LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy nền kinh tế đất nước
ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu trong
các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, xuất khẩu lương thực thực phẩm sang các nước… Bên cạnh
những thành tựu đã đạt được chúng ta cũng vấp phải một số vấn đề khó khăn trong kinh tế.
Năm 2009, những vấn đề cần quan tâm hàng đầu đối với nền kinh tế Việt Nam chính là tình
trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng, thu nhập của người dân giảm sút;sự suy giảm, thậm chí
đình trệ sản xuất kinh doanh của một số ngành, trong đó có các ngành xuất khẩu;khả năng khắc
phục những yếu kém của nền kinh tế, thực hiện hiệu quả các giải pháp chống suy thoái và dự
báo tình hình kinh tế trong nước, kinh tế thế giới để điều chỉnh, điều hành tốt nền kinh tế nước
nhà.
Tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng là mối lo hàng đầu của mọi quốc gia trong
bối cảnh suy thoái, khủng hoảng kinh tế và đây cung la vấn đề nan giải đối với nền kinh tế nước
ta hiện nay. Sau đây em xin trình bày vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
I.THẤT NGHIỆP LÀ GÌ?
1.Khái niệm:
Thất nghiệp là những người trong hạn tuổi lao động, có sức khỏe để tham gia lao động
đang tìm việc nhưng không tìm được việc.
2.Các dạng thất nghiệp
a.Thất nghiệp tạm thời:
Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm kiếm công
việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng( lương cao hơn, gần nhà hơn…)
b.Thất nghiệp do cơ cấu:
Thất nghiệp do cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các thị trường lao động
(giữa các ngành nghề, khu vực…) loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng
điều chỉnh cung của các thị trường lao động.
c.Thất nghiệp do thiếu cầu:
Do sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế
thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh, xảy ra khắp mọi nơi mọi
ngành nghề.
II.THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1.Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam (2008).
Theo báo cáo của tổng cục thống kê tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay (2008) là
4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là
5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%,
trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%.
1
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Tổng cục Thống kê thực ra chỉ được tính cho khu vực
thành thị, cho những người trong độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ.
Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta cần biết
thêm một tiêu chí khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng được tính
cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay.
Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp; trong
đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị.
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị là do diện tích
đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong khi lao động nông thôn lại chưa được đào tạo nghề
phù hợp để thích nghi với sự biến đổi quá nhanh này
Lượng lao động trên cả nước vào khoảng 45 triệu người trong đó tỷ lệ lao động nông thôn
chiếm khoảng 70%, trong khi mỗi năm lại có thêm hơn 1 triệu người nữa tham gia vào lực
lượng này, khiến cho áp lực đối với chính phủ phải tạo thêm nhiều việc làm ngày một gia tăng.
2.Dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm nay(2009) và những nguyên nhân gây thất nghiệp
Theo bản báo cáo mới đây của bà Nguyễn Thị Hải Vân, phó cục trưởng Cục Việc làm, Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội, nói rằng theo dự đoán của Bộ Lao động thì khoảng 300,000
công nhân sẽ mất việc trong nửa đầu năm 2009, và khoảng hơn 100,000 công nhân nữa sẽ bị
giảm biên chế trong nửa cuối năm 2009. Một quan chức khác con cho biết tỷ lệ thất nghiệp
trong năm nay sẽ tăng cao gấp 5 lần so với con số 80,000 công nhân mất việc làm trong năm
2
2008. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới dự báo trên nhưng em xin được phân tích 2 nguyên
nhân:
Thứ nhất hậu quả của lạm phát chi phí đẩy: Thị trường nguyên liệu thế giới leo thang ảnh
hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất trong nước, nhất là Với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt
Nam (tổng kim ngạch XNK gấp 1,7 lần GDP, trong đó xuất khẩu chiếm tới trên 70% GDP), giá
cả bất ổn sẽ có những tác động trực diện.
CHỈ SỐ GIÁ HÀNG CƠ BẢN
(Nguồn: International Financial Statistics)
Chi phí tăng làm cho sản xuất bị thu hẹp, khó khăn hơn sa thải công nhân để giảm chi
phí. Không chỉ dừng ở đó giá cả leo thang còn làm cho mặt bằng giá cả tăng lên lạm phát
tăng.
SO SÁNH CHỈ SỐ LẠM PHÁT GIỮA CÁC NƯỚC
(Nguồn: Global Financial Statistics)
3
Năm 2008 tỉ lệ lạm phát ở nước ta tới 28%, vì thế để kìm hãm lạm phát Chính Phủ
thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ thu hẹp do đó các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp
vừa và nhỏ khó khăn hơn trong việc kiếm vốn đầu tư thất nghiệp
Thứ 2 thất nghiệp từ suy yếu tổng cầu: tình trạng khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu
Khởi phát từ Mỹ, cường quốc kinh tế số một thế giới, như hiệu ứng Đôminô nhanh chóng lan
sang các nền kinh tế khác ( Đức, Pháp, Italia, Nhật bản, Thụy Sĩ, Singapo…).
SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VN VÀ MỘT SỐ KV
(Nguồn: IMF)
Hàng sản xuất bị dư thừa, không có nới tiêu thụ, để tồn tại được các nhà sản xuất buộc phải
thu
hẹp bớt sản xuất, sa thải công nhân. Ở nước ta các ngành bị thiệt hại nặng bề nhất là thép, xi
măng, xây dựng, điều, café, gạo. kim ngạnh xuất khẩu giảm, thị trường chứng khoán trì tệ, thị
trường bất động sản trầm lắng…
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA
4
Nhìn chung thì các mặt hàng xuất khẩu của nước ta đều giảm trừ các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ vì trong đó tính cả xuất khẩu vàng ròng
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế của các
nước, từ những nước phát triển tới các nước đang phát triển. Sản xuất bị đình trệ, tiêu dùng sút
giảm do người dân “thắt lưng buộc bụng” đã và đang làm phá sản hàng loạt các tập đoàn lớn
cũng như các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Điều này đã dẫn tới tình trạng thất nghiệp gia tăng
ở tất cả quốc gia trên thế giới.Số lao động bị cắt giảm tập trung vào doanh nghiệp gia công,
hàng xuất khẩu, dệt may, da giày và điện tử. Bên cạnh những người thất nghiệp trong khu vực
kinh tế chính thức, số người lao động bị mất việc trong khu vực phi chính thức như các làng
nghề cũng được dự báo tăng nhanh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Dưới tác động của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sản phẩm làng nghề tiêu thụ chậm, giá bán giảm thấp, sản
xuất gặp khó khăn trong khi thị trường tiêu thụ truyền thống bị thu hẹp.Tính chất lây lan nhanh
chóng của hiện tượng thất nghiệp không có gì khó hiểu trong một thế giới hội nhập. Mất công
ăn việc làm đồng nghĩa với mất nguồn thu nhập và giảm chi tiêu. Khi người tiêu dùng tại các
nước công nghiệp giảm chi tiêu, nhiều xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại các nước đang phát
triển phải đóng cửa, ngừng sản xuất và sa thải công nhân.
Ngoài lý do khủng hoảng kinh tế, một nguyên nhân quan trọng khác là trình độ lao động
thấp. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên chưa qua
đào tạo ở đô thị là 44%, ở nông thôn là trên 70%.Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề năm 2000 là
5