Tải bản đầy đủ (.docx) (186 trang)

luận án tiến sĩ chức năng công tố trong tố tụng hình sự việt nam và đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.63 KB, 186 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÀM QUANG NGỌC

CHỨC NĂNG CÔNG TỐ
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ ĐỨC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Luật Hình sự vàTố tụng hình sự
Mãsố

: 9.38.01.04

Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Trần Văn Độ

HÀ NỘI - 2020


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình


nào khác. Các số liệu trong Luận án làtrung thực, cónguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác vàtrung thực của Luận án này.
Tác giả Luận án

Đàm Quang Ngọc


3

LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn - Trung
tướng, PGS.TS. Trần Văn Độ. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi từ những
ngày đầu tiên cho đến khi Luận án được hồn thiện. Đồng thời, tơi chân thành
cảm ơn cá Thầy, Côgiáo vàcán bộ Trường Đại học Luật HàNội đã tạo điều kiện
cho tơi trong qtrình học tập, nghiê cứu. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến gia đình, bạn bè, cơ quan, tổ chức, đồng nghiệp và các cá nhân đã
luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt qtrình học tập, hồn
thành vàbảo vệ Luận án.
Tác giả Luận án

Đàm Quang Ngọc


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS

TTHS
CNCT
CQCT
CQĐT


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1. Lịch sử hình thành vàlíluận về chức năng cơng
tố
1.1. Lịch sử hình thành chức năng cơng tố
1.2. Líluận về chức năng cơng tố trong tố tụng hình sự
Kết luận Chương 1
Chương 2. Chức năng cơng tố trong pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam và Đức
2.1. Khái quát chung về tố tụng hình sự Việt Nam và Đức
2.2. Những điểm tương đồng về chức năng công tố trong phá
luật tố tụng hình sự Việt Nam và Đức
2.3. Những điểm khác biệt về chức năng công tố trong phá luật
tố tụng hình sự Việt Nam và Đức
2.4. Đánh giá tổng quan về sự tương đồng vàkhác biệt của chức
năng cơng tố trong phá luật tố tụng hình sự Đức vàViệt Nam
Kết luận Chương 2
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng chức năng công tố
trong tố tụng hình sự Việt Nam từ kinh nghiệm của Đức
3.1. Yêu cầu của giải phá nâng cao chất lượng chức năng cơng

tố trong tố tụng hình sự Việt Nam
3.2. Các giải phá nâng cao hiệu quả chức năng công tố trong tố tụng
hình sự Việt Nam


6

Kết luận Chương 3

164

KẾT LUẬN

166

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
CNCT làchức năng quan trọng trong TTHS, được Nhà nước sử dụng để
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định làtội phạm, đưa họ ra trước Toà án để xét xử. Thực hiện đúng
đắn vàhiệu quả chức năng này, cùng với chức năng xét xử của Tòa án, chức năng
gỡ tội, khơng chỉ góp phần vào nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tội

phạm, màcòn bảo vệ quyền con người, nhất làquyền, lợi ích hợp phá của người
tham gia TTHS, góp phần xây dựng nền tư pháp dân chủ, hiệu quả, vì con người.

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi
làHiến pháp) vàBLTTHS năm 2015, CNCT được trao cho Viện kiểm sát1. Nói
cách khác, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất thực hiện CNCT. Tuy nhiên, theo
chúng tôi, thực tiễn thi hành BLTTHS lại chưa thể hiện đúng đắn quy định này.
Thực tiễn cho thấy còn nhiều điểm bất cập, đặc biệt làvề sự phân định cá chức
năng tố tụng trong BLTTHS, cần phải được sửa đổi, bổ sung hướng đến mục tiêu
ưu tiên tôn trọng vàbảo đảm quyền con người, quyền công dân phùhợp với luật
phá quốc tế. Những bất cập chủ yếu được ghi nhận từ góc độ nhận thức cũng như
thực tiễn là: (i) Những quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế làm việc của các
cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn bất hợp lí; chưa xác định rõràng, cụ thể phạm
vi, nội dung quyền cơng tố; chưa có sự phân định chính xác, hợp lí giữa cá chức
năng cơ bản của tố tụng, dẫn đến việc quy định vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn cụ
thể của từng chủ thể tố tụng vàtrình tự tiến hành cá thủ tục tố tụng chưa phùhợp.
Cónhững quyền thuộc chức năng buộc tội lại không được giao cho Viện kiểm sát
làCQCT thực hiện; ngược lại, Tòa án (là cơ quan xét xử) lại được giao cá quyền
thuộc chức năng buộc tội trong quátrình xét xử; mối quan hệ giữa cá chủ thể tố
tụng khác nhau (chỉ đạo, phối hợp, chế ước),
1 Điều 107, Hiến pháp năm 2013; Điều 20 BLTTHS năm 2015;


8

nhất làgiữa cá chủ thể cóchức năng buộc tội chưa được xác định rõràng; (ii)
Chưa có sự phân biệt rõràng giữa chức năng thực hành quyền công tố vàkiểm sát
hoạt động tư pháp;…2.
Những vướng mắc, bất cập nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả hoạt động tư pháp hình sự, đến kết quả phịng ngừa và đấu tranh chống tội

phạm, đến yêu cầu xây dựng một nền tư pháp dân chủ, công bằng, ảnh hưởng
đến quyền tố tụng của người bị buộc tội và đặc biệt làkhông tạo ra được cơ chế
phá líhữu hiệu để thúc đẩy các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, Viện kiểm
sát nói riêng tự hồn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
BLTTHS năm 2015 (cùng với Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm
2014) đã có nhiều sửa đổi, hoàn thiện hơn so với BLTTHS năm 2003 đối với chế
định CNCT, cụ thể như bảo đảm sự phân định rõ ràng hơn về chức năng của các
cơ quan tiến hành tố tụng; tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt
động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra (quy định để xác định trách
nhiệm của Viện kiểm sát phải nắm bắt vàquản lý đầy đủ, kịp thời cá thông tin về
tội phạm, quy định cơ chế để ràng buộc trách nhiệm của CQĐT trong việc thực
hiện cá yêu cầu, quyết định tố tụng của Viện kiểm sát nhằm đảm bảo Viện kiểm
sát thực hiện đầy đủ, hiệu quả CNCT; quy định về quyền quyết định việc truy tố
đối với tội phạm và người phạm tội - một trong những quyền năng trung tâm và
quan trọng của CNCT). Do mới cóhiệu lực thi hành (từ 01/01/2018), cho nê câu
hỏi liệu BLTTHS năm 2015 cóthực sự khắc phục vàkhắc phục triệt để cá vấn đề
vướng mắc của BLTTHS năm 2003 hay không đang được bỏ ngỏ. Tuy nhiên,
điều này không ảnh hưởng đến sự cần thiết nghiê cứu của Luận án vì: (i) Luận
án nghiê cứu so sánh các quy định phá luật TTHS thực định giữa Việt Nam và
Đức, do đó, mặc dùBLTTHS năm 2015 mới cóhiệu lực thi hành, nhưng trong
chương trình xây dựng luật, phá lệnh của Quốc hội trong thời gian tới chưa đề
nghị sửa đổi dự án luật này. Do đó, việc so
2 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Đề án mơhình tố tụng hình sự, tr.2;


9

sánh sẽ không bị ảnh hưởng vàvẫn giữ nguyê giátrị khoa học; (ii) cá quốc gia,
dùcónhững điểm tương đồng về mơhình TTHS, thậm chícónhững điểm tương
đồng xuất phát từ lịch sử thì các quy định về mơhình tố tụng nói chung, về

CNCT vàsự vận hành của chức năng này trong thực tiễn tố tụng cũng có những
sự khác biệt. Mỗi quốc gia cónhững nét đặc thù riêng. Đức làquốc gia được đánh
giá cao về sự dân chủ vàbảo vệ quyền con người trong TTHS, đồng thời quốc gia
này cũng vừa thực hiện cải cách tư pháp với nhiều đổi mới tiến bộ, tích hợp
nhiều yếu tố của mơhình tố tụng tranh tụng, do đó, nghiên cứu, so sánh chế định
CNCT trong TTHS Đức vàViệt Nam hứa hẹn nhiều giátrị khoa học đối với Việt
Nam - quốc gia đang thực hiện cải cách tư pháp, hướng đến nền tư phá trong
sạch, dân chủ, tiến bộ, bảo vệ cơng lí, bảo vệ quyền con người.
Mặt khác, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Cải cách tư pháp thể hiện
trong Nghị quyết số 49/NQ-TW (sau đây gọi là Nghị Quyết 49) ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 là “Xác định
rõchức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền vàhoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư
pháp”. Ngoài ra, Nghị quyết 49 cũng nhấn mạnh “tăng cường trách nhiệm của
công tố trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động
điều tra…”. Tiếp đó, Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về
Đề án đổi mới tổ chức vàhoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát vàcá CQĐT theo
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách đến năm 2020
khẳng định “Mục tiêu chung của việc đổi mới làxác định rõ chức năng, nhiệm
vụ, mơhình tổ chức của hệ thống tịa án, viện kiểm sát và cơ quan điều tra thực
sự khoa học, đảm bảo tính đồng bộ, phùhợp với các chủ trương, đường lối của
Đảng về cải cách tư pháp…”.
Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết cá quốc gia đều ghi nhận sự đan xen
trong mơhình tố tụng nói chung và trong quy định về chức năng (của cơ quan)
cơng tố nói riêng3. Ở Đức, công cuộc cải cách tư pháp bước đầu đã ghi nhận
3 Timothy Waters, “A comparison of the inquisitorial and adversarial systems, xem trực tuyến tại trang thông tin
điện tử của Bộ tư pháp New Zealand, />

10

những thành cơng khi các ưu điểm của mơhình tố tụng tranh tụng về tính cơng

bằng, dân chủ và đặc biệt làbảo vệ quyền con người dần được thừa nhận trong cả
nghiê cứu khoa học vàluật phá 4. Ngoài ra, hệ thống CQCT của Đức được cá
nhànghiê cứu so sánh thuộc cá truyền thống phá luật khác nhau (truyền thống
luật châu âu lục địa, truyền thống thông luật) đánh giá cao về tính khách quan
vàcơng tâm5. Ở Việt Nam, vấn đề CNCT, mơhình tổ chức vàquyền hạn của Viện
kiểm sát rất được quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mục tiêu xây
dựng nền tư pháp dân chủ, công bằng được Đảng và Nhà nước thúc đẩy. Do vậy,
so sánh, học tập kinh nghiệm của Đức về cải cách tư pháp nói chung, cải cách
đối với CQCT nói riêng đối với thực tiễn TTHS Việt Nam làrất cần thiết.

Cóthể khẳng định, nghiê cứu quy định phá luật TTHS về CNCT vàsự vận
hành của các quy định này ở Đức khơng chỉ cógiátrị khoa học líluận và thực tiễn
sâu sắc, màcòn tiếp thu nhiều kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong công
cuộc Cải cách tư pháp, xây dựng líthuyết về mơhình TTHS, nâng cao hiệu quả
hoạt động tư pháp hình sự.
Tóm lại, trước thực tế cho thấy, việc nghiê cứu, so sánh về CNCT trong
TTHS làhết sức cần thiết. Vìvậy, đề tài “Chức năng cơng tố trong tố tụng hình
sự Việt Nam và Đức” sẽ làcơng trình nghiê cứu toàn diện về chức năng

pre-trial-and-trial-processes-for-child-witnesses-in-new-zealands-criminal-justice-system/appendix-b-acomparison-of-the-inquisitorial-and-adversarial-systems, truy cập ngày 23/10/2014; Xem thêm các bài viết:
Jehle, Jörg-Martin, (2000), "Prosecution in Europe: Varying structures, convergent trends." European Journal on
Criminal Policy and Research, Vol8/1, p. 27-42; Brants, Chrisje, and Allard Ringnalda, (2011), "Issues of
Convergence: Inquisitorial Prosecution in England and Wales, Wolff Legal Publishers”; Ringnalda, Allard,
(2014), "Procedural Tradition and the Convergence of Criminal Procedure Systems: The Case of the
Investigation and Disclosure of Evidence in Scotland." American Journal of Comparative Law, Vol62/4, p.11331166…;
4
Xem Ma, Yue, (2002) “Prosecutorial discretion and plea bargaining in the United States, France, Germany, and
Italy: A comparative perspective”, International Criminal Justice Review, Vol12/1, p. 22-52; Albrecht, HansJörg, (2000), Criminal prosecution: Developments, trends and open questions in the Federal Republic of
Germany, European Journal of Crime Criminal Law and Criminal Justice , Vol8/3, p.245-256; Ekaterina
Trendafilova, Werner Roth, (2008), Report on the public prosecution service in Germany, in trong sách

“Promoting prosecutorial accountability, independence and effectiveness”, Open Society Institute Sofia, p.233235;
5Boyne, Shawn Marie, (2011), The German prosecution service: Guardians of the Law, Springer, p. 21 vàcá
trang tiếp theo;


11

quan trọng này trong TTHS từ góc độ so sánh, cógiátrị líluận vàthực tiễn sâu
sắc, đáp ứng u cầu Cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu vànhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án làtừ việc nghiê cứu, so sánh phá luật về
CNCT trong TTHS Việt Nam và Đức, đánh giá tổng quan về sự tương đồng
vàkhác biệt về chức năng này theo quy định phá luật hiện hành trong TTHS Việt
Nam và Đức. Qua đó, Luận án đề xuất những giải phá hồn thiện vànâng cao
hiệu quả CNCT trong mơhình TTHS Việt Nam.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, Luận án phải giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể sau:
-

Nghiên cứu líluận chung về CNCT như khái niệm CNCT, đối tượng của

CNCT, chủ thể, nội dung vàphạm vi của CNCT; mối quan hệ giữa CNCT với
chức năng xét xử của Tòa án, chức năng bào chữa, chức năng điều tra của
CQĐT vàchức năng kiểm sát hoạt động tư pháp;
-

Nghiên cứu CNCT trong phá luật TTHS Đức vàViệt Nam, so sánh phá

luật thực định của hai quốc gia về chức năng này; đồng thời đưa ra đánh
giátổng quan về sự tương đồng vàkhác biệt giữa hai quốc gia, trên cơ sở đó rút

ra bài học, kinh nghiệm đối với nước ta;
-

Kiến nghị hoàn thiện quy định phá luật về CNCT, giải phá nâng cao hiệu

quả thực hiện chức năng này trong TTHS Việt Nam.
3.
-

Đối tượng nghiên cứu vàphạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiê cứu của Luận án lànhững vấn đề líluận về CNCT; phá

luật TTHS của Việt Nam và Đức về CNCT.
-

Phạm vi nghiê cứu của Luận án lànghiê cứu toàn diện cá vấn đề lí luận

vàphá luật Việt Nam và Đức về CNCT, thực tiễn thực hiện CNCT ở Việt Nam.
Tuy nhiên, do điều kiện vàthời gian nghiê cứu cóhạn nê Luận án tập trung vào
những vấn đề sau:


12

+

Nghiên cứu khái niệm, đối tượng, chủ thể, nội dung vàphạm vi của

CNCT với vai tròlàchức năng gắn liền với chủ thể trong TTHS;
+


Đối với phá luật Việt Nam về CNCT, tập trung nghiê cứu BLTTHS

năm 2015 là Bộ luật đang có hiệu lực thi hành; ngồi ra, nghiê cứu cá quy định
cóliên quan trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhâ dân
năm 2014;
+

Đối với phá luật Đức về CNCT, tập trung nghiê cứu Hiến pháp năm

1949, BLTTHS năm 1987, sửa đổi, bổ sung năm 2014, Luật Tổ chức Tòa án
năm 1975, sửa đổi, bổ sung năm 20196;
+ Trong quátrình nghiê cứu, thực hiện một số phân tích, đánh giá về thực
tiễn thực hiện CNCT ở Việt Nam.
-

Trong cá giải phá nâng cao hiệu quả thực hiện CNCT, Luận án tập trung

nghiê cứu giải phá hoàn thiện qui định của phá luật TTHS về CNCT, nghiê cứu
thành lập Viện Công tố.
4.

Cơ sở lýthuyết, câu hỏi nghiên cứu vàgiả thiết nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý thuyết
-

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước vàphá luật, về cải

cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

-

Líthuyết về chức năng tố tụng, mơhình TTHS vàsự vận hành của cá

chức năng tố tụng trong cá mơhình tố tụng, đặc biệt làsự vận hành, vị trícủa
CNCT trong TTHS.
-

Líthuyết về chức năng luận nói chung, về CNCT nói riêng vàvị trí, chức

năng, mơ hình của cơ quan giữ CNCT.

6Luật Tổ chức Tòa án Đức [Court Constitution Act], bản tiếng anh xem trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử
Công báo của Đức truy cập ngày
20/4/2015;


13

4.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được thực hiện với cá câu hỏi nghiê cứu vàgiả thuyết nghiê cứu
như sau:
-

CNCT nhì từ góc độ lịch sử hình thành vàthuyết chức năng luận làgì?

Mối quan hệ giữa CNCT vàchức năng khác trong TTHS nói chung, mối quan hệ
giữa CNCT với chức năng kiểm soát hoạt động tư pháp, chức năng điều tra
như thế nào?
-


Với khái niệm CNCT theo thuyết chức năng luận đã được xây dựng thì:

Nội dung của CNCT? Chủ thể tố tụng nắm giữ CNCT? Bản chất của mối quan hệ

giữa chủ thể giữ CNCT vàchủ thể giữ chức năng điều tra, chức năng buộc tội
trong TTHS?
-

Sự tương đồng trong tư duy lập phá vàphá luật TTHS Việt Nam và phá

luật TTHS Đức?
-

Sự khác biệt trong tư duy lập phá vàphá luật TTHS Việt Nam vàphá luật

TTHS Đức.
-

Những yêu cầu vàgiải pháp để nâng cao hiệu quả của CNCT trong

TTHS Việt Nam hiện nay từ kinh nghiệm của Đức.
4.3. Giả thiết nghiên cứu
Viện kiểm sát - cơ quan duy nhất giữ CNCT đang được trao trách nhiệm
rất lớn trong TTHS, tuy nhiên, những quy định cụ thể vàphá luật TTHS hiện
hành chưa đảm bảo cơ chế thực chất để Viện kiểm sát thực hiện chức năng của
mình cóhiệu quả. Vìvậy, nghiê cứu, củng cố líluận về CNCT vàso sánh, học tập
kinh nghiệm của phá luật TTHS Đức về vấn đề này làhợp lí, cần thiết, đáp ứng
yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.
5. Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận được sử dụng trong Luận án làchủ nghĩa duy vật biện
chứng vàlíluận về nhận thức của triết học Mác-Lênin; tư tưởng Hồ ChíMinh


14

về Nhà nước vàPháp luật; quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề Cải
cách tư pháp và xây dựng Nhà nước phá quyền.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu trong Luận án gồm:
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp hệ thống, phương pháp lịch sử và phương pháp kết hợp líluận với thực tiễn,
cụ thể, nghiê cứu sinh sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong từng phần
của Luận án như sau:
- Để nghiê cứu cóhiệu quả những vấn đề do đề tài đặt ra, Luận án sử dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử. Đây là
phương pháp chủ đạo xuyên suốt tồn bộ qtrình nghiê cứu của luận án, để đưa
ra những nhận định, kết luận khoa học đảm tính khách quan, chân thực.
-

Luận án sử dụng cá cách tiếp cận liên ngành, đa ngành, nhất làlịch sử, so

sánh, chính trị học để giải quyết cụ thể cá vấn đề nghiê cứu.
-

Từ phương pháp chung đó, Luận án sử dụng cá phương pháp nghiên

cứu cụ thể, đó là phương pháp tiếp cận hệ thống; phương pháp phân tích, tổng
hợp; phương pháp luật học so sánh. Để thực hiện cóhiệu quả mục đích nghiên
cứu, Luận án kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp trong suốt qtrình nghiê
cứu của tồn bộ nội dung Luận án. Tuỳ thuộc vào đối tượng nghiê cứu của từng

chương, mục trong Luận án tác giả vận dụng, chútrọng các phương pháp khác
nhau cho phùhợp. Cụ thể:
- Phần tổng quan tình hình nghiê cứu: tác giả chủ yếu sử dụng phương phá
tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế
giới về CNCT. Trên cơ sở đó xác định những nội dung cần tiếp tục được làm
rõtrong Luận án.
-

Chương 1, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp

phân tích vàtổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành, liên ngành (lịch
sử, luật học, chính trị học, xãhội học...); phương pháp luật học so sánh đưa ra


15

những vấn đề líluận cơ bản về CNCT.
-

Chương 2, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp luật học so sánh, phân

tích tổng hợp, phương pháp lịch sử để làm rõ các quy định của phá luật hiện
hành về CNCT trong phá luật TTHS thực định của Đức vàViệt Nam.
-

Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương

phá hệ thống, phương pháp đối chiếu đưa ra quan điểm vàgiải phá nâng cao hiệu
quả CNCT ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cải cáh tư pháp trong giai đoạn hiện
nay.

6.

Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của Luận án

Luận án làcơng trình nghiê cứu so sánh đầu tiên, toàn diện về CNCT trong
TTHS giữa Việt Nam vàĐức - quốc gia cómơhình TTHS thiên về thẩm vấn với
nhiều điểm tương đồng và được đánh giá cao về sự dân chủ vàbảo vệ quyền con
người.
Kết quả nghiê cứu của Luận án góp phần bổ sung, hồn thiện líluận về
CNCT với vai trịlàchức năng của một thiết chế được nhà nước ủy quyền và dưới
góc độ chức năng luận.
Trên phương diện phá luật, kết quả nghiê cứu, so sánh giữa phá luật thực
định của hai quốc gia vàsự đánh giá, luận giải về tương đồng vàkhác biệt về
CNCT giữa Việt Nam và Đức có ý nghĩa lí luận, nghiê cứu vàthực tiễn cao. Các
giải pháp, kinh nghiệm đối với Việt Nam về hoàn thiện phá luật về CNCT vàmột
số quy định cóliên quan, về mơhình CQCT ở nước ta cógiátrị thực tiễn sâu sắc,
góp phần nâng cao hiệu quả công tố trong TTHS ở nước ta, đồng thời đáp ứng
yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu,
rộng hiện nay.
Kết quả nghiê cứu làtài liệu tham khảo trước hết cho công tác nghiê cứu,
giảng dạy, tài liệu tham khảo quan trọng trong cơng tác xây dựng, hồn thiện
phá luật về CNCT nói riêng, hồn thiện phá luật về TTHS nói chung.


16

PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Công tố không phải làkhái niệm mới đối với phá luật Việt Nam bởi, do
nguyê nhâ lịch sử, Việt Nam thuộc mơhình tố tụng thẩm vấn nê CNCT và cơ

quan thực hiện chức năng này xuất hiện từ sớm. Qua thời gian tìm hiểu, tác giả
nhận thấy, ở trong nước, vấn đề CNCT đã được đề cập trong một số cơng trình
nghiê cứu với cá cấp độ khác nhau. Tựu chung có thể chia làm hai nhóm: (i) cá
cơng trình nghiê cứu trực tiếp về cơng tố và(ii) cá cơng trình nghiê cứu cóliên
quan.
1.1. Các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về cơng tố
Các cơng trình nghiê cứu trực tiếp về công tố đã được công bố với số
lượng nhiều vàphong phúvề nội dung, cấp độ. Trước tiên phải kể đến Luận án
tiến sĩ “Quyền công tố ở Việt Nam” của tác giả LêThị Tuyết Hoa. Trong nghiê
cứu của mình, tác giả đã chỉ ra được bản chất của quyền công tố trong hoạt động
TTHS là “quyền của Nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện theo quy định
của Hiến pháp vàpháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm
tội, thực hiện sự buộc tội đối với người đó trước Tịa án.” Tác giả cho rằng nội
dung của quyền cơng tố chính làsự buộc tội đối với người đã thực hiện tội phạm
vàthực hành quyền công tố làchức năng của Viện kiểm sát trong các giai đoạn tố
tụng7.
Luận án được tác giả tiếp cận nghiê cứu theo hướng phân tích nội dung
vàthực trạng thực hành quyền công tố trong hai giai đoạn: giai đoạn điều tra vụ
án hình sự và giai đoạn xét xử (bao gồm cả xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm,
giám đốc thẩm vàtái thẩm). Tác giả phân tích số liệu thực tế của một số hoạt
động tố tụng, qua đó cho thấy thành tựu đạt được cũng như những bất cập của
việc thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát.
7LêThị Tuyết Hoa, (2002), “Quyền công tố ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Viện nghiê cứu Nhà nước vàPháp luật,
HàNội, tr.36;


17

Cóthể thấy, tác giả đã góp phần khơng nhỏ trong việc làm rõkhái niệm
quyền công tố vàthực hành quyền công tố - vấn đề được bàn luận sôi nổi trong

thời gian vừa qua. Tuy nhiên, Luận án, xuất phát từ phạm vi của đề tài và hướng
tiếp cận, đã không đi sâu nghiên cứu một số nội dung của CNCT: Một là, CNCT
trong giai đoạn truy tố chưa được phân tích. Hai là, CNCT khơng được nghiê
cứu trong sự so sánh với phá luật TTHS nước ngoài, đặc biệt đối với quốc gia
cónhiều điểm tương đồng về nguồn gốc và đặc điểm của mơhình TTHS. Do đó,
đây sẽ làmục đích và hướng nghiê cứu của nghiê cứu sinh.
Một điểm đáng lưu ýlàLuận án được bảo vệ năm 2002. Những nghiê cứu
vàkiến nghị của tác giả LêThị Tuyết Hoa dành cho BLTTHS năm 1988. Hiện
nay, BLTTHS đã được sửa đổi 02 lần (2003 và2015). BLTTHS năm 2015 cóhiệu
lực thi hành từ 01/01/2018. Do vậy, nghiê cứu của Luận án đã phần nào suy
giảm tính ứng dụng đối với thực tiễn TTHS vàyêu cầu Cải cách tư pháp ở Việt
Nam hiện nay.
Đề án “Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố” đề cập
lịch sử ngành kiểm sát của nước ta qua cá thời kìgắn liền với sự ra đời của 4 bản
Hiến phá năm 1946, 1959, 1980 và1992, sửa đổi 2001. Đề án đã chỉ ra những
bất cập trong tổ chức vàhoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như: một thời
kìkhádài CNCT vàthực hành quyền cơng tố chưa được nhận thức đúng đắn;
Nghị quyết của Đảng về Cải cách tư pháp và BLTTHS năm 2003 quy định Viện
kiểm sát được trao trách nhiệm rất lớn nhưng cơ chế vànhiều quy định phá luật
cụ thể lại chưa đảm bảo để Viện kiểm sát thực hiện được đầy đủ trách nhiệm
này; cuối cùng, đội ngũ cán bộ kiểm sát mặc dù đã có sự trưởng thành, từng
bước đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, song so với
yêu cầu Cải cách tư pháp, nhất làchủ trương xây dựng nền cơng tố mạnh địi hỏi
phải mạnh hơn nữa, cóbản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất trong sáng8.

8Viện kiểm sát nhâ dân tối cao (2010), Đề án “Nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố”, tr.12;
Hiện nay, định hướng chuyển đổi Viện kiểm sát thành Viện Công tố đã ngừng, xem thêm Kết luận số 79-KL/TW


18


Cơng trình nghiê cứu “Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố
trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải
cách tư pháp” của nhóm tác giả Nguyễn Hải Phong, LêThị Tuyết Hoa, Nguyễn
Tiến Sơn và Trần Hưng Bình. Đây là sách tham khảo được nhóm tác giả thuộc
Viện kiểm sát nhâ dân tối cao biên soạn. Ngay trong lời nói đầu, cá tác giả đã
khẳng định “bất cứ nước nào trên thế giới cũng phải sử dụng quyền công tố để
chống lại những hành vi gây nguy hại đến sự thống trị vànhững lợi ích cơ bản
của giai cấp cầm quyền và cũng là để duy trìtrật tự pháp luật, trật tự xãhội, bảo
vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…”9. Đây là cơng
trình nghiê cứu chuyên sâu về quyền công tố trong hoạt động điều tra. Do đó,
ngồi việc cung cấp lýluận chung về hoạt động công tố, hoạt động điều tra, mối
quan hệ giữa thực hành quyền công tố vàkiểm sát điều tra, cá tác giả phân tích
chuyên sâu về mục tiêu tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều
tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Theo cá tác giả, bản chất mối quan hệ
giữa CQĐT vàViện kiểm sát làmối quan hệ “phối hợp, phân công vàchế ước”.
Các đặc điểm về đối tượng, nội dung, phạm vi của cơng tố được phân tích sâu10.
Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra một số giải phá nhằm tăng cường trách nhiệm
công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu
cải cách tư pháp.
Trong cuốn sách Thực hành quyền công tố vàkiểm sát các hoạt động tư
pháp trong giai đoạn điều tra của LêHữu Thể, Đỗ Văn Đương và Nông Xuân
Trường, cá tác giả cho rằng, khái niệm quyền công tố phải được nghiê cứu xuất
phát từ lịch sử nhà nước vàphá luật. Quyền cơng tố gắn liền với sự hình thành

ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức hoạt động của Toàán, Viện kiểm sát và Cơ quan điều
tra;
9Nguyễn Hải Phong, LêThị Tuyết Hoa, Nguyễn Tiến Sơn và Trần Hưng Bình, (2014), “Một số vấn đề về tăng
cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư
phá”, Nhàxuất bản Chính trị quốc gia, tr.7;

10 Nguyễn Hải Phong (chủ biên), “Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra,
gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp”, tlđd, tr. 17-64;


19

Nhà nước và cơ sở quyền công tố gắn liền với sự nhân danh nhà nước (nhâ danh
công quyền) chống lại hình thức vi phạm phá luật nghiêm trọng (tội phạm).11
Về cơ bản, cá tác giả đã chỉ ra được bản chất của công tố làquyền lực
công nhân danh nhà nước. Cơ sở của cơng tố làtội phạm vàmục đích của cơng tố
lànhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Nói cách khác, đối
tượng của quyền công tố làtội phạm và người phạm tội 12. Theo cá tác giả, nội
dung của quyền công tố làsự buộc tội. Quyền công tố chỉ phát sinh trong TTHS
vàphát sinh ngay khi tội phạm xảy ra, kết thúc khi bản án cóhiệu lực, khơng bị
kháng nghị13.
Một cơng trình nghiê cứu chuyên sâu khác về CNCT làLuận án Phótiến sỹ
luật học của Khuất Văn Nga, bảo vệ năm 1993, “Vị trí, vai tròcủa Viện kiểm sát
nhân dân trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam”. Tác giả
dành Chương 2 để nghiê cứu líluận về chức năng và nguyên tắc tổ chức hoạt
động đặc thùcủa Viện kiểm sát nhâ dân. Theo tác giả, bản chất của quyền công tố
làquyền được nhân danh nhà nước quyết định đưa vụ án ra xét xử, xuất hiện
cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Quyền cơng tố làquyền có tính chất riêng
biệt của Nhà nước; giao quyền đó cho cơ quan nhà nước nào thực hiện để cóthể
bảo vệ lợi ích của Nhà nước vàxãhội một cách tốt nhất là việc làm xuất phát từ
những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. 14 Tác giả sử dụng phương pháp so
sánh và phương pháp lịch sử để luận giải về chức năng của Viện kiểm sát, gồm
chức năng kiểm sát việc tuân theo phá luật vàchức năng thực hành quyền công
tố. Quan điểm của tác giả cónhững điểm hợp lí, một số điểm hợp línhưng chưa
triệt để vànhững điểm chưa hợp lí. Nghiên cứu sinh sẽ tiếp thu, phát triển các
quan điểm hợp lívà đưa ra lập luận để bàn luận về cá quan điểm chưa hợp lí.


11 LêHữu Thể (chủ biên), Đỗ Văn Đương, Nông Xuân Trường, (2008), “Thực hành quyền công tố vàkiểm sát
cá hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra”, NXB Tư pháp, tr.37;
12 LêHữu Thể (chủ biên), Đỗ Văn Đương, Nông Xuân Trường, tlđd, tr.44;
13
14

LêHữu Thể (chủ biên), Đỗ Văn Đương, Nông Xuân Trường, tlđd, tr. 46-50;

Khuất Văn Nga, (1993), “Vị trí, vai trịcủa viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt
Nam”, Luận án PhóTiến sỹ luật học, tr.13;


20

Vấn đề lịch sử hình thành chức năng thực hành quyền công tố được đề cập
đến trong cuốn “Tổng kết 50 năm công tác thực hành quyền công tố vàkiểm sát
xét xử hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (1960-2010)” do Viện kiểm sát nhâ
dân tối cao biên soạn năm 2010. Có thể nói, đây là cơng trình có tính chất tổng
kết vàthơng tin, nê giátrị líluận về bản chất, nội dung của CNCT không được đề
cập sâu. Tuy nhiên, cá tác giả đã chỉ ra bối cảnh lịch sử hình thành thiết chế cơng
tố/kiểm sát ở nước ta, quan điểm của Đảng qua cá thời kìvề thiết chế công tố
vàchức năng của thiết chế này. Đây là những thông tin quýbáu từ phương pháp
lịch sử mànghiê cứu sinh sẽ nghiê cứu, phân tích trong Luận án.15

Ngồi ra, nhiều cơng trình nghiê cứu ở cấp độ bài tạp chíchun ngành,
bài hội thảo khoa học như: Một số vấn đề về quyền cơng tố (PGS.TS. Trần Văn
Độ, Tạp chíLuật học số 03/2001); Viện kiểm sát hay Viện công tố (PGS.TS.
Nguyễn Thái Phúc, Tạp chíKiểm sát, số 14/2007); Các mơhình líluận về tổ chức
viện công tố trong chiến lược cải cách tư pháp (GS.TSKH. LêCảm, Tạp chíkiểm

sát số 14/2007); Loạt bài viết về Viện công tố của cá quốc gia như Viện cơng tố
Hoa Kỳ; Viện cơng tố Cộng Hịa Pháp, Viện cơng tố Vương Quốc Anh…(Tạp
chíKiểm sát, số 14/2007), Một số vấn đề về quyền công tố (PGS.TS. Trần Văn
Độ, Hội thảo khoa học cá chức năng của TTHS trong bối cảnh cải cách tư pháp
ở Việt Nam hiện nay, Viện Hàn lâm khoa học xãhội, 2015). Các bài viết này đã
đề cập đến nhiều khía cạnh của quyền cơng tố, mơhình tổ chức vàhoạt động của
CQCT… Đây sẽ lànhững cơng trình màtác giả sẽ tiếp thu, luận bàn trong Luận
án để đưa ra líluận khoa học về CNCT.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu gián tiếp về cơng tố
Đối với cá cơng trình nghiê cứu liên quan đến đề tài, trước tiên phải kể
đến Luận án tiến sĩ “Các chức năng trong TTHS Việt Nam: những vấn đề líluận
vàthực tiễn” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng. Trong Luận án, tác giả đã phân
15 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (2010), Tổng kết 50 năm công tác thực hành quyền cơng tố vàkiểm sát xét
xử hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (1960-2010);


21

tích ba chức năng cơ bản trong TTHS: chức năng buộc tội, chức năng bào chữa
vàchức năng xét xử. Tác giả nhận định, theo quy định tại Điều 10 của BLTTHS
năm 2003, ba chức năng cơ bản của TTHS đều thuộc về cá chủ thể (Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, Tịa án) vàtừng chủ thể đó. Việc khơng phân định rõ ràng chức
năng của cá chủ thể sẽ hạn chế động cơ và động lực thúc đẩy hiệu quả của
TTHS16. Tiếp đến, tác giả phân tích các quy định của BLTTHS năm 2003 về ba
chức năng cơ bản này vàthực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra những
giải phá nhằm hoàn thiện vànâng cao hiệu quả của ba chức năng: buộc tội, bào
chữa vàxét xử.
Luận án tiến sĩ “Chức năng xét xử trong TTHS Việt Nam” của tác giả Lê
Tiến Châu17 tập trung luận bàn về chức năng xét xử trong TTHS, vị trí, vai trị
của chức năng xét xử vàTịa án trong cá mơhình, hình thức TTHS. Trên cơ sở đó,

Luận án phân tích những thành công cũng như bất cập trong quy định phá luật về
chức năng xét xử từ góc độ phá luật thực định cũng như thực tiễn thi hành, những
nguyê nhâ chủ yếu làm hạn chế hiệu quả của việc thực hiện chức năng xét xử nói
riêng, chức năng TTHS nói chung. Qua đó, tác giả kiến nghị một số giải phá
nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng xét xử trong qtrình cải cách tư pháp và
hồn thiện cá thủ tục TTHS Việt Nam.
Trong cuốn “Những vấn đề líluận vàthực tiễn cấp bách của việc đổi mới
thủ tục TTHS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”18, nhóm tác giả LêHữu Thể,
Đỗ Văn Đương và Nguyễn Thị Thủy đã chỉ ra yêu cầu của Cải cách tư pháp và
những quy định của phá luật TTHS hiện hành còn chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn tố tụng. Liên quan đến CNCT, ngoài việc tiếp tục khẳng định chức
năng buộc tội cùng với chức năng xét xử vàchức năng bào chữa làcá chức năng
cơ bản của TTHS, cá tác giả nhận định cơ chế “gắn công tố với hoạt động
16 Nguyễn Mạnh Hùng, (2012) “Các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự Việt Nam: những vấn đề líluận và
thực tiễn”, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xãhội, HàNội, tr. 9;
17 LêTiến Châu, (2008), “Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Viện Nhànước
và Pháp luật, HàNội;
18 LêHữu Thể, Đỗ Văn Đương và Nguyễn Thị Thủy, (2014), “Những vấn đề lýluận vàthực tiễn cấp bách của
việc đổi mói thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư phá”, NXB Chính trị quốc gia;


22

điều tra” ở nước ta hiện nay nên đặt theo hướng tiếp tục duy trìcá quyền hạn của
Viện kiểm sát đối với hoạt động điều tra như pháp luật hiện hành, nhưng trách
nhiệm của Viện kiểm sát, của Kiểm sát viên trong quá trình điều tra cần tăng
cường hơn nữa19. Nhóm tác giả cũng đưa ra lập luận để đề nghị áp dụng nguyê
tắc truy tố tùy nghi (chế định miễn tố) nhằm kết hợp hài hịa giữa lợi ích xãhội
vàlợi ích cơng dân trong đấu tranh phịng, chống tội phạm 20. Nghiên cứu sinh
đồng ývới quan điểm của nhóm tác giả về vấn đề này. Do đó, Luận án sẽ tiếp

thu, phát triển cá lập luận, qua đó làm căn cứ phân tích quy định của phá luật
TTHS hiện hành. Trên cơ sở đó, đưa ra hướng hồn thiện phá luật TTHS về
CNCT.
Vấn đề về thẩm quyền thực hành quyền cơng tố cũng được đề cập, phân
tích trong cuốn Những nội dung mới trong BLTTHS năm 2015 do PGS.TS.
Nguyễn Hịa Bình chủ biên cùng sự hợp tác của các chun gia hàng đầu về
TTHS biên soạn. Trong cơng trình nghiê cứu chuyên khảo này, cá tác giả đề cập
đến nhiều nội dung thuộc vấn đề nghiê cứu của đề tài Luận án. Đây là nguồn tài
liệu quan trọng mànghiê cứu sinh sẽ luận bàn sâu hơn trong các chương sau của
Luận án. Trong đó, có thể kể đến những phân tích về điểm mới của chế định truy
tố của tác giả Hoàng Nghĩa Mai. Tác giả khẳng định, BLTTHS năm 2015 đã bổ
sung mới 02 điều (Điều 236 và Điều 237) nhằm quy định đầy đủ, cụ thể cá
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố vàkhi thực
hiện kiểm sát trong giai đoạn truy tố. Tác giả bình luận “Đây là những quy định
rất quan trọng, lần đầu tiên được quy định trong BLTTHS, cùng với các quy
định về thực hành quyền công tố vàkiểm sát trong các giai đoạn khởi tố, điều tra
vàxét xử vụ án hình sự, tạo cơ sở pháp lýtoàn

19 LêHữu Thể, Đỗ Văn Đương và Nguyễn Thị Thủy, “Những vấn đề lýluận vàthực tiễn cấp bách của việc đổi
mói thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng u cầu cải cách tư pháp”, tlđd, tr.158;
20 LêHữu Thể, Đỗ Văn Đương và Nguyễn Thị Thủy, “Những vấn đề lýluận vàthực tiễn cấp bách của việc đổi
mói thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”tlđd, tr.340-365;


23

diện, đồng bộ, cụ thể để Viện kiểm sát tăng cường vai trò, trách nhiệm thực hiện
hiệu quả chức năng, nhiệm vụ trong TTHS”.21
Việc đề tài được quan tâm nghiê cứu bởi nhiều tác giả, với nhiều cấp độ
và phương diện khác nhau thể hiện tính ứng dụng, tính cần thiết trong cả líluận

vàthực tiễn. Tuy nhiên, những cơng trình này mới chỉ nghiên cứu về CNCT ở
những khía cạnh nhất định, chưa có tính bao qt, tồn diện và cũng chưa có
cơng trình nghiê cứu so sánh về CNCT với phá luật TTHS Đức, qua đó đưa ra
hướng sửa đổi, hoàn thiện những quy định của phá luật TTHS ở Việt Nam một
cách tổng thể22.
1.3. Các cơng trình khác cónội dung đề cập đến chức năng cơng tố
Đây là nhóm các cơng trình nghiên cứu, bình luận về Nhà nước phá
quyền, Hiến pháp, Cải cách tư pháp, trong đó cócá nội dung về quyền tư pháp
vàthực hiện quyền tư pháp, vấn đề kiểm soát quyền lực giữa cá nhánh quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp, việc phân định cá chức năng của các cơ quan tiến
hành tố tụng trong lĩnh vực tư pháp hình sự trong bối cảnh xây dựng Nhà nước
phá quyền xãhội chủ nghĩa.
Trước tiên, phải kể đến Sách chuyên khảo Kiểm soát quyền lực nhà nước
của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung23. Tác giả đi từ bản chất của nhà nước để luận
giải tính khách quan tất yếu của kiểm sốt quyền lực nhà nước. Trong đó, các học
thuyết về Nhà nước phá quyền vàchủ nghĩa Hiến pháp được tác giả luận bàn sâu,
làm cơ sở phân tích cá vấn đề về nội dung, hình thức vàcơng cụ của việc kiểm
soát quyền lực nhà nước. Sau cùng, tác giả dành 01 chương để luận bàn sâu về tư
pháp Việt Nam với việc kiểm soát quyền lực nhà nước, đặc biệt là cơ chế phá
líhiến định trong Hiến pháp năm 2013. Tác giả khẳng định, “so với
21

Nguyễn Hịa Bình (chủ biên) và đồng nghiệp, “Những nội dung mới trong BLTTHS năm 2015”, tr.301;
Chỉ cómột cơng trình nghiên cứu về “Quyền công tố ở Việt Nam” ở cấp độ Tiến sĩ của TS. LêThị Tuyết Hoa.
Nhưng cơng trình này được nghiên cứu từ khi còn đang áp dụng BLTTHS 1988, như trên đã trình bày, nên tính
ứng dụng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của tố tụng hình sự bị suy giảm. Do đó, khơng làm ảnh hưởng đến sự cấp
thiết của việc nghiên cứu đề tài trong thực tiễn tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay;
23 Nguyễn Đăng Dung, (2017), “Kiểm soát quyền lực Nhà nước (Sách chuyên khảo)”, Nhàxuất bản Chính trị
quốc gia, HàNội;
22



24

các nước phát triển vànhiều nước khác thìkhái niệm “tư pháp” của Việt Nam
không đồng nhất. Nếu như của các nước phát triển, khái niệm tư pháp chỉ được
dùng để chỉ cho hoạt động của Tồán, thìViệt Nam khái niệm tư pháp khơng chỉ
được dùng cho Tồ án, mà cịn các cơ quan nhà nước khác thực hiện các chức
năng có liên quan đến hoạt động xét xử. Trước hết đó là Viện Kiểm sát, rồi đến
các cơ quan điều tra, thi hành án...,”. Về vấn đề công tố, tác giả đã đưa ra quan
điểm về mối quan hệ giữa chức năng điều tra và CNCT, theo đó, CQĐT phải
trực thuộc trực tiếp CQCT - cơ quan buộc tội. Đây là quan điểm quan trọng,
nghiê cứu sinh sử dụng để phân tích, so sánh giữa CNCT trong TTHS Việt Nam
và Đức, để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị phùhợp với thực tiễn TTHS
Việt Nam.
Sách Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính 24 là cơng trình nghiê
cứu của nhiều tác giả sau khi Hiến phá năm 2013 ban hành. Cơng trình đề cập
đến nhiều nội dung của quyền tư pháp vàcải cách tư pháp trong xây dựng Nhà
nước phá quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, bản chất, đặc điểm, cá
nguyê tắc chủ đạo của quyền tư pháp và cơ chế thực hiện vàkiểm sốt quyền tư
pháp ở Việt Nam được phân tích sâu dưới nhiều góc nhì của cá chun gia hàng
đầu Việt Nam. Tiếp đó, các vấn đề về liêm chính tư pháp được luận bàn từ nhiều
góc độ vàtiếp cận về khái niệm tư pháp và cơ quan tư pháp trên bình diện rộng.
Đối với nội dung kiểm sốt quyền lực tư pháp phải kể đến Luận án tiến sĩ
Kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt
Nam của Nguyễn Quốc Hùng.25 Trong luận án, tác giả đã phân tích những vấn
đề líluận về kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước phá quyền xãhội chủ
nghĩa Việt Nam, theo đó, việc kiểm sốt quyền lực nhà nước nói chung, kiểm
sốt quyền lực tư pháp nói riêng là vấn đề cótính tất yếu khách quan. Tính đặc
24 Viện Chính sách cơng vàphá luật, Liên hiệp cá hội khoa học vàkỹ thuật Việt Nam, (2014), “Cải cách tư phá

vìmột nền tư pháp liêm chính (Sách chuyên khảo)”, NXB Đại học Quốc gia HàNội;
25 Nguyễn Quốc Hùng, (2016), “Kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước phá quyền xãhội chủ nghĩa
Việt Nam, Luận án tiến sĩ”, Học viện Khoa học xãhội;


25

thùvàthực trạng kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước phá quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã được tác giả tập trung phân tích sâu. Trên cơ sở đó, tác
giả đề xuất cá giải phá bảo đảm kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước phá
quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam. Theo tác giả, Việt Nam nê áp dụng mơ hình
đáp ứng trong kiểm sốt quyền lực tư pháp.26
Ngồi ra, rất nhiều bài tạp chívề kiểm sốt quyền lực nhà nước, kiểm soát
quyền tư pháp được cá tác giả quan tâm, nghiê cứu như Kiểm soát quyền lực
nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Phạm Hồng
Thái, Tạp chíKhoa học Đại học Quốc gia HàNội, Luật học 28, 2012), Quyền lực
nhà nước làthống nhất, nhưng có sự phân cơng vàphối kết hợp giữa ba quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp (Nguyễn Đăng Dung, Tạp chíKhoa học Đại học
Quốc gia HàNội, Luật học, 23, 2012), Bàn về quyền tư pháp trong Nhà nước
pháp quyền xãhội chủ nghĩa (Đào Trí Úc, Tạp chíLuật học số 8/2010),…
Cóthể nói, vấn đề kiểm sốt quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền tư pháp,
cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước phá quyền được rất nhiều học giả
quan tâm từ cả góc độ líluận vàthực tiễn. Các quan điểm, cá mơhình về kiểm
sốt quyền lực được cá nhànghiên cứu luận bàn sâu. Tác giả sẽ nghiê cứu, tiếp
thu các quan điểm này để đề xuất giải phá xây dựng mơhình Viện Cơng tố với vị
trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phùhợp với thực tiễn Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước
2.1. Tình hình nghiên cứu ở Đức



Đức, vấn đề CNCT cũng rất được quan tâm. Như trên đã đề cập, Đức

vừa tiến hành công cuộc cải cách tư pháp và ghi nhận nhiều thành cơng đáng kể,
trong đó phải kể đến thành tựu về cải cách vànâng cao hiệu quả của CNCT, tổ
chức vàhoạt động của CQCT trong bối cảnh ngày càng quátải của hệ thống cơ
quan tư pháp. Vì vậy, cá cơng trình nghiê cứu đa dạng với nhiều cấp độ và
26 Nguyễn Quốc Hùng, (2016), “Kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước phá quyền xãhội chủ nghĩa
Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ cấp Học viện, HàNội, tr. 130 -132;


×