Tải bản đầy đủ (.pptx) (95 trang)

Tao dong luc lam viec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.67 KB, 95 trang )

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 2
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI 4:
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 2
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI 4:
Thành viên:
1. Mr. Bình Group leader
2. Mr. Anh
3. Mr. Cường
4. Mr. Hiếu
5. Mr. Nam
6. Mr. Toàn
LỜI MỞ ĐẦU:
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khắc nghiệt, các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được một cách bền
vững cần quan tâm tới tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm. Để làm tốt những công việc này đòi hỏi phải có
những người lao động giỏi và hăng say làm việc vì doanh
nghiệp của mình. Vấn đề “Tạo động lực trong lao động” được
đặt ra.
“Lãnh đạo không chỉ là làm cho công việc
trôi chảy khi có mặt bạn, mà quan trọng
hơn, đó là những gì nhân viên của bạn tận
tâm thực hiện ngay cả khi bạn vắng mặt.”


I. Tạo động lực làm việc là gì?
1/ Khái niệm
Như vậy động lực xuất phát từ bản thân của mỗi
con người. Khi con người ở những vị trí khác nhau,
với những đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có những
mục tiêu mong muốn khác nhau. Chính vì những đặc
điểm này nên động lực của mỗi con người là khác nhau
vì vậy nhà quản lý cần có những cách tác động khác nhau
đến mỗi người lao động.
a.Động lực là gì?
Động lực là sự khao khát và tự nguyện của con
người để nâng cao mọi nỗ lực của mình nhằm đạt được
mục tiêu hay kết quả cụ thể nào đó.
I. Tạo động lực làm việc là gì?
1/ Khái niệm
b.Tạo động lực là gì?
Các nhà quản trị trong tổ chức muốn xây dựng công
ty, xí nghiệp mình vững mạnh thì phải dùng mọi biện
pháp kích thích người lao động hăng say làm việc,
phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc.
Vậy tạo động lực cho người lao động được hiểu là
tất cả các biện pháp của nhà quản trị áp dụng vào
người lao động nhằm tạo ra động cơ cho người lao động
VD: thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp
với mục tiêu của người lao động vừa thoả mãn được mục
đích của doanh nghiệp, sử dụng các biện pháp kích thích
về vật chất lẫn tinh thần…
I. Tạo động lực làm việc là gì?
1/ Khái niệm
b.Tạo động lực là gì?

Vấn đề quan trọng của động lực đó là mục tiêu.
Nhưng để đề ra được những mục tiêu phù hợp với nhu
cầu, nguyện vọng của người lao động, tạo cho người lao
động sự hăng say, nỗ lực trong quá trình làm việc thì nhà
quản lý phải biết được mục đích hướng tới của người
lao động sẽ là gì.
Việc dự đoán và kiểm soát hành động của người lao
động hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc
nhận biết động cơ và nhu cầu của họ.
I. Tạo động lực làm việc là gì?
1/ Khái niệm
b.Tạo động lực là gì?
Khuyến khích bằng vật chất lẫn tinh thần, tạo ra
bầu không khí thi đua trong nhân viên có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhà quản trị muốn nhân viên trong doanh nghiệp của
mình nổ lực hết sức vì doanh nghiệp thì họ phải sử dụng
tất cả các biện pháp khuyến khích đối với người lao
động đồng thời tạo mọi điều kiện cho người lao động
hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất.
Các nhà quản trị đã từng nói “Sự thành bại của công ty
thường phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý nhân viên trong
doanh nghiệp như thế nào”.
I. Tạo động lực làm việc là gì?
1/ Khái niệm
c. Lợi ích là gì?
Bạn có thể nghĩ rằng nhân viên của mình là những
người may mắn vì có được việc làm.
Nhưng sự thật có lẽ sẽ làm bạn không hài lòng. Mặc
dù tất cả đều cảm thấy hài lòng về mức lương, nhưng

không ít trong số đó đang cảm thấy thiếu thỏa mãn với
công việc của mình. Hãy cho nhân viên của mình thấy
được những lợi ích to lớn của công việc họ đang làm.
I. Tạo động lực làm việc là gì?
1/ Khái niệm
c. Lợi ích là gì?

Năng suất làm việc = Năng lực + Động lực
Lợi ích là mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người
trong những điều kiện cụ thể nhất định. Lợi ích càng lớn
càng thể hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu càng cao, động
lực lao động càng được tạo ra.

Kết luận : Nhu cầu -> Lợi ích -> Động lực
“Lợi nhuận là phần thưởng bạn
đạt được khi bạn quan tâm
chăm sóc khách hàng và tạo ra
môi trường làm năng động cho
nhân viên.”
I. Tạo động lực làm việc là gì?
2/ Nội dung
Nếu khi chúng ta là một nhà quản lý, chúng ta cần để ý một
số vấn đề sau:
A) Người lao động cần gì?
Ngày nay, ngày càng có nhiều nhân viên tìm kiếm sự
cân bằng giữ công việc và cuộc sống. Đo đó, ở cương
vị người chủ, bạn nên tìm cách giúp cho nhân viên của
mình luôn cảm thấy hạnh phúc.
Bạn có thể nghĩ rằng nhân viên của mình là những
người may mắn vì có được việc làm. Nhưng sự thật có lẽ

sẽ làm bạn không hài lòng. Mặc dù tất cả đều cảm thấy
hài lòng về mức lương, nhưng không ít trong số đó đang
cảm thấy thiếu thỏa mãn với công việc của mình.
I. Tạo động lực làm việc là gì?
2/ Nội dung
Nếu khi chúng ta là một nhà quản lý, chúng ta cần để ý một
số vấn đề sau:
A) Người lao động cần gì?
Cách làm cho nhân viên trung thành và cống hiến
nhiều hơn:
+ Mang đến cho nhân viên tinh thần trách nhiệm
+ Thể hiện sự tôn trọng
+ Chấp nhận tất cả mọi người
+ Minh bạch con đường thăng tiến cho mọi
người
I. Tạo động lực làm việc là gì?
2/ Nội dung
Nếu khi chúng ta là một nhà quản lý, chúng ta cần để ý một
số vấn đề sau:
B) Cái gì đang động viên kích thích người lao động?
Động lực làm việc gồm có 6 động cơ chính sau:
+ Động cơ kinh tế
+ Động cơ sợ
+ Động cơ thay đổi, vươn lên
+ Động cơ quán tính, thói quen
+ Động cơ cạnh tranh không bị thua kém người
khác
+ Động cơ trách nhiệm
I. Tạo động lực làm việc là gì?
2/ Nội dung

Nếu khi chúng ta là một nhà quản lý, chúng ta cần để ý một
số vấn đề sau:
B) Cái gì đang động viên kích thích người lao động?
Động lực làm việc và một số điều cần chú ý sau:
+ Làm cho nhân viên thấy vui
+ Bỏ qua mâu thuẩn
+ Có một vài người không thể khích lệ được
+ Không phải khích lệ người thông minh
+ 9 biện pháp khích lệ nhanh chóng
“Lãnh đạo không phải là những gì bạn làm
cho người khác, mà là những gì bạn làm cùng
với họ.”
I. Tạo động lực làm việc là gì?
3/ Giá trị và thái độ
Có ý kiến cho rằng về sự việc “tạo động lực làm việc” là
chìa khóa để nâng cao năng suất.

Năng suất làm việc = Năng lực + Động lực
Năng lực là tổng hợp các yếu tố: giáo dục, kiến thức
Giải quyết năng lực cần có một thời gian dài
I. Tạo động lực làm việc là gì?
3/ Giá trị và thái độ
Có ý kiến cho rằng về sự việc “tạo động lực làm việc” là
chìa khóa để nâng cao năng suất.

Năng suất làm việc = Năng lực + Động lực
Giải quyết động lực nhanh chóng
Các nhà quản lý cần có chính sách quản lý và chính
sách đãi ngộ hợp lý
I. Tạo động lực làm việc là gì?

3/ Giá trị và thái độ
Có ý kiến cho rằng về sự việc “tạo động lực làm việc” là
chìa khóa để nâng cao năng suất.
Thái độ của việc động lực làm việc là sự nhận khách quan
của cá nhân.
Hành vi được thể hiện cụ thể là phản ánh thái độ và bị chi
phối bởi giá trị của nó.
Vì vậy người quản lý cần phải biết lựa chọn phương pháp
tạo động lực phù hợp cho từng thời điểm thích hợp
I. Tạo động lực làm việc là gì?
4/ Môi trường làm việc thích hợp
Môi trường làm việc là một yếu tố quan trọng trong việc
tạo động lực cho nhân viên.
Chỉ vì vậy, hiều bạn trẻ thích chọn làm việc tại các công ty
nước ngoài bởi sự cạnh tranh dù “khốc liệt” nhưng lại công
bằng và dựa trên năng lực mỗi người.
Một môi trường làm việc được xem là lý tưởng nếu đáp ứng
ba yếu tố chính:

quan hệ giữa sếp – nhân viên và đồng nghiệp
thân thiện;

mức thu nhập tương ứng năng lực;

có cơ hội học hỏi và phát triển.
Các công ty nước ngoài thường bảo đảm ba mục tiêu trên,
tạo ra môi trường tốt để giữ nhân viên và thu hút nhân tài.
I. Tạo động lực làm việc là gì?
4/ Môi trường làm việc thích hợp
Các tiêu chí Điểm

Nhân viên có hỗ trợ và hợp tác không?
Môi trường làm việc có vui không?
Có sự trao đổi thông tin giữa các đồng nghiệp và các
cấp khác không?
Có sự tin tưởng giữa các đồng nghiệp và các cấp khác
nhau không?
Các cấp quản lý có biết lắng nghe không?
Nhân viên có được khuyến khích để phát triển năng lực
không?
Những quyết định và thông tin có được chia sẽ không?
I. Tạo động lực làm việc là gì?
4/ Môi trường làm việc thích hợp
Các tiêu chí Điểm
Số lượng nhân viên vắng mặt và thôi việc có thấp
không?
Tai nạn lao động có thường xảy ra không?
Khách hàng có thường phàn nàn không?
Tổng điểm là 100:
II. Tổng quan một số lý thuyết xây dựng
động lực làm việc
Quá trình quản trị đã không còn là điều mới mẻ dù khoa học
quản trị được coi là một hiện tượng của thế kỷ 20. Không những
thế, cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, công cụ thực hành quản
trị còn tiến xa hơn lý thuyết rất nhiều. Điều này hoàn toàn trái
ngược với một số ngành khoa học thuần tuý. Lý thuyết của Albert
Einstein chỉ được chứng minh sau nhiều thập kỷ nghiên cứu và thử
nghiệm. Trong lĩnh vực quản trị, chuyện không phải như vậy.
II. Tổng quan một số lý thuyết xây dựng
động lực làm việc
Lý thuyết về quản trị học hầu như không có gì cho tới khi Herbert

A Simon, người được coi là nhà quản trị học đầu tiên, nhận giải
thưởng Nobel kinh tế năm 1978. Đóng góp của ông đã đưa ra
những chỉ dẫn đầu tiên để vượt qua khó khăn, tưởng chừng là
không thể vượt qua, trong việc xây dựng nền tảng lý thuyết thực sự
trong lĩnh vực quản trị con người. Để ra một quyết định đúng đắn,
người quản lý phải có đủ thông tin cần thiết với các nhân tố khác
nhau, vào mọi lúc và tại bất kỳ đâu để phân tích cùng một việc.
Điều này cực kỳ hiếm khi xảy ra. Cả thông tin và thời điểm người
quản lý có được thông tin đều có những hạn chế nhất định, nhưng
quyết định thì vẫn buộc phải đưa ra. Và quyết định khi này, do đó,
không phải là tối ưu nhất nhưng là giải pháp thoả mãn tình huống
cụ thể. Trên thực tế, sự thoả mãn là sự kết hợp của các điều kiện
thực tế trong lĩnh vực đang quản trị.
II. Tổng quan một số lý thuyết xây dựng
động lực làm việc
1/ Lý thuyết ‘X’ cổ điển
2/ Lý thuyết ‘Y’ – Douglas McGregor
3/ Lý thuyết ‘Z’ – Abraham Maslow
4/ Thuyết kỳ vọng của Victor – Vroom
5/ Học thuyết về sư công bằng của Stacy Adams
6/ Thuyết hai yếu tố
Gồm có một số học thuyết sau:
III. Các bước cải tiến môi trường làm việc ở
các doanh nghiệp
1/ Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động
Tuyển dụng là một hoạt động then chốt trong hoạt động
quản trị nhân lực, nó là một hoạt động thu hút người lao động
ở những nguồn lao động khác nhau đến đăng ký nộp đơn tìm
việc làm và nhờ đó có thể trở thành công nhân viên của doanh
nghiệp.

Một số nhà khoa học quản trị cho rằng tuyển dụng bao gồm
tuyển chọn và sử dụng lao động, nhưng theo giáo trình
chung thì tuyển dụng bao gồm hai hoạt động chính là tuyển
mộ và tuyển chọn.
III. Các bước cải tiến môi trường làm việc ở
các doanh nghiệp
1/ Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động
a) Tuyển mộ
Tuyển mộ chỉ là hoạt động thu hút người lao động đến với
doanh nghiệp để đăng ký nộp đơn trước khi xét duyệt cho
người lao động được thi vào doanh nghiệp.
Tuyển mộ chỉ là bước đầu trong quá trình thu hút nhân viên
vào doanh nghiệp. Bước này chưa đóng vai trò quan trọng
quyết định đến sự thành công của tiến trình tuyển dụng.
Có rất nhiều nguồn cung cấp ứng viên cho doanh nghiệp
trong quá trình tuyển mộ như: nguồn bên ngoài bao gồm:
tuyển qua các hình thức quảng cáo, tuyển người thông qua các
trung tâm dịch vụ; và các nguồn bên trong là tuyển người
ngay từ bên trong nội bộ doanh nghiệp…
III. Các bước cải tiến môi trường làm việc ở
các doanh nghiệp
1/ Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động
a) Tuyển mộ
- Nguồn bên trong nội bộ doanh nghiệp: nguồn này được
đánh giá qua những thành tích, khả năng của người lao động
trong doanh nghiệp. Khi tuyển ở những nguồn này ta có lợi thế
là đã đánh giá được lòng trung thành của người lao động đối
với doanh nghiệp, thái độ nghiêm túc, trung thực, tinh thần
trách nhiệm của người lao động trong doanh nghiệp. Vì họ đã
từng là nhân viên trong doanh nghiệp nên họ sẽ thuận lợi hơn,

dễ dàng hơn trong việc thực hiện công việc nhất là trong thời
gian đầu khi mới ở cương vị mới.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×