UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề chính thức
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
Khóa ngày: 06/03/2007
MÔN : NGỮ VĂN
(Đề thi gồm có 3 trang)
PHẦN I: trắc nghiệm tự luận (14,0 điểm)
1
Thời gian làm bài: 135 phút (Không kể thời gian giao đề)
__________________________________________________________________________
Cảm nhận của em về bài thơ Vọng nguyệt của nhà thơ Hồ Chí Minh:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
(Dẫn theo Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD. 2004, trang 37)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
1
LƯU Ý: Giám thị chỉ giao trước đề PHẦN I cho thí sinh, sau khi hết giờ làm bài (135 phút), tiếp tục giao đề PHẦN II.
1
UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề chính thức
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
Khóa ngày: 06/03/2007
MÔN : NGỮ VĂN
PHẦN II: trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
2
Thời gian làm bài : 15 phút (Không kể thời gian giao đề)
[Thí sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]
___________________________________________________________________
1. Tên tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ có nghĩa là:
A. ghi lại tản mạn những điều kì lạ.
B. ghi lại tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền.
C. truyền lại những truyện kì lạ một cách tản mạn .
D. truyền lại tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền.
2. Theo em, bài “Võ Thái Phi” là tác phẩm của:
A. Nguyễn Dữ.
B. Phạm Đình Hổ.
C. Ngô Thì Chí.
D. Ngô Thì Du.
3. Nhận định nào dưới đây là không chính xác?
A. Truyện Nôm là loại truyện viết bằng chữ Nôm.
B. Truyện Nôm có 2 loại: bình dân và bác học.
C. Truyện Nôm có khi viết bằng thể thơ Đường luật.
D. Truyện Nôm phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII.
4. Điểm khác nhau của chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân qua nghệ thuật miêu tả của
Nguyễn Du (trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”) là:
A. Chân dung Thúy Kiều nổi bật là vẻ đẹp ngoại hình.
B. Chân dung Thúy Kiều sử dụng hình tượng nghệ thuật ước lệ.
C. Chân dung Thúy Vân được miêu tả cụ thể hơn.
D. Chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách, số phận.
5. Câu thơ “Có khi gốc tử đã vừa người ôm” (“Kiều ở lầu Ngưng Bích”) thể hiện:
A. tâm trạng nhớ thương cha mẹ của Thúy Kiều.
B. nỗi xót xa của Thúy Kiều vì cha mẹ đã già yếu.
C. nỗi đau xót của Thúy Kiều vì không được chăm sóc cha mẹ.
D. tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều đối với cha mẹ .
6. Biện pháp tu từ nào có vai trò chủ yếu trong hai câu thơ sau?
2
LƯU Ý:Thí sinh viết bài làm PHẦN II vào ngay sau bài làm PHẦN I.
2
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
A. Đối ngữ.
B. Điệp ngữ.
C. Liệt kê.
D. Chơi chữ.
7. Cảm hứng chủ yếu trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là:
A. cảm hứng lãng mạn.
B. cảm hứng hiện thực.
C. cảm hứng trữ tình.
D. cảm hứng anh hùng.
8. “Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.” (Phạm Tiến Duật).
Theo em, biện pháp nghệ thuật có vai trò quan trọng trong khổ thơ trên là:
A. điệp ngữ.
B. nhân hóa.
C. hoán dụ.
D. đối ngữ.
9. Khổ thơ nào trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) ca ngợi tư thế, tầm vóc
của những ngư dân?
A. Khổ 1.
B. Khổ 3.
C. Khổ 6.
D. Khổ 7.
10. Trong truyện ngắn “Làng” (Kim Lân), nhân vật ông Hai hỏi đứa con út: “À, thầy hỏi
con nhé. Thế con ủng hộ ai?”. Qua câu hỏi ấy, nhân vật ông Hai chủ yếu muốn:
A. thể hiện lòng kính yêu cụ Hồ.
B. giáo dục tư tưởng, tình cảm cho con.
C. khẳng định tấm lòng đối với kháng chiến.
D. tự an ủi, tự minh oan.
11. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long được sáng tác vào năm:
A. 1970.
B. 1972.
C. 1976.
D. 1980.
12. Câu văn sau đây được trích từ tác phẩm nào?
“Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn”.
A. Làng.
B. Lặng lẽ Sa Pa.
C. Chiếc lược ngà.
D. Rừng xà nu.
________________________________
HẾT
_______________________________________
3
UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
Khóa ngày 06/3/2007
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : NGỮ VĂN
_____________________
PHẦN I: trắc nghiệm tự luận (14,0 điểm)
I. YÊU CẦU :
1. Thể hiện khả năng cảm thụ, năng lực phân tích và kĩ năng diễn đạt chắc chắn, chính xác.
2. Thí sinh làm bài dựa trên bản phiên âm bài thơ (nếu có sử dụng bản dịch thơ cũng phải
nhằm làm rõ giá trị của bản phiên âm); khuyến khích cách khai thác bài thơ theo kết cấu khai,
thừa, chuyển, hợp.
3. Làm rõ được các nội dung chủ yếu sau:
Tình cảm yêu thiên nhiên của một tâm hồn nghệ sĩ (chất thơ).
Phong thái ung dung của một chiến sĩ cách mạng (chất thép).
Nét đặc sắc trong phong cách thơ Hồ Chí Minh: vừa cổ điển, vừa hiện đại…
II. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM
Điểm 13,14 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
- Kết cấu bài văn hợp lí, chặt chẽ. Phân tích tinh tế.
- Văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục, sai sót không đáng kể.
- Bài làm có biểu hiện tính độc lập, sáng tạo.
Điểm 11,12: - Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên.
- Phân tích tinh tế. Diễn đạt tốt, có cảm xúc, có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 9,10: - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên.
- Phân tích khá. Diễn đạt khá, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
Điểm 7,8,: - Phương pháp phân tích còn lúng túng.
- Bài còn sơ lược nhưng tỏ ra hiểu đúng nội dung bài thơ.
- Diễn đạt tạm được. Không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 05,06: - Hiểu chưa thật đúng bài thơ, bài làm còn sơ lược.
- Diễn đạt yếu nhưng không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 03,04: - Chưa hiểu đúng bài thơ. Phân tích còn yếu. Diễn đạt kém.
Điểm 00 : - Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
GHI CHÚ : Giám khảo dựa vào các tiêu chuẩn trên để cho những bậc điểm còn lại.
PHẦN II : trắc nghiệm khách quan (Mỗi câu đúng: 0,5 điểm)
CÂU
1
CÂU
2
CÂU
3
CÂU
4
CÂU
5
CÂU
6
CÂU
7
CÂU
8
CÂU
9
CÂU
10
CÂU
11
CÂU
12
B B A C B A B D B D A B
_____________________
4