách trả lời khác nhau muốn biết bạn nào dự đoán đúng hay trả lời đúng
thì phải nắm được kiến thước bài học hơm nay có như thế mới tạo cho các em tâm lý
thoải mái tự tin trước khi vào học bài mới. Thơng thường dựa vào dạng bài mà giáo
viên có thể lựa chọn các cách vào bài:
- Thông qua việc kiểm tra bài cũ
- Kết hợp với việc ôn tập lại kiến thức trong chương
- Dựa vào bài tập
- Dựa vào một số ứng dụng trong đời sống hay trong kỹ thuật
- Dự đốn các trường hợp có thể xảy ra như thế nào
- Giới thiệu cách giải khác so với các cách đã học tiết trước
- Nêu tình huống tìm hiểu giải quyết một vấn đề nào đó thì cần nắm kiến thức
nào trong tiết học này

VD1: Khi dạy bài: Trường hợp bằng nhau của tam giác góc - cạnh - góc: giáo
viên làm như sau:
- Sau khi kiểm tra bài cũ: Nêu trường hợp bằng nhau cạnh - góc – cạnh xọng.
- Giáo viên vẽ tam giác ABC và tam giác A’B’C rồi biểu diễn Bµ = Bµ ' , BC = B’C’,
µ =C
µ'
C

- Hỏi 2 tam giác trên có bằng nhau khơng? Vì sao?( Tạo tình huống có vấn đề)
- Yêu cầu học sinh dự đoán các trường hợp có thể xảy ra?
- Muốn biết bạn nào dự đốn đúng chúng ta cùng tìm hiểu bài học hơm nay.
VD2: Khi dạy bài Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác, giáo viên chuẩn
bị một tấm bìa hình tam giác và một giá đở có kim nhọn, yêu cầu học sinh đặt tấm bìa
5


trên kim nhọn sao cho tấm bìa nằm thăng bằng trên giá nhọn, sau đó giáo viên đặt tấm
bìa lên sao cho tấm bìa vẫn nằm thăng bằng rồi nêu vấn đề đặt ra?
- Tại sao ta có thể tìm được điểm đặt làm cho tấm bìa đó nằm thăng bằng, đó là điểm
nào ?
VD3: Khi dạy bài Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa đường trung trực của một
đoạng thẳng? Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB?
Sau khi thực hiện xong các yêu cầu trên, giáo viên lấy điểm M nằm trên đường trung
trực đó rồi yêu câu học sinh dự đoán độ dài hai đoạn thẳng MA và MB?
Từ đó giáo viên đặt vấn đề vào bài học mới.
2/ Giải pháp thứ hai là gây hứng thú trong việc xây dựng kiến thức mới
Trong quá trình giải quyết vấn đề và xây dựng kiến thức mới thì học sinh tự
xác định kiến thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên nên câu hỏi hay bài tập
đưa ra phải có thời gian nhất định để cho tất cả học sinh tư duy hay cùng làm, sau đó

mới yêu cầu trả lời và cùng đi đến kết quả. Muốn vậy thì hệ thống câu hỏi phải rỏ
ràng, dễ hiểu, gây ấn tượng, nhớ lâu, các bài tập đưa ra phải được lựa chọn đặc trưng,
phù hợp, tránh những câu hỏi vụn vặt, hoặc quá khó, bài tập quá phức tạp, rườm rà,
các câu hỏi gợi mở, câu hỏi tổng quát. Trong thời gian học sinh tư duy làm bài tập
giáo viên cần chú ý bao quát lớp để cần thiết có thể yêu cầu học sinh yếu hoặc lười
học phải trả lời theo một mức độ nào đó nhằm kích thích cho các em có thói quen tập
trung vào xây dựng nội dung bài học, thông thường giáo viên yêu cầu học sinh yếu
đọc định nghĩa, tính chất hay nêu các yếu tố đã bằng nhau của hai tam giác
• Khi dạy bài Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc- cạch - góc
Sau khi yêu cầu học sinh vẽ tam giác ABC có góc B = 600, BC = 4em,
góc C = 400 ở ?1, giáo viên yêu cầu học sinh yếu lên bảng đo độ dài cạnh AB và
cạnh A’B’, so sánh AB và A’B’
6


Khi giáo viên yêu cầu tất cả học sinh làm ?2, nên cho học sinh yếu nêu các yếu tố
bằng nhau đã biết của hai tam giác.
*Cần hình thành cho các em phương pháp phân tích đi lên, đây là phương
pháp đặc trưng trong việc giải phân mơn hình học
VD: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm
E sao cho ME = MA. Chứng minh rằng AB // EC?
Phương pháp phân tích như sau
AB // EC

A


C
B


M

BAM = CEM và ở vị trí so le trong


E

ABM =

ECM ( c.g.c)



AM = ME ( gt) ; M1 = M2 ( hai góc đối
đỉnh) ; BM = MC (gt)
Dựa vào sơ đồ phân tích đi lên đó giáo viên hướng dẫn học sinh cách chứng
minh, dần dần hình thành cho hoc sinh thói quen lập sơ đồ phân tích rồi chứng minh
hình học.
3/ Giải pháp thứ ba là tạo hứng thú cho học sinh khi vẽ hình.
- Học phân mơn Hình học thì một yếu tố rất quan trọng là học sinh phải biết vẽ
hình. Thế nhưng vẽ ra sao? Yếu tố nào trước? Yếu tố nào sau? Ký hiệu như thế nào?
Khi vẽ thì cần dụng cụ gì cho thích hợp?... Điều này học sinh cần có một q trình rèn
luyện lâu dài dưới sự chỉ dẫn của giáo viên ngay từ khi các em làm quen kiến thức
mới.
7


- Khi vẽ hình cần xác định cho học sinh vừa đọc vừa vẽ, cần bổ sung các yếu
tố phụ và biết biểu diễn các ngôn ngữ sang ký hiệu hình học.
- Để thực hiện những điều đó giáo viên phải lựa chọn cách vẽ để hướng dẫn

học sinh vẽ hình. Cụ thể:
+ Rèn cho học sinh có thói quen ký hiệu trên hình vẽ các trường hợp: Điểm,
các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, các trường hợp vng góc, bổ sung các
yếu tố phụ trên hình…
+ Hướng dẫn học sinh cách sử dụng các dụng cụ:
Êke: Vẽ góc vng, hai đường thẳng song song…
Compa: Vẽ đường trịn, hình trịn, hai đoạn thẳng bằng nhau, …
Thước thẳng: Vẽ đường thẳng…
- Một yếu tố gây nhiều hứng thú nhất khi học hình học đó là sử dụng phấn màu
khi trình bày hình vẽ trên bảng giáo viên nên sử dụng phấn màu hợp lý ở các
điểm đặc biệt, đường đặc biệt giúp học sinh dễ phát hiện kiến thức từ hình vẽ.
Giáo viên vừa thuyết trình vừa thể hiện từng bước vẽ lên bảng học sinh quan sát và
thực hiện theo vào vở
Tóm lại, các bài tập hình học đều yêu cầu học sinh vẽ hình, nên khi vẽ các em
phải đọc kỹ bài, đọc đến đâu vẽ đến đó, vẽ rõ ràng và dùng đúng và phù hợp các dụng
cụ vẽ, biểu diễn các yếu tố bằng nhau trên hình vẽ từ đó học sinh trả lời u cầu đề
bài. Đặc biệt phải hình thành cho học sinh thói quen phân tích kỹ đề bài, định hướng
vẽ và dự đốn các trường hợp xảy ra, khơng nên vẽ hình đặc biệt, điểm đặc biệt.
Chẳng hạn:
+ Cho tam giác ABC thì vẽ khơng nên vẽ cân, vng hay đều.
+ Cho M là điểm nằm giữa AB thì khơng nên lấy tại trung điểm của AB.
4 /Giải pháp thứ tư là tạo hứng thú cho học sinh khi sử dụng các phương
tiện, thiết bị, các dụng cụ trực quan.
8


Tùy thuộc theo nội dụng kiến thức bài học để tổ chức cho học sinh sử dụng linh
hoạt những phương tiện, thiết bị dạy học như: sách giáo khoa, bảng lớp , vở nháp,
dụng cụ trực quan, phiếu học tập, cũng như vấn đề phân nhóm học sinh học tập trên
lớp. Phải tận dụng tối đa việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện có hoặc tự làm

VD: Khi dạy bài Hai đường thẳng vng góc u cầu học sinh dùng giấy gấp để
phát hiện hai đường thẳng vuông góc, và khi có một góc vng thì các góc cịn lại
cũng là góc vng.
Sau khi nắm được định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng, yêu cầu các em
gấp giấy để xác định đường trung trực của đoạn thẳng AB.
VD: Khi dạy bài Định lý Py- ta – go (t1):
- GV chuẩn bị 2 tấm bìa hình vng có cạnh bằng a + b bằng giấy màu xanh, lấy giấy
trắng cắt 8 tam giác vng bằng nhau có độ dài các cạnh góc vng là a và b, độ dài
cạnh huyền là c. Mặt sau các tấm bìa gắn sẳn các nam châm ( băng dán 2 mặt) để có
thể trực tiếp việc gép hình lên bảng.
- Gv có thể cho 1 học sinh lên bảng gép hình thực hiện theo yêu cầu của ?2 sách giáo
khoa.
- Học sinh dưới lớp quan sát và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Ưu điểm của việc thực hiện trên nhằm tạo hình ảnh trực quan cho học sinh dễ
quan sát đồng thời tạo được sự chú ý cao của các em qua đó tạo sự hứng thú trong
việc lỉnh hội kiến thức mới.
5/ Giải pháp thứ năm là tạo hứng thú cho học sinh trong việc tổng kết bài
học , chương học:
Đối với mơn hình học sau mỗi phần hoặc mỗi chương giáo viên phải hệ thống
hóa kiến thức trong chương để tạo hứng thú cho các em thông qua bản đồ tư duy: Yêu
cầu học sinh điền vào những chổ trống, việc làm này cho thấy được sự liên quan giữa
các kiến thức, các phần đã học nó giúp học sinh ghi nhớ một cách thuận lợi và dễ
hiểu thông qua bản đồ tư duy.
9


VD: Tổng kết chương II : Tam giác:
Giáo viên chuẩn bị các slides trên phần mềm Microsoft Power Point, rồi đưa ra các
câu hỏi để hoàn thiện vào bảng, các câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng học
sinh ,nêu các nội dung chính được học trong chương, yêu cầu điền trường hợp bằng

nhau tương ứng với hình vẽ, hoặc chỉ vào hình ứng với nội dung cho trước nhằm gây
hứng thú cho các em trong tiết học.

10


11


6 /Giải pháp thứ sáu là tạo hứng thú cho học sinh trong việc tổ chức trị chơi:
Tơi nhận thấy các tiết học có tổ chức trị chơi các em hứng thú học tập hơn
nhiều, kiến thức đã được các em ôn tập, củng cố lại một cách nhẹ nhàng khơng gị bó.
Thơng qua các trị chơi các em khơng chỉ nhận về các kiến thức mà cịn có cả các khả
năng giao tiếp, phân công, giúp đỡ nhau, rèn khả năng tư duy, hoạt động nhanh, nhạy,
chính xác và chính những điều đó là ưu điểm lớn nhất mà có lẽ là tất cả chúng ta
nghiên cứu tìm tịi và sử dụng
VD1: Trò chơi thứ nhất mang tên - Sự sắp xếp ngẫu nhiên.
Trò chơi này được áp dụng sau khi học sinh học bài định lí trong chương trình
hình học lớp 7. Từ đấy có thể áp dụng cho tất cả các bài có các định lí, tính chất trong
chương trình hình học từ lớp 7 trở đi
Chuẩn bị: Những mẫu giấy ghi sẵn từ “Nếu” hoặc từ “thì”.
Cách chơi: Chia làm 2 đội:
Đội 1: Điền nội dung sau chữ “nếu” ( nội dung liên quan đến các định lí, tính
chất đã học)
Đội 2: Điền nội dung sau chữ “thì” ( nội dung liên quan đến các định lí, tính
chất đã học)
Sau đó ghép ngẫu nhiên một tờ giấy của đội 1 với một tờ giấy của đội 2 xem
mệnh đề tạo thành có đúng khơng
Tác dụng: Trị chơi này giúp các em khẳng định được những mệnh đề đúng
chính là những định lí, tính chất đã học, cịn với những mệnh đề sai các em sẽ có một

trận cười rất sảng khoái, giảm căng thẳng trong giờ học.
VD2: Trị chơi thứ hai mang tên - Đuổi hình bắt chữ.
12


Trò chơi này áp dụng theo bản quyền của trò chơi Đuổi hình bắt chữ trên kênh
truyền hình, đây cũng là một chương trình được các em rất ưa thích. Trị chơi này tơi
áp dụng cho một số bài dạy định lí trong chương trình hình học.
Chuẩn bị: Các tờ giấy khổ A4, vẽ các hình lên trên (các hình sẽ tùy theo nội
dung bài và kiến thức mà giáo viên cần học sinh phát hiện ra)
Cách chơi: Cho học sinh tồn lớp đốn.
Tác dụng: Qua trị chơi này học sinh được ơn lại các định lí, kiến thức đã học.
Từ các hình vẽ các em phát hiện được ra các định lí đã học.
Ví dụ: Dạy bài Quan hệ giữa đường vng góc và đường xiên, đường xiên
và hình chiếu ( Hình học 7) Tơi đã đưa ra một số hình ảnh sau để học sinh đốn:

Trong các đường xiên và đường vng góc kẻ từ một điểm ở ngồi đường thẳng đến
một đường thẳng đó, đường vng góc là đường ngắn nhất.

Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngồi đường thẳng đến đường thẳng đó,
đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn.

13


Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó,
đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn.

Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó,
nếu hai đường xiên bằng nhau thì có hình chiếu bằng nhau.

Ngồi ra cịn có rất nhiều trị chơi nữa mà các giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh.
* Thời gian kiểm định chưa nhiều song bước đầu đề tài Một số giải pháp tạo
hứng thú cho học sinh học phân mơn Hình học lớp 7 đã đem lại những thành cơng
nhất định.
- Học sinh có sự hứng thú nhiều hơn, thích học phân mơn hình học hơn trước.
- Bước đầu học sinh biết cách sử dụng dụng cụ thích hợp để vẽ hình, biểu diễn
các yếu tố đã biết trên hình vẽ.
14


- Học sinh đỡ lúng túng hơn khi tiếp thu kiến thức mới, các em chủ động sáng
tạo hơn trong trong việc chiếm lĩnh và nắm kiến thức.
- Khả năng tiếp thu kiến thức mới đối với học sinh nhanh hơn, vững chắc hơn
và có khả năng vận dụng vào các bộ môn khác cũng như vào thực tiễn tôt hơn.
- Đặc biệt đã hình thành cho các em thói quen và có nhu cầu giải quyết vấn đề,
nhưng để làm được việc đó thì các em có sự hứng thú và phải nắm vững phương pháp
giải bài tập hình học từ đó mà kiến thức cũ được khắc sâu, kiến thức mới được lĩnh
hội một cách chắc chắn, chuổi kiến thức được liền mạch gây nên sự hứng thú say mê
và ngày càng u thích mơn học.
So với đầu học kỳ I số học sinh hứng thú học phân mơn hình học tăng. Kết quả
khảo sát học kỳ I chất lượng thật đáng phấn khởi:
Kết quả chất lượng học kỳ 1 năm học 2019 - 2020
Lớp
7B

TSHS
41

Khá giỏi

SL
18

%
43,9

TB
SL
19

Yếu kém
%
46,3

SL
4

%
9,8

3. PHẦN KẾT LUẬN:
Thực tiễn dạy học trong thời gian qua và việc áp dụng các giải pháp trên vào
quá trình dạy học mơn tốn nói chung và mơn hình học nói riêng tôi đã rút ra một số
bài học cơ bản.
Một là: Trong quá trình kiểm tra bài cũ giáo viên nên thực hiện nhiều phương
pháp và hình thức kiểm tra bài cũ thích hợp với các đối tượng học sinh và phù hợp với
nội dung bài học. Cần quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học
sinh yếu kém, giúp đỡ ân cần, nhẹ nhàng tạo niềm tin, hứng thú cho các em vào môn
học, thông qua các câu hỏi phù hợp với các em.
Hai là: Thường xuyên đổi mới về cách soạn, cách giảng, đa dạng hố các

phương pháp và hình thức vào bài học( ĐVĐ) sao cho sinh động, lôi cuốn và tạo tình
15


huống có vấn đề trong việc giới thiệu bài học mới nhưng phải tạo được niềm tin và
hứng thú cho các em .
Ba là: Trong quá trình dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh vào việc phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh thảo
luận thơng qua phương pháp phân tích đi lên. Trong mỗi tiết phải tạo ra được quan hệ
giao lưu đa chiều giữa giáo viên – học sinh, giữa cá nhân, tổ chức nhóm.
Bốn là: Giáo viên cần mạnh dạn đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học như các phần mềm vẽ hình, các loại máy chiếu đa năng, máy chiếu hắt, các
hiệu ứng hình ảnh để tiết học thêm sinh động. Cần hướng dẫn cho học sinh cách sử
dụng các dụng cụ như êke, com pa, thước đo độ vào vẽ hình.
Năm là: Sử dụng có hiệu quả các loại bản đồ tư duy trong dạy học giúp học
sinh dẽ hiểu bài và ghi nhớ kiến thức dẽ dàng và lâu hơn.
Sáu là: Cần tổ chức thêm các trò chơi trong các tiết dạy phù hợp với nội dung
bài học, qua đó tạo hứng thú cho các em bên cạnh cũng cố khắc sâu thêm kiến thức.
Sau nghiên cứu và triển khai vấn đề này bản thân tôi nhận thấy: Để nâng cao
hứng thú cho học sinh học mơn Hình học 7 thì giáo viên phải tạo hứng thú cho học
sinh thơng qua tìm hiểu kiến thức mới, thơng qua các buổi thực hành, thông qua việc
phân loại bài tập, hướng dẫn học sinh giải bài tập, qua việc vẽ hình… Đồng thời phải
ln gần gũi, tìm hiểu những khó khăn, sở thích của học sinh để từ đó có những biện
pháp phù hợp hơn. Bên cạnh đó cần có những thời lượng phù hợp áp dụng kiến thức
hình học vào thực tiễn đời sống và để học sinh thấy được tính khoa học và giá trị thực
tiễn của bộ mơn.
Trong khuôn khổ SKKN với đề tài: “ Một số giải pháp tạo hứng thú cho học
sinh học phân mơn Hình học lớp 7”, tôi nhận thấy được sự trao đổi, góp ý của Hội
đồng khoa học để những biện pháp và bài học kinh nghiệm sớm được hoàn thiện và
ứng dụng rộng rãi hơn.

Xin chân thành cảm ơn
16


PHỤ LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU( Trang 1 – 2 )
2. PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI ( Trang 3 – 15 )
1.1: Thực trạng : (Trang 3 – 4 )
1.2: Các giải pháp: (Trang 5 – 15 )
1. Gây hứng thú cho học sinh từ việc giới thiệu bài học mới: (Trang 5- 6)
2. Gây hứng thú trong việc xây dựng kiến thức mới: (Trang 6 – 7 - 8 )
3. Gây hứng thú chi học sinh trong việc vẽ hình: (Trang 8 – 9 )
4. Gây hứng thú cho học sinh khi sử dụng các phương tiện , thiết bị, các dụng cụ
trực quan: (Trang 12 ): (Trang 9 – 10 )
5. Gây hứng thú cho học sinh trong việc tổng kết bài ( trang 10 – 11)
6. Gây hứng thú cho học sinh trong việc tổ chức trò chơi ( trang 12 – 13 – 14)
* Hiệu quả khi sử dung sáng kiến: ( Trang 14 – 15)
3. PHẦN KẾT LUẬN: (Trang 16 – 17 )

17


18



×