PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (4 điểm).
1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
(Quê hương - Tế Hanh)
2. Phân biệt nghĩa của các từ trong mỗi cặp từ sau:
a. Tay trắng b. Điểm yếu
Trắng tay Yếu điểm
Câu 2 (5 điểm).
Trình bày cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du trong câu
thơ sau:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
(Truyện Kiều)
Câu 3 (11 điểm).
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”
của nhà văn Kim Lân để thấy rõ tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời
kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
-----------Hết----------
Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chữ kí của giám thị số 1: . . . . . . . . . .
Số báo danh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chữ kí của giám thị số 2: . . . . . . . . . .
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHềNG GIO DC- O TO
TRC NINH
P N V HNG DN CHM THI
K THI CHN HC SINH GII CP HUYN 2010-2011
Mụn: NG VN LP 9
Câu 1: 4 điểm
1. 2 điểm
- Biện pháp tu từ đợc sử dụng trong đoạn thơ là:
+ Biện pháp nhân hóa: nhân hóa con thuyền: im, mỏi, trở về, nằm, nghe
0,5 điểm)
+ Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: nghe chất muối thấm dần trong thớ
vỏ ( 0,5 điểm )
- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã biến con thuyền
vô tri vô giác trở nên sống động, có hồn nh con ngời. Các từ im, mỏi, trở về, nằm cho
ta cảm nhận đợc giây phút nghỉ ngơi, th giãn của con thuyền sau một chuyến ra khơi
vất vả; và nó nh một cơ thể sống biết nghe, biết nhận ra chất muối của biển đang
ngấm dần, lặn dần vào trong da thịt mình. ở đây, con thuyền đồng nhất với cuộc
sống, con ngời làng chài ven biển. (1 điểm)
2. Phân biệt nghĩa: các từ trong mỗi cặp từ khác nhau về nghĩa:
Tay trắng: Không có của cải vật chất gì cả.
Trắng tay: Mất hết của sạch cải vật chất.
Yếu điểm: Điểm mạnh (từ Hán việt) .
Điểm yếu: Những tồn tại, hạn chế
Nêu đúng ý nghĩa mỗi từ cho (0,5 điểm)
Câu 2: (5 điểm) Bài làm của học sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
* Về kỹ năng: HS biết cách làm bài nghị luận về thơ; diễn đạt trôi chảy, giàu
cảm xúc
* Về kiến thức:
Câu 3: (11 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Đề yêu cầu phân tích: Những chuyển biến mới trong tình cảm của ngời nông
dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Tình cảm có tính chất chung đ-
ợc nhà văn biểu hiện rất sinh động cụ thể trong nhân vật ông Hai. Vì thế cần phân
tích tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nớc và tinh thần kháng chiến ở
nhân vật ông Hai.
- Truyện thuộc loại truyện có cốt truyện tâm lí, nhân vật ít hành động, chủ yếu
biểu hiện nhân vật qua các tình huống bên trong nội tâm nhân vật. Do đó phải phân
tích kĩ diễn biến tâm trạng ông Hai trong tình huống nghe tin làng theo giặc. Từ đó
làm nổi rõ đặc điểm tính cách yêu làng, yêu nớc của nhân vật.
- Do yêu cầu của đề, cách viết nên có sự phân tích chung, rồi đi sâu vào nhân
vật ông Hai, sau đó nhấn mạnh và khẳng định sự gắn bó giữa tình yêu làng có tính
truyền thống với những chuyển biến mới trong tình cảm của ngời nông dân Việt Nam
trong sự giác ngộ cách mạng.
- Bài viết mạch lạc, chặt chẽ, ngôn ngữ giàu tính thuyết phục.
2
* Yêu cầu cụ thể:
A- Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề
B. Thân bài (9 điểm)
1. Khái quát: 1 điểm
- Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trớc Cách mạng Tháng 8 -
1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó
với thôn quê, từ lâu đã am hiểu ngời nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn
thể hiện tinh thần kháng chiến của ngời nông dân.
- Truyện ngắn Làng đợc viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí
Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn
dân tộc, tình cảm quê hơng đất nớc vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp. Với ngời nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm
quê hơng đã hoà nhập trong tình yêu nớc, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có
tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
- Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể
hiện sinh động và độc đáo ở một con ngời, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm
chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính, chỉ riêng ông mới có.
2. Sự chuyển biến: 6,5 điểm
a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thống trong ông Hai. (1 điểm)
- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê - Cái làng đối với
ngời nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần
của họ.
b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới
trong tình cảm. (1 điểm)
- Đợc cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê h-
ơng, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái
không khí: đào đờng, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá; rồi ông lo: cái chòi gá, những đ-
ờng hầm bí mật đã xong cha?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trớc
tin thắng lợi ở mọi nơi: Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng
vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng
Tây không bớc sớm.
c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nớc của ông Hai bộc lộ sâu sắc
trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc. (6 điểm)
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, cha tin. Nhng khi ngời ta kể rành rọt,
không tin không đợc, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm
mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó cũng bị
ngời ta rẻ rúng, hắt hủi. Ông giận những ngời ở lại làng, nhng điểm mặt từng ngời
thì lại không tin họ đổ đốn ra thế. Nhng cái tâm lí: không có lửa làm sao có khói
lại bắt ông phải tin là họ đã phản nớc hại dân.
- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết
tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí
nặng nề bao trùm cả nhà.
- Tình cảm yêu nớc và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội
tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế
3
tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp ngời làng chợ Dầu. Nhng tình yêu nớc, lòng
trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: Làng
thì yêu thật nhng làng theo Tây thì phải thù. Nói cứng nh vậy nhng thực lòng đau
nh cắt.
- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ đợc bộc lộ một cách cảm động
nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời
thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử
thách căng thẳng này:
+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn
năm! nữa là ông, bố của nó.
+ Ông mong Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ
xét soi cho bố con ông.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng
đổ đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tợng
của kháng chiến là cụ Hồ đợc biểu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu
nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng: có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao
giờ dám đơn sai.
d. Khi cái tin kia đợc cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục đợc trút bỏ, ông
Hai tột cùng vui sớng và càng tự hào về làng chợ Dầu. (2 điểm)
- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí:
Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nớc của ngời nông dân lao động bình thờng.
(1 điểm)
- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần
kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông. (1 điểm)
3. Đánh giá: (1,5 điểm)
- Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu
tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của ngời nông dân dới ngòi bút của Kim
Lân. Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc
lộ chiều sâu tâm trạng; miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ,
hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, ngôn ngữ của ông Hai vừa có nét chung của
ngời nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động. - Qua nhân
vật ông Hai, ngời đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nớc rất mộc mạc, chân thành mà
vô cùng sâu nặng, cao quý trong những ngời nông dân lao động bình thờng.
- Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu làng trong tình yêu nớc là nét mới
trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến
chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong
những thành công đáng quý.
C. Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định thành công của Kim Lân trong việc xây dựng hình tợng nhân vật
ông Hai.
* L u ý:
- Giám khảo nắm đợc nội dung trình bày trong bài làm của HS để đánh giá
một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng
nhiều mức điểm một cách hợp lý, khuyến khích bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
4
- HS có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhng đáp ứng đợc các yêu cầu cơ
bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi để lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn số.
5